Thời kỳ Hồng Bàng (Phần 2)(Version vietnamienne)

 
Version française

 Chúng ta cũng nên nhớ đến một sự kiện quan trọng được nhà sử học Trung Quốc Trịnh Tiều nhấn mạnh trong tác phẩm « Thông Chí »: Ở miền nam Trung Quốc, dưới triều đại của vua Nghiêu (2253 TCN), có một sứ giả của một bộ lạc tên là Việt Thường, đến dâng cho nhà vua như một lời cam kết trung thành, một con rùa già sống hơn 1000 năm và dài 3 thước. Trên lưng của nó được tìm thấy những dòng chữ mang các ký tự hình con nòng nọc (văn Khoa Đẩu) và cho phép giải thích tất cả các thuyên chuyển của Trời và thiên nhiên. Vua Nghiêu quyết định gán cho nó cái tên Qui Lịch (hay là lịch của con rùa). Hình thức văn tự này được tìm thấy gần đây trên một hòn đá, một phần của di tích văn hóa của khu vực Sapa-Lào Cai ở miền bắc Việt Nam. Nhiều dấu hiệu được tìm thấy dẫn đến sự có lợi trong việc giải thích một bộ lạc, một dân tộc. Người ta không thể bác bỏ một mối liên kết không thể chối cãi giữa chữ viết có hình con nòng nọc và con cóc được tìm thấy trên trống đồng  Đồng Sơn hay trên các tranh in Việt Đông Hồ mà  được biết nhiều nhất là  tranh « Thầy Ðồ Cóc« . Ở phía sau, chúng ta tìm thấy câu viết: Lão oa độc giảng. Mặc dù  chỉ xuất hiện có bốn trăm năm trước, nhưng nó đã khéo léo phản ánh tư tưởng vĩnh viễn của thời  kỳ của các vua Hùng. Không phải ngẫu nhiên mà con cóc được giữ vai trò sư phụ nhưng đây chỉ muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc thể hiện và ý nghĩa của hình ảnh này.

Con cóc là con vật  được dùng trong việc thể hiện  một nền văn minh có chữ viết dưới dạng nòng nọc được sử dụng bởi bộ tộc Lạc Việt vào thời Hùng Vương vì nó là cha của con nòng nọc. Cũng như nguồn gốc tư tưởng của người Lạc Việt  được phát hiện  thông qua tranh in « Chú bé ôm con cóc« . Sự tôn trọng của đứa trẻ đối với con cóc hay là thầy của nó (Tôn Sư trọng đạo) là một khái niệm đã có vào thời Hùng Vương. Chúng ta có thể kết luận hay không có một mối tương quan với những gì sau này được tìm thấy trong tinh thần Nho giáo với cụm từ Tiên học lễ, hậu học văn ? Ở Việt Nam, rùa không chỉ là biểu tượng trường thọ mà còn là sự truyền tải các giá trị tinh thần trong truyền thống Việt Nam. Nó được tìm thấy ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở những nơi phổ biến như  các đình, chùa và các đền. Nó được thấy ở Văn Miếu  với những tấm bia làm nổi bật các công trạng của những khôi khoa trong các cuộc thi quốc gia.
 
Con sếu trên lưng con rùa


Trái lại, trong các đền thờ và trong các đình, chúng ta thấy lúc nào cũng có ở trên lưng con rùa một con sếu. Có một sự tương đồng không thể phủ nhận giữa con sếu này và con chim cao cẳng có mỏ dài được tìm thấy trên những chiếc trống đồng Đồng Sơn. Hình ảnh con sếu trên lưng rùa có lẽ phản ánh sự bền vững của tất cả các tín ngưỡng tôn giáo từ nền văn minh Văn Lang qua dòng thời gian. Việc phổ biến rùa trong lịch sử và văn hóa của người dân Việt không xuất phát từ sự thống trị lâu dài của người Trung Quốc cũng không phải đến từ cơ hội mà do Văn Lang nằm trong một khu vực có rất nhiều rùa lớn.
Chỉ có ở phía nam của lưu vực của sông Dương Tử, loài rùa lớn này mới có thể tìm thấy được nay bị tiêu diệt. Đây là những gì tác giả Việt Nam Nguyễn Hiến Lê đã báo cáo lại trong cuốn sách  » Lịch sử Trung Quốc « ( Nhà xuất bản Văn Hóa 1996). Rất ít có khả năng tìm thấy các di tích khảo cổ chứng minh sự tồn tại của vương quốc này giống như những gì đã được tìm thấy với nhà Thương. Nhưng cũng không có gì bác hẳn đi sự thật lịch sử này bởi vì ngoài những sự kiện được đề cập ở trên đây, còn có các bằng chứng  cụ thể  nói về một nền văn minh cổ ở vương quốc này. Nơi thường được gọi là « nền văn minh Văn Lang » mà chúng ta có thể tìm thấy được nền tảng trong lý thuyết Âm Dương  ngũ hành. Thuyết  này được giải thích rõ ràng qua  chuyện « Bánh Chưng Bánh dầy« , một nét đặc trưng của người  dân Việt kể từ thời vua Hùng Vương. Người ta có thể tự hỏi nguồn gốc của lý thuyết này mà cho đến nay thường cho là của  người Trung Quốc. Chúng ta biết rằng theo ký ức lịch sử của Tư Mã Thiên, Trâu Diễn , người triết gia của vùng đất Tề Quốc (350-270 trước Công nguyên) ở vào thời Chiến quốc là  người Trung Quốc đầu tiên nêu bật lên mối quan hệ giữa lý thuyết Âm và Dương và ngũ hành.

Âm Dương

Thuyết Âm Dương được đề cập lần đầu tiên trong cuốn sách Chu Dịch (Zhouyi ) bởi người con trai của vua nhà Châu (1), Châu Công Ðán, trong khi đó lý thuyết thứ hai là Ngũ Hành được tìm thấy bởi vua Đại Vũ của triều đại nhà Hạ. Thực tế có khoảng cách một ngàn năm giữa hai lý thuyết này. Khái niệm ngũ hành được sát nhập nhanh chóng vào lý thuyết âm dương để đưa ra sự giải thích về Tao (hay Đạo) vốn là khởi điểm nguyên thủy của vạn hữu. Mặc dù có sự thành công trong nhiều lĩnh vực ứng dụng (chiêm tinh, phong thủy, y học cổ truyền),nhưng thật khó để đưa ra một lời biện minh mạch lạc ở cấp độ ngày tháng công bố các lý thuyết này bởi vì khái niệm thái Cực (Taiji) mà hai yếu tố chính (âm và dương) được sinh ra từ đó, chỉ được du nhập vào thời Khổng Tử (500 năm trước Công nguyên). Thái Cực là sự suy ngẫm của các nhà triết học thuộc mọi tầng lớp kể từ khi triết gia thời Tống và người sáng lập ra Nho giáo, Chu Ðôn Di, đã đưa ra một khái niệm mới này trong một định nghĩa mới trong tác phẩm nổi tiếng của ông: « Thái cực đồ thuyết »:

Vô cực mà là thái cực, Thái cực động sinh Dương, động đến cực điểm thì tĩnh, tĩnh sinh Âm, tĩnh đến cực đỉnh thì lại động. Một động một tĩnh làm căn bản cho nhau…. 
Hà Đồ (Plan du fleuve)
Sự không nhất quán được thấy rất rõ ràng trong thứ tự thời gian của các lý thuyết này bởi vì người ta đã gán cho Phục Hy (1) phát minh ra bát quái có 3500 năm trước công nguyên trong khi khái niệm Âm Dương được đưa vào thời nhà Châu (1200 năm trước Công nguyên). Dựa trên những khám phá khảo cổ gần đây, đặc biệt là việc phát hiện ra các bản thảo của Mã Vương Đôi (Mawangdui) trên lụa vào năm 1973, các chuyên gia Trung Quốc ngày nay đã đưa ra những tuyên bố không thể tưởng tượng được: Các quẻ bát quái (hexagrammes) có trước các quẻ trong tam quái (trigrammes), chứng minh rằng sự thứ tự thời gian của các lý thuyết này có thể liên tục được sửa đổi lại theo các tình huống mới. Chúng ta được dẫn đến để tìm thấy trong tình trạng hỗn độn này, một lời giải thích khác, một cách tiếp cận khác, một giả thuyết khác theo đó lý thuyết về Âm-Dương ngũ hành thuộc về một nền văn minh khác. Đó là nền văn minh của nước Văn Lang. Sự nhầm lẫn tiếp tục ăn sâu vào tâm trí của người đọc với Hà Ðồ Lạc Thư. 

Lạc Thư phải được tìm thấy trước khi sự xuất hiện của  Hà Đồ. Điều này nói lên sự mâu thuẫn được tìm thấy trong thứ tự thời gian của những khám phá này. Một số người Trung Quốc đã có cơ hội đặt câu hỏi về lịch sử truyền thống được thiết lập cho đến nay trong chính thống Nho giáo của các triều đại Trung Quốc. Đây là trường hợp của Ouyang Xiu (1007-1072), người đã thấy trong kế hoạch nổi tiếng này là công việc của con người. Ông nầy đã bác bỏ « món quà của Trời ban » trong cuốn sách « Câu hỏi của một đứa trẻ về  Di Kinh (Yi tongzi wen) » (Zhongguo shudian, Bắc Kinh 1986). Ông thích phiên bản phát minh của con người.

Chúng ta có nên dựa trên truyền thuyết Trung Hoa hay không  khi chúng ta biết rằng có một sự mâu thuẫn hoàn toàn theo thứ tự thời gian trong việc phát hiện ra Hà Độ Lạc Thư?

Phục Hi (3500 TCN) đã phát hiện ra Hà Ðồ đầu tiên trong chuyến du ngoạn trên sông Hoàng Hà. Ông ta thấy một con long mã vừa ra khỏi nước có mang theo  Hà Đồ trên lưng. Nhưng chính nhờ Đại Vũ (2205 TCN), người  được cho  tìm ra việc phát hiện Lạc Thư trên lưng con rùa. Tuy nhiên, chính là nhờ Lạc Thư và lời giải thích (Lạc Thư cửu tinh đồ) mà chúng ta biết được chính xác mô hình ngôi sao được thiết lập từ sao Bắc Đẩu và tìm thấy  ở trên Hà Đồ nổi tiếng này theo nguyên tắc Âm dương ngũ hành. Từ nổi tiếng « Luo » (Lạc) được tìm thấy trong văn bản của bình luận vĩ đại của Đức Khổng Tử:

Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa hóa thánh nhân hiệu chi; thiên tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi

Cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá, thánh nhân bắt chước; trời bày ra hình tượng. Hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra sông Hoàng Hà, hình chữ hiện ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng.

tiếp tục được giải thích cho đến ngày nay là tên của sông Lạc, một chi nhánh của sông Hoàng Hà chảy qua và nuôi dưỡng cả miền trung Trung Hoa. Chúng ta tiếp tục thấy trong Hà Đồ Lạc Thư sự khởi đầu của nền văn minh Trung Hoa. Từ hình vẽ  cho đến dấu hiệu ngôn ngữ, người ta nghĩ về cuộc diễu hành của nền văn minh Trung Hoa  trong Di Kinh mà không tin rằng đó có thể là mô hình được Đức Khổng Tử mượn từ một nền văn minh khác. Tuy nhiên, nếu Lạc được liên kết với từ Việt, nó chỉ định đó là bộ lạc Lạc Việt  mà người dân Việt xuất thân. Đây có phải là một sự trùng hợp thuần túy hay cái tên được sử dụng bởi các hiền nhân  vua Đại Vũ hay  Đức Khổng Tử để chỉ nền văn minh Văn Lang hay không? Lạc Thư chỉ định một cách viết hiệu quả  của bộ tộc Lạc Việt:  Lạc tướng các tướng, Lạc hầu các hầu tước,  Lạc điền lảnh thổ của bộ lạc đó vân vân…

Thật tuyệt vời  khi nhận thấy rằng lý thuyết Âm Dương ngũ hành có được sự liên kết hoàn hảo và sự vận hành trong cách làm bánh chưng. Đây là một  bằng chứng cụ thể của nền văn minh Văn Lang. Ngoài nước dùng để nấu bánh, chúng ta còn tìm thấy trong bánh có  4 yếu tố cần thiết (thịt, đậu vàng, gạo nếp, lá tre hoặc lá cây cọ). Ngũ hành tương sinh gồm có 5 yếu tố nầy được thấy rõ khi tạo ra chiếc bánh này. Bên trong chiếc bánh là một miếng thịt lợn đỏ (Hỏa) được bao quanh bởi một loại nhân làm từ đậu vàng (Thổ). Toàn bộ được bao bọc bên ngoài bởi bột nếp trắng (Kim) được nấu bằng nước sôi (Thủy) trước khi tìm thấy màu xanh lục ở trên mặt bánh nhờ lá tre hay lá cây cọ (Mộc).

Hai dạng hình học, một hình vuông và một hình tròn mà chiếc bánh này có, tương ứng với Âm và Dương. Bởi vì khí Dương phản ánh sự trọn vẹn  và tinh khiết, nó được có hình dạng vòng tròn. Đối với Âm, chúng ta tìm thấy trong khí nầy có sự giới hạn và những tạp chất. Đây là lý do tại sao nó được có dạng hình vuông. Một sự khác biệt nhỏ là đáng chú ý trong định nghĩa Âm-Dương của người Trung Hoa và người Vietnam. Đối với người dân Việt, Âm  có thiên hướng động.

Ngũ hành tương sinh

Hỏa->Thổ->Kim->Thủy->Mộc->Hỏa

Đây là lý do tại sao chúng ta tìm thấy sự hiện diện của 5 yếu tố nầy trong Âm mà được thấy qua hình vuông (Bánh Chưng). Đây không phải là trường hợp với chiếc bánh có hình tròn (Bánh Giầy)  được tượng trưng Dương và có xu hướng mang đặc tính « tĩnh (bất động) ». Đây có lẽ là lý do  cho sự giải thích ngày hôm nay rằng định luật Âm dương và ngũ hành không có được một bước tiến lớn trong cuộc trình tiến hóa  và các ứng dụng của nó  vẫn tiếp tục mang tính chất huyền bí và lờ mờ trong dư luận chỉ vì lỗi được đưa  vào trong định nghĩa  Âm-Dương của người Trung Hoa.

Đền Hùng Vương

HUNG_VUONG

Chúng ta thường nói « Mẹ tròn, con vuôn » trong tiếng Việt để chúc hai mẹ con có sức khỏe tốt khi sinh. Biểu thức này được sử dụng như một cụm từ lịch sự nếu chúng ta không biết rằng nó được tổ tiên của chúng ta lưu lại để  mong được sự chú ý của chúng ta đến việc sáng tạo của vũ trụ. Từ đó  mới sinh ra Âm và Dương,  không chỉ đối lập mà còn tương tác và tương quan với nhau. Việc bổ sung và việc không thể tách rời khỏi hai thái cực này là nền tảng của sự phát triển khả quan của tạo hóa. Trò chơi điển hình của Việt Nam là trò chơi ô quan  minh chứng cho sự vận hành hoàn hảo của lý thuyết Âm-Dương và ngũ hành. Trò chơi nầy dừng lại khi không còn tiền thông báo trong hai hình bán nguyệt  tương ứng với hai thái cực Âm và Dương.

Bàn thờ tổ tiên

  Không có một người dân Việt nào không cảm xúc  khi nhìn thấy chiếc bánh chưng trên bàn thờ của tổ tiên trong  những ngày Tết. Đối với họ,  bánh nầy tuy không hấp dẫn và vô vị lại có một ý nghĩa đặc biệt. Nó chứng tỏ không chỉ sự kính nể  và tình cảm mà người dân Việt  có  với tổ tiên của mình mà còn cả dấu ấn của nền văn minh có 5 ngàn năm. Bánh chưng này là một bằng chứng không thể chối cãi về sự vận hành hoàn hảo của Âm Dương và ngũ hành. Đó là di sản duy nhất  còn nguyên vẹn mà người Việt Nam đã nhận được từ tổ tiên trong cơn lốc lịch sử. Nó không thể cạnh tranh với những kiệt tác của các nền văn minh khác như Vạn lí trường thành của Trung Quốc hay kim tự tháp của các pharaoh được làm bằng mồ hôi và xương máu. Nó là biểu tượng sinh động của một nền văn minh đã mang lại cho nhân loại một kiến ​​thức vô giá mà vẫn được tiếp tục sử dụng trong nhiều lĩnh vực ứng dụng (thiên văn học, phong thủy, y học, chiêm tinh vân vân …)

[Trở về thời kỳ Hông Bàng: phần 1]

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.