Nha Trang (Khánh Hòa)

Version française

Nha Trang doit son nom à l’appellation chame de Yatran. La mer la plus poissonneuse du Vietnam, la récolte des nids d’hirondelle, la plage, les conditions idéales pour la pratique de la plongée sous-marine sont à l’origine de sa réputation.

Version vietnamienne

Nha Trang là thủ đô của tỉnh Khánh Hoà ngày nay. Tên Nha Trang là tên  gọi của người Chămpa. Nha Trang nổi tiếng không những  nhờ biển  đẹp và  có nhiều cá và có luôn yến sào một  loại thực phẩm từ lâu đã được xếp vào hàng “cao lương mỹ vị” mà còn là nơi có đủ điều kiện lý tưởng để thực hành khám phá lặn dưới nước.

Galerie des photos

Plage méditerranéenne du Vietnam

It owes its name by the Cham appelation of Yatran. The most productive sea in Vietnam, the collection of bird’s nest, the beach, the ideal conditions to practice the scuba diving were a source of its reputation

 

 

Những cuộc xung đột tiềm tàng với Việtnam ( Conflits larvés avec le Việtnam)

Version française

Mỗi bên đều có thắng lợi cũng như có  thất bại. Cầm đầu một đạo binh có 20 vạn binh và một đội tàu chiến, sau mười ngày vây hãm, Taksin dành thắng lợi trong việc đánh đuổi được Mạc Tiên Tứ, con của Mạc Cửu ra khỏi Hà Tiên vì Mạc Thiên Tứ không những là đồng minh của các chúa Nguyễn mà còn là người bảo vệ con trai của vua cuối cùng của triều đại Ayutthaya đó là hoàng tử Chiêu Thúy (Chao Chuy). Đối với Taksin, Chiêu Thủy vẫn là mối lo ngại trọng đại vì vẫn tiếp tục được xem là một trong những người tranh đua kế vị ngôi vua Thái Lan. Qua những cuộc thất bại quân sự ở Châu Đốc và trong vùng Sa Đéc, Taksin buộc lòng chấp nhận một thỏa ước hoà bình mà Mạc Thiên Tứ đề nghị và từ bỏ Hà Tiên hoang tàn để đổi lại sư giao trả hoàng tử Chiêu Thúy cùng việc trả tự do cho cô con gái của Mạc Thiên Tứ bị bắt lúc Hà Tiên bị thất thủ và sự giữ lại trên ngôi vua của Cao Miên một vua thân Thái tên là Ang Non. Khi trở về Thái Lan, Chiêu Thúy cùng người em bị bắt ở Cao Miên, bị hành quyết. Còn chúa Nguyễn Phúc Thuần (sau nầy lấy tên là Duệ Tông) gặp nhiều trở ngại với việc nổi dậy của anh em nhà Tây Sơn, đành buộc lòng bảo chứng thỏa ước và tạm thời để người Thái thao túng chính sách bành trướng lãnh thổ ở Lào và Cao Miên. Nhưng cuôc hưu chiến rất ngắn ngủi nhất là với Mạc Thiên Tứ vì trong thời gian nầy ông bi đeo đuổi bởi quân Tây Sơn nhất là họ dành thắng lợi trong việc chiếm thành Gia Định (hay Saïgon) vào năm 1776 và bắt được Nguyễn Phúc Thuần ở Cà Mau. Mạc Thiên Tứ buộc lòng cùng bộ hạ và gia đình sang xin tá túc ở Thái Lan với Taksin. Lúc nào cũng ám ảnh nghi ngờ và đố kỵ, Taksin ra tay hành quyết gia dình của Mạc Thiên Tứ và tùy tùng trong đó có hoàng tử Tôn Thất Xuân. Để bảo tồn danh dự và phẩm cách, Mạc Thiên Tứ tự sát bằng cách nuốt một thỏi vàng. Bệnh đa nghi của Taksin càng ngày cảng lộ liễu cho đên nó trở thành một bệnh thần kinh tạo ra một hành vi khó hiểu, bạo ngược và hoang tưởng.

Rạch Gầm- Xoài Mút

Tranh ở bảo tàng lịch sử ở Saïgon


Đây là một trong những điểm chung thường thấy ở những vĩ nhân chính trị (Tào Tháo thời Tam Quốc, Tần Thủy Hoàng chẳng hạn) . Chính tính đa nghi thúc đẩy Taksin đến chổ nhốt tù các thân nhân của ông nhất là gia đình của con rể của ông, tướng Chakri đang dấn thân trong cuộc việc viễn chinh quân sự ở Cao Miên để chống chọi lại đoàn quân Việt của hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh. Tứớng Chakri ( tức là vua Rama I trong tương lai) buộc lòng chịu thỏa hiệp với các phó tướng của Nguyễn Ánh đó là Nguyễn Hữu Thùy và Hồ văn Lân và nhận được lại một cây gươm và một lá cờ để tỏ lòng sự ủng hộ của nhà Nguyễn chống lại Taksin. Được về kịp lúc cuộc đảo chính chống Taksin và có công trong việc dẹp phiến loạn, tướng Thái Chaophraya Mahakasatsuk (hay Chakri) trở thành từ đó là vua Rama I và người lập triều đại Chakri. Việc đăng quang của Chakri kết thúc triều đại Thonburi và thay thế từ nay bởi một triều đại mới với việc dời đô về Vọng Các (Bangkok).Chính ở nơi nầy vua Rama I cố gắng phục hồi lại phong cách Ayutthaya qua hoàng cung của ông ở Bangkok. Sự dời đô không có mang lại sự đổi mới trong nghệ thuật của người dân Thái. Rama I chỉ quan tâm đến công trình dở dang của Taksin Đại Đế trong việc bành trướng ảnh hướng về phía đông. Ông không ngần ngại trợ tiếp hoàng tử Nguyễn Ánh trong cuộc chống chọi lại nhà Tây Sơn qua một cuộc viễn chinh quân sự ở trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút trong tỉnh Tiền Giang ngày nay nhưng hoàn toàn thất bại và bị tiêu diệt bởi chiến lược thần tốc của người anh hùng áo vải Việtnam Nguyễn Huệ. Từ 50 vạn binh Xiêm La phối hợp với quân của nhà Nguyễn và 300 thuyền khởi đầu, chỉ còn lại có 2000 quân Xiêm La tẩu thoát mượn đường Cao Miên để trở về Thái Lan.

Thái Lan

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa thế và sự đánh giá thấp của quân địch, Nguyễn Huệ tránh  va chạm trực diện ở Sa Đéc và thành công trong việc làm thất bại sự xâm lấn của người Xiêm La trên kênh Rạch Gầm- Xoài Mút gần ở Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cần một cuộc chiến thắng thần tốc vì  ông dư biết chúa Trịnh ở Bắc Việt có thể lợi dụng thời cơ để xâm chiếm Qui Nhơn ở miền trung Việtnam.

Bị săn đuổi như con thú và chìm trong vực thẳm của  sự phiền muộn, Nguyễn Ánh buộc lòng phải lưu vong một thời gian ngắn  (từ  năm  1785  đến  1787) ở Bangkok   cùng các cận thần   thân tín và 200 quân lính. Sau đó có 5000 vệ binh của Nguyễn Huỳnh Đức sang Thái Lan theo ông.  Theo giáo sư người Việt  Bùi Quang Tùng (1)  thì  có rất nhiều người tỵ nạn chọn  ở lại Xiêm La về sau  và kết hôn cùng  người  dân Thái. [Chính sách giao hảo với Viet Nam]

[Trờ về trang Thái Lan]

 


(1) Bùi Quang Tùng: Giáo sư,  thành viên khoa học của viện EFEO.  Tác giả  của nhiều quyển sách về Vietnam.

Vương quốc Ayutthaya ( Royaume d’Ayutthaya)

Version française

Vương quốc Sukhothaï suy  yếu  và không còn tồn tại được bao lâu sau khi Rama Khamheng đại đế qua đời vì các vua thừa kế Lo Tai (1318-1347) và Lu Tai (1347-1368) vùi mình trong việc mộ đạo mà quên để ý đến  các chư hầu mà trong đó có một vị hoàng tử rất dũng cảm và đầy nghị lực ở huyện U Thong (*), nổi tiếng có nhiều tham vọng về đất đai. Ông nầy không ngần ngại chinh phục vua Lu Tai và trở thành vua đầu tiên cùa một triều đại mới lấy Ayutthaya nằm ở thung lũng Ménam Chao Praya làm thủ đô. Ông lấy  vương hiệu Ramathibodi I (hay là  Ramadhipati). Vuơng quốc của ông không được  thống nhất theo cái nghĩa hẹp  mà thông thường dùng  mà nó chỉ giống một phần nào  một hệ thống Mạn Đà Là (mandala)(**). Vua ngự trị và   ở vị trí  trung tâm của nhiều vòng đai đất  của mô hình Mạn Đà Là thường thấy ở Đông Nam Á. Vòng đai đất  xa nhất thường gồm có những vùng độc lập (hay muờng) thường được cai trị mỗi vùng bởi một hoàng tộc thân thích của vua còn  vòng đai kế cạnh gần bên vua  thì được các tổng đốc cai  quản và được vua bổ nhiệm. Một chiếu chỉ đề từ năm 1468 hay 1469 mách lại có đến  20 chư hầu  đến  ăn mừng và tỏ lòng qui phục vua Ayutthaya. 

พระนครศรีอยุธยา


(*) U Thong: huyện toạ lạc trong tỉnh  Suphanburi. Đây là vương quốc Dvaravati mà người Trung Hoa thường nói đến  thưở xưa với tên là  T’o Lo po ti.  Chính ở nơi nầy  nhà sư nổi tiếng Trung Hoa tên là Huyền Trang (hay Tam Tạng)  được ghé sang đây  lúc ông đi thỉnh kinh Phật ở Ấn  Độ. 

(**)  Mandala được dùng bởi  học gỉả  WOLTERS,O.W. 1999. History, Culture and Religion in Southeast Asian Perspectives. Revised Edition, Ithaca, Cornell university and the Institute of Southeast Asian Studies. pp 16-28.


Tuy nhiên thống trị và quyền lực của vua cũng có giới hạn nhất là đối với những vùng xa  xôi mà  ở các nơi nầy , các lãnh tụ có uy thế  có thể bất cứ lúc nào đòi độc lập khi họ có tham vọng. Với vai trò một lãnh tụ tôn giáo (dharmarâja), vua có thể tạo thế cân bằng để làm giảm đi  sự tranh đua tiềm lực của các chư hầu. Chính vì vậy vương quốc Ayutthaya thường có   các  cuộc chiến tranh kế vị và đấu tranh nội bộ trong suốt thời gian của triều đại.

Trong thời kỳ hùng mạnh, vương quốc Ayutthaya chiếm cứ  đất đai khoảng  chừng như lãnh thổ mà Thái Lan hiện nay  có trừ bỏ đi vương quốc Lanna ( mà thủ đô là Chiang Mai) và một phần đất phía đông của Miến Điện. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh thì loại hình thể chính trị nầy cũng có một thời ở đầu thế kỷ thứ 11 ở Việtnam nhưng sau  đó bị  mất  đi nhường lại cho  hình thể  chính trị  mà quyền lực nằm  trong tay chính quyền trung ương lúc dời đôi về Thăng Long (Hànôi) dưới triều đại  Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Theo nhà sử gia Thái  Charnvit Kasetsiri, hoàng tử U Thong nầy xuất  thân từ một gia đình người Trung Hoa.  Nhờ quan hệ hôn nhân với vua của vương quốc Lopbury,  ông được chọn trong việc thừa kế ông nầy. Từ đó, Ayutthaya trở thành trung tâm quyền lực chính trị của người dân Thái  cho đến  khi Ayutthaya bị tàn phá bởi quân Miến Điện của vua Hsinbyushin   vào năm 1767. Với chủ nghĩa bành trướng, Ramathibodi không ngần ngại xâm chiếm  Angkor năm 1353.  Cuộc xâm lược  nầy được tái diễn  lại 2 lần  sau nầy với Ramesuen (con trai của vua Ramathibodi) vào năm 1393 và với vua Borommaracha II  năm 1431. Người Khơ Me buộc lòng dời đô về Nam Vang với Ponheat Yat. Mặc dầu như thế, các vua của triều đai Ayutthaya vẫn tiếp tục tự hào họ là những người thừa kế của đế quốc Angkor. Họ không ngầ n ngại lấy lại cho họ  cách tổ chức của triều đình  và các quan  chức của kẻ thất bại mà luôn cả các  đội vũ công và đồ trang sức. Sự trở lại với  nghi lễ  và truyền thống của chế độ quân chủ  Angkor  càng rất rõ rệt. Vua trở thành một phần nào một ông Phật sống mà sự xuất hiện trước quần chúng càng hiếm có. Các bề tôi không được nhìn thẳng vào mặt vua ngoài trừ những người thân thích. Họ phải dùng một ngôn ngữ đặc biệt khi nói  chuyện với vua. Vì có quyền lực thiêng liêng , vua có thể định đoạt số mệnh của bề tôi. Dưới triều đại của Ramathibodi một loạt cải cách được tiến hành.  Ông mời các thành viên của một tăng đoàn từ Tích Lan đến Thái Lan  để thiết lập các trật tự tôn giáo mới. Vào năm 1360 Phật giáo nguyên thủy được công bố  là quốc giáo của  vương quốc Ayutthaya. Một  đạo luật gồm  có  các luật tục Thái và dựa trên Dharmashastra của Ấn Độ được áp dụng. Còn nghệ thuật Ayutthaya thì nó có tiến triển  buổi đầu dưới ảnh hưởng của nghệ  thuật Sukhothaï nhưng rồi nó tiếp tục tìm cảm hứng trong lãnh vực điêu khắc trước khi nó quay trở về với các  mô hình Khơ Me từ lúc vua  Trailokanatha kế vị vua cha lên ngôi  vào năm 1448. Nói tóm lại, trong phong cách Ayutthaya, có sự hỗn hợp của phong cách Sukhothaï và phong cách Khơ Me.

Kinh thành Ayutthaya được mô tả bởi ông thầy tu  François-Timoléon  de  Choisy,  một thành viên của phái đoàn Pháp được vua Louis XIV gởi sang Thái Lan để  viếng thăm vua Narai  vào năm 1685 là một thành phố đa ngôn ngữ và tuyệt vời. Kinh thành  Ayutthaya trở thành không bao lâu là con mồi  được   người Miến Điện dòm ngó nhất là kinh thành  Ayutthaya nổi tiếng giàu có về của cải và sang trọng. Mặc dầu Ayutthaya mang  tên là đồn lũy không thể thất thủ bằng tiếng phạn  thế mà  kinh thành Ayutthaya bị  cướp bóc và tiêu hủy vào năm 1569 bởi đoàn quân xâm lược Miến Điên của vua Toungoo Bayinnaung.  Rồi sau nầy kinh thành lại bị tiêu hủy một lần nửa  với vua Miến Điện   Hsinbyushin  vào năm 1767. Đoàn quân Miến Điện thừa dịp cơ hội nầy  nấu  chảy vàng mà họ tìm được qua các pho tượng phật nhưng họ bỏ lại một pho tượng trét bằng vữa  trong một ngôi chùa ở thủ đô.  Tuy nhiên dưới chất vữa nầy lại là một pho tượng bằng vàng ròng. Đây là một mẹo mà các nhà sư Thái dùng để che giấu vật báu trong lúc kinh thành bị vây hãm bởi đoàn quân Miên Điện. Chính pho tượng phật vàng nầy hiện nay được giữ ở chùa  Wat Traimit tọa lạc ở khu tàu của thủ đô Bangkok.

Sau khi hủy phá  kinh thành Ayutthaya, đoàn quân Miến Điện trong lúc rút lui họ  mang trở về không những tất cả những chiến lợi phẩm mà họ thu thập được và 60.000 tù binh mà luôn cả vua của vương quố c Ayutthaya và gia đình cua ông. Từ đó vương quốc Ayutthaya bị chia cắt hoàn toàn với sự xuất hiện nhiều lãnh tụ đia phương. Kinh thành Ayutthaya không còn là trung tâm quyền lực chính trị nửa. Theo nhà nhân loại học người Mỹ Charles Keyes, Ayutthaya không còn được  các ảnh hưởng vũ trụ để có thể bền vững lâu dài.  Lý do tồn tại nó không còn biện bạch được nửa. Ayutthaya sẽ thay thế bởi một thủ đô mới Thonburi , ở cận bên Bangkok có thể đến đường biển ( để phòng ngừa  trong trường hợp bị xâm lược bởi quân Miến Điện) và được thành lập  lên bởi tổng đốc của tỉnh Tak tên Sin.  Chính vì vậy mà thường gọi là Taksin (Trịnh Quốc Anh bằng tiếng Việt ) hay Taksin Đại Đế trong lịch sữ của Thái Lan.

Taksin, người Trung Hoa gốc Tiều Châu, được xem như là người có công giải phóng và thống nhất đất nước Thái Lan sau khi loại trừ tất cả đich thủ của ông và đánh bại đoàn quân Miến Điện ở Ayutthaya sau hai ngày chiến đấu mãnh liệt. Ông ngự trị được 15 năm (1767-1782). Nhờ ông mà Thái Lan có lại không những nền đôc lập vững chắc  mà còn thêm sự thịnh vượng. Thái Lan trở thành từ đó  một  trong những cường quốc ở Đông Nam Á nhất là người dân Thái giải phóng được vương quốc Lanna ra khỏi ách thống trị của Miến Điện vào năm 1774 và bành trướng ảnh hưởng và tùng phục  được Ai Lao và Cao Miên qua các cuộc viễn chinh quân sự. Thái Lan bất đầu dòm ngó vị trí quan trọng  ở  lãnh địa Hà Tiên mà một người  Minh Hương  gốc Quãng Đông, Mạc Cửu đang quản trị ở đầu thế kỷ 18 trong vịnh Xiêm La. Thái Lan thường ôm ấp cái mộng được độc chiếm và kiểm soát thương mại trong vịnh Xiêm La.

Chính ở Lào mà đoàn quân viễn chinh Thái của tướng Chakri ( vua Rama I về sau) lấy được Phật ngọc của người dân Lào  và  mang về ở Thonburi vào năm 1779 trước khi để vĩnh viễn ở hoàng cung ở Bangkok.  Phật ngọc trở thành từ đó là thần bảo hộ của triều đại Chakri và có nhiệm vụ bảo đảm sự thịnh vượng của đất nước Thái Lan.

Sau cái chết của vua Ai Lao  Surinyavongsa,  nước Lào bị chia ra thành ba vương quốc: Vạn Tương, Luông Pha Băng và Champassak và bị thống trị tạm thời bởi người Thái. Ngược lại ở Cao Miên, lợi dụng sự chia rẻ nội bộ  trong việc thừa kế của các  vua chúa và thường có chánh sách bành trướng về phía  đông để kiểm soát vịnh Xiêm La, người  dân Thái không ngần ngại gây sự để xung đột vũ trang với các chúa Nguyễn nhất là cho đến giờ phút nầy  các chúa Nguyễn có thẩm quyền dòm ngó  nước Cao Miên nhất là nước nầy đã đồng ý cho người dân Việt định cư ở trên lãnh thổ của họ  (Cochinchine ) với vua Prea Chey Chetta II  vào năm  1618 .Những cuộc xung đột  tiềm tàng với Việtnam

[Trở về trang Thái Lan]

Nghệ thuật Sukhothaï (Art de Sukhothaï)

Version française

 Một nền văn hóa mới  được phát sinh với sự thành lâp vương quốc cổ đầu tiên của người Thái ở  Sukhothaï.  Dưới sự hướng dẩn của Ramkhamhaeng  Đại Đế, người Thái biết tận dụng và  thừa hưởng  tất cả những gì thuộc về văn hóa bản địa, có thể nói  đây là một thời hoàng kim thịnh vượng của triều  Phra Ruang. Theo nhà khảo cứu Pháp Georges Coedès, người dân Thái là những người tiếp thụ tài ba lỗi lạc. Thay vì hủy  diệt và ruồng bỏ tất cả những gì thuộc về của  các chủ cũ của họ ( người Môn, người Khơ Me) họ, thì ngược lại  người dân Việt thường không ngó ngàng khi xâm chiếm Chămpa, cố tình chiếm hữu  và tìm lại  các đề tài ở trong  danh mục nghệ thuật của người Môn và người Khơ Me để hình thành  và tạo cho họ một phong cách cá biệt bằng cách để  biểu lộ ra những tập quán bản địa trong kiến trúc (chedis hay stupas) và  nghệ thuật làm tượng (các chư Phật) mà được thường trông thấy. Phật giáo Đại thừa bị từ bỏ từ nay  và được thay  thế bởi Phật giáo nguyên thủy. Chính ở  quốc  giáo nầy  mới thấy được  cái   thẩm mỹ  của  người Thái    qua  những công thức hình ảnh và  tạo hình mà họ mượn một cách hiển nhiên  ở trong nghệ thuật của người Khơ Me và người Dvaravati (Môn).

 

Vương quốc Sukhothaï

Sự xuất hiện  nghệ thuật Sukhothaï   chứng tỏ  được cái ý muốn  canh tân và sinh lực đáng kể dù nó còn  hấp thụ  nhiều ảnh hưởng sâu sắc và truyền thống cổ đại  của người  Tích Lan, Miến Điến và Khơ Me trong cách tạo các pho tượng Phật. Dù được biểu hiện qua nhân hình, các chư Phật được chạm khắc theo những qui tắc  rất chính xác mà những nghệ nhân Thái phải tôn trọng một cách tỉ mỉ. Theo nhà khảo cổ Pháp Bernard Groslier  thì cũng không có sự phóng đại quá đáng  trong cái đẹp của các tác phẩm nầy mà phải coi xem đây là những tác phẩm  có tính cách làm nổi bật phong cách và  biểu hiện cái độc đáo của một xã hội vừa mới dựng  và năng động. Tuy nhiên cũng  thể hiện  lên một  phần nào sự thiếu hiện thực   ở các dái  tai của các tượng Phật hay ở  các búi tóc và các tay chân quá dài. Qua  nghệ thuật điêu khắc của Sukhothai, chúng ta cũng nhận thấy đây là một nghệ thuật hoàn toàn độc đáo và biểu thị  một thời kỳ mà dân tộc Thái cần có một bản sắc văn hóa và tôn giáo và một cá tính riêng tư mà thường được minh hoạ qua một thí dụ   trong cách tạo tư thế buớc đi của Đức Phật, một chân gập về phía sau, gót chân thì nâng lên  một cách dịu dàng như một dấu hiệu khiến hình ảnh nầy nó ăn sâu vào tâm trí của người  dân Thái nhất là có sự linh động trong bước đi lưu loát  của Đức Phật và dáng đi rất nhẹ nhàn và thư thản. Đầu thì hình  oval, các  cung mày cong lại hình bán nguyệt và được nối  dài với một mũi khoằm và dài , tóc  thì uốn quắn chạy dài xuống trán, thường có một nhục kế nổi lên giống như ngọn lửa trên đỉnh đầu ( ảnh hưởng  Tích Lan), một dòng đôi kép quanh miệng (ảnh hưởng Khơ Me) , quần áo thường bám sát vào thân người,  đó là những đặc điểm của nghệ thuật Phật giáo  Sukhothaï.

Dưới triều đại của Rama Khamheng (hay thường gọi  Rama dũng cảm), một xã hội mới được thành hình từ gia tài  để lại của người Môn-Khơ Me và noi theo  mô hình hành chính và xã hội ở người Mông Cổ. Chữ Thái được tạo ra và dựa trên kiểu chữ viết  Khơ Me mà nguồn gốc đến từ miền nam Ấn Độ. Phật giáo Theravada được công nhận từ nay là quốc giáo.  Tuy nhiên thuyết duy linh vẫn tiếp tục trường tồn cụ thể là người dân Thái vẫn còn tôn thờ thần đất mà vua Rama Khamheng thường nhắc đến.  Ông dành một ngôi đền ở trên một ngọn đồi gần Sukhothai để thờ một thần linh tên là Phra Khapung Phi  được xem là có chức vị  cao hơn mọi thần khác để phù hộ sự thịnh vượng của vương quốc  và ông có nhiệm vụ cúng tế mỗi năm. Chính cái thái độ, tục lệ  nầy cũng được còn  thấy ở đầu thế kỷ 20 ở Việtnam với Đàn  Nam Giao ở Huế mà vua nhà Nguyễn thường tổ chức tế lễ mọi năm vì thiên tử là con của Trời phải có nhiêm vụ cầu Trời ban phước lành cho đất nước ( cũng thế ở Trung Hoa với Thiên Đàn ở Bắc Kinh).

Cũng không có chi ngạc nhiên khi ngày nay còn thấy  cái tập quán, cái khái niệm nầy qua tượng Phật Ngọc mà người dân Thái thường gọi là  Phật  Phra Keo Morakot và được xem như là Thần phù hộ của Thái Lan và che chở triều đại Chakri trong nhà thờ của hoàng cung ở Bangkok. Theo Bernard Groslier, sự tương đồng nầy có căn cứ vì người dân Thái cũng thuộc về thế giới cổ xưa có cùng tư duy với người Trung Hoa. Chúng ta tự hỏi về việc so sánh nầy vì chúng ta thừa  biết cũng như người dân Việt , người dân Thái họ cũng thuộc về chủng tộc Bách Việt mà phần đông các tộc đều theo thuyết duy linh và thuộc về thế giới nông nghiệp. Họ củng thường quen tế lễ thần đất trước khi chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.  Rama Kham Heng trong thời ngự trị rất thành công trong việc giao hảo thân thiện với Trung Hoa của Hốt Tất Liệt. Chính ông khuyến khích   các nghệ nhân Trung Hoa  đến định cư ở thủ đô. Chính nhờ vậy với sự khéo léo và thành thạo của các người nầy  mà vuơng quốc Sukhothaï  được  biết đến  sau đó không lâu với các đồ gốm nổi tiếng  Sawankhalok. Vương quốc Ayutthaya

[Trở về trang Thái Lan]

 

Le jardin d’eau de Claude Monet (Giverny)

Hoa súng vườn Claude Monet

Version vietnamienne

Vào năm 1883, họa sĩ Claude Monet đến định cư ở Haute Normandie, gần vùng Vexin ở một ngôi làng có tên dạo đó là Giverniacum nay được gọi là Giverny cùng gia đình. Nơi nầy ông thuê một cái nhà có tên là « Le Pressoir » mà trước nhà có một mảnh đất rất lớn. 7 năm sau đó, ông mua lại nhà lẫn đất trước nhà để tạo ra một vườn hoa được gọi là « le Clos Normand ». Nơi nầy, khi du khách đến tham quan và nhìn từ bất kì một khung cửa của ngôi nhà thì du khách sẻ nhận thấy rối mắt và sẻ hiểu ngụ ý của chủ nhân vì Monet là họa sỹ sáng lập truờng phái ấn tượng nên rất chú trọng đến sự pha lẫn tối đa giữa các màu sắc. Kế tiếp là một vườn nước bên kia đường rầy xe lửa mà thường được gọi là « Jardin d’eau » sau khi ông được phép chuyển hướng một ngòi nước nhỏ tên là Ru chảy ngang qua của sông Epte. Vườn nước nầy có phong cách phương đông vì ở đây ngoài cái cầu vòng màu lục của Nhật Bản, còn có những bụi tre, những cây bạch quả, cây thích, cây liễu rủ cùng các hoa mẫu đơn và hoa loa kèn khiến tạo một bầu không khí tuyệt vời chung quanh ao hồ nỡ đầy hoa súng. Đối với Monet, vườn nước nầy không những để ngắm mà còn là một phong cảnh, là một đề tài ông chọn để vẽ. Đây là một niềm hạnh phúc nho nhỏ của ông mà ông thú nhận. Tuy vườn của ông có rất nhiều hoa đủ loại mà màu sắc hoa cũng đổi màu theo mùa. Tuy nhiên ông có vẽ ưa thích hoa súng hơn cả. Vì vậy năm 1897, ông bất đầu vẽ hoa súng. Những họa phẩm hoa súng của ông rất được công chúng đặc biệt yêu chuộng và nổi tiếng như « Cầu Hoa súng » hay « Hồ Hoa Súng » đã bán với giá 80,3 triệu USD ở Luân Đôn năm 2008. Tranh của ông rất chú trọng thiên nhiên, thể hiện được qua những nét cọ quệt lượn xoáy hoặc chấm sự chuyển động và chất lượng của độ sáng và những gam màu rực rỡ với cái nhìn trung thực tuyệt đối về toàn cảnh nhưng về sau từ 1923 vì bệnh mắt khiến màu sắc không thực nửa khiến các tranh của ôngchỉ còn thấy màu xanh, một màu sắc lạnh với niềm cô đơn và tuyệt vọng.

Version française

En 1883, Claude Monet s’installa en Haute Normandie tout près de Vexin dans un village appelé à cette époque sous le nom de Giverniacum et devenu aujourd’hui Giverny. C’est ici qu’il loua une maison de nom « Le Pressoir » devant laquelle se trouvait un jardin potager assez grand s’étendant sur près d’un hectare Sept années après, il décida d’acquérir la maison et le potager attenant pour créer un jardin connu aujourd’hui sous le nom de « Le Clos Normand ».C’est ici que le visiteur serait émerveillé lorsqu’il tente de voir ce jardin à partir de n’importe fenêtre de la maison et saisirait tout de suite ce que Monet voulait insinuer car il était l’un d tout de suite es fondateurs de l’impressionnisme avec Renoir. C’est pour cela qu’il accordait toujours une importance au mélange maximal entre les couleurs vives à travers la composition des fleurs de son jardin. Puis il commença à créer un étang, un jardin d’eau de l’autre côté de la voie de chemin de fer après avoir détourné le petit bras de l’Epte, le Ru. Ce jardin d’eau a le style oriental car outre le pont japonais peint en vert pour se démarquer du rouge utilisé au Japon, on trouve des bambous, des ginkgos biloba, des érables, des saules pleureurs alternant avec toutes les fleurs de toutes les couleurs (pensées, primevères, crocus, iris, pivoines, myosotis, campanule etc.), ce qui crée un atmosphère merveilleusement bien autour de l’étang rempli de nénuphars. Pour Monet, ce jardin d’eau n’est pas conçu seulement pour l’admirer mais il est considéré aussi comme un catalogue pour le choix d’un sujet à peindre. C’est son petit bonheur. Malgré un grand nombre de fleurs de toutes les couleurs qu’il avait dans son jardin, il semblerait adorer les nymphéas. C’est pour cela qu’en 1897, il commença à peindre les nymphéas. Ses toiles sur les nymphéas étaient appréciées particulièrement par le public et très connues comme « le pont japonais » ou « le bassin aux nymphéas » vendu au prix de 49 millions de livres (51,7 millions d’euros) lors d’enchères chez Christie à Londres en 2008. Dans ses œuvres on relève une grande attention à la nature, une manifestation réussie dans la mobilité et la qualité de la lumière à travers de ses traits de pinceaux visibles et une gamme de couleurs vives avec le rendu fidèle à l’impression ressentie par Monet. Malheureusement depuis sa maladie oculaire en 1923, il n’arriva plus à voir les couleurs comme il fallait. Dès lors, on ne trouva que le bleu, une couleur froide avec solitude et désespoir sur ses toiles.

Version anglaise

In 1883, Claude Monet settled in Upper Normandy near Vexin in a village called at that time Giverniacum and now called Giverny. It was here that he rented a house called "Le Pressoir" in front of which there was a large vegetable garden covering nearly one hectare. Seven years later, he decided to acquire the house and the adjoining vegetable garden to create a garden known today as "Le Clos Normand". It is here that the visitor would be amazed when trying to see this garden from any window of the house and would grasp what Monet wanted to imply as he was one of the founders of impressionism with Renoir. That's why he always gave importance to the maximum mix of bright colors through the composition of the flowers in his garden. Then he began to create a pond, a water garden on the other side of the railway line after diverting the small arm of the Epte, the Ru. This water garden has the oriental style because besides the Japanese bridge painted in green to distinguish from the red used in Japan, there are bamboos, ginkgos biloba, maples, weeping willows alternating with all the flowers of all colors (pansies, primroses, crocuses, irises, peonies, forget-me-nots, campanula etc.), which creates a wonderful atmosphere around the pond filled with water lilies. For Monet, this water garden is not only designed to be admired, but it is also considered as a catalog for choosing a subject to paint. It is his little happiness. In spite of the large number of flowers of all colors that he had in his garden, he seemed to adore the water lilies. That is why in 1897, he started to paint water lilies. His paintings on water lilies were particularly appreciated by the public and were very well known such as "The Japanese Bridge" or "The Water Lilies Basin" sold for 49 million pounds (51.7 million euros) at Christie's auction in London in 2008. In his works one notes a great attention to nature, a successful manifestation in the mobility and quality of light through his visible brushstrokes and a range of vivid colors with the rendering faithful to the impression felt by Monet. Unfortunately, since his eye disease in 1923, he could no longer see the colors properly. From then on, only blue, a cold color with loneliness and despair, was found on his canvases.

                                                                                         Le Clos Normand de Monet 

HOA SÚNG VƯỜN GIVERNY CỦA CLAUDE MONET – Võ Quang Yến

Mang Khảm (Hà Tiên)

Version française

Version anglaise

Đối diện với vịnh Xiêm La, Hà Tiên một tỉnh lị nằm cách xa  khoảng 8 cây số với biên thùy Cao Miên.  Đây cũng là thành phố đánh dấu sự kết thúc cuộc hành trình  Nam Tiến của người dân Việt.  Trước khi được  biết với tên Hà Tiên, tỉnh lị nầy thường được gọi buổi đầu với tên Phương Thành sau đó có tên Mang Khảm. Lúc đầu rất hoan sơ, sau đó có sự phát triển kinh tế ở nơi nầy đó là nhờ  việc di cư ồ ạt của các phần tử thân triều đình nhà Minh (hay Minh Hương) mà trong đó có một  người nổi tiếng tên là Mạc Cửu.(Mac King Kiou)

Không khuất phục chính sách của Đại Thanh và rời  bỏ Trung Hoa vào lúc 17 tuổi,  ông sang định cư cùng gia quyến ở Nam Vang ( Cao Miên) năm 1671. Vài năm sau, ông được chức Ốc Nha phong  bởi vua Chân Lạp ( Cao Miên),  xem như là tri phủ hay là tỉnh trưởng  thời đó của Mang Khảm. Nhờ có óc buôn bán và tính hào hiệp, ông đã thành công trong việc biến  Mang Khảm một tỉnh lị nhỏ bé thành một thương cảng sầm uất , buôn bán  phồn thịnh  trong vùng. Để tránh  tham vọng  của người Xiêm La, ông cần sự bảo trợ của  người dân việt nhất là của  các chúa  Nguyễn chớ vua Cao Miên không  có đủ thế lực để bảo vệ ông. Vì lý đó, ông xin qui phục Nam Triều.  Từ đó Mang Khảm thuộc về lãnh thổ Việt Nam và lấy tên Hà Tiên.

Theo truyền thuyết dân gian thì có   thấy trên sông các vị tiên xuống trần tham dự cuộc du hồ (Hà có nghĩa là sông). Chính vì vậy mới gọi là Hà Tiên. Sau vài năm , Hà Tiên trở thành điểm xuát phát trong cuộc chinh phục các huyện của Chân Lạp: Long Xuyên (Cà Mau ngày nay), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) với con trai của Mạc Cửu:  Mạc Thiên Tứ. Ông nầy là một nhân vật phi phạm.  Định mệnh của ông rất liên hệ chặt chẽ với định mệnh của Nguyễn Ánh ( vua Gia Long ). Mạc Thiên Tứ trở thành công thần lừng danh của nhà Nguyễn trong việc chống chọi với nhà Tây Sơn. Với những năm lao đao của Nguyễn Ánh, Mạc Thiên Tứ buộc lòng sang Thái Lan nương thân cùng gia quyến với  Tôn Thất Xuân , một người chú của Nguyễn Ánh. Để làm người Xiêm La nghi ngờ tuyệt giao, quân Tây Sơn không ngần ngại làm giả mạo mật thư  nói rằng Mạc Thiên Tứ cùng bộ hạ sẻ làm nội ứng để lật đổ vua Xiêm La Trịnh Tân (Phraya Tak Sin). Tất cả gia đình của ông cùng Tôn Thất Xuân, tất cả 53 người  bị Trịnh Tân giết cả. Để bảo toàn danh dự và lòng trung thành, ông tuẫn tiết bằng cách nuốt vàng lá  vào miệng vào năm Canh Tý 1780, thọ hơn 70 tuổi. Mạc Thiên Tứ còn là một nhà thi sĩ nổi tiếng của thời đó. Chính ông là người làm  ra tập Hà Tiên Thập vịnh để ca ngợi các thắng cảnh tuyệt vời và thiên nhiên của Hà Tiên. Tập nầy khi lúc đầu  có được 10 bài sau đó được nhóm Chiêu Anh Các gồm có 31 thi sĩ, mỗi người 10 bài cho nên tổng cộng có  đến 320 bài  dưới sự khởi xướng của Mạc Thiên Tứ.  Sau cùng Nguyễn Cư Trinh có họa thêm 10 bài khiến tập nầy có một giá trị vô giá để lưu truyền cho hậu thế.

Hình ảnh 

Chúng ta cũng không thể quên bài thơ Lục Bát mà Mạc Thiên Tứ ứng khẩu để trêu nghẹo một cô gái Quảng Nam giả làm chàng   thư sinh tham dự trong một buổi  dạ hoa đăng:

Bên kia sen nở nhiều hoa
Người khen hoa đẹp nõn nà hơn em
Trên bờ em đứng em xem
Mọi người sao bỗng không thèm nhìn hoa

Không chút ngại ngùng, chàng thư sinh trả lời Mạc Thiên Tư như sau:

Mặt ao sen nở khắp
Trông hoa lẫn bóng người
Trên bờ ai đứng ngắm
Sao chẳng thấy hoa tươi?

Sau cuộc trao đổi thơ, Mạc Thiên Tứ mới khám phá được chàng thư sinh ấy là gái giả trai để tránh nạn cướp từ miền trung  đến , theo cha vào Hà Tiên buôn bán và tên là Nguyễn Thị Xuân. Mạc Thiên Tứ lấy nàng làm vợ lẽ nhưng nàng suýt chết vì sự ghen tương của bà vợ chánh nên đành rút về tu ở một am tự để sống hết quãng đời còn lại.  Trước khi mất, bà có để lại một bài thơ ví bà như một hoa sen , kể lại  sự trong sạch và cao thượng của bà trong một thế giới ghê tởm và đầy  ô nhục bẩn thỉu: 

 

Vươn khỏi bùn nhơ thoát vươn lên
Phỉ lòng trong trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía
Ðừng sánh thanh cao với đóa sen.

hatien_2Nhắc đến Hà Tiên không thể nào không nghĩ đến Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ. Chính nhờ họ mà  Việtnam đã thành công cuộc Nam Tiến.  Cũng không có chi ngạc nhiên sự gắn bó sâu sắc và lòng kính nể mà người dân Việt dành cho Mạc Cửu và gia quyến nếu ai có lần đến thăm  viếng  đền của ông ở Hà Tiên.