Được bao bọc bởi những ngọn núi cuối cùng ở phía nam Trường Sơn, khu bảo tồn Cát Tiên này chứa các kiến trúc với số lượng lớn nằm rải rác dọc theo tả ngạn của sông Đồng Nai khoảng mười lăm cây số trong một lưu vực được tạo thành từ những ngọn đồi và các mảnh đất phù sa khiến tránh được sự chú ý từ bên ngoài. Trong một thời gian dài, người dân địa phương đã quen thói nhặt các di tích nhỏ, các tượng đá, các tượng dương vật (hay lingas), các mảnh gốm vỡ và các mảnh vụn gạch mà không biết nguồn gốc chi cả. Chính tình cờ trong một chiến dịch được thực hiện bởi các nhà khảo cổ học Việt Nam của viện bảo tàng Lâm Đồng trong một cuộc điều tra dân tộc học, địa điểm tôn giáo này mới được phát hiện vào năm 1985. Điều này làm bàng hoàng các nhà khảo cổ trước sự khám phá quy mô. Ngoài 256 tác phẩm điêu khắc bằng vàng khơi lên các hình ảnh của các vị thần trong đền thần Hindu hay những cảnh liên quan đến đời sống tinh thần và tôn giáo cộng đồng trong lịch sử của vùng nam Tây Nguyên, họ đã tìm thấy trong 8 cuộc khai quật khảo cổ được thực hiện từ năm 1994 cho đến năm 2006, một lingam khổng lồ bằng thạch anh, biểu tượng dương vật của thần Shiva, cao 2,1 thước và nặng khoảng 3,5 kí lô, không kể đến 1140 vật vô giá. Theo các nhà khảo cổ học Việt Nam, lingam khổng lồ này là thể loại quan trọng nhất được tìm thấy ở Đông Nam Á. Trong số các vật thể được khai quật, người ta có thể trích dẫn các lọ, nến, tượng nhỏ, tượng, vân vân… tất cả đều bằng kim loại quý (vàng, bạc hoặc đồng) hay bằng kim loại hiếm (thạch anh, ngọc thạch vân vân..). Thậm chí có một thứ cho đến nay không tìm thấy ở các nơi nào khác. Đó là một hộp bằng bạc hình bầu dục, vỏ thì được trang trí với một con sư tử nằm và được bao quanh bởi các hoa văn trang trí. Người ta tự hỏi về nguồn gốc của nó Theo một số chuyên gia, nó có thể đến từ Trung Á vào thời của đế chế Kusana. (Vương quốc Qúy Sương).
Số lượng cao của các tượng dương vật được khai quật hướng dẫn các nhà khảo cổ học Việt Nam có được một ý tưởng chính xác về tính chất tôn giáo của địa điểm này có liên quan đến tín ngưỡng phồn thực. Một cấu trúc kim loại (hay kosa) có bề cao 0,52 mét và có đường kính 0,25 mét đã được phát hiện. Nó có hình bầu dục và dùng để che phủ lên một cột hình trụ bằng đá cuội có hình dáng dương vật được giấu sâu trong bệ đá sa thạch với ba bao (kosas) (1) khác bằng đất nung. Điều này không còn làm cho chúng ta chất vấn thêm về tính chất thiên liêng của sự kết hợp giữa Âm và Dương trong vũ trụ. Qua biểu tượng nầy, chúng ta tìm thấy được sự toàn vẹn của con người cũng như biểu tượng của sự sống và khả năng sinh sản. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta phát hiện trong di tích khảo cổ của Việt Nam, một số vật thể nguyên bản được thể hiện bằng các hộp bằng gốm dưới dạng linga và các lingas nhỏ bằng vàng, thép và sắt được bảo vệ bởi các bao. Sự phong phú và đa dạng của những dương vật này được khai quật từ địa điểm này chắc chắn chứng thực cho sự trao đổi văn hóa và ảnh hưởng đáng chú ý của nghệ thuật Chămpa. Nhưng điều đó không ngăn cản chúng ta tìm ra những đặc điểm riêng tư và được nhìn thấy thông qua các nét chạm trổ và sự khan hiếm của các mẫu tượng dương vật.
Kể từ buổi bình minh của thời gian, cứ vào mùa xuân hàng năm khi cây cối bắt đầu được tái sinh, những người theo đạo Bà La Môn thường đi hành hương đến các địa điểm tôn giáo trong một, hai hoặc ba tháng để cầu xin các vị thần ban cho họ không chỉ có được một mùa thu hoạch thuận lợi mà còn lại có được một năm sinh sản tốt đẹp hơn cho các động vật của họ. Đây cũng là cơ hội để họ bày tỏ cùng các vị thần sự mong muốn được có nhiều con. Trong thời gian diễn ra các lễ hội tôn giáo, họ được phép quên đi những nỗi thăng trầm của cuộc sống trong những năm trước và tận lực cống hiến hết mình ở các nghi lễ hầu mong ước nguyện của họ được đáp ứng. Đây cũng là những gì chúng ta thấy được trong cách tiếp cận thường thực hiện bởi người dân bản địa ở vùng Cát Tiên vì chúng ta phát hiện ra một tuyến đường hành hương mà họ đã sử dụng trong thời kỳ lễ hội để đến địa điểm tôn giáo của họ. Điểm khởi đầu họ lấy là một trong những bến thuyền của sông Đồng Nai nằm ở trong khu vực của đô thị Phú Mỹ.
Được xây dựng bằng những viên gạch cũ và kém chắc chắn, con đường rừng gồ ghề này giống như một loạt cầu thang chạy dọc theo sườn dốc, được bố trí và mở rộng rõ rệt ở một số nơi phục vụ như các khu vực nghỉ ngơi cho khách hành hương. Theo nhà khảo cổ học Việt Nam Lương Nguyên Minh, những người hành hương phải điều phải đi sông Đồng Nai trước khi bắt đầu đi bộ để đến địa điểm Cát Tiên. Ngoài ra, người ta đã phát hiện ra một máng nước với chiều dài 5,76 thước và chiều rộng 40 cm. Đây là một trong những ống dẫn nước quan trọng nhất được tìm thấy cho đến nay trong các khu vực ảnh hưởng của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Vai trò của nó phục vụ cho việc di tản ra bên ngoài các chất lỏng linh thiêng từ việc tưới nước được thực hiện trên tưng dương vật (linga) trong các nghi lễ. Những chất lỏng sinh dục được thu hồi lại từ bể tẩy rửa sau đó được rưới trên cơ thể của những người hành hương để ban phước cho họ và thực hiện ước nguyện của họ.
Địa điểm Cát Tiên che giấu một một số lượng lớn các dấu tích kiến trúc trong đó người ta có thể trích dẫn các đền, các tháp, một hệ thống thủy lực, các con hẻm và các lò gạch. Không có nghi ngờ nào cả về các viên gạch thì được sản xuất và phục vụ tại chỗ, chỉ có những viên đá được nhập khẩu từ các nơi khác. Cũng có sự tôn trọng trong việc định hướng hầu hết các di tích của Cát Tiên về phía đông với truyền thống Hindou. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã thành công trong việc đưa ra ánh sáng một bức tường bằng gạch vốn là một hàng rào tượng trưng giữa thế giới linh thiêng và thế giới trần tục. Nó đi từ dòng sông đến những gò đất cao, một gò trong số đó thuộc tỉnh Đồng Nai và những gò còn lại nằm ở các xã Đức Phổ và Quảng Ngải. Ngay cả cổng chính của một ngôi đền cũng được phát hiện. Trán cửa của nó nặng hơn một tấn có thể được xem coi là một kiệt tác điêu khắc với các hoa văn bông sen nổi bật, các dải mây với cách điệu tinh xảo và các cảnh vật khá sống động. Cổng chính phát hiện này được khác biệt so với các cổng khác được gặp ở trong các đền thờ của Chămpa. Theo nhà khảo cổ học Việt Nam Trần Quốc Vượng, khu bảo tồn này là công trình kiến trúc của người Chăm. Đối với ông, Champa trên thực tế là một liên bang gồm có sáu bang nằm dọc theo bờ biển miền trung Việt Nam hay đúng hơn là « các thành phố tự trị« , trong đó quốc gia nào có quyền lực mạnh nhất được đóng vai trò làm « thủ lĩnh » (vai trò chủ đạo).
1) Ranna (Quảng Trị)
2) Amaravati (Quảng Nam- Quảng Ngãi)
3) Vijaya (Bình Định)
4) Kanthara (Khánh Hòa)
5) Panduranga (Phan Rang- Phan Thiết)
6) Cát Tiên (Bà Rịa- Đồng Nai).
Vương quốc Cát Tiên thuộc vê liên bang này và thậm chí còn được cho là một vương quốc (hay không) của người Mạ mà ảnh hưởng của người Chàm thật đáng kể. Theo ông Trần Quốc Vượng, người Chàm hay sử dụng mô hình văn hóa sau đây gồm có 3 phần: thánh đường (núi), thành cổ (thủ đô) và cảng sông (trung tâm kinh tế) khi được thành lập. Chính kiểu mẫu này mà chúng ta đã thấy lặp đi lặp lại ở mỗi thành phố tự trị của người Chàm từ Quảng Trị đến Phan Thiết. Đối với ông, Cát Tiên là trung tâm tôn giáo trong khi Biên Hòa là thành trì và Cần Giờ là cảng sông. Sự gợi ý của ông gần với sự đề xuất của nhà xã hội học người Pháp Paul Mus. Ông này đã nói đến mô hình thiết lập nầy của người Chàm với ba thành phần như sau: « cốt lõi », « phế nang » và « vùng lân cận » trong giáo trình vào năm 1956-1957. Từ một nơi có nước, « cốt lõi » được hình thành. Trên thực tế, đây là một thành phố cảng, thị trấn chính của một thực thể chính trị, tôn giáo và kinh tế có nhiều di tích. Bao gồm các cánh đồng lúa và vườn cây trái, « phế nang » là một hệ thống nhầm cung cấp thưc phẩm trong khi đó phần còn lại là sản phẩm thủy sản được có nhờ các « vùng lân cận » qua các con sông. Người Chàm nhận được các sản phẩm săn bắn và hái lượm từ những người dân sống ở trong rừng và họ vận chuyển đến cảng, sau đó họ sẽ gửi đến các thành phố cảng nước ngoài bằng thuyền hoặc thuyền của những người nước ngoài mà họ đã bán những sản phẩm nầy. Tương tự như vậy, họ làm ngược lại cho các sản phẩm họ mua từ các thương nhân nước ngoài. Nói tóm lại, địa điểm Cát Tiên tương ứng chính xác với sơ đồ được đề xuất bởi nhà khảo cổ học và sử học Việt Nam Trần Quốc Vượng hoặc nhà xã hội học người Pháp Paul Mus vì người Chăm thường định cư ở các địa điểm gần các con sông để tiện bề đi sông. (Đồng Nai trong trường hợp của chúng ta).
Điều này cho phép họ đảm nhận việc cung cấp lâm sản (gỗ trầm hương) hoặc gỗ đàn hương, ngà vân vân… và giao dịch với thế giới bên ngoài, đặc biệt với Trung Quốc. Đây cũng là mô hình được đề xuất bởi Bennet Bronson cho thế giới Mã Lai của các đảo lớn. Thật thú vị khi nhớ rằng người Chàm gần với người Mã Lai về mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên vẫn còn một số lĩnh vực cần phải làm sáng tỏ. Trước hết Cát Tiên không bao giờ được đề cập cho đến ngày hôm nay trong lịch sử của Chămpa. Sau đó, Cát Tiên có một thời kỳ phát triển được biết đến gần đây nhờ việc xác định niên đại của các vật thể bằng carbon phóng xạ (từ thế kỷ IV -VIII sau Công nguyên). Cát Tiên phải có ở thời điểm đó nằm trong địa phận của Phù Nam mà vương quốc nầy bị hủy diệt ở giữa thế kỷ thứ 7. Vì vậy, Cát Tiên phải là một quốc gia chư hầu của vương quốc Phù Nam. Sau đó với sự chấm dứt của Phù Nam, nó sẽ ở trong vòng ảnh hưởng của đế chế Chân Lạp. Làm thế nào để vương quốc Cát Tiên xoay sở để tồn tại cho đến thế kỷ thứ 8 với sự thay đổi chính trị ở khu vực do sự phục tùng của vương quốc Phù Nam bởi Chân Lạp?
Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết sau đây: vương quốc Cát Tiên là một quốc gia chư hầu của vương quốc Phù Nam. Vương quốc nầy gồm có các cư dân là người Môn-Khơ Me và người Nam Đảo (trong đó có một phần người Chàm), nhưng quyền lực chính trị và tôn giáo thuộc về người Chàm. Trong cuộc sáp nhập vương quốc Phù Nam bởi Chân Lạp của vua Içanavarman, vương quốc Cát Tiên nầy có lẽ sẽ thuộc về Chân Lạp được toạ lạc lúc đó ở lưu vực trung lưu của sông Mê Kông. Thủ đô của Chân Lạp có lẽ sẽ ở Vat Phou nằm ở cực nam của nước Lào ngày nay.
Theo nhà khoa học người Mỹ Michael Vickery, người Chàm có lẽ đến từ đảo Borneo bằng đường biển trong những thế kỷ cuối cùng trước thời đại của chúng ta. Họ chiếm lãnh thổ trước đây bị chiếm đóng bởi người Môn-Khơ Me (Mạ, Stiêng vân vân..). Chămpa có một khuôn mặt đa sắc tộc nếuchúng ta dựa đến cách tiếp cận mới của các nghiên cứu hiện tại. Ngày nay, người ta thừa nhận rằng nhờ có thiên hướng hàng hải và mối liên hệ của họ được thiết lập với những người Nam Đảo khác của Nusantara, người Chàm đã thấm nhuần văn hóa Ấn Độ ngay cả trước khi họ rời đảo Borneo. Được coi là người Viking của châu Á, họ rất thông thạo hoàn toàn trong kỹ thuật hàng hải. Theo Michael Vickery, họ đã đi biển từ thời tiền sử giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Có lẽ vì thế mà văn hóa Sa Huỳnh chứng thực dấu vết của họ trên bờ biển miền trung Việt Nam. Họ đã dừng ở một số nơi trên bờ biển này và thiết lập các nhóm quyền lực ở đó để cạnh tranh với nhau. Có lẽ Cát Tiên nên là một trong những điểm dừng của họ. Họ thành lập ở đó một vương quốc nhỏ hoặc một thủ lĩnh chấp nhận sự giám sát của vương quốc Phù Nam vì họ gần gũi hơn với người Phù Nam. Đây là những nhà hàng hải có kinh nghiệm và những người đóng những chiếc thuyền lớn theo lời ghi chú của các nhà sử học Trung Quốc. Đây không phải là trường hợp của người Chân Lạp (tổ tiên của người Khơ Me).
Theo nhà khảo cổ học người Việt Hà Văn Tấn, người Phù Nam không phải là người Khơ Me (*). Người Trung Quốc cũng mô tả những người Phù Nam này là những người có nước da đen và tóc xoăn. Có lẽ họ cũng là người Nam Đảo như người Chàm hay đúng hơn họ là kết quả của sự kết hợp và sự hợp nhất của hai tầng lớp Nam Á và Nam Đảo. Ngoài ra, vào thời điểm đó, nên nhớ rằng vương quốc Phù Nam đã từng được cai trị bởi một vị vua chinh phục lỗi lạc là Fan Shi Man (Phạm Sư Man), người đã khuất phục được mười quốc gia dưới triều đại của mình. Hoàn toàn theo giả thuyết, Georges Coedès đã xác định ông ta với Sri Màra trong bản khắc cổ nhất được viết bằng phạn và được tìm thấy ở Nha Trang (Khánh Hoà).
Sau khi sáp nhập vương quốc Phù Nam bởi Chân Lạp vào giữa thế kỷ thứ 7, vương quốc Cát Tiên có lẽ sẽ thuộc về Chân Lạp. Nhưng nó sẽ không ở trong tình trạng nầy lâu dài vi Chân Lạp bị phân chia ra thành Thủy Chân Lạp ở miền Nam và Lục Chân Lạp ở miền Bắc. Sau đó, vương quốc Cát Tiên đã bị khuất phục cùng lúc với Thủy Chân Lạp bởi người Chà Và (hay Java) của vương quốc Sailendra (Nam Dương). Cũng nên nhớ lại là khu bảo tồn tôn giáo Po Nagar (Nha Trang) đã bị người Java cướp phá và hủy diệt không thương tiếc vào năm 774. Sự biến mất của vương quốc Cát Tiên hoặc địa điểm tôn giáo của nó phải được giải thích bởi một trong những lý do sau đây:
–sự phá hủy triệt để và cướp bóc tất cả các khu bảo tồn của người Chàm bởi người Chà Và của vương quốc Sailendra. Trong hai thế kỷ (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ X), họ tấn công các bờ biển của Chămpa và chiếm đóng Thủy Chân Lạp. Thậm chí họ đi trở ngược trên sông Mê Kông để đi đến tới tỉnh Kratié.
-bệnh dịch hạch hay chiến tranh gây ra việc sa mạc hóa khu vực Cát Tiên trước năm 1650. Đây là sự gợi ý của nhà dân tộc học người Việt Nam Mạc Lam. Giả thuyết này khá thuyết phục khi chúng ta biết rằng Georges Coedès đã có cơ hội mô tả sự nguy hiểm của khu vực phía nam Chân Lạp như sau:
Miền Nam chứa các đầm lầy lớn với khí hậu nóng đến mức độ không bao giờ thấy tuyết hoặc sương trắn. Đất thì toát hơi ra mùi hôi thối và lắm đàn côn trùng độc
trong quyển sách có tựa đề là: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông.
Có thể khu vực Cát Tiên bị bỏ hoang vì chiến tranh. Nếu chúng ta đề cập đến lịch sử của Đông Dương, chúng ta thấy rằng vương quốc Khơ Me có cuộc xung đột kéo dài với Champa từ năm 1145 đến năm 1220. Khu vực Cát Tiên có thể trở thành DMZ (hay khu vực phi quân sự) bị bỏ rơi bởi người Khơ Me và người Chàm.
(1) kosa là một chiếc bao kim loại bằng vàng hay bạc dùng để phủ lên trên dương vật (linga).
(*) Đi tìm vương quốc Phù Nam. Hà Văn Tấn. Báo Lao Động ngày 21/05/1996. Số 61/96
Entouré par les derniers monts du sud de la cordillère anamitique (Nam Trường Sơn), ce sanctuaire Cát Tiên comporte un grand nombre de vestiges architecturaux éparpillés le long de la rive gauche du fleuve Đồng Nai sur une quinzaine de kilomètres dans un bassin constitué de collines et de terrains alluviaux qui le protègent des regards extérieurs. Depuis longtemps, la population locale est habituée à ramasser les petites reliques, les statues en pierre, les lingas, les morceaux de tessons et les débris des briques sans connaître leur origine. C’est par hasard lors d’une campagne effectuée par les archéologues vietnamiens du musée Lâm Đồng sur une enquête ethnologique que ce site religieux fut découvert en 1985. Cela les abasourdit devant l’ampleur de leur découverte. Outre les 256 sculptures en or évoquant les divinités du panthéon hindou ou les scènes relatant la vie spirituelle et religieuse de la communauté dans l’histoire du sud des Hauts Plateaux (Nam Tây Nguyên), ils trouvèrent lors de 8 fouilles archéologiques effectuées de 1994 jusqu’à 2006, un colossal lingam en quartz, symbole phallique du dieu Shiva, haut de 2,1 m et pesant d’environ 3,5 kilogrammes sans compter les 1140 objets d’une valeur inestimable. Selon les archéologues vietnamiens, ce colossal lingam serait le plus important du genre trouvé en Asie du sud est. Parmi les objets exhumés, on peut citer les jarres, chandelles, figurines, statues etc .. tous sont soit en métaux précieux (or, argent ou cuivre ) soit en métaux rares ( quartz, jaspe etc..). Même un objet jusque-là introuvable ailleurs fait partie du lot de trouvailles archéologiques. C’est une boîte en argent de forme ovale dont le couvercle est orné d’un lion couché et entouré de motifs décoratifs. On s’interroge sur son origine. Selon certains experts, il pourrait provenir de l’Asie centrale ( Trung Á) à l’époque de l’empire des Kusana. (Đế quốc Qúy Sương).
Le nombre élevé de lingams exhumés conduit les archéologues vietnamiens à avoir une idée précise sur le caractère religieux de ce site évoquant sans aucun doute le culte de la fertilité. Une structure métallique en acier (kosa) haute de 0,52 mètres et de diamètre 0,25 mètres a été découverte. Elle est en forme ovale et destinée à couvrir une colonne cylindrique de forme phallique en galet qui a été cachée profondément dans le piédestal en grès avec les trois autres kosas (étuis) en terre cuite. Cela ne met plus en doute le caractère sacré d’union du Yin et du Yang dans l’univers. On trouve dans cette représentation la totalité de l’être humain ainsi que le symbole de la vie, de la fertilité et de la procréation. C’est aussi pour la première fois qu’on découvre dans les vestiges archéologiques du Vietnam plusieurs objets originaux représentés par des boîtes en céramique sous la forme de linga et des petits lingas en or, en acier et en fer protégés par des étuis munis chacun d’un couvercle. L’abondance et la variété de ces lingas exhumés du site attestent certainement l’échange culturel et l’influence notable de l’art du Chămpa. Mais cela ne nous empêche pas de trouver néanmoins ses particularités propres et visibles à travers la finesse de ses traits ciselés dans la gravure et la rareté de ses modèles de linga.
Depuis l’aube des temps, à l’arrivée du printemps de chaque année où les plantes commençaient à renaître, les populations adeptes du brahmanisme avaient l’habitude d’aller en pèlerinage à des sites religieux durant un, deux ou trois mois pour demander à leurs dieux d’accorder non seulement une bonne saison de récolte mais aussi une meilleure année de reproduction pour leurs animaux. C’est aussi l’occasion pour elles de formuler auprès de ces divinités leurs désirs d’avoir plusieurs enfants. Durant la période des festivités religieuses, elles étaient autorisées à oublier les aléas de la vie durant les années précédentes et s’adonner aux cérémonies rituelles afin que leurs vœux fussent exaucés. C’est aussi ce qu’on a vu dans la démarche empruntée habituellement par les peuples autochtones de la région Cát Tiên car on a découvert un chemin de pèlerinage dont ils se servaient durant la période des festivités pour rejoindre leur site religieux. Ils prenaient comme point de départ l’une des débarcadères du fleuve Đồng Nai située dans le tronçon de la commune Phú Mỹ.
Etant construit avec des briques anciennes très légères et moins solides que celles d’aujourd’hui (gạch cổ), ce chemin forestier raboteux ressemblant à une série d’escaliers longeant la pente, était aménagé et agrandi visiblement en plusieurs endroits servant d’aires de repos pour les pèlerins. Selon l’archéologue vietnamien Lương Nguyên Minh, les pèlerins devaient naviguer jusqu’à la débarcadère du fleuve Đồng Nai avant d’entamer la marche à pied pour atteindre le site Cát Tiên. De plus, on a découvert un somasutra (máng nước thiêng) d’une longueur de 5,76 mètres et d’une largeur de 40 cm. C’est l’un des conduits les plus importants trouvés jusqu’alors dans les régions d’influence indienne de l’Asie du Sud Est. Son rôle servait à évacuer vers l’extérieur les liquides sacrés provenant de l’arrosage effectué sur le linga lors des cérémonies rituelles. Ces liquides de libation récupérés sur la cuve à ablution étaient répandus ensuite sur les corps des adeptes dans le but de les bénir et exaucer leurs vœux.
Le site Cát Tiên recèle un grand nombre de vestiges architecturaux parmi lesquels on peut citer des temples, des tours, un système hydraulique, des allées, des fours à brique. Il n’y a aucune doute que les briques étaient fabriquées et servies sur place et que les pierres étaient importées d’ailleurs. On constate aussi le respect de la tradition hindoue dans l’orientation de la plupart des monuments du site vers l’est. Les archéologues vietnamiens ont réussi à mettre en lumière un mur d’enceinte en brique qui était une clôture symbolique entre le monde sacré et le monde profane. Celui-ci part du fleuve jusqu’aux monticules de terre élevés dont l’un se trouve dans la province de Đồng Nai et les autres sont situés dans les communes Đức Phổ et Quảng Ngãi. Même le portail d’un temple a vu le jour. Son fronton pesant plus d’une tonne peut être considéré comme chef-d’oeuvre de la sculpture avec des motifs de fleur de lotus en relief, des bandes de nuages finement stylisées et des scènes assez vivantes. Ce portail découvert se distingue jusqu’alors des autres portails rencontrés dans les temples du Champa.
Selon l’archéologue vietnamien Trần Quốc Vượng, ce sanctuaire est l’oeuvre architecturale des Chams. Pour lui, le Champa était en fait une fédération de six états situés le long de la côte du centre du Vietnam ou plutôt « cité-états » dont la plus puissante jouait le rôle de « leader » (vai trò chủ đạo).
1) Ranna (Quảng Trị)
2) Amaravati (Quảng Nam- Quảng Ngãi)
3) Vijaya (Bình Định)
4) Kanthara (Khánh Hòa)
5) Panduranga (Phan Rang- Phan Thiết)
6) Cát Tiên (Bà Rịa- Đồng Nai)
Il n’y a aucun doute que le royaume Cát Tiên faisait partie de cette fédération et était même soi-disant le royaume (ou non) des Mạ où l’influence des Chams était notable. Selon lui, les Chams avaient l’habitude de se servir du modèle culturel suivant constitué toujours de 3 parties: sanctuaire (montagne), citadelle (capitale) et port ( centre économique ) dans leur cité. C’est ce type de modèle qu’on a vu se répéter dans chaque cité-état cham de Quảng Trị jusqu’à Phan Thiết. Pour lui, Cát Tiên était le centre religieux tandis que Biên Hoà était sa citadelle et Cần Giờ son port fluvial. Sa suggestion est proche de la proposition de Paul Mus. Ce dernier l’a déjà faite dans son cours donné en 1956-1957 pour le modèle d’implantation des Chams avec ces trois constituants: le noyau, l’alvéole et l’aréole. À partir d’un point d’eau, se constitue le noyau. Celui-ci est en fait une cité portuaire, chef-lieu d’une entité politique, religieuse et économique dotée de monuments. Constituée de rizières et de vergers, l’alvéole est destinée à fournir une partie de son alimentation tandis que l’autre partie de celle-ci (produits de la pêche) est approvisionnée par l’aréole au moyen de ses cours d’eau et des rivières. Les Chams reçoivent des produits de la chasse et de la cueillette de la part des hommes de la forêt et ils les acheminent à leur port qui les expédiera à son tour aux cités portuaires étrangères grâce à leurs bateaux ou à ceux des étrangers auxquels ils ont vendu leurs produits. De même ils font le chemin inverse pour les produits qu’ils ont acheté auprès des marchands étrangers. Bref, le site Cát Tiên répond exactement au schéma proposé par l’archéologue et historien vietnamien Trần Quốc Vượng ou le sociologue français Paul Mus car les Chams étaient habitués à s’installer dans des sites proches des cours d’eau accessibles à la navigation fluviale (Đồng Nai dans notre cas). Cela leur permet d’assumer l’approvisionnement en produits forestiers (bois d’aigle (cây trầm hương)) ou bois de santal, ivoire etc ..) et de faire du commerce avec le monde extérieur, en particulier avec la Chine. C’est aussi le modèle proposé par Bennet Bronson pour le monde malais des grandes îles. Il est intéressant de rappeler que les Chams sont proches des Malais au niveau linguistique. Malgré cela, il subsiste quand même quelques zones d’ombre. D’abord Cát Tiên n’est jamais évoqué jusqu’à aujourd’hui dans l’histoire du Champa. Puis Cát Tiên dont la période d’épanouissement a été connue récemment grâce à la datation des objets au radiocarbone (du IV ème – VIII ème siècle après J.C.), dut être à cette époque dans le giron du royaume de Founan. Ce dernier ne disparut qu’au milieu du VII ème siècle. Donc Cát Tiên devrait être un pays vassal du royaume de Founan. Puis à la disparition de ce dernier, il serait dans la mouvance de l’empire Chenla. Comment le royaume de Cat Tiên arrive-t-il à survivre jusqu’au VIII ème siècle avec le changement politique régional dû à la soumission du royaume de Founan par le Chenla?
On peut émettre l’hypothèse suivante: le royaume de Cát Tiên, un pays vassal du royaume du Founan, était peuplé de Mon-Khmers et d’Austronésiens (dont les Chams faisaient partie) mais le pouvoir politique et religieux revenait aux Chams. Lors de l’annexion du royaume du Founan par le Chenla d’Içanavarman, le royaume de Cát Tiên passera probablement dans le giron de ce dernier localisé dans le bassin du moyen Mékong. La capitale de Chenla se trouverait probablement à Vat Phou à l’extrême sud du Laos d’aujourd’hui.
Selon le scientifique américain Michael Vickery, les Chams issus probablement de l’île de Bornéo étaient arrivés par mer au cours des derniers siècles avant notre ère. Ils ont investi le territoire occupé jusque-là par les Mon-Khmers (Mạ, Stiêng etc..). Le Champa offre un visage pluriethnique si on s’appuie sur la nouvelle approche des recherches en cours. On admet aujourd’hui que grâce à leur vocation maritime et à leur contact établi avec les autres Austronésiens de Nusantara, ils se sont imprégnés de la culture indienne avant même qu’ils quittent l’île de Bornéo. Etant considérés comme les Vikings de l’Asie, ils maîtrisaient parfaitement la technique de navigation.
Selon Michael Vickery, ils auraient voyagé depuis la Préhistoire entre l’Inde et l’Asie du Sud Est. Peut-être pour cela la culture de Sa Huỳnh témoigne de leur trace sur la côte du centre du Vietnam. Ils ont débarqué en plusieurs endroits de cette côte et y ont établi des poches de pouvoir en concurrence les unes avec les autres. Probablement Cát Tiên devrait être l’un des points de leur débarquement. Ils y établirent un petit royaume ou une chefferie qui accepta la tutelle du royaume du Founan car ils étaient plus proches des Founanais. Ceux-ci étaient des navigateurs expérimentés et des constructeurs de gros bateaux d’après les mentions des historiens chinois. Ce n’est pas le cas des gens du Chenla (ancêtres des Khmers). Selon l’archéologue vietnamien Hà Văn Tấn, les Founanais n’étaient pas les Khmers (*). Les Chinois décrivaient d’ailleurs ces Founanais comme des gens ayant le teint noir et les cheveux frisés. Probablement ils seraient aussi austronésiens comme les Chams ou plutôt issus de la juxtaposition et de la fusion de deux strates austro-asiatique et austronésienne. De plus, à cette époque, il faut rappeler que le royaume du Founan fut dirigé à une certaine époque par un roi conquérant remarquable Fan Shi Man (Phạm Sư Man) qui réussit à soumettre une dizaine d’états durant son règne. De manière purement hypothétique, Georges Cœdès l’a identifié avec Sri Màra dans la plus ancienne inscription écrite en sankskrit (Vỏ Cạnh) et trouvée à Nha Trang (Khánh Hoà).
À la suite de l’annexion du royaume du Founan par le Chenla au milieu du VII ème siècle, le royaume de Cát Tiên passera probablement dans le giron de ce dernier. Mais il n’y serait pas pour longtemps à cause de la scission du Chenla en Chenla d’Eau (Thủy Chân Lạp) au Sud et en Chenla de Terre (Lục Chân Lạp) au Nord. Puis il fut soumis en même temps que le Chenla d’Eau dont il faisait partie, par les Javanais (Chà Và en vietnamien ) du royaume de Sailendra. Il faut rappeler aussi que le sanctuaire religieux de Po Nagar (Nha Trang) fut pillé et détruit sans merci par les Javanais en 774. La disparition du royaume de Cát Tiên ou de son site religieux doit être expliquée par l’une des raisons suivantes:
–la destruction et le pillage systématique de tous les sanctuaires Cham par les Javanais du royaume de Sailendra. Durant deux siècles (de VIII ème siècle à X ème siècle) ceux-ci attaquèrent les côtes du Champa et occupèrent le Chenla d’Eau. Ils remontèrent même le Mékong pour aller jusqu’à Kratié.
-la peste ou la guerre qui étaient responsables de la désertification de la zone de Cát Tiên avant 1650. C’est la suggestion faite par l’ethnologue vietnamien Mạc Đường. Cette hypothèse est assez convaincante lorsqu’on sait que Georges Cœdès a eu l’occasion de décrire la dangerosité de la zone du sud de Chenla:
Le Midi renferme de grands marécages, avec un climat si chaud que jamais on ne voit ni neige ni gelée blanche; le sol engendre des exhalaisons pestilentielles et fourmille d’insectes venimeux dans son livre intitulé « Les états hindouisés d’Indochine « .
Il est possible que la zone de Cát Tiên se désertifie à cause de la guerre. Si on se rapporte à l’histoire de l’Indochine, on s’aperçoit que le royaume Khmer était en proie à un long conflit avec le Champa de 1145 jusqu’à 1220. La zone de Cát Tiên pourrait devenir ainsi une DMZ (zone démilitarisée) délaissée par les parties khmère et chame.
Références bibliographiques:
Exchange at the Upstream and Downstream Endo: Notes toward a functionam model of the coastal state in Southeast Asia. Bennet Bronson Editor K.L. Hutterer, 1977