Céramique (Gốm Vietnam)

 

gom

Version française

Bất chấp sự thống trị lâu dài một ngàn năm của Trung Hoa ở  Vietnam, người ta rất ngạc nhiên khi nhận thấy quốc gia nầy  thành công  thể hiện xuất sắc được sự khác biệt  từ thế kỷ 14 trở đi trong lĩnh vực đồ  gốm. Do đó, Vietnam trở thành một diễn viên  thiết yếu cho sự  phát triển thương mại mạnh mẽ ở Đông Nam Á trong lãnh vực đồ gốm với các thuyền bè và chiếc la bàn mà Viet nam đựợc biết đến từ thế kỷ thứ 11. Các cuộc khai quật dưới lòng biển của những con tàu có giá trị đến lịch sử gốm sứ Việt Nam trong những năm 1997-1999 ở Biển Đông, đặc biệt là ở đảo Cù Lao chàm (Poulo Cham) và đảo Hòn Dầm gần đảo Phú Quốc (Kiên Giang) khẳng định  lại vai trò chủ yếu mà Việt Nam đã đóng trong việc buôn bán đồ gốm lúc bấy giờ với vô số hiện vật vô giá trong đó  có một  chiếc bình sứ màu xanh và trắng có họa tiết thiên nga được công nhận từ đây là bảo vật quốc gia.  Trong quyển  sách Suma Oriental (1515), sứ giã Bồ Đào Nha, Tomé Pirès  có tóm tắt lại tất cả các cuộc  trao đổi này và ghi nhận luôn việc sản xuất  đồ gốm mà Việt Nam dành riêng để bán cho Trung Hoa. Thậm chí vào thời điểm này còn có các đồ gốm hoa lam của Vietnam được nhái  trong  các lò nung Swatow  ở Trung Hoa. Theo nhà khảo cúu Pháp Philippe Colomban (CNRS) thì tính đặc thù của  đồ gốm Vietnam bắt đầu thể hiện cùng sự thành hình của một quốc gia độc lập. Các đồ gốm dưới hai triều Lý và Trần đều là đơn sắc. Ba loại men được trông thấy: men ngà, men nâu và men bắt chước ngọc từ màu xanh đến màu vàng. Từ khi Trung Quốc bị  xâm lược bởi  người Mông Cổ, đồ gốm Việt Nam được triều đình của hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan) ưa chuộng vì thế trong các vật dụng mà Việt Nam phải cống nạp thì thấy ngoài những chiếc sừng của con tê giác và ngọc trai, còn có các chén sứ màu trắng.

Sự thành công  nầy phần lớn nhờ vào màu xanh của cobalt đã mang lại cho  nghệ thuật gốm Việt Nam một tinh thần  được tồn tại hai thế kỷ và dẩn đến sự chinh phục  được  các  người nước ngoài  ở  những vùng xa xôi  tại Á Châu. Đây là trường hợp của một bình lớn được tìm thấy ở cung điện Topkapi  (Istanbul) mang một dòng chữ bằng chữ Trung Hoa, màu xanh lam có thể đọc được bằng tiếng Việt: được vẽ với niềm vui của nghệ nhân Pei theo sau là chữ Thị (hiển nhiên một người đàn bà) ở huyện Nam Sách trong năm thứ 8 của Thái Hoà (1143-1459)  hoặc một đĩa hoa lam trang trí với các hoa được lưu giữ ở bảo tàng Ardabil (Tehéran).

Nếu màu xanh coban đã được biết đến ở Vietnam trong một thời gian dài ngay cả trước cuộc xâm lăng của quân Minh bạo tàn thì việc sử dụng nó được áp đặt  chỉ vào những năm 1430-1450. Chính từ thời điểm này,  các đồ gốm đơn sắc được thay thế  bởi các đồ gốm hoa lam. Chính nhờ sự  thông thạo  hoàn hảo các kỹ thuật chế tạo, trang trí và  cách nung gốm mà nghệ nhân Vietnam Nam có thể trau dồi trí tưởng tượng của mình. Mặc dù  có những hạn chế  trong cách vẽ tô màu  nhất là không thể sửa chữa lại được, chúng ta nhận thấy sự xuất hiện trên  sành không chỉ  những hình vẽ phức tạp hơn mà còn có nhiều sắc tố  với các hình dạng và hoa tiết  nguyên bản khiến  biến nghệ nhân trở thành một nghệ sĩ xuất sắc. Nếu có  mượn một số lượng lớn các hình vẽ  trang trí từ Trung Quốc (hoa mẫu đơn, hoa sen, hoa, tán lá vân vân..), thì nghệ nhân Vietnam có ý tưởng tạo ra một phong cách  độc lập ít  có theo nghi thức và rạo rực hơn so với nghệ nhân Trung Hoa  qua sự sống động của nét vẽ và sự tự nhiên.  Còn biết làm thế nào để thích ứng những yếu tố trang trí này theo phong cách Vietnam: cá vàng Trung Hoa  trở thành cá bống, một loài cá nước ngọt ở Vietnam. Chúng ta  cũng lưu ý rằng  các đồ gốm Vietnam không bị ảnh hưởng phương Tây. Có sự liên tục trang trí đồng tâm trên các  đĩa Vietnam. Đây không còn là trường hợp của Trung Quốc nữa từ khi quốc gia  này đã  khám phá  ra được phối cảnh từ triều đại Gia Kinh nhà Minh (1522-1566). Mặt khác,  các họa tiết ở trung tâm của các đĩa  thấy được rõ  ràng, có chất lượng vượt trội so với các họa tiết bổ sung, điều này chứng tỏ có sự tham gia  của nhiều  người thủ công trong  việc thực hiện.

Version française

Il est étonnant de constater que, malgré la longue  domination de la Chine durant 1000 ans sur le Vietnam, ce dernier arriva à se distinguer brillamment à partir du XIVème siècle dans le domaine de la céramique. Il devint ainsi un acteur essentiel du  commerce florissant du Sud-Est asiatique dans ce domaine avec ses jonques et sa boussole connue depuis le XIème  siècle. Les récentes fouilles sous-marines  des bateaux chargés de l’histoire de la céramique vietnamienne durant les années 1997-1999   dans la mer de l’Est en particulier  à l’île Poulo Cham (Cù Lao chàm) et l’île Hòn Dầm près de l’île de Phú Quốc (Kien Giang) confirment  le rôle  majeur qu’eut joué le Vietnam dans le commerce des céramiques vietnamiennes à cette époque avec la récupération de  plusieurs objets inestimables parmi lesquels figure le vase en porcelaine bleu et blanc avec les motifs de cygne  reconnu depuis comme le trésor national du Vietnam. Tome Pirès dans sa Suma Oriental (1515) résuma tous ces échanges et nota l’existence même d’une production céramique vietnamienne destinée à la vente pour la Chine. Il y eut même à cette époque l’imitation des bleu et blanc vietnamiens dans les fours chinois de Swatow.  Selon le chercheur français Philippe Colomban du CNRS, la spécificité de la céramique vietnamienne  commença à se manifester à la naissance d’un Vietnam indépendant.  Les céramiques des Lý et Trần étaient monochromes. Trois types d’émaux étaient rencontrés: ivoire, brun et une couleur à l’imitation du jade, allant du vert au jaune. Lors de l’invasion de la Chine par les Mongols,  la céramique vietnamienne fut très appréciée par la cour de l’empereur  Kubilai Khan (Nguyên Thế Tổ) car dans le tribut  que  le Vietnam  dut  lui apporter comportait outre les cornes de rhinocéros, des perles, des bols de porcelaine blanche. Son succès est dû en grande partie plus tard  au bleu de cobalt qui insuffle à l’art céramique vietnamien un esprit durant  pendant deux siècles et qui lui permet de conquérir le public étranger même dans les coins les plus refoulés de l’Asie. C’est le cas d’un grand vase- bouteille trouvé du palais Topkapi d’Istanbul portant une inscription en caractères chinois, en bleu sous couverte que l’on peut lire à la vietnamienne : Peint pour le plaisir par Pei suivi par le qualificatif Thi (désignant sans ambiguïté le sexe féminin)  de Nam Sách dans la 8ème année de Thái Hoà (1443-1459) ou un plat à décor floral bleu et blanc du Trésor d’Ardabil (Musée de Téhéran).

Si le bleu de cobalt fut connu au Vietnam depuis longtemps même avant l’invasion chinoise des Ming cruels, il apparaît que son utilisation s’imposa seulement autour des années 1430-1450. C’est à partir de cette époque que le bleu et blanc supplantèrent définitivement les céramiques monochromes.

Vase (Dynastie des Lê)
Photo Loan de Fontbrune

C’est grâce à la maîtrise parfaite des techniques de fabrication, de décoration et de cuisson que le potier vietnamien peut cultiver son imagination. Malgré des contraintes de la peinture sous couverte n’empêchant tout repentir, on voit apparaître sur le grès non seulement des dessins de plus en plus sophistiqués mais aussi une variété de pigments, une éruption de formes et des décors originaux qui l’érigent en artiste  distingué. Si celui-ci emprunte unbon nombre de dessins décoratifs à la Chine (pivoines, lotus, fleurs, rinceaux etc.), il a par contre l’idée de créer un style autonome moins hiératique et plus enjoué que son homologue chinois par la vivacité de son trait et par sa spontanéité. Il sait adapter ces éléments décoratifs au style vietnamien: le poisson rouge chinois devenant ainsi un gobie  (Cá Bống), un poisson d’eau douce vietnamien. On note également que la céramique vietnamienne ne subit aucune influence occidentale. Il y a la continuité de l’ornementation concentrique sur les assiettes vietnamiennes. Ce n’est plus le cas de la Chine depuis que celle-ci découvrit la perspective à partir du règne de Jiajing (1522-1566). Par contre, la qualité du motif central trouvé sur les assiettes, est nettement supérieure à celle des motifs annexes, ce qui témoigne de l’intervention de plusieurs artisans dans leur réalisation.

Bình màu lam ở điện Tokapi (Istanbul, Thổ Nhi Kỳ)

Articles  trouvés concernant la céramique vietnamienne

La céramique vietnamienne (Philippe Colomban CNRS)
Des céramiques vietnamiennes chargées d’histoire  (Philippe Colomban CNRS)

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.