Con nghê của ngươi dân Việt

 

Version francaise

Con nghê

Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn con nghê với con kỳ lân (*). Con nghê nó không phải con vật có thật mà nó cũng không phải là linh vật ngoại nhập. Nó là con linh vật thuần việt, có từ ngàn xưa. Con nghê có nét giống kỳ lân. Đặc điểm phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Vã lại nghê  mang một thân hình con chó để được phù hợp với bản sắc và văn hóa của người dân Việt. Trong các tự điển sinh học không hề thấy tên con động vật nào có tên nghê cả mà chỉ có  con toan nghê (con sư tử). Trước thời đô hộ của người Hán, không có con nghê. Nó chắc chắn được hình thành trong văn hóa Việt từ giai đoạn bị người Hán đô hộ, ở thời kỳ Đồng Sơn muộn và khi nhà Lý có công xây dựng nền độc lập tự chủ thì thấy nó xuất hiện trong các công trình kiến trúc nghệ thuật như hoàng thành Thăng Long,  các chùa Dâu và Phật Tích, các đình làng vân vân… Nghê là một linh vật hư cấu khiến nó không có hình dáng cố định như hổ hay sư tử.

Bởi thế nó có sự biến đổi khi tạo hình. Nó là con vật có bốn chân, không có sừng, mình thon dáng thanh trông dáng con chó. Đặc tính của nó là « canh  giữ hay chầu chực ».  Bởi vậy thường nghe nói « phượng múa nghê chầu » trong thành ngữ.  Theo tự điển tiếng Việt, « chầu » có nghĩa là động từ dùng để hầu hạ và là canh chừng ra vào. Nó có yếu tố linh thiêng và chống lại tà ma và ác qủy.  Bởi vậy nghê được thấy ở khắp nơi trong văn hóa dân gian của người Việt từ cung đình, chùa chiền cho đến cổng làng, lăng mộ hay nóc nhà.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế thì con nghê nó có một dung mạo, một sắc thái bình dị khiến nó bộc lộ được tính gần gũi, một nét thân quen phảng phất hình ảnh con chó với cái đuôi ngắn. Nó thể hiện sự trung thành. Nhà sử học Lê Văn Lan cho biết: Mỗi con linh vật khi được tạo thành hình dáng, nó phải có khởi hình từ  một con thú nào có thật. Như vậy nghê lấy khởi hình từ con chó cũng như con rồng từ con cá sấu vậy.  Vị trí của nghê xuất hiện ở nơi nào đều phải có mang một ý nghĩa cụ thể.  Con nghê ở lăng mộ nó khác hẳn với con nghê ở cổng  đình. Ở trên đỉnh nóc của đình Đinh Bảng chẳng hạn thì nghê được xem như phượng hoàng tượng trưng cho cõi trên nhìn xuống  xem xét coi người đến viếng thăm có tâm thiện hay không để mà trừng phạt.  Còn ở  trên đỉnh của  hai cột ở trước cổng đình Mông Phụ (Đường Lâm) thì hai con nghê mang dáng điệu hồ hởi đón chào. Còn nghê ở lăng mộ thì nó thể hiện lòng kính cẩn thương xót. Nó không thể hiện sự hung dữ, uy quyền được thường  thấy như con toan nghê của Trung Hoa.  Còn nghê đội đèn được trông thấy ở  các đồ đồng Đông Sơn muộn thì có chức năng  làm tỏa ánh sáng diệt trừ tà khí. Còn ở trước cổng làng thì nó có nhiệm vụ  bảo vệ cả làng.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế, ở thời Lê trung hưng ((1428-1788), nghê vẫn xuất hiện ở các lăng mộ. Nhưng hầu hết trong các lăng mộ của các ông hoàng bà chúa triều Nguyễn thì  không có nghê mà  lại thay thế bằng kỳ lân. Nhưng trong đời sống thế tục, nghê còn được thấy ở trong hệ thống kiến trúc của hàng trăm ngôi làng Bắc bộ và cho đến nay người ta vẫn làm hình con nghê chầu”. Nó rất đa dạng, nó rất phù hợp với quan cảnh của nơi nó xuất hiện và nó thể hiện được  tâm thức của người Việt. Tùy từng giai đoạn của lịch sử, nó có những nét đặc trưng khác nhau nhưng nét cơ bản đa phần của nó  vẫn mang đậm yếu tố dân gian Việt Nam.

(*) Kỳ Lân, trong đó, Kỳ là con đực và Lân là con cái.                                                  

con_nghe

Qilin

Dans la culture vietnamienne, nous sommes habitués à confondre l’animal « nghê (ou chien-lion) » et le qilin (kỳ lân)(*).  Le « chien-lion » n’existe pas réellement dans la nature mais il n’est non plus un animal sacré emprunté à d’autres cultures. C’est une pure créature vietnamienne  datant des temps anciens. Le nghê a certains traits du qilin. La principale caractéristique permettant de faire la  distinction entre le nghê et le qilin  réside dans les doigts de pied, le nghê étant armé des griffes et le qilin des sabots. De plus le nghê a le corps d’un chien  pour être conforme à l’identité et la culture du peuple vietnamien. Dans les dictionnaires de biologie, il n’y a aucun animal portant ce nom « nghê » ou « chien-lion », mais il existe  seulement le lion. Avant la domination des Han (ou Chinois), on ne décèle pas son existence. Sa formation a lieu  dans la culture vietnamienne à partir de la période de domination des Han, à la fin de la période Đồng Sơn et au moment où la dynastie des  Lý a  réussi à  acquérir l’indépendance totale. C’est durant cette période qu’on vit son apparition dans les projets de construction architecturale comme la citadelle impériale de Thăng Long, les  pagode Dâu et Phật Tích, les maisons communales etc… C’est une créature imaginaire  n’ayant jamais une apparence ou une forme précise comme un tigre ou un lion.

C’est pour cela qu’il y a la variation de modification dans la mise en forme de cette créature. Celle-ci est un animal à quatre pattes,  sans cornes, un corps  effilé, ce qui lui donne une ressemblance à un chien de garde. Sa caractéristique particulière est « la garde et la protection ». On est habitué à dire « le phénix danse et le chien-lion fait la garde» dans un proverbe. Dans le dictionnaire vietnamien, « chầu » est employé pour signifier « attendre l’ordre » et « surveiller ». Cette créature possède l’élément « sacré »  destiné à éloigner et neutraliser les mauvais esprits. C’est pourquoi, le chien-lion (ou nghê) est visible partout dans le folklore vietnamien,  de la cour royale et de la pagode jusqu’à l’entrée du village, les tombes et les toits des maisons.

Selon le  spécialiste des beaux-arts Trần Hậu Yên Thế, cette créature  a une physionomie, une  apparence idyllique  qui lui permet de faciliter le premier abord, une caractéristique familière, révélant ainsi sa loyauté à l’image d’un chien à la queue courte. 

L’historien Lê Văn Lan nous fait savoir qu’au moment de la création de la  mascotte, on doit s’inspirer au départ d’un vrai animal. C’est ainsi que  le chien-lion est crée à  partir du chien de garde comme c’est le cas du dragon avec le crocodile. Partout, dans chaque lieu, le chien-lion doit apparaître avec une signification particulière. Le  nghê situé  au cimetière est différent de celui se trouvant à l’entrée de la maison communale.

Au sommet de la toiture de cette dernière (Đinh Bảng par exemple), le chien-lion, analogue à un phénix appartenant aux animaux d’en haut, observe en bas le déplacement  du visiteur dans le but de le protéger ou de le punir en fonction de son comportement lors de sa visite. Par contre, sur les  sommets des  deux colonnes à  l’entrée de la maison communale Mông Phụ (Đường Lâm), se trouvent deux nghê ayant chacun une allure joyeuse et accueillante.  Quant au nghê accroupi devant le  tombeau, il se montre à la fois compatissant et miséricordieux. Cela ne manifeste pas en aucun cas  la férocité et la puissance trouvées fréquemment chez le lion chinois. Le pied de lampe  en forme de « chien-lion » accroupi trouvé dans les trouvailles de la culture de Đồng Sơn tardif,  a pour fonction de  faire rayonner une lumière   destinée à  éloigner et  détruire les esprits maléfiques. Devant l’entrée du village, sa présence apporte à tout le village la protection.

Selon le spécialiste des beaux-arts Trần Hậu Yên Thế, durant la période des Lê Trung Hưng (1428-1788) , le « chien-lion » est est encore présent auprès des tombes royales. Par contre il n’existe plus le « nghê » dans la plupart des tombes royales sous  la dynastie des  Nguyễn mais il est remplacé par le qilin.

Mais dans la vie ordinaire, le chien-lion est visible  toujours dans le réseau architectural des  centaines de villages du Nord. Jusqu’à présent, on continue  à faire des statues de « chien-lion » en position de garde. Le chien-lion se trouve sous diverses formes. Il est très adapté au paysage du lieu où il est présent et il montre l’esprit du peuple vietnamien. En fonction de chaque période de l’histoire, il se présente de manière différente et distinctive mais la base de ses caractéristiques continue à porter l’élément folklorique vietnamien.

(*) Qilin, c’est le mot désignant le couple d’animaux de Fengsui où Qi est le mâle et Lin est la femelle.

Bibliographie:

Đinh Hồng Hải: Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam.  Tập 3. Các con vật linh. Editions Nhà Xuất Bản thế giới. Hànội 2016
Trần Hậu Yên Thế, Nguyễn Đưc Hoà, Hồ Hữu Long: Phác họa Nghê. Nhà Xuất Bản thế giới.

Moine Vạn Hạnh (Version vietnamienne)

 

Version française

Thiền sư Vạn Hạnh

Ông được sử sách xem làm một nhà sư có công tham gia dựng nước dưới ba triều Đinh, Tiền Lê và Lý nhất là dưới triều Lý, một triều đại nhân ái được sử gia Ngô Sĩ Liên nói đến  trong « Ðại Việt Sử Ký toàn thư ». Chính ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chánh dẫn đến việc  lên ngôi của Lý Công Uẩn dựng lên một vương triều kéo dài được hơn 200 năm. Ông không những là thầy dạy dỗ Lý Công Uẩn từ thưở nhỏ mà là người có tài năng, hiểu thấu thời cuộc chính trị ở thời đó để đem đạo vào đời mà đào tạo một đứa  trẻ mồ côi  sống nương tựa ở nhà chùa  trở thành một vị vua anh minh  hiền đức và một phật tử chân chính. Ông đúng là một thiền sư phi thường. Ông không phải một sa môn chỉ biết tu để  lo truyền đạo,  để được giải ngộ và thoát vòng luân hồi riêng cho mình mà là một người đem hết tâm quyết và tài năng của  chính mình mà phục vụ đất nước dưới ba triều, không màng danh lợi, không làm quan cho một triều đại nào mà chỉ biết đồng hành cùng dân tộc để  mang lại cho đất nước có được một nền độc lập tự chủ với ngoại bang và thịnh vượng.

Ông tên là họ Nguyễn, sinh ra năm 938 ở  làng Cổ Pháp, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh và mất vào năm 1018 dưới triều của vua Lý Thái Tổ.  Từ thưở nhỏ, ông rất thông minh nên ông thông suốt ba cõi (quá khứ, hiện tại và tương lai) và  biết dung hợp Nho, Lão, Phật. Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu ở chùa Lục Tổ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Thiền Ông đạo giả. Sau khi  thiền sư Thiền Ông viên tịch (năm 979), ông chuyên tâm tập tu Tổng Trì Tam Ma Địa (Dharanisammadh)i,một  pháp tu thuộc Mật giáo  lấy đó làm hạnh riêng và đạt đến tam muôi (hay chính định) có nghĩa là tập trung tinh thần và giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn. Nhờ đó ông thu được những điều huyền vi của giáo lý, ông trở thành từ đó người có đạo lực và có trí tuệ. Những câu  ông nói ra dân chúng đều cho là những câu sấm kỳ diệu. Ông thuộc dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thế hệ thứ 12  cùng với sư Đạo Hạnh.  Vì vậy, vua Lê Đại Hành rất kính trọng  ông  và hay thường mời ông vào cung hỏi ý kiến khi có đại sự cùng với  các thiền sư Khuông ViệtĐỗ Pháp Thuận.  

Năm 980, nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân sang xâm lược nước ta. Quân Tống đóng binh ở Cương Giáp, tỉnh Lạng Sơn. Vua mời ngài đến hỏi tình thế thắng bại thế nào, ông quả quyết “Chỉ trong ba đến bảy ngày giặc phải lui”. Sau đó quả đúng như vậy.

Khi vua muốn đánh Chiêm Thành, còn đang do dự chưa dứt khoát thì ông  khuyên vua nên cất binh, nếu không sẽ mất cơ hội. Vua bèn xuất quân và dành thắng lợi hoàn toàn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành bởi vì trước đó vua sai Tử MụcNgô Tử đi sứ Chiêm Thành, bị Chiêm Thành bắt giữ  nên vua nổi giận muốn chinh phạt Chiêm Thành.

Theo sách Thiền Uyển tập anh thì ông dùng rất nhiều phương pháp hữu hiệu và tài tình như sấm truyền và tiên tri khiến làm dấy lên lòng tin của quần chúng. Một khi nhân tâm đã định thì việc chung  có thể  đạt được đến tới 90%. Như vậy ý trời cũng là ý dân rồi cũng như việc soán ngôi của Lý Công Uẩn với sự  giải thích sự xuất hiện  con chó  trắng có chữ « thiên tử trên lưng », sấm cây gạo vân vân…khiến sự thay đổi triều đại nó chỉ cần đến lúc mà thôi.  Ông tận dụng trí tuệ tới mức siêu đẳng để việc lên ngôi của Lý Công Uẩn nó trở thành một cuộc cách mạng bất bạo động và không đổ máu. Ai cũng có một ngày đến ngưỡng cửa tử thần  thì đâm ra sợ hãi. Ông thì không nên trước khi ông hóa (qua đời), ông chỉ dạy cho các đệ tử  sống theo vận trời, nhìn thịnh suy như chu kỳ thiên nhiên mà chớ hoảng sợ hãi, an nhiên tự tại ở nơi mình mà hành nghiệm (thiền), tự thắp đuốc mà tìm lấy triết lý sâu sắc qua một bài kệ có tên là « Thi đệ tử » như sau:

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie).

Công của ông rất lớn luôn cả việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Thái Tổ. Có lẽ ông là  người đứng sau hậu trường lên kế hoạch dời đô nầy từ lâu với Lý Công Uẩn với chuyện thấy rồng  vàng xuất hiện ở nơi thuyền ngự nhất là ông rất giỏi về phong thủy. Theo giáo sư Nguyễn Lang thì ông vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy  để cho đất nước có  đựợc một nền độc lập lâu dài và kinh đô được phồn vinh chớ Hoa Lư quá chật hẹp làm sao cho kinh tế được phát triển.

 

Trong lúc trị vị, vua Lý Nhân Tôn (1072-1127) có truy tặng một bài kệ thâu tóm lại thân thế và ảnh hưởng của sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng vương triều như sau:

Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ.

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ  

Version française

Le moine zen Vạn Hạnh

Il a été décrit dans les anciens écrits historiques vietnamiens  comme un moine ayant le mérite de participer  à la formation du pays sous les trois dynasties des Đinh, des Lê antérieurs et des Lý, en particulier celle des Lý que l’historien Ngô Sĩ Liên a qualifiée comme une dynastie de clémence dans son ouvrage intitulé « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet ». C’est lui qui a joué un rôle important dans le coup d’état aboutissant à l’intronisation du roi Lý Công Uẩn, le fondateur d’une dynastie durant plus de 200 ans. Il est non seulement le maître de ce roi dès son plus jeune âge mais aussi le personnage talentueux ayant la capacité de connaître à fond la situation politique de cette époque pour faire intégrer  la religion dans la vie  sociale en aidant le jeune orphelin vivant aux dépens de la pagode à devenir un grand roi sage et vertueux  et surtout un bouddhiste authentique. C’est vraiment un moine zen extraordinaire. Vạn Hạnh ne se fait pas religieux pour prêcher les enseignements bouddhiques ou pour faire des efforts accomplis par lui-même dans le salut pour atteindre à la bouddhéité et à se libérer de la réincarnation mais il est  un personnage pleinement résolu à apporter son talent pour servir le pays sous les trois dynasties Đinh, Lê antérieurs et Lý.  Il ne s’intéresse ni aux honneurs  ni aux richesses comme les autres gens. Il n’aime pas être au service d’une dynastie ou d’un roi. Par contre il aime à  être toujours ensemble avec le peuple pour permettre à la nation d’avoir à la fois l’indépendance, l’autonomie et la prospérité.

On ne connait que son nom de famille (Nguyễn) et son nom religieux (Vạn Hạnh). Il  est né en l’an  938 dans le village de Cổ Pháp du district  Tiên Sơn de la  province de Bắc Ninh et il  est mort en 1018 sous le règne du roi Lý Thái Tổ. Dès son jeune âge, il est très intelligent. Il réussit à connaitre à fond le passé,  le présent et le futur et à  fusionner le confucianisme, le taoïsme et le bouddhisme. À 21 ans, il se fait religieux  et devient disciple du moine bouddhiste Thiền Ông đạo giả à la pagode Lục Tổ. Après le décès de son maître zen (en 979), il se consacre à l’étude du Dharanasamadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ), une pratique  du bouddhisme tantrique censée d’avoir sa propre vertu et d’atteindre  le samadhi  (ou chính định en vietnamien). Cela signifie une concentration totale de l’esprit dans la méditation. Grâce à cela, il acquit les bienfaits  dans l’enseignement. Il devient ainsi un homme de puissance et de sagesse.  Tout ce qu’il  prononce devient désormais une prophétie. Les gens y croient fermement. Il appartient  à l’école de Vinitaruci (Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi) et fait partie de la douzième génération avec le moine  Đạo Hạnh. Le roi Lê Đại Hành a un plus  grand respect pour lui et l’invite souvent à la cour pour lui demander des conseils lorsqu’il y a les affaires d’état importantes  avec les autres  moines Khuông Việt  et Đỗ Pháp Thuận.

En l’an 980, la dynastie des  Song envoya  le général Hầu Nhân Bảo et ses soldats  pour envahir notre pays. L’armée des  Song s’installa  à Cương Giáp, dans la province de  Lạng Sơn dans l’attente des renforts militaires.  Le roi l’invita à  la cour pour lui  demander son avis sur l’issue de cette confrontation. Il  lui répondit sans hésitation: dans trois à sept jours à venir, l’ennemi devra se retirer.  Effectivement, l’armée des Song  fut obligée de déguerpir car les renforts n’arrivaient pas à la rejoindre au temps voulu.

Envieux de  punir le Champa pour son tort de retenir les deux émissaires Từ Mục et Ngô Tự, le roi  Lê Đại Hành était encore hésitant. Vạn Hạnh lui conseilla d’entamer immédiatement  l’expédition militaire et de ne pas laisser s’échapper l’occasion. Le roi décida de monter l’expédition sur-le-champ  et il gagna  la guerre.

 Selon le livre bouddhique intitulé  « Floriflège du jardin du Dhyana (Thiền Uyển Tập Anh » , Vạn Hạnh a utilisé de nombreuses méthodes efficaces et ingénieuses telles que les oracles et les prophéties ayant suscité la confiance des masses de population. Une fois l’opinion et le cœur humain établis, le but de la communication  peut atteindre la réussite  jusqu’à 90%. Ainsi la volonté du ciel est aussi celle du peuple comme c’est  le cas de l’usurpation de Lý Công Uẩn avec l’explication de l’apparition d’un chien blanc portant sur son dos le mot «empereur», la prophétie du fromager (sấm cây gạo) etc …

Le changement dynastique n’est qu’une question de temps. Vạn Hạnh se sert de son intelligence « surnaturelle » pour que l’accession au trône de Lý Công Uẩn devienne une révolution du palais non violente et sans effusion de sang. Un jour, face à la mort, tout le monde prendra peur plus ou moins. Par contre grâce à l’entendement et à la maîtrise des sensations, Vạn Hạnh y reste indifférent avec sérénité. C’est pourquoi, avant sa mort,  il instruisit ses disciples de vivre selon le mouvement du ciel en observant la grandeur et la décadence comme le cycle de la nature sans prendre peur, en restant spontanément à leur place avec calme pour pratiquer la concentration méditative et en  cherchant soi-même la philosophie profonde à travers la stance bouddhique (ou kệ en vietnamien)  nommée «Conseil aux disciples» comme suit:

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe. (*)

Son grand succès tient aussi au transfert de la capitale Hoa Lư à Thăng Long décidé par Lý Thái Tổ. Etant caché probablement derrière  les coulisses, il prévoit de réaliser le projet de transfert  depuis longtemps  avec Lý Công Uẩn. C’est pourquoi  l’histoire de l’ascension du dragon d’or n’est pas étrangère à ses pratiques habituelles (ou oracles) dans la communication.  De plus, il est très bon en Feng-shui. Selon le professeur Nguyễn Lang, il est à la fois rédacteur de l’édit du transfert et architecte du plan géographique de Thăng Long, afin que le pays puisse avoir une indépendance et une prospérité à long terme pour dix mille générations  car l’ancienne capitale  Hoa Lư est donc trop exiguë  pour le développement économique  en cas de paix.

Pendant son règne, le roi Lý Nhân Tôn (1072-1127) lui  a rendu hommage à  travers un poème résumant  à la fois l’identité et l’influence du moine Vạn Hanh dans la  fondation  du royaume comme suit:

Vạn Hạnh thông ba cõi    
chính hợp lời sấm xưa
quê hương tên Cổ Pháp
chống gậy giữ kinh kỳ.

Bibliographie
(*) Mille ans de littérature vietnamienne. Une anthologie . Edition Picquier. 1996
Lưu Văn Vịnh : Việt sử siêu linh. Edition Hạ Long Thư Các. 1998
Đại Việt sử ký toàn thư.  Nhà xuất Bản Thời Đại.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo sử luận.
Philippe Langlet: Modernité et proximité des moines lettrés vietnamiens sous les premières dynasties (Xème-XIIIème siecles)

 

 

 

 

Lê Long Đĩnh (Version française)

Version vietnamienne 

Une énigme à élucider sous la dynastie des Lê antérieurs.

Le roi Lê Đại Hành avait  5 reines dont la plus célèbre restait toujours la reine Dương Vân Nga (avec son titre  Đại Thắng Minh hoàng hậu) et 13 enfants parmi lesquels figuraient onze garçons,  une fille et un enfant adoptif.  Il avait deux enfants avec Dương Vân Nga, un fils nommé Lê Long Thâu et désigné comme prince héritier et méritant de participer à la résistance contre  l’invasion des  Song en 981 et une fille nommée Lê Thị Phất Ngân  donnée en mariage à  Lý Công Uẩn par le roi  lui-même (ou Lý Thái Tổ le fondateur  de la dynastie des  Lý plus tard) et la future mère de Lý Thái Tôn. Tous les  autres fils recevaient chacun un titre de seigneur et  étaient renvoyés dans les  régions stratégiques  afin de  consolider le royaume  et d’empêcher les rébellions car le roi Lê Đại Hành était parti  fréquemment en expédition dans le but d’agrandir son empire. Le fils aîné Lê Long Thâu et la reine Dương Vân Nga furent décédés en l’an 1000, puis cinq ans plus tard, c’était  le tour du roi Lê Đại Hành (1005).

Celui-ci a déjà prévu que son fils cadet, Long Việt devint  roi lors de son décès. Malheureusement il y avait une lutte de pouvoir  entre les prétendants au trône de sorte que le prince héritier Long Việt n’ait pu  être roi que pendant trois jours.  Connu sous le nom de  Lê Trung Tôn dans l’histoire, il était  assassiné par son jeune frère Long Đĩnh  âgé de  23 ans.  À ce moment-là,  selon « Les Mémoires historiques du Grand Viet au complet (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư) », tous ses subalternes prirent la fuite  sauf que Lý Công Uẩn  continua à  embrasser son corps  et pleura. [1]. Selon l’histoire écrite à cette époque, il fut nommé  après par le prince assassin Long Đĩnh comme commandant adjoint de la garde royale grâce à sa loyauté et sa fidélité  envers son  ancien roi Lê Trung Tôn.  Puis il fut promu au poste de commandant de la garde royale, un poste clé important à l’époque pour protéger le roi et le palais. Pourtant, malgré sa fonction,  il n’arrêta pas le tueur du roi Lê Trung Tôn. Il fut peut-être le complice de Long Đĩnh  dans l’assassinat du roi Lê Trung Tôn.  Il était  difficile pour un régicide de savoir apprécier la valeur d’un loyaliste. Selon «l’histoire du Viet Nam» de Trần Trong Kim, Lê Long Đĩnh était roi durant  quatre ans (1005-1009). Il était connu sous le nom « Ngọa  Triều (ou couché à la cour » car il était tellement libidineux qu’il ne pouvait plus trôner comme il fallait et il devait se coucher  à la cour à cause des hémorroïdes. Est-il vrai ce que l’histoire rapporta  à cette époque?

En regardant de plus près les actes que Lê  Long Đĩnh a accomplis  durant son règne, il n’est pas tout à fait logique car analogue à son père, le  grand roi Lê Đại Hành, il entama 5 fois les opérations militaires durant  ses quatre ans de règne. Il  ne pouvait pas monter à cheval s’il ne pouvait pas s’y asseoir surtout  lors de la dernière conquête il y avait seulement deux mois avant sa mort. Sa nature était d’une générosité débordante envers Lý Công Uẩn. Pourtant il avait intérêt à l’éliminer aussitôt du fait qu’il portait le nom de famille «Lý» censé de remplacer bientôt celui des Lê par la prophétie du fromager (ou kapokier)(sấm cây gạo). Il envoya également un émissaire à la cour des Song et lui demanda des soutras et des écrits anciens afin de favoriser le développement du bouddhisme dans son royaume. Ce comportement était contrairement à son acte odieux de  saigner impitoyablement  la tête du moine Quách Ngang qui fut à une époque non lointaine  le patriarche du bouddhisme  avec un couteau éplucheur de la canne à sucre. Il donna  l’ordre de mettre en place  des moyens de navigation  pour faciliter le déplacement  des gens  sur la rivière Vũ Lung afin d’éviter la traversée risquée à la nage (page 153, les Mémoires Historiques du Grand Viêt, maison d’édition Thời Đại). Il continua  à engager des réformes comme la réorganisation de la bureaucratie alignée sur celle des Song en Chine afin de parfaire le régime et la justice. Il ne tarda pas à demander à la cour des Song d’avoir les facilités d’échange commercial  équivalent  à un organisme de représentation commerciale d’aujourd’hui, à l’intérieur du territoire de la Chine (Ung Châu) mais il obtint l’autorisation seulement à Liêm Châu et Như Hồng. C’est vraiment un roi  ayant une profonde innovation  économique. Il ne ressemble pas du tout à un tyran cruel comme  ce que les historiens ont décrit  à l’époque de la dynastie des Lý.

Il doit affronter ainsi une quelconque force clandestine  tentant de mener et influencer les masses populaires  et favoriser l’accession au pouvoir de la  dynastie des Lý. Quand les historiens vietnamiens contemporains compilent des manuels d’histoire, ils s’appuient principalement sur l’évaluation des érudits tels que  Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, etc. .. pour enseigner et rapporter le même fait  aux générations futures parmi lesquelles nous figurons aussi. Aucun document historique n’ose reconnaître que c’est Lý Công Uẩn qui a tué Lê Long Đĩnh pour usurper le trône excepté que  l’ouvrage intitulé  « Đại Việt sử ký tiền biên » de l’historien célèbre Ngô Thì Sĩ reconnait à l’époque des Tây Sơn (ou Paysans de l’Ouest) que Lê Long Đĩnh a été empoisonné par Lý Công Uẩn pour se venger  de l’assassinat du roi Lê  Trung Tôn  commis par Khai Minh Vương (ou Lê Long Đĩnh). C’est pour cette raison que Lê Long Đĩnh devient haïssable aux yeux des Vietnamiens sans donner à ces derniers l’occasion d’avoir un regard plus juste et équitable  sur sa mort.

À cette époque, le bouddhisme commença à s’implanter tôt  au Vietnam par la voie maritime en passant par  le royaume de Champa.  Lorsque le pays obtint son indépendance, il eut besoin de prendre le bouddhisme comme un point d’appui spirituel  dans son organisation et sa gestion. Le bouddhisme occupa ainsi une place privilégiée dans la société, en particulier sous  les dynasties des Đinh et des Lê antérieurs.  Ces dernières apprécièrent grandement le rôle joué par le bouddhisme de sorte que les moines zen tels que Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh ou Đỗ Pháp Thuận fussent très respectés et honorés par le roi.  Celui-ci n’hésita pas à les consulter quand la nation avait affaire à des sujets sensibles et importants ou à la politique étrangère.

On peut dire que ces moines zen ont participé à la construction de l’appareil d’État. C’est pourquoi  lors de la disparition du moine  Pháp Thuận  en l’an 991, le  moine Van Hạnh restait le seul personnage à jouer le rôle du conseiller politique de la cour.  Il n’y a aucune raison pour que Vạn Hạnh ne soit pas au courant de ce qui se passe à la cour  même s’il s’agit d’une énigme à élucider. C’est lui qui a aidé le roi Lê Đại Hành à décider de combattre les Song et de pacifier le Champa  et  à  remporter la victoire finale grâce à ses prédictions précises mais c’est aussi lui qui a préparé l’opinion publique et  ouvert la voie à Lý Công Uẩn pour monter sur le trône à travers l’histoire du chien blanc et la prophétie du fromager. (sấm cây gạo)

Le moine  Van Hanh est un personnage censé de connaître à fond le  passé, le présent et le  futur et se sert de la méditation Dharanisammadhi (ou Tổng Trì Tam Ma Điạ)  pour transformer les paroles en prophéties. Ce qu’il a dit, devient une prophétie et les gens y croient fermement. Il a écrit donc le mot « fils du ciel » sur le dos d’un chien blanc dans le village de Cổ Pháp et a ensuite propagé l’évènement relatant la naissance d’un nouveau roi dans l’année du chien (năm Tuất)  car Lý Công Uẩn est né en 974, l’année du chien de bois (Giáp Tuất) et apparu en l’an 1010, l’année du chien de métal  (Canh Tuất)   pour apporter la paix et la prospérité  dans le pays. Ayant connu les superstitions du peuple vietnamien,  l’érudit Vạn Hạnh se sert de cette méthode pour le faire accepter facilement le changement de la dynastie comme une évidence venant de la volonté du Ciel avec la prophétie du fromager. Cet arbre est planté par le moine zen La Quý An à la pagode Minh Châu et frappé par la foudre provoquant ainsi sur son écorce l’apparition d’un kệ (verset):

Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành Đông vào đất
Cây khác lại sinh
Cung Đông trời mọc
Cung Tây ẩn tinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình    

pour annoncer la mort d’un jeune roi, l’apparition d’un nouveau sujet, la chute des Lê,  l’avènement des Lý suivi  par l’arrivée des Trần dans leur territoire et la naissance des  Lê postérieurs. Le roi est apparu à l’est mais une étoile se cache encore à l’ouest. Six ou 7 ans après, Lý Công Uẩn sera intronisé  (1010)  et le peuple  retrouvera la paix. (1016-1017). La prophétie du fromager se réalise avec exactitude. Malgré que l’historien Ngô Thì Sĩ est un confucianiste convaincu  détestant les superstitions, il doit reconnaître ce fait en écrivant le texte suivant: En nous laissant seulement 40 mots à travers ce verset, cela nous montre non seulement la grandeur et la décadence de toutes les dynasties dans une période durant plus de mille ans mais aussi le talent inouï du prophète du peuple,  Vạn Hạnh comme le lettré Nguyễn Bĩnh Khiêm 500 ans plus tard avec ses prophéties. On  est amené à faire conclusion suivante:

Face à une lutte de pouvoir entre les enfants du roi Lê Đại Hành et son gendre Lý Công Uẩn, le bouddhisme doit choisir non seulement une personne talentueuse  mais aussi vertueuse afin d’apporter la prospérité et la paix dans ce pays. Afin de pouvoir porter le bouddhisme au sommet de son rayonnement et de sa gloire, de devenir la religion d’état et d’accompagner le développement économique et politique du pays, le profil de Lý Công Uẩn est le plus adapté à ces critères car il est orphelin de père  et il est accueilli très jeune à la pagode par le moine Lý Khánh Vân. Il est éduqué  par le moine Vạn Hạnh et il est le gendre du roi Lê Đại Hành. Selon la rumeur, il est le fils biologique du moine Vạn Hạnh. La mort du roi Lê Long Đĩnh  ressemble à un assassinat politique. Il est temps de rétablir la vérité,  de le disculper et de lui enlever surtout le nom « Đế ngoại triều ( empereur couché à la cour) » qu’il a porté plus de mille ans dans l’histoire du Viet Nam. Dans le contexte politique de cette époque, l’histoire écrite  n’ose pas dire que c’est un assassinat politique suivi par une usurpation du trône. Même le peuple  considère cette mort comme une évidence  venant de la volonté du Ciel. En dépit  des allégations sans fondement dans l’histoire écrite,  la postérité continue à avoir toujours du respect pour lui à travers les autels trouvés  dans les temples à Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình et Hà Nôi.

 

Lê Long Đĩnh (Version vietnamienne)

Version française

Lê Long Đĩnh

Một ẩn ngữ trong lịch sử dưới triều đại Tiền Lê.

Vua Lê Đại Hành có đến 5 bà hoàng hậu nhưng người đàn bà có quyền lực vẫn là hoàng hậu Dương Vân Nga (được có tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu) và 13 đứa con trong đó có 11 đứa con trai, một đứa con gái và một đứa con nuôi. Ông có với Dương Vân Nga hai người con, một trai tên là Lê Long Thâu được phong làm thái tử và có công trạng tham gia giặc Tống năm 981 và một cô con gái tên là Lê thị Phát Ngân được gã cho Lý Công Uẩn (hay Lý Thái Tổ của nhà Lý về sau) và mẹ của Lý Thái Tông. Tất cả nhưng người con trai còn lại được phong vương và được trấn giữ các nơi trọng yếu của đất nước nhằm để củng cố đất nước và phòng ngừa các nổi loạn nhất là Lê Đại Hành là một vị vua chinh chiến liên miên trong việc mở mang bờ cõi. Người con trai cả Lê Long Thâu với thái hậu Dương Vân Nga cùng qua đời vào năm 1000 rồi 5 năm sau đến vua Lê Đại Hành (1005).

Trước đó, ông đã  dự định cho người con thứ ba là Long Việt làm thái tử nhưng khi ông qua đời thì có sự tranh chấp giữa các thái tử, người nào cũng có binh quyền nên Long Việt chỉ được làm vua được ba ngày và sau đó bị người em là Long Đĩnh sai người vào cung giết đi, thọ được 23 tuỗi và được sử gọi là Lê Trung Tôn. Lúc đó bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc.[1] Sau đó theo sử viết còn được Long Đĩnh trọng dụng làm tứ sương quân phó chỉ huy sứ vì trung nghĩa với Lê Trung Tôn rồi thăng lên đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, một chức rất quan trọng ở thời đó để bảo vệ vua và hoàng cung. Thế mà Lý Công Uẩn không bắt ngay kẻ giết vua hay là Lý Công Uẩn đồng loã với Long Đĩnh giết Lê Trung Tôn nên được hậu thưởng chớ làm gì kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lê Long Đĩnh làm vua được bốn năm (1005-1009). Ông có tên là Ngọa triều vì ông dâm dục quá độ nên không ngồi được, phải nằm mà thị triều vì đau bệnh trĩ. Vậy có đúng như sử kể không ở thời đó?

Nhìn lại những hành động mà Lê Long Đĩnh hoàn thành lúc ngự trị thì nhận thấy không có lô gíc chút nào cả nhất là con người còn trẻ có tài năng và cường tráng cũng như vua cha Lê Đại Hành, 5 lần ra binh chinh phạt trong vòng 4 năm ngự trị mà làm sao cởi ngựa được nếu ông không ngồi được nhất là lần chót chinh phạt chỉ có 2 tháng trước khi chết. Ông lại có tâm không giết Lý Công Uẩn mà còn trọng dụng qua việc thăng chức nhất biết là họ Lý cần phải giết để trừ cái hoạ do câu sấm truyền người họ Lý lên thay thế họ Lê (sấm cây gạo). Ông còn gữi sứ giã sang triều đình nhà Tống, xin cửu kinh và kinh sách để phát triển Phật giáo trong nước thế lại có thể nhẫn tâm rọc miá trên đầu nhà sư Quách Ngang đã từng giử chức tăng thống trong triều đình. Ông còn truyền lệnh đóng thuyền đặt đò giúp dân qua lại dễ dàng trên sông Vũ Lung, tục truyền rằng nhiều người bị hại khi lội qua sông.(trang 153, Đại Việt Sử Ký toàn thư, nhà Xuất Bản Thời Đại). Lê Long Đĩnh còn thay đổi cải cách nhiều việc như đặt lại quan chế văn võ dựa theo triều đình nhà Tống nhầm để hoàn thiện chính thể và pháp lý. Ông còn xin nhà Tống cho thông thương ở Ung Châu tương tự như một văn phòng đại diện thương mại như ngày nay nhưng ông chỉ được ở Liêm Châu và trấn Như Hồng mà thôi. Đúng là một vua có tư duy kinh tế sâu sắc chớ không chút nào giống như một vị bạo chúa tàn ác như trong sử kể từ đời nhà Lý.

Như vậy ông phải bị một thế lực ngầm nào đang dẫn dắt quần chúng và ra sức cổ súy cho nhà Lý lên thay thế ông chứ. Các nhà sử học Việt Nam hiện đại khi biên soạn sách giáo trình và giáo khoa lịch sử thì chủ yếu cũng dựa vào việc đánh giá của các học giả như Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu vân vân.. để dạy cho các thế hệ sau nầy trong đó có chúng ta. Không có sử nào dám nói Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi ngoại trừ Đại Việt sử ký tiền biên của sử gia nổi tiếng Ngô Thì Sĩ ở thời Tây Sơn cho rằng ông bị đầu độc bởi Lý Công Uẩn căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh). Vì thế Lê Long Đĩnh trở thành một ông vua bị căm ghét bởi quần chúng, được xem như một bạo chúa chớ ai có quan tâm đến để có được một cái nhìn chuẫn xác về cái chết của vua Lê Long Đĩnh.

Lúc đó Phật giáo được xâm nhập từ sớm qua ngã Chiêm Thành nên khi đất nước dành được độc lập thì cần điểm tựa về tinh thần để xây dựng và quản lý đất nước. Phật giáo đã chiếm được ưu thế trong xã hội nhất là các vua nhà Đinh và Lê rất xem trọng vị trí Phật giáo cho nên các thiền sư như Ngô Chấn Lưu, Vạn Hạnh hay Đỗ Pháp Thuận là những người được vua kính trọng và được vua hỏi ý kiến khi có đại sự quốc gia. Có thể nói là các thiền sư nầy có tham gia vào việc xây dựng bộ máy nhà nước nên khi quốc sư Pháp Thuận mất (991) thì chỉ còn quốc sư Vạn Hạnh thì cái chết của Lê Long Đĩnh dù là nghi án cung đình mà làm sao mà nhà sư Vạn Hạnh không biết rõ được. Chính ông giúp vua Lê Đại Hành quyết định đánh Tống bình Chiêm và dành thắng lợi sau cùng qua những lời tiên đoán chính xác của ông mà cũng chính ông dọn đường dư luận cho Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế qua chuyện con chó trắng và bài sấm cây gạo.

Sư Vạn Hạnh là người dung thông ba cõi quá khứ, hiện tại, tương lai mà cỏn dung hóa pháp môn Tổng Trì Tam Ma Điạ thành lời Sấm. Lời nào ông nói ra thành lời tiên tri khiến ngưởi đời tin tưởng vô cùng. Bởi vậy ông viết chữ « thiên tử » trên lưng một con chó trắng ở làng Cổ Pháp rồi phao truyền ra bậc thiên tử sinh vào năm Tuất vì Lý Công Uẫn sinh năm Giáp Tuất 974 và xuất hiện vào năm Canh Tuất 1010 sẽ mang lại thanh bình cường thịnh cho đất nước. Ông là người học thức uyên thâm thấu hiểu sự mê tính của người dân Việt nên dùng phương pháp nầy để làm người dân chấp nhận dễ dàng sự thay đổi triều đại và xem đó là chuyện dĩ nhiên với sấm cây gạo. Cây nầy được thiền sư La Quý An trồng ở chùa Minh Châu bị sét dánh tróc vỏ và có một bài sấm hiện ra và được ghi như sau:

Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành Đông vào đất
Cây khác lại sinh
Cung Đông trời mọc
Cung Tây ẩn tinh
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình.

để nói vua sẽ chết non, một quần thần sẽ phát lên, nhà Lê rơi rụng, nhà Lý tất thành. Nhà Trần vào đất nhà Lý, nhà Lê khác lại sinh. Thiên tử xuất ở phương đông, ở phương tây còn có một ngôi sao ẩn dạng. Sáu bảy năm sau thì Lý Công Uẩn lên ngôi (1010) thi 1016-1017 thi thiên hạ sẽ có thái bình. Đúng vậy. Tuy Ngô Thì Sĩ là nhà nho giáo ghét chuyên mê tính đành phải viết như sau: Sét đánh vào cây gạo có được 40 chữ thế mà đủ hết cả hưng vong của các triều đại trong thời gian hơn một ngàn năm thì cho thấy Vạn Hạnh là một nhà tiên tri của dân tộc cũng như 500 năm sau  đó với Nguyễn Bĩnh Khiêm (sấm Trạng Trình).

Có thể kết luân như sau là sau khi vua Lê Đại Hành qua đời và trước sự tranh giành quyền lực giữa các con và Lý Công Uẩn thì Phật giáo phải lựa chọn một người không những có tài năng mà phải có đạo đức để có thể đem lại sự thịnh vượng và thái bình cho đất nước. Để có thể đưa Phật Giáo lên đỉnh cao sánhg chói, trở thành quốc giáo và cùng đồng hành phát triển đất nước thì chân dung của Lý Công Uẩn rất phù hợp nhất vì ông mồi côi cha và được nuôi dưởng từ thưở nhỏ ở chùa Cổ Pháp bởi sư Lý Khánh Vân, còn  được sư Vạn Hạnh dạy dỗ và là con rể của vua Lê Đại Hành. Còn có tin đồn là ông còn là con ruột của sư Vạn Hạnh. Cái chết cũa Lê Long Đĩnh rất oan uất và tựa như một cuộc ám sát chính trị nên cần được minh oan nhất là với cái tên Đế ngoại triều mà ông mang suốt cả ngàn năm nay trong lịch sử nhưng trong bối cảnh chính trị thời đó, sử  viết không dám nói là một cuộc ám sát chính trị tiếp nối bởi sự soán ngôi mà luôn cả quần chúng xem cái chết đó là dï nhiên theo ý trời. Mặc dù các vu khống và các cáo buộc không có cơ sở,  hậu thế vẫn kính trọng ông qua các bàn thờ được thấy ở các nơi như Ninh Bình,Hà Nam, Thái Bình và Hànội.

[1] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên…, Dịch giả Viện Sử học Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 74.