Chuyến đi thú vị ở Hy Lạp (Voyage mémorable en Grèce)

 

Cuộc hành trình ở Hy Lạp.

Qua cuộc hành trình nầy mình mới nhận thấy cách phục vụ của người Hy Lạp ở khách sạn mình trú  cần nên nói đến, cần nên kể lại cho các bạn biết câu chuyện iphone của cháu Mi (hay Jérémy) , có thể đây  cũng gíúp mình có cái nhìn rõ về con người Hy Lạp, cũng đáng khen họ tự hào đất nước họ là cái nôi của văn hoá phương tây. Ở Paris cũng như ở Việt Nam chắc chắn là không được vậy dù ai cũng biết mình rất yêu thích Paris và Việt Nam.  Thứ hai vừa qua, tụi nầy trở về Paris sau một tuần viếng thăm xứ Hy Lạp. Nhờ khách sạn tụi nầy cư ngụ gọi giùm một taxi để đưa tụi nầy ra phi trường. Giá  taxi từ thành phố Athènes đến phi trường là 45 euros, đi một mình hay ba bốn người cũng cùng giá. Taxi đến đúng giờ phải có mặt ở phi trường 3 tiếng truớc để kiểm tra hành lý giấy tờ nên tụi nầy lấy taxi lúc 8 giờ sáng. Chưa đi  được 5 phút tài xế nói xe có vấn đề vì xe bị vỡ bánh. Anh tài xế mới hỏi tụi nầy có nên đợi hay lấy xe taxi khác mình nói nên kêu giùm một taxi khác. Anh taxi nói ok kêu cho tụi nầy một taxi khác. Bên nầy xe taxi dễ nhận ra vì xe được sơn màu vàng. Xe taxi ít lấy khách ở giữa  đường thành phố lắm. 10 phút sau có một taxi khác đến đưa tụi nầy ra phi trường, chú tài xế nầy cở  55 tuổi còn chú tài xế bị xe vỡ bánh cở chừng 35, 40  tuổi. Mình vừa cảm ơn em tài xế nầy và gữi lại cho em nầy 3 euros để uống café. Ra đến phi trường sau khi bước vào cổng phi trường cháu của mình Jérémy mà mình cứ gọi la Mi thốt lên là bõ quên trên taxi cái iphone pro max 13 của cháu thì mình ra cổng taxi đã đi rồi.  Cháu vì thức sớm quá nên lúc xem coi phim  ở trên xe taxi cháu ngủ gục khiến cái iphone nó rớt xuống  chổ để chân. Mặt cháu buồn so biết mất rồi. Mình mới bảo thôi về Paris ráng học thi cử đậu cao đi mình mua cái iphone tặng cho nó. Bao nhiêu hình ảnh manga tích trử trên icloud đều mất cả. Thấy vậy ba má của nó mới nói để tụi con phone cho khách sạnh mình ở báo mất iphone trên taxi nhưng không biết taxi nào đấy.  Lúc đó, mình cũng nghĩ đây là cách tìm kiếm cây kim trong bãi biển. Cũng hên ở phi trường có wifi nên mới liên lạc được với khách sạn. 10 phút sau thì được tin nhắn của khách sạn báo tin là họ sẽ lo chuyện và sẽ báo sau. Lúc gần lên máy bay thì họ cho hay là có tìm một iphone rớt trên taxi.  Khi về tới Orly Paris vào  lúc 15 giờ ngày thứ hai (24/7) thì có tin nhắn là iphone của Jérémy được giữ ở khách sạn. Chính mình cũng không ngờ là có thể như vậy chớ theo mình ở Paris hay ở VN thì sẽ mất rồi. Thầt là hi hữu nhất là ở khách sạn họ rất chu đáo liên lạc với DHL rồi gói lại iphone đàng hoàng để vào một hộp giày gởi về địa chỉ của nhà tụi nầy. Cuớc phí là (87 euros) nếu muốn giao tận tay và ký tên khi nhận (5 euros thêm)  nhưng rất nhanh lẹ. Tụi nầy nhận được iphone hôm qua thứ tư (26/7) lúc 3 giờ trưa. Mình muốn nói đây là cách phục vụ khách hàng, niềm tự hào của một dân tộc làm mình phải bái phục. Lúc nào rảnh mình sẽ kể lại chuyến tham quan của mình ở Lan Hạ (Vịnh Hạ Long) năm ngoái. Ngẫm nghĩ lại cách phục vụ ở VN còn kém lắm, chặt chém lắm rất tiếc họ không biết chỉ được một lần thôi khách du lịch đến nước mình chớ họ đâu biết đây là niềm tự hào của cả một dân tộc và người du khách không quay đầu trở lại nửa đấy.  

Mon voyage mémorable en Grèce.

A travers ce voyage, je me suis rendu compte qu’il faut parler du service de mon hôtel, raconter l’histoire du portable « iphone » de Mi (ou Jérémy).  Cela m’aide d’avoir une vision claire sur le  peuple grec. C’est également louable qu’ils soient fiers de leur pays en tant que berceau de la culture occidentale. A Paris comme au Vietnam, ce n’est certainement pas possible, même si tout le monde sait que j’ai un attachement profond envers le  Vietnam et la France. Lundi dernier, nous  étions rentrés à Paris après une semaine de visite en Grèce. Nous demandions  à l’hôtel où nous étions logés d’appeler un taxi pour nous emmener à l’aéroport. Le prix d’un taxi d’Athènes à l’aéroport était de 45 euros. Pour un  voyageur  tout  seul ou pour trois ou quatre personnes, le prix à payer  était le même. Le taxi devant être à l’heure, nous étions obligés  d’être à l’aéroport 3 heures à l’avance  pour enregistrer les bagages. C’était pour cela que nous avons donc pris un taxi à 8h du matin.

Après nous avoir emmenés moins de 5 minutes, le chauffeur de taxi nous signalait  que la voiture avait un problème   avec un pneu dégonflé. Le chauffeur nous a demandé si nous voulions  prendre un autre taxi.  Nous préférions prendre  un autre taxi  après son appel de contact avec un autre taxi. Le taxi était  facile à reconnaître car la voiture était toujours  peinte en jaune. Le taxi prend rarement les clients dans les rues de la ville. 10 minutes plus tard un autre taxi était venu pour nous emmener à l’aéroport.  Le  nouveau chauffeur a environ 55 ans tandis que celui dont la voiture a un  pneu dégonflé, a à peu près  35 ou 40 ans. J’ai remercié ce dernier en lui donnant 3 euros pour un café. Une fois arrivé à l’aéroport, après avoir franchi la porte de l’aéroport, mon neveu Jérémy s’aperçut qu’il avait oublié dans le taxi son iphone pro max 13 mais le taxi était déjà parti.  A cause du réveil matinal, Jérémy s’était endormi en  regardant un film  et en faisant tomber mon iphone sur l’emplacement  inférieur de la voiture. Son visage est tellement triste car il savait que c’était parti son téléphone. Pour le soulager, je lui disais qu’il devait réussir cette année le baccalauréat avec mention pour pouvoir avoir un autre iphone.  Toutes les images de manga stockées sur icloud sont perdues.  Ses parents tentaient  d’appeler l’hôtel où nous étions et lui signalaient que le portable  iPhone s’était égaré dans l’un de ces deux taxis, mais nous ne savions pas de quel taxi il s’agit.  Pour moi, je trouve qu’on  est en train chercher une aiguille au fond de la mer. Heureusement, comme il y avait  le wifi à l’aéroport, ils pouvaient contacter l’hôtel. 10 minutes plus tard, ils recevaient un SMS de l’hôtel indiquant qu’ils s’en occuperaient et le leur signaleraient plus tard. Juste au moment nous étions sur le point d’être embarqués dans l’avion, nous recevions le SMS de l’hôtel signalant la présence de cet iphone dans le dernier taxi.

Une fois arrivés à Paris-Orly  à 15h00 le lundi (24 juillet), nous avions un message disant que le portable  de Jérémy était remis et gardé  à l’hôtel. Moi-même, je ne m’attends pas à cela car au Vietnam ou à Paris, ce sera perdu. C’est rare de  trouver le gars de l’hôtel tellement serviable en faisant le nécessaire pour l’envoi et en contactant le DHL. Le coût d’envoi  est de (87 euros) si on souhaite  une remise en main propre et une  signature à la réception (5 euros en plus) mais il faut reconnaître que le service DHL est très rapide. Le 26 Juillet à trois heures de l’après-midi (hier), Jérémy retrouve son téléphone. Je suis impressionné par la gentillesse et le service que l’hôtel grec nous a donnés. Cela me donne non seulement la satisfaction mais aussi l’accueil mémorable des Grecs. Quand j’ai du temps libre, je vais vous raconter notre voyage à Lan Hạ (Baie d’Along).  En replongeant dans ce voyage de l’année dernière, le service nous est fourni  par un opérateur et une agence vietnamienne  n’est pas à la hauteur de  notre attente. Ces derniers peuvent abuser de la publicité mensongère en  une seule fois mais ils ne savent pas qu’ils représentent la fierté d’un peuple et la manière de servir les touristes étrangers qui ne sont plus de retour au Vietnam. C’est dommage pour mon pays natal.

Grèce, voyage mémorable

 

Chuyến đi thật thú vị

              Bảo tàng khảo cổ quốc gia Athènes. (Musée national archéologique d’Athènes)                                    

              Thành phố Théra (Capitale Théra de l’île  Santorin)
          Làng Oia  (Village Oia)
             Làng biển Perissa (Village balnéaire Périssa)

 

Mon voyage mémorable en Grèce

À savoir.
Hôtel recommandéAthens Psiri Hotel
32 Sofokleous str., Athens, Greece
+30 210 52 34 329
info@athenspsirihotel.com
www. athenspsirihotel.com

 

Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Từ bao giờ Paris trở thành kinh đô ánh sáng?
Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Version française

Được xem là kinh đô ánh sáng của Âu Châu, Paris đã có nét đẹp lung linh nầy từ bao giờ nhỉ? Qua nhiêu thế kỷ, Paris cũng như các thành phố Âu Châu đều chìm lặn trong bóng tối một khi màn đêm buông xuống khiến làm người qua đường áy náy lo sợ vì thiếu an ninh nhất là với một mùa đông lạnh buốt. Bởi vậy nhà thi sỹ Boileau có nhắc đến vấn đề nầy trong quyển sách ông viết có tựa đề : Les Embarras de Paris vào năm 1666. Chính vì vậy mới có các nhóm người tuần tra đi khắp nẽo đường Paris với các bó đuốc nhưng khó mà kiểm soát được Paris nhất là ở thế kỷ 17 có đến 500.000 cư dân. Thời đó, muốn đi đêm phải có đuốc hay đèn lồng. Các người giàu có thì có người nô bộc dẫn đường với chiếc đèn lồng. Sau đó ở giữa thế kỷ 17 có những người chuyên môn sinh sống với nghề cầm đuốc dẫn đường, họ đón khách ở những nơi có nhà hát hay vũ trường. Mãi cho đến đầu thế kỷ 19 nghề nầy vẫn còn thấy ở Paris. Tuy nhiên những người giàu có hay ngưởi buôn bán vẫn sợ sệt vì đường không được sáng tỏ chi cho lắm. Trong lúc đó ở Âu Châu thì các thành phố đã có hệ thống đèn đường công cộng với các lồng đèn đốt trước nhà. Dựa trên chỉ dụ của vua mặt trời của Pháp, Louis XIV thì trung tướng cảnh sát La Reynie mới ra chỉ thị bắt buộc các chủ nhà đặt đèn trước nhà khiến nhờ vậy có hơn 2700 đèn lồng được đặt ở 900 đường của thành phố. Đèn nầy được đốt từ tháng mười cho đến tháng ba, từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Từ đó hệ thống đèn đường làm người du khách ngoại quốc đến Paris đều thán phục và say mê nhưng loại đèn lồng nầy dễ bị gió làm tắt ngọn lửa của lồng đèn. Sau đó được thay thế bằng cột đèn đường (réverbère) được sáng tạo bởi người thợ đồng hồ xứ Bourgogne tên là Bourgeois de Châteaublanc để tránh được nạn gió và soi sáng đường xá tỏ hơn đèn lồng. Hiện nay còn thấy các cột đèn nầy ở nhiều nơi sang trọng của Paris như ờ quảng trường Vendôme chẳng hạn hay dọc theo các cầu sông Seine. Chính nhờ vậy một khi hoàng hôn phủ xuống thành phố, thì các đèn đường được đốt lên thưở đầu bằng khí đốt nay thì bằng điện cả khiến Paris đẹp lung linh về đêm.

« de 13 »

Version française

Étant connue comme la capitale européenne de la lumière, Paris a-t-elle eu depuis quand cette beauté chatoyante? Au fil des siècles, Paris comme tant d’autres villes européennes ont été plongées dans l’obscurité une fois la nuit tombée. Cela faisait peur surtout aux passants en raison du manque de sécurité avec un hiver froid et rude. Le poète Boileau eut l’occasion d’évoquer ce problème dans son livre intitulé « Les Embarras de Paris » en 1666. C’était pourquoi il y avait des groupes de patrouilleurs constitués parcourant les rues de Paris avec des torches ou des lanternes mais malheureusement c’était difficile de contrôler Paris au 17ème siècle avec plus de 500 000 habitants. À cette époque, si on voulait sortir la nuit, il fallait avoir des torches ou des lanternes. Les riches étaient précédés dans leurs pas par un serviteur avec une lanterne. Puis au milieu du XVIIème siècle, il y avait des porteurs de flambeau vivant avec le métier de guide d’éclairage. Ils se postaient devant les lieux connus comme les théâtres et les salles de bal à la recherche des clients. Jusqu’au début du XIXème siècle, ce métier exista encore à Paris. Cependant, les riches ou les commerçants avaient encore peur car les rues n’étaient pas bien éclairées. Pendant ce temps en Europe, les villes avaient déjà possédé un système d’éclairage public avec des lanternes installées devant les maisons.

En se basant sur le décret du Roi Soleil de France, Louis XIV, le lieutenant général de police La Reynie a émis une directive ordonnant aux propriétaires de mettre en place les lanternes sur les façades de leurs maisons. Plus de 2 700 lanternes étaient installées ainsi dans les 900 rues de la ville. Cette lanterne devait être allumée, de 18h jusqu’à minuit, depuis le mois d’octobre jusqu’au mois de mars. Depuis, le système d’éclairage public commença à émerveiller les touristes étrangers lors de leur passage à Paris mais la lanterne s’éteignit facilement au gré du vent. Elle fut remplacée ensuite par le réverbère inventé par un horloger bourguignon de nom Bourgeois de Châteaublanc et ayant pour but d’éviter le vent et d’éclairer mieux encore la rue. Aujourd’hui, ce type de réverbère est encore visible dans de nombreux endroits luxueux à Paris, comme par exemple à la place Vendôme ou le long des ponts traversant la Seine. C’est pourquoi dès le coucher de soleil, les réverbères d’abord allumés autrefois au gaz et maintenant à l’électricité rendent Paris plus chatoyante toute la nuit.

Références bibliographiques:

Alain Cabantous: Histoire de la nuit. XVème-XV IIIème siècle Editeur Fayard, 2009.
Alfonso Lopez : Eclairage public : une lueur dans les villes.
Revue mensuelle: Histoire N°76. Octobre 2021

La baie de Vũng Rô (Tuy Hoà)

 

Vịnh Vũng Rô

Version française

Cách xa thàng phố Tuy Hoà 33 cây số về phía nam, vịnh nầy nằm sát  dưới  chân của  các dãi núi  Đèo Cả, Đá Bia và Hòn Bà từ 3 phía Bắc, Đông và Tây. Chính ở núi Đá Bia nầy mà sau khi đại thắng Chămpa ở thành Đồ Bàn vào năm 1471 mà vua Lê Thánh Tôn chọn làm nơi  ghi khắc trên một đá bia lớn những dòng chữ   phân định ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Sự việc nầy được ghi chép trong một số  sách  như Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú  vân vân.. Chính nơi nầy cũng  được xem là con đường Hồ Chí Minh trên biển và cũng là  nơi vận chuyễn hàng hóa và vũ khí  từ miền Bắc vào miền Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng  các con tàu không số mà lần chót một con tàu  bị khám phá bởi quân địch buộc lòng chính quyền miền Bắc  phải đánh chìm ở khu vực và để tránh tàu lọt vào tay địch. Di tích Vũng Rô đã được xếp vào hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1997 và trở thành ngày nay là nơi mà người du khách không thể bỏ qua khi đến thành phố Tuy Hoà. Đến đây tụi nầy nhận thấy quang cảnh của nó có phần tựa giống hao hao quang cảnh ở Châu Đốc với  các nhà bè nu ôi cá nằm san sát ở  giữa sông Cửu Long  hay dọc theo bờ  sông. Phần đông cư dân ở đây sống nghề nuôi hải sản nhất là tôm và cá khiến nơi nầy cần phải giải toả từ mười năm nay  nhằm để đáp ứng  với các qui luật bảo vệ môi trường thiên nhiên.  Để ăn cơm trưa ở nơi nầy, tụi nầy phải đi bộ 10 phút một con đường đất mòn trước khi đến một bến  đò mới có thể  lấy các xuồng máy nhỏ và để đi đến một bè nhà hàng. Nơi nầy bạn có thể chọn tôm cá tươi họ có sẵn trong các bồn nước nhân tạo và  họ có thể làm cho bạn tối đa  ba món thức ăn, không tính thêm tiền cơm hay bún t ùy b ạn chọn. Trung bình hai nguời ăn như hai ông cháu tụi nầy cũng là 750 ngàn chưa tính tiền uống nước. Vũng rô là địa danh mà tụi nầy đến tham quan cuối cùng trước khi lên đường đi Bình Định cách xa Tuy Hoà 80 cây số về phía Bắc ngày hôm sau.

Version française

Loin de la ville de Tuy Hoà à 33 kilomètres au sud, cette baie se trouve à proximité du pied des chaînes de montagnes de Đèo Cả, Đá Bia et Hòn Bà. C’est sur cette montagne de Đá Bia qu’après la grande victoire sur le Champa dans la citadelle de Đồ Bàn (Vijaya)  en 1471, le grand roi Lê Thánh Tôn choisit d’inscrire sur une grande stèle les mots délimitant la frontière entre le Đại Việt  (Le Grand Yue)  et le Champa. Cet évènement a été  signalé dans un certain nombre de livres tels que le livre  intitulé « Phủ biên tạp lục » de  l’érudit Lê Qúy Đôn, « Hoàng Việt dư địa chí» de l’historien Phan Huy Chú, etc…. Cet endroit était  également considéré dans le passé comme la route maritime de Hồ Chí Minh. C’était un lieu de transport de marchandises et d’armes du nord au sud  durant la guerre du Vietnam avec des  bateaux non immatriculés mais le fait de laisser un navire découvert pour la dernière par les forces ennemies, a forcé le gouvernement nord-vietnamien à prendre la décision de le couler et de l’éviter aux mains de l’ennemi. Le prestigieux vestige de Vũng Rô a été classé comme un site  historique national en 1997. Il est devenu aujourd’hui un lieu que les touristes ne peuvent ignorer en cas de passage dans la ville de Tuy Hòa. En venant ici, nous avons constaté que son  paysage  ressemblait à peu près  à celui qu’on avait l’occasion d’avoir à Châu Đốc avec des fermes aquacoles sur radeaux situées au milieu du fleuve  Mékong ou le long de sa côte. La majorité des habitants d’ici vivent de l’élevage de fruits de mer, en particulier des homards et des poissons, ce qui conduit à la mise en place d’une politique de décongestion depuis dix ans afin de répondre à la protection de l’environnement  naturel. Pour pouvoir y prendre le déjeuner, nous devions marcher à pied  10 minutes sur un chemin de terre avant d’atteindre un débarcadère où nous pouvions prendre des  petites embarcations à moteur pour  aller jusqu’au restaurant désiré sur radeau. Ici, vous pouvez choisir les poissons frais et les crevettes disponibles dans des réservoirs d’eau artificiels.  Le vendeur peut vous proposer au maximum trois plats différents,  le riz ou les vermicelles de riz étant inclus gratuitement dans le prix. En moyenne, pour deux personnes comme nous,  en prenant un gros poisson, nous devons payer 750 000 piastres sans tenir compte des prix de boissons. Vũng Rô était le dernier endroit que nous avons visité à Tuy Hoà avant de partir demain à Binh Dinh, située à 80 kilomètres au nord de Tuy Hoà.

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Tháp Nghinh Phong (Tuy Hoà)

Version française

 

Ở phiá  bắc của Tuy Hoà điểm  chót mà tụi nầy đến tham quan đó là tháp làm bê tong cốt thép « Nghinh phong » vì th áp nầy nó nằm ở gần trung tâm thành phố.  Đây là một biểu tượng của du lịch Phú Yên, lấy ý tưởng từ gành đá đĩa và truyền thuyết Âu Cơ Lạc Long Quân  và được  tọa lạc ở ngã tư đường Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập. Nhờ cấu trúc xây dựng, tháp nầy có được ở chính giữa hai cột cao, một cao 35 thước tượng trưng cha Lạc Long Quân và một cột 30 thước tượng trưng Mẹ Âu Cơ. Ngoài ra còn có hai phần, mỗi phần có 50 khối đá liên kề nằm dưới chân của hai cột cao và  tượng trưng các con.  Ở  giữa hai cột tháp cao thì  chỉ có  khoảng trống chứa vừa đủ hai nguời đứng  có thể  tiếp nhận các âm thanh thiên nhiên khác nhau từ gió qua các khe, những bản nhạc không bao giờ lập lại và được  trang bị  bởi một hệ thống chiếu sáng độc đáo kết hợp với công nghệ Tesla, 3D mapping và laser cường độ cao để gây ra các hiệu ứng ánh sáng một khi hoàng hôn phủ xuống ở quảng trường.

 

Galerie des photos

La tour Nghinh Phong (à recevoir le vent) 

Au nord de la ville de Tuy Hoà, le dernier site que nous avons visité est la tour en béton armé « Nghinh Phong ( la tour à recevoir le vent) » car elle est tout proche du centre la ville. C’est le symbole touristique de la ville trouvant toute son inspiration dans  la falaise naturelle Đá Đĩa et la légende de là mère Âu Cơ et du père Lạc Long Quân  et il est à l’intersection de la route Nguyễn Hữu Thọ et celle de l’Indépendance. Grâce à sa structure de construction, la tour  comporte à son milieu deux hautes colonnes: l’une mesurant 35 mètres de haut  représente le père L ạc Long Qu ân et l’autre 39 mètres la mère Âu Cơ. De  plus  elle  possède une cinquantaine de blocs empilés les uns sur les autres aux pieds de ces deux hautes colonnes, représentant les enfants. Entre les deux hautes colonnes se trouve un espace vide pouvant contenir deux personnes debout recevant tous les sons naturels différents issus du vent à travers les interstices, les chansons qui ne se répètent pas et muni d’un système d’éclairage unique  avec la technologie Tesla, une cartographie 3D et un laser de haute intensité  provoquant des effets de lumière à la tombée de la nuit à la place « Nghinh Phong ».

 

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

 

Đầm Ô Loan (Phú Yên)

Version française

Đầm Ô Loan được biết đến nhờ phim « Hoa vàng trên cỏ xanh ». Đầm nầy  tọa lạc tại quốc lộ 1A ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Túy Hòa khoảng 22 cây số về hướng Bắc, sát chân đèo Quán Cau. Tụi nầy có đến đây dùng cơm trưa. Đầm Ô Loan thường đẹp nhất khi bình minh hay hoàng hôn phủ xuống. Tuy nhiên trong ngày với nét đẹp hoang sơ và yên tĩnh cũng làm tụi nầy thích thú nhất là có thể ăn những món đặc sản vô cùng tươi ngon như sò huyết, tôm cua, mực hào vân vân …trước khi tiếp tục hành trình đến bãi Xép, một tuyệt tác  thơ mộng của thiên nhiên.

Galerie des photos

Le lagon Ô Loan (Phú Yên)

Étant connu pour le film « Les fleurs jaunes sur l’herbe verte », ce lagon est situé sur la route nationale 1A à environ 22 kilomètres de la ville de Tuy Hoa au nord, près du pied du col de Quán Cau, dans la  ville de Chi Thanh, du district Tuy An de la  province de Phú Yên.  Nous étions venus ici pour prendre le déjeuner. Le lagon d’Ô Loan  devient généralement beau et attrayant  à l’aube ou au crépuscule. Cependant, durant la journée,  avec sa beauté sauvage et tranquille, nous avons également apprécié le fait de  pouvoir manger des spécialités fraîches telles que les huîtres, les homards et  crabes, les calmars  etc….. avant de continuer l’excursion vers notre destination préférée « la plage Xép »,  un chef d’œuvre poétique de la nature.

 

Gành Đèn (La falaise du phare)

Gành Đèn (Tuy Hoà) 

Version française

Gành Đèn nầy  không xa Gành  Đá Đĩa nhưng phải đi dọc ven biển nên đường đi nó còn cồng kềnh, đi cần phải cẩn thận và vất vả hơn. Nơi nầy được gọi là Gành Đèn vì nó có ngọn hải đăng,  một loại đèn biển  nhầm để hướng dẫn các tàu bè hoạt động về đêm tại vùng biển Phú Yên. Quang cảnh ở nơi nầy cũng khá đặc biệt nhất là các tảng đá có màu sắc đen pha lẫn lộn với màu hồng sẫm khiến làm cho ai đến đây cũng nhìn thấy lạ mắt và  thích thú nhất là về đêm khi hải đăng đã lên đèn. Tụi nầy không có ở lại đây vì phải đi đến đầm Ô Loan để dùng cơm trưa.

La falaise du phare (Tuy Hoà)

Étant nommée  « Gành Đèn », cette falaise  n’est pas loin de celle des roches prismatiques Đá Đĩa  mais  pour l’atteindre, il faut longer la côte.  Le chemin pris est encore encombrant et pénible. Ce lieu  s’appelle Gành Đèn car on y trouve une tour de phare destinée à  guider les navires s’opérant la nuit dans la zone côtière  de Phú Yên. Son paysage est assez spécial, en particulier ses roches noires volcaniques  mélangées à la couleur rose foncé provoquant l’attention de tous ceux qui y ont été venus et leur joie surtout la nuit lors de l’allumage de la phare. Nous ne sommes pas restés ici longtemps car nous 

Gành Đá Đĩa (Phú Yên)

 

Gành Đá Đĩa (Phú Yên)

Version française

Gành Đá Đĩa  được  tọa lạc tại xã An Ninh Đông, thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vào cuối năm 2020, gành nầy đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt về giá trị địa chất của nó ở Việt Nam. Tương tự như Giant’s Causeway ở Bắc  Ái Nhĩ Lan hoặc gành Jusangjeolli ở Hàn Quốc, gành  được đặc trưng bởi sự hình thành của 35.000 cột đá bazan với bề mặt gần như bằng phẳng và các hình dạng khác nhau: tròn, ngũ giác, lục giác, đa giác vân vân… xếp chồng lên nhau như các đĩa thức ăn  do sự nguội lạnh của dòng dung nham từ núi lửa phun trào ở cao nguyên Vân Hoà thuộc dãy núi  Trường Sơn, ở 30 cây số qua đường chim bay và do vết nứt tự nhiên đến  từ  các tác đồng co nhiệt khi tiếp xúc với nước lạnh đã có hàng triệu năm trước. Từ xa, người ta có ấn tượng như nhìn thấy một vách đá ven biển có hình dạng giống như một tổ ong kếch xù. Cao khoảng 50 mét và rộng hơn 200 thước, Gành Đá Đĩa đã trở thành điểm đến hàng đầu của tỉnh Phú Yên. Để phát triển du lịch, tỉnh Phú Yên gần đây  không ngần ngại đầu tư 11 tỷ đồng để phát triển khu địa chất này với bãi đậu xe rộng 4800 mét vuông, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm vân vân… Thật đáng tiếc cho những ai yêu  thích vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên của địa danh nầy như mình. Đã đến lúc những người yêu thiên nhiên nên đến tham quan gành đá  đĩa vì nó sẽ không còn như vậy trong những năm tới đây.

 

 

Galerie des photos

La falaise des roches  prismatiques (Phú Yên).

Celle-ci est située  dans la commune d’An Ninh Đông, du district de Tuy An de la province Phú yên. Elle a été reconnue fin 2020 comme un site national unique pour ses valeurs géologiques au Viet Nam.  Analogue à la Chaussée des Géants en Irlande du Nord  ou à la falaise de Jusangjeolli de la Corée du Sud, elle se caractérise par la formation de 35.000  colonnes de  roches basaltiques avec des surfaces  à peu près plates et de différentes formes :  rondes, pentagones, hexagones, polygones etc… empilées comme des assiettes les unes sur les autres suite au refroidissement  d’une coulée de lave provenant de l’éruption volcanique du plateau de Vân Hoà de la chaîne anamitique Trường Sơn, à 30 km à vol d’oiseau  et à la fissure naturelle provoquée par des effets de contraction thermique en contact avec de  l’eau froide  il y a des millions d’années.  De loin, on a l’impression de voir un escarpement littoral en forme de nid géant d’abeille.  Haute d’environ 50 m et large de plus de 200 m, la falaise Đá Đĩa  devient depuis lors la destination phare de la province de Phú Yên. Pour développer le tourisme, celle-ci n’hésite pas à investir récemment 11 milliards de đồng pour aménager ce site géologique avec un parc de stationnement de 4800m2, des restaurants, des boutiques de souvenirs etc…C’est un grand dommage pour ceux qui aiment comme moi la beauté sauvage et naturelle de ce site. Il est temps pour les amoureux de la nature de le visiter car il ne sera plus le  même dans les années à venir.

Eglise Mằng Lăng (Tuy Hoà)

 

Nhà thờ Mằng Lăng (Tuy Hoà)
 
Đây là một công trình kiến trúc cổ theo phong cách gôtic được xây cất ở trong địa phận xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) hơn 30 cây số về phía bắc dưới thời Pháp thuộc. Chính là một trong những nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam mà cũng là một điểm tham quan mà người du khách không thể bỏ qua khi đã đến vùng đất xứ “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”. Phong cách của nó đem lại không những sự sáng sủa nhờ có nhiều cửa sổ mà còn cao vút tạo ra sự tao nhã lạ thường nhất là ở truớc mặt tiền có hai lầu chuông và một hình hoa hồng trên cổng vào. Tại sao gọi gôtic ? Thuật ngữ gôtic dùng bởi người La Mã để ám chỉ dân Goth, dân mọi rợ đến từ phiá Bắc (đó là người Pháp thưở xưa). Tại sao nhà thờ nầy được gọi là Mằng Lăng ? Một cái tên nghe nói đến rất xa lạ nhưng theo các người địa phương ở nơi nầy thì vùng đất nầy một thời có một loại cây có hoa màu tím rất xinh đẹp cùng họ với cây bằng lăng nên vì thế cư dân ở đây gán cho nhà thờ nầy với cái tên bình dị và mộc mạc Mằng Lăng luôn thể. Chính cũng ở đây du khách có thể chiêm ngưỡng ở trong hang động giả tạo của nhà thờ một quyển sách đầu tiên của nước ta mà được giáo sĩ Alexandre de Rhodes soạn ra bằng quốc ngữ với tựa đề là “Phép giảng tám ngày”. Nhà thờ Mằng Lăng làm tụi nầy phải ngẩn ngơ và rạo rực trong lòng không ít khi đến tham quan trước vẽ đẹp duyên dáng được gia tăng thêm bởi ngày tháng với màu xanh xám cũ kĩ của nó.
 
Galerie des photos
mang_lang-2
L’église Mằng Lăng (Tuy hoà)
 
C’est un ancien ouvrage d’architecture gothique construit sur le territoire de la commune d’An Thach, district de Tùy An, à plus de 30 kilomètres au nord de la ville de Tuy Hoà (province de Phú Yên) à l’époque coloniale française. C’est aussi l’une des plus anciennes églises du Vietnam mais elle devient aussi aujourd’hui l’un des sites touristiques importants que les touristes ne peuvent pas ignorer lorsqu’ils ont l’occasion de venir au pays des « fleurs jaunes sur la prairie verte ». Le style gothique apporte non seulement la lumière grâce à un nombre élevé de fenêtres mais aussi l’élévation de la hauteur et la finesse extraordinaire, en particulier sur la façade d’entrée avec deux clocher-tours entourant une rosace au dessus du portail. Pourquoi gothique ? Ce mot est employé par les Romains pour faire allusion à des Goths, des peuplades barbares situées dans le Nord de l’Europe (les Français d’autrefois).
Pourquoi cette église s’appelle-t-elle Mằng Lăng ? Un nom semble très étrange, mais d’après les gens d’ici, cette région possédait autrefois un très bel arbre aux fleurs violettes de la même famille que le lilas des Indes. C’est pour cela qu’ils ont attribué à cette église le nom simple et familier Mằng Lăng. C’est aussi ici que les visiteurs peuvent admirer, dans la grotte artificielle de l’église, le premier livre de notre pays qui a été rédigé par le missionnaire jésuite Alexandre de Rhodes dans la langue nationale romanisée avec le titre « Prédication de huit jours ». L’église de Mằng Lăng nous a rendu hébétés et remplis d’admiration beaucoup devant sa beauté gracieuse renforcée au fil des années par sa vieille couleur gris-verdâtre au moment de notre visite.

Espace touristique Quảng Đức

Không gian du lịch Quảng Đức

Version française

Sáng nay sau khi ăn điểm tâm xong với chú tài xế, tụi nầy mới khởi đầu cuộc tham quan ở phía bắc Tuy Hoà. Trên đường đi có ghé tham quan không gian du lich Quảng Đức được nằm ngay đầu đường rẽ vào lối đi Gành Đá Đĩa. Ngoài nhà của quan Tổng Trấn thì có thêm nhà cổ Quảng Đức và nhà Ô Loan. Nhà ở nơi nầy là một loại nhà trệt truyền thống của cư dân bản địa. Ở đây tụi nầy được xem các di vật, cổ vật và đồ gốm được lưu giữ và minh chứng một vùng đất phồn thịnh. Giá vào cửa là 60.000 đồng nhưng ngược lại có được một tách trà và một bánh đặc sản của vùng Phú Yên trong vườn. Đây là một không gian xưa đầy hoài niệm của một thời xa xôi, một nơi quá thơ mộng và bình yên khiến cũng để lại cho tụi nầy ít nhiều một ấn tượng tuyệt vời.

 

L’espace touristique Quảng Đức.

Ce matin, après notre petit déjeuner avec le chauffeur dans le centre-ville, nous avons commencé notre tour par le nord de la ville de Tuy Hòa. Sur le chemin, nous avons visité l’espace touristique Quảng Đức situé au début de la route qui nous permet de faire la déviation vers le récif de Đá Đĩa. Outre la résidence du gouverneur, cet espace comporte les vieilles maisons Quảng Đức et Ô Loan. C’est un type de maison traditionnelle bâtie au raz du sol par les gens d’ici. C’est ici que nous trouvons des reliques, des antiquités et des poteries bien conservées témoignant de la prospérité de la région. Le billet d’entrée coûte 60.000 piastres. Par contre on a le droit d’avoir une tasse de thé et un petit gâteau, une spécialité de la la région Phú Yên dans le jardin. C’est un espace ancien plein de nostalgie d’une époque lointaine, un lieu si poétique et paisible qu’il nous a également laissé plus ou moins une impression remarquable.