Nghệ thuật Sukhothaï (Art de Sukhothaï)

Version française

 Một nền văn hóa mới  được phát sinh với sự thành lâp vương quốc cổ đầu tiên của người Thái ở  Sukhothaï.  Dưới sự hướng dẩn của Ramkhamhaeng  Đại Đế, người Thái biết tận dụng và  thừa hưởng  tất cả những gì thuộc về văn hóa bản địa, có thể nói  đây là một thời hoàng kim thịnh vượng của triều  Phra Ruang. Theo nhà khảo cứu Pháp Georges Coedès, người dân Thái là những người tiếp thụ tài ba lỗi lạc. Thay vì hủy  diệt và ruồng bỏ tất cả những gì thuộc về của  các chủ cũ của họ ( người Môn, người Khơ Me) họ, thì ngược lại  người dân Việt thường không ngó ngàng khi xâm chiếm Chămpa, cố tình chiếm hữu  và tìm lại  các đề tài ở trong  danh mục nghệ thuật của người Môn và người Khơ Me để hình thành  và tạo cho họ một phong cách cá biệt bằng cách để  biểu lộ ra những tập quán bản địa trong kiến trúc (chedis hay stupas) và  nghệ thuật làm tượng (các chư Phật) mà được thường trông thấy. Phật giáo Đại thừa bị từ bỏ từ nay  và được thay  thế bởi Phật giáo nguyên thủy. Chính ở  quốc  giáo nầy  mới thấy được  cái   thẩm mỹ  của  người Thái    qua  những công thức hình ảnh và  tạo hình mà họ mượn một cách hiển nhiên  ở trong nghệ thuật của người Khơ Me và người Dvaravati (Môn).

 

Vương quốc Sukhothaï

Sự xuất hiện  nghệ thuật Sukhothaï   chứng tỏ  được cái ý muốn  canh tân và sinh lực đáng kể dù nó còn  hấp thụ  nhiều ảnh hưởng sâu sắc và truyền thống cổ đại  của người  Tích Lan, Miến Điến và Khơ Me trong cách tạo các pho tượng Phật. Dù được biểu hiện qua nhân hình, các chư Phật được chạm khắc theo những qui tắc  rất chính xác mà những nghệ nhân Thái phải tôn trọng một cách tỉ mỉ. Theo nhà khảo cổ Pháp Bernard Groslier  thì cũng không có sự phóng đại quá đáng  trong cái đẹp của các tác phẩm nầy mà phải coi xem đây là những tác phẩm  có tính cách làm nổi bật phong cách và  biểu hiện cái độc đáo của một xã hội vừa mới dựng  và năng động. Tuy nhiên cũng  thể hiện  lên một  phần nào sự thiếu hiện thực   ở các dái  tai của các tượng Phật hay ở  các búi tóc và các tay chân quá dài. Qua  nghệ thuật điêu khắc của Sukhothai, chúng ta cũng nhận thấy đây là một nghệ thuật hoàn toàn độc đáo và biểu thị  một thời kỳ mà dân tộc Thái cần có một bản sắc văn hóa và tôn giáo và một cá tính riêng tư mà thường được minh hoạ qua một thí dụ   trong cách tạo tư thế buớc đi của Đức Phật, một chân gập về phía sau, gót chân thì nâng lên  một cách dịu dàng như một dấu hiệu khiến hình ảnh nầy nó ăn sâu vào tâm trí của người  dân Thái nhất là có sự linh động trong bước đi lưu loát  của Đức Phật và dáng đi rất nhẹ nhàn và thư thản. Đầu thì hình  oval, các  cung mày cong lại hình bán nguyệt và được nối  dài với một mũi khoằm và dài , tóc  thì uốn quắn chạy dài xuống trán, thường có một nhục kế nổi lên giống như ngọn lửa trên đỉnh đầu ( ảnh hưởng  Tích Lan), một dòng đôi kép quanh miệng (ảnh hưởng Khơ Me) , quần áo thường bám sát vào thân người,  đó là những đặc điểm của nghệ thuật Phật giáo  Sukhothaï.

Dưới triều đại của Rama Khamheng (hay thường gọi  Rama dũng cảm), một xã hội mới được thành hình từ gia tài  để lại của người Môn-Khơ Me và noi theo  mô hình hành chính và xã hội ở người Mông Cổ. Chữ Thái được tạo ra và dựa trên kiểu chữ viết  Khơ Me mà nguồn gốc đến từ miền nam Ấn Độ. Phật giáo Theravada được công nhận từ nay là quốc giáo.  Tuy nhiên thuyết duy linh vẫn tiếp tục trường tồn cụ thể là người dân Thái vẫn còn tôn thờ thần đất mà vua Rama Khamheng thường nhắc đến.  Ông dành một ngôi đền ở trên một ngọn đồi gần Sukhothai để thờ một thần linh tên là Phra Khapung Phi  được xem là có chức vị  cao hơn mọi thần khác để phù hộ sự thịnh vượng của vương quốc  và ông có nhiệm vụ cúng tế mỗi năm. Chính cái thái độ, tục lệ  nầy cũng được còn  thấy ở đầu thế kỷ 20 ở Việtnam với Đàn  Nam Giao ở Huế mà vua nhà Nguyễn thường tổ chức tế lễ mọi năm vì thiên tử là con của Trời phải có nhiêm vụ cầu Trời ban phước lành cho đất nước ( cũng thế ở Trung Hoa với Thiên Đàn ở Bắc Kinh).

Cũng không có chi ngạc nhiên khi ngày nay còn thấy  cái tập quán, cái khái niệm nầy qua tượng Phật Ngọc mà người dân Thái thường gọi là  Phật  Phra Keo Morakot và được xem như là Thần phù hộ của Thái Lan và che chở triều đại Chakri trong nhà thờ của hoàng cung ở Bangkok. Theo Bernard Groslier, sự tương đồng nầy có căn cứ vì người dân Thái cũng thuộc về thế giới cổ xưa có cùng tư duy với người Trung Hoa. Chúng ta tự hỏi về việc so sánh nầy vì chúng ta thừa  biết cũng như người dân Việt , người dân Thái họ cũng thuộc về chủng tộc Bách Việt mà phần đông các tộc đều theo thuyết duy linh và thuộc về thế giới nông nghiệp. Họ củng thường quen tế lễ thần đất trước khi chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.  Rama Kham Heng trong thời ngự trị rất thành công trong việc giao hảo thân thiện với Trung Hoa của Hốt Tất Liệt. Chính ông khuyến khích   các nghệ nhân Trung Hoa  đến định cư ở thủ đô. Chính nhờ vậy với sự khéo léo và thành thạo của các người nầy  mà vuơng quốc Sukhothaï  được  biết đến  sau đó không lâu với các đồ gốm nổi tiếng  Sawankhalok. Vương quốc Ayutthaya

[Trở về trang Thái Lan]

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.