Sanctuaire Po Nagar (2ème partie)

Version françaiseponagar1

Tháp chính

Có chiều cao là 22 mét 8, tháp chính hay kalan này là một trong những tòa tháp cao nhất trong kiến ​​trúc Chàm. Phong cách của tháp được coi là phong cách trung gian giữa phong cách Mỹ Sơn A-1 và phong cách Bình Định (thế kỷ 11 – 12). Nó được phân biệt bởi một nền vuông và một mái ba tầng hình chóp nhọn. Nó được trang trí rất công phu và được bảo tồn cho đến ngày nay nên không thể nào  không chiêm ngưỡng được vẻ đẹp và lộng lẫy của nó mặc dù có thể nhìn thấy  thiếu cái đỉnh (kailasa),  nơi mà thần Shiva ngự trị. Một trong những đặc điểm của mái tháp  này là sự hiện diện của các con vật bằng đá (vahana) (dê ở tầng một, ngỗng (hamsa) ở tầng hai và voi ở tầng trên cùng).

Phần thân của lăng (kalan) được bao bọc bởi đôi cột  trụ  tường  hình chữ nhật không có trang trí, phần dưới của nó  thì  có đôi  vòm được trang trí bằng những cánh hoa sen. Vòm của những cánh cửa giả là một mô hình rất độc đáo. Một hình người được chạm khắc và hầu như không thể nhìn thấy rỏ  được tìm thấy ở trong mỗi cánh cửa giả.

Tiền đình vẫn còn nguyên vẹn. Ở mức độ của các chồng trụ, chúng ta tìm thấy các dòng chữ hoàng gia được  chạm khắc có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 và liên quan đến danh sách các lễ vật dành cho nữ thần. Nhờ các văn bia, chúng ta được biết rằng vào năm 1064, vua Rudravarman III đã khôi phục lại tiền đình và nơi đặt nữ thần khiêu vũ Uma với bốn cánh tay của bà. Bên trong của tháp, ngoài tượng nữ thần ngồi trên đài sen được chôn trên bệ yoni, không chỉ có hai cánh cửa gỗ lim nguyên vẹn thời kỳ còn nước Chiêm Thành mà còn có hai tượng voi bằng gỗ được đặt ở cuối góc tường. Đây là những tác phẩm điêu khắc chàm duy nhất có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 9 và vẫn còn đứng vững cho đến ngày hôm nay.

Đền phía nam

Dù đã xuống cấp theo thời gian nhưng mái đền vẫn giữ được nét duyên dáng và là một mô hình rất nguyên bản và độc đáo trong nghệ thuật Chămpa. Nó được xây dựng bởi senapati (hay tướng) Par của vua Harivarman để làm một ngôi đền của Sandhakalinga (một linga lưỡng tính) và để  giới thiệu  hai thần Shiva và Bhagavarti dưới dạng một mukhalinga, một nửa thần, một nửa nữ thần. Để đáp lại hình thức hợp nhất của hai vị thần nam nữ này, chúng ta thấy được  sự thích nghi trong việc xây dựng thông qua ngôi đền này. Tòa nhà này có hai phần: thân vuông gắn liền với tiền đình và mái vòm thì có bố cục gợi nhớ đến Hưng Thạnh và Bằng An.

Thân của ngôi đền này tương đối thấp và có ba cửa giả được trang trí bằng sáu mũi nhọn xếp chồng lên nhau có kích thước tăng dần về phía dưới. Có đường viền hình hoa sen ngang với bệ của nó. Toàn bộ phần đế của kalan này được trang trí bằng những cánh hoa sen khắc trong các hình vuông. Tiền đình của nó khá dài và có trán tường cao lên.

Nhờ các dòng chữ chàm, người ta biết rằng các tháp Đông Nam và Tây Bắc được xây dựng bởi thống đốc của Panduranga và tổng tư lệnh Senapati Par hay Parraun của vua Harivarman, một tháp cho vị thần Sri Maladakuthara (một dạng khác của Bhagavati) và một cái tháp khác cho Sri Vinayaka (Ganesa) (vị thần có đầu voi). Vị thần Maladakuthara được gọi là nữ thần nhỏ (yan pu aneh) được xem là con gái của nữ thần Po Nagar vĩ đại.

Đây cũng là lý do tại sao tháp Đông Nam được đặt bên cạnh Bhagavarti (kalan chính) và Shivalinga (đền phía nam)

Version française

Thánh Mẫu Thiên Y A Na

ponagar2

Le kalan principal

Avec ses 22,8 mètres de haut, ce kalan principal est l’une des plus hautes tours dans l’architecture chame. Son style est considéré comme le style intermédiaire entre le style Mỹ Sơn A-1 et celui de Bình Định (XIème-XIIème siècle). Il se distingue par une base carrée et une toiture effilée à trois étages. Celle-ci est tellement ornée et conservée jusqu’à nos jours qu’il est impossible de ne pas apprécier sa beauté et sa splendeur malgré l’absence visible de la crête (kailasa ou la résidence de Shiva). L’une des caractéristiques de cette toiture est la présence des animaux en pierre (vahana) (des chèvres au premier étage, des oies (hamsa) au deuxième étage et des éléphants au dernier étage).

Le temple du Sudponagar3

Malgré la dégradation de sa toiture au fil du temps, il continue à garder son charme et il est un modèle très original et unique dans l’art du Champa. Il fut construit par le Senapati (1) Par du roi Harivarman dans le but de faire un temple du Sandhakalinga (un linga hermaphrodite) et de présenter ensemble Siva et Bhagavarti sous la forme d’un mukhalinga, mi-dieu, mi déesse. Afin de répondre à cette forme fusionnelle de ces deux divinités masculine et féminine, on voit apparaître une nouvelle adaptation de construction à travers ce temple. Il y a dans cet édifice deux parties: le corps carré rattaché au vestibule et la toiture bombée dont la composition rappelle celles de Hưng Thạnh et de Bằng An.

Le corps de ce temple est relativement bas et possède trois fausses portes ornées de six fers de lance superposées dont la grandeur croit vers le fond. On trouve au niveau de son piédestal des bordures en forme de fleur de lotus. Tout le socle de ce kalan est orné de pétales de lotus gravés dans des carrés.

Son vestibule est assez long et a un fronton surélevé.

Grâce aux inscriptions chames, on sait que les tours Sud-Est et Nord-Ouest ont été construites par le gouverneur de Panduranga et commandant en chef Senapati Par ou Parraun du roi Harivarman, l’une pour la divinité Sri Maladakuthara (autre forme de Bhagavati) et l’autre pour Sri Vinayaka (Ganesa)(2). La divinité Maladakuthara appelée comme la petite déesse (yan pu aneh) était présentée comme la fille de la grande déesse de Pô Nagar.

Temple du Sud-Est

C’est aussi l’une des raisons qui ponagar4explique que la tour du Sud Est était placée à côté de Bhagavarti (kalan principal) et du Sivalinga (temple du Sud).  

Références bibliographiques.danseuse

Les ruines Cham. A la recherche d’une civilisation éteinte. Trần Kỳ Phương. Editeur Thế Giới 1993

Po Nagar de Nha Trang. Anne-Valérie Schweyer. Aséanie 14, Décembre 2004, p. 109-140

Pérégrinations culturelles au Champa. Nguyễn Văn Kự- Ngô Văn Doanh. Editeurs EFEO- Thế Giới Publishers 2005.

Văn Hóa Cổ Chămpa. Ngô Văn Doanh. Editeur Nhà Xuất Bản Văn Hóa Dân Tộc 2002.


(1) senapati: général (tướng)
(2) Ganesa: Nom du dieu à tête d’éléphant. Il est le fils de Pârvatî, la parèdre de Shiva.

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.