Chenla (Empire khmer)

 

Đế Chế Angkor 

Version vietnamienne

À  l’heure où le royaume Fou-nan s’affaiblit, une principauté vassale de ce royaume que les historiens chinois appelaient souvent sous le vocable Chenla (Chân Lạp) dans leurs annales,  tenta de forger sa destinée dans le bassin moyen du Mékong  proche du site archéologique Vat Phu de la province Champassak (Laos d’aujourd’hui).  C’est le seul nom que nous possédons jusqu’à aujourd’hui.  Aucun mot sanskrit ou khmer ne correspond au son ancien Tsien lap. L’existence de ce royaume  date de la fin du VIème siècle.  Analogues aux rois de Fou-nan, ceux du Chenla ont aussi une légende dynastique: un  prêtre brahmane d’origine solaire nommé Kambu Svayambhuva  reçut  du dieu Shiva lui-même une nymphe d’origine lunaire en mariage, la belle Mera.

De cette union de K(ambu) et de Merâ,  était  née une lignée des souverains ou celle des descendants de Kambujadesha ayant pour signification « pays de la descendance de Kambu » dans le but d’expliquer  le nom des Khmers.  Ce mot  Kambujadesha abrégé en  Kambuja fut découvert pour la première fois en 817 dans une inscription de Po Nagar au Champa (ou Nha Trang du Vietnam actuel). Durant la période de colonisation française, ce nom Kambuja fut francisé en « Cambodge ». Quant au mot Chenla, on le vit apparaître dans l’histoire des Sui (589-619) où l’envoi de l’ambassade de ce pays fut évoqué en 616-617.  Situé au sud-ouest du Lin Yi (futur Champa) et pays vassal de Founan, le royaume de Chenla (Chân Lạp)(futur Cambodge) devenu puissant n’hésita pas à s’emparer de ce dernier et le soumit. Ce fait était rapporté non seulement dans la nouvelle histoire des Tang (618-907) de l’historien chinois Ouyang Xiu mais aussi sur une inscription inédite de Sambor-Prei Kuk dans laquelle on félicitait le roi du Chenla, Içanavarman Ier, fils du roi Mahendravarman d’avoir agrandi le territoire de ses parents avec ses exploits grandioses. Ce monarque établit sa capitale à Sambor-Prei Kuk  rebaptisée Ishanapura.

On assista de nouveau  au morcellement du Chenla en de petits états. C’est seulement en 654 que Jayavarman Ier, un arrière-petit-fils de Içanavarman Ier réussit à réunifier le pays de ce dernier et installa sa capitale près d’Angkor. À sa mort, le Chenla éclata de nouveau en de nombreuses principautés  et bientôt celle de Shambupura (aujourd’hui Sambor sur le Mékong) réussit à imposer son autorité. Son roi Jayavarman II se fixa à Rolûos et se proclama  roi de l’ensemble du Kambuja en 802.  Puis les sites d’habitat et religieux de la plaine Óc Eo commencèrent à être abandonnés car le centre de gravité de la nouvelle formation politique venant du Nord s’éloigna ainsi de la côte pour s’approcher progressivement du site de la future capitale de l’empire khmère, Angkor.

Pour le chercheur J. Népote, les Khmers venus du Nord par le Laos apparaissent comme des bandes germaniques vis-à-vis de l’empire romain, tentent de constituer à l’intérieur des terres un royaume unitaire connu sous le nom de Chenla. Ils ne trouvent aucun intérêt de garder la technique de la culture du riz flottant car ils vivent loin de la côte. Ils tentent de combiner leur propre maîtrise des retenues d’eau avec les apports de la science hydraulique indienne (les baray) pour mettre au point à travers de multiples tâtonnements une irrigation mieux adaptée à l’écologie de l’arrière-pays et aux variétés locales du riz irrigué.

On rapporte que dans les annales chinoises, le Chenla était divisé en un « Chenla de terre » et « un Chenla d’eau » au début du VIIIème siècle. Le premier était implanté dans les anciens territoires du Chenla agrandi en fonction de ses succès militaires, de la chaîne Dangrek à la vallée du moyen Mékong et vers l’ouest jusqu’à Burinam appartenant aujourd’hui à la province thaïlandaise de Korat tandis que  le deuxième correspondait à une multitude de fiefs du Fou-nan d’autrefois et  était assujetti à l’autorité royale de l’île de Java (Indonésie). Puis on apprend par le biais d’une stèle de Sdok Kak Thom datant de 1052 et retrouvée à 25km de Sisophon que Jayavarman II se fit couronner roi en 802 après avoir libéré son pays de la tutelle de Java et son pays retrouva son unité  sous le nom Chenla.

Ce dernier ne tarda pas à céder la place à la naissance de l’empire angkorien au début du IXème siècle. Celui-ci connut d’abord son apogée et sa gloire avec le roi Suryavarman II que les historiens ont comparé souvent au roi-soleil Louis XIV de France. De tempérament belliqueux, il n’hésita pas à s’allier d’abord aux Chams pour s’attaquer au royaume de Đại Việt sous le règne du roi Lý Thần Tôn en 1128 mais il fut repoussé dans la région Nghệ An.  Il tenta de maintenir ensuite son emprise sur le Champa en plaçant son beau-frère Harideva  régnant sur la capitale Vijaya (l’actuelle Bình Định du Vietnam). Mais cette tentative se solda par un échec cuisant face à l’un des plus grands rois chams Jaya Harivarman Ier qui reprit Vijaya en 1149.  Pourtant les chroniqueurs chinois parlaient de lui avec une grande déférence. Outre la frénésie de ses conquêtes territoriales,  Suryavarman II fit édifier un grand nombre de monuments splendides parmi lesquels figurait le célèbre site d’Angkor Vat. Selon la chercheuse italienne Maria Albanese de l’institut I.I.A.O, il semble possible que Suryavarman II soit  décédé à la suite d’une expédition militaire désastreuse dans le territoire vietnamien en 1150.

Puis l’empire des rois khmers  s’agrandit avec Jayavarman VII, une des personnalités fascinantes de l’histoire universelle. Celui-ci réussit à reculer durant son règne les limites de son empire par l’annexion du Champa, de la basse Birmanie, de la Thaïlande et du Laos. Georges Coedès, ancien directeur de l’Ecole Française de l’Extrême Orient (EFEO), nous a brossé de ce grand roi, un portrait d’un relief saisissant, celui d’un pharaon qui peut se vanter d’avoir remué autant de pierre. (Angkor Thom, Ta-Prohm, Bantay-Kdei etc ..).

Carte de l’empire

carte_empire_khmer

Chân Lạp

Mais, après sa mort, du fait des entreprises gigantesques et des guerres incessantes contre ses voisins (Chams, Vietnamiens et Thaïs), l’empire angkorien commença à connaître le déclin précipité par la prise et le saccage multiple de sa capitale Angkor par les Thaïs. (1353, 1393 et 1431). Ceux-ci étaient unifiés par Ramadhipathi pour fonder le royaume d‘Ayutthaya

Face aux assauts des Thaïs, les Khmers durent abandonner leur capitale Angkor et se replier au cœur géographique de leur pays, les Quatre-Bras du Mékong (Phnom Penh) avec le dernier roi de l’empire khmer et le premier roi du Cambodge Ponhea Yat. Ce repli stratégique et économique  n’est que l’une des hypothèses suggérées par les chercheurs pour hâter le déclin d’Angkor. Mais selon les découvertes récentes rapportées par National Geographic dans son numéro 118 du mois Juillet 2009, l’effondrement d’Angkor est dû en grande partie aux catastrophes climatiques qui ont réussi à anéantir le système hydraulique le plus complexe et le plus astucieux, un joyau de la civilisation khmère. La cité impériale d’Angkor dut affronter de grandes sécheresses successives de 1362 à 1392 et de 1415 à 1440 grâce  à l’analyse des cernes de croissance trouvés dans certains cyprès de grande longévité tels que le teck ou le bois de Siam. Lorsque le système hydraulique commença à dysfonctionner en donnant des signes de faiblesse, la puissance de l’empire angkorien en fit autant. C’est pourquoi, en se rendant compte le premier  de l’importance de ce système, l’archéologue   Bernard Philippe Groslier  de l’Ecole française d’Extrême–Orient (EFEO) n’hésita pas à qualifier Angkor de « cité hydraulique » lors de la publication de son ouvrage en 1979. Étant conçus pour assumer les rituels religieux et garantir un approvisionnement constant en eau pour les cultures de riz, les gigantesques  baray (ou les réservoirs en eau) étaient mis à sec en cas de la succession de grandes sécheresses. Cela put porter un coup de grâce  à cet empire déjà chancelant affaibli par les divisions internes et par l’invasion successive des Thaïs car Angkor comptait nourrir pas moins de 750000 habitants dans une superficie d’environ 1000km2.  Cela nous  fait revivre la période vécue par les cités mayas du Mexique et d’Amérique centrale ayant succombé à la surpopulation et à la dégradation de leur environnement liée aux trois sécheresses successives au IXème siècle. Cette catastrophe nous rappelle aussi  avec brutalité les limites de l’ingéniosité humaine qui peuvent être vaincues facilement à tout moment par la force de la nature. L’homme ne peut pas vaincre la nature en aucun cas mais il doit faire corps avec la nature pour vivre en harmonie avec elle.

© Đặng Anh Tuấn

 

Version vietnamienne

Đế Chế Angkor

Vào thời điểm  vương quốc Phù Nam bị suy yếu thì  có một nước chư hầu của vương quốc này mà các sử gia Trung Hoa thường gọi dưới cái tên Chân Lạp trong biên niên sử, thử tạo nên sứ  mệnh ở vùng trung Mekong gần với di chỉ Vat Phu của tỉnh Champassak (Lào ngày nay). Đây là cái tên duy nhất của quốc gia nầy mà chúng ta  có được  cho đến ngày hôm nay.  Không có một chữ Phạn hay chữ khmer nào tưng ứng với âm cổ Tsien lap. Vương quốc này được thành hình ở cuối thế kỷ thứ 6. Tương tự như các vị vua Phù Nam, các vua  Chân Lạp cũng có một truyền thuyết về vương triều: một thầy tu ẩn sĩ Bà-la-môn có nguồn gốc từ mặt trời tên là Kambu Svayambhuva đã được thần Shiva ban phép kết hôn với một tiên nữ có nguồn gốc từ mặt trăng, một nàng Mera xinh đẹp.

Từ sự kết hợp giữa K(ambu) và Merâ, đã sinh ra một dòng họ những nhà  vua hoặc là các con cháu của Kambujadesha có nghĩa là « đất nước của con cháu Kambu » để giải thích tên của người Khơ Me. Từ chữ  Kambujadesha viết tắt thành chữ Kambuja này, nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 817 trên một bia ký ở đền Po Nagar của nước Chiêm Thành (hay là  thành phố Nha Trang của Việt Nam ngày nay). Trong thời kỳ Pháp thuộc, cái tên Kambuja này được pháp hóa thành « Campuchia ». Đối với từ Chân Lạp, chúng ta đã thấy từ nầy được  xuất hiện trong  Tùy thư (589-619), ở vào thời điểm chuyện gửi sứ thần của nước Chân Lạp  đã được nhắc đến  vào năm 616-617. Nằm ở phía tây nam của  nước  Lâm Ấp  và là nước chư hầu của Phù Nam, Chân Lạp trở nên hùng mạnh,  không ngần ngại  xâm chiếm và chinh phục luôn nước Phù Nam. Sự kiện này không chỉ được báo cáo trong  quyển Tân Đường Thư  (Xīn Tángshū) (618-907) của nhà sử học Trung Quốc Ouyang Xiu mà còn được thấy  ở một bia ký chưa được công bố của Sambor-Prei Kuk, trên đó vua Chân Lạp, Içanavarman Ier, con trai của Vua Mahendravarman đã được khen ngợi bởi công lao  vĩ đại của ông trong việc bành trướng lãnh thổ của cha mẹ mình. Vị quốc vương này thiết  lập thủ đô ở Sambor-Prei Kuk và đổi tên nó thành Ishanapura.

Lại một lần nữa chúng ta chứng kiến ​​sự phân chia Chân Lạp ra thành nhiều tiểu quốc. Chỉ vào năm 654, Jayavarman I, cháu chắt trai của Içanavarman Ier đã thành công trong việc thống nhất lại đất nước và thiết lập thủ đô ở gần Angkor. Sau khi ngài qua đời, Chân Lạp bùng phát trở lại thành nhiều công quốc và ngay sau đó có  một công quốc tên là Shambupura (nay là Sambor trên sông Mékong) đã thành công trong việc khẳng định quyền lực của mình. Vua của công quốc nầy Jayavarman II định cư ở Rolûos và tự xưng là vua của khắp vùng đất Kambuja vào năm 802. Các khu nhà ở và các nơi tôn giáo ở đồng bằng Óc Eo  bắt đầu bị bỏ hoang bởi vì sự thành hình chính trị mới đến từ phương Bắc đang di chuyển tách  rời bờ biển để tiếp cận dần dần địa điểm Angkor, thủ đô tương lai của đế quốc Khơ Me.

Đối với nhà nghiên cứu J. Népote, đến từ miền Bắc nước Lào xuất hiện dưới dạng các nhóm người Giéc Ma Ni với đế chế La Mã, nhóm người Khơ Me cố gắng tạo thành một vương quốc thống nhất ở nội địa với tên là Chân Lạp. Họ không thấy có lợi ích để giữ kỹ thuật trồng lúa nổi vì họ sống rất  xa bờ biển. Họ cố gắng phối hợp  những gì họ thông thạo hiểu biết trong cách giữ nước cùng với sự  bổ sung thêm khoa học thủy lực của người Ấn Độ để phát triển  qua nhiều lần  thử nghiệm, một hệ thống thủy lợi thích hợp hơn với hệ sinh thái của vùng nội địa và các giống lúa địa phương.

Trong biên niên sử Trung Quốc thì Chân Lạp được  phân chia ra thành « Lục Chân Lạp » và « Thủy Chân Lạp » vào đầu thế kỷ thứ 8. Lục Chân Lạp  gồm có  các vùng lãnh thổ cũ của Chân Lạp được mở rộng thêm tùy theo những chiến công, có  từ dãy núi Dangrek đến thung lũng trung lưu sông Mékong và phía tây thì đến Burinam, nay thuộc tỉnh Korat của Thái Lan. Còn  Thủy Chân Lạp tương ứng với nhiều thuộc quốc của Phù Nam trước kia và lệ thuộc vương quyền ở đảo Java. Sau đó chúng ta biết được rằng  nhờ qua một tấm bia ở Sdok Kak Thom có ​​niên đại từ năm 1052 và cách Sisophon 25 cây số,  Jayavarman II đã lên ngôi vua vào năm 802 sau khi giải phóng được đất nước ra khỏi sự bảo trợ của của Java và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ  với cái tên Chân Lạp.

Vương quốc nầy  phải nhường chổ  lại không bao lâu  cho sự ra đời của đế chế Angkor vào đầu thế kỷ thứ tám. Đế  chế  nầy có được một thời kỳ vàng son với vua Suryavarman II mà các nhà sử học thường so sánh với vua mặt trời của Pháp, Louis XIV. Với bản tính hiếu chiến, ngài đã không ngần ngại liên minh lần đầu tiên với người Chàm để tấn công vương quốc Đại Việt dưới thời vua Lý Thần Tôn vào năm 1128 nhưng ngài  đã bị đẩy lui về vùng Nghệ An. Sau đó ngài cố duy trì ảnh hưởng ở đất nước Chiêm Thành bằng cách đặt anh rể của mình là Harideva trị vì ở  thủ đô Trà Bàn (Vijaya) (Bình Định ngày nay của Việt Nam). Nhưng nỗ lực này đã kết thúc đến thất bại hoàn toàn nhất là đối diện với một trong những vị vua Chàm vĩ đại, Jaya Harivarman I. Vua chàm nầy  đã tiếp quản lại Vijaya vào năm 1149. Tuy nhiên các nhà biên niên sử Trung Quốc đã nói đến ông với sự tôn trọng tuyệt vời.

Ngoài sự cuồng nhiệt chinh phục lãnh thổ, Suryavarman II còn có xây dựng một số lượng lớn các công trình lộng lẫy đáng kể trong đó có di chỉ nổi tiếng là Angkor Wat. Theo nhà nghiên cứu người Ý, bà Maria Albanese thuộc viện I.I.A.O, có thể Suryavarman II  qua đời sau cuộc viễn chinh quân sự thảm khốc ở lãnh thổ Việt Nam vào năm 1150.

Sau đó nước Chân Lạp trở nên  hùng mạnh và phát triển  với vua Jayavarman VII, một trong những nhân vật thú vị nhất  của lịch sử thế giới.  Ngài đã thành công trong việc bành trướng đế chế của mình bằng việc sát nhập vương quốc Chămpa, vùng đất Hạ Miến Điện, Thái Lan và Lào. Nhà khảo cứu Pháp Georges Coedès, cựu viện trưởng trường Viễn đông bác cổ Pháp (EFEO) phát họa và làm nổi bật hình ảnh một vị vua nầy, một Pharaoh có thể tự hào đã động dậy biết bao nhiêu tảng đá (Angkor Thom, Ta-Prohm, Bantay-Dei vân vân…). Nhưng sau khi ông viên tịch, vì sự gây hấn và các cuộc  chiến tranh không ngừng với các nước lân bang như Chămpa, Vietnam và Thái Lan nên đế chế Angkor bất đầu  trãi qua một thời kỳ suy tàn bởi sự xâm chiếm nhiều lần thủ đô Angkor và cướp bóc của người Thái Lan (1353, 1393 và 1431). Các người Thái nầy được hợp nhất và đoàn kết với vua Ramadhipathi để thành lập vương quốc Ayutthaya.

Trước các cuộc tấn công của người Thái, người Khmer buộc lòng từ bỏ thủ đô Angkor và  dời đô về gữa lòng đất nước mà  họ thường  gọi là nơi có bốn nhánh cửa  của sông Cửu Long (Nam Vang) với vua cuối cùng của đế chế Angkor mà cũng là vua đầu tiên của nước Cao Miên, Ponhea Yat.  Sự rút lui chiến lược và kinh tế này chỉ là một trong những giả thuyết được các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm x xúc tiến nhanh sự suy tàn của Angkor. Nhưng theo những khám phá gần đây mà được National Geographic báo cáo trong số 118 tháng 7 năm 2009, sự sụp đổ của Angkor phần lớn là do thảm họa khí hậu đã thành công trong việc hủy diệt hệ thống thủy lực phức tạp và thông minh nhất, một viên ngọc quý của nền văn minh Khmer. Kinh thành Angkor đã phải đối mặt với những trận đại hạn hán liên tiếp từ năm 1362 đến năm 1392 và từ năm 1415 đến năm 1440 nhờ vào việc phân tích các vòng sinh trưởng được tìm thấy ở  trên một số cây bách sống lâu năm như gỗ tếch hoặc gỗ Xiêm. Khi hệ thống thủy lực bắt đầu trục trặc và có dấu hiệu suy yếu, thì sức mạnh của đế chế Angkor cũng phải suy giảm tương tự  như vậy. Đây là lý do tại sao, khi ông là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của hệ thống này, nhà khảo cổ học Bernard Philippe Groslier  của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) đã không ngần ngại gọi Angkor là một “thành phố thủy lợi” khi công trình của ông được xuất bản vào năm 1979. Được thiết kế để thực hiện các nghi lễ tôn giáo và đảm bảo cung cấp nước một cách  liên tục cho các việc trồng  lúa, các baray khổng lồ (hoặc các hồ chứa nước) bị cạn kiệt ngay trong trường hợp xảy ra các đợt hạn hán lớn. Điều này có thể gây ra một cú diệt vong cho đế chế đang chùn bước và suy yếu bởi sự chia rẽ nội bộ và các cuộc xâm lược liên tiếp của người Thái vì Angkor có trù định  nuôi dưỡng không dưới 750.000 cư dân trong một khu vực rộng khoảng chừng 1000 mét vuông. Điều này đưa chúng ta trở lại với thời kỳ mà các thành phố của người Maya ở Mễ Tây Cơ và Trung Mỹ  đã từng trải qua và phải chống chọi với tình trạng dân số quá đông và sự suy thoái của môi trường liên quan đến ba trận hạn hán liên tiếp ở vào thế kỷ thứ 9. Thảm họa này cũng nhắc nhở chúng ta lại về giới hạn tài khéo léo của con người có thể dễ dàng bị vượt qua bất cứ lúc nào bởi sức mạnh của thiên nhiên. Con người không thể  khuất phục được thiên nhiên trong mọi trường hợp nhưng con người phải hòa mình vào thiên nhiên để sống hài hòa với nó mà thôi.

Bibliographie.

Thierry Zéphir: L’empire des rois khmers;  Découvertes Gallimard. 1997
Claude Jacques, Michael Freeman : Angkor, cité khmère. Book Guides
Bernard Philippe Groslier: Indochine. Editions Albin Michel 1961
National Geographic: Angkor . Pourquoi la grande cité médiévale du monde s’est effondrée? N° 118.  Juillet 2009
Maria Albanese: Angkor. gloire et splendeur de l’empire khmer. Editions White Star 
Georges Coedès: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ Hóa ở Viễn Đông.  Editions Thế Giới. 2011
Chu Đạt Quan: Chân Lạp phong thổ ký. Editions Thế Giới . 2011