Sanctuaire Po Nagar (1ere partie)

Thánh Địa Po Nagar

Version française

Thánh địa này là điểm tham quan không thể bỏ qua được  đối với những ai có cơ hội đến Nha Trang, một khu an dưỡng độc nhất của Việt Nam. Tọa lạc trên một ngọn đồi  ở cửa sông Cái, được xây dựng liên tục từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 13 theo các bia ký được tìm thấy ở nơi nầy. Sự xuất hiện thánh địa này ở vương quốc Champa có liên quan đến những xáo trộn mà Champa đã trải qua vào thế kỷ thứ 8. Vương quốc Champa trên thực tế là một liên bang của một số bang hay đúng hơn là « các thành-bang » mà quyền lực mạnh nhất trong số đó đóng vai trò « thủ lĩnh » (vai trò chủ đạo). Với sự ra đời của một triều đại mới thì  pura của nó (hay là thành-bang) được  đứng lên hàng đầu và do đó trở thành thủ đô của vương quốc. Nhờ các tài liệu lịch sử của Trung Quốc và các bia ký của người Chăm, chúng ta biết rằng cho đến đầu thế kỷ thứ 7, pura (hay thành-bang) Singhapura (gọi là thành sư tử) ở Trà Kiệu (thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh hiện nay. Quảng Nam) chiếm được ưu thế.

Vào thời điểm đó, dòng dõi hoàng gia của phương Bắc vẫn được bảo vệ bởi nam thần Bhadresvara, một  tượng dương vật trưng có một hình thức nhân từ của thần Shiva, được tôn vinh trong thánh địa linh thiêng nhất Mỹ Sơn. Một dòng dõi hoàng gia không bao lâu trước đó mới được thu nhận vào giữa thế kỷ thứ 8 ở phía nam Vương quốc Champa (Kauthara) và cần có một vị thần khác để bảo vệ họ. Các vùng Trà Kiệu và Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam hiện nay (tỉnh chàm của Amaravâti) do đó mất tầm quan trọng so với Khánh Hòa (đồng bằng Nha Trang) và Ninh Thuận (vùng Phan Rang). Mặc dù trung tâm quyền lực chính trị của nó (Virapura) cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy, nhưng được cho là nằm ở đâu đó trong vùng lân cận của Phan Rang. Mặt khác, chúng ta chắc chắn rằng một sự kiện chính trị lớn đã diễn ra ở phía nam của vương quốc này vì nó hoàn toàn phù hợp với năm 758 được ghi trong biên niên sử Trung Quốc để đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ Huanwang (hay Hoàn Vương) được tồn tại khoảng chừng 100 năm. Lin Yi (hay Lâm Ấp), tên cổ được đặt cho vương quốc này, không còn được sử dụng và được thay thế bằng Huanwang trong các văn bản Trung Quốc. Vị thần này là một tượng dương vật có một khuôn mặt và được tôn vinh trong đền thờ Po Nagar linh thiêng ơở  bên cạnh bờ biển. Vị thần nầy rõ ràng là nữ tính và được giới thiệu là shakti  của thần Shiva, tên là Bhagavati.

Bất chấp có dấu hiệu   để qua một bên dòng dõi Prathivindravarman từ phương Nam, được báo cáo trong biên niên sử Trung Quốc vào năm 859 và việc dòng họ Bhrgu ở phía bắc vương quốc, Indrapura (gần Hội An) chiếm đoạt quyền lực tối cao vào năm 875 với vị vua mới là Indravarman II.  Vị thần của Nha Trang ở Kauthara tiếp tục được tôn làm nữ thần bảo trợ của vương quốc. Điều này cho thấy ý chí của dòng dõi Bhrgu trong việc sát nhập nữ  thần vào một hệ thống tôn giáo nhất quán mà, dựa trên sự tôn kính thần Bhadresvara (thánh địa Mỹ Sơn) cho đến giờ, lại công nhận một vị trí bổ sung cho nữ thần Bhagavarti. Tính lưỡng cực tôn giáo  dựa trên thần Bhadresvara ở Mỹ Sơn và nữ thần Bhagavati ở Nha Trang giờ đây sẽ được áp đặt trên toàn vương quốc. Sự tôn kính Bhagavarti không chỉ phù hợp với tầm quan trọng đối với hệ thống mẫu hệ được người Chăm áp dụng mà còn có  sự thống nhất mà người Chăm cần vào thời điểm này khi đối mặt với các kẻ thù của họ (người Việt, người Khơ Me và người Chà Và).

Để thích nghi với một môi trường tự nhiên xa lạ mà nơi có các bảo tháp và công trình tôn giáo của người Chăm mang đậm dấu ấn văn hóa Ấn Độ hiện ra rất kỳ lạ, đáng sợ và huyền bí với những bức tượng thần Brahma, Shiva, Vishnu và Po Nagar, những người  dân Việt mới đến nơi này buộc lòng  phải  tạo ra một lối sống thích nghi với môi trường văn hóa mới của họ. Họ đã không ngần ngại sử dụng những nơi có dấu tích văn hóa Chàm để  biến chuyển vào thế giới tâm linh  và làm nơi thờ tự của họ. Họ đang cố gắng thiết lập sự hài hòa giữa sức mạnh siêu nhiên và thời gian ở  các lãnh thổ mà họ đã chinh phục được. Vì sợ quấy rầy  những thần linh  địa phương có khả năng mang lại cho họ một cuộc sống tồi tệ, họ chiếm đoạt đôi khi những nơi thờ cúng của những người đã chết hoặc của những người dân địa phương. Đó là trường hợp thánh địa Pô Nagar nơi mà nữ thần Chăm Uma được người dân Việt giành lại sở hữu và không ngần ngại biến chuyển  truyền thuyết Po Nagar thành truyền thuyết của mình và  được dàn xếp  lại theo cách riêng tư nhưng dù sao họ cũng không xóa bỏ được hết nền tảng của truyền thuyết Chàm. Nữ thần của Chiêm Thành do đó trở thành Thiên Y A Na (hay Thiên Y Thánh Mẫu) của người dân Việt. Sự chiếm đoạt sở hữu  này còn được thấy ở những địa danh khác của Việt Nam trong cuộc Nam Tiến: Bà Đen ở Tây Ninh hay nữ thần Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc).

Trong bản kiểm kê các tháp chàm nằm ở  thánh địa Pô Nagar, nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier có xác định được hàng chục tòa nhà thờ cúng tập hợp chung lại với nhau trên một diện tích năm trăm mét vuông  trên đỉnh một ngọn đồi. Do thời tiết khắc nghiệt và chiến tranh, chỉ còn lại hiện nay năm tòa nhà được  phân phối ở hai cấp. Trên đỉnh có hai dãy tháp, dãy thứ nhất gồm ba ngọn tháp từ bắc xuống nam: tháp chính thờ nữ thần Yan Pu Nagara (hay Thiên Y A Na), một đền ở phía nam và một tháp phía  ở đông nam.

Về dãy thứ hai, chỉ còn lại một tháp có mái cong hình yên ngựa thờ các con của Thiên Y A Na. Trước tháp chính ở hàng thứ nhất, ở tầng thấp hơn, lại có một mandapa không có tường,  được tạo ra thành hai hàng gồm mười cột gạch hình bát giác mỗi hàng, cao ba mét và đường kính hơn một mét và được bao quanh bởi mười bốn cột tương tự với kích thước nhỏ hơn. Những chiếc cột này nhằm mục đích nâng đỡ một mái nhà dưới dạng một chiếc vỏ thuyền bị lật, cấu trúc của nó được làm bằng gỗ. Mandapa này được xây dựng bởi Senapati Par và được nhắc đến trong tấm bia do vị tướng của vua Harivarman này dựng vào năm 817. Nó được nối với tháp chính bằng một cầu thang bằng gạch. Loại công trình này được tìm thấy ở các di chỉ Chăm khác: Mỹ Sơn (Đã Nẵng), Po Kloong Garai (Phan Rang) hay Bánh Ít (Bình Định). Theo Henri Parmentier, bên cạnh những tòa nhà bằng gạch này, có  một ngôi đền bằng gỗ (hay bimong trong tiếng Chàm) được coi là một kho chứa đồ cúng.

Nhờ các văn khắc Chàm, chúng ta biết rằng vào năm 774, thánh địa tôn giáo Pô Nagar, được xây dựng bằng gỗ, bị cướp phá và phá hủy bởi người Chà Và (Java). Những người  này được đề cập đến  đ ể  chỉ tất cả các dân cư của biển nam, tức là các quốc gia ở quần đảo và bán đảo Mã Lai. Thánh địa nầy được xây dựng lại vào năm 784 bằng gạch và đá bởi vua Satyavarman. Sau đó vào khoảng giữa thế kỷ thứ 10, địa danh Nha Trang bị cướp phá bởi người Khơ Me với một bia ký nói về chiến lợi phẩm (tượng vàng) lấy được của  nữ thần Bhagavati. Tượng này được đặt lại vào năm 965  và thay thế bằng một bức tượng đá bởi vua Indravarman. Bức tượng thế kỷ thứ 10 dưới thời trị vì của Vua Jaya Paramesvaravarman có thể là bức tượng vẫn còn được nhìn thấy ngày nay trong tháp chính, nhưng đầu của tượng đã được phục chế lại theo phong cách Việt Nam.

Version française

Ce sanctuaire est un passage obligé pour ceux qui ont l’occasion de visiter Nha Trang, la station balnéaire la plus huppée du Vietnam. Situé sur une colline à l’embouchure de la rivière Cái, il fut construit sans interruption du VIIIème au XIIIème siècle selon les inscriptions trouvées sur place. L’apparition de ce sanctuaire dans le royaume du Champa est liée aux tumultes qu’a connus le Champa au VIIIème siècle. Le royaume du Champa est en fait une fédération de plusieurs états ou plutôt « cité-états » dont la plus puissante joue le rôle de « leader » (vai trò chủ đạo). À l’avènement d’une nouvelle dynastie, son pura accède au premier rang et devient ainsi la capitale du royaume. Grâce aux documents historiques chinois et aux inscriptions chames, on sait que jusqu’au début du VIIème siècle, le pura (ou cité-état) de Singhapura (citadelle du lion) à Trà Kiệu (dans le district actuel de Duy Xuyên, province de Quảng Nam) prédomina.

A cette époque, la lignée royale du Nord était toujours protégée par la divinité masculine Bhadresvara, un linga représentant une forme bienveillante de Shiva honorée dans le sanctuaire le plus sacré de Mỹ Sơn. Une nouvelle lignée royale ne tarda pas à se faire reconnaître au milieu du VIIIème siècle dans le sud du royaume du Champa (Kauthara) et eut besoin d’une autre divinité pour la protéger. La région de Trà Kiệu et de Mỹ Sơn appartenant à la province actuelle Quảng Nam (province chame d’Amaravâti) perdit ainsi son importance au profit de Khánh Hòa (plaine de Nha Trang) et de Ninh Thuận (région de Phan Rang). Bien qu’on n’arrive pas à localiser jusqu’à aujourd’hui son centre politique du pouvoir (Virapura), on prétend qu’il est quelque part dans les environs de Phan Rang. Par contre, on est certain qu’un événement politique majeur a eu lieu dans le sud de ce royaume car cela est en parfait accord avec la date de 758 fournie dans les annales chinoises pour marquer le début de la période Huanwang (ou Hoàn Vương en vietnamien) durant à peu près 100 ans. Lin Yi (ou Lâm Ấp en vietnamien), l’ancien nom donné à ce royaume, n’est plus utilisé et il est remplacé par Huanwang dans les textes chinois. Cette divinité est un linga à un visage et est honorée dans le sanctuaire sacré Pô Nagar situé au bord de la mer. Elle est clairement féminine et présentée comme la shakti de Shiva, Bhagavati.

Malgré la mise en parenthèse de la lignée de Prathivindravarman du Sud rapportée dans les annales chinoises en 859 et la prise du pouvoir suprême par la lignée de Bhrgu dans le nord du royaume à Indrapura (près de Hội An) en 875 avec le nouveau roi Indravarman II, la divinité de Nha Trang dans le Kauthara continua à être honorée comme la déesse protectrice du royaume. Cela montre la volonté de la lignée de Bhrgu d’intégrer celle-ci dans un système religieux cohérent qui, basé jusqu’alors sur la vénération de Bhadresvara (sanctuaire de Mỹ Sơn) reconnaît une position de complémentarité à Bhagavarti. La bipolarité religieuse autour du dieu Bhadresvara à Mỹ Sơn et de la déesse Bhagavati à Nha Trang va s’imposer désormais sur l’ensemble du royaume. La vénération de Bhagavarti est conforme non seulement à l’importance accordée au système matrilinéaire adopté par les Chams mais aussi à l’unité dont les Chams avaient besoin à cette époque face à leurs ennemis (Vietnamiens, Khmers et Javanais).

Afin de s’acclimater à un milieu naturel peu familier où les stupas et les constructions religieuses des Chams portant la marque profonde de la culture indienne étaient visiblement étranges, effrayantes et mystérieuses avec les statues de Brahma, Shiva, Vishnu et Pô Nagar, ces nouveaux venus vietnamiens étaient obligés d’élaborer un mode de vie adapté à leur nouvel environnement culturel. Ils n’hésitaient pas à faire usage des vestiges de la culture Cham pour les transposer dans leur propre univers religieux et leurs propres lieux de culte. Ils tentaient d’établir une harmonie entre les puissances surnaturelles et temporelles des territoires qu’ils avaient réussi à conquérir. Craignant d’importuner des génies locaux capables de leur rendre une vie néfaste, ils s’étaient approprié parfois les lieux de culte des vaincus ou des gens locaux. C’est le cas du sanctuaire de Pô Nagar où la déesse du Champa Uma a été appropriée  par les Vietnamiens . Ceux-ci n’hésitaient pas à assimiler la légende de Po Nagar dans une mythologie arrangée à leur manière sans réussir à effacer le substrat cham du mythe. La déesse du Champa devenait ainsi Thiên Y A Na (Thiên Y Thánh Mẫu) des Vietnamiens. Cette appropriation se renouvelle à d’autres endroits du Vietnam lors de la marche vers le Sud: la Dame Noire à Tây Ninh ou la déesse Chúa Xứ au mont Sam (Châu Đốc).

Dans son inventaire des tours chames situées sur le site Pô Nagar, l’archéologue français Henri Parmentier a recensé une douzaine d’édifices de culte groupés dans une aire de 500 m2 au sommet d’une colline. À cause des intempéries et de la guerre, il ne reste que 5 édifices répartis sur deux niveaux de construction. On trouve au sommet deux rangées de tours dont la première est composée de trois tours du nord au sud: la tour principale dédiée à la déesse Yan Pu Nagara (ou Thiên Y A Na en vietnamien), le temple du sud et le kalan du sud-est.

Quant à la deuxième rangée, il reste seulement une tour à toiture recourbée en forme de selle et dédiée aux enfants de Thiên Y A Na. En face de la tour principale de la première rangée, au niveau inférieur, se dresse un mandapa non muré et constitué de deux rangées de dix colonnes octogonales en brique, mesurant chacune trois mètres de hauteur et plus d’un mètre de diamètre et entourées par quatorze colonnes similaires de taille moins importante. Ces colonnes étaient destinées à supporter un toit en forme de coque de bateau renversée dont la structure était en bois. Ce mandapa a été construit par Senapati Par et mentionné dans les stèles élevées par ce général du roi Harivarman en 817. Il était relié à la tour principale par un escalier en briques. Ce type d’édifice se retrouve sur d’autres sites chams: Mỹ Sơn (Đã Nẵng), Po Kloong Garai (Phan Rang) ou Bánh Ít (Bình Định). Selon Henri Parmentier, il existait à côté de ces édifices en briques, un temple en bois (ou bimong en cham) qui était en quelque sorte un reposoir pour les offrandes.

Grâce aux inscriptions chames, on apprend qu’en 774, le sanctuaire religieux de Pô Nagar construit en bois fut pillé et détruit par les Javanais (Chà Và en vietnamien). Ceux-ci désignent l’ensemble des populations des mers du Sud càd le pays de l’archipel et de la péninsule Malaise. Il fut reconstruit en 784 en briques et en pierre par le roi Satyavarman. Puis vers le milieu du Xème siècle, le site de Nha Trang fut mis à sac par les Khmers dont les inscriptions parlaient du butin (statue en or) pris à la déesse Bhagavati. Celle-ci fut réinstallée en 965 par le remplacement d’une statue en pierre par le roi Indravarman. La statue du Xème siècle sous le règne du roi Jaya Paramesvaravarman pourrait être celle que l’on peut voir encore aujourd’hui dans la tour principale mais sa tête fut restaurée à la façon vietnamienne.

Lire la suite

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.