À la recherche de la civilisation éteinte

 

Version vietnamienne

En s’appuyant sur des documents historiques chinois et vietnamiens, les deux chercheurs français Gaston Maspéro et George Coedès ont essayé de reconstituer la chronologie chame. Malgré d’importantes lacunes, la mention des Chams a été évoquée à l’époque où les habitants de la province de Tượng Lâm (Rinan) s’étaient soulevés contre la domination chinoise en 192 après J.C. pour fonder un état indépendant dont le territoire s’étendait du Quảng Bình jusqu’au Phan Rang. Cet état était réparti en quatre zones: Amaravati (de Quảng Bình à Quảng Nam), Vijaya (de Quảng Ngãi à Phú Yên), Kauthara (Khánh Hoà) et Panduranga (Phan Rang). Deux clans, celui du Nord (ou le clan des Narikelavamsa) (clan Dừa en vietnamien) et celui du Sud ( ou le clan des Kramukavamsa ) (clan Cau en vietnamien) qui par moments guerroyèrent, prirent les rênes du pouvoir par alternance. En fonction de leurs offrandes retrouvées, (noix de coco au Nord et noix d’arec au Sud), ils étaient appelés comme les mangeurs de coco au Nord et ceux d’arec au Sud. Ce pays dont la capitale était sans doute à Trà Kiệu (près de Ðà Nẵng) fut connu durant six siècles sous le nom de Lin Yi (Lâm Ấp) puis à partir de 758 sous celui de Houan Xang (Hoàn Vương). Le nom de Champa (Chiêm Thành ) provenant de la transcription sino-vietnamienne Champapura (cité des Chàms) fut cité pour la première fois en 875. C’était avec ce nom que ce royaume était mentionné maintes fois dans les conflits avec le Vietnam jusqu’à son annexion sous la dynastie des Lê avec le roi Lê Thánh Tôn.


Au début de son existence, ce royaume connut une période de prospérité. On vit la construction d’un grand nombre de temples et de sanctuaires dont le premier était celui du site de Mỹ Sơn (Belle Montagne) dédié au culte du linga du dieu roi Civa Bhadresvara par le grand souverain Bhadravarman, c’est ce qu’on a découvert dans les inscriptions écrites en sanskrit. Les fouilles récentes à Mỹ Sơn ont apporté la preuve que Mỹ Sơn n’était pas seulement un lieu de culte mais aussi la nécropole des rois Chàm après l’incinération. On dénombra deux grands ports où le commerce était très florissant: Ðại Chiêm dans la région de Hội An (Faifo) et Thị Nại (Bình Ðịnh)(Sri Bonei). 

Du IV au Vème siècle, ce royaume fut en conflit acharné avec les Chinois qui avaient annexé le Vietnam au nord du Col de Ðèo Ngang. Sa capitale Trà Kiệu connue sous le nom de Simhapura (cité du Lion) et située à 50km au sud-ouest de Ðà Nẵng, fut mise à sac vers 446. Le général chinois Tan Hezhi (Ðàn Hoà Chi) ramena  lors de cette expédition des statues en or pour une valeur totale de cent mille taëls d’or (environ 3600 kg). La prospérité de cette capitale ne fut plus mise en doute à la suite des découvertes d’un grand nombre d’objets en or finement travaillés pendant les années 80. La description détaillée de cette ville fut déjà mentionnée dans un ouvrage d’histoire chinois Shu Jing Zhu (Thủy Kinh Chú) du VIIème siècle après J. C. Elle a été confirmée par les fouilles en 1927-1928 sous la direction de l’archéologue français J. Y. Claèys de l’École française d’Extrême-Orient.

Du VIème au VIIIème siècle, ce royaume retrouva un essor économique et artistique par le biais des relations très développées avec l’Inde et le Tchenla (Chân Lạp) au Sud. On nota ainsi une introduction importante des objets étrangers dans l’art du Chămpa. Au VIIIème siècle, les Chams furent attaqués sans cesse par les Javanais. Ces derniers détruisirent en 774 le temple de Pô Nagar (Nha Trang) construit en bois par un roi légendaire Vichitrasagara.

Ce sanctuaire fut reconstruit à nouveau cette fois en brique par le roi Satyavarman Içvaraloka en 784. D’après ce qu’on a recueilli dans les inscriptions chames, avant le VIIème siècle, les temples et les tours étaient en bois mais ils ont été incendiés au cours des guerres. C’est seulement au VIIème siècle qu’on vit apparaître les temples et les tours en briques et en grès.

Dès sa montée sur le trône en 854, Indravarman II changea le nom de la capitale de Simhapura dans la région de Trà Kiệu en Indrapura (cité du Dieu de la foudre). Il fit édifier une cité sainte du bouddhisme à Ðồng Dương à 20km au sud de Trà Kiệu et rétablit de bonnes relations avec la Chine.

Au début du Xème siècle, sous le règne du roi Indravarman III, le royaume du Champa commença à tisser des relations étroites avec Java. Rien n’est étonnant de voir l’art cham en contact avec l’art javanais pour tout le siècle.

Par contre, il était en conflit sempiternel au nord avec un nouveau pays, le Ðại Cồ Việt qui vint d’être libéré de la domination chinoise à la fin du Xème siècle et au Sud avec les Khmers. Ceux-ci n’hésitèrent pas à saccager le sanctuaire Po Nagar de Nha Trang vers 950 et dérobèrent la statue d’or qui y avait été installée en 918 par le roi Indravarman II. Les Chams engagèrent des guerres sans merci contre les Khmers durant plus d’un siècle (1112-1220). On nota aussi leurs premiers accrochages sérieux avec le Ðại Cồ Việt en 979. Leur capitale fut pillée en 982 par ce dernier. (l’expédition du grand roi vietnamien Lê Ðại Hành). Face à la pression de celui-ci, le roi Yang Sra Vijaya dut transférer sa capitale dans la région de Vijaya (Bỉnh Ðịnh). Cette nouvelle capitale allait durer jusqu’en 1471 avant d’être transférée à la région de Panduranga (Ninh Thuận).

À cause des dissensions internes et de la guerre de cent ans avec les Khmers, les Chams ne réussirent pas à stopper au fil des siècles la marche du Sud entamée par les Vietnamiens. Ils durent un dernier sursaut à Binasuor(*) (Chế Bồng Nga) qui battit les Vietnamiens à maintes reprises en pillant leur capitale Thăng Long en 1371 et en 1377 et en faisant fuir leur roi Trần Nghệ Tôn et son premier ministre Hồ Qúi Ly. A cause de la trahison de l’un de ses proches, les Vietnamiens réussirent à tuer Binasuor. Cela mit fin à la suprématie des Chams. Ceux-ci devaient céder le terrain aux conquérants vietnamiens et étaient refoulés un peu plus chaque jour dans le Sud. Par la politique d’assimilation, ils étaient obligés d’être disséminés un peu partout dans le centre du Vietnam et dans l’ouest du Sud Vietnam, au Cambodge et en Malaisie.


(*) Certains historiens contestent le nom Binasuor donné à Chế Bồng Nga. (nom mentionné par les Vietnamiens dans leurs documents historiques).

Trở về quá khứ với dân tộc Chàm

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, hai nhà nghiên cứu người Pháp Gaston MaspéroGeorge Coedès đã cố gắng dựng lại niên đại của người dân chàm. Mặc dù có những khoảng trống quan trọng, người ta vẫn thường nhắc đến người dân Chàm vào thời điểm mà cư dân của tỉnh Tượng Lâm (Rinan)  vùng lên chống lại sự đô hộ của Trung Quốc vào năm 192 sau Công nguyên để thành lập một quốc gia độc lập có lãnh thổ trải dài từ Quảng Bình đến Phan Rang. Quốc gia này được chia ra thành bốn vùng: Amaravati (từ Quảng Bình đến Quảng Nam), Vijaya (từ Quảng Ngãi đến Phú Yên), Kauthara (Khánh Hoà) và Panduranga (Phan Rang). Hai thị tộc, một ở miền Bắc (hay tộc Narikelavamsa) (tộc Dừa trong tiếng Việt) và một ở miền Nam (hay tộc Kramukavamsa) (tộc Cau trong tiếng Việt)  có những lúc  giao chiến khốc liệt và luân phiên nhau nắm quyền hành.

Tuỳ theo các lễ vật cúng được tìm thấy (các trái dừa ở miền Bắc và các quả cau ở miền Nam), họ được gọi là  những người ăn dừa ở miền Bắc và những người ăn cau ở miền Nam. Không còn sự nghi ngờ gì nào nữa, đất nước này có một kinh đô ở Trà Kiệu (gần Ðà Nẵng), được biết đến trong sáu thế kỷ liên tục với tên Lâm Ấp và sau đó từ năm 758 được mang tên là Hoàn Vương. Còn tên Chiêm Thành, nó xuất phát từ phiên âm Hán Việt của từ Champapura (thành phố của người  dân Chàm) được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 875. Chính nhờ cái tên gọi này, vương quốc mới được nói đến nhiều lần trong các cuộc xung đột với Việt Nam cho đến sự sáp nhập  dưới triều đại nhà Lê với vua Lê Thánh Tôn.

Lúc ban đầu vương quốc này đã trải qua một thời kỳ cực thịnh. Được tìm thấy có rất nhiều  ngôi đền thờ  mà công trình đầu tiên là  thánh địa  Mỹ Sơn ( hay Núi Đẹp) dành để thờ linga của  thần Civa Bhadresvara bởi vua vĩ đại Bhadravarma. Đây là những gì  đã được phát hiện trên các bia ký viết bằng tiếng Phạn. Những cuộc khai quật gần đây ở Mỹ Sơn đã cung cấp bằng chứng cho thấy rằng Mỹ Sơn không chỉ là nơi thờ tự mà còn là tử địa của các vị vua Chàm sau khi hỏa táng. Có hai thương cảng lớn mà  mâu dịch  rất được thịnh vượng: Ðại Chiêm ở vùng Hội An (Faifo) và Thị Nại (Bình Ðịnh) (Sri Bonei).

Từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 5, vương quốc này có  cuộc xung đột kịch liệt với Trung Quốc khi nước nầy đã thôn tính Việt Nam ở phía bắc Đèo Ngang. Kinh đô Trà Kiệu được biết đến dưới tên Simhapura (thành phố Sư tử) và nằm cách Ðà Nẵng  50 cây số về phía tây nam, bị cướp phá vào khoảng năm 446. Tướng quân Trung Hoa  tên là Ðàn Hoà Chi đã mang về nước   những tượng vàng trong cuộc viễn chinh này trị giá tổng công là một trăm nghìn lượng vàng (tương đương 3600 kí lô). Sự thịnh vượng của thủ đô này không còn là  nghi vấn nữa sau khi phát hiện ra một số lượng lớn các đồ vật bằng vàng được chế tạo một cách tinh xảo trong những năm 1980. Sự mô tả chi tiết về thành phố này đã được đề cập trong một cuốn sách lịch sử Trung Quốc Thủy Kính Chủ (Shu Jing Zhu) từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên và đã được xác nhận bởi các cuộc khai quật vào những năm 1927-1928 dưới sự chỉ đạo của nhà khảo cổ học người Pháp J.Y. Claèys của Trường Viễn Đông Pháp.

Từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 8, vương quốc này có được sự tăng trưởng  kinh tế và nghệ thuật thông qua các quan hệ  phát triển với Ấn Độ và Chân Lạp ở phía Nam. Do đó, có một sự gia nhập  quan trọng của các vật thể ngoại lai trong nghệ thuật Chămpa. Vào thế kỷ thứ 8, người Chăm liên tục bị người Chà Và (Java) tấn công. Sau khi bị phá hủy vào năm 774, đền thờ Pô Nagar ở Nha Trang được xây dựng lại bằng gỗ bởi một vị vua huyền thoại Vichitrasagara.

Thánh địa này được vua Satyavarman Içvaraloka xây dựng lại lần này bằng gạch vào năm 784. Theo những gì chúng ta tìm thấy trên các bia ký của người Chăm, trước thế kỷ thứ 7, các ngôi đền và các tháp đều được làm bằng gỗ nhưng chúng đã bị đốt cháy trong các cuộc chiến tranh. Chỉ đến thế kỷ thứ 7, các ngôi đền và các tháp bằng gạch và đá sa thạch mới thấy xuất hiện.

Khi lên ngôi vào năm 854, Indravarman II đã đổi tên thủ đô Simhapura ở vùng Trà Kiệu thành Indrapura (Thành phố của Thần Sét). Ông đã xây dựng một thánh địa Phật giáo tại Ðồng Dương, cách Trà Kiệu 20 c ây số về phía nam và thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.

Vào đầu thế kỷ thứ 10, dưới triều đại của vua Indravarman III, vương quốc Champa bắt đầu thiết lập quan hệ thân thiết với Java. Không có gì ngạc nhiên khi thấy nghệ thuật Chăm tiếp cận với nghệ thuật Java trong suốt  cả thế kỷ.

Mặt khác, ở phía bắc có một cuộc xung đột  triền miên với một quốc gia mới, nước Ðại Cồ Việt vừa được giải phóng ra khỏi ách thống trị của Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 10 và ở phía nam với những người Khơ Me. Những người nầy không ngần ngại cướp phá đền thờ Po Nagar ở Nha Trang vào khoảng năm 950 và lấy trộm bức tượng vàng được đặt ở đây vào năm 918 bởi vua Indravarman II. Người Chăm đã tiến hành các cuộc chiến tranh tàn khốc chống lại người Khơ Me có hơn một thế kỷ (1112-1220). Chúng ta cũng ghi nhận cuộc đụng độ nghiêm trọng đầu tiên của họ với Đại Cồ Việt vào năm 979. Kinh đô của họ bị cướp phá vào năm 982 bởi người dân nước nầy (cuộc viễn chinh của vua vĩ đại Lê Ðại Hành). Trước sức ép của người dân Việt, vua Yang Sra Vijaya phải dời đô về vùng Vijaya (Bình Ðịnh). Thủ đô mới này được tồn tại đến năm 1471 trước khi được chuyển đến vùng Ninh Thuận (Panduranga).

Vì những bất đồng ở trong nội bộ và cuộc chiến tranh hơn một trăm năm với người Khơ Me, người Chăm đã không thành công trong việc ngăn chặn  được  Nam Tiến của người  dân Việt  qua nhiều thế kỷ. Họ có được một nổ lực  lần cuối  với Chế Bồng Nga (*), người  anh hùng Chàm đã đánh bại  người dân Việt nhiều lần bằng cách cướp bóc kinh đô Thăng Long vào năm 1371 và năm 1377 và làm vua Trần Nghệ Tôn và tể tướng Hồ Qúi Ly phải bỏ trốn kinh thành. Do sự phản bội của một trong những người thân tín của mình, người Việt đã tìm cách giết được Chế Bồng Nga. Việc này kết thúc sự ưu thế của người dân Chàm. Từ  đó những người này phải nhường  bước trước những người viễn chinh Việt và bị đẩy lùi mỗi ngày một ít ở miền Nam. Bằng chính sách đồng hóa, họ buộc lòng  phải ở rải rác từ đây khắp cả miền trung Việt Nam, miền tây Nam Bộ, Cao Miên và Mã Lai.


(*) Một số sử gia tranh cãi về cái tên Binasuor gán cho Chế Bồng Nga. (Tên nầy  được người Việt Nam nhắc đến trong các tài liệu lịch sử của họ).

 

 

 

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.