Grèce, voyage mémorable

 

Chuyến đi thật thú vị

              Bảo tàng khảo cổ quốc gia Athènes. (Musée national archéologique d’Athènes)                                    

              Thành phố Théra (Capitale Théra de l’île  Santorin)
          Làng Oia  (Village Oia)
             Làng biển Perissa (Village balnéaire Périssa)

 

Mon voyage mémorable en Grèce

À savoir.
Hôtel recommandéAthens Psiri Hotel
32 Sofokleous str., Athens, Greece
+30 210 52 34 329
info@athenspsirihotel.com
www. athenspsirihotel.com

 

Les ponts de Paris (Các cây cầu ở Paris)

Version française

Version vietnamienne

À une époque lointaine, c’est par ce fleuve que vinrent les Barbares et les Normands  pour occuper Paris. Comme la Seine jouait  un rôle économique pour la capitale, on était obligé de construire  à partir du 17ème siècle des ponts entre ses rives pour désengorger le trafic. À présent que décline le rôle économique, la Seine devient la voie  majestueuse empruntée par les touristes étrangers et les promeneurs   pour faire une ballade  au fil de l’eau sur un tronçon de  13km parcouru par la  Seine  à Paris  par l’utilisation des bateaux-mouches  qui s’y multiplient entre des berges. On y dénombre actuellement 37 ponts.  Le pont le plus ancien est connu sous le nom du pont Neuf car il fut  construit  le premier en pierre de l’an 1578 jusqu’à  l’an 1607 sous les règnes des deux rois Henri III et Henri IV. Le plus beau et le plus somptueux reste le pont Alexandre III réalisé au moment de l’Exposition Universelle en 1900. Le pont des Arts devient  le lieu des rendez-vous des amoureux du monde entier.  C’est ici qu’on voit tout le long du pont, un grand nombre de cadenas accrochés sur ses côtés  et verrouillés  dont les clés ont été jetées dans la Seine pour immortaliser leur amour, ce qui fragilise le pont. Cette tradition est désormais interdite. Le dernier pont est la passerelle de Simone de Beauvoir dotée d’une structure lenticulaire et inaugurée en 2006.

 

Version vietnamienne

Từ thưở xưa , chính nhờ  con  sông này mà  các dân tộc  man rợ và  Normand mới chiếm được Paris. Chính vì sông Seine đóng một vai trò kinh tế quan trọng cho thủ đô nên từ thế kỷ 17 trở đi, người ta cần xây dựng  nhiều cây cầu bằng gỗ giữa hai bên bờ sông để làm giảm bớt  đi sự tắc nghẽn giao thông. Giờ đây, khi vai trò kinh tế của sông  không còn nữa thì sông Seine trở thành một phương tiện được khách du lịch nước ngoài và  người đi bộ trọng dụng để đi dạo dọc theo mặt nước của  đoạn đường dài có 13  cây số của sông bằng cách nhờ  những chiếc thuyền máy  « bateau-mouche »  thường thấy  càng nhiều ở các bờ sông. Hiện nay  có tất cả 37  cây cầu  bắc qua   sông Seine ở Paris. Cầu được  xem  cổ kính và lâu đời  nhất là Pont Neuf  được gọi là là « cầu mới » vì nó được xây dựng  đầu tiên bằng đá  từ năm 1578 đến năm 1607 dưới thời ngự trị của hai vua Henri Đệ Tam và Henri Đệ Tứ.  Đẹp và lộng lẫy nhất phải nói đến cầu Alexandre Đệ Tam, được xây vào thời điểm diễn ra có Triển lãm Toàn cầu năm 1900. Cầu  Pont des Arts  thì trở thành cầu của  những  người tình nhân ở trên thế giới. Được thấy không biết bao nhiều ổ khoá được khoá lại, chìa khóa vứt xuống sông Seine  và treo lủng lẳng ở hai bên cầu để nói lên tình chung thủy của họ khiến làm cây cầu suy yếu. Nay thì truyền thống nầy bị cấm.  Cầu cuối cùng là cầu đi bộ Simone de Beauvoir được trang bị với  cấu trúc dạng thấu kính và được khánh thành vào năm 2006.

 

Village médiéval Eze (le plus beau village de France)

 

Version vietnamienne

Perché sur un piton rocheux  de 429 mètres d’altitude entre le Ciel et la Mer avec ses ruelles pavées et sinueuses et ses maisons étagées bien fleuries  le faisant  passer pour un dédale, le village médiéval Eze est situé entre Nice et Menton et à 8km de la principauté de Monaco dans le département Alpes-Maritimes. Il est connu pour son église baroque Notre-Dame de l’Assomption et son jardin exotique aménagé sur les ruines de la forteresse médiévale. C’est ici qu’on voit  s’installer une véritable harmonie où les sculptures longilignes en terre cuite de l’artiste-sculpteur Jean-Philippe Richard côtoient les plantes succulentes des régions désertiques d’Amérique du Nord et du Mexique (cactus,  agaves, aloès, euphorbes etc.) et de la  Méditerranée. C’est aussi ici que le visiteur peut  contempler  un panorama magnifique  sur la Riviera française en contrebas. Le village est riche en histoire. À l’image de tous les villages de la région méditerranéenne, les Romains occupèrent ce lieu, dès le 3ème siècle après J.-C. en le faisant devenir un oppidum romain pour faire face à tous les envahisseurs. Puis c’est aussi  par une petite porte nommée  aujourd’hui « porte des Maures » que  les Sarrasins réussirent à prendre la cité en l’an 900 à l’époque où ils dévastaient la  Provence et la Ligurie  pendant plus de 70 ans jusqu’à sa  libération par le comte de Provence, Guillaume 1er. La cité  fut rattachée  ensuite en l’an 1388 à la couronne de Savoie qui apportait beaucoup de modifications à caractère défensif  dans la protection de la cité par une  double porte connue sous le nom « Poterne » avant d’être rattachée définitivement à la France  lors d’un vote à l’unanimité des Ézasques les 15 et 16 avril 1860.

Jardin exotique
Vue panoramique sur la Riviera 

Version vietnamienne

Nằm trên một đỉnh núi đá cao 429 mét so với mực nước giữa Trời và Biển với những con đường lát đá và quằn quèo  cùng những ngôi nhà nhiều tầng nở  đầy hoa khiến nơi đây trông giống như một mê cung, ngôi làng thời trung cổ Eze được tọa lạc cách xa công quốc Monaco 8 cây số giữa hai thành phố Nice và Menton và ở trong  địa phận Alpes-Maritimes . Làng nầy  được biết đến với nhà thờ Notre-Dame de l’Assomption kiểu phong cách baroque và khu vườn nhiệt đới  được hoàn tất trên phế tích của một pháo đài ở thời trung cổ. Chính tại đây, được thấy  có sự hài hòa của các tác phẩm điêu khắc bằng đất nung thanh mảnh  của nhà điêu khắc Jean-Philippe Richard được dựng bên cạnh các loài thực vật mọng nước  đến từ các vùng sa mạc của Bắc Mỹ và Mexico (như  xương rồng, cây thùa, lô hội, euphorbias, vân vân) và Địa Trung Hải. Cũng tại đây, du khách có thể nhìn xem  một phong cảnh tuyệt vời của vùng duyên hải Pháp ở phía dưới. Ngôi làng nầy rất giàu về lịch sử. Giống như các làng ở khu vực Địa Trung Hải, người La Mã đã chiếm đóng nơi này từ thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên bằng cách biến nó thành một thành lũy (oppidum) kiên cố để  chống lại quân xâm lược. Sau đó, nhờ thông qua một cánh cửa nhỏ nay gọi là  « cửa của người Moor », người Hồi giáo đã thành công  chiếm được thành vào năm 900 khi họ tàn phá Provence và Liguria có hơn 70 năm cho đến khi được bá tước của Provence, Guillaume đệ nhất giải phóng. Làng nầy được thuộc sau cùng về vương quốc Savoie vào năm 1388. Vương quốc  nầy thực hiện  nhiều sửa đổi mang tính chất phòng thủ trong việc củng cố  thành lũy  qua cánh cửa đôi được biết đến nay với cái tên « Poterne » trước khi  thành được trở về  vĩnh viễn dưới quyền cai trị của Pháp trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí của người  dân ở Eze vào ngày 15 và 16 tháng 4 năm 1860.

 

Le dédale d’Eze (Mê cung Eze)

Jardin des plantes ( Vườn bách thảo Paris)

Jardin des plantes (Vườn bách thảo Paris)

Créé au 17ème  siècle par le roi  Louis XIII à la sollicitation de Jean Herouard, son premier médecin et de Guy de La Brosse, son médecin ordinaire, le Jardin des Plantes,  est d’abord le jardin du roi. Il devient aujourd’hui un endroit magnifique au cœur de Paris.  Il se  démarque des autres jardins de la capitale par la grande  variété de plantes et d’arbres du monde entier proposés gratuitement aux visiteurs. On y trouve   différents musées à thèmes ayant pour but de diffuser la culture scientifique naturaliste comme la Grande Galerie de l’Évolution, le musée de la Paléontologie, la Galerie de minéralogie etc. De plus il y a la roseraie et le jardin zoologique réservé aux enfants.

Được thành lập vào thế kỷ 17 bởi vua Louis XIII theo sự yêu cầu của Jean Herouard, bác sĩ đầu tiên của ngài và Guy de La Brosse, bác sĩ  thường xuyên, vườn bách thảo trước hết là vườn của nhà vua. Giờ đây nó trở thành một địa điểm tráng lệ ở giữa lòng thủ đô Paris. Nó được nổi bật so với các khu vườn khác ở thủ đô nhờ  có nhiều loại thực vật và cây cối  đến từ khắp nơi trên thế giới và được cung cấp miễn phí cho du khách. Có nhiều bảo tàng theo chủ đề khác nhau nhằm phổ biến văn hóa khoa học tự nhiên như phòng trưng bày về sự tiến hóa, bảo tàng cổ sinh vật học, phòng trưng bày Khoáng vật học vân vân… Còn có luôn  vườn hồng và sở thú  dành cho trẻ em.

Galerie des photos

JARDIN DES PLANTES

Parc Montsouris (Công viên Montsouris)

Parc Montsouris (Công viên Montsouris)

Mùa thu (en automne)

Situé en face de la cité universitaire dans le 14ème de Paris,  le parc de Montsouris fut construit sous l’empereur Napoléon III et inauguré en 1869. C’est un lieu de détente préféré par la plupart des étudiants parisiens. C’est aussi qu’on retrouve aussi la plupart des concerts organisés gratuitement au kiosque à musique durant l’été.

Nằm đối diện với  ký túc xá ở quận 14 của Paris,  công viên Montsouris được xây dựng dưới thời hoàng đế Napoléon III và khánh thành vào năm 1869. Đây là nơi thư giãn được đa số sinh viên yêu thích. Chính ở nơi nầy hay thường  thấy các buổi hòa nhạc được tổ chức miễn phí ở ki- ốt  âm nhạc  trong suốt mùa hè.

Mùa hè (en été)

Mùa thu (en automne)

Cà Mau (Pointe de Cà Mau)

Version française

Cà Mau (tiếng Khơ Me gọi là Teuk Khmao) là một thành phố nằm ở cực phương nam của nước đất nước Việt Nam. Đi đến Cà Mau phải qua không biết bao nhiều các cầu nhỏ  để nói lên  Cà Mau là một vùng đầm lầy và thuộc về  đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau đươc biết đến nhờ có  vườn quốc gia U Minh Hạ. Đây là một trong ba vùng lõi của Cà Mau, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Rất phong phú về động và thực vật, vườn quốc gia  U Minh Hạ  có khoảng 250 loài thực vật, 182 loài chim, 40 loài thú, 20 loài bò sát cùng nhiều loại côn trùng khác nhau.  Ở  xung quanh Mũi Cà Mau là vùng biển cạn. Hàng năm đất lấn ra biển hàng trăm thước. Vì vậy mà từ bao nhiêu thế hệ, người dân Cà Mau thường hay nói với câu ngạn ngữ nầy: « Mắm đi trước, đước theo sau » trong cuộc  hành trình lấn biển. Các cây mắm nhờ có rễ ăn sâu trong đất bùn nên bồi được thêm đất phù sa. Rễ cây đâm tua tủa và chỉa lên mặt đất cùng nhau giữ đất. Sau đó là đến phiên đước và những cây rừng ngập mặn khác như sú, vẹt… cùng đua nhau mọc  lên khiến bãi bồi ngày càng vững chắc thêm để  vươn ra biển.

Version française

Cà Mau (connue en khmer sous le nom de Teuk Khmao) est une ville située à l’extrême sud du Vietnam. En venant ici, il faut traverser tant de petits ponts pour rappeler bien que Ca Mau est une région marécageuse  du delta  de Mékong.  C’est l’une de ses trois zones importantes reconnues  par l’UNESCO comme réserve de biosphère mondiale. Très riche de faune et de flore, le parc national U Minh Ha compte environ 250 espèces de plantes, 182 espèces d’oiseaux, 40 espèces de mammifères, 20 espèces de reptiles et de nombreux types d’insectes différents. Autour du cap Cà Mau c’est la zone où la mer est peu profonde. Chaque année, la terre empiète sur la mer à des centaines de mètres. C’est pour cela que depuis des générations, les habitants de Cà Mau ont l’habitude de dire en vietnamien: » les plantes mắm (Avicennia)  poussent d’abord, puis elles sont suivies par les palétuviers » dans  leur empiétement sur la mer. Grâce à de longues racines fixées dans les bancs de vase, les Avicennias facilitent le dépôt des alluvions marines. Leurs racines ramifiées s’orientent dans toutes les directions hors du sol et réussissent à retenir ensemble ce dépôt. Puis  c’est le tour des  palétuviers et des autres plantes capables de pousser dans cet environnement  permettant  d’affermir ainsi l’extension de la vasière.

La roseraie de l’Hay-les-Roses (Val de Marne)

Version française

Trước khi trở thành khu vườn công cộng được thủ  phủ  Val de Marne quản lý, vườn hoa hồng  L’Hay-les-Roses tọa lạc cách xa Paris 5 cây số  về  phía nam và từng là lãnh địa riêng tư của một doanh nhân tên là Jules Gravereaux. Để thỏa mãn niềm đam mê hoa hồng, ông không ngần ngại thu thập, sưu tầm và trồng  hàng trăm loại giống hoa hồng từ năm 1894 ở vườn rau của mình. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của nhà thiết kế cảnh quan nổi tiếng Édouard André, ông đã thành công trong việc tạo ra khu vườn của mình có được một phong cách  hoa viên mới theo kiểu Pháp, trong đó thành phần trang trí chỉ gồm có hoa hồng. Hiện nay, ở trong vườn hoa nầy có gần 3.300 loại hoa hồng trên một diện tích tổng cộng là 1,52 héc-ta.

 

 

Version française

Avant de devenir le jardin public administré par le département du Val de Marne, la roseraie était l’ancien domaine privé d’un homme d’affaires de nom Jules Gravereaux.  Pour assouvir sa passion pour les roses, il n’hésita pas à réunir, collectionner et planter des centaines de variétés de rosiers dès 1894 dans son potager. Puis, grâce à l’aide apportée par le célèbre paysagiste Édouard André, il réussit à donner à son jardin un nouveau  style de jardinage à la française où l’élément de décoration est constitué uniquement des rosiers. Il y a actuellement près de 3300 variétés de rosiers sur une surface totale 1,52 hectares.

Galerie des roses

Paris au crépuscule (Paris lúc chiều tàn)

Các tia nắng ở cuối ngày cùng dòng nước óng ánh lên sắc cam rực rỡ của sông Seine  tạo ra một quan cảnh tuyệt vời khi thành phố bắt đầu lên đèn. Bạn sẽ ngẩn ngơ và cảm nhận thích thú rạo rực trong lòng ít nhiều  khi có được những khoảnh khắc kỳ diệu nầy. Đây cũng là những kỷ niệm khó quên khi bạn có dịp đến với kinh đô ánh sáng Ba Lê. 

Les derniers rayons du soleil couchant et les eaux  irisées de la Seine vous offrent un spectacle merveilleux lorsque la ville commence à s’illuminer. Vous serez abasourdi et vous sentirez une légère excitation dans votre cœur lorsque vous aurez des moments magiques. Ce sont des souvenirs inoubliables lors que vous avez l’opportunité de visiter la ville lumière qu’est Paris.

The last rays of the setting sun and the iridescent waters of the Seine offer you a marvelous spectacle when the city starts to light up. You will be stunned and feel a slight excitement in your heart when you have these magical moments. These are unforgettable memories when you have the opportunity to visit the city of light that is Paris.

Hồ Chí Minh ville (Saïgon)

Saïgon  (Hồ Chí Minh ville)

Saïgon hai tiếng nhớ nhung
Ra đi luyến tiếc nghìn trùng cách xa

Version française

Đối với một số người dân Việt, thành phố này mãi mãi là Sàigòn. Còn  với những người khác, đấy thực sự là thành phố Hồ Chí Minh. Dù thành phố nầy có mang tên chi nữa, nó vẫn tiếp tục là trung tâm kinh tế  đối với các doanh nhân nước ngoài. Chính ở nơi đây quá cảnh hàng triệu tấn thóc gạo và cá của  đồng bằng sông Cửu Long  để được xuất khẩu. Mặc dù được đổi tên vào năm 1975, Saïgon vẫn tiếp tục giữ những thói quen cũ, những thay đổi thất thường và những nghịch lý. Thành phố vẫn luôn náo nhiệt ồn ào với những đêm không ngủ. Quang cảnh hay thường được trông thấy  ở  các đường phố hay qua đêm trong những căn phòng rộng lớn sàn gỗ với các cô gái trẻ học nhảy điệu valse và tango. Saigon vẫn sống rất linh động với 10 triệu cư dân hiện nay. Saïgon lúc nào cũng có sức sống mãnh liệt  với một tinh thần tháo vát  tuyệt vời. Thành phố vẫn phóng đãng, thích phiêu lưu và quá phấn khởi. Nó tiếp tục phát triển với những khách sạn sang trọng hàng nghìn phòng ở giữa các khu dân nghèo. Đây là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam với mật độ dân số trung bình hơn 4.500 người trên mỗi kilomet vuông, còn  cao hơn cả Thượng Hải (Trung Quốc).

Các điểm tham quan

Nó hiện có tổng diện tích 2061 km2 và được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong quá khứ, thành phố gồm có 12 quận và 6 huyện trên diện tích là  2029 kilomet vuông. Saigon đã từng là Hòn Ngọc Viễn Đông trong thời kỳ Pháp thuộc  và sau đó là thủ đô của miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975. Ngày nay, nhờ dự án phát triển đô thị bán đảo Thủ Thiêm và sự  gia nhập của quận Thủ Đức gần đây, thành phố  đã thành công, theo nhà nghiên cứu  người Việt Trần Khắc Minh của đại học Québec ở Montréal, trong việc mở rộng khu vực đô thị và tăng trưởng dân số một cách nhanh chóng nhờ quá trình đô thị hóa nhưng điều nầy  không ngăn cản được sự phân đọan của kết cấu đô thị ngày càng tăng  và làm nổi bật thêm  khoảng cách giàu nghèo nhất là trong việc tìm nhà cư ngụ.

Từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ 17, Sàigon lần lượt thuộc về  vương quốc Phù Nam, rồi  đến Chân Lạp,  sau đó Chămpa và Cao Miên. Tên của nó chỉ được nhắc đến lần đầu tiên trong một  tài liệu của Việt Nam vào năm 1776, kể  lại cuộc chinh phục thành phố  nầy bởi các chúa Nguyễn vào năm 1672.  Đối với người Khơ Me (hoặc người Cao Miên), Sàigòn chỉ là tên biến dạng của từ  Prey Nokor (« thành phố trong rừng ») mà người Khơ Me  gán cho thành phố này. Sài Gòn là một vùng đầm lầy đầy cá sấu và có nhiều  khí lam chướng vào cuối thế kỷ 17. Việc những người Việt đầu tiên định cư chọn Sàigòn làm nơi tha hương không phải là một chuyện bình thường. Vì thế có một ca dao phổ biến mà người  dân Việt được biết để  nói đến vùng đất dữ, có nhiều khí lam chướng.

Chèo ghe sợ sấu cắn chân
Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.

Mặc dầu có nhiều khuyết điểm, Saigòn vẫn tiếp tục là tĩnh mạch trọng yếu của Việt Nam. Chính Saigon đã dạy người dân Việt biết đến chính sách Đổi Mới  từ năm 1996 đẩy mạnh không những  công nghiệp hóa và  hiện đại hóa mà còn giúp họ ưa thích  chủ nghĩa tư bản và phiêu lưu trong việc bỏ vốn đầu tư mạo hiểm. Cũng như các thành phố khác, Sàigòn có một lịch sử lâu dài trước khi bị đô hộ, sau đó bị Mỹ hóa và sau cùng  lấy tên thành phố Hồ Chí Minh sau biến cố  năm 1975.

Đối với những người quan tâm đến thành phố này, lịch sử và sự phát triển của nó thì nên đọc những cuốn sách sau đây:

  • Saigon, le chantier des utopies de Didier Lauras, Editions Autrement, Collections Monde, 1997, no 95 HS.
  • Saigon, 1925-1945 , de la belle Colonie à l’éclosion révolutionnaire de Philippe Franchini, Editions Autrement, Collections Monde, no17, 1992.

 

 

 

 

Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Từ bao giờ Paris trở thành kinh đô ánh sáng?
Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Version française

Được xem là kinh đô ánh sáng của Âu Châu, Paris đã có nét đẹp lung linh nầy từ bao giờ nhỉ? Qua nhiêu thế kỷ, Paris cũng như các thành phố Âu Châu đều chìm lặn trong bóng tối một khi màn đêm buông xuống khiến làm người qua đường áy náy lo sợ vì thiếu an ninh nhất là với một mùa đông lạnh buốt. Bởi vậy nhà thi sỹ Boileau có nhắc đến vấn đề nầy trong quyển sách ông viết có tựa đề : Les Embarras de Paris vào năm 1666. Chính vì vậy mới có các nhóm người tuần tra đi khắp nẽo đường Paris với các bó đuốc nhưng khó mà kiểm soát được Paris nhất là ở thế kỷ 17 có đến 500.000 cư dân. Thời đó, muốn đi đêm phải có đuốc hay đèn lồng. Các người giàu có thì có người nô bộc dẫn đường với chiếc đèn lồng. Sau đó ở giữa thế kỷ 17 có những người chuyên môn sinh sống với nghề cầm đuốc dẫn đường, họ đón khách ở những nơi có nhà hát hay vũ trường. Mãi cho đến đầu thế kỷ 19 nghề nầy vẫn còn thấy ở Paris. Tuy nhiên những người giàu có hay ngưởi buôn bán vẫn sợ sệt vì đường không được sáng tỏ chi cho lắm. Trong lúc đó ở Âu Châu thì các thành phố đã có hệ thống đèn đường công cộng với các lồng đèn đốt trước nhà. Dựa trên chỉ dụ của vua mặt trời của Pháp, Louis XIV thì trung tướng cảnh sát La Reynie mới ra chỉ thị bắt buộc các chủ nhà đặt đèn trước nhà khiến nhờ vậy có hơn 2700 đèn lồng được đặt ở 900 đường của thành phố. Đèn nầy được đốt từ tháng mười cho đến tháng ba, từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Từ đó hệ thống đèn đường làm người du khách ngoại quốc đến Paris đều thán phục và say mê nhưng loại đèn lồng nầy dễ bị gió làm tắt ngọn lửa của lồng đèn. Sau đó được thay thế bằng cột đèn đường (réverbère) được sáng tạo bởi người thợ đồng hồ xứ Bourgogne tên là Bourgeois de Châteaublanc để tránh được nạn gió và soi sáng đường xá tỏ hơn đèn lồng. Hiện nay còn thấy các cột đèn nầy ở nhiều nơi sang trọng của Paris như ờ quảng trường Vendôme chẳng hạn hay dọc theo các cầu sông Seine. Chính nhờ vậy một khi hoàng hôn phủ xuống thành phố, thì các đèn đường được đốt lên thưở đầu bằng khí đốt nay thì bằng điện cả khiến Paris đẹp lung linh về đêm.

« de 13 »

Version française

Étant connue comme la capitale européenne de la lumière, Paris a-t-elle eu depuis quand cette beauté chatoyante? Au fil des siècles, Paris comme tant d’autres villes européennes ont été plongées dans l’obscurité une fois la nuit tombée. Cela faisait peur surtout aux passants en raison du manque de sécurité avec un hiver froid et rude. Le poète Boileau eut l’occasion d’évoquer ce problème dans son livre intitulé « Les Embarras de Paris » en 1666. C’était pourquoi il y avait des groupes de patrouilleurs constitués parcourant les rues de Paris avec des torches ou des lanternes mais malheureusement c’était difficile de contrôler Paris au 17ème siècle avec plus de 500 000 habitants. À cette époque, si on voulait sortir la nuit, il fallait avoir des torches ou des lanternes. Les riches étaient précédés dans leurs pas par un serviteur avec une lanterne. Puis au milieu du XVIIème siècle, il y avait des porteurs de flambeau vivant avec le métier de guide d’éclairage. Ils se postaient devant les lieux connus comme les théâtres et les salles de bal à la recherche des clients. Jusqu’au début du XIXème siècle, ce métier exista encore à Paris. Cependant, les riches ou les commerçants avaient encore peur car les rues n’étaient pas bien éclairées. Pendant ce temps en Europe, les villes avaient déjà possédé un système d’éclairage public avec des lanternes installées devant les maisons.

En se basant sur le décret du Roi Soleil de France, Louis XIV, le lieutenant général de police La Reynie a émis une directive ordonnant aux propriétaires de mettre en place les lanternes sur les façades de leurs maisons. Plus de 2 700 lanternes étaient installées ainsi dans les 900 rues de la ville. Cette lanterne devait être allumée, de 18h jusqu’à minuit, depuis le mois d’octobre jusqu’au mois de mars. Depuis, le système d’éclairage public commença à émerveiller les touristes étrangers lors de leur passage à Paris mais la lanterne s’éteignit facilement au gré du vent. Elle fut remplacée ensuite par le réverbère inventé par un horloger bourguignon de nom Bourgeois de Châteaublanc et ayant pour but d’éviter le vent et d’éclairer mieux encore la rue. Aujourd’hui, ce type de réverbère est encore visible dans de nombreux endroits luxueux à Paris, comme par exemple à la place Vendôme ou le long des ponts traversant la Seine. C’est pourquoi dès le coucher de soleil, les réverbères d’abord allumés autrefois au gaz et maintenant à l’électricité rendent Paris plus chatoyante toute la nuit.

Références bibliographiques:

Alain Cabantous: Histoire de la nuit. XVème-XV IIIème siècle Editeur Fayard, 2009.
Alfonso Lopez : Eclairage public : une lueur dans les villes.
Revue mensuelle: Histoire N°76. Octobre 2021