Chonologie des Han occidentaux (Version vietnamienne)

 

Version française

Niên đại nhà Tây Hán


Năm 202 TCN: Lưu Bang tự xưng là hoàng đế. (Hán Cao Tổ)
195 TCN : Hán Cao Tổ qua đời
198-188 TCN: trị vì của Hán Huệ Đế.
188-180 TCN: nhiếp chính của Lữ Hậu.
180-157 TCN: trị vì của Hán Văn Đế.
157-141 TCN: triều đại của Hán Cảnh Đế.
154 TCN: nổi loạn của bảy nước chư hầu.
141-87 TCN: trị vì của Hán Vũ Đế.
87-74 TCN: trị vì của Hán Chiêu Đế.
80-68 TCN: nhiếp chính của tướng Hoắc Quang.
74 TCN: trị vì 27 ngày của Lưu Anh, bị phế truất hoàng đế.
74-48 TCN: trị vì của Hán Tuyên Đế.
48-33 TCN: trị vì của Hán Nguyên Đế.
33-7 TCN: trị vì của Hán Thành Đế.
7-1 TCN: trị vì của Hán Ai Đế.
1 TCN-5 SCN : trị vì của hoàng đế trẻ tuổi Hậu Phế Đế, bị Vương Mãng hạ độc.


Sau khi nắm quyền, Vương Mãng bắt đầu thay đổi một loạt cải cách tiền tệ (3 lần vào các năm 9, 10 và 14 sau Công Nguyên) và kinh tế của đất nước. Các tầng lớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là các giới quý tộc và thương nhân bởi vì với mỗi lần thay đổi tiền tệ, những đồng tiền cũ được đổi lấy các đồng tiền mới với tỷ giá kém ưu đãi hơn khiến mọi người làm ra đồng tiền giả thay vì làm mất đi giá trị lúc đổi. Việc làm tiền giả bị trừng phạt nghiêm khắc. Mặt khác, các nông dân không bị ảnh hưởng nhiều bởi qua các cuộc cải cách này họ bán ngũ cốc với số lượng nhỏ để mua thực phẩm cần thiết trên thị trường và họ không phải lo lắng về tiền mặt. Từ đó về sau, Vương Mãng làm giới quý tộc và thương nhân giàu có căm ghét nhưng theo nhà Hán học Thụy Điển H. Bielenstein, vào thời điểm thực hiện cải cách kinh tế nầy, nguyên nhân chính thực sự khiến ông bị sa sút là do hàng loạt thiên tai (hạn hán, lũ lụt, các con cào cào) đầu tiên dẫn đến nạn đói, sau đó lại là cướp bóc, nổi dậy và cuối cùng là cuộc nội chiến. Trận lũ lụt khiến một số lượng lớn người dân sống ở các vùng bị ảnh hưởng phải di cư. Thảm họa này khiến những người tị nạn chết đói tập hợp lại thành các băng cướp bóc những khu vực họ đi qua và nổi dậy chống lại quân của chính phủ được phép đàn áp họ. Được biết đến với cái tên Xích Mi vì họ nhuộm lông mày màu đỏ, đám người này sớm giành được chiến công đầu tiên vào năm 22 sau Công nguyên và bắt đầu xâm chiếm các vùng khác của phía tây. Trong khi đó, có những cuộc khởi nghĩa do tầng lớp quý tộc Hán lãnh đạo nhưng đều bị đàn áp và bị dập tắt. Mãi đến mười ba năm nội chiến, gia tộc họ Lưu mới lấy lại niềm tin được ở Lưu Tú, một nhân vật tài năng và hào kiệt sau này được gọi là Quang Vũ (Hán Quang Vũ Đế) để khôi phục lại  đế chế và vương triều nhà Hán.

Đây là sự khởi đầu của thời kỳ nhà  Đông Hán. Khi lên nắm chính quyền, Hán Quang Vũ Đế không ngừng có những hành động ủng hộ dân nghèo và nô lệ. Không giống như Hán Vũ Đế, ông không thực hiện chính sách can thiệp vào các nước chư hầu. Tuy nhiên, sau đó chính ông là người đã cử Mã Viện đi dẹp cuộc nổi dậy của hai chị em Trưng Trắc Trưng Nhị trên lãnh thổ người Việt. Ông được các nhà sử học  xem coi là một trong những vị hoàng đế vĩ đại của nhà Hán cùng với Hán Vũ Đế. Qua các cuộc khai quật khảo cổ học, chúng ta biết rằng  người Hán đã hơn người La Mã trong một số lĩnh vực vào thời điểm này. Họ là những người đầu tiên phát minh ra một sản phẩm để truyền đạt tư tưởng và kiến ​​thức của mình. Họ thường gọi sản phầm nầy  với cái tên « zhi » hoặc giấy. Vào năm 105 sau Công Nguyên, một hoạn quan tên là Thái Luân của triều đình, khi quan sát cách các con ong vò vẽ nhai các sợi gỗ trong việc xây tổ, đã nảy ra ý tưởng bắt chước chúng và nhờ đó đã phát minh ra loại giấy nầy mà trình lên sau đó cho hoàng đế Hán Hòa Đế của nhà Đông Hán.

Khảo cổ học gần đây đã biện bác việc nầy vì các mảnh giấy được làm từ các sợi thực vật nầy được tìm thấy rõ ràng trước thời Thái Luân, một số có niên đại từ triều đại của  Hán Vũ Đế và một số khác được khai quật từ các lăng mộ của thời Tây Hán và từ đầu  thời kỳ nhà Đông Hán. Rất thường ghi nhận sự mâu thuẫn về niên đại mà người Trung Hoa cố tình đưa vào lịch sử truyền thống của họ được thiết lập  cho đến giờ bởi các triều đại, đặc biệt nhất là thời nhà Tần và Hán, trong chính thống Nho giáo và trong thời kỳ chinh phục thôn tính các lãnh thổ mới nếu chúng ta tiếp tục có  trí óc lý luận theo Descartes. 

Các nhân vật huyền thoại của Trung Hoa như Phục Hi, Nữ Oa, Bàn Cổ, Thần Nông được vay mượn từ các dân cư ở phía Nam. Đây là trường hợp mà nhà học giả Trung Hoa vĩ đại Ruey Yih-Fu, người đã nhìn thấy ở Phục Hi và Nữ Oa một nét văn hóa cụ thể của người Man Di,  người man rợ ở phương Nam hoặc dịch giả người Pháp Le Blanc của bộ sách  Hoài Nam Tử. Theo ông nầy thì chu kỳ Phục Hi Nữ Oa là một truyền thống của Sỡ Quốc. Các người Hán thậm chí còn đưa vào văn học của họ một huyền thoại sáng tạo Bàn Cổ  được lấy lại từ tổ tiên của người Dao (Brigitte Baptandier). Nhà khảo cổ học Trung Hoa Yan Wenming mô tả đây là một sản phẩm độc đáo của nhiều nguồn gốc hoặc một người như nhà Hán học  học nổi tiếng Chang Kwang-Chih để nói đến hiện tượng ở trong lĩnh vực tương tác văn hóa.

Cho đến giờ, người Hán hay thường viết bằng bút lông hoặc mực đen trên các bảng gỗ, lụa hoặc bảng tre. Có vẻ theo như một số nhà khảo cổ học, phương pháp sản xuất mà  Thái Luân trình lên hoàng đế Hán Hoà Đế vào năm 105 sau Công nguyên chỉ là sự tổng hợp và cải tiến các kinh nghiệm trước đó nhầm tạo điều kiện cho việc thay thế dần dần các tơ lụa và tre bằng giấy mà sản phẩm nầy ít tốn kém hơn trước sự yêu cầu càng ngày càng tăng lên ở thời bấy giờ.

Cấu trúc của các ngôi mộ

Vào đầu thời Tây Hán, các mộ hố đứng thẳng vẫn còn  trọng dụng rất nhiều. Truyền thống kiến ​​trúc này được thể hiện qua các ngôi mộ của  bà Đại ở Mã Vương Đôi  gần Trường Sa (Hồ Nam), Dabaotai gần Bắc Kinh và Fenghuangshan gần Jiangling (Hà Bắc). Sau đó, những ngôi mộ này được thay thế theo năm tháng bằng mô hình lăng nằm ngang trải khắp đế quốc Hán. Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự thay đổi này và mang đến cho nghệ thuật tang lễ một sức sống mới. Ngoài kích thước bề thế của các ngôi mộ, chúng ta  còn nhận thấy đến sự phong phú của đồ đạc trong nhà mộ và niềm tin tôn giáo có liên quan đến sự thuyên chuyển  qua thế giơí bên kia của người Hán. Chính vì lý do đó mà các hoàng tử, quý tộc, đại địa chủ, các quan, các thương nhân giàu có đã không ngần ngại phô trương những đặc ân mà họ có trong xã hội và chức năng mà họ mong muốn được duy trì trong cuộc sống ở thế giới bên kia  và để thể hiện lòng mộ đạo và sự tận tâm của họ đối với người đã khuất bằng cách cố gắng cung cấp cho mọi thứ cần thiết qua các đồ vật tang lễ (hoặc minh khí). Những phẩm vật nầy dưới thời trị vì của nhà Hán đặc biệt rất  tinh vi. Với ý nghĩa biểu tượng, các vật nầy gồm có các mô hình thu nhỏ của các bình nghi lễ và nhạc cụ ở các nghi lễ hay các nhà nông trại hoặc các nhà ở.

Được biết thời đó  người Hán đã sử dụng xe cút kít và ròng rọc để di chuyển hàng hóa, trong khi đó  trong nông nghiệp, họ sử dụng búa bập bênh để nghiền ngũ cốc và khoáng sản. Đó là dưới thời trị vì của nhà Hán, người Trung Hoa  đã sử dụng bánh xe mái chèo cho nhiều mục đích khác nhau. Nhờ tiếp xúc với những người man rợ của phương Bắc, người Hung Nô, các nghệ nhân Trung Hoa đã vay mượn từ các người nầy những kỹ thuật mà họ rất thành công trong việc thông thạo  và sản xuất những đồ vật có chất lượng vượt trội. Đây là những gì chúng ta phát hiện ra nhờ các quá trình khai quật trong các ngôi mộ cổ kính với đồ trang trí xe ngựa, đồ sành sứ, đồ trang sức, khóa thắt lưng, vân vân … vào năm 132 sau Công Nguyên, máy đo địa chấn đầu tiên trên thế giới có thể cảnh báo triều đình nhà Hán và chỉ ra hướng của tâm chấn của trận động đất. Việc phát minh ra đồng hồ đo đường cùng đến lúc với quả cầu thiên thể quay đầu tiên. Ở Trung Quốc, đồ sứ ra đời, có độ tinh khiết và trắng sáng phù hợp với cái tên mà người Ý gọi nó là « vỏ trai (porcellana) » vào thế kỷ 15. Nguyên tố chính trong thành phần của đồ sứ là kaolin (thạch cao) được biết đến vào thời Đông Hán. Dưới triều đại này, đồ sứ bắt đầu có  được một sự bùng nổ thực sự.

Từ thời Chiến quốc cho đến thời nhà Tây Hán, người Trung Hoa đã có thể vẽ các bản đồ trên lụa và đựng trong hộp. Vào thời Xuân Thu anh hùng Kinh Kha được cử đi bởi thái tử Đan người nước Yên, cố  tình sử dụng một bản đồ gấp lại giấu một con dao găm để ám sát Tần Thủy Hoàng. Chỉ đến năm 1973, người ta mới phát hiện ra sự tồn tại của những tấm bản đồ này ở lăng mộ Mã Vương Đôi số 3 (168 trước Công nguyên). Do đó, hai bản đồ nầy cùng một bản đồ thành phố được xem là những bản đồ cổ nhất ở Trung Hoa và trên thế giới. Trong lĩnh vực thiên văn, Trung Hoa có sự phát triển nổi bật. Văn bản thiên văn được phát hiện trong lăng mộ số 3 ở Mã Vương Đôi (168 TCN) báo cáo chính xác những quan sát liên quan đến chuyển động của năm hành tinh trong khoảng thời gian 246-177 TCN. Toàn bộ hành trình của sao thổ trên bầu trời được tính là 30 năm, một con số không xa với 29,46 năm mà các nhà thiên văn học ngày nay cung cấp. 

Ngọc bích là một trong những loại đá khó gia công nhất. Tuy nhiên, kể từ thời kỳ đồ đá, những người thợ chạm khắc ngọc bích ở Trung Hoa đã khéo léo chạm khắc ngọc có lẽ bằng cách sử dụng bột nhão quartzite hoặc grenat, điều này mang lại cho ngọc bích một giá trị nghệ thuật đặc biệt với những chiếc nhẫn, các vòng tròn, hình tượng rồng vân vân… Dưới  thời nhà Thương (triều đại Thương Ân), ngọc bích được dùng cho việc trang trí thuần túy. Đây là những gì mà các nhà khảo cổ học phát hiện ra trong lăng mộ của hoàng hậu Phù Hảo (tìm thấy 755 ngọc bích). Sau đó, vào thời Tây Chu, người ta đã có phong tục che mặt cho người đã khuất bằng một chiếc mặt nạ và ngực với các mảnh giáp ghép được tạo thành từ nhiều mảnh. Đây là một dấu hiệu khác biệt hay quý tộc bằng cách đặt  các mảnh giáp trên cơ thể của người quá cố  thường mặc đồ tơ lụa. Các mặt nạ và các tấm vải liệm không dùng với mục đích trang trí mà có chức năng tôn giáo nhằm tìm kiếm sự bất tử dưới thời nhà Hán. Những chiếc bùa nhỏ bằng ngọc bích được sử dụng để bịt kín 9 lỗ trên cơ thể của người đã khuất để linh hồn người đó có thể sống mãi ở thế giới bên kia. Mặt khác, chúng ta không biết vai trò của viên ngọc « bi », được đặt trên trán của vua Nam Việt, Triệu Muội. Tấm vải liệm của Liu Shen, anh trai của hoàng đế Hán Vũ Đế và  bà vợ, công chúa Dou Wan, được tìm thấy ở Mancheng, gồm có đến 2498 tấm ngọc bích với các kích cỡ khác nhau được khâu bằng chỉ vàng, minh chứng cho sự hoàn hảo của người thợ mài ngọc Trung Hoa trong việc  chế tạo các tấm vải liệm và các vật trang trí sang trọng từ thời nhà Hán. 

Người Trung Hoa hay thường sơn mài nhiều loại  đồ khác nhau. Một số đồ vật sơn mài, đặc biệt là chiếc cốc gỗ đỏ được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Chiết Giang tiết lộ  sự biết làm phi thường của họ từ thời đồ đá (thiên niên kỷ 5-4 trước Công nguyên). Cần nhớ lại rằng khu vực này thuộc nước Ngô Việt, một phần lãnh thổ cũ của đại tộc Bách Việt  trước khi bị sát nhập bởi  nước Sỡ, sau này bị Tần Thủy Hoàng chinh phục trong quá trình thống nhất đế chế. Đây có phải là kỹ năng của họ hay của người Bách Việt? Dù sau  bắt chước  người nước Sỡ, những người Hán đã thể hiện được sự thành thạo hoàn hảo trong nghệ thuật uốn gỗ bằng cách tạo ra các tác phẩm nguyên bản và cách điệu có chất lượng tuyệt vời khiến các nhà khảo cổ phải sững sờ thán phục trong  các cuộc khai quật khảo cổ học. Những lớp sơn mài này gợi lại những hoa văn và kiểu dáng phức tạp được tìm thấy trên các chiếc bình bằng đồng. Họ đã thành công trong việc đưa sơn mài trở thành một sản phẩm chủ đạo trong thời kỳ trị vì của nhà Hán. Được biết các đồ vật sơn mài được chôn trong các lăng mộ có thể được bảo quản hàng chục thế kỷ nhờ sự hiện diện của một loại enzyme đóng vai trò như chất xúc tác protit (urushiol) trên màng mỏng của các đồ vật, không nhạy với nhiệt nóng, không thấm nước và không để axit ăn mòn. Hơn một trăm đồ vật sơn mài (khay, cốc erbei, bình hoa vân vân..) đã được khai quật ở Mã Vương Đôi gần Trường Sa (Hồ Nam). Các tác phẩm khác còn nguyên vẹn được lấy được từ lăng mộ của hầu tước Yi họ Zeng ở Leigudun (Hồ Bắc). [TRỞ VỀ]

Tài liệu tham khảo:

Cây đèn dầu hình phượng hoàng

  • La Chine des Han. Histoire et civilisation. Office du Livre. 1982
  • Splendeur des Han. Essor de l’empire céleste. Editeur Flammarion. 2014
  • Chine ancienne. Des origines à la dynastie des Tang. Maurio Scarpari. Gründ.
  • Trésors de Chine millénaires mais intacts. National Geographic. Octobre 2001
  • La dynastie des Han. Vingt siècles d’influence sur la société chinoise. National Geographic. Février 2004.
  • Chine. La gloire des empereurs. Paris Musées. Editions Findakly.
  • La Chine des premiers empereurs. Editions Atlas. 1991
  • Splendeurs des Han. Essor de l’empire céleste. Editions des Beaux Arts. 2014.

Niên đại nhà Đông Hán (Tiếp theo)

 

Dynastie des Han: Art de vivre (version vietnamienne)

Version française

Nghệ thuật sống  dưới thời nhà Hán

Dưới thời  nhà Hán, xã hội Trung Hoa được cơ cấu đến mức độ chỉ có sĩ phu và nông dân mới được kính trọng so với  các nghệ nhân và thương nhân theo Hán thư của Ban Cố vào thế kỷ thứ nhất. Tuy nhiên, chỉ có người buôn bán mới được hưởng lợi từ hệ thống kinh tế của đế chế mặc dầu có một số hạn chế do triều đình  áp đặt. Sự gia tăng các công ty tư nhân và việc mở các tuyến đường thương mại (như con đường tơ lụa chẳng hạn) đã giúp họ trở nên giàu có dễ dàng. Họ bán những phẩm vật không cần thiết và hàng hóa xa xỉ được ưa thích bởi tầng lớp quý tộc Hán và điền chủ. Nhờ nghệ thuật tang chế  mà  mới có được các bài học bổ ích về nghệ thuật sống cũng như các trò tiêu khiển dưới thời đại đó. Tơ lụa được dành cho triều đình, giới quý tộc và các quan chức trong khi vải lanh thì người dân  hay thường dùng và được thấy trong  các bộ trang phục truyền thống và được trang trí  phong phú thêm nhờ các phụ kiện nhầm thể hiện được địa vị  của họ ở  trong xã hội. Tơ lụa đang có sự  phát triển đáng kể vì phẩm vật nầy thuộc về hàng hóa thương mại sang trọng  nhưng nó cũng được sử dụng trong hệ thống cống nạp  cho Hung Nô và các nước chư hầu. Vào năm thứ nhất  trước Công nguyên, việc quyên góp tơ lụa đã đạt đến đỉnh cao với 370 quần áo, 30.000 cuộn lụa và 30.000 chỉ tơ lụa. Các thương nhân lợi dụng các  cuộc trao  đổi nầy để bắt đầu giao dịch sinh lợi với  các người nước ngoài, đặc biệt là với người Parthe và người La Mã. Các xưởng tư nhân cạnh tranh với các  công xưởng của triều đình. Điều này thúc đẩy việc sản xuất tơ lụa và gia tăng sự đa dạng ở trong khu vực. Việc dệt vải cho thấy được  mức độ kỹ thuật cấp cao qua một chiếc áo lụa dài 1,28 thước  và sải cánh 1,90 thước  được tìm thấy  ở lăng mộ của bà Đại chỉ nặng có 49 gam.

Ngoài tấm vải lụa che quan tài của người quá cố và được trang trí bằng các bức vẽ minh họa vũ trụ quan của Lão giáo  còn phát hiện ra các bản thảo Di Kinh viết trên lụa, hai bản sao của Đạo Đức Kinh, hai quyển sách y học và hai văn bản về Âm-Dương, ba bản đồ ở một trong ba ngôi mộ của Mã Vương Đôi, một số được viết bằng chữ lishu (chữ viết của người ghi chép) và xiaozhuan (chữ viết dưới dạng dấu ấn) có niên đại từ thời Hán Cao Tổ, những chữ khác được viết hoàn toàn bằng tiếng lishu có niên đại của thời Hán Vũ Đế. Mặc dù giá rất đắt đỏ, tơ lụa vẫn được ưa chuộng hơn vì dễ tiện dụng hơn, nhẹ hơn và dễ vận chuyển hơn so với các thẻ bằng gỗ. Dưới thời nhà Hán, sơn mài mà  công việc nầy vẫn được xem coi là một nghề thủ công tinh tế, bắt đầu lan tràn vào  các nhà của những người giàu có.

 Noi theo tầng lớp quý tộc của nước Sỡ, họ sử dụng  các chén đĩa gỗ sơn mài, thường có màu đỏ ở mặt trong và màu đen ở mặt ngoài với các hoa văn sơn nổi, những màu này được tương ứng với  các màu của Âm Dương. Cũng tương tự như vậy với các khay và các hộp thì họ dùng để đựng quần áo xếp, đồ vệ sinh cá nhân, các bản thảo, vân vân… Đối với các gia đình quý tộc, ngọc thạch được thay thế bằng sơn mài. Còn đối với các người bình dân, gốm cùng gỗ những vật liệu được trọng dụng ở chén đĩa. Tương tự như các mâm hình tròn hoặc hình chữ nhật riêng lẻ,  các bàn thấp, thường có chân, được sử dụng để phục vụ các bữa ăn với các món ăn, đũa (kuaizi), thìa, cốc  erbei để uống nước và rượu. Về lương thực chính, kê và gạo là những loại ngũ cốc được phổ biến nhất.

Kê được dành cho các ngày lễ ở miền bắc Trung Quốc trong khi gạo, một sản phẩm của vương quốc Sỡ cổ đại, bị hạn chế ở miền nam Trung Quốc vì nó là một sản phẩm xa xỉ. Đối với người nghèo, lúa mì và đậu nành vẫn chiếm ưu thế trong bữa ăn của họ. Đồ ăn Trung Quốc cũng giống như thời Tần. Geng, một loại thịt hầm, vẫn là thức ăn truyền thống của Trung Quốc trong đó  các miếng thịt và rau được trộn với nhau. Tuy nhiên, sau khi bành trướng lãnh thổ và sự xuất hiện và thuần hóa các sản phẩm mới từ các nơi khác của đế chế, những  sáng kiến đổi mới bắt đầu xuất hiện từ từ trong việc sản xuất mì sợi, các thức ăn hấp và  các bánh từ bột mì. Rang, luộc, chiên, hầm và hấp là một số phương pháp nấu ăn được thấy. Chiếu được dùng để ngồi bởi mọi tầng lớp xã hội cho đến cuối triều đại. Chiếu được giữ cố định ở bốn góc bằng những quả cân nhỏ làm bằng đồng và được  tượng trưng qua các con vật đáng yêu: hổ, báo, hươu, cừu, vân vân.. Để giảm bớt sự khó chịu do tư thế quỳ trên gót chân,việc dùng vật dụng dựa lưng hoặc tay vịn bằng gỗ sơn mài rất thông thường.  Chiếu còn được dùng để ngủ bởi những người dân bình thường ở  miền trung và miền nam Trung Hoa. Mặt khác, ở phía bắc Trung Quốc, vì thời tiết quá lạnh, người ta phải dùng đến một cái « kang», một loại giường đất được đắp bằng gạch và trên đó trải chiếu và chăn. Dưới kang này, có một hệ thống đường ống  nước để phân phối hơi nóng  từ lò sưởi được đặt ở bên trong hoặc bên ngoài ngôi nhà.

Giải trí và thú ăn chơi không bị lãng quên dưới thời nhà Hán

Nhờ các văn bản, chúng ta mới biết rằng truyền thống âm nhạc của nước Sỡ giữ một vị trí quan trọng trong triều đình nhà Hán và được tiếp tục yêu chuộng. Theo nhà Hán học người Pháp J.P. Diény, người Hán thích loại âm nhạc bi ai, buồn thảm hơn tất cả các loại nhạc khác. Các chủ đề được yêu chuộng trong các bài hát  thường  là chia ly, trốn tránh và  khoái lạc. Chính ở trong những ngôi mộ cổ kính những tượng hình  nhỏ của  các vũ công (minh khí) mới được phát hiện ra. Thông qua các cử chỉ, những tượng hình này cho thấy khả năng tài ba của  các vũ công khi  múa với các đường lượn bay nhờ qua các  cánh tay áo dài của chiếc váy.

Các điệu múa nầy được dựa trên các chuyển động của quần áo do sự khởi động cơ thể và cánh tay khiến tạo ra cho vũ công kèm theo bài hát đôi khi u sầu, một bức chân dung sống động trong nghệ thuật vũ đạo của người Hán. Đối với họ, theo quan niệm của Nho giáo, gia đình là đơn vị cơ bản của hệ thống xã hội mà việc thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ, yến tiệc và hôn nhân được tổ chức thường xuyên nên mang lại rất nhiều cơ hội trong suốt cả năm và lý do để có được âm nhạc làm cho cuộc sống hài hòa. Là biểu tượng của sự uy quyền và sức mạnh nên không thể  thiếu được tiếng chuông đồng. Các công cụ nầy được sử dụng thường xuyên trong các nghi lễ mà còn có ở trong âm nhạc cung đình. Nhờ các cuộc khai quật khảo cổ học, chúng ta  được biết rằng cuộc sống của các hoàng tử nhà Hán nổi bật với các bữa tiệc linh đình, các trò chơi và các buổi hòa nhạc kèm theo các điệu múa. Còn các trò tiêu khiển thì chỉ dành cho nam giới. Liubo (một loại trò chơi cờ vua) là một trong những trò chơi phổ biến nhất thời bấy giờ với trò chơi xúc xắc có tới 18 mặt. Thà chơi còn hơn nhàn rỗi, đây là lời khuyên của Đức Khổng Tử ở trong sách « Văn tuyến », một trong tập tứ thư.

Không giống như khảo cổ học của các thời kỳ trước, khảo cổ học của người Hán cho phép chúng ta tiếp cận lĩnh vực thân mật như việc trang điểm của các phụ nữ. Họ dùng kem che khuyết điểm bằng bột gạo hoặc chì trắng để trang điểm khuôn mặt. Những vết màu đỏ được bôi lên trên gò má, quầng thâm dưới mắt, chấm màu trên môi vân vân… Thời nhà Hán, giáo dục là  việc ưu tiên cho giới trẻ. Từ lúc còn ấu thơ, sự vâng lời, lễ phép và tôn trọng đối với người lớn tuổi đã được dạy dỗ. Lên mười tuổi, cậu bé bắt đầu nhận được những bài học của thầy. Cũng phải học những điều suy ngẫm của Đức Khổng Tử (Luận ngữ), kinh điển về đạo hiếu (Xiao jing) vân vân… trước khi bước vào khoảng mười lăm đến hai mươi tuổi thì đọc Kinh điển.

 
Được xem là thấp kém hơn nam giới, phụ nữ buộc phải học nghề dệt lụa và nấu ăn ngay từ khi còn bé và phải có những đức tính chủ yếu được truyền như dịu dàng, khiêm tốn, tự chủ. Còn phải chịu ba phục tùng (Tam Tòng): lúc nhỏ thì phục tùng cha, lấy chồng phục tùng chồng và khi góa chồng thì phục tùng con. Người phụ nữ có thể lấy chồng vào khoảng 14-15 tuổi để đảm bảo sự nối dõi tông đường. Bất chấp những ràng buộc của Nho giáo, người phụ nữ vẫn tiếp tục có được quyền lực thực sự trong cấu trúc gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa mẹ và con trai. Sự quan tâm đến việc tôn vinh những người đã khuất khiến người Hán, đặc biệt là người Tây Hán, tạo ra những khu chôn cất xa hoa và những kho báu thực sự là những tấm vải liệm ngọc bích để tìm kiếm sự bất tử. Đây là trường hợp  mộ chôn cất cha của Hán Vũ Đế, Hán Cảnh Đế.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hơn 40.000  hiện vật ở xung quanh gò chôn cất của hoàng đế. Người ta dự đoán toàn bộ khu tang lễ này sẽ cung cấp khoảng 300.000 đến 500.000 hiện vật vì ngoài phần mộ còn có hai huyệt riêng biệt để khám phá, đó là huyệt của hoàng hậu và người thiếp yêu thích của hoàng đế Hán Cảnh Đế. Theo một nhà khảo cổ Trung Quốc phụ trách cuộc khai quật này, điều quan trọng không phải là số lượng hiện vật được phát hiện mà là tầm quan trọng của mỗi hiện vật phát hiện được tìm thấy ở trong khu mộ táng này. Người ta đựợc  dẫn đến kết luận rằng nhà Tây Hán rất trân trọng các ngôi mộ hoành tráng mặc dù qua sự tiết lộ của các cuộc khai quật,  các  đồ vật rất nhỏ hơn nhiều so với các đồ vật tìm thấy ở trong các lăng mộ nhà Tần. [RETOUR]

Niên đại Tây Hán (Còn tiếp)

Les tombes des princes Han (Version vietnamienne)


Version française

Các lăng mộ của vua chúa nhà Hán

Tương tự như người tiền nhiệm  Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế của nhà Hán, trong thời gian trị vì hay thường cử sứ giả đi tìm kiếm các nơi thiên thai để tìm kiếm sự bất tử và tiếp cận với thế giới thần tiên. Những vùng đất thần thoại này thường được gắn liền với đảo Bồng Lai  ở phía đông và núi Côn Lôn  ở phía tây trong tín ngưỡng ở thời nhà Hán. Đây là ngọn núi nơi mà  Tây Vương Mẫu  (Xiwangmu) ở, người mà nắm giữ được thần dược trường sinh bất lão. Chính vì lý do này mà người ta hay tìm thấy  thường xuyên  hình ảnh nầy trong việc  trang trí các lăng mộ của người Hán. Đây là một bằng chứng  không chỉ cho sự phổ biến mà còn là một quan niệm của Lão giáo liên quan đến việc kéo dài sự sống sau khi qua đời. Theo một số tin đồn chưa được xác minh và không có căn cứ, Trương Khiên  được Hán Vũ Đế  ủy thác  vụ tìm kiếm ban đầu các công thức trường sinh bất tử ở sườn núi Côn Luân, nơi sống của những người bất tử. Vẫn thường mặc áo choàng dài, những người này có khuôn mặt góc cạnh, miệng rộng trên một cằm nhọn, lông mày cong và tai to khiến họ có một dáng người khá kỳ quặc và hốc hác. Khi họ đã đạt được đến con đường đạo của  Lão giáo, họ có đôi cánh trên vai. Trong quan niệm của Lão giáo về thế giới bên kia, để giữ đuợc toàn vẹn cơ thể  của người qua đời và sự bất tử của linh hồn thì phải lấp 9 lỗ ở trên cơ thể của con người bằng  các vật thể bằng vàng và ngọc. (miệng, tai, mắt, lỗ mũi, niệu đạo và trực tràng). Sau đó, người quá cố phải được đeo mặt nạ hay  mặc một bộ y phục bằng ngọc thạch mà việc sử dụng phải được điều chỉnh bởi một nghi thức thứ cấp bậc rất nghiêm ngặt. Đối với hoàng đế, trang phục bằng ngọc được may với các chỉ vàng. Còn đối với các  vua chúa và các quan chức kém quan trọng khác, thì trang phục bằng ngọc của họ chỉ có  những sợi bạc hay đồng. Việc sử dụng trang phục phản ánh lại tín ngưỡng  của người Hán về sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia vì ngọc thạch được cho là có đặc tính yểm trừ ma qủy để dẫn đến sự bất tử của linh hồn.

Vào thời nhà Hán, quan niệm nhị nguyên về linh hồn đã được đề cập đến trong một số văn bản Trung Hoa  như ở quyển sách Hoài Nam Tử của Lưu An. Mỗi cá nhân có hai linh hồn: một cái gọi là hun được lên thiên đường và cái còn lại được gọi là po, biến mất đi cùng với thể xác của người đã khuất. Để ngăn chặn linh hồn « hun » thoát ra ngoài qua các khe hở trên khuôn mặt, mặt nạ hoặc trang phục là điều rất cần thiết.

Quan niệm nhị nguyên về linh hồn này thực sự là của người Trung Hoa hay vay mượn từ một nền văn minh khác của người Bách Việt không? Nó được tìm thấy ở những người Mường, anh em họ hàng của người dân Việt, sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của miền núi Việt Nam. Đối với người Mường, có một số linh hồn được có ở trong con người mà họ gọi là wai. Chúng được chia thành hai loại: wại kang (linh hồn xa hoa) và wại thặng (linh hồn cứng rắn).  Linh hồn loại đầu là cao cấp và bất tử trong khi loại thứ nhì thì gắn liền với cơ thể, được xem là xấu. Cái chết chỉ là hậu quả  siêu thoát của các linh hồn này.

Cần  nên nhớ rằng văn hóa của Sỡ Quốc bị Tần Thủy Hoàng  chinh phục trong thời kỳ thống nhất Trung Hoa có một nét đặc thù, một ngôn ngữ riêng tư, đó là tiếng nói của người Bách Việt. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của chính quyền.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho chính quyền để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng trên mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ.

__ Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa .__

Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch). Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993:

Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho thích hợp  lại công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel  dành cho nước Pháp với người man rợ.



Lư hương Boshanlu (lư hương có dạng núi Bo) được tượng trưng là những ngọn núi thần thoại được chìm ngập  trong mây và hơi khí qi (năng lượng vũ trụ quan trọng). Sự nổi tiếng của những lư hương này phần lớn là do người Hán nghĩ về sự bất tử và sự sùng bái các núi thiêng liêng.

Boshanlu


Theo ước tính của nhà khảo cổ học lâu đời nhất Trung Hoa Wang Zhongsu, kể từ năm 1949 đã có hơn 10.000 ngôi mộ được khai quật chỉ riêng thời nhà Hán. Nhờ những phát hiện khảo cổ lớn từ lăng mộ của bà Đai và con trai của bà ở Mã Vương Đôi (Trường Sa, Hồ Nam) vào năm 168 TCN hoặc lăng mộ của con trai hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jing Di), hoàng tử Hán Lưu Sheng và vợ ông là Dou Wan (Mancheng, Hà Bắc) vào năm 113 TCN hay lăng mộ của Triệu Muội, cháu nội của Triệu Đà và vua của Nam Việt (Xianggang, Quảng Châu) vào năm 120 TCN, các nhà khảo cổ bắt đầu hiểu rõ hơn nghệ thuật của người Hán thông qua hàng nghìn đồ vật đặc biệt bằng ngọc thạch, sắt và đồng, gốm sứ, sơn mài, vân vân… Các hiện vật nầy biểu lộ sự sự giàu có và quyền lực của các hoàng tử dưới thời nhà Hán. Đôi khi còn là các kiểu mẫu duy nhất không chỉ thể hiện công việc kỹ thuật của nghề thủ công tinh xảo và quý giá của các vật liệu mà còn là đặc điểm riêng tư của khu vực.

Trong  các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng có sự giáng đoạn  ở trong nghệ thuật Trung Hoa, một sự thay đổi sâu sắc tương ứng về mặt lịch sữ với sự phát triển của các đế chế thống nhất (Tần và Hán) nhất là  khi có tiếp xúc liên tục với các ảnh hưởng nước ngoài. Sự hiện diện của các vật thể lâu đời, đặc biệt là các bát đĩa bằng đồng mà chúng ta quen tìm thấy vào thời nhà Châu, đã nhường lại cho sự phát triển của nghệ thuật tượng hình. Chắc chắn là có ảnh hưởng đáng kể của các vùng văn hóa khác trong lĩnh vực nghệ thuật Hán, đặc biệt là trong lĩnh vực văn minh vật chất. Việc thờ cúng tổ tiên không còn diễn ra ở trong đền thờ như đã từng được thực hiện vào thời kỳ đồ đồng, mà diễn ra ngay ở trong các lăng mộ và các đền thờ gần đó. Ngoài ra, tựa như hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế nhà Hán cùng các hoàng tử có xu hướng biến lăng mộ mình trở thành một bản sao của ngôi nhà của họ sống ở trên trần gian.

Quan niệm này đã có từ thời nhà Châu và thường được trông thấy  thường xuyên trong các phong tục tang lễ của giới thượng lưu ở Sỡ quốc. Tương tự như người nước Sỡ, người Hán tin vào sự trường tồn của linh hồn ở thế giới bên kia. Viễn cảnh về cái chết được xem như là sự tiếp tục của cuộc sống. Tín ngưỡng này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc vào lễ thanh minh với những lễ vật cúng cho tổ tiên: tiền giấy giả và đồ tang lễ được đốt sau đó.

Chính vì lý do này mà người ta được tìm thấy trong các cuộc khai quật, mọi thứ mà họ sở hữu trong suốt cuộc đời: những đồ vật yêu thích, những bức tượng nhỏ bằng đất nung tượng trưng cho những người hầu cận của họ cũng như những tấm vải liệm bằng ngọc thạch để làm giảm nhẹ đi cái chết về cõi hư vô. Các ngôi mộ hoàng gia của nhà Hán được trông thấy nhờ sự hiện diện của một cái gò nhân tạo cao nằm ở trong một khu bao quanh hình chữ nhật, nơi cũng có  đặt thêm các ngôi mộ phụ. Cấu trúc của lăng mộ ngày càng trở nên phức tạp hơn và thường được thấy có sự tranh đua với các cung điện ở trên trần gian  với những  hào huyệt riêng biệt mà mỗi cái có một chức năng rõ ràng (kho, chuồng trại, nhà bếp, phòng tiệc vân vân…) Đây là trường hợp của mộ của Lưu Kỳ được gọi là hoàng đế Hán Cảnh Đế và vợ ông, hoàng hậu họ Vương ở ngoại ô của  thành phố Tây An. Chính trong những cái hố này, chúng ta tìm thấy các hiện vật xa xỉ (bình hoa, chậu, lò đốt nước hoa, gương, cân chiếu, vạc, đèn, dao găm vân vân…) hoặc ở  trong cuộc sống hàng ngày  như ngũ cốc, vải, thịt vân vân… của người đã khuất mà làm các nhà khảo cổ sững sờ ngưỡng mộ và không nói nên lời, được chôn cất ở bên cạnh các tượng nhỏ bằng đất nung (mingqi). Đây có thể là các tượng động vật quen thuộc nuôi ở  trong nhà hoặc  các tượng người hầu cận.

Nhờ con đường tơ lụa và sự mở rộng bờ cõi của Trung Quốc, một số lượng lớn của các truyền thống nghệ thuật ở trong các khu vực, các thời trang nước ngoài và các sản phẩm mới  đóng góp phần vào sự nở rộ nghệ thuật của nhà Hán. Chủ nghĩa thế giới chắc chắn có đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm này. Sự lộng lẫy của những món đồ xa xỉ được tìm thấy trong các lăng mộ không chỉ cho thấy sự  tráng lệ và  cầu kỳ của các triều đình vua chúa dưới thời nhà Hán mà còn cho thấy sở thích ngoại lai. Các điệu múa và âm nhạc của Sỡ quốc, các bài hát của nước Điền, nghệ thuật múa ba lê của Trung Á thay mới các trò tiêu khiển của triều đình. Những cuộc tiếp xúc với các nghệ thuật của các vùng đồng hoang  làm phong phú thêm các thư mục trang trí.

Tương tự như ngọc thạch , đồng là một trong những vật liệu phổ biến nhất của người Trung Hoa. Trong thời kỳ nhà Hán, sự phổ biến các đồ đồng bắt đầu giảm bớt vì để thờ cúng tổ tiên, các bộ bình hoa nghi lễ bằng đồng hoàn chỉnh không còn cần thiết nữa mà thay vào đó là các đồ vật sơn mài bắt chước theo Sỡ quốc.  Nước nầy có cơ hội trang trí thường xuyên các vật thể qua các họa tiết hoặc hình vẽ theo trí tưởng tượng tuyệt vời và theo thần thoại của riêng tư vào thời Chiến Quốc. Mặc dầu có sự suy giảm dùng đồng ở  trong các lăng mộ của các hoàng tử Hán, đồng vẫn được sử dụng rộng rãi trong ở các đồ trang trí xe ngựa và các vật dụng xa xỉ được tìm thấy. [RETOUR]

Nghệ thuật sống (tiếp theo)

Conquêtes chinoises: Nan Yue et Yelang (Version vietnamienne)


Version française

Các cuộc chinh phục của nhà Hán (Nam Việt và Dạ Lang)

Vào thời điểm Trương Khiên lãnh trách nhiệm tìm kiếm  các liên minh vào năm -126 để kềm kẹp quân Hung Nô thì họ lại tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công mãnh liệt càng ngày nhiều hơn với hàng nghìn người Hoa chết hoặc bị giam giữ ở dọc theo biên giới (Dai, Yanmen hoặc Shang) ở miền bắc Trung Quốc khiến Hán Vũ Đế phải có biện pháp củng cố quyền lực và hậu phương và áp dụng một chính sách mới đối với những kẻ man rợ này. Kể từ bây giờ, các cuộc tấn công của quân Trung Hoa được thường xuyên hơn nhằm ngăn cản sự tập trung của quân Hung Nô ở dọc lãnh thổ Trung Quốc.

Cuộc thắng lợi  đầu tiên được diễn ra vào mùa thu -128 tại vùng Yuyang với Vệ Thanh (Wei Qing), người được xem là anh hùng mới của quân đội Trung Hoa. Tiếp theo là những cuộc chinh phạt rực rỡ và quyết định khác vào mùa xuân -121, do Hoắc Khứ Bệnh (Hua Qubing), con trai của chị cả của Vệ Thanh, một nhà lãnh đạo xuất sắc được xem là « nhà vô địch của quân đội » với danh hiệu  được Hán Vũ Đế ban tặng đặc biệt nhờ cách dùng chiến thuật mới để tấn công nhanh như sấm sét quân Hung Nô ở giữa lòng lãnh thổ của họ. Nhờ đó  quân Trung Hoa mới  tái chiếm lại được vùng  Ordos, một khu vực ở phía nam của sông Hoàng Hà, để thành lập các khu chỉ huy ở Shuofang và Wuyuan và di dân đến đây với mục đích mang lại  lâu dài một nguồn hầu cận đáng kể cho quân đội trong việc truy đuổi kẻ thù đến các khu vực khác xa xôi. Đế chế của Hán Vũ Đế có đủ phương tiện để thực hiện chính sách thuộc địa này với một dân số 50 triệu người có được vào thời điểm đó. Ước tính có hơn 2 triệu người Trung Hoa bị di chuyển  dưới thời kỳ cai trị của Vũ Đế  dọc theo biên giới phía bắc.  Chính sách này đã được có lợi vì những vùng di dân  nông nghiệp này đã trở thành những bức tường thành an toàn của Trung Quốc trong vài năm sau đó để  chống lại những “kẻ man rợ” này. Điều này làm chúng ta nhớ đến  chính sách của người Việt trong việc chinh phục Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long cũng như của người Hoa ở Tây Tạng ngày nay. Sự quấy rối không ngừng quân Hung Nô  phấn khích nầy như các con ong bị quấy rầy với các tổ của chúng, buộc Vũ Đế phải thay đổi chiến thuật bằng cách dành ưu tiên cho các mặt trận phía bắc ngay bây giờ và tạm thời từ bỏ mọi tham vọng lãnh thổ ở phía tây nam của đế chế ở vùng Vân Nam và vương quốc Nam Việt trước đây mà miền bắc Việt Nam thuộc về.

Nhờ chiến lược bất biến sau đây:

1°) Công kích và đẩy lùi quân Hung Nô càng xa  lãnh thổ của chúng nhờ dùng yếu tố bất ngờ.

2°) Lưu đày các dân bị nạn các lũ lụt hoặc những người bị kết án về các khu vực xâm chiếm thuộc về quân Hung Nô và tạo ra các đồn trú quân mới ở đó. Đây là trường hợp của các đồn trú quân Jiuquan, Dunhuang, Zhangye và Wuvei dọc theo hành lang Cam Túc.

 3°) Làm suy yếu  các lực lượng Hung Nô bằng cách dùng lá bài chia rẽ và dụ dỗ các đồng minh của quân Hung Nô mới bằng hệ thống cống nạp (tạo ra năm quốc gia đồng minh độc lập (hoặc shuguo) đóng vai trò là các vùng nằm giữa đế chế Trung Hoa  và quân thù Hung Nô dưới thời trị vì của Vũ Đế) .Do đó, ngài thành công trong việc kiềm chế đựợc đà tiến của quân Hung Nô hiếu chiến khiến buộc họ phải dời tổng hành dinh của họ  về gần hồ Baïlkal (Siberia) và nới lỏng được  quyền kiểm soát của Hung Nô ở  phương đông của vùng Turkestan.

Điều này cho phép Vũ Đế rảnh tay và có lại mộng  bành trướng ở phía Nam và phía đông-bắc nhằm đảm bảo thương mại và có các đồng minh khác vì Trương Khiên đã đưa ra có một tuyến đường trực tiếp để đến vương quốc Shendu (Ấn Độ) từ vương quốc Thục (mà bị Tần Thủy Hoàng chinh phục vào thời Xuân Thu (hay Chunqiu, 722-453 TCN). Việc suy luận này Trương Khiên đã có được trong thời gian ở Daxia (Bactriane), nơi mà ông đã khám phá ra  các sản phẩm của nước Thục (tre  nứa, vải vân vân…) được vận chuyển bằng con đường tiếp cận trực tiếp này. Vũ Đế  cố gắng sử dụng lại chiến lược tương tự mà ngài đã lựa chọn cho Hung Nô.

Sự thôn tính các vương quốc ở phương Nam

Lợi dụng sự bất hòa của giữa người dân Việt và cái chết của vua Triệu Anh Tề (Zhao Yingqi), Vũ  Đế tìm thấy có cơ hội để sáp nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình. Khi vị vua mới là Triệu Ái Đế (Zhao Xing) có 6 tuổi, việc nhiếp chính được giao cho mẹ của ông. Bà nầy là một phụ nữ người Hoa tên là Cù Thị (Jiu) và không bao giờ che giấu sự lưu luyến  của bà đối với quê hương cũ bởi vì bà không được ưa chuộng bởi các  người dân Việt bản xứ . Vũ Đế cố gắng mua chuộc bà nầy  bằng cách đề nghị một thỏa ước sát nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình để đổi lại bà được chức tước hoàng gia. Dự án này đã bị hủy bỏ do một cuộc đảo chính được tổ chức bởi thủ tướng Lữ Gia với sự ủng hộ của nguời dân Việt.  Vị hoàng hậu bội bạc này cùng  cậu con trai của bà, vị vua mới và các quan chức nhà Hán bị tàn sát bởi Lữ Gia và những người Việt ủng hộ  ông ta. Những người này cài đặt vị vua mới Triệu Dương Đế (Zhao Jiande) nhất  mẹ của ngài là một người Việt. Quá tức giận, Vũ Đế không thể để cho một sự sỉ nhục như vậy diễn ra mà không bị trừng phạt khi ngài có cơ hội chiếm đoạt dứt khoát một khu vực được biết đến nhờ  sự giàu có tự nhiên với các cảng Quảng Châu và Hepu nầy rất thuận lợi cho việc tiếp cận biển ở phương Nam. Theo các thương nhân người Hoa, kinh tế  ở Nam Việt phát triển rất  mạnh vì ngoài ngọc trai, sừng tê giác, mai rùa mà  lại còn có cả đá quý và các loài cây bản điạ hiếm có. Những sản phẩm kỳ lạ này có thể trở thành các sản phẩm thời trang cho triều đình nhà Hán.

Cuộc viễn chinh  quân sự do phục ba tướng quân Lộ Bác Đức chỉ huy với một trăm nghìn thủy thủ cùng các thuyền tháp được vận chuyển  đến đó để dập tắt cuộc nổi dậy ở Nam Việt. Ông ta được hỗ trợ trong nhiệm vụ này bởi Dương Bộc (Yang Pu) nổi tiếng có tính cách tàn nhẫn đối với các nạn nhân của mình tựa như con diều hâu săn mồi. Mặt khác, Lộ Bác Đức rất hào hiệp và dựa trên tên tuổi của mình mà mời quân thù ra  đầu hàng. Ông  ta đã thành công  thuyết phục được sự gia nhập của ngừời dân Việt  sau khi cuộc đụng độ quân sự kết thúc. Về phần Lữ Gia và vị vua trẻ Triệu Dương Đế, họ bị bắt vào mùa xuân -111 trong lúc chạy trốn. Đầu của họ được treo ở cổng phía bắc của  thành Trường An. Nam Việt được  biết đến  giờ nhờ có  uy thế làm bá chủ ở trong khu vực, sự thất bại nầy  được xem như là hồi chuông báo tử cho sự hy vọng của  các người dân Việt và buộc họ phục tùng nhà Hán từ đây. Đây là trường hợp của nước Tây Âu và vua của vùng Cangwu (Quảng Tây) cũng như vương quốc Dạ Lang nằm vào thời điểm đó giữa lãnh thổ Quý Châu  và Quảng Tây. Miền bắc Việt Nam cũng bị chiếm đóng bởi người Hoa. Họ cố gắng dựa trên lợi thế đế chiếm  đất đến tận Rinan ở An Nam.

Vũ Đế chia miền bắc Việt Nam thành ra hai quận: Giao ChỉCửu Chân. Thủ phủ hành chính của Giao Chỉ ban đầu ở Mê Linh sau đó được chuyển đến Lũy Lâu thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đối mặt với sự tan rã của nước Mân Việt và sự phản kháng của một bộ phận dân cư của Đông Việt mà Vũ Đế xem coi là nguồn  rắc rối trong tương lai, ngài không do dự dùng các biện pháp mạnh mẽ. Ngài  ban hành một sắc lệnh cho phép trục xuất tất cả dân cư  của vương quốc này vào năm 111 trước Công nguyên và đày họ đến một khu vực khác giữa sông Hoài và sông Dương Tử.

Nhờ việc chinh phục được các lãnh thổ của người Việt và Dạ Lang, Hán Vũ Đế tiếp xúc lần đầu tiên với Điền quốc và biết được tầm quan trọng của nước nầy. Không lâu sau, ông phái các sứ thần đến đó để thuyết phục vua Changqian của vương quốc nầy đến Trường An để tuyên thệ trung thành. Trước sự miễn cưỡng của Changqian, Hán Vũ Đế ra lệnh tiêu diệt tất cả các bộ lạc thù địch, đặc biệt là người dân Laojin và người dân Mimo đang cố gắng chặn con đường phía nam mà Trương Khiên đã đề cập để đến Daxia và Trung Á. Có hơn hai vạn quân thù bị giết hoặc bị bắt trong cuộc can thiệp quân sự này. Vua Changqian của Điền quốc  buộc lòng  phải xin đầu hàng cùng thần dân của mình. Thay vì bị trừng phạt vua Changqian đã được tha thứ vì tổ tiên của ông ta là người Hoa và nhận được ấn « Điền vương chi ấn » như vua của nước Dạ Lang để cai quản vùng đất tịch thu nầy.  Điền quốc được chuyển thành vùng chỉ huy  Yzhou vào năm -109 trước Công nguyên. Đây là cách mà Hán Vũ  Đế  kết thúc cuộc sáp nhập ở phiá tây nam Trung Quốc (Vân Nam). Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, vấn đề quan hệ giữa người Trung Hoa và những người man rợ ở Tây Nam đã nảy sinh từ việc ai đó nhìn thấy một loại nước sốt « ju » ở Phiên Ngung (Canton) và người dân Daxia có gậy tre của bộ tộc Qiong để nhắc nhở lại một cách hài hước rằng Hán Vũ Đế  chỉ quan tâm buổi  ban đầu đến sự tồn tại của tuyến đường từ phía nam đến Daxia cho việc mậu dịch. Việc thực dân hóa miền nam bắt đầu diễn ra mạnh mẽ  nhưng ngài vẫn để cho tầng lớp quý tộc người Việt  địa phương có khả năng tự chủ hơn cũng như vua của nước Điền. Trong khi đó, để tách Hung Nô ra  khỏi  các người chăn nuôi ngựa Wuhuan và Donghu, Hán Vũ Đế không chậm trễ cho  quân đội đóng binh ở Mãn Châu. Trong khoảng thời gian từ năm 109 đến 106 trước Công nguyên, quân đội của  Hán Vũ Đế  đã chiếm đóng phân nửa ở phía bắc của bán đảo Triều Tiên và thành lập được  4 vùng chỉ huy ở đó: Letun ở phía tây bắc, Zhenfan ở phía tây, Lintu ở phía đông và Xuantu ở phía bắc.

 


Sau 54 năm  trị vì, Hán Vũ Đế qua đời vào năm 87 trước Công nguyên và để lại Trung Hoa ở trong một  tình trạng phá sản và suy sụp  cũng như vua Louis XIV của Pháp quốc  mười tám thế kỷ sau đó. Nếu các chiến dịch quân sự đưa  triều đại nhà Hán lên đỉnh cao của vinh quang và quyền lực nhưng  ngược lại làm cạn kiệt ngân sách của quốc gia. Sự khởi đầu của triều đại của Hán Vũ Đế  tương ứng với thời kỳ Dương mà dân chúng có cơm no áo mặc, đây là điều mà Tư Mã Thiên đã viết trong hồi ký lịch sử của mình. Các kho thóc cũng như các kho bạc công cộng cũng được lấp đầy. Đế chế đã ổn định. Tất cả điều này phần lớn là do nỗ lực của người tiền nhiệm Hán Cảnh Đế  (Jing Di) để cai trị trong suốt 17 năm trị vì theo nguyên lý của Đạo giáo: lãnh đạo với mức can thiệp tối thiểu (Wu wei er zhi). Các lao dịch và thuế má rất thấp.

Thật không may, sự xa hoa của triều đình cùng với chính sách  đối ngoại tốn kém đối với Hung Nô và các nước chư hầu (hệ thống triều cống) và chính sách thôn tính đã nuốt chửng tất cả tài sản cùng tài nguyên của đất nước. Điều này cho phép Dương chuyển qua Âm. Các quý tộc và quan chức độc quyền sở hữu các phần đất màu mỡ bằng cách mua  lại với giá rẻ từ các  nông dân nghèo đói khiến tạo ra một tình huống thảm khốc: người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo thêm. Người dân ở thủ đô Lạc Dương sống phung phí và xấc xược và dùng toàn đồ gấm, ngọc trai và ngọc bích tinh xảo trong khi đó hoàn cảnh của người dân  nghèo trở nên tồi tệ hơn. Một số người thích trở thành nô lệ của tư nhân hoặc chính phủ. Thiên tai và lũ lụt cũng không  ngừng ở đất nước. Trong khi đó, các âm mưu và sự trác táng càng ngày gia tăng ở trong triều đình nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ nhất. Quyền lực của triều đình suy yếu do các phe phái khác nhau, sự ganh đua giữa các phu nhân hoàng gia và các trò chơi của họ hàng, điều này cho phép Vương Mãng, một quan nhiếp chính đầy tham vọng lợi dụng thời cơ để đầu độc hoàng đế trẻ tuổi Hán Bình Đế  (9 tuổi) vào năm thứ 5 sau Công Nguyên và chiếm đoạt ngai vàng với sự giúp đỡ của bà dì mình, thái hậu họ Vương của đế chế. [TRỞ VỀ]

Lăng mộ của các hoàng tử Hán: đi tìm sự bất tử

 

Empire de Wudi. Conquêtes chinoises: route de la soie (version vietnamienne)

Version française

 

Đê Chế Hán Vũ Đế

Về mặt chính trị, đế chế của Hán Vũ Đế bắt đầu  củng cố vững chắc hơn với sự canh tân Nho giáo. Nó mang lại nhiều khả năng cho những người có tham vọng và xuất sắc của tầng lớp bình dân có thể tiếp cận được các vị trí quan trọng trong chính quyền mà cho đến thời điểm đó chỉ được  các đội cận vệ cũ, bao gồm chủ yếu là các quý tộc, các đạo sĩ và những người ủng hộ hoàng tộc nắm giữ. Nhờ  các cuộc thi tuyển, công trạng mới được thay thế  các đặc ân mà nó đến từ dòng dõi. Nhưng đế chế của Hán Vũ Đế vẫn không tránh khỏi  những cuộc nổi loạn và sự tranh đua quyền lực tiếp tục hoành hành trong triều đình nhà Hán. Sự thất bại của chủ nghĩa ly khai (năm -122 trước Công nguyên) của hoài nam vương Lưu An, được biết đến với tác phẩm bách khoa Hoài Nam Tử về  các thông tin của thời bấy giờ, đã minh chứng sự khó khăn trong việc chỉnh đốn lại nhóm dòng dõi quý tộc sau mười lăm năm trị vì của Hán Vũ Đế.

Cũng như cha ông, hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jindi), đã biết trong thời ngự  trị, cuộc nổi dậy  liên minh của bảy nước tổ chức vào năm -154 trước Công nguyên bởi Ngô vương Lưu Tỵ, Hán Vũ Đế quyết định hoàn thành việc hủy bỏ hệ thống đất phong của các chư hầu để ngăn chặn mọi âm mưu nổi loạn. Do đó, đặc quyền không chỉ thuộc về con trai cả của vị vua chư hầu đã qua đời mà nó sẽ được chia cho tất cả các con trai sau này. Những người này không có đóng bất kỳ  một vai trò chính trị nào khác ngoài đặc ân tài sản mà đất phong cho họ thừa hưởng.Do  sự phân chia  khéo léo này, chỉ cần một vài thế hệ kế tiếp là có thể phá hủy các chư hầu  chính quan trọng và phân tán các lực lượng của chúng. Ngoài ra, ngài còn bổ nhiệm cho mỗi vùng một thanh tra lưu động (thứ sử) chịu trách nhiệm kiểm soát và giám sát không chỉ các gia tộc quyền thế mà còn luôn cả các tổng trấn. Đối với các cuộc cạnh tranh quyền lực trong triều đình, ngài biết cách tận dụng một cách khéo léo bằng cách thúc đẩy các cuộc đối đầu và cạnh tranh của các cố vấn trong các cuộc tranh luận đôi khi vô ích nhằm củng cố một quyền lực trung ương mạnh mẽ nhưng lại công bằng và đạo đức.

Qua cách chỉ định một ban thư ký nhằm để xem xét các báo cáo và kiến ​​nghị của các quan, trên thực tế, ngài đã loại bỏ vai trò thủ tướng. Chính vì suy nghĩ này mà ngài đã củng cố tính cách chuyên quyền suốt thời gian ngự trị . Ngài  không tha thứ cho bất kỳ lỗi lầm nào khi một trong những cố vấn hoặc các tướng lĩnh của ngài phạm lỗi.

Đó là trường hợp của xạ thủ Lý Quảng được mệnh danh đặt biệt bởi quân Hung Nô là « phi tướng quân« . Ông ta đã bị cách chức  vì đã sai lầm để  bị thất lạc trong sa mạc cùng với binh lính trong một cuộc giao tranh chống lại quân Hung Nô. Nhưng bản án của ông ta có thể được giảm bằng một khoản tiền phạt thay thế. Việc giảm án và phạt tiền rất phổ biến vào thời nhà Hán. Ngay cả việc người bào chữa cầu xin cũng có nguy cơ đến tính mạng vì bị buộc tội lừa dối hoàng đế. Đó là trường hợp nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên bị cung hình (thiến) để bảo vệ gia đình viên quan Lý Lăng, cháu của tướng quân Lý Quảng, bị buộc tội theo quân Hung Nô. Những biện pháp  mà Hán Vũ Đế áp dụng trong nhiều lĩnh vực minh chứng các phương pháp tồi tệ nhất. Các quan cố vấn và tướng lĩnh đều bị xử phạt tùy theo sự nhận xét   của ngài. Họ dễ dàng bị cách chức dễ dàng bởi những tội phạm nhỏ trước khi được thăng chức nhờ việc khác. Ban thưởng và hình phạt là một phần của quy tắc ứng xử mà ngài áp dụng cho các cận thần. Sự sợ hãi của họ cho phép Hán Vũ Đế phát triển nghệ thuật cai trị của mình một cách tinh vi. Rất hiếm có quan chức nào trong triều đại của Hán Vũ Đế  giữ được chức vụ của họ quá năm năm ngoại trừ Gongsunhe,một quan lại lo về trang bị có thể giữ chức vụ của mình hơn ba mươi năm. Chỉ có học giả Đông Phương Sóc mới biết rút lui ra khỏi triều đình đúng lúc để ẩn dật và tránh sự thất sủng.

Về mặt kinh tế, theo lời khuyên của Công Tôn Hoằng, ngài bãi bỏ luật cho phép người giàu đúc tiền, chiết xuất muối bằng cách bốc hơi và luyện gang. Kể từ bây giờ, nhà nước độc quyền các hoạt động này để tăng nguồn thu lợi. Để giúp đỡ nông dân, nhà nước mua lại một số hàng hóa dư thừa khi giá giảm và bán lại với giá thấp hơn khi có  tình trạng thiếu thốn. Mục đích của biện pháp này là để kiểm soát biến động giá cả và ngăn chặn tình trạng đầu cơ của các thương gia lớn. Đây cũng để nhà nước  đảm bảo kiểm soát thực phẩm qua junshu (hoặc các văn phòng giao thông của nhà nước). Hán Vũ Đế  thiết lập ra một loại thuế đánh vào tài sản (xe cộ, gia súc, thuyền vân vân …) của các thương nhân và những người cho vay nặng lãi có trách nhiệm kê khai vốn liếng của họ. Trong trường hợp lừa đảo, họ có nguy cơ mất tài sản và bị phạt hai năm nghĩa vụ quân sự ở biên giới. Theo tài liệu của nhà sử học Tư Mã Thiên, sự khởi đầu của triều đại của Hán Vũ Đế  được hỗ trợ bởi sáu thập kỷ phục hồi dần dần các lực lượng sản xuất được khuyến khích bởi những người tiền nhiệm của ngài. Quỹ nhà nước được thăng thừa. Dân chúng được cơm no áo mặc.

Vào đầu thời ngự trị này thường được gọi là thời kỳ dương thì có sự ổn định chính trị cùng với số lương thực dồi dào cho toàn bộ dân số ước tính khoảng hơn 50 triệu người theo cuộc điều tra dân số quy mô lớn đầu tiên ở năm thứ hai sau Công Nguyên  được Tư Mã Thiên đề cập trong hồi ký lịch sử của ông. Theo nhà Hán học người Pháp, Marcel Granet, chính sách mà Hán Vũ Đế áp dụng phản ánh rất rõ tính cách cách mạng. Hán Vũ Đế chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của mình, cố gắng tìm giải pháp từng trường hợp cho các vấn đề khẩn cấp, bỏ lại sau đó  một khi giải quyết xong và sử dụng các quan viên chỉ trong một thời gian ngắn để đạt được kết quả mong muốn. Khi họ được biết đến với những chiến công và trở nên quá « nguy hiểm », ngài quyết định khai trừ ngay. Sự ngờ vực của  một bạo chúa được hổ trợ bởi các quan cố vấn « pháp gia » không có đầu óc sâu sắc đã không cho phép Trung Hoa  vào thời điểm đó nắm bắt cơ hội hiếm có để trở thành một quốc gia vững chắc và có tổ chức.

Đế chế của Hán Vũ Đế có thể sụp đổ trong một sớm một chiều. Hung Nô vẫn là một mối quan tâm lớn đối với Vũ Đế  mặc dù chính sách heqin được những người tiền nhiệm của ngài  áp dụng cho đến lúc đó. Sự không phục tùng và xấc xược của  Hung Nô tiếp tục làm bẽ mặt nhà Hán. Để đánh bại một kẻ thù vô hình như Hung Nô, Hán Vũ Đế có nghĩa vụ tổ chức lại quân đội của mình và làm cho nó phù hợp hơn để di chuyễn mà mục tiêu chính là đánh bật kẻ thù và cướp gia súc  của địch  ở giữa nơi họ cấm trại qua  các cuộc tấn công nhanh chóng bằng một số ít kỵ mã cũng như sự điều hành của Hung Nô. Vì vậy, việc sử dụng chiến xa bị loại bỏ trong các cuộc giao tranh quân sự. Sau đó, còn phải bỏ truyền thống của quan chức thường hay mặc lễ phục truyền thống để mặc ưu tiên quần dài tránh không bị cản trở trong việc cưỡi ngựa và khắc phục sự miễn cưỡng của quân nhân khi cưỡi ngựa bởi vì vị trí hai chân dạt ra mỗi bên  được xem như với tư thế ngồi xổm bởi những người bình thường hay dùng. Chiến thuật này làm choáng váng quân Hung Nô, nhưng nó không thể làm chúng khuất phục được. 

Đế chế của Hán Vũ Đế có thể sụp đổ trong một sớm một chiều. Hung Nô vẫn là một mối quan tâm lớn đối với Vũ Đế  mặc dù chính sách heqin được những người tiền nhiệm của ngài  áp dụng cho đến lúc đó. Sự không phục tùng và xấc xược của  Hung Nô tiếp tục làm bẽ mặt nhà Hán. Để đánh bại một kẻ thù vô hình như Hung Nô, Hán Vũ Đế có nghĩa vụ tổ chức lại quân đội của mình và làm cho nó phù hợp hơn để di chuyễn mà mục tiêu chính là đánh bật kẻ thù và cướp gia súc  của địch  ở nơi họ cấm trại qua  các cuộc tấn công nhanh chóng bằng một số ít kỵ mã cũng như sự điều hành của Hung Nô. Vì vậy, việc sử dụng chiến xa bị loại bỏ trong các cuộc giao tranh quân sự. Sau đó, còn phải bỏ truyền thống của quan chức thường hay mặc lễ phục truyền thống để mặc ưu tiên quần dài tránh không bị cản trở trong việc cưỡi ngựa và khắc phục sự miễn cưỡng của quân nhân khi cưỡi ngựa bởi vì vị trí hai chân dạt ra mỗi bên  được xem như với tư thế ngồi xổm mà  những người dân bình thường có thói quen  dùng. Chiến thuật này làm choáng váng quân Hung Nô, nhưng nó không thể làm khuất phục được chúng.

Đây là lý do tại sao Vũ Đế  phải lựa chọn các biện pháp khác bao gồm việc cải thiện mạng lưới đường xá không chỉ nó là xương sống của hệ thống kinh tế mà còn là chìa khóa thành công trong việc vận chuyển quân lính và tiếp tế. Trên các con đường của người Hán hiện nay có các trạm thư, chuồng ngựa, nhà trọ cho quan chức, ký túc xá cho du khách bình thường và thậm chí  có cả nhà giam cho tù nhân. Mạng lưới đường bộ do đó qua nhiều thế kỷ trở thành yếu tố then chốt của sự bảnh trướng quân sự và là công cụ hữu hiệu của sự thâm nhập văn hóa của người Hán. Nó được xem ngang hàng với mạng lưới đường bộ của người La Mã.


Triều đại của Vũ Đế  đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nhà Hán. Chính ở  triều đại này, Việt Nam đã bị thôn tính vào năm 111 trước Công nguyên. Đây là sự thống trị đầu tiên của Trung Hoa có gần 1000 năm.
Tham khảo tài liệu.

  • Précis d’histoire de Chine. Editions de langues étrangères. Beijing
  • Văn Hóa Nam Chiếu-Đại Lý. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Hànội 2004
  • La grande époque de Wudi. Editions You Feng. Dominique Lelièvre. 2001
  • Lịch sử văn minh Trung Hoa. Will Durant. Nguyễn Hiến Lê dịch. NBX Nhà văn hóa thông tin. 2006

Mạng lưới đường bộ này, dọc theo biên giới phía bắc ở vùng Cam Túc, cũng cần phải bố trí một số đồn trú, xung quanh các tháp canh mà một số có độ cao 18 thước dùng để theo dõi sự di chuyển của quân Hung Nô mà báo hiệu bằng tín hiệu khói, bảo vệ những người sử dụng đường bộ và có các hành động phòng thủ phối hợp với bộ tham mưu. Chiến thắng của nhà Hán còn phụ thuộc vào các yếu tố khác quan trọng cũng như mạng lưới đường bộ này. Cung cấp lương thực cho các đơn vị đồn trú thường là một thách thức hàng ngày chưa kể đến những khó khăn lớn mà quân đội của Hán Vũ Đế gặp khi truy đuổi quân Hung Nô ở ngoài biên giới đến những vùng không xác định được. Điều này đòi hỏi sự tham gia của một số lượng lớn ngựa và kiến thức về địa hình dần dần được cải thiện bằng cách vẽ các  bản đồ và xác định vị trí các điểm nước cũng như sự hợp tác của người dân địa phương.

Đôi khi điều cần thiết là phải nhanh chóng phục hồi kỵ binh trong trường hợp bị tổn thất đáng kể. Chúng ta có thể nói đến ví dụ của chiến dịch Ferghana chống lại Dayuan (Đại Uyển) vào năm 104 TCN. Trong số 60.000 binh lính giao chiến và 3000 con ngựa bị bắt, tướng của Hán Vũ Đế, Li Guanli (Lý Quảng Lợi) đã trở về với 10.000 binh lính và 1000 con ngựa. Vì vậy, triều đình nhà Hán đã phải khuyến khích người dân chăn nuôi ngựa, định giá một con ngựa giống với mức giá tiêu chuẩn khá cao, và xúc tiến đến việc đưa các giống ngựa mới từ các vùng đất phương Tây. Việc phục hồi nhanh chóng của kỵ binh rất cần thiết trong các cuộc viễn chinh xa. Không còn xa lạ với số lượng trang trại nuôi giống ngựa không ngừng tăng lên và việc cải thiện thức ăn gia súc bằng cách trồng cỏ linh lăng (Chi linh lăng) mà hạt giống được Zhuang Qian (Trương Khiên) mang về trong chuyến thám hiểm ở Trung Á. Nhờ đó Trương Kiên đã phát hiện ra ở thung lũng Ferghana (Uzbekistan ngày nay) có những con ngựa  tốt, ngựa hãn huyết (đổ mồ đỏ như máu) và mang về vào năm -114 trước Công nguyên một số mẫu vật được cung cấp bởi  người Wusun, đồng minh của Hán Vũ Đế ở Trung Á. Kích thước, tốc độ và sức mạnh của các con ngựa nầy  làm hài lòng Hán Vũ Đế vô cùng. Nhưng thành tích của các con ngựa nầy  được cho là kém hiệu quả hơn  các con ngựa của  người Đại Uyển (Ferghana). Nhờ có móng guốc cứng hơn, những con ngựa Đại Uyển có thể  đi đến một nghìn li mỗi ngày. Mong muốn có được những con ngựa này, Vũ Đế  tổ chức một cuộc thám hiểm quân sự chống lại người Đại Uyển đã sai lầm từ khước cung cấp các con ngựa nầy để đổi lấy quà tặng. Ngài không ngần ngại đặt cho những con ngựa này sau này cái tên là « thiên mã » (tianma) (thiên mã).

Những con ngựa nầy trở thành biểu tượng của quyền lực và uy tín vì Hán Vũ Đế cảm thấy bị sĩ nhục và bẽ mặt trước sự từ chối của một  tiểu vương quốc nằm ở trong thung lũng Ferghana. Chi phí dành cho cuộc thám hiểm quân sự rất quá mức không chỉ về trang bị và ngựa mà còn nhân mạng nửa  để có một kết quả không đáng  với khoảng ba mươi con  thiên mã và ba nghìn con ngựa giống và ngựa cái bình thường. Tuy nhiên, quân đội của Vũ Đế  được lựa chọn khéo léo, chủ yếu là những người lính chuyên nghiệp và phạm nhân thực sự cũng như kỵ binh do các chỉ huy của các vùng biên giới cung cấp. Những người lính nhập ngũ này phải có sức bền bỉ về thể chất đáng kể để thực hiện những cuộc hành quân nhiều ngày và tiếp quản một thành phố. Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, không phải cái chết ở chiến trường hay thiếu lương thực là nguyên nhân dẫn đến những tổn thất đáng kể này mà chỉ là nỗi khát khao và ám ảnh của các tướng lĩnh muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến bằng mọi giá vì mạng sống của họ còn phụ thuộc vào chiến thắng hay thất bại của các tác chiến này. Phần thưởng và hình phạt nghiêm khắc hoặc thậm chí án tử hình là một trong những giải thưởng mà Hán Vũ Đế sẽ dành cho họ mà họ không hề ảo tưởng khi họ trở về Trung Hoa. Các tướng lĩnh uy quyền buộc phải tự sát hoặc đầu hàng kẻ thù (Lý Quảng, Lý Lăng, Lý Quang Lợi  vân vân..). Chiến dịch của Ferghana đã hoàn thành chỉ trong vòng một năm (từ mùa xuân năm -102  đến mùa xuân năm -101).

Sự ra đời của con đường tơ lụa

Từ đây, sau chiến dịch Ferghana, tất cả các vương quốc  nằm trên con đường mà quân Hán đi ngang qua (sau này được gọi là « Con đường tơ lụa« ) đã chấp nhận thành chư hầu của Trung Hoa, ngoại trừ người Hung Nô. Để chống lại  những người nầy, Hán Vũ Đế  cố gắng tìm kiếm liên minh với kẻ thù của quân Hung Nô, đấy là người Đại Nguyệt Chi (Yuezhi) bằng cách cử một phái đoàn do Trương Khiên dẫn đầu đến Trung Á vào năm -139. Cuối cùng, Trương Khiên không thành công trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình vì ông ta đã bị quân Hung Nô giam giữ trong 10 năm trước khi trốn thoát để khám phá được Ferghana (Đại Uyển), Sogdiana (vùng Samarkand), Bactriane (Turkmenistan hiện nay) và phía bắc  Á Phú Hãn (Afghanistan ngày nay). Tuy nhiên, khi trở về Trung Hoa vào năm -126 trước Công nguyên, ông đã báo cáo với Hán Vũ Đế. Điều này cho phép Vũ Đế khám phá các quốc gia mà Trương Khiên đã đến tham quan và  nhắc đến cho Vũ Đế  biết có khả năng gia nhập vương quốc Shendu (Ấn Độ) từ nước Thục (Tứ Xuyên)  mà còn có một đế chế  hùng cường xa xôi có tên là  Daquin (Đế chế La Mã). 

Nếu không  tìm kiếm được đồng minh chống lại Hung Nô, người ta  lại có thể thấy giờ đây các đối tác thương mại quan tâm đến các sản phẩm của Trung Hoa như lụa, đồ sơn mài, công cụ bằng sắt vân vân… để đổi lấy ngọc, ngựa và lông thú. Con đường tơ lụa vì thế mới ra đời và trở thành sợi dây liên kết giữa Đông và Tây. Chỉ đến năm -115, Trương Kiên lại được Vũ Đế ủy thác dẫn một phái đoàn ngoại giao đến các vùng ở phía tây. Lần này, ông ấy cố gắng mang về không chỉ nhiều loại thực vật và sản phẩm tự nhiên (cỏ linh lăng, rượu vang, nho, quả hạch, quả lựu, đậu, len, thảm vân vân..) mà còn cả những người chăn nuôi ngựa, người Wusun. Bị ấn tượng bởi sự tráng lệ và giàu có của triều đình nhà Hán, người Wu Sun đồng ý tham gia trong cuộc liên minh  sau nầy do Hán Vũ Đế  đề xuất và mặc nhiên công nhận quyền bá chủ  của Trung Hoa. Liên minh này được tiếp  theo sau đó với sự cống hiến một  cô công chúa Trung Hoa cho nhà vua của người Wusun. Vua nầy có cơ hội báo cáo hai lần cho Hán Vũ Đế về ý định hung hăng thù địch của quân Hung Nô qua cuộc liên minh nầy.

HAI THẾ GIỚI, HAI ĐẾ CHẾ:

Đến năm 100 sau Công Nguyên, đế chế nhà Hán có thể sánh ngang với đế chế  La Mã. Nền kinh tế của Trung Hoa  chủ yếu dựa vào nông dân trong khi nền kinh tế của La Mã dựa trên chế độ nô lê. [TRỞ VỀ]

Sự thôn tính hai vương quốc: Nam Việt và Dạ Lang (tiếp theo)

Être caodaïste (Tôi là người Cao Đài) (Version vietnamienne)

Version française

Chúng ta, người Cao Đài  phải biết cải thiện bản thân. Chúng ta không cần thiết phải ăn chay  niệm Phật qua những lời cầu nguyện hay đi chùa để có thể được sự hoàn hảo ở bản thân. Chúng ta có khả năng làm được điều này nếu ở nơi chúng ta có được ba đức tính như sau: tình thương, trí tuệ và ý chí. Khi sinh ra, chúng ta đã có sẵn lòng nhân từ. Đây là lý do tại sao tổ tiên của chúng ta thường nói:

Nhân chi sơ, thiện bản tính. Loài người bẩm sinh đã tốt.

Nhưng vì mọi bất trắc trong cuộc đời, những ganh đua phi lý và những dục vọng vô độ tiếp tục xâm chiếm chúng ta không ngừng khiến chúng ta đã trở thành những người không trung thực, bội bạc, ích kỷ và làm chúng ta mất đi tính tốt mà chúng ta có được khi sinh ra. Tất cả các hiền nhân thời cổ đại đều có ba đức tính nêu trên. Để biết được con người có tốt hay không, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của họ đối với những người thân thiết. Qua  việc quan sát này, chúng ta biết rõ họ như nhà triết học Trung Hoa Mạnh Tử đã nói.

Tình thương là phẩm chất rất cần thiết để hoàn thiện nhưng không thể hoàn hảo được vì chúng ta cần có  trí tuệ  để phân biệt đúng hay sai, điều thiện  và điều ác. Có một số người hảo tâm dù đã quyên tiền rất nhiều để xây chùa nhưng lại tiếp tục có một thái độ xấu xa tệ hại vì không phân biệt  rõ lý do sai trái. Đôi khi họ còn bị coi thường so với những người không bao giờ có cơ hội tham gia vào phần đóng góp nầy. Ở Việt Nam, triều đại nhà Lý nổi tiếng có nhiệt thành không thể chê trách được đối với Phật giáo thông qua một số lượng của các công trình xây cất chùa chiền. Điều này dẫn đến  cảnh khốn cực của  người dân do thuế má quá cao và tạo  ra sự bất bình của dân chúng. Đây là nguyên nhân chính đi đến sự sụp đổ của triều đại. 

Dù trình độ học vấn như thế nào, con người luôn có trí tuệ ở  trong con người. Khi chúng ta làm sai hay không, chúng ta sẽ biết điều đó bằng chính lương tâm của mình. Ví dụ, khi bạn cố gắng nói dối, bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của mình mặc dù người bạn mà bạn nói dối không biết điều đó. Chính trí tuệ nó giúp chúng ta phân biệt được điều này. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal đã có cơ hội  nhấn mạnh rằng con người là một cây sậy có tư duy.

Để tiếp tục nói dối hoặc hành động xấu xa hay không, chúng ta cần có ý chí. Nói về phẩm chất này thì dễ, nhưng chúng ta khó mà có thể sở hữu được nó vì đôi khi còn buộc chúng ta phải đi ngược lại với lợi ích của bản thân hoặc đôi khi còn  phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Đôi khi mạng sống của chúng ta không được bảo tồn. Chúng ta  dựa vào  một số sự kiện lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam nhằm để   cùng nhau suy ngẫm và cảm phục những người mà chúng ta cho là họ  có thể cải thiện bản thân vì họ có đủ ba đức tính nêu trên. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. 

Trước hết, đó là trường hợp Gia Cát Lượng (hay Khổng Minh). Ông vừa là tể tướng vừa là cố vấn của Lưu Bị, người sống sót cuối cùng của nhà Hán (Lưu Hoài Đức) ở Trung Hoa. Những người man rợ đến từ vùng đồng hoang phía bắc Trung Hoa và được Mạnh Hoạch cầm đầu thường thích đánh phá lãnh thổ vương quốc của ông. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch 7 lần, nhưng sau mỗi lần bị bắt, Mạnh Hoạch được thả về. Ông rất  ấy rất nhân hậu. Ông được trời phú cho trí tuệ phi thường vì ông thấy rằng cần phải thuyết phục Mạnh Hoạch bằng tình thương. Nếu Mạnh Hoạch bị giết, có lẽ sẽ có một Mạnh Hoạch khác. Điều này buộc ông phải thực hiện các cuộc  dấy binh trừng phạt thường xuyên và không cho ông rảnh tay để khôi phục lại triều đại nhà Hán và mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. 

Đó là lý do tại sao ông vẫn bình tĩnh tiếp tục giải thoát cho Mạnh Hoạch  mỗi lần bị bắt. Ông có ý chí vô biên vì ông biết rằng để ngăn cản Mạnh Hoạch phản bội sau này, ông đã phải chịu lãng phí rất nhiều thời gian, buông bỏ lợi ích cá nhân và dành cho mình nhiều nổi lo lắng với tuổi già của mình. Ông sẽ đỡ mệt hơn cho ông nếu ông  quyết định giết Mạnh Hoạch vì ông không phải dấy binh chinh phạt tới 7 lần. Trong lần vây bắt cuối cùng, khi ông ta sắp sửa thả Mạnh Hoạch, thì chàng nầy bắt đầu khóc và xin đầu hàng vĩnh viễn. Gia Cát Lượng có ba phẩm chất nói trên. Dù ông không theo đạo giáo nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng với ba đức tính mà ông có được ở ông (tình thương, trí tuệ và ý chí), ông  đã biết cách hoàn thiện bản thân và lúc đó ông  đã được coi là một hiền nhân ở thời Tam Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vị vua mà chúng ta có thể coi là các bậc hiền nhân. Đây là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn. Ngài có đủ 3 đức tính nêu trên. Đây là lý do tại sao ngài được biết đến trong suốt lịch sử Việt Nam như một vị vua anh minh, xuất chúng, nhân ái và dũng cảm. Cuộc nổi dậy của vua chàm, Chế Cũ đã buộc ngài phải tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt trong khi để lại cho nàng thiếp Ỷ Lan  quyền nhiếp chính. Trước sự quyết tâm của Chế Cũ, ngài đã không bắt được Chế Cũ  sau nhiều tháng viễn chinh. Thất vọng, ngài buộc lòng phải trở về. Trên đường về, ngài được biết dân chúng không ngớt lời ca ngợi tài năng của Ỷ Lan trong việc cai quản đất nước. Ngài cảm thấy xấu hổ và quyết định quay trở lại mặt trận. Khi bắt được Chế Cũ, ngài  có thể giết Chế Cũ để xoa dịu cơn giận nhưng ngài  lại  tha chết để Chế Cũ quay trở về nước hơn. 

Đó là lý do tại sao Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Ngài  rất nhân từ vì ngài đã buông tha kẻ đã làm nhục ngài trước mặt bá tánh. Ngài đã lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng bắt được Chế Cũ. Liệu chúng ta có thể làm được như ngài nếu chúng ta ở vị trí của ngài không? Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài ngỏ lời với các quan của mình như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn lạnh cóng. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để ăn?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðông Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang các quan và nói:

Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với đồng bào cũng như tình yêu trẫm dành cho con của trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Trí tuệ của ngài thật vô biên. Để chinh phục Champa, ngài biết rằng cần phải thuyết phục và trấn an Chế Cũ mặc dù ngài cảm thấy nhục nhã và khó chịu khi so sánh những gì ngài phải chịu đựng so với những gì mà người thiếp của ngài đã làm cho bá tánh, một người phụ nữ xuất thân từ nông thôn, Ỷ Lan trong thời gian vắng mặt. Ngài có thể giết Chê ’Cũ để xoa dịu cơn tức giận và gột rửa cơn phẫn nộ nhất thời này. Nhưng ngài là người dũng cảm, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trước lợi ích cá nhân. Đó là người có ba phẩm chất vừa nêu ở trên.

Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thiện mình. Điều đó xảy ra với tôi khi tôi muốn tiếp tục phương pháp này. Phải công nhận rằng không dễ  hiện thực hóa phương pháp nầy. Tôi cũng không giấu giếm rằng tôi cũng gặp những khó khăn hàng ngày nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi tôi cố gắng làm cho nó trở nên cụ thể hóa một chút. Tôi rất vui vì tôi nhận ra rằng tôi đang bắt đầu cải thiện bản thân một chút dù biết rằng quá ít ỏi.

Nó làm tôi nhớ đến câu mà Ung Giả Vi đã viết trong cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử:

Nhân viên hồ tài! Ngã dục nhân, Tư nhân chi hỷ!
Nhân có xa đâu! Bạn muốn nhân, nhân đến vậy!

 

 

 

 

 

 

 

Điều này cho phép tôi tin chắc rằng THIỆN hay ÁC  đều tồn tại ở trong mỗi chúng ta. Bạn muốn sao thì được vậy. Tôi hiểu rằng tôi không cần phải đến chùa hay nhà thờ để có thể hoàn thiện bản thân. Tôi có thể làm được điều này nếu tôi không quên những gì Thầy đã nói trong kinh thánh Cao Đài mà tôi có cơ hội đọc:

Nếu con muốn trở thành một tín đồ đạo Cao Đài chân chính, con phải có tình yêu và nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn cần thiết để con cải thiện bản thân.

Con xứng đáng được mặc chiếc áo dài trắng này, biểu tượng của sự tinh khiết. Con sẻ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi con là một tín đồ Cao Đài.

Les Bahnar (Dân tộc Bà Na): troisième partie (version vietnamienne)

 

peuple_bana5
Version française
Phần cuối

Sau khi cử hành hôn lễ, vợ chồng trẻ sống luân phiên với gia đình cha mẹ sau một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận giữa hai gia đình. Chỉ sau khi sinh đứa con đầu lòng, họ mới bắt đầu xây nhà riêng cho mình. Người Bahnar áp dụng chế độ một vợ một chồng. Hiếp dâm, loạn luân và ngoại tình đều bị lên án nghiêm khắc. Trong trường hợp người hôn phối còn sống không phân biệt giới tính phạm tội ngoại tình tại thời điểm bảo trì mộ người đã khuất, người đó được xem là người nhảy qua quan tài (ko dang boăng). Người hôn phối còn lại không được giải thoát ngay lập tức  nghĩa vụ của mình đối với người chết. Người đó có nghĩa vụ không phải trả cho những người được thụ hưởng của người qua đời  mà cho chính  người chết  các khoản tiền đền bù mà người ta hiến thân một số con vật trên mộ. Đây là lý do tại sao người hôn phối còn sống cần quan tâm đến việc rút ngắn thời gian duy trì nếu muốn bắt đầu có lại  một cuộc sống mới. Ngay cả khi chết, những thiệt hại do lỗi của vợ hoặc chồng gây ra cho người chết vẫn được đền bù vật chất bằng số lượng súc vật được hiến tế trên mộ. Theo truyền thống của người Bahnar, mọi người đều được « tự do » miễn là họ không làm tổn hại đến người hoặc tài sản của người khác. Trong trường hợp người đó bị tổn hại về danh dự hoặc vật chất của mình thì được bồi thường bằng hình thức bồi thường hoặc hoàn trả các chi phí gánh chịu. Người Bahnar không áp dụng hình phạt tử hình. Đưa ai đó vào tù tương tự như tội biệt xứ. Người Bahnar biết giúp đỡ nhau khi có nạn đói. Trong nhà của người Bahnar không bao giờ uống rượu cần, không bao giờ ăn thịt mà không mời các gia đình khác. Lúa chín đầu tiên không chỉ thuộc về chủ ruộng mà của cả làng.
 

Tượng nhỏ bằng gỗ
trước các nhà tang lễ

bana_figurineQuyền tự do lựa chọn vợ chồng, phân chia công việc trong một cặp vợ chồng, quyền được đền bù vật chất hoặc luân lí, tôn trọng người khác minh chứng cho sự bình đẳng nam nữ trong truyền thống tổ tiên của người Bahnar. Không có sự khác biệt cơ bản giữa vị trí pháp lý của một người đàn ông và một người phụ nữ. Với người Bahnar, cách thức hoạt động dân chủ đã có từ lâu đời trước khi chế độ dân chủ được phát hiện và thực hành ở phương Tây. Theo nhà dân tộc học người Pháp, Georges Condominas, « những kẻ man rợ » không chờ đợi Minkowski hay Einstein mới có khái niệm về không gian-thời gian. Bằng cách sử dụng một thành ngữ liên quan đến không gian, họ chỉ ra một ngày. Họ ước tính tuổi của ai đó liên quan đến một sự kiện nổi bật. Họ không phá hủy hoàn toàn rừng vì họ biết cách để rừng tự tái sinh nhiều năm sau khi họ đã ăn nó mười hay hai mươi năm trước như người Mnong của Georges Condominas. Họ không giết thú  không phải bởi sự hứng thú để  giết mà họ giết thú chỉ để ăn và biết chia sẻ với các người đồng hương của mình.

Họ chỉ giữ một phần nhỏ trong quá trình săn mồi cho riêng mình. Sự phổ biến và sử dụng chất khai quang của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, việc tàn sát động vật để làm dược điển  truyền thống, sự hủy diệt cây cối và nạn phá rừng liên quan đến sự gia tăng dân số, việc hủy hoại đất đai qua bón phân hóa học quá mức, tất cả là đặc quyền của những người được gọi là « văn minh ». Đoàn kết và tương trợ không phải là lời nói suông.

 
Người dân Bahnar trên hết họ là những người « rôngơi » (hoặc tự do). Họ thường quen nói: « Tôi là rongơi hay kodră (thầy) » để nói rằng họ được tự do từ sự lựa chọn hoạt động của mình hoặc làm chủ vận mệnh của mình. Họ có phải là những kẻ “man rợ” như chúng ta vẫn nghĩ lâu nay? Mỗi người trong chúng ta phải hiểu sâu câu hỏi này và sử dụng cách sống và văn hóa của họ như một nguồn cảm hứng và suy ngẫm lại để cho phép chúng ta có cuộc sống tốt hơn và cùng nhau tôn trọng những người khác và thiên nhiên.

Trở về lại phần đầu