Tân Gia Ba
Nói đến Singapore thì không thể nào không nhắc đến ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew). Chính nhờ ông mà Singapore, một đất nước chỉ vỏn vẹn 640 km2 cùng 5 triệu dân trở thành ngày nay một cường quốc kinh tế ở châu Á. Trước đó ở thời kỳ Singapour chưa có độc lập còn nằm trong liên bang Mã Lai thì chỉ là một trạm trung chuyển hàng hóa và mậu dịch do người Anh, Sir Thomas Stamford Rafles lập ra có 200 năm qua công ty Đông Ấn (East India) sau khi ông nầy thuyết phục được vua Johor nhường lại mãnh đất nầy cho Anh quốc (1819). Vì bất đồng quan điểm chính trị với chính phủ liên bang, Singapore bị trục xuất ra khỏi liên bang vào năm 1965. Trong những năm đầu độc lập, Singapore phải đối mặt với nhiều vấn đề như nạn thất nghiệp, hoà giải dân tộc vì Singapore là một quốc gia có sắc tộc đa dạng (nguời Hoa, người Ấn, người Mã Lai, người Âu Á), tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, một nền kinh tế nhược tiểu dựa lúc đầu trên các ngành sản xuất đã có ở trên đảo và đến từ các nguồn nhu cầu của các đồn quân trú người Anh vân vân …Thế mà nhờ tâm huyết của ông, cái nhìn sâu sắc của một nhà lãnh đạo yêu nước về vị trí quan trọng chiến lược của Singapore, lòng tin cậy của người dân, Lý Quang Diệu đã thành công giải quyết từng vấn đề bức thiết và lúc nào cũng xem thương mại và dịch vụ là hai yếu tố chính trong sự nghiệp phát triển của Singapore. Hiện nay, Singapore được xem là một cảng lớn nhất trên thế giới vì nó thu hút hàng chục công ty giao dịch hàng hóa toàn cầu và kết nối qua các tuyến đường biển với thị trường Trung Quốc. Singapour trở thành trong những năm gần đây một quốc gia xanh, một đất nước có một môi trường sống sạch sẽ. Chổ nào có một tí đất trống là có vườn, có cây. Đến đây, du khách sẻ thoả mái đường xá sạch sẽ không bị ô nhiễm nhưng phải cẩn thận cần phải biết nhiều những điều cấm kỵ : xả rác, khạc nhổ trên đường và nơi công cộng, ăn uống trên tàu điện ngầm, nhay kẹo cao su, đi tiểu mà không giật nước bồn cầu vân vân bị phạt dưới hình thức tài chánh đôi khi còn bị trục xuất nếu còn tiếp diễn, ăn buffet lấy nhiều mà ăn bỏ mứa không hết phải trả tiền nhé. Có dịp đến Singapore, tớ chỉ nhớ đến một đất nước có kỷ luật rất nghiêm khắc, một quốc gia ít tham nhũng như ở các nước Bắc Âu (Pays Nordiques) theo khảo sát của TI (Transparency International) vì có chính sách giám sát chặt chẽ để đãm bảo tính minh bạch trong hệ thống quan chức nhà nước chớ các điểm vui chơi ở đảo Sentosa thì tớ cũng thấy có ở các quốc gia khác như Mỹ và Âu Châu mà thôi. Có đến thì cũng có học hỏi ít nhiều về đất nước nhỏ bé nầy.
Quand on évoque Singapore, on ne peut pas ignorer Lee Kuan Yew. C’est grâce à lui que le pays dont la superficie n’est que de 640 km2 avec une population de 5 millions d’habitants devient aujourd’hui une puissance économique en Asie. À l’époque où Singapore n’avait pas encore l’indépendance et faisait partie de la fédération de Malaisie, Singapore n’était qu’un hub de transport maritime et commercial que Sir Thomas Stamford Rafles, un Anglais de renom a crée il y a 200 ans par l’intermédiaire de la compagnie britannique des Indes orientales (East India) après avoir réussi de convaincre le sultan de Johor de lui céder ce petit bout de territoire en 1819. À cause du différend politique avec la fédération malaise, Singapore fut exclu de cette dernière en 1965. Durant les premières années de son existence en tant qu’un état indépendant, Singapore dut affronter un tas de problèmes comme le chômage d’une population non qualifiée, la nécessité d’une réconciliation nationale dûe à la présence d’une population multi-ethnique (Chinois, Indiens, Malais, Européens etc …), le manque de ressources naturelles, la faiblesse d’une économie basée essentiellement sur la production industrielle locale liée en grande partie aux besoins des garnisons britanniques et malaises etc…Pourtant grâce à la constance de son implication et de son dévouement, la vision d’un dirigeant patriote sur la position stratégique de Singapore et la confiance de son peuple, Lee Kuan Yew réussît à résoudre progressivement tous les problèmes recensés et à considérer toujours le commerce et les services comme les deux éléments majeurs dans le développement de la prospérité de l’île. Aujourd’hui, Singapore est considéré comme l’un des plus grands ports de commerce mondiaux car il héberge des dizaines de sociétés de commerce mondiales et il établit des liens avec toutes les routes maritimes pour accéder au marché chinois. Singapore se distingue depuis quelques années comme la cité verte la plus durable de l’Asie et revendique son attachement à un cadre de vie dans un environnement à la fois propre et écologique. La verdure est omniprésente partout à Singapore. En venant ici, le touriste se sent plus satisfait car les rues sont propres et la pollution est moindre qu’ailleurs. Mais il doit connaître une série d’interdits : jeter quoi que ce soit par terre, cracher par terre, manger dans le tramway, mâcher ou porter sur soi le chewing gum, quitter la toilette sans tirer la chasse d’eau etc… Il sera verbalisé toute de suite avec une forte amende. En cas de récidive, il pourra être expulsé et interdit de séjourner à Singapore. Pour un buffet à volonté, il faut manger tout ce qui est pris dans l’assiette sinon il faut payer ce qu’on n’arrive pas à finir. Ayant eu l’occasion de venir à Singapore, je rappelle que c’est un pays où la sévérité de la loi est implacable. Selon TI (Transparency International), la corruption y est moindre comme les pays nordiques dans la mesure où il y a une politique de contrôle très sévère, claire et transparente sur les dirigeants du pays. Par contre, les jeux et les divertissements à l’île Sentosa n’ont rien de spécial, on peut les trouver ailleurs (USA et Europe). Malgré cela, il me paraît utile quand même car mon séjour m’a permis de mieux connaître la Suisse de l’Asie.