Les Bahnar (Version vietnamienne)

 
peuple_bana

 

Première partie
Version française

Người Bà Na là một thành phần của nhóm dân tộc Môn-Khmer thuộc về gia đình ngôn ngữ học Nam Á. Họ  sống riêng biệt  cách xa người Việt (hay người  Kinh) và thường tập trung thành nhóm tọa lạc ở phía bắc của vùng cao nguyên miền trung Việt Nam (Kontum, Gia Lai, Bình Định vân vân..) mà có một thời  họ vẫn được xem là những người man rợ (hay Mọi theo tiếng Việt). Điều này do sự thiếu hiểu biết về văn hóa họ khiến dẫn đến có một thái độ đáng trách và tầm nhìn lố bịch này. Ngay cả các nhà thám hiểm người Pháp đã không ngừng gọi họ là Mọi trong các câu chuyện  thám hiểm được tường thuật lại ở thời kỳ Pháp thuộc.

Chỉ có những nhà dân tộc học như Georges Condominas  mới  công nhận họ là những người tôn trọng thiên nhiên và môi trường, những người có tình cảm sâu sắc với môi trường, nơi họ sống và nơi mà tạo vật (thực vật và động vật),  sông núi  đều có linh hồn giống như họ. Người Bahnar sống ở các nơi vùng núi với nhiều độ cao khác nhau. Họ trồng lúa trên ruộng khô hoặc trên  rãy. Những điều này thường đòi hỏi họ phải di chuyển các đồn điền và làng mạc vì từ việc đốt rẫy làm tro bụi không cho phép đất rẫy được màu mỡ  khiến phải ít nhất mất  hơn hai hoặc ba năm vì tất cả bị cuốn trôi đi mỗi lần khi có mưa. Sự thu  hoạch mùa màng rất lợi nhuận cho lần đầu với việc đốt rẫy.

dantoc_bana1

Năm thứ hai, sự thu thập bắt đầu tồi tệ hơn. Với điều kiện xấu nầy, họ không thể giữ lĩnh vực quá thời gian hai năm. Đây là lý do tại sao người Bahnar có xu hướng sử dụng các cánh đồng khô hạn  được bố trí lại  ở ven sông. Cái cuốc là công cụ chính được sử dụng trong nông nghiệp của họ nhưng từ đầu thế kỷ 20, việc sử dụng cái cày trên ruộng lúa ngập nước ngày càng nhiều hơn.

Niềm tin tôn giáo và truyền thuyết của họ tương tự như các tín ngưỡng của các dân tộc khác được gặp ở Việt Nam. Là những người theo thuyết duy linh, người Bahnar rất tôn kính các loài thực vật như cây đa và cây sung. Cây gạo được coi là thần hộ mệnh và  thường đóng vai trò như một cây cột hiến tế trong việc cử hành các nghi lễ và tập tục. Mỗi con sông, mỗi nguồn nước, mỗi ngọn núi hay mỗi khu rừng, đều có thần tài (hay iang) của riêng mình. Người Bahnar phân chia các vị thần thành hai loại: các thần cấp trên và  cấp dưới hơn. Các thần cấp trên là những vị thần đã tạo ra thế giới và trông nôm các hoạt động của con người. Trong số các vị thần này, chúng ta có thể kể đến Bok Kơi Dơi (Đấng tạo hóa của Nam), Iă Kon Keh (Đấng tạo hóa của Nữ), Bok Glaih (Thần sấm chớp), Iang Xơri (Thần lúa), Iang Dak (Thủy thần) vân vân … Đối với các thần cấp dưới, hầu hết các  thần tài nầy là thần tài động vật, cây cối hoặc đồ vật bao gồm có Bok Kla (Hổ), Roih (Voi), Kit drok (con cóc), Iang Long (cây cối), Iang Xatok (chum) vân vân …     

Đối mặt với tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan này, các nhà truyền giáo Công giáo gặp rất nhiều khó khăn với sứ mệnh cải đạo người Bahnar theo Cơ đốc giáo. Họ buộc phải làm sai lệch ngay cả truyền thuyết của họ để xác  thực cho kinh thánh. Người Bahnar theo Cơ đốc giáo đã gắn bó với niềm tin vật linh của họ đến nỗi họ đã đồng hóa Cơ đốc giáo bằng thế nào cũng được qua nhiều năm.

Đối với người Bahnar, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của  một cuộc sống khác trong tương lai. Linh hồn mà người Bahnar gọi là pôngơl, sẽ trở thành một vong  linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng bahnar) và trở về với tổ tiên trong thế giới thần linh (dêh atâu). Người Bahnar tin rằng con người bao gồm thể xác (akao) và linh hồn. Sự sống chỉ có thể có được nhờ linh hồn chứ không phải nhờ thể xác. Nhưng linh hồn không thể thấy được đối với con người. Chỉ  có pháp sư mới có thể xem thấy dưới dạng  một con nhện, con dế hay con châu chấu. Mỗi con người đều có ba linh hồn: một linh hồn chính (pơngơl xok ueh) phải gắn trên đỉnh đầu và hai linh hồn bổ sung (pơngơl kơpal kolpơngơl hadang), một cái nằm trên trán và một cái nằm trong cơ thể. Trong trường hợp linh hồn chính tạo  hơi thở cần thiết cho con người mà  rời bỏ khỏi cơ thể vì một lý do nào đó không rõ và không trở lại, con người sẽ bị bệnh và sẽ chết. Các linh hồn bổ trợ  chỉ tạm thời thay thế linh hồn chính.  Chính nó thay đổi thành vong linh sang ở thế giới thần linh. Nó cần thức ăn, quần áo và cả một ngôi nhà để che mưa chống nắng. Đây là quan niệm của thuyết duy linh cho rằng những người đã khuất vẫn tiếp tục có những nhu cầu tương tự ở thế giới bên kia. Đây cũng là lý do tại sao trong lễ tang của người đã khuất, gia đình  hay dựng một cái chòi trên mộ người chết: đó là nhà của vong linh (h’nam atâu, bang atâu). Đối với người Bahnar, vong linh tiếp tục sống trong túp lều này và đi lang thang xung quanh nghĩa trang. Còn nhận được một phần thịt lợn và gà thường xuyên hàng tháng từ gia đình của mình. Thời gian bảo trì lăng mộ này có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Nó liên quan đến tình hình tài chính của gia đình người đã khuất. Nó kết thúc bằng một nghi lễ  thường gọi là  lễ bỏ mả mà mục đích là để cho vong linh được gia nhập thế giới  thần linh (đêh atâu) một cách dứt khoát  và cắt đứt mọi ràng buộc của người đã khuất với các người sống. Vì vậy, vong linh này trở thành “thần ông hoặc thần bà” (atâu bok ja). Khác với người dân Việt, người Nùng, người Mường, người Bahnar không thờ cúng tổ tiên.

Nghi lễ này diễn ra mỗi năm một lần và thường bắt đầu vào cuối mùa mưa. Người ta thường chọn khoảng thời gian khi có trăng tròn. Lễ này  được xem như là  một tang lễ  phụ. Nó được chuẩn bị rất tĩ mĩ  và vui vẻ. Nó được chọn vào một ngày tốt lành bởi tất cả những người đứng đầu của các gia đình có tang lễ  cùng sự tham khảo ý kiến ​​của các già làng và nó thường kéo dài ba ngày ba đêm. Có ba giai đoạn thiết yếu trong nghi lễ này: nghi thức xây dựng, từ bỏ và phóng sinh. Mỗi giai đoạn được tương ứng với một ngày trọn vẹn. Trong giai đoạn đầu, túp lều che mộ được dỡ bỏ và xây dựng lại tại vị trí của nó, một nhà tang lễ bằng vật liệu xây dựng (tre, gỗ, cỏ tranh) được thu thập từ nhiều tuần. Ngày đầu tiên xây dựng được người Bahnar gọi là « dong boxàt« . Công việc xây dựng nầy luôn đi kèm với vũ điệu và âm nhạc trong niềm hân hoan khó tả. 

Giai đoạn thứ hai, nghi lễ luôn bắt đầu vào chiều tối. Đây là bước bỏ mồ mả. Đối với người Bahnar, đó là nar tuk (hay ngày bị bỏ rơi). Bắt đầu làm lễ cúng rượu và thịt cho người đã khuất trong nhà tang lễ. Sau đó, người đứng đầu gia đình bắt đầu cầu nguyện và làm lễ khi những người thân yêu của ông ta có thể vào nhà tang lễ và than thở lần cuối trước sự ra đi vội vàng của người đã khuất. Sau khi nghi thức hoàn thành, gia đình người quá cố phải đi vòng quanh nhà tang lễ bảy vòng ngược chiều kim đồng hồ. Trong các vòng này, gia đình được đi cùng với những người đàn ông mang trên vai một ngôi nhà thu nhỏ (hoặc ngôi nhà của vong linh) và những bức tượng nhỏ bằng gỗ có kích thước khác nhau và được kích hoạt bằng một bộ dây nhầm mô phỏng lại mọi hoạt động của con người: giã gạo, dệt vải vân vân … Ngay cả  bức tượng nhỏ giao hợp  cũng không được vắng mặt. Người Bahnar cho rằng việc trang trí những bức tượng nhỏ này trước cửa nhà của vong linh chỉ nhằm mục đích giải trí nhưng một số nhà dân tộc học cho rằng chắc chắn có ý nghĩa khác so với  các phong tục của các dân tộc khác trong vùng (như phong tục của dân tộc Bataks ở Bắc Sumatra).  Cuộc diễu hành được đi kèm cùng với điệu múa của các phụ nữ theo nhịp cồng chiêng đánh bỡi những người đàn ông mặc quần áo đẹp và mỗi người mang trên tóc một chiếc lông vũ. Là đỉnh cao của nghi lễ, cuộc diễu hành này nhằm đưa vong linh của người đã khuất vào thế giới thần linh.

Đọc tiếp theo ( Phần nhì)

 

 

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

French version

English version

Khi nhắc đến tên Hồ Xuân Hương thì làm khơi dậy ở mỗi chúng ta không chỉ sự ngưỡng mộ  nồng nhiệt mà còn có sự ngẫm nghĩ   đến một thời kỳ mà Nho giáo tiếp tục làm  cạn kiệt mọi động lực sống còn của một xã hội khép kính và các sĩ phu, cội nguồn của uy tín xã hội  vẫn còn là đặc quyền của nam giới trong các cuộc thi tuyển quan lại được kéo dài ba năm. Trước khi tên của bà được nổi bật trong lịch sử văn học chính thức do Viện Văn học Việt Nam công nhận vào năm 1980, Hồ Xuân Hương trong quá khứ đã là một đề tài  tranh cãi không hồi kết cuộc giữa những người nhìn thấy ở nơi người phụ nữ  tuyệt vời nầy dám nói không hổ thẹn đến  quyền tình dục và tình yêu xác thịt  ở thời kỳ phong kiến ​​và những người khác cho rằng thơ của bà quá chú trọng đến việc tôn vinh bản năng tình dục nên gây ra sự thất vọng cho văn học Việt Nam và đây cũng là một sự tổn thương và một vết nhơ đến cho người phụ nữ  gương mẫu Việt Nam.

Phải công nhận rằng Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ đi trước thời đại, một người phụ nữ biết dùng trí thông minh của mình để tố cáo những thói đạo đức giả và những điều phi lý ở thời điểm mà xã hội bị cai trị bởi đạo đức Nho giáo bất di bất dịch, một người phụ nữ dám vươn mình lên chống lại những điều cấm kỵ để giải phóng người phụ nữ luôn cả thể xác lẫn đạo đức. Bà thích đối mặt và đánh bại những người người đàn ông có học bằng vũ khí riêng tư của họ. Bà đã thành công thoát khỏi các niêm luật chặt chẽ, tránh được sự kiểm duyệt chính thức với kỹ năng khác thường của mình  qua những lời thơ nói bóng gíó và phép ẩn dụ. Có thể nói thơ của bà có « thanh thanh tục tục ». Bà còn được nhà thơ Xuân Diệu cho bà với danh hiệu là « Bà chúa thơ nôm ».

Thiếu nữ ngủ ngày

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bông đảo sương còn ngậm
Môt lạch đào nguyên suối chưa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.

Hang Cắc Cớ

Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phồng
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kè dòm


Trích từ quyển sách mang tên  « Các con cò trên sông »  của giáo sư Lê Thành Khôi.

Vịnh cái quạt

Mười bảy hay là mười tám đây
họ ta yêu dâ’u chẩng rời tay
Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm không phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái nầy.

Để nói về những điều thô thiển nhất ở trong xã hội, đặc biệt là có tính cách khêu gợi, bà hay thường  nhờ đến  sự miêu tả tự nhiên các phong cảnh và những đồ vật quen thuộc. Quả mít, cái bánh trôi nước, cái quạt, hang Cắc Cớ, dệt đêm, thiếu nữ ngủ gật giữa ban ngày là những bài thơ nổi tiếng nhất của bà và minh chứng  tài năng và thiên phú mà bà đã có trong việc biết   cách tạo nhịp điệu so với nhịp điệu của các bài ca dao (ca dao) và sử dụng vốn từ ngữ dung dị đáng ngạc nhiên trong thơ. Một bản thảo chữ nôm của thư viện Khoa học ghi nhận năm 1912 chỉ có 23 bài thơ, nhưng chúng ta lưu ý rằng số lượng bài thơ của Hồ Xuân Hương  càng tăng dần theo thời gian. Đây là lý do dẫn đến có một câu hỏi trong quá khứ về sự hiện hữu của bà. Ít ai biết rõ thật sự vê Hồ Xuân Hương. Cuộc đời của bà được mang nhiều giai thoại phóng túng và phong tình. 

Tương truyền Hồ Xuân Hương quê ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cha là Hồ Phi Ðiền xuất thân trong một gia đình khoa bảng, họ Hồ (Hồ Phi). Theo nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, bà không được thiên nhiên ưu ái cho lắm trên bình diện vật chất, ông chỉ dựa vào hai câu thơ của Hồ Xuân Hương khi bà miêu tà quả mít:

Thân em như quả mít trên cây,
Da nó sù sì, múi nó dày

Sự suy đoán nầy  có vẻ không thuyết phục chi cho mấy vì bà tuy không xinh đẹp nhưng lại rất có duyên cho nên bà đã hai lần kết hôn rồi  sau đó  góa phụ. Bà còn có nhiều danh kĩ  nổi tiếng như Chiêu Hồ (Phạm Ðình Hồ). Vì  có lối làm thơ phóng túng, mĩa mai  và châm chọc, một số người coi bà như một kẻ mê tình dục, một thiên tài về sắc dục. Đây là trường hợp của nhà văn Nguyễn văn Hạnh và nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand trong quyển sách có tựa là  « Công trình của thi sĩ Hồ Xuân Hương » của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp, Adrien Maisonneuve, Paris 1968. Tuy nhiên cũng có những người khác không ngần ngại lên tiếng bênh vực bà bởi nhận thấy bà không chỉ một nhà nữ quyền sơ khai mà còn là một phụ nữ có đủ can đảm để sống và thách thức một xã hội của những người lạc hậu. Đây là trường hợp của nhà văn Nguyễn Đức Bình trên nguyệt san Văn nghệ số 62.

Dệt cửi

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuô’ng năng năng nhắc
Mô.t suốt đâm ngang thích thiích nhau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu

Nếu Hồ Xuân Hương là bông hồng có gai, một tiếng nói đơn độc gần như độc nhất vô nhị trong văn học Việt Nam, thì bà vẫn đủ dũng khí và táo bạo, còn dám ném đá và gieo rắc rối ren vào cái vũng nước đọng  tồi tệ mà xã hội Việt Nam đã lâm vào cuối thế kỷ 18. Không giống như các học giả lớn khác thích tìm kiếm sự cô độc để đắm mình trong việc chiêm ngưỡng thiên nhiên và suy ngẫm trong men rượu, Hồ Xuân Hương thích chiến đấu một mình ở thời đại của mình bằng cách sử dụng lối viết những bài thơ để nói lên nỗi căm hờn của một người phụ nữ phẫn nộ và cương quyết trước sự bất công của xã hội Việt Nam. Bà rất xứng đáng với sự tôn vinh mà nhà văn hào  Mỹ Henry Miller dành tặng hai thế kỷ sau đó cho một nữ văn hào  thế kỷ 20 Erica Jong trong lời tựa của của quyển sách mang tựa đề « Complexe d’Icare » của nhà xuất bản Robert Laffont vào năm 1976:

Bà ấy viết như một người đàn ông. Tuy nhiên, bà  ấy là một phụ nữ 100%. Về nhiều mặt, bà ấy bộc trực và thẳng thắn hơn nhiều các  tác giả của nam giới.

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (Version française)

English version

Version vietnamienne

La grande poétesse du Vietnam

En parlant de Hồ Xuân Hương, cela suscite en chacun de nous non seulement une admiration ardente mais aussi une réflexion sur l’époque où le confucianisme continua à drainer tout l’élan vital d’une société hermétique et les lettrés, source de prestige social restèrent l’apanage des hommes dans les concours triennaux pour le recrutement des mandarins.

Avant de figurer en bonne place dans l’histoire de la littérature vietnamienne publiée en 1980 par l’institut de la littérature du Vietnam, Hồ Xuân Hương fut dans le passé une source de polémique intarissable entre ceux qui virent en elle une femme merveilleuse osant aborder sans honte les droits de son sexe et l’amour charnel dans la nuit féodale et ceux qui considérèrent que sa poésie mettant trop l’accent sur la glorification de l’instinct sexuel fut décevante pour la littérature vietnamienne et une atteinte et une souillure à la femme modèle vietnamienne.

Il faut reconnaître que Hồ Xuân Hương est une femme en avance sur son temps , une femme sachant se servir de son intelligence pour dénoncer les hypocrisies et les absurdités à une époque  où la société fut réglée par l’immuable éthique confucéenne, une femme osant s’insurger contre les interdits et les tabous pour la libération de la femme aussi bien physique que morale.  Elle aime à affronter et à battre messieurs les lettrés avec leurs propres armes.  Elle réussit à échapper à la censure formelle par une habileté peu commune, procédant par allusions et métaphores dans ses poèmes. On peut dire qu’on y trouve à la fois la finesse et la grossièreté. Connu pour ses poèmes d’amour, le poète Xuân Diệu reconnait qu’elle est la « reine des poèmes écrits en « nôm (ou en écriture  démotique ».

Thiếu nữ ngủ ngày

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Ðôi gò Bông đảo sương còn ngậm
Môt lạch đào nguyên suối chưa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Ði thì cũng dở ở không xong.

La Jeune fille assoupie en plein jour

Frémissement de la brise d’été
A peine allongée, la jeune fille s’assoupit
Le peigne, de ses cheveux, a glissé
Le cache seins rouge s’est défait
Pas de rosées sur les deux collines du Pays des Fées
La source aux fleurs de Pêcher ne jaillit pas encore
L’homme de bien, hésitant, ne peut en détacher sa vue
Partir lui est pénible, mais inconvenant de rester

La Grotte de Cắc Cớ

Ciel et Terre ont fait naître ce rocher
Une fente le divise en deux, noire et profonde
La mousse couvre ses bords et l’ouverture se fait béante
Des pins que secoue le vent battent la mesure
L’eau bien fraîche perle goutte à goutte en clapotant
Et le chemin pour y pénétrer se perd dans le noir
Loué soit le sculpteur qui l’a taillée avec talent
Maintes gens lorgnent après cette fente grande ouverte

Hang Cắc Cớ

Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phồng
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kè dòm


Extrait du livre intitulé  » Aigrettes sur la rivière  » de Mr Lê Thành Khôi.

 sieste

Vịnh cái quạt

Mười bảy hay là mười tám đây
họ ta yêu dâ’u chẩng rời tay
Mỏng dày chừng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cắm một cây.
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm không phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái nầy.

La grande poétesse du Vietnam

 

 

L’éventail

Est -ce dix sept ou dix huit? (1)
Laisse moi te chérir et ne pas te quitter
Fin ou épais se déploie ton triangle
Au large ou à l’étroit se fiche la rivure
Plus il fait chaud, plus douce est ta fraîcheur
La nuit ne suffit plus,je t’aime encore le jour
Rose comme la joue grâce au suc du kaki
Rois et seigneurs n’adorent rien que toi


(1) On peut comprendre dix sept ou dix huit branches d’éventail ou dix sept ou dix huit ans


 

Pour parler des choses les plus crues de la société, de l’érotisme en particulier, elle recourt à la description anodine des paysages et d’objets familiers. Le fruit du jacquier, le gâteau Trôi, l’éventail, la grotte de Cắc Cớ, le tissage de nuit , la jeune fille assoupie en plein jour sont les titres de ses poèmes les plus connus et témoignent de son talent et de son don de savoir créer des rythmes comparables à ceux des chansons populaires ( ca dao ) et utiliser un vocabulaire d’une simplicité étonnante dans la poésie. Un manuscrit en « nôm » de la Bibliothèque des Sciences enregistré en 1912 ne compte que 23 poèmes mais on constate que le nombre des poèmes attribués à Hồ Xuân Hương augmente avec le temps. C’est pourquoi dans le passé, on a mis en doute jusqu’à son existence même. Personne ne connait vraiment sa vie privée à part ses anecdotes. 

Hồ Xuân Hương serait originaire du village de Quỳnh Ðôi, district de Quỳnh Lưu, province de Nghệ An. Son père Hồ Phi Ðiền est issu d’une famille de lettrés, la famille des Hồ (Hồ Phi ). Selon le chercheur français Maurice Durand, elle n’est pas très favorisée par la nature sur le plan physique en s’appuyant sur les deux vers du fruit du jacquier de Hồ Xuân Hương:

Mon corps est comme le fruit du jacquier sur l’arbre
Son écorce est rugueuse, ses gousses sont épaisses.

Thân em như quả mít trên cây,
Da nó sù sì, múi nó dày

Cette déduction parait peu convaincante du fait que même si elle n’était pas belle, elle devrait être charmante car elle était mariée deux fois puis veuve et ayant beaucoup de célèbres courtisans tels que Chiêu Hồ ( Phạm Ðình Hồ ). A cause de sa verve cinglante et licencieuse et satirique, certains voient en elle une obsédée sexuelle, un génie de la luxure. C’est le cas de l’écrivain Nguyễn văn Hạnh et du chercheur français Maurice Durand dans l’ouvrage intitulé « Oeuvre de la poétesse vietnamienne Hồ Xuân Hương », Ecole française d’Extrême Orient, Adrien Maisonneuve, Paris 1968. Par contre, d’autres n’hésitent pas à la défendre à cor et à cri en trouvant en elle non seulement une féministe de la première heure mais aussi une femme ayant le cran de vivre et défier une société de momies et de fantômes. C’est le cas de l’écrivain Nguyễn Ðức Bình dans la revue mensuelle Văn Nghệ ( Arts et Littérature ) no 62.

Le tissage de nuit

La lampe allumée, ô quelle blancheur !
Le bec de cigogne, la nuit durant, ne cesse de gigoter
Les pieds appuient, se relâchent, bien allègrement
La navette enfile la trame, s’en donne à cœur joie
Large, étroit, petit, gros, tous les formats trouvent à s’ajuster
Courtes ou longues, les pièces de toutes dimensions se valent
Celle qui veut bien faire laisse tremper longuement
Elle attend trois automnes avant d’en dévoiler la couleur. 

 

Dệt cửi

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuô’ng năng năng nhắc
Mô.t suốt đâm ngang thích thiích nhau
Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả
Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau
Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ
Chờ đến ba thu mới dãi màu

 

 

Si Ho Xuân Hương est une rose avec épines, une voix solitaire presque unique dans la littérature vietnamienne, elle a néanmoins le courage et l’audace de jeter une pierre et de semer le trouble dans une mare stagnante et putrescible que devint la société vietnamienne à la fin du XVIIIème siècle. Contrairement  à d’autres grands lettrés préférant rechercher la solitude pour s’adonner à la contemplation de la nature et à la méditation dans l’ivresse de l’alcool, Ho Xuân Hương préfère de se battre seule à son époque en se servant de sa verve et de ses poèmes pour exprimer la colère d’une femme révoltée et énergique contre l’injustice de la société vietnamienne. Elle mérite bien l’hommage que l’écrivain américain Henry Miller rend deux siècles plus tard à une femme écrivain Erica Jong du XXème siècle dans sa préface pour l’ouvrage intitulé « Complexe d’Icare » de Erica Jong, Editeur  Robert Laffont, 1976:butviet

Elle écrit comme un homme. Pourtant c’est une femme à 100% femme. Sur bien des points, elle est plus directe et plus franche que beaucoup d’auteurs masculins.