Kyoto (Cố đô Kyoto, Nhật Bản)

Kyoto (Cố đô Kyoto, Nhật Bản)

Version française

Có một thời  thịnh vượng, Tokyo còn được gọi là Edo.  Muốn đến cố đô Kyoto lữ khách phải  đi  bộ  hay đi ngựa nhiều ngày với con đường ngoạn mục Tokaido  dài có 500 cây số.Tuyến đường nầy  có nhiều  lữ quán, các đền thờ thần đạo hay Phật giáo, các di tích lịch sử sẽ  để lại cho lữ khách những kỷ niệm khó quên  như đèo Nakayama, đền Ise, chùa Thanh Thủy (Kiyomieu-dera), chùa  gác vàng Kinka kuji của tướng quân Yoshimitsu Ashikaga  vân vân …  Chính vì thế tuyến đường nầy trở  nên một nguồn cảm hứng không ít cho nhiều  họa sỹ  mà trong đó có Hiroshige mà chúng ta được biết  qua  bộ  tranh màu của ông được in trên  các mộc bản  của thế giới nổi trôi,  thường gọi là ukiyo-e (phù thế hội).  Thời ki hoàng kim  của ukiyo-e là từ khoảng những năm 1790 cho đến năm 1850. Sáng nay tụi nầy được anh HDV dẫn  đến cố đô  Kyoto. Cũng tuyến đường nầy nhưng  được thay thế bằng con  đường sắt với tàu cao tốc TGV Tokaido Shinkansen và được dừng lại ở nhà ga Kakegawa để lấy  xe bus đi tham quan vườn hoa nổi tiếng của Nhật Hammatsu của tỉnh Shizuoka. Trạm ga nào cũng sạch sẽ luôn ở  trên tàu cao tốc cũng vậy trong một không gian yên lặng. Rất tiếc trời rất u ám nên chụp ảnh không vừa ý chi cho mấy khi đến tham quan công viên  Hammatsu. Nơi nầy có rất nhiều cây bonsai hình dáng khác nhau trông lạ mắt lắm đấy nhưng cũng không kém  phần lãng mạn như  ở các  công viên Paris. Sau đó tụi này lấy xe  bus đến cố đô Kyoto nơi ở của Nhật hoàng  vào buổi chiều. Ở đây đường xá cũng sạch  sẽ nhưng thời gian có vẻ chậm lại nhịp sống hằng ngày   tựa như ở cố đô Huế  của nước ta  vậy.

Version française

À une  époque florissante, Tokyo était également connue sous le nom d’Edo. Pour se rendre à l’ancienne capitale de Kyoto, les voyageurs devaient marcher  à pied ou à cheval plusieurs jours sur la spectaculaire route du Tokaido, longue de cinq cent  kilomètres. Celle-ci  comptait de nombreuses auberges, temples shintoïstes ou bouddhistes et des sites historiques qui leur ont laissé des souvenirs inoubliables tels que le col Nakayama, le temple Ise, la pagode Kiyomieu-dera ou le pavillon d’or Kinkaku-ji  du shôgun Yoshimitsu Ashikaga  etc. C’était  pourquoi cet itinéraire devenait ainsi  une source d’inspiration pour de nombreux artistes, dont Hiroshige que l’on connaît grâce à ses peintures  en couleurs imprimées sur planches de bois du monde flottant, souvent appelées ukiyo-e. L’âge d’or de l’ukiyo-e s’était déroulé entre 1790 et 1850 environ. Ce matin, le guide nous a emmenés dans l’ancienne capitale de Kyoto. Ce même itinéraire a été remplacé par le  chemin de fer avec le train à grande vitesse TGV Tokaido Shinkansen. Nous devions  descendre  à la gare de Kakegawa pour prendre un bus afin de pouvoir  visiter le célèbre parc floral Hammatsu de la préfecture de Shizuoka. Nous constations la propreté  partout,  y  compris dans le train à grande vitesse dans un espace silencieux. À  cause du mauvais temps, il était impossible pour moi de faire des photos comme il le fallait  lors ma visite au parc floral. Celui-ci possédait de nombreux bonsaïs de formes différentes. Cela  m’étonna tellement mais il  n’était  pas moins romantique que les jardins  de Paris. Puis nous allions prendre le bus dans l’après-midi pour rendre visite à l’ancienne capitale de Kyoto, où résidait l’empereur du Japon. Ici, les rues sont propres mais  le temps semble ralentir le rythme de vie au quotidien  comme celui trouvé dans l’ancienne capitale Huế de notre pays.

Con Lân (La licorne)

Version française

Con Lân (La licorne)

Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con nghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Lân thường xuất hiện ở đình, chùa, đền, miếu hay những công trình kiến trúc nghệ thuật. Theo nhà nghiên cứu việt Đinh Hồng Hải thì Lân có nguồn gốc Trung Hoa, một linh vật tưởng tượng ngoại nhập. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Khi du nhập vào văn hóa việt  thì  người  Việt quên đi « con kỳ » mà chỉ  kêu là  lân thôi.  Chỉ có những vị quân vương hiền minh mới xứng đáng được trông thấy nó. Ở Sân Đại Triều Nghi trước Điện Thái Hòa của Tử Cấm  Thành  (Huế)  có hai con lân được đặt ở hai góc sân mang ý nghĩa thời thái bình mà còn biểu tượng nhắc nhở đến  sự uy  nghiêm giữa chốn triều đình. Lân còn là con vật tiêu biểu báo điềm lành. Nó  còn có khả  năng  nhận ra  được người hiền lành và kẻ gian trá. Người dân Việt  thường biết nó qua múa lân sư được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Còn trong đạo Phật, nó là hiện thân của bát nhã tức là trí tuệ tối cao  hay gíác ngộ.

Version française
La licorne  figure au deuxième rang parmi les quatre animaux sacrés aux pouvoirs surnaturels (dragon, licorne, tortue et phénix). Dans la culture vietnamienne, on  est habitué à confondre souvent la licorne avec le chien-lion (con nghê). La caractéristique permettant de faire la distinction entre  ce dernier et la licorne  se retrouve dans les ongles.  Le chien-lion possède des griffes tandis que  la licorne a des sabots. Les licornes sont visibles  souvent dans les maisons communales, les pagodes, les temples, les sanctuaires ou les œuvres d’art architecturales. Selon le chercheur vietnamien Đinh Hồng Hải, la licorne (ou Lân)  est d’origine chinoise. Il s’agit d’une mascotte imaginaire importée de l’étranger. En fait, lorsqu’on évoque la licorne, on se réfère souvent à un couple d’animaux : le mâle est connu sous le nom « kỳ » tandis que la femelle s’appelle « lân ». Au moment de l’introduction de la licorne dans la culture vietnamienne, on n’a gardé que la femelle (Lân). Seuls les monarques sages sont dignes de pouvoir la voir. Dans l’esplanade des Grands Saluts devant le somptueux palais de la suprême harmonie (Điện Thái Hoà) de la Cité pourpre  interdite (Huế), il y a deux licornes placées dans deux coins différents  pour marquer non seulement  la période de paix mais aussi le caractère hiératique de la cour impériale. La licorne est un animal de bon augure. Elle est capable de discerner la probité  et la malhonnêteté chez un  homme. Les Vietnamiens ont l’habitude de la connaître grâce à la danse de la licorne à l’occasion des fêtes importantes (Le Nouvel An,  la fête de la Mi-Automne, l’inauguration de la nouvelle boutique etc.) car elle est le symbole de la prospérité et du bonheur. Quant au bouddhisme, la licorne est l’incarnation de l’esprit intuitif de la Prajna (l’intelligence suprême ou l’illumination).

Premier jour d’Athènes , vieux quartier Plaka (Ngày đầu ở thủ đô Athènes, phố cổ Plaka)

Version française

Đến Athènes vào buổi trưa, sau khi ăn cơm, tụi nầy có dịp tham quan khu phố cổ Plaka nằm dưới ngòn đồi Acropolis. Nơi nầy  rất nhộn nhip và có rất nhiều đường phố đi bộ mua sắm và ăn uống. Khu Plaka được giới hạn một cách đại khái với khu vực Makrigianni ở phía nam, đền thờ thần Zeus Olympic (đang sùng tu lại) và vòng cung Hadrian ở phía đông, khu vực Syntagma và Ermou ở phía bắc và Monastiraki ở phía tây. Nơi nầy có nhà  thờ chính thống công giáo của Athènes rất trang nghiêm và xinh đẹp.

Công trình xây dựng nhà thờ được  bắt đầu vào ngày 25 tháng 12 năm 1842 và chính Vua Otho I và Nữ hoàng Amélie của nước Hy Lạp đã đặt viên đá đầu tiên. Trong quá trình xây dựng, đá cẩm thạch của bảy mươi hai nhà thờ bị phá hủy đã được sử dụng để xây dựng những bức tường hoành tráng của nhà thờ. Cần đến ba kiến ​​trúc sư và hai mươi năm để hoàn thành nó. Cuối cùng, vào ngày 21 tháng 5 năm 1862, nhà thờ được Vua Othon và hoàng hậu cung hiến cho Lễ Truyền tin.

Version française

PREMIER  JOUR D’ATHÈNES.

En arrivant à la capitale Athènes dans l’après-midi, nous avons l’occasion de visiter l’ancien quartier Plaka situé au pied de la colline d’Acropolis.  Ce lieu est très animé et a beaucoup de rues piétonnes remplies de boutiques et de restaurants. Le quartier Plaka est délimité d’une manière générale par la zone  Makrigianni au sud, le temple Zeus  (en cours de rénovation)  et l’arc d’Hadrien à l’est, la zone Syntagma et  Ermou au nord et Monastiraki à l’ouest . C’est ici qu’on trouve  l’église orthodoxe cathédrale d’Athènes

La construction de la cathédrale commence le 25 décembre 1842 et ce sont le roi Othon Ier et la reine Amélie de Grèce qui en posent la première pierre. Lors des travaux, on utilise le marbre de soixante-douze églises démolies pour édifier les murs immenses du bâtiment. Trois architectes et vingt années sont nécessaires pour l’achever. Enfin, le 21 mai 1862, la cathédrale est dédiée à l’Annonciation par le roi Othon et son épouse.

Chùa Thiên Mụ (Pagode de la Dame céleste)

 

 

Version française

Trước khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng  xây dựng chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ vào năm 1601  ở trên đồi Hà Khê  nằm phiá tã ngạn sông Hương  thì chính  ở nơi nầy đã có trước đó  một nền thảo am của những người đến khai khẩn vùng đất nầy lập lên tên là Thiên Mỗ. Chuyện nầy được ghi nhận lại bởi một danh sỹ Dương Văn An đời nhà Mạc có công trạng  viết về núi sông, thành trì, phong tục ở miền Thuận Hoá  (Bình Trị Thiên và Bắc Quảng Nam) trong Ô Châu Cận Lục  vào 1553.  Như vậy  vùng đất nầy thuộc về dân tộc Chàm  vì các di tích thành Lồi của họ được tìm thấy gần đây chỉ cách thành phố  Huế có 4 cây số. Khi Nguyễn Hoàng được  vua Lê  Anh Tông làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả  Quảng Nam và Thuận Hóa ở Đàng Trong thì ông đã có ý định muốn làm nên nghiệp lớn.  Lúc đầu ông đóng quân ở   (phiá  bắc của Quảng Trị  ngày nay). Có một lần ông đi dò dẫm các vùng lân cận thì ông mới khám phá ra đồi Hà Khê. Ông được nghe dân gian kể là nơi này  có một  bà lão mặc áo đỏ quần lục hay thường xuất hiện  và cũng là nơi mà Cao Biền (Kao Pien)  viên tướng tài nhà Đường (Trung Quốc), làm quan cai trị Việt Nam vào thế kỷ IX. Giỏi thuật số và thông địa lý, ông cho người đào hố ở  phiá sau đồi để  cắt đứt các long mạch và phá linh khí tránh sự xuất hiện của một chân tu đến đây  lập chùa và  làm cho nước Nam hùng mạnh. Đã có ý đồ làm chúa ở xứ Đàng Trong từ lâu, ông không ngần ngại ra lệnh lấp hố, tụ lại linh khí làm bền vững long mạch và  truyền lệnh xây dựng một ngôi chùa trên nền thảo am của đồi  tên là Thiên Mụ ngoảnh mặt ra sông Hương  để thoả mản ý nguyện trông đợi của dân chúng. Vì sợ quấy rầy bởi  những thần linh  địa phương có khả năng mang lại cho ngườì dân Việt  một cuộc sống tồi tệ trong cuộc Nam Tiến nên họ hay thường sử dụng những nơi có dấu tích  văn hóa Chàm để  chuyển vị các chốn  nầy  vào thế giới tâm linh và làm nơi thờ tự của họ. Họ đang cố gắng thiết lập sự hài hòa giữa sức mạnh siêu nhiên và thời gian ở  các lãnh thổ mà họ đã chinh phục được. Đó là trường hợp thánh địa Pô Nagar nơi mà nữ thần Chăm Uma được người dân Việt giành lại sở hữu và không ngần ngại biến chuyển  truyền thuyết Po Nagar thành truyền thuyết của mình và  được dàn xếp  lại theo cách riêng tư nhưng dù sao họ cũng không xóa bỏ được hết nền tảng của truyền thuyết Chàm. Nữ thần của Chiêm Thành do đó trở thành Thiên Y A Na (hay Thiên Y Thánh Mẫu) của người dân Việt. Sự chiếm đoạt sở hữu  này còn được thấy ở những địa danh khác của Việt Nam trong cuộc Nam Tiến: Bà Đen ở Tây Ninh hay nữ thần Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc).

Vì vậy cái thảo am nầy  của người Chàm tên là Thiên Mỗ cũng không ngoài lệ. Nó được dựng cất lại thành một ngôi chùa mang  tên là Thiên Mụ đấy thôi.  Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì chúa Nguyễn Kiêm nhận thấy phong cảnh thoát tục hữu tình của ngôi chùa cổ  kính nầy nên cho xây lại ngôi chùa để được  khang trang hơn.  Chùa nầy lúc đầu cũng  sơ sài mà thôi nhưng được nổi  tiếng  từ khi  hoà thượng Thích Đại Sán  (hay Thạch Liêm)  ở Quảng Đông  được chúa  Nguyễn Phước Chu, một người rất sùng đạo Phất,  mời qua để  truyền bá những lời dạy hay giáo lý của Đức Phật tại chùa.  Chúa  còn cho đúc chuông lớn và có làm bài minh khắc trên chuông vào năm 1710.  Chùa nầy còn được trùng tu nhiều lần, lần đầu vào năm 1665 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, sau đó bị binh hỏa tàn phá nặng nề dưới thời nhà Tây Sơn (1786-1801) và được tu sửa lại dưới thời ngự trị của vua Gia Long (1815)  và Minh Mạng (1831).  Phải đợi đến năm 1844, năm mà  bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ của vua Gia Long thọ  được 80 tuổi thi vua Thiệu Trị cử thống chế Hoàng Văn Hậu xây dựng chùa lại một cách quy mô, có thêm tháp Phương Duyên cao 7 tầng (21 thước)  và đình Hương Nguyện. Còn dưới thời vua Tự Đức, để tránh động đến Trời vua đổi danh từ Thiên Mụ thành ra Linh Mụ trong thời gian (1862-1869). Năm 1904, với trần bão dữ dội ở Huế, đình Hương Nguyện bị sụp đổ và chỉ được trùng tu lại 3 năm sau dưới thời ngự trị của vua Thành Thái. Chính ngài  nhân dịp  lễ mừng thọ 90 tuổi của bà Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị, cho bộ Công tu bổ tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm. Ngày nay, nhờ sự hài hoà giữa kiến trúc cổ kính của chùa và cảnh sắc nên thơ bên dòng sông Hương, chùa  Thiên Mụ trở thành một danh lam thắng cảnh của đất nước.

Version française

Avant d’entamer la construction de la pagode de la Dame céleste (Thiên Mụ)  par  le premier seigneur Tiên Nguyễn Hoàng de la famille des Nguyễn en 1601 sur la colline Hà Khê  située  sur la rive gauche de la Rivière des Parfums, il y avait déjà à cet endroit  la fondation  d’un pagodon connu sous le nom Thiên Mỗ. Ce dernier  appartenait  aux gens  venus  exploiter cette région. Ce fait  était signalé  par le  célèbre écrivain  Dương Văn An de l’époque de la dynastie des  Mạc, à qui l’on attribue le mérite de décrire les montagnes, les rivières, les citadelles et les coutumes de la région de Thuận Hóa (Bình Trị Thiên  et dans le nord de Quảng Nam) dans son œuvre intitulée Ô Châu Cận Lục (Composition moderne sur le district Ô Châu) en 1553.  Cette région appartenait  ainsi aux gens du Champa  car les reliques de leur citadelle Lồi étaient retrouvées récemment à 4 kilomètres  de la ville de Huế.

Lors de la nomination de  Nguyễn Hoàng en tant que général-administrateur des régions Quảng Nam et Thuận Hóa  dans le pays Đàng Trong (le centre du Vietnam actuel) par le roi Lê Anh Tông, il  a déjà eu l’intention de faire une belle carrière politique. Il s’installa au début avec son armée à  Ái Tử (dans le nord de l’actuel Quảng Tri). Une fois, en explorant les environs, il découvrit la colline de Hà Khê. On le fit connaître dans cet endroit l’histoire d’une vieille dame  venant du Ciel et  portant une chemise rouge et un pantalon vert. Mais ce lieu était aussi l’endroit où le talentueux général de la dynastie Tang Cao Biền  (Kao Pien)  chargé d’administrer le  Vietnam au 9ème siècle et connu pour l’art de la divination et le Feng Shui,  tenta de creuser le fossé derrière de la colline. Cela permit de couper les veines du dragon et détruire toutes les énergies positives pour éviter l’apparition d’un vrai moine venu ici pour construire à l’avenir un temple et rendre le Sud plus puissant.

Ayant eu longtemps l’intention d’être le  seigneur à Đàng Trong, il ordonna  à obturer sans hésitation  le fossé   dans le but de faciliter la concentration des énergies positives et renforcer les veines du dragon et construire sur l’ancien emplacement du pagodon de la colline une pagode orientée vers la Rivière des Parfums. Il  lui donna ainsi  le nom Thiên Mụ (Dame céleste) pour répondre à l’attente et la volonté de la population. Afin d’éviter d’être dérangés par les esprits locaux qui pourraient leur apporter une vie exécrable durant leur marche vers  le Sud (Nam Tiến), les Vietnamiens n’hésitèrent pas à faire usage des vestiges de la culture du Champa pour les transposer dans leur propre univers religieux et les faire devenir leurs propres lieux de culte. Ils tentèrent d’établir une harmonie entre les puissances surnaturelles et temporelles dans les  territoires qu’ils avaient réussi à conquérir. C’est le cas du sanctuaire de Pô Nagar où la déesse du Champa Uma a été appropriée  par les Vietnamiens. Ceux-ci n’hésitèrent pas à assimiler la légende de Po Nagar dans une mythologie arrangée à leur manière sans réussir à effacer le substrat cham du mythe. La déesse du Champa devenait ainsi Thiên Y A Na (Thiên Y Thánh Mẫu) des Vietnamiens. Cette appropriation se renouvelait  à d’autres endroits du Vietnam lors de la marche vers le Sud: la Dame Noire à Tây Ninh ou la déesse Chúa Xứ au mont Sam (Châu Đốc).

C’est pourquoi  le temple cham nommé Thiên Mỗ ne fait pas exception.  Il a été reconstruit pour devenir la pagode nommée Thiên Mụ. Selon le chercheur Phan Thuan An, le seigneur  Nguyễn Kiêm, séduit par le charmant paysage de cette ancienne pagode, ordonna sa reconstruction pour la rendre  plus spacieuse. Cette pagode était très rudimentaire à son début.  Elle  devint  célèbre à partir du moment où le moine Thích Đại Sán (ou Thạch Liêm) venant  de Guangdong, avait  été invité par le seigneur Nguyễn Phước Chu, un grand dévot du bouddhisme, à diffuser les bons enseignements de Bouddha dans cette pagode. Ce seigneur fit couler une grande cloche et fit  graver une inscription sur cette dernière en 1710. Cette pagode fut restaurée à plusieurs reprises, d’abord en 1665 sous le règne du seigneur Nguyễn Phúc Tần. Elle  subit ensuite  de gros dégâts provoqués par l’incendie à la période des Tây Sơn (Paysans de l’Ouest)(1786-1801) et  des remaniements importants sous les règnes des empereurs  Gia Long (1815) et Minh Mang (1831). Puis il faut attendre l’évènement qui eut lieu en 1844. C’est l’année où  l’impératrice mère Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, épouse du roi Gia Long, fêta son anniversaire à 80 ans pour que  roi Thieu Tri chargeât  le maréchal Hoàng Văn Hậu de reconstruire la pagode à grande échelle en y ajoutant la tour Pháp Duyên (7 étages) et le pavillon Hương Nguyện.

Sous le règne du roi Tự Đức, afin d’éviter de déranger le « Ciel »,  le roi a changé son nom de Thiên Mụ en Linh Mụ durant la période (1862-1869). En 1904, à cause de la violente tempête à Huế, le pavillon Hương Nguyện s’effondra  et ne fut restauré que trois ans plus tard sous le règne du roi Thành Thái. C’est lui qui, à l’occasion du 90ème anniversaire de la reine Từ Dũ, épouse du roi Thiệu Trị, demanda au ministère public  de restaurer la tour Phước Duyên et d’ériger une stèle commémorative.

Aujourd’hui, grâce à l’harmonie entre l’architecture ancienne de la pagode et le paysage poétique au bord de la Rivière des Parfums, la pagode Thiên Mụ est devenue un lieu pittoresque du pays.

 

Stûpa de Benalmadéna (Andalousie)

Bảo tháp Benalmadena.
Le stûpa de Benalmadena

Được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Ba Lan Wojtek Kossowski, bảo tháp Benalmadena được xây dựng và khánh thành vào năm 2003 ở xã Benalmadena. Đây  là  bảo tháp Phật giáo cao nhất ở Âu Châu nhìn ra Costa del Sol của Tây Ban Nha ở vùng Andalucia với 33 mét. Bên trong tòa nhà này, du khách có thể thiền định hoặc chiêm ngưỡng những bức bích họa kể lại cuộc đời của Đức Phật trên các bức tường. Ngoài ra, đến nơi đây chúng ta còn có được một  quang cảnh tuyệt đẹp của thành phố Benalmadena ở dưới chân bảo tháp.

Conçu par l’architecte polonais Wojtek Kossowski, le stûpa de Benalmadena a été édifié  en 2003  à  Benalmadena comme le plus temple bouddhiste le plus haut  en Europe surplombant la la Costa del Sol. De l’Espagne dans la région andalouse avec ses  33 mètres. À l’intérieur de cet édifice,  il est possible  pour le visiteur de faire la méditation ou d’admirer les fresques retraçant la vie du Bouddha sur  ses murs. De plus, ce lieu nous offre une magnifique vue sur la ville.

Art du Champa (Nghệ thuật Champa)

Nghê thuật Chămpa

Version vietnamienne

English version

L’art cham continue à représenter une partie importante dans l’art du Sud Est Asiatique connu dans le passé sous le nom « art trans-indien ». On le trouve par le biais de leurs vestiges architecturaux religieux. Ceux-ci deviennent la clé de voûte de l’art Cham. Bien que ces édifices ne soient pas des monuments splendides et grandioses comme Pagan en Birmanie, Angkor au Cambodge, Borobudur en Indonésie, ils sont d’une grande beauté pleine de charme. Certains méritent de faire partie des patrimoines mondiaux de l’humanité car on y trouve à la fois une décoration composée de riches sculptures en grès et des motifs ornementaux finement gravés dans les briques. On peut dire que c’est une broderie de briques et de grès, un joyau unique en son genre pour l’humanité. Rien n’est étonnant de voir la cité sainte Mỹ Sơn d’être classée comme l’un des patrimoines mondiaux de l’humanité.  

Les habitants de l’ancien Champa ont incarné leur âme dans la terre et dans la pierre et ont su tirer parti de la nature pour en faire un Mỹ Sơn splendide, mystérieux et grandiose. C’est un vrai musée architectural, sculptural et artistique du monde de valeur inestimable qu’il est difficile de comprendre entièrement.

Feu architecte Kasimierz Kwakowski 

L’architecture chame est d’inspiration indienne. Les ouvrages architecturaux sont des ensembles comprenant un temple principal (ou kalan en langue chame) entouré de tours et de temples, le tout englobé dans une enceinte.

Les temples sont bâtis en forme de tour et en briques tandis que les linteaux, les bas-reliefs, les corniches, les tympans etc .. sont en grès. Les règles de la disposition des temples cham ont été bien définies. Cela doit refléter la cosmogonie hindoue. Après avoir érigé le temple-tour, les sculpteurs Chams commencent à exécuter des bas-reliefs sur les murs du temple. Pour les ornements  de décoration, ils se servent  des motifs  de fleurs, de feuilles, de branches, d’animaux  et de scènes inspirées de l’histoire pour évoquer des sujets religieux.

Les temples et les tours chams sont construits avec des briques en terre cuite. Celles-ci sont associées à des ornements en grès: jambages, pilastres, linteaux etc … De dimensions variées, ces briques dont les formes sont souvent parallélépipédiques sont chauffées à petit feu. Malgré l’absence du mortier, elles continuent à rester soudées les unes des autres au fil des siècles, ce qui permet aux tours et aux temples de résister tant bien que mal aux attaques des intempéries. Cela constitue encore une énigme pour la plupart des scientifiques et cela prouve que la technique de fabrication et d’utilisation des briques a atteint chez les Chams un très haut niveau. 

Par contre, selon le chercheur vietnamien, spécialiste de l’art Cham, Trần Kỳ Phương, l’extraordinaire solidité de ces énormes blocs de briques agrégés entre eux provient de l’utilisation d’un mélange d’huile (dầu rái)  venant de la résine de Pipterocarpus Alatus Roxb et de la chaux provenant de la cuisson des coquillages et de la poudre de brique. D’autres chercheurs n’hésitent pas à reprendre la vieille idée qui est pourtant abandonnée depuis longtemps. C’est celle d’une cuisson de l’édifice tout entier en une seule fois. C’est l’hypothèse émise par un chercheur vietnamien Ngô Văn Doanh dans son ouvrage intitulé « La culture du Champa, Editions Culture et Informations, Hanoï , 1994 » (Văn Hóa Chămpa, Thông Tin , Hanoï ).

En admirant ces tours, le voyageur ne peut pas retenir sa tristesse de voir disparaître l’une des civilisations brillantes d’Indochine dans les tourbillons de l’histoire. C’est à nous, les Vietnamiens de redonner à ce peuple vaincu la place et la dignité qu’il mérite dans notre société et de lui montrer notre attachement à sa culture. C’est seulement dans cet esprit d’ouverture et de tolérance que le Vietnam est fier d’être une mosaïque de 54 ethnies. C’est un apport culturel inouï à notre richesse culturelle millénaire.

Version vietnamienne

Nghệ thuật Chămpa vẫn tiếp tục là một bộ phận quan trọng của nghệ thuật Đông Nam Á được gọi là « nghệ thuật xuyên qua Ấn Độ ». Nó được tìm thấy thông qua các di tích kiến ​​trúc tôn giáo. Các dấu tích kiến trúc nầy trở thành nền tảng của nghệ thuật Chămpa. Tuy không phải là những công trình kiến ​​trúc lộng lẫy và hoành tráng như Pagan ở Miến Điện, Angkor ở Cao Miên, Borobudur ở Nam Dương, nhưng cũng mang lại vẻ đẹp tuyệt vời đầy quyến rũ. Một số di tích xứng đáng là một phần di sản thế giới của nhân loại bởi vì được tìm thấy ở trang trí các tác phẩm điêu khắc phong phú trên đá sa thạch và các họa tiết được chạm một cách tinh xảo trên gạch. Có thể nói, đây  là bức tranh thêu bằng gạch và đá sa thạch, một loại ngọc có một không hai đối với nhân loại. Không có gì ngạc nhiên khi thánh địa Mỹ Sơn được xếp vào một trong những di sản thế giới của nhân loại.

Người Chàm cổ đã gởi tâm linh vào đất, đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm và hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân lọai  mà còn lâu chúng ta mới hiểu biết  đựơc hết.

Cố kiến trúc sư Kasimierz Kwakowski

Kiến trúc Chămpa lấy nguồn  cảm hứng từ Ấn Độ. Các công trình kiến ​​trúc là  những tổng thể gồm có  một ngôi đền chính (hoặc kalan trong tiếng chàm) được các tháp và đền bao xung quanh, tất cả được bao bọc thêm  ở  ngoài bởi một vòng vây.

Các ngôi đền  được xây dựng theo hình tháp và bằng gạch, còn các lanh tô,  các phù điêu, các gờ kiến trúc, các ô trán vân vân… được làm bằng đá sa thạch. Các quy tắc bố cục của các đền tháp Chăm đã được xác định rõ. Nó phải phản ánh vũ trụ quan của người Hindu. Sau khi dựng xong đền-tháp, các nhà điêu khắc người Chăm mới bắt đầu làm những bức phù điêu trên tường của ngôi đền. Họ sử dụng các họa tiết trang trí như lá cây, hoa lá, động vật, thần linh vân vân … để gợi lên những chủ đề tôn giáo.

Các đền tháp chàm được xây dựng bằng gạch đất nung và được kết hợp với các đồ trang trí bằng đá sa thạch: chồng trụ, cột trụ tường, lanh tô vân vân… Với nhiều kích cỡ khác nhau, những viên gạch này, có hình dạng thường là hình hộp, được nung ở nhiệt độ thấp. Mặc dù không có vữa, các viên gạch nầy vẫn tiếp tục gắn liền với nhau qua nhiều thế kỷ, cho phép các tháp và đền thờ  nầy có thể chống chọi  lại không ít thì nhiều với thời tiết khắc nghiệt. Điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với tất cả  nhà khoa học và nó chứng tỏ rằng kỹ thuật chế tạo và sử dụng gạch đã đạt đến trình độ rất cao của người Chàm.

Mặt khác, theo nhà nghiên cứu Việt,  một chuyên gia về mỹ thuật Chămpa, Trần Kỳ Phương, sự  vững chắc lạ thường của những khối gạch khổng lồ nầy được kết hợp với nhau là do việc sử dụng hỗn hợp dầu từ nhựa cây dầu rái  Pipterocarpus Alatus Roxb và vôi nấu từ các vỏ sò và bột gạch. Các nhà nghiên cứu khác không ngần ngại tiếp thu  lại ý tưởng cũ đã bị bỏ rơi từ lâu. Đó là việc nung  nguyên toà nhà cùng một lúc. Đây là giả thuyết được nhà nghiên cứu Việt Nam Ngô Văn Doanh đưa ra trong tác phẩm “La culture du Champa, Editions Culture et Informations, Hanoi, 1994” (Văn Hóa Chămpa, Thông Tin, Hà Nội).

Khi được chiêm ngưỡng những tháp này, người  lữ khách không khỏi bùi ngùi khi chứng kiến ​​sự diệt vong của một trong những nền văn minh rực rỡ ở  Đông Dương  trong cơn lốc lịch sử. Người  dân Việt chúng ta cần phải trả lại cho một dân tộc bị bại trận nầy vị trí  và phẩm giá  mà họ rất xứng đáng có được  ở trong xã hội của chúng ta và cho họ thấy chúng ta rất gắn bó mật thiết đối với nền văn hóa của họ. Chỉ với tinh thần cởi mở và khoan dung mà  Việt Nam mới có thể tự hào là bức tranh khảm của 54 dân tộc. Đây cũng  là sự đóng góp văn hóa phi thường của họ  vào nền văn hóa  mà chúng ta có hơn nghìn năm tuổi.

English version

Cham art continues to be an important part of Southeast Asian art known in the past as « trans-Indian art ». It is found through their religious architectural remains. These become the keystone of Cham art. Although these buildings are not splendid and grandiose monuments like Pagan in Burma, Angkor in Cambodia, Borobudur in Indonesia, they are of great beauty and charm. Some of them deserve to be part of the world heritage of humanity because they are decorated with rich sandstone sculptures and ornamental patterns finely engraved in the bricks. It can be said that it is an embroidery of bricks and sandstone, a unique jewel for humanity. No wonder the holy city Mỹ Sơn to be listed as one of the world heritage sites of mankind.

The people of ancient Champa have embodied their soul in the earth and stone and have taken advantage of nature to make a splendid, mysterious and grand Mỹ Sơn. It is a true architectural, sculptural and artistic museum of the world of priceless value that is difficult to fully understand.

The late architect Kasimierz Kwakowski

Chame architecture is inspired by Indian architecture. The architectural works are complexes consisting of a main temple (or kalan in the Chame language) surrounded by towers and temples, all enclosed in a compound.

The temples are built in the form of a tower and in brick while the lintels, bas-reliefs, cornices, tympanums etc. are in sandstone. The rules for the layout of Cham temples have been well defined. It must reflect the Hindu cosmogony. After erecting the temple-tower, Cham sculptors start to execute bas-reliefs on the temple walls. For the decorative ornaments, they use motifs of flowers, leaves, branches, animals and scenes inspired by history to evoke religious subjects.

Cham temples and towers are built with clay bricks. These bricks are associated with sandstone ornaments: jambs, pilasters, lintels etc… Being of various dimensions, these bricks whose forms are often parallelepipedic are heated over a small fire. Despite the absence of mortar, they continue to be welded together over the centuries, which allows the towers and temples to resist the attacks of the weather. This is still an enigma for most scientists and it proves that the technique of making and using bricks has reached a very high level among the Cham.

On the other hand, according to the Vietnamese researcher, specialist in Cham art, Trần Kỳ Phương, the extraordinary solidity of these huge blocks of bricks aggregated together comes from the use of a mixture of oil (dầu rái) coming from the resin of Pipterocarpus Alatus Roxb and lime coming from the cooking of shells and brick powder. Other researchers do not hesitate to take up the old idea that has long been abandoned. It is that of a cooking of the whole building at once. This is the hypothesis put forward by a Vietnamese researcher Ngô Văn Doanh in his book entitled « La culture du Champa, Editions Culture et Informations, Hanoi , 1994 » (Văn Hóa Chămpa, Thông Tin , Hanoi ).

While admiring these towers, the traveler cannot hold back his sadness to see one of the brilliant civilizations of Indochina disappearing in the whirlwinds of history. It is up to us, the Vietnamese, to give back to this defeated people the place and dignity they deserve in our society and to show our attachment to their culture. It is only in this spirit of openness and tolerance that Vietnam is proud to be a mosaic of 54 ethnicities. It is an incredible cultural contribution to our millennial cultural wealth.

 

Moine Vạn Hạnh (Version vietnamienne)

 

Version française

Thiền sư Vạn Hạnh

Ông được sử sách xem làm một nhà sư có công tham gia dựng nước dưới ba triều Đinh, Tiền Lê và Lý nhất là dưới triều Lý, một triều đại nhân ái được sử gia Ngô Sĩ Liên nói đến  trong « Ðại Việt Sử Ký toàn thư ». Chính ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chánh dẫn đến việc  lên ngôi của Lý Công Uẩn dựng lên một vương triều kéo dài được hơn 200 năm. Ông không những là thầy dạy dỗ Lý Công Uẩn từ thưở nhỏ mà là người có tài năng, hiểu thấu thời cuộc chính trị ở thời đó để đem đạo vào đời mà đào tạo một đứa  trẻ mồ côi  sống nương tựa ở nhà chùa  trở thành một vị vua anh minh  hiền đức và một phật tử chân chính. Ông đúng là một thiền sư phi thường. Ông không phải một sa môn chỉ biết tu để  lo truyền đạo,  để được giải ngộ và thoát vòng luân hồi riêng cho mình mà là một người đem hết tâm quyết và tài năng của  chính mình mà phục vụ đất nước dưới ba triều, không màng danh lợi, không làm quan cho một triều đại nào mà chỉ biết đồng hành cùng dân tộc để  mang lại cho đất nước có được một nền độc lập tự chủ với ngoại bang và thịnh vượng.

Ông tên là họ Nguyễn, sinh ra năm 938 ở  làng Cổ Pháp, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và mất vào năm 1018 dưới triều của vua Lý Thái Tổ.  Từ thưở nhỏ, ông rất thông minh nên ông thông suốt ba cõi (quá khứ, hiện tại và tương lai) và  biết dung hợp Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu ở chùa Lục Tổ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông đạo giả. Sau khi  thiền sư Thiền Ông viên tịch (năm 979), ông chuyên tâm tập tu Tổng Trì Tam Ma Địa (Dharanisammadh)i,một  pháp tu thuộc Mật giáo  lấy đó làm hạnh riêng và đạt đến tam muôi (hay chính định) có nghĩa là tập trung tinh thần và giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn. Nhờ đó ông thu được những điều huyền vi của giáo lý, ông trở thành từ đó người có đạo lực và có trí tuệ. Những câu  ông nói ra dân chúng đều cho là những câu sấm kỳ diệu. Ông thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thế hệ thứ 12  cùng với sư Đạo Hạnh.  Vì vậy, vua Lê Đại Hành rất kính trọng  ông  và hay thường mời ông vào cung hỏi ý kiến khi có đại sự cùng với  các thiền sư Khuông ViệtĐỗ Pháp Thuận.  

Năm 980, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang xâm lược nước ta. Quân Tống đóng binh ở Cương Giáp, tỉnh Lạng Sơn. Vua mời ngài đến hỏi tình thế thắng bại thế nào, ông quả quyết “Chỉ trong ba đến bảy ngày giặc phải lui”. Sau đó quả đúng như vậy.

Khi vua muốn đánh Chiêm Thành, còn đang do dự chưa dứt khoát thì ông  khuyên vua nên cất binh, nếu không sẽ mất cơ hội. Vua bèn xuất quân và dành thắng lợi hoàn toàn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành bởi vì trước đó vua sai Tử MụcNgô Tử đi sứ Chiêm Thành, bị Chiêm Thành bắt giữ  nên vua nổi giận muốn chinh phạt Chiêm Thành.

Theo sách Thiền Uyển tập anh thì ông dùng rất nhiều phương pháp hữu hiệu và tài tình như sấm truyền và tiên tri khiến làm dấy lên lòng tin của quần chúng. Một khi nhân tâm đã định thì việc chung  có thể  đạt được đến tới 90%. Như vậy ý trời cũng là ý dân rồi cũng như việc soán ngôi của Lý Công Uẩn với sự  giải thích sự xuất hiện  con chó  trắng có chữ « thiên tử trên lưng », sấm cây gạo vân vân…khiến sự thay đổi triều đại nó chỉ cần đến lúc mà thôi.  Ông tận dụng trí tuệ tới mức siêu đẳng để việc lên ngôi của Lý Công Uẩn nó trở thành một cuộc cách mạng bất bạo động và không đổ máu. Ai cũng có một ngày đến ngưỡng cửa tử thần  thì đâm ra sợ hãi. Ông thì không nên trước khi ông hóa (qua đời), ông chỉ dạy cho các đệ tử  sống theo vận trời, nhìn thịnh suy như chu kỳ thiên nhiên mà chớ hoảng sợ hãi, an nhiên tự tại ở nơi mình mà hành nghiệm (thiền), tự thắp đuốc mà tìm lấy triết lý sâu sắc qua một bài kệ có tên là « Thi đệ tử » như sau:

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie).

Công của ông rất lớn luôn cả việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ. Có lẽ ông là  người đứng sau hậu trường lên kế hoạch dời đô nầy từ lâu với Lý Công Uẩn với chuyện thấy rồng  vàng xuất hiện ở nơi thuyền ngự nhất là ông rất giỏi về phong thủy. Theo giáo sư Nguyễn Lang thì ông vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy  để cho đất nước có  đựợc một nền độc lập lâu dài và kinh đô được phồn vinh chớ Hoa Lư quá chật hẹp làm sao cho kinh tế được phát triển.

 

Trong lúc trị vị, vua Lý Nhân Tôn (1072-1127) có truy tặng một bài kệ thâu tóm lại thân thế và ảnh hưởng của sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng vương triều như sau:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ  

Version française

Le moine zen Vạn Hạnh

Il a été décrit dans les anciens écrits historiques vietnamiens  comme un moine ayant le mérite de participer  à la formation du pays sous les trois dynasties des Đinh, des Lê antérieurs et des Lý, en particulier celle des Lý que l’historien Ngô Sĩ Liên a qualifiée comme une dynastie de clémence dans son ouvrage intitulé « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet ». C’est lui qui a joué un rôle important dans le coup d’état aboutissant à l’intronisation du roi Lý Công Uẩn, le fondateur d’une dynastie durant plus de 200 ans. Il est non seulement le maître de ce roi dès son plus jeune âge mais aussi le personnage talentueux ayant la capacité de connaître à fond la situation politique de cette époque pour faire intégrer  la religion dans la vie  sociale en aidant le jeune orphelin vivant aux dépens de la pagode à devenir un grand roi sage et vertueux  et surtout un bouddhiste authentique. C’est vraiment un moine zen extraordinaire. Vạn Hạnh ne se fait pas religieux pour prêcher les enseignements bouddhiques ou pour faire des efforts accomplis par lui-même dans le salut pour atteindre à la bouddhéité et à se libérer de la réincarnation mais il est  un personnage pleinement résolu à apporter son talent pour servir le pays sous les trois dynasties Đinh, Lê antérieurs et Lý.  Il ne s’intéresse ni aux honneurs  ni aux richesses comme les autres gens. Il n’aime pas être au service d’une dynastie ou d’un roi. Par contre il aime à  être toujours ensemble avec le peuple pour permettre à la nation d’avoir à la fois l’indépendance, l’autonomie et la prospérité.

On ne connait que son nom de famille (Nguyễn) et son nom religieux (Vạn Hạnh). Il  est né en l’an  938 dans le village de Cổ Pháp du district  Tiên Sơn de la  province de Bắc Ninh et il  est mort en 1018 sous le règne du roi Lý Thái Tổ. Dès son jeune âge, il est très intelligent. Il réussit à connaitre à fond le passé,  le présent et le futur et à  fusionner le confucianisme, le taoïsme et le bouddhisme. À 21 ans, il se fait religieux  et devient disciple du moine bouddhiste Thiền Ông đạo giả à la pagode Lục Tổ. Après le décès de son maître zen (en 979), il se consacre à l’étude du Dharanasamadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ), une pratique  du bouddhisme tantrique censée d’avoir sa propre vertu et d’atteindre  le samadhi  (ou chính định en vietnamien). Cela signifie une concentration totale de l’esprit dans la méditation. Grâce à cela, il acquit les bienfaits  dans l’enseignement. Il devient ainsi un homme de puissance et de sagesse.  Tout ce qu’il  prononce devient désormais une prophétie. Les gens y croient fermement. Il appartient  à l’école de Vinitaruci (Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi) et fait partie de la douzième génération avec le moine  Đạo Hạnh. Le roi Lê Đại Hành a un plus  grand respect pour lui et l’invite souvent à la cour pour lui demander des conseils lorsqu’il y a les affaires d’état importantes  avec les autres  moines Khuông Việt  et Đỗ Pháp Thuận.

En l’an 980, la dynastie des  Song envoya  le général Hầu Nhân Bảo et ses soldats  pour envahir notre pays. L’armée des  Song s’installa  à Cương Giáp, dans la province de  Lạng Sơn dans l’attente des renforts militaires.  Le roi l’invita à  la cour pour lui  demander son avis sur l’issue de cette confrontation. Il  lui répondit sans hésitation: dans trois à sept jours à venir, l’ennemi devra se retirer.  Effectivement, l’armée des Song  fut obligée de déguerpir car les renforts n’arrivaient pas à la rejoindre au temps voulu.

Envieux de  punir le Champa pour son tort de retenir les deux émissaires Từ Mục et Ngô Tự, le roi  Lê Đại Hành était encore hésitant. Vạn Hạnh lui conseilla d’entamer immédiatement  l’expédition militaire et de ne pas laisser s’échapper l’occasion. Le roi décida de monter l’expédition sur-le-champ  et il gagna  la guerre.

 Selon le livre bouddhique intitulé  « Floriflège du jardin du Dhyana (Thiền Uyển Tập Anh » , Vạn Hạnh a utilisé de nombreuses méthodes efficaces et ingénieuses telles que les oracles et les prophéties ayant suscité la confiance des masses de population. Une fois l’opinion et le cœur humain établis, le but de la communication  peut atteindre la réussite  jusqu’à 90%. Ainsi la volonté du ciel est aussi celle du peuple comme c’est  le cas de l’usurpation de Lý Công Uẩn avec l’explication de l’apparition d’un chien blanc portant sur son dos le mot «empereur», la prophétie du fromager (sấm cây gạo) etc …

Le changement dynastique n’est qu’une question de temps. Vạn Hạnh se sert de son intelligence « surnaturelle » pour que l’accession au trône de Lý Công Uẩn devienne une révolution du palais non violente et sans effusion de sang. Un jour, face à la mort, tout le monde prendra peur plus ou moins. Par contre grâce à l’entendement et à la maîtrise des sensations, Vạn Hạnh y reste indifférent avec sérénité. C’est pourquoi, avant sa mort,  il instruisit ses disciples de vivre selon le mouvement du ciel en observant la grandeur et la décadence comme le cycle de la nature sans prendre peur, en restant spontanément à leur place avec calme pour pratiquer la concentration méditative et en  cherchant soi-même la philosophie profonde à travers la stance bouddhique (ou kệ en vietnamien)  nommée «Conseil aux disciples» comme suit:

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (*)

Son grand succès tient aussi au transfert de la capitale Hoa Lư à Thăng Long décidé par Lý Thái Tổ. Etant caché probablement derrière  les coulisses, il prévoit de réaliser le projet de transfert  depuis longtemps  avec Lý Công Uẩn. C’est pourquoi  l’histoire de l’ascension du dragon d’or n’est pas étrangère à ses pratiques habituelles (ou oracles) dans la communication.  De plus, il est très bon en Feng-shui. Selon le professeur Nguyễn Lang, il est à la fois rédacteur de l’édit du transfert et architecte du plan géographique de Thăng Long, afin que le pays puisse avoir une indépendance et une prospérité à long terme pour dix mille générations  car l’ancienne capitale  Hoa Lư est donc trop exiguë  pour le développement économique  en cas de paix.

Pendant son règne, le roi Lý Nhân Tôn (1072-1127) lui  a rendu hommage à  travers un poème résumant  à la fois l’identité et l’influence du moine Vạn Hanh dans la  fondation  du royaume comme suit:

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ.

Bibliographie
(*) Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie . Edition Picquier. 1996
Lưu Văn Vịnh : Việt sử siêu linh. Edition Hạ Long Thư Các. 1998
Đại Việt sử ký toàn thư.  Nhà xuất Bản Thời Đại.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo sử luận.
Philippe Langlet: Modernité et proximité des moines lettrés vietnamiens sous les premières dynasties (Xème-XIIIème siecles)

 

 

 

 

Être caodaïste (Tôi là người Cao Đài) (Version vietnamienne)

Version française

Chúng ta, người Cao Đài  phải biết cải thiện bản thân. Chúng ta không cần thiết phải ăn chay  niệm Phật qua những lời cầu nguyện hay đi chùa để có thể được sự hoàn hảo ở bản thân. Chúng ta có khả năng làm được điều này nếu ở nơi chúng ta có được ba đức tính như sau: tình thương, trí tuệ và ý chí. Khi sinh ra, chúng ta đã có sẵn lòng nhân từ. Đây là lý do tại sao tổ tiên của chúng ta thường nói:

Nhân chi sơ, thiện bản tính. Loài người bẩm sinh đã tốt.

Nhưng vì mọi bất trắc trong cuộc đời, những ganh đua phi lý và những dục vọng vô độ tiếp tục xâm chiếm chúng ta không ngừng khiến chúng ta đã trở thành những người không trung thực, bội bạc, ích kỷ và làm chúng ta mất đi tính tốt mà chúng ta có được khi sinh ra. Tất cả các hiền nhân thời cổ đại đều có ba đức tính nêu trên. Để biết được con người có tốt hay không, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của họ đối với những người thân thiết. Qua  việc quan sát này, chúng ta biết rõ họ như nhà triết học Trung Hoa Mạnh Tử đã nói.

Tình thương là phẩm chất rất cần thiết để hoàn thiện nhưng không thể hoàn hảo được vì chúng ta cần có  trí tuệ  để phân biệt đúng hay sai, điều thiện  và điều ác. Có một số người hảo tâm dù đã quyên tiền rất nhiều để xây chùa nhưng lại tiếp tục có một thái độ xấu xa tệ hại vì không phân biệt  rõ lý do sai trái. Đôi khi họ còn bị coi thường so với những người không bao giờ có cơ hội tham gia vào phần đóng góp nầy. Ở Việt Nam, triều đại nhà Lý nổi tiếng có nhiệt thành không thể chê trách được đối với Phật giáo thông qua một số lượng của các công trình xây cất chùa chiền. Điều này dẫn đến  cảnh khốn cực của  người dân do thuế má quá cao và tạo  ra sự bất bình của dân chúng. Đây là nguyên nhân chính đi đến sự sụp đổ của triều đại. 

Dù trình độ học vấn như thế nào, con người luôn có trí tuệ ở  trong con người. Khi chúng ta làm sai hay không, chúng ta sẽ biết điều đó bằng chính lương tâm của mình. Ví dụ, khi bạn cố gắng nói dối, bạn cảm thấy xấu hổ với bản thân của mình mặc dù người bạn mà bạn nói dối không biết điều đó. Chính trí tuệ nó giúp chúng ta phân biệt được điều này. Nhà triết học Pháp Blaise Pascal đã có cơ hội  nhấn mạnh rằng con người là một cây sậy có tư duy.

Để tiếp tục nói dối hoặc hành động xấu xa hay không, chúng ta cần có ý chí. Nói về phẩm chất này thì dễ, nhưng chúng ta khó mà có thể sở hữu được nó vì đôi khi còn buộc chúng ta phải đi ngược lại với lợi ích của bản thân hoặc đôi khi còn  phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Đôi khi mạng sống của chúng ta không được bảo tồn. Chúng ta  dựa vào  một số sự kiện lịch sử của Trung Hoa và Việt Nam nhằm để   cùng nhau suy ngẫm và cảm phục những người mà chúng ta cho là họ  có thể cải thiện bản thân vì họ có đủ ba đức tính nêu trên. Họ đã trở thành những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam. 

Trước hết, đó là trường hợp Gia Cát Lượng (hay Khổng Minh). Ông vừa là tể tướng vừa là cố vấn của Lưu Bị, người sống sót cuối cùng của nhà Hán (Lưu Hoài Đức) ở Trung Hoa. Những người man rợ đến từ vùng đồng hoang phía bắc Trung Hoa và được Mạnh Hoạch cầm đầu thường thích đánh phá lãnh thổ vương quốc của ông. Gia Cát Lượng bắt được Mạnh Hoạch 7 lần, nhưng sau mỗi lần bị bắt, Mạnh Hoạch được thả về. Ông rất  ấy rất nhân hậu. Ông được trời phú cho trí tuệ phi thường vì ông thấy rằng cần phải thuyết phục Mạnh Hoạch bằng tình thương. Nếu Mạnh Hoạch bị giết, có lẽ sẽ có một Mạnh Hoạch khác. Điều này buộc ông phải thực hiện các cuộc  dấy binh trừng phạt thường xuyên và không cho ông rảnh tay để khôi phục lại triều đại nhà Hán và mang lại hòa bình và hạnh phúc cho bá tánh. 

Đó là lý do tại sao ông vẫn bình tĩnh tiếp tục giải thoát cho Mạnh Hoạch  mỗi lần bị bắt. Ông có ý chí vô biên vì ông biết rằng để ngăn cản Mạnh Hoạch phản bội sau này, ông đã phải chịu lãng phí rất nhiều thời gian, buông bỏ lợi ích cá nhân và dành cho mình nhiều nổi lo lắng với tuổi già của mình. Ông sẽ đỡ mệt hơn cho ông nếu ông  quyết định giết Mạnh Hoạch vì ông không phải dấy binh chinh phạt tới 7 lần. Trong lần vây bắt cuối cùng, khi ông ta sắp sửa thả Mạnh Hoạch, thì chàng nầy bắt đầu khóc và xin đầu hàng vĩnh viễn. Gia Cát Lượng có ba phẩm chất nói trên. Dù ông không theo đạo giáo nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng với ba đức tính mà ông có được ở ông (tình thương, trí tuệ và ý chí), ông  đã biết cách hoàn thiện bản thân và lúc đó ông  đã được coi là một hiền nhân ở thời Tam Quốc. Ở Việt Nam cũng có những vị vua mà chúng ta có thể coi là các bậc hiền nhân. Đây là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn. Ngài có đủ 3 đức tính nêu trên. Đây là lý do tại sao ngài được biết đến trong suốt lịch sử Việt Nam như một vị vua anh minh, xuất chúng, nhân ái và dũng cảm. Cuộc nổi dậy của vua chàm, Chế Cũ đã buộc ngài phải tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt trong khi để lại cho nàng thiếp Ỷ Lan  quyền nhiếp chính. Trước sự quyết tâm của Chế Cũ, ngài đã không bắt được Chế Cũ  sau nhiều tháng viễn chinh. Thất vọng, ngài buộc lòng phải trở về. Trên đường về, ngài được biết dân chúng không ngớt lời ca ngợi tài năng của Ỷ Lan trong việc cai quản đất nước. Ngài cảm thấy xấu hổ và quyết định quay trở lại mặt trận. Khi bắt được Chế Cũ, ngài  có thể giết Chế Cũ để xoa dịu cơn giận nhưng ngài  lại  tha chết để Chế Cũ quay trở về nước hơn. 

Đó là lý do tại sao Việt Nam được hưởng một thời kỳ hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Ngài  rất nhân từ vì ngài đã buông tha kẻ đã làm nhục ngài trước mặt bá tánh. Ngài đã lãng phí rất nhiều thời gian để cố gắng bắt được Chế Cũ. Liệu chúng ta có thể làm được như ngài nếu chúng ta ở vị trí của ngài không? Có một ngày, trong thời kỳ mùa đông khắc nghiệt, ngài ngỏ lời với các quan của mình như sau:

Trẫm mặc quần áo như thế này mà trẫm còn lạnh cóng. Làm thế nào để người dân chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt này được, đặc biệt là những người nghèo khi chúng ta biết rằng họ không có đủ tiền để ăn?. Các khanh cần phải cho họ thức ăn và quần áo  thêm nữa ngay bây giờ.

Một lần khác, có công chúa Ðông Thiên ở bên cạnh trong một buổi yết kiến, ngài quay sang các quan và nói:

Trẫm  có một tình yêu sâu sắc đối với đồng bào cũng như tình yêu trẫm dành cho con của trẫm. Thật không may, người dân có giáo dục quá kém nên họ liên tục phạm tội. Đó là lý do tại sao trẫm  cảm thấy tội nghiệp thương họ. Trẫm yêu cầu các quan nên giảm các hình phạt và các tội mà họ đã phải chịu.

Trí tuệ của ngài thật vô biên. Để chinh phục Champa, ngài biết rằng cần phải thuyết phục và trấn an Chế Cũ mặc dù ngài cảm thấy nhục nhã và khó chịu khi so sánh những gì ngài phải chịu đựng so với những gì mà người thiếp của ngài đã làm cho bá tánh, một người phụ nữ xuất thân từ nông thôn, Ỷ Lan trong thời gian vắng mặt. Ngài có thể giết Chê ’Cũ để xoa dịu cơn tức giận và gột rửa cơn phẫn nộ nhất thời này. Nhưng ngài là người dũng cảm, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trước lợi ích cá nhân. Đó là người có ba phẩm chất vừa nêu ở trên.

Dù đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thiện mình. Điều đó xảy ra với tôi khi tôi muốn tiếp tục phương pháp này. Phải công nhận rằng không dễ  hiện thực hóa phương pháp nầy. Tôi cũng không giấu giếm rằng tôi cũng gặp những khó khăn hàng ngày nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng khi tôi cố gắng làm cho nó trở nên cụ thể hóa một chút. Tôi rất vui vì tôi nhận ra rằng tôi đang bắt đầu cải thiện bản thân một chút dù biết rằng quá ít ỏi.

Nó làm tôi nhớ đến câu mà Ung Giả Vi đã viết trong cuốn Luận Ngữ của Khổng Tử:

Nhân viên hồ tài! Ngã dục nhân, Tư nhân chi hỷ!
Nhân có xa đâu! Bạn muốn nhân, nhân đến vậy!

 

 

 

 

 

 

 

Điều này cho phép tôi tin chắc rằng THIỆN hay ÁC  đều tồn tại ở trong mỗi chúng ta. Bạn muốn sao thì được vậy. Tôi hiểu rằng tôi không cần phải đến chùa hay nhà thờ để có thể hoàn thiện bản thân. Tôi có thể làm được điều này nếu tôi không quên những gì Thầy đã nói trong kinh thánh Cao Đài mà tôi có cơ hội đọc:

Nếu con muốn trở thành một tín đồ đạo Cao Đài chân chính, con phải có tình yêu và nguyên tắc đạo đức. Nó hoàn toàn cần thiết để con cải thiện bản thân.

Con xứng đáng được mặc chiếc áo dài trắng này, biểu tượng của sự tinh khiết. Con sẻ cảm thấy tự hào hơn bao giờ hết khi con là một tín đồ Cao Đài.

Phật giáo Chămpa ( Phần 2)

Version française

phatgiao_champa

 

Sự phát hiện một số lượng lớn các hiện vật của Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là các bức tượng của Avalokitesvara,  một Bồ Tát được phổ biến và  yêu thích nhất trong Phật giáo  Đại Thừa biểu lộ sự thành công của việc du nhập và học thuyết Phật giáo ở Chămpa  và tính nhân từ của các vua chàm.  Nhờ sự trọng đãi đăc biệt của các vua nầy mà Phật giáo vẫn được xem là một tôn giáo thứ hai trãi qua vài thế kỷ núp dưới bóng của Ấn Độ giáo và kiên nhẫn chờ đợi một ngày vinh quang rạng rỡ. Cho đến thế kỷ thứ 8 và 9, sau khi dành được ảnh hưởng ở một số quốc gia như Đế quốc Khơ Me và các vương quốc Crivijaya và Cailendra, Phật giáo Mahāyanà mới phát triển toàn diện phù hợp với sự xuất hiện của dòng dõi cầm quyền Bhrgu  với vua Indravarman II. Cũng trong biên niên sử Trung Hoa  (ví dụ Tân Đường Thư), tên Chiêm Thành mới xuất hiện lần đầu tiên và thay thế  từ đó tên Hoàn Vương mà được liên kết cho đến cuối  với dòng dõi hoàng gia Prathivindravarman ở  phía nam (Kauthara)(Nha Trang).

Sau khi dời  thủ đô về Indrapura (gần Hội An) ở vùng Amaràvati (Quảng Nam và Quảng Ngãi), Indravarman II có thiên hướng cá nhân đặc biệt  đối với Phật giáo Đại Thừa mặc dù tôn giáo Shiva vẫn là  quốc giáo.  Người ta không thể không biết chuyện vua Indravarman II có dịp nhắc lại trong các bản khắc hoàng gia rằng chủ quyền của vương quốc Champa được  đến với ông âu cũng nhờ sự ưu ái duy nhất của định mệnh và nhờ vào những công trạng mà ông có được qua nhiều kiếp trước. Dường như qua giáo lý này, ông có ít nhiều sự gắn bó với giáo lý Phật giáo, đặc biệt là với nhiệm vụ truyền bá Phật pháp, so với bất kỳ vị vua Chàm nào khác vì các  vua Chàm nầy tìm thấy sự cứu rỗi của mình khi kết hợp với thần Shiva. Theo Georges Coedès, ông được  vua Vikrântavarman III  không có hậu thế  nhường  ngôi lại  theo sự  yêu cầu của các nhà học giả uyên thâm ở vương quốc. Những gì làm chúng ta  nhớ đến  ở vị vua này là lòng nhiệt thành đối với Phật giáo,  sự khôn ngoan đáng kinh ngạc, đức tin không lay chuyển của ông đối với Lokesvara (Cứu rỗi của thế gian). Không xa thánh đường Mỹ Sơn, nơi  mà vị thần quốc gia Shiva Bhadresvara cư ngụ, ông dựng lên vào năm 875 tại  thủ đô Indrapura ở địa điểm Đồng Dương một  Phật viện  quan trọng và hiến dâng hoàn toàn cả địa điểm  nầy cho vị thần cá nhân của ông là Laksmindra-Lokesvara. 

vuongtrieu_indrapuraVương triều chàm Indrapura

Trong việc lựa chọn tên của ngôi đền này, chúng ta cũng thấy việc sử dụng thông thường từ nay của các vua  Chàm bằng cách luôn luôn ghép tên của vị thần bảo hộ với tên của vua tài trợ của ngôi đền. Mặc dù  thần Shiva vẫn đựợc thờ kính  nhờ ông có quyền lực  tàn phá và đem lại chiến thắng  vẻ vang  trong việc bảo vệ vương quốc, việc thờ cúng Lokesvara, người đại diện cho một vị Phật hay một vị bồ tát, tiêu biểu không những sự bình an và lòng nhân từ mà còn có sự bảo hộ  vương quốc và cư dân.  Ấn Độ giáo và Phật giáo mặc dù khác nhau ở phương diện triết học có thể cùng nhau tồn tại từ nay ở Chămpa. Theo nhà khảo cổ học người Pháp, ông Henri Parmentier, địa điểm Đồng Dương dường như cũng có luôn nơi ở của nhà vua được nằm tại vùng mà được chỉ định ngày nay dưới tên gọi là « ao vuông ». Có vẻ như có một dòng nước bí mật có thể giao tiếp với một cái giếng nằm cách đó một cây số theo hướng đông của địa điểm. Việc xây dựng công trình này cho thấy ý định canh tân trong việc tập hộp lại các tòa nhà biệt lập  để  thực hiện một kiến ​​trúc hùng vĩ mà  sự hiện diện của ảnh hưởng Trung Hoa và Ấn Độ là không thể phủ nhận được. Đây là những gì chúng ta tìm thấy trong kế hoạch chung của địa điểm này. Nói về kiến ​​trúc và điêu khắc của địa điểm nầy thì có một số khía cạnh được mượn từ nghệ thuật Trung Hoa ở mức độ hoành tráng và quyền lực trong khi đó trong bố cục của các cảnh lễ nghi và các bảng tường thuật  thì có một sự trung thực không thể chối cãi đối với các quy ước trang trí được tìm thấy ở những ngôi đền ở phía tây nước  Ấn Độ. © Đặng Anh Tuấn

Phật viện này  được xây dựng dọc theo trục đông-tây dài 1300 mét với nhiều tòa nhà bằng gạch được phân bổ trong ba vòng đai liên tiếp, mỗi tòa nhà có một lối vào và được bảo vệ bởi một vị thần bằng đá mặt mày dị họm và đáng sợ (Dvàrapàla). Theo sự  mô tả của Henri Parmentier,  chính ở nửa vòng đai phía tây đầu tiên mà  ông đã tìm thấy vào năm 1905 một  chính điện quan trọng nhất (1) có lẽ là nơi mà nhà vua  Indravarman II dành riêng vào năm 875 để thờ bức tượng của Laksmindra-Lokesvara.Chính điện này có ở phiá trước một tòa tháp được  cho ánh sáng vào bốn phía (tháp sáng) và được bao chung quanh bởi 9 đền thờ được phân bổ theo sự xếp đặt có trật tự. Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, kiệt tác vĩ đại của nghệ thuật đồ đồng mà một người nông dân đã  luợm được tình cờ vào năm 1978 trong khi cố nhặt  vài viên gạch từ đống đổ nát gần vòng đai đầu tiên và thường được gọi là bồ tát Tara, không ai khác chính là bức tượng của Laksmindra-Lokesvara (Quan Âm chuẩn đề). Đây  là Quán Thế Âm Bồ Tát bởi vì trong hai bàn tay tìm thấy có một bông sen và một con ốc  ở thời điểm phát hiện.

[Phật giáo Chămpa: Phần ba]

Phật giáo Chămpa: Phần 1

 

 

Version française

Phật giáo Chămpa

Mặc dù Ấn Độ giáo được thừa nhận khi người Chămpa bắt đầu thành lập quốc gia, Phật giáo thể hiện có được lúc đó ảnh hưởng đáng kể ở giới thượng lưu địa phương và các nhà lãnh đạo. Họ đã tìm thấy ở nơi tôn giáo này các lợi thế không ít cho phép họ có thể  tăng cường không chỉ tính hợp pháp và sức mạnh mà còn cho họ có được một tính chất thần thánh thiết yếu trong việc cai trị thông qua các khái niệm dharmaraja (vua đức hạnh) và cakravartin (quốc vương toàn cầu).

Được xem là hiện thân sức mạnh của giaó pháp (Dharma), họ được  có một nhiệm vụ thiêng liêng để duy trì trật tự và  bảo đảm đức tin tôn giáo trong vương quốc. Họ rất gắn bó với tính chất thiêng liêng mà sứ mệnh đã giao phó cho họ. Tương tự như các vị vua Khơ Me, họ đặc biệt chú trọng đến việc thần thánh hóa nhằm để người ta tìm thấy được trong tên truy tặng của họ có tên của một vị thần tối cao được  đồng nhất  với Phật dưới dạng bồ tát. Đây là trường hợp của vua Indravarman II với tên truy tặng « Paramabuddhaloka » (Phật hiệu).
gardien

Do đó, họ trở thành « siêu nhân » giữa quần chúng ngay cả khi họ không có nguồn gốc thần thánh. Phật giáo đã không bao lâu quyến rũ và làm cho họ tuân thủ các khía cạnh cơ bản của đạo Phật: tinh thần khoan dung, tính tự do, sự tập hợp của đạo vào văn hóa địa phương, sự coi trọng về đạo đức. Họ mời các nhà truyền giáo  Phật giáo đến qua các con tàu buôn bán vì vương quốc Chămpa thu hút rất sớm các thương nhân Ấn Độ.Vương quốc nầy từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm rừng núi (trầm hương, ngà voi, gia vị, vân vân..). Chúng ta không biết chính xác ngày tháng mà Phật giáo xâm nhập vào Champa nhưng chúng ta biết rằng theo các văn bản của Trung Hoa thì Phật giáo được có sự thịnh vượng vào năm 605 sau Công nguyên khi đạo binh của tướng Lưu Phương dưới triều đại nhà Tùy đã cướp phá thủ đô Điền Xung  của Champa  dưới thời vua Phàn Chí (Cambhuvarman)  và mang đem về nước 1350 văn bản Phật giáo kết hợp thành 564 tập sau khi tái chiếm lại Bắc Kỳ. 

Vương triều Indrapura

Sự hiện diện của Phật giáo  được nhận thức rất sớm ở Champa cũng như ở Việt Nam qua đường biển bởi vì theo học giả Việt Nam Phan Lạc Tuyên, các thầy tu Ấn Độ đã đến Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Kitô giáo dựa trên chuyện của Chu Đồng Tử. Ông nầy kết nạp với Phật giáo  khi gặp được một thầy tu Ấn Độ. Các nhà truyền giáo tôn giáo phải đổ bộ ở  Champa trước khi họ mới có thể đến Giao Chỉ (hoặc Việt Nam) và Trung Quốc.Dưới sự bảo hộ của các nhà lãnh đạo, Chămpa ưu đãi rất sớm sự thành lập Phật giáo vì chuyện nầy đã được nhà sư nổi tiếng Nghĩa Tịnh nhắc đến khi  ông trở về từ chuyến hải hành ở Đông Ấn. Chămpa được xem  như là một quốc gia trong những  nước ở Đông Nam Á xem trọng học thuyết của Đức Phật vào cuối thế kỷ thứ 7 dưới sự ngự trị của Vũ Tắc Thiên ở thời triều đại nhà Đường. Nhờ các di tích khảo cổ được tìm thấy ở miền trung Việt Nam, chúng ta biết rằng Phật giáo Đại thừa  đã có được giờ đây một chỗ đứng vững  từ giữa thế kỷ thứ 7. Đạo nầy còn khai sinh ra các mô hình Bồ Tát mới được  kết hợp với các truyền thống địa phương cùng các  yếu tố phong cách  đến từ nước ngoài và phục vụ từ đó như là các tài liệu tham khảo cho  cả nước.

[ Phật giáo Chămpa: Phần hai]

[ Phật giáo Chămpa: Phần ba]