Galerie des photos
Thu về rải rác lá vàng
Một mình lặng lẽ lang thang trên đường….
Galerie des photos
Thu về rải rác lá vàng
Một mình lặng lẽ lang thang trên đường….
Vương quốc Phù Nam
Cho đến đầu buổi bình minh của thế kỷ 20, mới có sự thông báo về vương quốc Hindu cổ này trong vài văn bản chữ Hán. Vương quốc cổ nầy được đề cập lần đầu tiên vào thời Tam Quốc (220-265) qua một văn bản chữ Hán vào lúc có sự thiết lập quan hệ ngoại giao của nhà Đông Ngô với các nước ngoại bang. Trong báo cáo này, người ta có biên chép rằng thống đốc của hai tỉnh Quãng Đông và Bắc Kỳ tên là Lu-Tai có cử các đại diện (congshi) đến các vùng ở phía nam của nước ông. Các vua ở các vùng nầy trong đó có nước Phù Nam, Lâm Ấp và Tang Ming (một quốc gia được xác định ở phía bắc của Chân Lạp vào thời nhà Đường), cũng có từng gửi một sứ giã đến cống vật cho Lu Tai. Sau đó, nước Phù Nam cũng được nhắc đến trong các biên sử từ nhà Tấn cho đến nhà Đường. Tên Phù Nam đây là phiên âm của từ cổ bhnam (núi) của người Khờ Me trong chữ Hán. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sự dè dặt và nỗi e ngại của một số chuyên gia về việc giải thích từ « Phù Nam » với từ « núi ». Họ nhận thấy từ Phù Nam theo nghĩa « gò » nó đúng hơn trong sự biện minh bởi vì với thời gian gần đây, trong các cuộc nghiên cứu dân tộc học [Martin 1991; Porée-Maspero 1962-69] người Khờ Me thường có thói quen thực hành các nghi lễ xung quanh các gò nhân tạo. Người Hoa không biết phong tục này nên họ ám chỉ đến cách thức thực hành này để chỉ định vương quốc này. Nhờ các cuộc khai quật khảo cổ bắt đầu vào năm 1944 tại Óc Eo thuộc tỉnh An Giang ở miền nam Việt Nam hiện nay dưới sự hướng dẫn của ông Louis Malleret thì không còn sự nghi ngờ nào nữa về sự tồn tại và thịnh vượng của vương quốc Ấn Độ hóa này. Những kết quả thu thập từ các cuộc khai quật này đã được ghi chép trong luận án tiến sĩ của ông, sau đó còn được công bố trong một cuốn sách có tựa đề là « Khảo cổ học của đồng bằng sông Cửu Long« . Nó bao gồm được 6 tập.
Điều đó mới có thể xác minh được các dữ liệu của người Hoa và càng làm rõ ràng hơn trong việc giới hạn địa phận của vương quốc nầy. Vì tìm ra được rất nhiều các vật khảo cổ bằng thiếc nên nhà khảo cổ Pháp Louis Malleret không ngần ngại dùng tên Óc Eo để chỉ định văn hóa đồ thiếc nầy. Bây giờ mới bắt đầu có một ánh sáng rực rỡ trên vương quốc này cũng như về các mối quan hệ bên ngoài của nó trong quá trình nối lại các chiến dịch khai quật được thực hiện với các é-kip Việt Nam (Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, Lê Xuân Diêm) cũng như với é-kip Pháp-Việt dưới sự hướng dẫn của Pierre-Yves-Manguin từ năm 1998 đến 2002 trong các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An, những nơi mà tìm ra được nhiều di tích của văn hóa Óc Eo. Được biết Óc Eo là một hải cảng quan trọng của vương quốc này và là trung tâm thương mại một mặt giữa bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và mặt khác giữa sông Mê Kông và Trung Quốc. Khi những chiếc thuyền của khu vực không thể đi được quãng đường dài và phải đi dọc theo bờ biển, Óc Eo trở thành vì thế một lối đi bắt buộc và cũng là một chặng chiến lược trong suốt 7 thế kỷ sung túc và thịnh vượng của xứ Phù Nam. Vương quốc nầy có một chu vi hình tứ giác giữa vịnh Thái Lan và miền tây của đồng bằng sông Cửu Long (Transbassac) ở miền nam Việt Nam. Nó được bao bọc ở phía tây bắc bởi biên giới Kampuchia và về phía đông nam bởi các thị trấn Trà Vinh và Sóc Trăng. Những bức ảnh được người Pháp chụp từ trên không vào những năm 1920 mới tiết lộ rằng Phù Nam là một đế chế hàng hải (hay một cường quốc hải dương).Theo các tác giả Trung Hoa, các thành phố tự trị nầy được bao bọc bởi các thành lũy và các mương đầy cá sấu, nối tiếp kề nhau và được chia ra thành nhiều khu nhờ sự rẻ nhánh các kênh rạch và các đường giao thông. Người ta có thể hình dung được những ngôi nhà cùng các cửa hàng nhà sàn có ở chung quanh các thuyền đậu như ở thành phố Ý Venise hay ở các thành phố của miền bắc Âu Châu. Qua mạng lưới đáng kinh ngạc này được tạo thành từ các dãy kênh rạch được bố trí dọc thẳng theo hướng đông bắc /tây nam (từ sông Hậu ra biển) và liên lạc thông qua với nhau, ngừời ta khám phá được vai trò quan trọng của sông Hậu trong việc sơ tán được nước lũ ra biển. Nhờ vậy mới có thể rửa sạch đất bị phèn, đẩy lùi sự xâm nhập của các vùng nước lợ qua các trận lũ của sông Hậu, ưu đãi việc trồng lúa nổi và bảo đảm được việc cung cấp hàng hóa trong nước đến từ Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Độ mà còn có luôn cả vùng Địa Trung Hải. Việc phát hiện ra các đồng tiền vàng với hình nộm của hoàng đế La Mã Antonin le Pieux, có từ năm 152 sau Công nguyên hay hoàng đế Marc Aurèle và các bức phù điêu của các vị vua Ba Tư dẫn chứng cho vai trò quan trọng của vương quốc này trong việc trao đổi hàng hóa ở đầu kỷ nguyên công giáo. Thậm chí còn có một kênh lớn nối từ thành phố hải cảng Óc Eo đến biển một mặt và mặt khác từ sông Mê Kông đến thành phố cổ Angkor Borei nằm ở thượng nguồn 90 cây số trên lãnh thổ Cao Miên. Đây có lẽ là thủ đô của xứ Phù Nam trong thời kỳ suy tàn. Đối với nhà khảo cổ học người Pháp Georges Coedès, sự nghi ngờ nầy không còn nữa vì vị trí của Angkor Borei tương ứng chính xác với Na-fou-na, được mô tả trong các văn bản Trung Quốc là thành phố mà các vị vua Phù Nam ẩn cư sau khi họ bị trục xuất ra khỏi cố đô của Phù Nam, Tö-mu. Thành phố nầy được xác định là thành phố Vyādhapura và nằm trong vùng Bà Phnom thuộc lãnh thổ Cao Miên bởi Georges Coedès. Sự phong phú của địa điểm khảo cổ này và sự đa dạng của các di tích cổ tìm thấy chứng minh được sự xác nhận của ông. Nhờ các vật thể được phát hiện qua các chiến dịch khai quật ở các địa điểm của văn hóa Óc Eo, chúng ta có thể nói rằng vương quốc này đã có được ba thời kỳ quan trọng trong quá trình tồn tại của nó:
Références bibliographiques
Georges Coedès: Quelques précisions sur la fin du Founan, BEFEO Tome 43, 1943, pp1-8
Bernard Philippe Groslier: Indochine, Editions Albin Michel, Paris
Lê Xuân Diêm, Ðào Linh Côn,Võ Sĩ Khai: Văn Hoá Oc eo , những khám phá mới (La culture de Óc Eo: Quelques découvertes récentes) , Hànôi: Viện Khoa Học Xã Hội, Hô Chí Minh Ville,1995
Manguin,P.Y: Les Cités-Etats de l’Asie du Sud-Est Côtière. De l’ancienneté et la permanence des formes urbaines.
Nepote J., Guillaume X.: Vietnam, Guides Olizane
Pierre Rossion: le delta du Mékong, berceau de l’art khmer, Archeologia, 2005, no422, pp. 56-65.
Tại sao các chùa Nhật Ban không bị sụp đổ khi có động đất?
Đến xứ Nhật Bản, du khách thường có dịp đi tham quan các chùa Nhật bằng gỗ ở Nara và Kyoto. Qua nhiều trận động đất thường xuyên ở Nhật Bản, các chùa nầy vẫn đứng vững dù đã có trải qua hơn 1300 năm xây cất. Cũng như chùa Senso-ji 5 tầng ở Tokyo không phải bị phá hủy bởi động đất mà bị oanh tạc trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy có bí quyết nào khiến các chùa không bị sụp đổ và được bảo vệ trước sự tàn phá của động đất ? Đó là một câu hỏi mà chính mình cũng tự nêu ra khi đến tham quan các chùa như Senso-ji và Kiyomizu Dera. Theo kiến trúc sư Nhật Ueda Atsushi thì sự bảo vệ an toàn nầy được giải thích với chùa Hôryûji, một chùa Nhật có lâu đời nhất dựa trên các lý do như sau trong quyển Nipponia số 33. Trước hết là việc sử dụng vật liệu. Tất cả phần cấu trúc của chùa đều làm bằng gỗ. Nó có thể cong uốn nhưng không dễ bị gãy, đó là nhờ tính linh hoạt khiến nó có thể làm tiêu tan và thu hút năng lượng địa chấn. Kế đó là sự lựa chọn thiết kế kiến trúc. Không có một cây đinh nào trọng dụng ở các nơi nối các thanh trúc với nhau (như lỗ mộng, lưỡi gà vân vân..). Các đầu của các thanh trúc nầy được đục mỏng và hẹp hơn vào trong các khe khiến tạo ra một lề di chuyển, cọ xát lẫn nhau và kiềm chế lại được việc truyền năng lượng địa chấn lên đỉnh tháp. Với kỹ thuật nầy, một chùa Nhật Bản năm tầng như Senso-ji có ít nhất một ngàn thanh trúc nối với nhau qua các lỗ mộng. Hơn nữa, chùa có một cấu trúc có nhiều lớp hay nhiều hình hộp chồng lên, cái to ở dưới chót cái nhỏ ở trên cao mà người Nhật họ gọi là go-ju no to. Khi mặt đất rung chuyển thì các hộp từ từ đu đưa nhưng mỗi lớp của cái hộp hoàn toàn độc lập với các lớp khác khiến cho toàn bộ cấu trúc dễ « uốn nắn », linh hoạt như một con rắn vặn vẹo và tìm lại được lại sự thăng bằng như một món đồ chơi con lắc jaijirobe của người Nhật. Khi lớp hộp ở dưới xoay bên trái thì lớp hộp nắp trên xoay bên phải rồi trên nữa xoay bên trái …Nhưng sự thăng bằng nầy có thể bị phá vỡ nếu có một lớp nào tách rời xa quá trung tâm và nếu nó không được kéo về lại vị trí khiến làm toàn bộ cấu trúc sẽ sụp đổ. Đấy là trong trường hợp có một trận động đất cực kỳ quan trọng. Vì vậy để ngăn ngừa sự sụp đổ nầy mà cần có cây cột trụ lớn từ dưới đất lên tới đỉnh nằm ở trung tâm. Nó có nhiệm vụ là đưa về vị trí cũ một trong những lớp hộp nào muốn trượt ra khỏi ngoài. Như thế cây cột trụ trung tâm (shinbashira) giữ vai trò chốt then và xem như một chiếc đũa mà được đâm xuyên qua ở dưới đích của 5 cái chén úp chồng lên nhau khiến các chén nầy khó mà bay ra ngoài. Các chén nầy được kiến trúc sư Nhật Ueda Atsushi gọi là các chén của Christophe Colomb » bằng cách tìm nguôn cảm hứng với quả trứng của Christophe Colomb. Quả trứng nầy đứng vững trên bàn sau khi một phần nhỏ của vỏ đã bị san phẳng ở một đầu của nó. Những kỷ thuật truyền thống của các chùa Nhật 5 tầng vẫn còn được trọng dụng và là nguồn cảm ứng không ít hiện nay cho các toà nhà cao ốc như ngọn tháp Tokyo Skytree.
De passage au Japon, le touriste a l’occasion de visiter les pagodes japonaises de Nara et Tokyo. Malgré la fréquence des séismes au Japon, ces pagodes continuent à tenir bon durant 1300 ans de leur construction. C’est le cas de la pagode Senso-ji à 5 étages. Celle-ci n’a jamais été détruite par le séisme mais elle a été anéantie entièrement par les bombardements durant la deuxième guerre mondiale. Quel est le secret pour ces pagodes de ne pas s’écrouler face à la dévastation provoquée par le séisme ? C’est aussi la question que je me pose moi-même sans cesse lors de la visite des pagodes Senso-ji (Tokyo) et Kiyomizu Dera (Kyoto). Selon l’architecte japonais Ueda Atsushi, l’entière protection trouve son explication avec la très ancienne pagode Hôryûji. Celle-ci est basée essentiellement sur les raisons suivantes trouvées dans le livre Nipponia n° 33. D’abord c’est l’utilisation du matériel. Toute la structure de la pagode a été faite avec du bois. Celui-ci peut être flexible mais il n’est pas cassable. Ce matériau de construction a la vertu d’être souple, ce qui permet de dissiper et d’absorber l’énergie sismique. Puis c’est le choix de la conception architecturale. Aucun clou n’est utilisé dans les réseaux de joints où les pièces de bois (comme les mortaises, les languettes etc…) peuvent être rabotées de façon mince et rétrécies dans les fentes, ce qui donne une large marge de déplacement et provoque le frottement entre ces pièces jouant ainsi un rôle de frein à la propagation sismique ver la partie haute de la pagode. Avec cette technique, une pagode japonaise comme Senso-ji possède au moins un millier de joints assemblés par mortaises ou tenons. De plus la pagode a une structure en « couches ou boîtes superposées » où l’empilement s’effectue d’une manière progressive de bas en haut, de la plus grande à la plus petite au sommet de la pagode. Les Japonais désignent cette structure sous le nom « go-ju no to ». Quand la surface du sol commence à bouger, chaque boîte oscille indépendamment de ses voisines. La tour effectue une sorte de « danse de serpent » et retrouve son équilibre à l’état intial comme le jouet artisanal japonais jaijirobe. Quand la boîte formant l’étage inférieur a tendance à tourner vers la gauche, celle au dessus oscille vers la droite et celle au dessus encore vers la gauche … Cette manière à osciller peut provoquer un déséquilibre et aboutit à un écroulement de la structure lorsqu’une boîte s’écarte trop du centre et ne réussit pas à revenir à son état initial. C’est le cas où le tremblement de terre est très violent. Pour cela, il s’avère indispensable d’avoir au centre de la base de la pagode un gros pilier central (ou shinbashira) s’élançant du bas jusqu’au sommet pour empêcher le déséquilibre ainsi que l’écroulement de la structure. Ce pilier a pour rôle de ramener la « boîte empilée » à son état initial lorsque cette dernière s’éloigne trop du centre. On peut dire que le pilier central ou (shinbashira) assume la fonction de verrou. Il est considéré comme une baguette transperçant au centre les fonds de cinq bols empilés à l’envers sur un plateau, ce qui les empêche de tout écartement. L’architecte japonais Ueda Atsushi désigne ces bols sous le nom des « bols de Christophe Colomb » en trouvant l’inspiration dans l’exemple de l’œuf de Christophe Colomb. Celui-ci peut se maintenir sur la table lorsqu’une petite partie de sa coquille est aplatie à l’une de ses extrémités. Les techniques classiques servant la construction des pagodes japonaises à 5 étages continuent à être employées encore aujourd’hui et constituent au moins une source d’inspiration pour les gratte-ciel. C’est le cas de la tour Tokyo Skytree.
Lối sống siêu sạch của người Nhật
L’art de vivre « propre » à la japonaise.
Đến xứ mặt trời mọc, mình rất bỡ ngỡ ngày đầu khi khám phá được lối sống siêu sạch của người Nhật. Mới đến phi trường thì mình đã nhận thấy dọc theo hành lang ra cổng có rất nhiều phòng vệ sinh. Lên xe ca thì mỗi du khách phải quản lí rác của mình cho đến ngày trở ra phi trường chớ tài xế không có dọn cho đâu, đó là lời nói của HDV Ngọc Anh nói với đoàn mình ngày đầu trên đường về khách sạn. Từ phi trường đến khách sạn rồi trong những ngày tiếp đi tham quan mọi nơi thì nhận thẩy ở đâu cũng sạch luôn cả phòng vệ sinh. Đến nơi nào như nhà hàng, chuyện đầu tiên phải làm là cổi giày để trước cửa hay bỏ trong tủ. Họ rất sạch sẻ từ trang phục đến giày. Khi có mưa, họ chuẩn bị túi nylon để bạn gói dù ướt lại và để tránh nước mưa nhỏ trên nền đất. Thùng rác ở công cộng được chia ra nhiều loại chẳng hạn như chai nước vứt đi cũng phải bỏ vào 3 thùng rác khác nhau: nút chai, vỏ chai và nhãn giấy trên chai nước. Tại sao họ sạch đến thế ? Sỡ dĩ họ được như vậy vì họ có một thói quen từ thưở nhỏ lúc còn là học sinh tiểu học hay cấp hai ở trường. Họ có một môn học gọi là « Kỷ năng lao động » khiến họ có trách nhiệm làm sạch nơi mình dùng. Họ rất nhạy cảm về hình ảnh của họ trong mắt người khác. Họ còn được giáo huẩn để biết tôn trọng tài sản của người khác mà muốn được thế, họ phải có lòng tự trọng ở bản thân họ. Họ không bao giờ ăn xin dù họ nghèo, vô gia cư, nằm ngủ trong hầm điện métro. Mình cho tiền thì họ lấy. Họ không bao giờ đòi hay nhận tiền bo ở nhà hàng vì họ xem đó là nhiệm vụ họ phải hoàn thành mà thôi. Họ rất tự hào về họ, về dân tộc của họ. Việc cội rửa bụi bẩn ở tinh thần cũng như ở thể chất là những việc hằng ngày mà họ phải làm thôi. Họ xem đây là một thể thức rèn luyện, tu tập mà họ phải cố gắng cũng như thiền định vậy. Cũng nên nhớ là trước khi Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản thì người dân Nhật đã theo Thần đạo mà trong đạo nầy có nghi lễ thanh tẩy trước khi vào đền Thần đạo. Bỡi vậy họ phải cần đảm bảo sạch sẻ và tinh khiết để có được một tâm hồn lẫn tâm trí thanh tịnh. Có vậy mới bày tỏ được lòng thành kính với Thần. Đấy là những lý do khiến lối sống của người dân Nhật quá siêu sạch và quá thanh tao. Đây là một ấn tượng để lại cho mình lúc đầu sự bỡ ngỡ rồi sau đó sự khâm phục trong thời gian ở xứ Phù Tang
En débarquant au Japon, je suis un peu déboussolé et étonné le premier jour par le fait de découvrir l’art de vivre « super propre » des Japonais. Je m’aperçois qu’il y a pas mal de toilettes mises à la disposition des touristes tout le long du couloir de l’aéroport. Dans le car qui nous ramène à l’hôtel, chacun de notre groupe doit gérer jusqu’au jour de notre départ, les ordures avec le sac en nylon distribué. C’est ce que le guide vietnamien Ngọc Anh nous dit tout de suite car pour lui, le chauffeur du car ne le fait pas. Ce n’est pas sa mission. Il faut rendre propre le car à son état initial. Du premier jour jusqu’au dernier jour de mon voyage, la propreté est visible partout y comprises les toilettes publiques.(dans la gare du métro par exemple). Arrivé dans n’importe quel restaurant, la première chose à faire est d’enlever les chaussures et de les ranger soit dans un casier à chaussures soit à l’entrée de l’établissement. Les Japonais aiment s’habiller de la manière la plus propre et simple. En cas de pluie, ils distribuent à chacun de leurs clients un sac en nylon pour couvrir son parapluie mouillé et éviter le trempage de l’eau sur le plancher de leur boutique. Les poubelles urbaines publiques sont divisées en plusieurs catégories. En prenant l’exemple de la bouteille en plastique, il faut effectuer le rangement en trois poubelles différentes: la première réservée à son bouchon, la deuxième pour sa marque collée en papier et la dernière pour la bouteille elle-même. Pour quelle raison sont-ils si propres ? Ils le sont ainsi car ils ont cette habitude dès leur jeune âge à l’école primaire. Ils ont une matière intitulée « la compétence dans le travail » à apprendre, ce qui les oblige à avoir la responsabilité de rendre propre l’endroit où ils travaillent. Ils sont tellement susceptibles d’être mal vus dans le regard des autres. Ils sont éduqués de manière à respecter le bien d’autrui mais pour cela il faut qu’ils s’engagent à se respecter eux-mêmes. Ils ne mendient pas même s’ils sont pauvres, sans domicile et se traînent dans le métro, c’est ce que je constate moi-même. Ils ne sollicitent pas le pourboire dans les restaurants car pour eux, c’est une mission à accomplir, une manière de reconnaître leur valeur et leur compétence dans le travail. Ils sont très fiers d’eux et de leur pays.
Le fait de se purifier l’esprit ou le corps est le travail journalier qu’ils tentent d’assumer tout simplement. Ils le prennent comme une façon importante de se corriger et de se perfectionner avec effort et patience comme la méditation. Il faut rappeler qu’avant l’implantation du bouddhisme au Japon, les Japonais ont eu le shintoïsme. Dans cette religion locale, il y a le rite de purification avant de visiter le jinja (le temple où réside la divinité shintoïste). Le visiteur doit s’assurer qu’il est « propre » et « pur » afin d’avoir une âme et un esprit calme et serein. Cela lui permet de montrer son respect envers la divinité. Ce sont les raisons expliquant leur art de vivre « propre ». Cela me laisse pantois d’étonnement et d’admiration durant mon séjour au Japon.
Viếng thăm ngôi chùa cổ kính Senso-ji (Tokyo)
Ngày thứ hai của cuộc hành trình ở Nhật Bản
Đến Nhật Bản thường dễ nhận thấy cổng Torii ở trong các thành phố. Cổng nầy là biểu tượng của thần đạo, một tôn giáo bản địa của người dân Nhật. Đây cũng là cổng để phân chia rõ rệt giữa thế giới trần tục và không gian thiêng liêng của Thần đạo. Theo tư tưởng của đạo nầy, vạn vật dù là vật đó sống hay chết ở trong tự nhiên đều có thần (kami) cư ngụ. Có thể vì Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thiên tai như các siêu bão, sóng thần, động đất vân vân… khiến người dân ở nơi nầy họ nghĩ rằng có một sức mạnh vô hình nào đến từ những thần linh khiến làm họ lúc nào cũng lo sợ, buộc lòng họ phải kính thờ và thân thiện. Bởi vậy trong mỗi nhà của người dân Nhật thường thấy có một bàn thờ tổ tiên hay là của một vị thần nào quen thuộc. Tổ tiên của vị thiên hoàng Nhật Bản hiện nay cũng cho mình là con cháu của nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami. Với tầng lớp nông dân ở xứ Nhật thời đó,vai trò của nhà vua rất quan trọng vì ông là người có khả năng cầu xin nữ thần để được mùa màng. Chính nhờ tư duy thần đạo nầy mà đế chế Nhật Bản vẫn được bảo tồn qua nhiều thế kỷ nhất là vai trò thiêng liêng của thiên hoàng không bao giờ bị tướt đoạt dù quyền lực đã rơi nhiều lần vào các gia đình có thế lực mạnh (Kamakura, Muromachi và Tokugawa). Nước Nhật có đến hiện nay 80.000 thần xã (jinja) (hay đền của Thần đạo) thường nằm trên đồi hay ven vệ đường. Rất ít người Nhật hiện nay theo thần đạo nhưng những thói quen như óc thẩm mĩ tối giản, chân phương hay thanh tẩy đều bắt nguồn từ thần đạo. Trước khi nhận Phật gíáo làm quốc giáo vào thế kỷ thứ 6 với hoàng tử Shotoku Taishi của dòng dõi Yamato thì người dân Nhật họ đã có thần đạo. Bởi vậy Phật giáo đột nhập vào Nhật Bản, đã có lúc đầu một cuộc xung đột ít nhiều với thần đạo nhưng về sau nhờ có sự hỗn hợp và hoà đồng của hai đạo khiến Phật giáo đã bắt rễ ăn sâu cho đến hiện nay vào đời sống của người dân Nhật. Phật giáo thể hiện được không những tính liên tục hài hoà với thần đạo qua các lễ hội quan trọng (matsuri) mà còn có những nét đặc điểm trong tôn giáo và văn hóa Nhật Bản nhất là về vũ trụ quan và đạo lí nhân sinh. Khi xâm nhập vào Nhật Bản, Phật giáo được biến hóa theo nhu cầu cần thiết và cứu tế của người dân Nhật. Sự hoà nhập Phật giáo vào tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng được xem tương tự như ở Vietnam với những người theo đạo Phật thờ cúng tổ tiên. Ở đất nước nầy Thần là Phật mà Phật cũng là Thần. Cụ thể là nữ thần Kannon của Senso-ji (Thiền Thảo Tự) trở đi về sau thành Quan Âm bồ tát khi Phật giáo gia nhập xứ Nhật. Đây cũng là một sự kết hợp tính cứu tế của Quan Âm truyền thống với tính phồn thực thấy ở nữ thần Nhật Bản trong tín ngưỡng dân gian bản đia. Bởi thế Quan Âm Nhật Bản còn là vị thần se duyên và phụ sản nữa.
Sáng nay, ngày thứ hai, phái đoàn cùng mình được đi viếng thăm một chủa cổ kính tên là Senso-ji (Thiền Thảo Tự) nằm ở phía bắc của Tokyo. Muốn chỉ chùa chiền, người dân Nhật thường dùng chữ ji hay dera ở cuối tên chủa. Chùa nầy còn có tên là Chùa Quan Âm Asuka vì vào năm 628, có hai người dân chài kéo lưới được một pho tượng của nữ thần Kannon bằng vàng từ sông Sumida. Được biết chuyện nầy, lãnh chúa vùng nầy mới thuyết phục được hai người dân chài và cùng nhau xây một miếu thờ nữ thần Kannon Rồi đến năm 645 có một sư tăng Shokai xây chùa tại đây để thờ phượng. Nhờ sự cúng dường một phần đất lớn cho chùa của Mạc phủ Tokugawa Iaetsu mà diện tích của chùa được tăng thêm. Chùa được nổi tiếng từ đó và trở nên ngày nay là một quần thể chùa đền mà du khách đến tham quan Tokyo không thể bỏ qua vì nó được sùng tu lại và giữ được phong cách kiến trúc cổ kính của thời Edo (Tokyo xưa) dù bị tàn phá trong thế chiến thứ hai. Đến chùa nầy, mọi người phải đi qua cổng chính Kaminarimon thường được gọi là « Cổng sấm »(Lôi Môn). Nơi nầy có hai vị thần gác cổng, một người tên là Fujin (Phong thần bên phải) và Raijin (Lôi thần bên trái). Cổng nầy đựơc du khách chú ý nhất là nhờ có một lồng đèn giấy to tác treo ở giữa cổng nhất là ở dưới đáy có chạm khắc một con rồng rất tinh xảo. Lồng nầy không thay đổi qua bao nhiều thế kỷ theo dòng lịch sử.
Phiá sau các thần nầy, còn có hai tượng thần Kim Long và Thiên Long một nữ, một nam, cả hai là thần nước để nhắc đến có sự liên quan mật thiết với sông Sumida, nơi mà tìm ra Phật mẫu. Khó mà chụp hình rõ ràng vì có lẽ người dân Nhật sợ thất lễ phạm thượng nhất đây là các thần (kami) của Thần đạo. Sau cùng, du khách sẻ găp ngay đường Nakamise-dori dài 250 thước. Đường nầy có rất nhiều mặt hàng bán đồ đặc sản và thủ công truyền thống làm rất tinh xảo như đai lưng obi, quạt giấy, lược chải tóc, búp bê Nhật vân vân … Gần cuối đường, du khách sẽ gặp một một đỉnh đốt nhang (joukoro) lúc nào cũng có người đứng xung quanh đốt nhang, khói bốc nghi ngút. Họ cầu nguyện mong đựợc sức khoẻ hay may mắn. Bên phải của đỉnh đốt nhang thì có các máy xin xăm (omikujis) . Đây là một loại giấy tiên đoán tương lai mà du khách bỏ tiền vào máy kéo bắt thăm. Một dạng loto. Còn phiá bên trái của đỉnh nhìn về đằng xa sẽ thấy một ngôi chùa 5 tầng, nơi giữ tro cốt của Đức Phật Thích Ca. Sau đó du khách sẻ đến cổng Hozomon (hay là Bảo Tạng Môn) trước khi vào chùa Sensoji thật sự. Cổng nầy được xây lại vào năm 1964 bằng bê tong cột thép có hai tầng và có một căn nhà chứa rất nhiều kinh Phật chữ Hán ở thế kỷ 14. Nơi nầy, trước cổng có bố trí hai tượng Kim Cương lực sĩ và có một lồng đèn (chochin) nặng 400 kilô kèm theo hai toro ở hai bên với vật liệu bằng thau trông rất xinh đẹp, mỗi toro nặng có một tấn. Sau cổng Hozomon, du khách sẻ đến điện chính nơi thờ nữ thần Kannon hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện nầy có hai gian. Gian truớc dành cho tín đồ Phật tử còn gian sau thì dành cho cúng kiến Phật mẫu và không được vào. Một khi vào bên trong của gian ngoài của điện thì sẽ thấy một ngôi miếu mạ vàng hiện ra nơi thờ bức tượng Quan Âm đã có từ thưở xưa. Các tín đồ thể hiện lòng kính có thể đốt nhan và ném tiền xu. Rất ít có thì giờ cho mình để ngắm nghiá, chỉ vỏn vẹn mua vài đôi đũa và chụp hình để lưu niệm (45 phút mà HDV dành cho đoàn trong thời gian tham quan). Một kỷ niệm khó quên, một ngôi chùa quá đẹp của thời Edo, một khu phố náo nhiệt và sầm uất trong một không gian tôn nghiêm và tĩnh lăng ….
Đến xử Phù Tang mới biết thêm một chuyện về các nhà sư « ăn thịt lấy vợ ». Các ông nầy có quyền lập gia đình và có quyền giữ chức vụ cha truyền con nối để trù trì, thật là một chuyện khó tin nhưng thật sự là vậy. Làm sư có rất nhiều tiền lắm vì có nhiều lợi tức trước hết là nhờ có đất chùa từ bao nhiêu thế kỷ nên cho các tiệm buôn bán thuê mướn truớc chùa hay là lo việc buôn bán đất mộ táng. Sỡ dĩ chùa có nhiều đất đó là nhờ các lãnh chúa cúng dường một thuở xa xôi cho chùa xem như đó là một thứ lễ vật để cầu phúc hay sám hối. Vì thế đất trở nên sở hữu của chùa và trở thành một lợi tức không nhỏ cho việc sinh sống của nhà sư. Đất chật ngưòi đông như ở Nhật Bản nên đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận. Người Nhật lúc còn sống thì theo đạo thần, công giáo hay vô đạo. Lúc về già gần chết thì muốn theo đạo Phật để về Tây Phương cực lạc. Vì vậy nhất định theo đạo Phật, tốn cả triệu Yên để mua miếng đất mộ táng ở chùa mà muốn vậy thì phải là Phật tử tức là phải trải qua các nghi thức của chùa để có pháp danh mới có quyền mua đất ở chùa. Bao nhiêu tiền được sư thu thập không có đóng thuế nhất là còn thêm tiền chăm sóc các mộ táng mỗi năm và tiền đi ra ngoài làm Phật sự những lúc có người cần đến. Bởi vậy lấy sư là có một tương lai rực rỡ cùng nghề làm võ sĩ sumo. Đây là hai nghề được các cô yêu chuộng hiện nay nhất ở Nhật Bản. Hướng dẩn viên Ngọc Anh nói đến chuyện các sư Nhật làm mình cười nhớ đến sư trù trì của chùa Ba Vàng ở miền bắc Vietnam. Người dân Nhật họ có một tư cách hành sự vô cùng phức tạp về tôn giáo nhất là họ có đầu óc rất thực tiễn: họ đi lễ của thần đạo vào năm mới, đến chùa chiền của đạo Phật vào lúc mùa xuân và tổ chức tiệc tùng và tặng quà cho nhau theo đạo Kitô lúc Noël.
Sơ đồ của chùa Asuka-Kannon
La pagode Senso-ji de Tokyo
En débarquant de l’avion au Japon, le touriste a l’habitude de voir fréquemment les toriis de couleur vermillon dans les villes. Ces portails sont le symbole caractéristique du Shintoïsme, une religion locale des Japonais. Ils reflètent aussi la délimitation de la frontière entre le monde profane et l’espace sacré du sanctuaire shintoïste. Selon la pensée de cette religion, tout être vivant ou mort dans la nature doit être habité par un esprit maléfique ou bénéfique (kami). À cause des calamités fréquentes comme les typhons, tsunamis, séismes etc… au Japon, cela inspire profondément à ses habitants la certitude d’une force interne (ou énergie) invisible venant des esprits (kamis). C’est pour cela qu’ils sont constamment peureux et angoissés face à ces esprits et ils sont obligés de les vénérer dans le but de les apprivoiser et les remercier de leur protection dans une vie éphémère soumise au temps. Dans chaque maison japonaise, il y a toujours un autel réservé pour les ancêtres ou pour un « kami » familier. Les ancêtres de l’actuel empereur japonais ont reconnu d’être les descendants de la déesse du Soleil Amaterasu Omikami. Pour les paysans japonais de cette époque, le rôle de l’empereur est très important car il a la possibilité de demander les faveurs auprès de la déesse pour avoir de bonnes récoltes. C’est grâce au shintoïsme que l’empire japonais est préservé durant des siècles. Le rôle sacré de l’empereur n’est pas confisqué non plus malgré que le pouvoir de décision était revenu plusieurs fois aux mains des shoguns.(Kamakura, Muromachi và Tokugawa). Le Japon a aujourd’hui 80.000 temples shintoïstes (jinja) situés sur les collines ou au bord des routes. Peu de Japonais sont aujourd’hui shintoïstes mais les habitudes telles que l’esprit esthétique minimaliste, la purification ou la sincérité sont empruntées dans le shintoïsme. Avant de reconnaître le bouddhisme comme la religion d’état au 6ème siècle avec le prince Shotoku Taishi de la lignée Yamato, les Japonais ont déjà eu le shintoïsme. C’est pourquoi une fois implanté au Japon, le bouddhisme est au début, en situation de conflit plus ou moins prononcé avec le shintoïsme mais il y a à la fin une sorte de syncrétisme s’opérant entre les deux religions lorsque le bouddhisme réussit à s’enraciner jusqu’à aujourd’hui dans la vie quotidienne des Japonais. Le bouddhisme montre non seulement sa voie à une intégration harmonieuse avec le shintoïsme à travers les fêtes importantes (matsuris) mais aussi ses traits caractéristiques dans la religion et la culture du Japon, notamment dans le cosmos et la moralité humaine. Lors de son invasion au Japon, le bouddhisme s’est transformé en fonction des besoins d’aide nécessaires apportés aux Japonais. L’intégration du bouddhisme dans les croyances populaires japonaises est similaire à celle du Vietnam où les adeptes du bouddhisme vénèrent leurs ancêtres. Dans ce pays, la divinité est un Bouddha et inversement. La preuve est que la déesse Kannon du temple Senso-ji est devenue plus tard un Boddhisattva quand le bouddhisme réussit à s’implanter au Japon. Cela montre la combinaison d’un Boddhisattva traditionnel et du caractère de fertilité de la déesse japonaise dans la croyance populaire locale. C’est pourquoi le Boddhisattva japonais est aussi une déesse de mariage et de procréation. Au matin du deuxième jour, le groupe de touristes et moi, nous allons visiter la pagode Senso-ji située dans le nord de la capiale Tokyo. Quand le nom d’un monument est terminé par ji ou dera, il s’agit bien d’une pagode. Cette pagode est connue aussi sous le nom « Asuka » car elle est située dans un quartier très animé Asuka. En 628, il y avait deux pêcheurs réussissant à capturer dans leur filet une statue en or représentant la déesse Kannon dans le fleuve Sumida. Étant au courant de ce fait, un seigneur local réussît à les convaincre et à réaliser ensemble un autel dédié à cette déesse. Puis en 645, un moine de nom Shokai décida de construire à la place de cet autel un temple bouddhiste. C’est la pagode Senso-jì. Grâce aux donations de terrain effectuées par le shogun Tokugawa Iaetsu, la pagode commença à grandir et à changer d’aspect pour devenir jusqu’à aujourd’hui un complexe de pagodes et de temples shintoïstes dont le touriste ne peut pas se passer lorsqu’il a l’occasion de visiter la capitale Tokyo. C’est aussi une très ancienne pagode connue pour son charme et sa beauté retrouvée de l’époque Edo malgré la destruction provoquée durant la deuxième guerre mondiale. Pour entrer dans cette pagode, tout le monde doit emprunter le porche principal connu sous le nom « Kaminarimon » (ou porte de tonnerre) et protégé par deux divinités Fujin (déesse du vent) et Raijin (dieu de la foudre). L’attention des touristes est retenue par la présence d’une lanterne gigantesque suspendue au milieu du porche et dont le fond contient un beau dragon sculpté en ronde bosse. Cette lanterne ne subit pas des modifications majeures au fil des siècles de l’histoire de la pagode.
Derrière ces divinités shintoïstes, il y a encore un couple d’esprits de l’eau ( une déesse Kim Long et un dieu Thiên Long) rappelant le lien intime avec le fleuve Sumida où a été trouvée la statue Bodhisattva en or.. C’est difficile de bien faire les photos car les Japonais ont mis la grille métallique autour de ces kamis dans le but de les protéger et de ne pas les offenser. Puis le touriste se retrouve dans la rue marchande Nakamise-dori longue de 250 mètres. Celle-ci a plusieurs boutiques spécialisées dans la pâtisserie et dans l’artisanat traditionnel avec des produits de qualité comme les peignes, ceintures Obi, éventails, poupées etc…Cette rue se termine sur un parvis où trône un joukoro (un brûleur d’encens) autour duquel il y a toujours des gens continuant à brûler des encens dans un atmosphère rempli de fumée pour demander la bénédiction de la déesse. Sur la droite de ce parvis, on trouve des machines destinées à imprimer des omikujis. Ceux-ci sont des papiers sacrés que l’on récupère par tirage au sort pour prédire l’avenir du demandeur. C’est une sorte de loterie sacrée. Sur la droite de ce parvis, on voit apparaître la pagode à cinq étages où les cendres de Siddharta Gautama sont soigneusement conservés. Le deuxième porche monumental est connu sous le nom de Hozomon. Celui-ci a été gardé à son entrée par deux dieux gardiens impressionnants et construit en béton avec les colonnes en acier dans les années 1964. Hozomon a deux étages dont le deuxième est destiné à contenir des sutras écrits en chinois et datant du 14ème siècle. C’est ici qu’on trouve un chochin (une sorte de lanterne) de 400 kilos entouré de chaque côté par un beau toro en laiton, chacun pesant au moins une tonne. Derrière ce porche monumental, c’est le bâtiment principal (Kannon-do) de la déesse Kannon. Il est divisé en deux parties: la partie extérieure est réservée aux fidèles tandis que la partie intérieure est interdite au public car il y a l’autel doré de la déesse Kannon. Notre groupe dispose seulement de 45 minutes pour visiter Senso-ji car après cette visite, nous devons participer à un cours d’initiation au thé japonais. Un souvenir inoubliable, une belle pagode de l’époque Edo, un quartier très animé dans un espace serein.
Du ngoạn 6 ngày ở xứ sở Phù Tang
6 jours de visite au pays du Soleil-Levant
Đây là cái duyên của mình được viếng thăm đất nước mặt trời mọc chớ lúc đầu dự định đi Lệ Giang cổ trấn, một thành phố tuyệt đẹp ở tỉnh Vân Nam nhưng khi thăm dò thì phải mất 10 ngày để xin visa ở sứ quán TQ (Hànội) thêm vào đó phải trả tiền phí khá đắt nhất là mình công dân Pháp thì còn đâu thì giờ để tham quan VN. Vì vậy đổi hướng đi Nhật Bản không cần visa không tốn xu nào cả. Có điều là phải đặc cọc tiền giữ tour 20 triệu tiền VN và nếu tour có hơn 15 người thì mới đựợc thực hiện còn dưới sẻ hoàn tiền lại. Cho đến hôm về tới Hànội mới biết mình được đi. Thật là mình có duyên để đến xứ sở Phù Tang nầy. Thành thật cám ơn cháu Trung và cháu Ngân tận tình giúp chú để chú thực hiện được chuyến tham quan nầy. Tuy rất ít ngày (6 ngày) nhưng thật thú vị vì học được biết bao chuyện về văn hóa, tập quán cũng như con người của đất nước manga và origami nầy. Một đất nước để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất là sự biết tôn trọng tài sản của người khác cũng như biết giữ gìn môi trường sinh sống đôi khi làm mình vừa khâm phục và khiếp sợ các qui tắc mà mình được trông thấy và tuân theo trong suốt cuộc hành trình. Khi đến sân bay quốc tế Haneda vào lúc 3 giờ rưởi trưa và sau khi làm xong thủ tục quan thuế, du khách của đoàn đi tour cùng mình được đưa về một khác sạn ở vùng lân cận. Đây là một khách sạn của hãng hàng không Japan Airlines tuy không hoành tráng nhưng rất đầy đủ tiên nghi. Chính ở nơi nầy mình mới khám phá ra người Nhật thích sống tối giản. Mình rất bỡ ngỡ khi khám phá bồn cầu vệ sinh họ thông dùng mỗi ngày. Họ đã tính toán từ chi tiết để vật liệu không những phù hợp với môi trường mà còn nhiều cách lựa chọn như sấy khô, khử mùi, rửa massage với vòi nước, bệ ngồi sưởi ấm vân vân … Không thấy sự bám bụi hay nấm mốc chi cả ở bồn cầu. Chỉ tiếc rằng cách sử dụng đều viết tiếng Nhật chỉ đôi khi thấy có tiếng Anh ở vài nơi mà thôi. Còn máy điều hoà cũng thế với nhiều options. Phòng tuy nhỏ cho hai người nhưng quá sạch khiến mình phải thốt lên nói với cháu hướng dẫn viên phòng quá sạch so với khách sạn VN hay ở Paris với cái giá tương đương. Khi ra đường cũng thế. Mình nhớ lại câu nói của HDV Ngọc Anh nói với mình rằng: Người Nhật từ thưở nhỏ khi đi học, họ đã học đem rác về nhà chớ không như dân mình đem rác bỏ trước ống cống của đường để mưa xuống làm ngập đường. Được chỉ dạy từ thưở nhỏ ở trường, ăn xong tự dẹp rửa bát quét dọn ở căng-tin nên không bao giờ ở Nhật có lao động ở căng-tin hay trường như ở Paris. Chúng phải tự vệ sinh lớp học và phòng tắm. Đây là một thể thức để chia sẻ trách nhiệm, phát triển sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Cũng là thời điểm mà ông bà ta thường nói qua câu tục ngữ: uốn tre phải uốn lúc còn non. Ăn cơm xong buổi chiều, anh chị em trong đoàn cùng mình đi dạo một vòng ở gần khách sạn. Đường xá nó sạch quá chừng, mình mới chụp các ảnh để minh chứng những gì mình trông thấy. Ngoài đường mọi người lặng lẽ mà đi. Không có tiếng kèn quen thuộc như ở Vietnam hay tiếng xe rú trong đêm ở Paris và ngoại ô. Các tiệm buôn bán rau cải rất sạch sẽ, giá cả rất rõ ràng không có trông hình dong mà nói giá cả như ở Vietnam. Ở Nhật họ rất trọng dụng các máy tự động bán hàng. Họ rất tiết kiệm thì giờ để làm việc. Vì thế họ yêu thích sự tiện lợi. Cụ thể là tầng nào của khách sạn cũng có máy tự động bán hàng nầy nhưng được tọa lạc trong một căn phòng nhỏ có cửa đóng để phòng ngừa trường hợp có động đất hay hỏa hoạn. Ở Nhật đi khuya không sợ ăn cướp trộm như Vietnam hay ở Paris. Không có lo sợ khi đi mua đồ ở chổ đông đúc. Nhật Bản là một trong các nước có tỉ lệ vụ giết người thấp nhất luôn cả các tội phạm khác. Đây là những ấn tượng mình đến đất nước mặc trời mọc ngày đầu.
J’ai le bonheur et la chance de pouvoir rendre visite au pays du Soleil-Levant car au début j’ai l’intention d’aller à la vieille ville de Lijiang dans la province Yunnan en Chine. Après les renseignements recueillis à l’ambassade de Chine à Hanoï, je dois attendre au moins dix jours et payer une somme assez élevée pour obtenir le visa du fait que je suis de nationalité française. Cela ne me permet pas d’avoir d’autres jours de vacances pour visiter le Vietnam. C’est pour cela que je décide d’aller au Japon sans avoir besoin du visa et sans dépenser aucun sou. Par contre je dois verser assez longtemps un acompte au Vietnam pour la réservation du billet à une agence vietnamienne de voyage. La seule contrainte que j’ai eue c’est que l’agence de voyage peut annuler le voyage au cas où il n’y a pas assez de participants (15 au minimum). Une fois arrivé à Hanoi le mois dernier, je suis informé que le voyage organisé au Japon est maintenu. Je remercie vivement la contribution de Mr Trung et Mme Ngân dans la réalisation de mon voyage au Japon. Malgré le nombre de jours de séjour limité, je suis très content de découvrir un tas de choses sur le pays des mangas et origamis, en particulier sa culture, ses traditions et son peuple. C’est un pays qui me laisse beaucoup d’impressions en me montrant sa façon de respecter les biens des autres et l’environnement. Cela me donne à la fois l’admiration et la crainte face à ses règles habituelles découvertes et respectées durant mon séjour. Arrivés à l’aéroport international Haneda à 3h 30 de l’après-midi, nous sommes emmenés (moi et les autres participants) dans un hôtel de Japan Airlines situé aux alentours de Tokyo pour y passer la nuit. La petite chambre de l’hôtel est très confortable. C’est ici que je découvre l’art de vivre des Japonais. Je suis un peu déboussolé en découvrant leur wc dont ils se servent tous les jours. Ils sont tellement attachés aux détails dans le choix du matériel pour être adapté non seulement à l’environnement mais aussi à l’hygiène nécessaire avec un tas d’options trouvées sur l’abattant du wc: séchage, filtration des odeurs, fonction massage, siège chauffant etc … Aucune présence de poussière ou de champignons n’est visible sur le wc. Il est regrettable que le mode d’emploi est écrit en japonais. C’est rare de trouver l’explication en anglais. Idem pour la climatisation avec un lot d’options. Notre petite chambre est réservée pour deux personnes mais elle est tellement propre que je dois dire à mon guide, celui qui partage la chambre avec moi : Elle est propre et comparée à celle que j’ai l’occasion de louer dans les hôtels vietnamiens ou français. Dans les rues, la propreté est visible. Je rappelle ce qu’a dit mon guide vietnamien Ngọc Anh ayant passé quelques années au Japon: Un Japonais dès son jeune âge à l’école, apprend à ramener les ordures à la maison et à ne pas les laisser dans la rue. Eduqué très tôt à l’école, le jeune japonais doit savoir tout faire : laver la vaisselle, rendre propre la cantine, nettoyer la salle d’étude etc. Il n’y a pas des femmes de ménage comme les cantines à Paris. C’est une façon de responsabiliser les enfants, de leur montrer à la fois le respect des autres et l’entraide mutuelle. C’est aussi la période que nos ancêtres sont habitués à souligner à travers un proverbe : Il faut courber le bambou tant qu’il est encore une jeune pousse. Après le repas du soir, nous faisons un tour aux alentours de l’hôtel. Les rues sont tellement propres que je n’hésite pas à prendre quelques photos pour prouver ce fait. Dans la rue, tout le monde marche silencieusement. Aucun klaxon agaçant ne résonne comme cela a lieu tous les jours au Vietnam ou le ronronnement du moteur se fait entendre souvent dans la nuit parisienne. Les boutiques de fruits et légumes du coin sont très propres avec la clarté dans l’affichage des prix. Les Japonais ont l’habitude de se servir des automates distributeurs pour économiser leur temps dans le travail quotidien. Ils aiment bien la commodité. Plus concrètement, c’est ce que je découvre dans chaque étage de l’hôtel. Il y a toujours un automate distributeur enfermé dans une petite pièce. Sa porte est toujours fermée pour prévoir le feu et le séisme. Au Japon, de jour comme de nuit, on n’a pas peur d’être agressé ou de se voir dérober de l’argent par des délinquants comme à Paris ou au Vietnam. Le Japon est l’un des pays où le taux de criminalité et de vol très bas. C’est l’impression du premier jour de mon voyage au pays du Soleil-Levant.
Thách thức
Từ nầy không xa lạ đối với người dân Việt. Mặt khác, nó còn đồng nghĩa với sự kiên trì, kháng cự, khéo léo và đối đầu dành cho những người mảnh khảnh nầy mà chân lúc nào cũng chôn vùi dưới bùn ở các ruộng lúa kể từ buổi ban sơ. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ đã không ngừng chấp nhận mọi thách thức áp đặt bởi một thời tiết khắc nghiệt của một môi trường sống không bao giờ thuận lợi và một nước Trung Hoa mà họ vừa xem như là một người anh cả láng giềng mà cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ. Đối với đế chế Trung Hoa nầy, họ lúc nào cũng có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc nhưng đồng thời họ thể hiện sự kháng cự không thể tưởng tượng được vì lúc nào ở nơi họ cũng có sự quyết tâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc và những đặc thù văn hóa mà họ đã có từ 4 nghìn năm. Đế chế Trung Hoa đã cố gắng hán hóa bao lần Việt Nam suốt thời kỳ Bắc thuộc có đến nghìn năm nhưng chỉ thành công làm mờ nhạt đi một phần nào các đặc điểm của họ mà thôi và nhận thấy mỗi lần có cơ hội thuận lợi, họ không ngớt bày tỏ sự kháng cự và sự khác biệt hoàn toàn. Họ còn tìm cách đương đầu với người Trung Hoa trên lãnh vực văn hóa mà được nhắc lại qua những câu chuyện còn được kể lại cho đến ngày nay trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo dao ngôn được truyền tụng trong dân gian, sau khi thành công chế ngự được cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (Trưng Trắc Trưng Nhị) và chinh phục xứ Giao Chỉ (quê hương của người dân Việt), Phục Ba tướng quân Mã Viện của nhà Đông Hán truyền lệnh dựng cột đồng cao nhiều thước ở biên thùy Trung-Việt vào năm 43 và có được ghi chép trên cái bảng treo như sau:
Ðồng trụ triệt, Giao Chỉ diệt
Ðồng trụ ngã, Giao Chỉ bị diệt.
Để tránh sư sụp đổ của đồng trụ, người dân Việt cùng nhau vun đấp bằng cách mỗi lần đi ngang qua mỗi người vứt bỏ đi một cục đất nho nhỏ khiến đồng trụ huyền thoại nầy biến mất dần dần theo ngày tháng để trở thành một gò đất. Cố tình trêu nghẹo và mĩa mai trên sự sợ hải và nổi kinh hoàng mất nước của người dân Việt, vua nhà Minh Sùng Trinh ngạo mạng đến nỗi không ngần ngại cho cận thần ra câu đối như sau với sứ thần Việt Nam Giang Văn Minh (1582-1639) trong buổi tiếp tân:
Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Cột đồng đến giờ đã xanh vì rêu.
để nhắc nhở lại sự nổi dậy của hai bà Trưng bị quân Tàu tiêu diệt.
Không lay chuyển trước thái độ lố bịch nầy, sứ thần Giang Văn Minh trả lời một cách thông suốt lạ thường nhất là với lòng quyết tâm cứng cỏi:
Ðằng giang tự cổ huyết do hồng
Sông Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu
để nhắc nhở lại với vua nhà Minh những chiến công hiển hách của người dân Việt trên sông Bạch Đằng.
Không phải lần đầu có cuộc thi văn học giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Ở thời đại của vua Lê Đại Hành (nhà Tiền Lê), nhà sư Lạc Thuận có cơ hội làm cho sứ giã nhà Tống Lý Gi ác tr ầm trồ ngư ỡng mộ bằng cách giã dạng làm người lái đò tiển đưa Lý Giác sang sông. Khi Lý Giác khám phá ra được hai con ngỗng đang đùa cợt trên đỉnh sóng và ngâm hai câu thơ đầu của bài tứ tuyệt như sau:
Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xanh
thì Lạc Thuận không ngần ngại đối lại qua hai câu thơ cuối như sau:
Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua
Trong bốn câu thơ nầy, người ta nhận thấy không những có sự ứng khẩu nhanh chóng của sư Lạc Thuận mà còn có cả sự tài tình của ông trong việc dàn dựng song song những thuật ngữ và ý kiến tương đồng trong bài tứ tuyệt nầy.
Hình ảnh nhà thờ Giang Văn Minh và văn miếu
Nhưng nói công lao trong việc đối đầu thì phải dành dĩ nhiên cho học giả Mạc Đĩnh Chi vì ông nầy trong thời gian ở Trung Quốc, đã thể thể hiện được khả năng chống cự mà còn có tài năng vô song để biết đối đáp lại một cách khéo léo tất cả mọi câu hỏi và tránh được mọi cạm bẫy. Ông được gửi đi sang Tàu vào năm 1314 bởi vua Trần Anh Tôn sau khi vua đánh bại quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt với tướng Trần Hưng Đạo. Do sự chậm trể vô tình, ông không có đến trình diện đúng giờ trước cổng thành ở biên giới Trung-Việt. Ông quan giữ cỗng thành chịu mở cửa nếu ông trả lời được một cách thích hợp câu hỏi mà người quan nầy đưa ra mà trong câu hỏi đó gồm có bốn chữ “quan”:
Quá quan trì, quan quan bế,
nguyện quá khách quá quan
Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng,
mời khách qua đường qua cửa quan.
Không có chút nào nao núng cả trước sự thách thức văn học, ông trả lời ngay cho quan cổng với sự tự nhiên đáng kinh ngạc:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
Ra câu đối dễ, đối câu đối khó
xin tiên sinh đối trước.
Trong lời đối đáp nầy, ông dùng chữ “đối” cũng 4 lần như chữ “quan” và nó được dựng lên ở vị trí của chữ “quan”. Mạc Đỉnh Chi còn điêu luyện biết giữ vần và những luật lệ âm điệu trong thơ để cho quan cổng biết là ông ở trong hoàn cảnh khó xữ với đoàn tùy tùng. Quan cổng rất hài lòng vô cùng. Ông nầy không ngần ngại mở cổng và đón tiếp Mạc Đỉnh Chi một cách linh đình. Chuyện nầy được báo cáo lên triều đình Bắc Kinh và làm nô nức biết bao nhiêu quan lại văn học Trung Hoa muốn đo tài cao thấp với ông trong lĩnh vực văn chương. Một ngày nọ, tại thủ đô Bắc Kinh, ông đang đi dạo với con lừa. Con nầy đi không đủ nhanh khiến làm một người Trung Hoa khó chịu đang theo sát ông trên đường. Quá cáu bởi sự chậm chạp này, quan lại nầy quay đầu nói lại với ông ta với một giọng kiêu ngạo và khinh bỉ:
Xúc ngã ky mã, đông di chi nhân dã, Tây di chi nhân dã?
Chạm ngựa ta đi là người rợ phương Ðông hay là người rợ phương Tây?
Ông quan lại lấy cảm hứng từ những gì ông đã học được trong cuốn sách Mạnh Tử để mô tả người những người man rợ không có cùng văn hóa với đế chế Trung Hoa bằng cách sử dụng hai từ » đông di « . Ngạc nhiên trước lời nhận xét tổn thương này khi ông biết rằng Trung Hoa bị cai trị vào thời điểm đó bởi các bộ lạc du mục (người Mông Cổ), Mạc Đỉnh Chi mới trả lời lại với sự hóm hỉnh đen tối của mình:
Át dư thừa lư, Nam Phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư
Ngăn lừa ta cưởi, hỏi người phương Nam mạnh hay người phương Bắc mạnh?
Một hôm, hoàng đế nhà Nguyên đã không ngần ngại ca ngợi sức mạnh của mình ví nó với mặt trời và làm cho Mạc Đỉnh Chi biết rằng Việt Nam chỉ được so sánh với mặt trăng, sẽ bị hủy diệt và thống trị sớm bởi người Mông Cổ. Điềm nhiên, Mạc Đỉnh Chi trả lời một cách kiên quyết và can đảm:
Nguyệt cung, kim đạn, hoàng hôn xa lạc kim
Trăng là cung, sao là đạn, chiều tối bắn rơi mặt trời.
Hoàng đế Kubilai Khan (Nguyễn Thê ‘Tổ) phải công nhận tài năng của ông và trao cho ông danh hiệu « Trạng Nguyên đầu tiên » (Lưỡng Quốc Trạng Nguyên) ở cả Trung Hoa và Việt Nam, khiến một số quan lại ganh tị. Một trong số người nầy cố tình làm bẽ mặt ông ta vào một buổi sáng đẹp trời bằng cách ví ông ta như một con chim bởi vì âm điệu đơn âm của ngôn ngữ, người dân Việt khi họ nói cho cảm giác người nghe như họ luôn luôn hót líu lo:
Quích tập chi đầu đàm Lỗ luận: tri tri vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri
Chim đậu cành đọc sách Lỗ luận: biết thì báo là biết, chẳng biết thì báo chẳng biết, ấy là biết đó.
Đây là một cách để khuyên Mạc Ðỉnh Chi nên khiêm tốn hơn và cư xử như một người đàn ông có phẩm chất Nho giáo (Junzi). Mạc Đỉnh Chi trả lời bằng cách ví anh nầy như một con ếch. Người Trung Hoa thường có thói nói to và tóp tép lưỡi qua tư cách họ uống rượu.
Oa minh trì thượng đọc Châu Thư: lạc dữ đọc lạc nhạc, lạc dữ chúng lạc nhạc, thục lạc.
Châu chuộc trên ao đọc sách Châu Thu: cùng ít người vui nhạc, cùng nhiều người vui nhạc, đằng nào vui hơn.
Đó là một cách để nói lại với người quan lại nầy nên có một tâm trí lành mạnh để hành xử một cách công bằng và phân biệt nghiêm chỉnh.
Tuy rằng có sự đối đầu trong văn học, Mạc Đỉnh Chi rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Ông được Hoàng đế của nhà Nguyên ủy nhiệm việc sáng tác bài văn tế để vinh danh sự qua đời của một công chúa Mông Cổ. Nhờ sự tôn trọng truyền thống của Trung Hoa dành cho những người tài năng Việt Nam, đặc biệt là các học giả có tài trí thông minh nhanh chóng và học hỏi mau lẹ mà Nguyễn Trãi đã được cứu bởi đại quản gia Hoàng Phúc. Trong tầm mắt của tướng Tàu Trương Phụ, Nguyễn Trãi là người phải giết, một người rất nguy hiễm cho chính sách bành trướng của Trung Hoa ở Việt Nam. Ông bị giam giữ bởi Trương Phụ trong thời gian ở Ðồng Quang (tên xưa của Hànội) trước khi ông theo Lê Lợi về sau ở Lam Sơn. Không có cử chỉ hào hiệp và bảo vệ của hoạn quan Hoàng Phúc, Lê Lợi không thể trục khỏi quân nhà Minh ra khỏi Việt Nam vì Nguyễn Trãi là cố vấn quan trọng và chiến lược gia nổi tiếng mà Lê Lợi cần dựa vào để lãnh đạo cuộc chiến tranh du kích trong thời gian mười năm đấu tranh chống lại Trung Quốc.
Cuộc đối đầu văn học này phai nhạt dần dần với sự xuất hiện của người Pháp tại Việt Nam và chấm dứt vĩnh viễn khi vua Khải Định quyết định chấm dứt hệ thống cuộc thi quan lại ở Việt Nam theo mô hình của người Trung Quốc dựa chủ yếu vào tứ thư Ngũ Kinh của Đức Khổng Tử.
Cuộc thi quan lại cuối cùng được tổ chức tại Huế vào năm 1918. Một hệ thống tuyển dụng kiểu Pháp khác đã được đề xuất trong thời kỳ thuộc địa. Do đó, Việt Nam không còn cơ hội để đối đầu văn học với Trung Quốc nửa và biểu hiện được sự khác biệt cũng như sự phản kháng trí tuệ và các đặc thù văn hóa.
Avant de parler de la voie du thé japonaise (ou chanoyu), il est souhaitable d’évoquer l’origine du thé. Le thé est-il découvert par les Chinois ? Probablement non car on ne découvre aucun théier sauvage en Chine. Par contre on trouvé cette plante primitive de la même famille que celle de la Chine (Camellia Sinensis) dans la région nord-est de l’Inde (Assam). Puis on l’a décelé ensuite à l’état naturel dans les régions frontalières de la Chine comme le Tibet, la Birmanie, Sichuan, Yunnan, Vietnam etc. Il est intéressant de rappeler que Sichuan était le royaume de Shu et Yunnan celui de Dian ayant un lien très intime avec la tribu Lo Yue ( les ancêtres des Vietnamiens d’aujourd’hui). Plus tard, ces régions Sichuan et Yunnan ainsi que le Vietnam ont été conquises et annexées par les Chinois à l’époque des Qin et des Han. On est amené à conclure que le théier n’est pas le produit des Chinois mais ces derniers avaient le mérite de domestiquer ce théier pour que ce dernier eût eu son plein arôme délicieux. Au début, le thé était employé par les Chinois comme un médicament mais il n’était pas adopté dans aucun cas comme un boisson. Sa diffusion à un grand nombre d’utilisateurs eut lieu sous la dynastie des Tang (à partir de 618). Le thé devint plus tard un boisson classique répandu dans la société chinoise lors de l’apparition du livre intitulé « Le classique du thé » de Lu Yu (733-804) et destiné à faire apprendre aux Chinois la préparation du thé. C’est Lu Yu lui-même qui a précisé dans son livre: « le théier est une plante précieuse trouvée dans le sud de la Chine … ». Le sage Confucius avait l’occasion parler du peuple Bai Yue dans les « Entretiens » à ses disciples : Le peuple Bai Yue vivant dans le sud du fleuve Yang Tsé a un mode de vie, un langage, des traditions, des mœurs et une nourriture spécifique…. Ils se consacrent à la riziculture et se distinguent des nôtres habitués à cultiver le millet et le blé. Ils boivent de l’eau provenant d’une sorte de plante cueillie dans la forêt et connue sous le nom « thé ». Il est intéressant de rappeler qu’il exista à partir de l’époque des Qin-Han, une institution impériale composée des lettrés locaux (les fanshi) considérés comme des magiciens spécialisés dans les rites aux étoiles et dans les recettes du gouvernement. Leur rôle consistait à recueillir chacun dans son territoire propre, les procédés rituels, les croyances, les médecines locales, les systèmes de représentations, les cosmologies, les mythes, les légendes au même titre que les produits locaux et à les soumettre à l’autorité politique. Celle-ci pouvait les retenir ou non et les incorporer sous forme de règlements dans le but d’augmenter la puissance impériale dans une nation ethnologiquement très diversifiée et de donner à l’empereur les moyens de sa vocation divine. C’était pour cela qu’il y avait des légendes chinoises sans fondement sur le théier, l’une avec Bodhidharma, le fondateur légendaire de la religion zhen chinoise et l’autre avec Shen Nong, l’agriculteur divin chinois. Pour résister à son assoupissement durant sa méditation, le premier se coupa les paupières et les jeta par terre. De ce lambeau de chair, naquit aussitôt le premier théier de l’humanité. Il est sûr que les moines zen étaient les premiers à utiliser le thé pour résister au sommeil et avoir un esprit détendu et serein durant leur méditation. En ce qui concerne Shen Nong, c’est par hasard qu’au moment de sa détente sous l’ombre d’un arbuste (théier), quelques feuilles de ce dernier tombèrent dans son bol d’eau chaude. De ce jour, il sut préparer du thé (à peu près 3000 ans avant J.C) dans son très ancien ouvrage « Bencao jing » dédié à la médecine chinoise. Mais ce livre a été écrit à l’époque des Han (25 – 225 après J.C.). De plus on sait qu’il était enterré à Chansha dans la région des Bai Yue. Était-il vraiment d’origine chinoise? Il était impossible pour lui de se déplacer à cette époque s’il l’était. Il faisait partie évidemment des Bai Yue car son nom, bien qu’il soit écrit en caractère chinois, garde encore une structure venant des Yue (il faut écrire normalement Nong Shen en caractère chinois).
Les Chinois accordent une grande importance à la qualité du thé. Ils prennent la préparation du thé comme un art. C’est pourquoi ils s’intéressent non seulement à la sélection des thés de la meilleure qualité mais aussi à celle d’accessoires nécessaires à la préparation (théières, eau de source, eau filtrée ou potable etc.) dans le but d’avoir un goût spécifique, délicieux et léger. Quant aux Japonais, la préparation du thé est considérée comme un rituel car ils ont connu le thé et sa préparation de la part des moines zen. Ils élèvent la préparation du thé comme « un art de vivre zen » tout en gardant plus ou moins l’influence shintoïste. Avec les quatre principes fondamentaux de la voie du thé: Harmonie (wa), Respect (Kei), Pureté (Sei), Tranquillité (Jaku), l’invité a l’occasion de se libérer totalement en gardant un partage harmonieux non seulement avec la nature, les accessoires dans la préparation du thé, le lieu de la cérémonie mais aussi avec l’hôte et ses autres invités. En franchissant le seuil de la porte du lieu de la cérémonie portant la superficie de 4 tatamis, l’invité peut parler plus aisément à n’importe qui (pouvant être soit un moine soit un noble ou même une divinité) sans distinguer sa classe sociale dans un esprit égalitaire. L’invité reconnaît la quiddité de la vie, en particulier la vérité de sa personne elle-même par le respect vis-à-vis de tout le monde et de toutes choses (instruments de chanoyu par exemple). Son amour-propre n’est plus présent en lui mais il n’y reste qu’une sorte de sentiment de considération ou de respect envers les autres. Son état d’esprit sera serein lorsque ses cinq sens ne sont plus souillés. C’est le cas où il contemple un tableau (kakemono) dans le creux de la pièce (tokonoma) ou les fleurs dans un pot (ikebana) avec ses yeux. Il sent l’odeur aromatique agréable grâce à son nez. Il entend le bruit provoqué par l’eau chauffée sur un réchaud à charbon. Il manie d’une manière ordonnée les instruments de chanoyu (écope à thé, chasen, bol à thé (chawan) etc.) et s’humecte la bouche par des gorgées de thé. Tous ses cinq sens deviennent ainsi propres. La tranquillité (jaku) est le résultat que le buveur de thé trouve à la fin de ces trois principes fondamentaux évoqués ci-dessus, une fois son état d’esprit trouvant refuge entièrement dans la sérénité à présent malgré qu’il vive au milieu de la foule ou non. La tranquillité est interprétée comme une vertu dépassant le cycle de la vie. Cela lui permet de vivre et contempler la vie dans un monde ordinaire où sa présence n’est plus nécessaire. L’invité s’aperçoit que la voie du thé n’est pas si simple du fait qu’ elle comporte beaucoup de règles pour pouvoir boire du bon thé ou non mais elle est aussi le moyen efficace de faire régner la tranquillité dans son esprit pour le permettre d’atteindre l’illumination intérieure dans la méditation.
Sen no Rikyu
Pour le maître du thé Sen no Rikyu, celui ayant le mérite de mettre en place les protocoles pour la préparation du thé, la manière de boire du thé est très simple: on fait bouillir de l’eau, puis on fait le thé et on le boit d’une manière correcte.
La voie du thé est une séquence d’événements organisés d’une manière scrupuleuse et soigneuse. Cette cérémonie a au maximum 4 invités et un hôte. Ils doivent parcourir le jardin du lieu où la cérémonie se déroule. Ils doivent accomplir la purification (laver les mains, rincer la bouche) avant d’entrer dans une chambre cubique modeste située dans la plupart du temps au coin du jardin à travers une porte très basse. Tous les invités doivent baisser leur tête pour pouvoir y entrer avec respect et humilité. Autrefois, pour franchir le seuil de cette porte, le samouraï dut laisser son épée à l’extérieur de la porte avant de rencontrer l’hôte. C’est ici que tous les invités peuvent admirer l’intérieur de la chambre ainsi que les instruments de la préparation du thé. Ils peuvent suivre les phases protocolaires de la préparation du thé. Chaque événement est porteur d’une signification si particulière que l’invité reconnaît à chaque moment important de la cérémonie. On peut dire que la voie du thé apporte l’harmonie entre l’hôte et ses invités et raccourcit non seulement la distance séparant l’homme du ciel mais aussi celle entre les invités. C’est pourquoi dans le monde des samouraïs, on trouve le proverbe suivant : « Une fois, une rencontre »(Ichigo, ichie) car aucune rencontre n’est la même. Cela nous permet d’être comme les samouraïs d’autrefois, dans le moment présent pour savourer et ralentir chaque instant avec nos proches et nos amis.
Tài liệu tham khảo
Nguyễ Đức Chính: Đọc Kim Dung. Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Nhà xuất Bản Trẻ.
H.E. Plutschow : Historical Chanoyu. The Japan Times ltd, Tokyo, 1986
Vũ Thế Ngọc: Trà Kinh. Nhà sách Tự Điển Bách Khoa 2013
Suzuki Daisetsu: Zen and the art of tea.Dịch chú: Nguyễn Nam Trân