Les maisons funéraires des Jaraï ( Các nhà mộ của người Gia Lai)

Nhà mộ của người Gia Lai (hay Gia Rai)

Version française

Ai  đã có dịp đến tham quan viện bảo tàng Hà Nội thì thấy  ngôi nhà mộ của người Gia Lai được dựng theo  nguyên mẫu của ngôi nhà mộ của làng Kép Pinh huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai. Dân làng ở đây không dám làm nhà mồ  nầy cho bảo tàng vì không có lễ bỏ mả (hay lễ Pơ Thi), một lễ được xem là quan trọng theo tập tục của người Gia Lai. Nếu làm thì họ sẽ bị hồn ma hại. Vì vậy phải nhờ đến năm người Gia Lai của một làng khác để mà xây dựng. Theo nhà khảo cổ học Việt Ngô Văn Doanh,  nghi thức mai táng của người Gia Lai không những có sự tương tự  với các dân tộc  Tây Nguyên như dân tộc Bà Na chẳng hạn  mà luôn cả  với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Nhìn thoáng qua nhà mồ của người Gia Lai thì cảm thấy rợn người vì nó có vẻ huyền  bí nhất là ở xung quanh mộ có một hàng rào (krep) được dựng với các cột trụ tạc bằng rìu  không có trau chuốt tĩ mĩ. Đây là cách gợi và tạc các bức tượng bằng gỗ rất sinh động và có mang tín ngưỡng phồn thực: cảnh sinh hoạt tình dục của vợ chồng với các bộ phận sinh dục không cân xứng, nam nữ giao hợp, phụ nữ có thai, nhân vật ngồi xổm, người ôm mặt với hai tay vân vân … Chính các bức tượng  ôm mặt nầy được phổ biến và đựợc thấy ở 4 góc bờ  hàng rào. Theo các dân làng thì các tượng gỗ nầy là những kẻ phục vụ và hầu hạ ma người chết khi chưa có làm lễ bỏ mả. Thưở xưa người hậu hạ bị chôn sống theo người  địa chủ giàu  chết. Ngày nay hình tượng nầy gợi lại cái cảnh thân nhân đến viếng thăm mộ, mang thức ăn để « nuôi dưởng người chết » hằng ngày qua chiếc ống cấm sâu xuống lòng  ngôi mộ và buồn rầu than thở trong tư thế ngồi xổm trên mộ hai tay chống lên đầu gối hay ôm má. Các bức tượng bằng gỗ nầy chỉ được dựng và trông thấy cùng các mái nhà trang trí trước thời gian ngày lễ bỏ mả.

Đối với người Gia Lai, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của một cuộc sống khác ở thế giới bên kia. Linh hồn mà người Gia Lai gọi là « m’gàt » sẽ trở thành một vong linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng Gia Lai). Từ  đó người chết trở về  sống với tổ tiên ở  trong thế giới thần linh (poloi atâu).  Nhưng  trước khi lễ  bỏ  mả,  hồn ma cũng cần có thức ăn, quần áo và một cái nhà nhỏ tạm thời  để ở cũng như bao nhiêu người  thân thuộc còn sống  với các dụng cụ cần thiết để ma người chết sẽ đem theo sang sống ở thế giới bên kia nhưng tất cả được thu nhỏ lại bằng gỗ (rìu, dao, cuốc, gùi, vỏ bầu đựng nước vân vân…) Bởi vậy thường thấy dựng tạm trên mộ một ngôi nhà nhỏ. Đấy là nhà của ma người chết (hay bang atâu). Nhà mộ dài  8,25 thước và rộng 2,25 thước. Tính luôn  cả hàng rào bao chung quanh thì ngôi nhà mộ có một diện tích khoảng 45 mét vuông. Bởi vậy  người Gia Lai có tục chôn chung  có nghĩa là trong một mộ lớn như vậy có thể chứa  được nhiều quan tài thuộc những người thân thuộc với nhau. Nhà mộ có gắn liền với lễ bỏ mả. Thời gian tang chế  có  thể  mấy tháng mà cũng có thể cả năm trời, gia đình của người chết cố  kéo giữ hồn ma ở  lại trong gia đình. Thời gian nầy thường gọi là thời gian  bảo trì  ngôi mộ (dja m’xàt) thì người  thân thuộc phải đến dọn dẹp nhà mồ  thường xuyên, phải đem thức ăn cho  người chết và phải cúng kiến heo gà mỗi tháng. Theo tập tục  thì  hồn ma vẫn hiện diện ở chung quanh nhà mồ tạm. Mỗi năm, sau mùa mưa và sau khi kết thúc mùa thu hoạch thì  thấy người Gia Lai hay thường tổ chức lễ bỏ mả trong những ngày trông sáng ba ngày liên tục nhưng trước đó họ phải dành cả mấy tháng trời để dựng  một ngôi nhà mới  lại  thay thế  ngôi nhà tạm nhỏ  bé nhưng ngôi nhà nầy  nó chỉ là một cái xác vật chất không có linh hồn vì ma người chết đã  đi về với tổ tiên trong thế giới thần linh. Trong ba ngày lễ nầy, mọi người tổ chức ăn cỗ linh đình, uống rượu cần, tấu cồng chiêng, cùng nắm tay nhau múa vũ điệu truyền thống. Từ đây  các người thân thuộc của người chết mới cắt đứt vĩnh viễn mối quan hệ  với người chết. Người goá vợ hay góa chồng có  quyền lập lại cuộc đời. Còn nhà mộ nó tự  phân hủy một cách tự nhiên theo ngày tháng dù nó có hoành tráng hay trang trí thật đẹp vì theo tập tục, người thân thuộc mong rằng người chết có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, nhà tang lễ  nầy  rất đáng được chú ý về mặt nghệ thuật và văn hóa qua  một số  tượng hình trang trí, các hoa văn được thấy trên các mái nhà của nhà mộ  để nói lên sự luân hồi của kiếp người cũng như sinh sôi nảy nở theo quan niệm của dân tộc Tây Nguyên.

Version française

Quiconque a eu l’occasion de visiter le musée d’ethnographie de  Hanoï voit probablement la maison funéraire des Jaraï construite suivant  le modèle du village Kep Pinh du district de Chu Pa de la province de Gia Lai. Les gens  de ce village n’osent pas la bâtir  pour le musée car il n’y a pas la cérémonie d’abandon de la tombe (ou cérémonie Pơ Thi), qui est considérée comme importante selon les coutumes des Jaraï.  En cas de construction de cette maison funéraire, ils seront punis par les esprits. C’est pour cela que le musée doit compter sur cinq personnes issues d’un autre village pour la construire. Selon l’archéologue vietnamien Ngô Văn Doanh, les rites funéraires des Jaraï ont non seulement des similitudes à celles des ethnies des Hauts Plateaux du Centre Vietnam (comme les Bahnar) mais aussi à  celles d’autres minorités ethniques de l’Asie du Sud- Est et de l’océan Pacifique.  En jetant un coup d’œil sur la tombe des Jaraï,  il  est possible d’être effrayé  car elle paraît être mystérieuse du fait qu’il y a autour de cette tombe, une palissade (krep) faite  de piliers massifs (ameh) sculptés sans aucune  finition avec des haches. C’est une façon d’évoquer  des sculptures très expressives en bois liées au culte de fertilité: des scènes d’activités sexuelles  entre mari et femme avec des organes génitaux démesurés,  des copulations entre hommes  et femmes,  des femmes enceintes,  des figures  accroupies, des personnages  se serrant le visage  avec leurs mains etc… Ce sont ces derniers qui sont de loin les plus populaires et qu’on retrouve aux quatre coins de la clôture.  Selon les villageois, ils représentent les gens destinés à servir les morts lorsque la cérémonie d’abandon de leur tombe n’a pas encore lieu.

Autrefois, les serviteurs  devaient  être enterrés vivants avec leurs riches propriétaires qui venaient  d’être décédés. Aujourd’hui, ces sculptures rappellent bien la scène où les  proches du défunt doivent rendre visite à sa maison funéraire  et alimenter quotidiennement  son « esprit » par l’intermédiaire d’un tuyau enfoncé au fond de sa tombe et se lamenter en position accroupie sur sa tombe avec les deux mains sur les genoux ou sur la joue. La mise en place de ces figures en bois en même temps que la décoration réalisée sur les toitures doit avoir lieu  juste avant  la période précédant la cérémonie d’abandon de la tombe.

Pour les Jaraï, la mort n’est pas la fin de cette vie mais le début d’une autre vie dans l’au-delà. L’âme que les Jaraï appellent  « m’gat »  se transforme en un un fantôme ou un esprit  (ou atau en Gia Lai). Désormais il rejoindra ses  ancêtres vivant dans le monde des esprits (poloi atau). Mais avant la cérémonie d’abandon de la tombe, le fantôme a besoin de nourriture, de vêtements et d’une petite maison temporaire pour y vivre comme ses proches encore en vie  avec les outils nécessaires au quotidien et emmenés avec lui dans la vie d’au-delà. Ceux-ci  sont réduits en miniature  (hache, couteau, pioche, hotte, calebasse d’eau etc…). C’est pourquoi on est habitué à voir l’installation temporaire  d’une hutte  sur la tombe. C’est la maison de l’esprit du défunt (ou bang atau). La tombe mesure 8,25 mètres de long et 2,25 mètres de large.

Y compris la clôture environnante, la maison funéraire a une superficie d’environ 45 mètres carrés. Les Jaraï ont la coutume d’enterrer ensemble les morts, ce qui signifie qu’une tombe aussi grande peut contenir de nombreux cercueils appartenant à des personnes proches les unes des autres.

La maison funéraire est associée souvent  à la cérémonie d’abandon de la tombe. La période de deuil peut durer des mois voire des années. La famille du défunt tente de garder le plus longtemps possible  le fantôme dans la famille. Cette  période est souvent appelée période d’entretien de la tombe (dja m’xàt): les proches doivent nettoyer régulièrement la tombe, apporter de la nourriture pour les morts et faire des offrandes alimentaires (poulets, porcs) tous les mois.

Selon la coutume, le fantôme ou l’esprit du trépassé est  toujours présent autour de la hutte provisoire. Chaque année, après la saison des pluies et après la fin de la saison des récoltes, les Jaraï organisent souvent la cérémonie d’abandon de la tombe  durant les trois jours lumineux consécutifs  mais avant cela, ils doivent passer plusieurs mois à construire la maison funéraire. Celle-ci va remplacer  la hutte provisoire  mais elle n’est qu’une  carcasse physique sans âme car l’esprit du défunt  est déjà parti pour rejoindre ses ancêtres dans le monde des esprits. Durant ces trois jours, les gens s’organisent pour faire le festin, boire de l’alcool de riz, jouer des gongs, se tenir la main  dans les danses traditionnelles.

Désormais, les proches du défunt  couperont définitivement les liens avec le mort. Les veuves ou les veufs ont le droit de refaire leur vie. Quant à la maison funéraire, elle se décompose naturellement au fil des années malgré qu’elle soit grandiose ou magnifiquement décorée. Selon la coutume, les proches espèrent que le trépassé  aura  une belle vie dans l’au-delà.

Cependant, cette maison funéraire mérite de retenir une plus grande  attention artistique et culturelle à travers un certain nombre de figurines décoratives et de motifs retrouvés  sur les deux toits principaux et sur les deux petits toits à pignons triangulaires car cela représente la réincarnation de la vie humaine ainsi que la fécondité selon le concept du peuple des Hauts Plateaux.

 

 

Giếng nước (Puits)

Giếng nước (Puits)

Version française

Cây đa, mái đình, giếng nước là những thành phần không thể thiếu được  trong bức tranh của các làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bao lần đi tham quan chùa chiền hay đình làng ở miền Bắc thì lúc nào cũng thấy có cái giếng ở đâu đó. Người Việt cổ có quan niệm «thiên viên địa phương (trời tròn đất vuông)» nầy nên có thói quen chia mãnh đất ra làm chín lô với mô hình dựa trên chữ  tĩnh  (giếng nước) viết bằng chữ Hán. Lô ở trung tâm dùng để xây cái giếng còn 8 lô  xung quanh còn lại để xây cất nhà. Đây là đơn vi gia cư đâu tiên  trong xã hội nông nghiệp và từ đó dẫn đến việc thành hình làng cổ.  Giếng nước hay thường được thấy ở trong làng quê dưới dạng hình tròn tượng trưng cho trời, giếng hình vuông tượng trưng cho đất.  Giếng còn thấy ở trước cổng chùa hay đình vì theo phong thủy, những nơi nầy được xem là « địa linh », là những nơi có « huyệt đạo » thì giếng ở đó không bao giờ cạn nước được dù có ở đỉnh núi cao như núi Nưa nơi thờ Bà Triệu (Thanh Hoá). Trong những ngày lễ hội, các bộ  lão hay dùng nước giếng để nấu chè cúng thần linh  ở  đình hay Phật (ở chùa)  và để tắm rửa các tượng. Ngoài ra giếng được xem bởi người dân trong làng là một không gian để hẹn hò gặp gỡ. Đi làm ở đồng về thì cũng ghé qua cái giếng nước để  rửa mặt hay rửa tay cho mát, có khi lại uống nước nếu là giếng mát và sạch. Nói tóm lại ở đâu có làng là có giếng nên giếng được xem lúc nào là hồn xưa của làng, đấy là cái vẻ đẹp ngàn đời của nông thôn Việt Nam mà nhà thơ Nguyễn Bính nhắc đến trong không gian làng quê.

Trong văn hóa nhân loại thì giếng nước mang lại sự dồi dào, sung mãn và đầy đủ. Bởi vậy người Pháp hay thường dùng câu « nguồn hiểu biết » để ám chỉ  các nhà học giả bởi vì họ biết lắm chuyện cũng như giếng nước, múc mấy cũng không cạn.

Giếng còn mang cả những huyền tích lịch sử và ý nghĩa tâm linh nữa. Ở  đền Cổ Loa, huyện Đông Anh, thì có giếng Ngọc nằm ngay trước cửa đền An Dương Vương nhắc  đến chuyện tình éo le của Trọng Thủy -Mỵ Châu. Ở trong khu đền các vua Hùng (Phú Thọ) thì có đền Giếng, nơi mà  hai nàng công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung, con của Vua Hùng thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc.  Còn ở hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)  thì qua các  công trình khảo cứu, người ta tìm được cho đến ngày nay  26 giếng nước. Có nhiều tập tục vẫn còn giữ  và có liên quan đến giếng nước chẳng hạn  như  đến thời điểm này, trai ở làng Diềm (Bắc Ninh) đi hỏi vợ vẫn mang gạo nếp ra, lấy nước ở giếng vo để thổi xôi đem đi hỏi vợ. Hay là  ở làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây) có cái giếng được gọi là « giếng xin sữa ».  Mặc  dù giếng rất nhỏ, nhưng đã ngàn năm nay nước giếng vẫn luôn đầy và trong vắt. Những bà mẹ ở làng Đường Lâm thiếu sữa nuôi con thường đến làm lễ xin sữa, rồi uống nước giếng là có đủ sữa cho con bú. Ở phiá nam Hà Thành, các làng  Mai Động và  Hoàng Mai nhờ làm từ giếng nước nên món Đậu Phụ rất ngon cũng như ở Hội An với món Cao Lầu làm từ nước giếng Ba Lễ, một giếng cổ trứ danh của vùng. Trong kho tàng ca dao Việt Nam, hình tượng giếng nước rất khá phổ biến mà còn đa dạng về ý nghĩa và mang nhiều sắc thái thẩm mĩ độc đáo. Thưở xưa người thiếu nữ ở làng quê  hay thường bị ép duyên lấy chồng bởi gia đình nên mới có sự may rủi và mới có câu dao như sau:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt và vườn hoa

Như cái giếng nước, người thiếu nữ phải chấp nhận số  phận của mình:

Thân em như giếng giữa đường
Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân.

Sống trong một xã hội phong kiến lạc hậu, người đàn ông vẫn thường được xem ưu tú trọng đãi, có thể làm nên sự  nghiệp  dù  có  nông nổi đi nữa. Còn đàn bà dù có sâu sắt chi cho mấy mà tấm lòng nông cạn  cũng như cái khơi không sâu  đựng trầu.   Đây là một câu tục ngữ được sử dụng  với nghĩa châm chọc và thể hiện trọng nam khinh nữ trong xã hội cũ.

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

Nói đến giếng nước thì không thể nào không nhắc đến bài  « Ngọc tỉnh liên phú (Hoa sen trong giếng ngọc) » của Mạc Đỉnh Chi. Sen là loại cây mà sĩ phu Mạc Đỉnh Chi lựa chọn để bộc lộ tài năng xuất chúng và thiên tài chưa từng thấy. Vua Trần Anh Tôn ngần ngại phong ông làm « tiến sỹ » đầu tiên vì ông quá xấu xí vào thời điểm ông nhận bằng. Để thuyết phục nhà vua, ông tự ví mình như hoa sen trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn.  

Giống quý ấy ta đây có sẳn
Tay áo nầy ta chứa đã lâu
Phải đâu đào , lý thô màu
Phải đâu mai, trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu kỷ
Cũng không là Lạc Thủy mẫu đan
Cũng không là cúc, là lan
Chính là sen ở giếng vàng đầu non.

Giờ đây, trong quá trình đô thị hóa rất nhanh ở các vùng nông thôn  khiến tạo ra một khuôn mặt mới ở các làng quê. Biết rằng đời sống kinh tế nó linh hoạt hơn, nó giúp dân ta ra khỏi nghèo đói nhưng nó  cũng làm mất đi  phần nào cái yên tĩnh, những tập tục, những nghề truyền thống, những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những biểu tượng  ở các làng quê. Giếng làng vừa thể hiện nét đẹp của làng quê mà vừa  là nơi sinh hoạt rất thân thương nhưng giờ đây không còn nữa, được lấp đi để phân lô, xây nhà bê tông cột  thép.  Làm sao có thể  bám giữ được « đất lề, quê thói » ? Đây là một thách thức không nhỏ để giữ  được giá trị truyền thống của làng quê.

Version française

 

 

 

 

 

 

 

Le puits d’eau

Le banian, le toit de la maison communale et le puits sont les éléments ne pouvant pas être manquants dans le paysage des  villages situés dans le delta du Fleuve Rouge. En visitant maintes fois les pagodes ou les maisons communales du Nord, on s’aperçoit qu’il y a toujours  quelque part un puits. Ayant  toujours l’idée que le ciel est rond et la terre plate,  les Proto-Vietnamiens  sont habitués à morceler une portion de terrain en neuf lots en prenant comme modèle le caractère Han 井 tĩnh  désignant le puits (giếng nước). Le lot au centre est prévu pour la construction d’un puits d’eau et les huit lots restants sont destinés pour la construction des maisons, ce qui constitue  ainsi la première unité d’habitation dans la société agricole et aboutit ainsi à la  formation d’un ancien village. Le puits est fréquemment visible dans le village soit sous la forme d’un cercle symbolisant le ciel soit sous la forme d’un carré représentant la terre. On le trouve aussi devant l’entrée de la pagode ou la maison communale car selon le Feng Shui, ces lieux sont considérés sacrés, des endroits ayant une structure topographique spéciale, ce qui ne fait pas tarir le puits même s’il est au sommet d’une montagne. C’est le cas de la montagne Nưa où il y a l’autel dédié à la dame Triệu. (Thanh Hoá).

Durant les jours de fête, les sages du village ont l’habitude de prendre l’eau du puits dans la préparation du thé pour offrir aux génies de la maison communale ou Bouddha (dans les pagodes) et dans les ablutions des statues. D’autre part, le puits est considéré par les villageois comme l’endroit idéal pour se donner le rendez-vous  et se rencontrer. En revenant des champs et des rizières, les villageois s’arrêtent au puits pour se laver le visage ou les mains et boire parfois de l’eau de puits si celle-ci est fraîche et propre.

Bref, là où il y a un village, on trouve aussi un puits. Celui-ci  est considéré en quelque sorte comme l’âme ancienne du village. C’est la beauté éternelle  de la campagne vietnamienne que le poète Nguyễn Bính a évoquée dans l’espace du village. Dans la culture de l’humanité, le puits évoque l’abondance, la plénitude et la complétude. C’est pourquoi les Français ont l’habitude de se servir de l’expression « puits de science ou puits d’érudition»  pour faire allusion aux érudits car ils connaissent beaucoup de choses comme un puits de savoir, un puits qu’on n’arrive pas à tarir malgré le puisement régulier d’eau.  Le puits revêt une importance toute particulière en légendes et a une signification spirituelle. Dans la citadelle  Cổ Loa du district Đồng Anh, se trouve  juste en face du temple du roi An Dương Vương le puits de jade évoquant l’histoire d’amour de Trọng Thuỷ- Mỵ Châu.  Dans le temple des Rois Hùng (Phú Thọ), il y a le Temple du Puits, où deux princesses Ngọc Hoa et Tien Dung, les filles du 18ème Roi Hùng, viennent souvent ici pour se regarder dans le miroir et se brosser les cheveux. Quant à la citadelle Thăng Long (Hà Nội), grâce aux fouilles archéologiques, on arrive à recenser jusqu’à aujourd’hui 26 puits d’eau. Il existe un grand nombre de traditions encore conservées et en liaison étroite avec l’eau du puits. C’est le cas des garçons du village de Diềm (Bắc Ninh) continuant à garder  jusqu’à aujourd’hui la tradition de laver du riz gluant à l’eau du puits pour faire « xôi vò »  avant de l’apporter à leurs fiançailles. Ou bien dans le village Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây) ; il existe un puits d’eau nommé « puits destiné à alimenter du lait maternel ». Malgré l’étroitesse du puits, celui-ci continue à être rempli et son eau reste limpide. Les femmes du village Đường Lâm n’ayant pas assez du lait maternel ont l’habitude de venir ici, d’y faire des offrandes avant de boire son eau. C’est ainsi qu’elles arrivent à avoir du lait maternel pour allaiter leur enfant. Dans le sud de Hanoï, les villages  Mai Động et Hoàng Mai sont connues pour leur plat Đậu Phụ fait avec l’eau de leur puits. C’est aussi le cas de Hội An (ou Faifo)  avec la spécialité gastronomique Cao Lầu préparée à partir de l’eau de  Ba Lễ, un ancien puits célèbre dans cette région. Dans le trésor des chansons populaires vietnamiennes, l’image du puits est assez répandue. Elle revêt non seulement plusieurs significations différentes mais aussi des nuances esthétiques originales. Autrefois, la fille du village est obligée d’épouser le mari selon l’arrangement imposé par sa famille. C’est pourquoi il y a le risque de se retrouver dans une situation aberrante et pour cela il y a l’humour ironique dans le vieil adage suivant:  

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Mon sort ressemble à celui des pluies d’averse
Certaines tombent dans le puits, d’autres dans le jardin des fleurs.
Analogue à un puits d’eau, la fille est à la merci du destin.

Thân em như giếng giữa đường
Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân.

Je suis comparée au puits trouvé sur la route
L’homme décent y lave le visage, le vulgaire y rince les pieds.

L’homme est toujours bien considéré  comme un puits profond dans une société féodale et arriérée malgré que le fait qu’il soit superficiel. Par contre malgré sa profondeur dans son âme, la femme est toujours taxée de ressembler à une boîte de bétel à rebord très court.  C’est  le proverbe qu’on emploie pour l’ironie et pour le mépris des femmes dans l’ancienne société.

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

L’homme, si superficiel soit-il est un puits profond
La femme, si profond soit-elle, est analogue à une boîte de bétel à rebord très court.

En parlant du puits d’eau, il est impensable de ne pas évoquer le poème intitulé « Ngọc tỉnh liên phú (Le lotus dans un puits de jade) » du lettré Mạc Đỉnh Chi. Le lotus est la plante choisie par lui-même pour révéler son talent inouï et son génie indescriptible lorsque le roi Trần Anh Tôn hésite à le nommer « Premier docteur » en le trouvant trop laid au moment de la remise du diplôme. Pour convaincre le roi, il se compare au lotus dans un puits de  jade  au sommet de la montagne Hoa Sơn

Giống quý ấy ta đây có sẳn
Tay áo nầy ta chứa đã lâu
Phải đâu đào , lý thô màu
Phải đâu mai, trúc dãi dầu tuyết sương
Cũng không phải tăng phường câu kỷ
Cũng không là Lạc Thủy mẫu đan
Cũng không là cúc, là lan
Chính là sen ở giếng vàng đầu non.

J’ai cette espèce précieuse à ma disposition
La manche de cette veste la contient depuis longtemps
Elle n’est ni le pêcher, ni le jambosier perdant l’éclat de la couleur
Elle n’est ni l’abricotier ni le bambou exposés aux intempéries de la neige et des rosées
Elle n’est pas non plus la baie dont l’odeur doit être évitée
ou la pivoine de Lạc Thủy,
ou le chrysanthème ou la fleur du magnolia
mais c’est le lotus dans un puits d’or au sommet de la montagne.

À présent, dans le processus d’urbanisation accéléré des campagnes, un nouveau visage se crée dans les villages. Sachant que la vie économique est plus dynamique, elle peut aider notre peuple à sortir de la pauvreté, mais elle détruit aussi en grande partie la tranquillité, les coutumes, les métiers traditionnels, les souvenirs d’enfance, les symboles représentatifs du village. Le puits  incarne non seulement la beauté particulière du village mais aussi le lieu d’activité intime et préféré de tous. Aujourd’hui il commence à disparaître  et à être remplacé  par la répartition des lots pour la construction des maisons en béton avec des colonnes de fer. Comment peut-on réussir à garder « les règles et les traditions locales de chaque village »? C’est un grand défi de pouvoir garder les valeurs traditionnelles du village dans les années à venir.

 

Tết Trung Thu (Fête de la mi -automne)


Tết Trung Thu

Version française

Ở Việt Nam, nông nghiệp được đóng một vai trò  trọng yếu bởi vì người ta rất chú trọng đến mưa, nó làm cho đất được màu mỡ. Đây là lý do tại sao rồng được  có mặt chủ yếu  ở nơi nầy vì nó biểu tượng mưa và có khả năng sinh sản. Gần gũi với người dân Việt này, rồng đóng góp  vào việc thành công của mùa thu gặt hè tới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hàng năm ở Việt Nam vào đêm rầm ngày 15 tháng 8 âm lịch, người Việt cổ có tục lệ  tôn vinh con động vật tuyệt vời này từ buổi ban sơ.

Đặc biêt vào Tết Trung Thu, rồng  hay thường  xuất  hiện trên các đường phổ  ở nông thôn lẫn thành thị với sự hoành tráng, hay được dẫn đầu ờ phiá trước trong cuộc diễu hành bởi  các biểu ngữ muôn màu, các đèn lồng được trưng bày dưới dạng các loại trái cây, các con vật sống dưới nước vân vân… Rồng được làm bằng tre đan, bộc bằng giấy hay vải và được nâng lên cao qua các cây sào để cho phép các  người vận chuyển làm thân rồng ngoằn ngoèo khi họ tạo vòng đi lại. Rồng thường được tháp tùng trong cuộc diễu hành với một con lân cũng làm bằng tre và bộc giấy màu nhưng chỉ có đầu lân và được một người cầm lấy  chắc và lay động bằng hai tay để mô phỏng điệu múa lân trong bầu không khí vui tươi. Múa lân được biểu diễn và hòa nhịp theo tiếng trống và tiếng chập chỏa để cầu xin được  hòa bình và thịnh vượng cho đất nước. Ở Việt Nam, Tết Trung thu là Tết của thiếu nhi. Đây là lý do tại sao chúng ta thường  thấy các trẻ con hay đi trong đêm nầy với  những chiếc đèn lồng được thắp sáng bởi những ngọn nến nhỏ bên trong và được làm không chỉ bằng giấy nhiều màu mà còn ở  dưới nhiều hình dáng khác nhau (ngôi sao, rồng, cá chép, thỏ, bươm bướm vân vân..) trên đường phố. Các trẻ con c òn mang mặt nạ theo hình ảnh của các anh hùng huyền thoại như Chí Phèo, Chú Tều vân vân.. và hay cầm trống lục lạc.

Đấy là lễ mà những đứa trẻ trở thành những người lớn sau nầy cũng không bao giờ quên được  bởi vì  nó vẫn để lại ở nơi chúng những kỉ niệm đẹp nhất

của tuổi thanh xuân theo năm tháng mặc dù  những món đồ chơi rẻ tiền nầy. Còn các thanh niên thì hay tham gia các cuộc thi hát xen kẽ (trống quân) trong khi các cụ thì dự đoán tương lai của đất nước bằng cách quan sát trăng tròn và màu sắc của nó. Sau đó, họ tụ nhau với gia đình hoặc bạn bè  ngồi chung quanh bàn để thưởng thức ăn bánh trung thu uống trà. Các bánh này thường  màu trắng và hay dính hoặc màu vàng và được nướng,  thường được gộp thành 4 bánh để trong các hộp các-tông vuông xinh xắn  được bán khắp mọi nơi khi đến gần ngày lễ trung thu. Lễ nầy được tổ chức hầu hết ở các quốc gia ở Châu Á theo các phong tục và truyền thống.

Trước hết  ở Trung Hoa, chúng ta quen thấy việc tổ chức ngày lễ này như là một truyền thống, nó có từ thời nhà Đường. Theo nhà nghiên cứu người Việt  Nguyễn Văn Huyền của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp(EFEO), nhờ một đạo sĩ già của Lão giáo làm cái cầu vòng nối qua cây trượng ma thuật mà Hoàng đế Đường Huyền Tông (tức là Đường Minh Hoàng) lên được mặt trăng. Ngay sau khi trở về lại trái đất, ngài không ngừng buồn bã và hay thường tổ chức ca múa trong cung điện của ngài để nhớ  lại  các kỳ quan ở trên cung trăng. Kể từ đó, các nhà thơ, các nghệ sĩ và các trẻ em có tục lệ tôn sùng mặt trăng.

Ở Nhật Bản, lễ hội được tổ chức ở  tại các ngôi chùa Phật giáo, nơi mà những người tham gia hay mặc trang phục truyền thống và tôn vinh lễ hội bằng cách ca hát để bày tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ Thiên nhiên. Theo âm lịch, Nhật Bản có hai lễ hội, một lễ được gọi là « Zyugoga » và lễ còn lại là « Zyusanya » vào ngày 13 của tháng 10. Lễ  đầu tiên thì có liên quan đến truyền thống « otsuki-mi (sự chiêm ngưỡng mặt trăng) ». Vào mùa thu, người ta có thể chiêm ngưỡng mặt trăng dưới ngày đẹp trời  trước thời điểm thu gặt muà màng và cảm ơn mặt trăng vì những lợi ích mà nó mang lại. Bất cứ ai tham gia lễ hội đầu tiên đều phải ăn mừng lễ hội thứ hai nếu không sẽ gặp xui xẻo. Như ở Việt Nam, trẻ em Nhật Bản tham gia vào cuộc diễu hành với chiếc đèn lồng hình con cá chép có ghi lại ngày sinh. Cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm vì trong truyện cổ tích Nhật Bản, cá chép là hiện thân của sức mạnh và lòng dũng cảm lội ngược dòng nước và mạnh dạn bất chấp các loại thú săn mồi.

Ở Hàn Quốc, Tết Trung thu là dịp để người Hàn bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Lễ hội này diễn ra một ngày trước đó và kết thúc sau ngày 15/8 trong âm lịch. Loại bánh truyền thống cho dịp này được gọi là  bánh “Songphyun” . Bánh nầy được làm từ gạo, đậu xanh, hạt mè và các quả hạch. Họ dành thời gian họ có để  viếng  thăm các nghĩa trang và  để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và tham gia các hoạt động văn hóa khác (nhảy múa dưới trăng, mặc trang phục truyền thống vân vân…).

Ở Thái Lan, mỗi  gia đình đều  có tổ chức Tết Trung thu được gọi là “Tết trông trăng”.  Họ tận dụng cơ hội này để ngồi chung quanh bàn đầy trái cây (các quả đào, sầu riêng và bánh trung thu) và kể lại với nhau những câu chuyện xưa.

Ở Cao Miên, theo lịch của Phật Giáo, người Khơ Me chuẩn bị lễ vật, hoa tươi, cơm nhừ và nước mía cho buổi tối hôm đó. Khi mặt trăng bắt đầu nhô lên khỏi những ngọn cây, thì bữa tiệc có thể bắt đầu. Những người Khơ Me này có truyền thống hay đút cơm đầy vào miệng của trẻ con để tượng trưng cho sự dư dả.

Version française

C’est au Vietnam que l’agriculture joue un rôle de premier plan, car on attache une grande importance aux pluies qui fécondent le sol. C’est pourquoi le dragon y fait figure principalement car il est le symbole de la pluie et de la fécondité. Cet animal si proche des Vietnamiens doit apporter sa contribution à la réussite des moissons de l’été. Rien n’est étonnant de voir chaque année au Vietnam  dans  la nuit du quinzième jour du mois Août du calendrier lunaire la glorification de cet animal fabuleux depuis la nuit des temps par les Proto-Vietnamiens. Le dragon se manifeste à la fois dans les zones rurales et urbaines  en grande pompe, précédé  par d’étendards aux cinq couleurs, des lanternes figurant des fruits, des animaux aquatiques  etc… Le dragon  est fait en bambou tressé, enveloppé de papier et de toile et monté  sur des perches pour permettre aux porteurs de lui imprimer des mouvements serpentins en faisant la ronde. Il est accompagné souvent dans sa procession d’un lion  fait aussi en bambou et en papier coloré, présenté seulement par sa tête portée  et secouée par un homme avec ses deux bras pour simuler la danse du lion dans une atmosphère joyeuse.  Cette danse est  exécutée et rythmée au son des tambours et cymbales  pour demander la paix et la prospérité au pays. Au Vietnam, la fête de mi – automne est la fête des enfants. C’est pourquoi  on les voit promener durant cette nuit  leurs lampions éclairés par les petites bougies  et faits non seulement en papier multicolore mais aussi sous diverses formes  (étoile, dragon, carpe, lapin, papillon  etc…) dans les rues. Ils   portent  des masques à l’image des héros légendaires  (Chí Phèo,  Chú Tều etc…) et frappent sur leurs tambourins. C’est la fête que les enfants devenus plus tard adultes n’oublient jamais car elle leur laisse toujours  au fil des années  les meilleurs souvenirs de sa jeunesse en dépit du prix dérisoire de ces jouets. Durant la nuit de la fête, les jeunes gens participent  aux concours de chansons alternées (trống quân)  tandis que les sages tirent des présages pour l’avenir du pays en observant la pleine lune et sa couleur. Puis  ils se réunissent  plus tard dans la famille ou entre amis autour d’une table pour goûter avec du thé les gâteaux de lune. Ceux-ci sont blancs et gluants ou jaunes et grillés  et sont regroupés souvent  par quatre  dans des boîtes carrées en carton vendues partout à l’approche de la fête. On la célèbre dans la plupart des pays en Asie selon les us et traditions.

D’abord en Chine,  on est habitué à célébrer cette fête comme une tradition datant de l’époque de la dynastie des Tang. Selon le chercheur vietnamien  Nguyễn Văn Huyền (EFEO), grâce au guide d’un vieillard taoïste qui fit un pont pour l’empereur Tang Xuanzong (Đường Minh Hoàng) avec son bâton magique, ce dernier monta dans la lune. Dès son retour sur la terre, il ne cessa pas de s’attrister et il fit exécuter dans son palais musique et danse pour sa nostalgie des merveilles lunaires. Depuis lors, les poètes, les artistes et les enfants n’arrêtent pas d’honorer le culte de la lune.

 Au Japon, la fête est organisée dans les temples bouddhistes où on trouve leurs participants portant des vêtements traditionnels et honorant cette fête  en chantant pour exprimer leur gratitude  envers la mère Nature.  Dans le calendrier lunaire, le Japon a deux festivals dont l’un est connu sous le nom « Zyugoga » et l’autre est « Zyusanya »  au 13ème jour du mois Octobre. Le premier est associé à la tradition « otsuki-mi (contemplation de la lune)». En automne, on peut contempler la lune sous son beau jour juste avant la période des récoltes et la remercier pour les bénéfices qu’elle apporte. Quiconque  participe au premier festival  doit  célébrer le second sinon il aura la malchance. Comme au Vietnam, les enfants japonais se joignent au parade avec leur lanterne en forme de carpe sur laquelle est écrite sa date de naissance. La carpe symbolise le courage car dans les contes de fées nippons, la carpe incarne la force et le courage de remonter le cours d’eau à contre sens et de braver tous les prédateurs.

En Corée, la fête de la mi-automne  est une occasion pour les Coréens d’exprimer leur gratitude envers leurs ancêtres.  Cette fête a lieu la veille et se termine après le 15 Août dans le calendrier lunaire.  Le gâteau traditionnel  pour cette occasion est « Songphyun » qui est fait avec du riz, des haricots verts, des sésames et des noix. Ils passent leur temps à visiter les cimetières pour montrer leur respect envers les ancêtres et prennent part à  d’autres  activités culturelles (danse sous la lune, port du costume traditionnel etc …). 

En Thaïlande, chaque ménage célèbre aussi la fête de mi-automne connue sous le nom «Fête de la lune ». On profite de cette occasion pour se mettre autour de la table remplie de fruits (pêches, durions et gâteaux de lune) et pour raconter les anciennes histoires.

Au Cambodge, selon le calendrier bouddhiste,  les Khmers préparent les cadeaux, les fleurs fraîches, le riz écrasé et le jus de canne à sucre pour cette soirée. Quand la lune commence à monter au dessus du sommet des arbres,  on peut démarrer la fête. Ces Khmers ont la tradition de mettre  pleinement dans la bouche d’un enfant le riz pour symboliser l’abondance.

Nam Tiến ( La marche vers le Sud)


Version française

Nam Tiến: sự kết thúc nước Chiêm Thành.

Theo học giã Thái Văn Kiểm, cuộc nam tiến trường kỳ của dân tộc ta là một sự kiện lịch sử hiển nhiên mà các sử gia chân chính ngoại quốc phải công nhận và cũng là một nguồn hãnh diện lớn cho dân tộc ta.Trong ba nghìn năm hơn, dân tộc Việt đã vượt hơn năm nghìn cây số tức là 1700 thước mỗi năm hay là 5 thước mỗi ngày. Tốc độ nầy còn thua con rùa ốc. Điều nầy chứng tỏ dân tộc ta gặp biết bao chướng ngại mà còn đôi khi phải dừng chân lùi bước trong cuộc Nam Tiến. Ca dao nầy nói lên phần nào cái lo lắng, cái sợ hải của dân ta trong cuộc hành trình nầy:

Đến đây đất nước lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng lo.

Sau khi giải phóng dân tộc Việt ra khỏi ách thống trị của Trung Quốc gần có một ngàn năm và khi biết rằng ở thời điểm nầy dân số ta chỉ lên đến khoảng một triệu người trong khi đó nước Trung Quốc khổng lồ ước tính có hơn 56 triệu người thì mới thấy tài ba của Ngô Quyền thật là vô song nhưng rủi thay ngài chỉ cai trị được 5 năm. Sau đó đến thời kỳ loạn lạc đất nước với thập nhị sứ quân nhưng may thay cũng nhờ có một vị anh hùng Đinh Bộ Lĩnh xuất thân từ Ninh Bình mới thành công dẹp được các sứ quân, thống nhất lại đất nước và lập ra triều đại nhà Đinh. Trong thời kỳ nầy, đất nước ta mới được tự chủ nên chỉ nằm vỏn vẹn ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và các đồng bằng nhỏ ven ở  bờ biển Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An). Ở phiá bắc khó mà bành trướng vì có một nước Trung Hoa lại dân số quá đông, lúc nào cũng dòm ngó và có ý định xâm chiếm đất nước ta dù dưới triều đại nào đi nửa. Ở phiá tây thì có dãy núi Trường Sơn hiểm trở khó mà vượt qua còn ở phiá đông thì có Đông Hải (hay Biển Đông) mà Nguyễn Trãi đã từng nhắc lại trong Bình Ngô Đại Cáo như sau:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

để ám chỉ quân nhà Minh tàn ác xâm lược đất nước ta trong mười năm mà cả biển Đông còn không rửa sạch tội chúng.  Một áp lực mà dân tộc ta lúc nào cũng phải chịu đựng trong suốt cuộc hành trình dựng nước. Chỉ còn ở phiá Nam là hướng đi duy nhất để dân tộc ta có thể mở mang bờ cỏi, tránh được sự diệt vong và giữ được nền độc lập dân tộc nhất là tổ tiên ta là một bộ tộc duy nhất trong đại tộc Bách Việt mà không bị đồng hoá bởi người Trung Hoa từ thời Tần Thủy Hoàng. Tuy thế ở thời điểm nầy dân tộc ta được có hai lợi thế trong cuộc nam tiến: một là phải cần một nhà lãnh đạo có đầu óc chiến lược và tài ba để ngăn chặn quân xâm lược Tàu ở phương bắc hai là phải có lý do chính đáng để lôi kéo quần chúng gia nhập vào cuộc viễn chinh ở phương nam. Nơi nầy  có nước Lâm Ấp (được gọi là Chiêm Thành về sau), dành được độc lập với Trung Quốc ở Nhật Nam vào năm 192, hay thường khuấy rối đất nước ta. Nước nầy có một vị trí quan trọng ở trên con đường biển xuyên châu Á khiến có nhiều người thèm muốn (Manguin 1979:269). Lấy được Chiêm Thành thì có thể xem là khống chế được cả đường biển và cả tàu bè đi qua (Manguin 1981:259). Ngày nay vẫn còn là một vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thên thế giới.

Đại Việt là một nước vừa mới có vua đầu tiên cai trị thì đã bị kèm kẹp ở giữa Trung Hoa và Lâm Ấp. Hai nước nầy còn cấu kết với nhau lúc đầu nhầm tiêu diệt nước ta. Được xem là một vị vua hiếu chiến và có tầm nhìn chiến lược,  vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn) có được hai lợi thế nầy. Ngài đã đánh bại quân Tống của Hầu Nhân Bảo vào năm 981 ở Chi Lăng (Lạng Sơn) và thành công trừng phạt Chiêm Thành qua cuộc viễn chinh trong vòng một năm  để đánh đuổi người Chàm ra khỏi tỉnh Amaravati (Quảng Ngãi) sau khi vua chàm Bề Mi Thuế không khôn khéo bắt giam sứ giả Đại Việt Từ MụcNgô Tử Canh mà ngài gửi sang Lâm Ấp để hoà hiếu. Ngài phá hủy thủ đô Indrapura (Quảng Nam) và thánh địa vào năm 982 bằng cách giết chết vua chàm Bề Mi Thuế (Paramec Varavarman). Sau đó ngài còn giao quyền kiểm soát lại cho quản giáp Lưu Kế Tông ở lại để chiếm giữ Indrapura và phiá bắc nước Lâm Ấp trước khi trở về kinh đô. Qua sự việc nầy thì thấy rõ ít nhiều ý đồ của Lê Đại Hành trong việc bành trướng lãnh thổ nhưng có lẽ sợ nhà Tống khiển trách lúc đó nên không tỏ ra ý đồ của mình.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì Lưu Kế Tông trốn ở lại Chiêm Thành đến đây vua Lê Đại Hành có  sai con nuôi (mà không biết tên) đi bắt được Lưu Kế Tông rồi đem chém năm 983. Thế mà trong Tống sử thì chép Lưu Kế Tông có làm vua Lâm Ấp ba năm sau, từ năm 986 đến 989 và có gửi sứ bộ qua Tống triều cầu phong. Như vậy cho thấy có gì không ổn trong sử ta. Có thể giải thích là Lưu Kế Tông được chỉ định ở lại để thi hành một nhiệm vụ chiếm giữ mà vua Lê Đại Hành giao thác nhưng khi Lưu Kế Tông có được vây cánh vững mạnh thì tự lập mình làm vua mà quên đi nghĩa vụ. Nhưng sau đó nhờ  thế lực trùng hưng của người Chàm mỗi ngày càng mạnh, vua Harivarman IIVijaya (Chà  Bàn, Bình Định) đánh bại được Lưu Kế Tông lấy lại tỉnh Amaravati và trở lại đống đô ở Indrapura. Còn Lưu Kế Tông thì theo nhà khảo cứu Pháp Georges Cœdès thì qua đời không nghe nói đến nửa. Dù có sự tăng cường cướp bóc theo đường biên giới phía bắc, nước Lâm Ấp (Champa) không ngừng phải chịu đựng sức ép càng ngày của nước láng giềng An Nam chúng ta. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thì Tàu vẫn phong vua ta làm Giao Chỉ quận vương, vẫn xem nước ta là nước Giao Chỉ của một thời đô hộ. Chỉ dưới thời vua Lý Anh Tôn thì vua ta mới được phong với chức là An Nam quốc vương. Từ đó nước ta mới có tên là An Nam.

Dưới triều đại nhà Lý, viện lý do nước Lâm Ấp không cống nạp suốt 16 năm, vua Lý Thái Tông buộc lòng phải ngự giá đi đánh Chiêm Thành năm 1044. Quân địch thua to. Tướng Chàm Quách Gia Di chém quốc vương Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II), vua cuối cùng của triều đại Chămpa Indrapura và đem đầu xin hàng. Đến năm 1069, vua Lý Thánh Tông dựa một lý do bỏ cống liên tục 4 năm của Chiêm Thành, thân chinh mang 10 vạn quân đi đánh Chiêm Thành và  và bắt được vua chàm trên đất Cao Miên  bấy giờ là Chế Củ (Jaya Rudravarman III) mang về kinh đô Thăng Long.  Để mua chuộc lại tự do và được trở về nước, Chế Củ đề nghị đổi lại 3 tỉnh phía bắc của Champa gần tương đương với hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (Georges Cœdès:248). Có thể nói từ đây nước Đại Việt mới bắt đầu mở rộng  thêm vùng đất mới và cho người sang ở thật sự dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn sau khi ở Nghệ An, có Lý Giác làm phản và xúi giục quốc vương chàm Chế Ma Na (Jaya Indravarman II) cướp lại 3 tỉnh nhưng sau đó thua chạy bởi danh tướng Lý Thường Kiệt  đành xin trả lại ba tỉnh như cũ. Dưới  triều đại của Lý Thần Tông, theo học giã Henri Maspero thì nước ta bị vua hiếu chiến Sûryavarman II  của nước Chân Lạp,  hay thường lôi kéo nước Chămpa bằng cách dụ dỗ hoặc cưởng bức để khuấy rối nước ta không ngừng ở vùng Nghệ An và Thanh Hóa. Nhưng sau đó hai nước trở thành thù địch nên có một cuộc chiến tranh tàn khốc  kéo dài gần có một trăm năm khiến hai nước suy yếu trước một nước An Nam hùng mạnh từ đầu thế  kỷ 13  với  một vương triều mới là nhà Trần.  Cũng là lúc ở toàn bộ khu vực Âu-Á có cuộc xâm lược của người Mông Cổ mà cũng là lúc hai nước láng giềng An Nam và Chiêm Thành có quan hệ tốt và cũng là lúc Chiêm Thành được ổn định hoà bình trong nước với vua Indravarman V (1265-1285). Chính nhờ thế mới có sự liên kết hai dân tộc Việt và Chàm vào chung một trận tuyến, cùng nhau chống lại một kẻ thù chung là đế quốc Nguyên Mông Cổ của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan), cùng nhau có được những kỳ tích hiển hách và ý nghĩa lịch sử không những với dân tộc mình mà còn luôn cả  khu vực Đông Nam Á. Chính nhờ thế hai dân tộc mới thắng được đế quốc Mông Cổ. Để  củng cố quan hệ đồng minh hoà thuận giữa hai dân tộc mà cho đến giờ không có, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông có đến viếng thăm vương quốc Chiêm Thành chín tháng với tư cách là giáo chủ của phái Thiền tông Đại Việt vào tháng 11 năm 1301. Qua chuyến vân du nầy, ngài có hứa gã con gái của ngài là Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân (Jaya Simhavarman III) khi Huyền Trân mới vừa 14 tuổi và Chế Mân thì đã cao tuổi. Dù ngài đã khoát áo cà sa nhưng ngài vẫn là Thái Thượng Hoàng của Đại Việt nên ngài lúc nào cũng có cái nhìn sâu xa trông rộng cho đất nước và nhận thấy Đại Việt cần có một vùng đất làm căn cứ ở phương nam khi có hữu sự nhất là ngài đã  biết rõ dã tâm của người phương Bắc và ngài  đã thành công hai lần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285 và 1287-1288). Ngược lại, Chế Mân, một vị vua anh hùng của dân tộc Chàm vì lý do gì mà dâng hai châu Ô-Lý để làm sính vật và trở thành tội đồ với dân tộc mình? Như vậy Champa quá thiệt thòi mà Đại Việt thì quá lợi  phải không? Có lẽ là vùng đất khô cằn  mà Chế Mân cảm thấy không thể làm chủ được nữa từ lâu vì Quảng Trị thì đầy cát, Thừa Thiên Huế thì đầy đồi núi và cũng là vùng không không có đồng bằng lớn (Hồ Trung Tú:283). Vã lại đây chỉ là việc hợp thức hóa một vùng đất mà Chiêm Thành không còn khả năng quản lý được nữa từ khi Chế Củ xin dân ba châu để được tha trở về đã có 236 năm rồi. Việc Huyền Trân (Perle de Jais)  lấy Chế Mân năm năm sau (1306) với sính lễ là hai châu Ô – Lý vuông ngàn dậm  (nay là tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) chắc chắn phải là một sự tính toán để giữ hoà hiếu và mang tính chiến lược giữa hai triều đình Đại Việt – Champa. Nhờ thế cương vực của Đại Việt được mỡ rộng tới bắc sông Thu Bồn mà cũng nhờ vậy mà Chiêm Thành mới có thể giữ được vững vùng đất còn lại cho con cháu đời sau qua cuộc hôn nhân nầy.

Qua  lăng kính của người đời sau nầy thì Huyền Trân công chúa là người phụ nữ  được thán phục trong tâm thức của bao thế hệ người dân Việt  và được nhắc nhở nhiều không ít  trong cuộc nam tiến nầy qua tình sử và  số phận của bà. Sau một năm cưới hỏi thì  vua Chế Mân qua đời (1307). Chỉ có vua Chế Mân và Trúc Lâm đại sĩ (hay thái thượng hoàng Trần Nhân Tông) mới thấu hiểu được cái lý lẽ của cuộc hôn nhân nầy nhưng hai ngài qua đời cách nhau một năm liền.  Từ đó, món quà sính lễ nầy  trở thành mối  bất hoà giữa hai nước và dẫn đến các cuộc chiến tranh liên tục mà Đại Việt vẫn là nước dành được nhiều thắng lợi. Nhờ áp lực dân số và chính sách di dân dưới triều nhà Hồ nên những vùng đất được nhường bởi Chiêm Thành trở thành những vùng  độc lập và tự trị qua cách tổ  chức làng xã (Phép vua còn thua lệ làng) khiến Chiêm Thành khó mà thu phục lại được về sau. Chỉ có một lần nữa, sau thế kỷ XIV nầy thì Chiêm Thành phát triển « cực mạnh » và đẩy các cuộc giao chiến đến tận Thanh Hóa. Đấy là thời kỳ xuất hiện một nhân vật mà Minh sử gọi là Ngo-ta-ngo-tcho mà còn lưu truyền ở trong lịch sử của người Chàm với cái tên Binasuor (hay Chế Bồng Nga). Chính thời kỳ nầy từ 1361 đến 1390, dựa nhà Trần suy yếu và được nhà Minh bên Tàu  phong làm Chiêm Thành quốc vương, Chế Bồng Nga đánh ra Bắc 5 lần mà có 4 lần kéo quân thẳng  vào Thăng Long. Do sự phản bội của một tên tiểu thần của Chế Bồng Nga tên là Ba-lậu-kê mà tướng Trần Khắc Chân nhà Trần mới tìm ra được thuyền chở Chế Bồng Nga và sai các súng bắn vào thuyền khiến Chế Bồng Nga trúng đạn mà chết. Theo G. Maspero thì thời Chế Bồng Nga là thời kỳ cực thịnh nhưng theo G. Cœdès thì cụm từ nầy hoàn toàn không chính xác mà phải so sánh  những chiến thắng quân sự của Chế Bồng Nga với tia sáng màu xanh lúc mặt trời lặn (Ngô văn Doanh: 126 hay G. Cœdes: 405). Môt  tướng lĩnh chàm mà trong lịch sử Việt gọi là La Khải mà người chàm ghi là Jaya Simhavarman lên nối ngôi sau khi loại trừ được những người con của Chế Bồng Nga. La Khải từ bỏ toàn vùng đất chàm nằm ở phía bắc đèo Hải Vân tức là những tỉnh hiện nay Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Để tránh một cuộc chiến tranh mới với Đại Việt ngài nhường tỉnh Indrapura của Chiêm Thành vào năm 1402 tương ứng với tỉnh Quảng Nam hiện nay, nơi mà có thánh địa Mỹ Sơn nhưng ngài thu phục lại sau đó vào năm 1407 khi nhà Minh lấy cớ diệt trừ vương triều Hồ soán ngôi mà  thôn tính trọn cả An nam và tìm kiếm kẻ có tài có đức mang về Tàu để trọng dụng và sai khiến trong đó có Nguyễn An (Ruan An), một hoạn quan kiến trúc sư người Việt được ủy thác công việc thiết kế Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của Nguyễn Trãi. Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm 1428 và sáng lập triều đại nhà Hậu Lê,  thiết lập lại quan hệ hoà bình với triều đình nhà Minh  và Chiêm Thành của  con của La Khải tên là  Virabhadravarman  mà biên sử An Nam gọi là Ba Dich Lai  (Indravarman VI). Theo G. Cœdès, sau khi vương triều nầy chấm dứt thì Champa nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái có  đến 5 nhà vua kế tiếp trong vòng 30 năm do những cuộc nội chiến tranh giành quyền hành. Vào thời điểm nầy thì ờ An Nam lại có vị vua văn võ  song toàn tên là Lê Thánh Tôn trong Việt sử. Chính ngài sai Ngô Sĩ Liên làm bộ Đại Việt sử ký. Ngài còn sai quan làm lại quyển đia dư nước ta mà cũng chính ngài cho người lẻn  sang Chiêm Thành vẽ địa đồ nước Chiêm Thành để biết những nơi hiểm trở mà tiến binh đánh lấy kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) ở Chà Bàn (Bình Định) vào năm 1471 và bắt được vua  Trà Toàn (Maha Sajan) dẫn về Đại Việt cùng 30.000 tù binh.  Việc chiếm được kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) nầy có thể so sánh với sự sụp đổ Constantinople (1453) cùng thời, bởi người Thổ Nhĩ Kỳ (Népote 1993:12). Sau đó vua nhà Minh  có sai sứ bảo ngài phải trả đất  Bình Định lại cho Chiêm Thành nhưng ngài không chịu. Nhưng vua Minh cũng đành bỏ qua vì thanh thế nước Nam ta đang lừng lẫy khiến các nước lân cận như Ai Lao và các mường ở phương tây đều phải triều cống. Từ đó, nước Champa còn thu hẹp lại chỉ  còn ở vùng đất nằm ở phiá nam mũi Varella (Đại Lãnh)(Phú Yên) và không còn gây nổi lo âu nữa trong cuộc nam tiến của người dân Việt.  Còn dân tộc chàm thì bị phân tán ra nhiều nhóm di tản qua đường biển và đường bộ: một nhóm thì trốn sang Cao Miên tỵ nạn được vua Cao Miên Jayajettha III (Ang Sur) cho tá túc  ở Oudong, Chrui Changvar  và Prêk Pra gần thủ đô Nam Vang và ở tỉnh Kompong Cham, một nhóm thì sang đến tận đảo Hải Nam (Thurgood 1999:227) và Malacca và còn lại phần lớn thì phải ẩn náu ở vùng Panduranga, nơi còn thuộc về Champa hay phải chịu ở lại sinh sống với người dân Việt trên vùng đất bị thôn tính. Từ đây có những làng Việt-Chàm ở cạnh bên nhau kéo dài nhiều trăm năm, không biết ai là người đồng hóa ai là người tiếp thu nhất là có cuộc va chạm và giao hoà giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Quốc. Lịch sử loài người đã bao lần chứng minh một nền văn minh cao hơn hay thường có ít nhiều tác động làm biến đổi nền văn minh kém hơn. Cũng như La Mã mạnh hơn khi xâm lược phải chịu ảnh hưởng của nền văn minh Hy Lạp hay Mông Cổ, Mãn Thanh cũng vậy khi chiếm được Trung Hoa cũng bị đồng hoá bởi nước nầy. 

Đại Việt nước ta cũng không ngoài lệ. Hay thường khinh khi miệt thị người Chàm hay Man,  Đại Việt chúng ta có được tiếp thu cái gì không?. Đại Việt được tiếp thu nhiều thứ lắm nhất là  có mang nhiều yếu tố Chiêm Thành trong âm nhạc cung đình như Chiêm Thành Âm hay trống cơm (Thái văn Kiểm 1964: 65) hay là về sau  với các « Điệu Nam (Airs  des Méridionaux)   qua các lời than khóc buồn bã  vô tận của dân tộc Chàm như  Hà Giang Nam Ai Giang Nam, Nam Thương vân vân … và nghệ thuật  điêu khắc dưới hai triều Lý và Trần. Có một thời người dân Việt sống chịu ảnh hưởng phương nam để tạo ra những hiện vật như đầu rồng thời  Lý Trần  tựa như đầu rồng makara  hay  con vịt xiêm (con ngan), ngỗng thần Hamsa  của Champa chẳng hạn được tìm thấy trong hoàng thành Thăng Long từ mái ngói, đầu hồi đến hoa văn trên chén bát (Hồ Trung Tú:264). Còn người Chàm họ không hẵn hoàn toàn bị đồng hóa liền  vì họ chỉ  từ bỏ tiếng mẹ đẻ để nói tiếng Việt nầy trên quê hương của họ, phải có họ tên như người Việt dưới thời vua Minh Mạng chớ những họ mà họ có đó trong sử  là những họ  của vua  hay hoàng thân quốc thích theo tác giả Phú Trạm trên tờ báo Tia Sáng (ngày 2/10/2006). Cũng như  người Việt, họ dùng Ja (nam) hay (nữ)  trước tên như văn hay Thị. Khi họ  trưởng thành và có  vai vế hay chức phận  trong xã  hội thì họ  được gọi theo vai vế  hay chức  danh ấy (Hồ Trung Tú:57). Họ còn tự tạo cho họ một giọng nói mà trước đó không hề có, tự chuyển sang nói tiếng Việt của người Chàm bản địa. Họ tự  nói, tự  nghe, tự  điều chỉnh, tự hiểu  cùng với người Việt cộng cư  để sản sinh giọng nói riêng biệt (ngữ  giọng) không còn giống  với nguyên gốc nào cả  nữa (giọng nói của người Quảng Nam chẳng hạn) khi họ có quan hệ với người Việt trước đó như vợ con hay làm quan ở những vùng đất thuộc về Đại Việt. Họ không hẳn bị mất gốc rễ liền vì họ vẫn giữ gìn được lề thói và phong tục của người Chàm. Cụ thể là ở những vùng như Đà Nẵng Hội An chúng ta còn thấy những người dân còn mặc y phục của người Chàm vào các năm cuối thế kỷ XVIII qua các hình của  Cristoforo  Borri hay John Barrow. Đàn ông mặc cái kama hay là cái quần không đáy (cái sarong),  vấn khăn khá to còn các bà thì mặc váy dài nhiều tầng và nhiều màu hay ở trần. (Hồ Trung Tú: 177).

Những người Việt di cư đến những vùng mà người Chàm đông dân bắt buộc họ phải hòa  mình và chấp nhận cách nói tiếng Việt của người dân bản địa từ Quảng Nam đến Phú Yên. Còn  ở những vùng mà số lượng  người Chàm ít mà người Việt di cư lại đông thì giọng nói tiếng Việt ở nơi nầy là giọng nói của gốc dân di cư. Họ  bảo lưu được chất giọng của mình cũng như ở các vùng đất được thấy từ Nam đèo ngang đến  Huế, họ tiếp nhận phương ngữ Nghệ An-Hà Tĩnh (Hồ Trung Tú: 154) hay Thanh Hóa về sau với Nguyễn Hoàng.  Còn những nét văn hoá bản sắc dân tộc Chàm, tất cả chỉ  biến mất đi từ khi có sắc chỉ tháng 9 năm mậu tý năm Minh Mạng thứ 9 (1828). Đấy là sắc chỉ nhầm cấm các đàn ông phương Nam mặc váy. Các tộc họ người Chàm như chính bản thân họ tự nhận không biết lúc nào ở thời nào mà tuy nhiên họ lại có một mối quan hệ cội nguồn xuất phát từ đất Bắc như trăm ngàn họ Việt cùng nhau sống trên mảnh đất nầy. Họ đâu còn bâng khuâng tự hỏi mình là ai nữa vì sau vài thế hệ họ đã thành người « thuần Việt » và cùng dân tộc Việt trong cuộc hành trình Nam Tiến để đến mũi Cà Mau. Có thể nói nước Chiêm Thành bị diệt vong từ đấy.

Bibliographie

Thái Văn Kiểm: Việt Nam quang hoa Editeur Xuân Thu, USA
Georges Cœdès: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ Hóa ở Viễn Đông. NXB Thế Giới năm 2011
Pierre-Yves Manguin: L’introduction de l’islam au Champa. Études chames II. BEFEO. Vol 66 pp 255-287. 1979
Pierre-Yves Manguin: Une relation ibérique du Champa en 1595. Études chames IV. BEFEO  vol 70 pp. 253-269
Ngô văn Doanh: Văn hóa cổ Chămpa. NXB Dân tộc 2002.
Hồ Trung Tú: Có 500 năm như thế. NXB Đà Nẵng 2017.
Agnès de Féo: Les Chams, l’islam et la revendication identitaire. EPHE IVème section.2004
Thái Văn Kiểm: Panorama de la musique classique vietnamienne. Des origines à nos jours.  BSEI, Nouvelle Série, Tome 39, N° 1, 1964.
Thurgood Graham: From Ancient Cham to modern dialects . Two thousand years of langage contact and change. University of Hawai Press, Honolulu. 1999
Trần Trọng Kim: Việtnam sử lược, Hànội, Imprimerie Vĩnh Thanh 1928.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nhà xuất bản Thời Đại. Năm 2013.

Cây sung (Le figuier)

Le figuier

Version française

Cây sung là một loại cây quen thuộc với chúng ta, thường sống ở các vùng nhiệt đới như ở đất nước ta. Nó được nhận diện ra nhờ các lá xanh có dạng hình mũi mác hay hình trứng, dài khoảng 5 đến 10 cm và sắp xếp theo hình xoắn ốc xung quanh cành cây. Nó được nổi bật  trong thế giới thực vật qua phương thức nở hoa và đậu quả. Nó sinh ra được  hai loại hoa:  hoa đực (vô sinh) và  hoa cái (sinh sản) nhưng các  hoa cái nầy không thể thụ phấn được cần nhờ  đến một loại sâu bọ như loại  Blastophaga, một loại ong thật nhỏ bé của cây sung (Blastophaga psenes).  Nhờ con ong cái nhỏ bé nầy mà các  hoa cái mới thụ phấn và  mới có nhiều quả bế (akènes) chính đây mới là những hạt li ti bé nhỏ, những quả thật sự ở  trong đài hoa  dưới dạng cái kén (một quả giả tròn trịa  chính mùi) được trông thấy ở  bên ngoài  (infrutescence). Do đài hoa ôm trọn hoa cái và hoa đực ở bên trong cái kén  nên chúng ta không nhìn thấy. Vì vậy chúng ta cho rằng cây sung không có hoa. Khi ong chung vào ở lổ hở (ostiole) của đài hoa thi ong bị vỡ cánh và râu nên không ra được, chỉ biết giúp hoa cái thụ phấn để có trái rồi chết khiến ta thường nghe nói có  ăn được một  trái sung thì ta có  ăn thêm một con ong chết khiến người ăn chay không bao giờ thích ăn trái sung. Thật sự trái sung có tiết ra một loại enzyme làm tiêu tan thể xác của con ong và chế biến nó thành protein.

 Cây sung thường thấy có quả chớ không thấy hoa. Phải chẻ ra làm đôi mới  thấy hoa nên gọi là giống ẻn hoa (cryptogame). Người Trung Hoa gọi là “vô hoa quả”. Trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt, cây sung thường được nhắc đến nhiều.

Chờ cho sung rụng nằm dài gốc cây.

Cây sung là loại cây có trái không mọc ở cành cây mà mọc từ gốc đến ngọn và hay thường mọc thành từng chùm ở thân cây. Bởi vậy không cần mệt phải leo trèo để hái quả, chỉ cần vói tay là được  mà cũng chẳng cần đứng chi cả. Câu thành ngữ  nầy dùng chỉ những kẻ lười biếng quá mức.

Ăn sung nằm gốc cây sung

Lấy nhau thì lấy, nằm chung không nằm.

Đây là một thành ngữ dùng ám chỉ  một cuộc hôn nhân bị cưỡng ép, không thương mà phải lấy nhau. Dù có giấy tờ hôn thú đi nữa cũng nhất định không chịu nằm chung một giường. Mà  đôi khi còn có thái độ bất hợp tác với một chính quyền, một áp lực nào của ngọai bang nên tỏ ra có chủ trương thụ động đề kháng như thời kỳ thời thực dân Pháp đô hộ bắt dân ta phải chịu các hiệp ước dưới thời vua Tự Đức.

Còn “Ăn quả vả trả quả sung” để nói không có việc tương xứng trong việc mượn trả. Muốn nói đây có một người khôn lõi và một người khờ dại để bị lừa gạt trong cuộc giao dịch.  Quả vả thì rất to lớn thịt nhiều ở bên trong có hoa. Người Tây Phương thường gọi là “figue de Roxburg”. Còn quả sung thì nhỏ hơn lại tròn mà gọi là “figue sycamore”. Cả hai thuộc giống Ficus, họ Moracées.  Hay là: Ăn sung giả ngái. Câu nầy ám chỉ sự lường gạt và vong ân bội nghiã vì sung và ngái hai loại quả hoàn toàn khác giống, một thứ ăn được còn một thứ không ăn được. Để chỉ người không biết điều, chỉ nghĩ đến mình mà chẳng nghĩ ai cả và ích kỷ thì dân ta hay dùng câu thành ngữ như sau:

Ăn sung ngồi gốc cây sung
Ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành.

 

Cây sung còn tượng trưng cho người ẩn sĩ  vì hoa của cây sung chúng ta biết  không bao giờ thấy thường ẩn  trong đài hoa. Nhắc đến  biểu tượng nầy thì cũng không thể quên cụ Phan Bội Châu (1867-1940). Đây là một nhà yêu nước lớn ở đầu thế kỷ 20 trong thời kỳ Pháp thuộc.  Ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải   giải về nước lãnh án tử hình, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt. Trước làn sóng phẫn nộ của dân chúng, toàn quyền Alexandre Varenne của đảng SFIO buộc lòng nhượng bộ, đem ông về Huế giam lỏng. Từ đó ông sống ở một ngôi nhà nhỏ ba gian ở xóm Bến Ngự như nhà ẩn sĩ, bất hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. Ông sống với một cuộc sống giản dị cho đến ngày 29 Tháng 10 dương lịch 1940. Đó là  ngày ông từ trần và hưởng thọ 74 tuổi. Ông ra đi mang nhiều hoài  bão, bao nhiêu tâm sự  và còn để lại cho chúng ta một lý  tưởng “Sống” của  một chí sĩ yêu nước.

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý, chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời.

Le figuier

Le figuier qui nous est très familier  est un arbre vivant souvent dans les régions tropicales comme dans le cas de notre pays. On le reconnaît grâce à ses feuilles lancéolées ou ovales de couleur verte foncée, longues de 5 à 10 cm et  disposées en spirale autour du rameau. Il se distingue dans le monde végétal par son mode de floraison et de fructification. Il produit deux types de  fleurs: les fleurs mâles (stériles)  et femelles (fertiles) mais ces dernières ne peuvent  être pollinisées  sans la collaboration d’insectes  du genre Blastophaga, une sorte de guêpe  lilliputienne (Blastophaga psenes). C’est grâce à celle-ci que ces fleurs femelles reçoivent la pollinisation et ont plusieurs akènes qui sont les minuscules grains trouvés dans la chair ou les vrais fruits dans le réceptacle floral sous la forme d’un cocon (faux fruit ou infrutescence), charnu à maturité et visible à l’extérieur. À cause de la protection totale du réceptacle floral, on ne voit ni les fleurs mâles ni les fleurs femelles. C’est pour cela qu’on dit que le figuier n’a pas de fleurs. Lors de l’introduction de la guêpe dans ce réceptacle par la petite ouverture (ou ostiole), la guêpe se brise les ailes et les antennes. Elle ne peut pas en ressortir. Elle apporte la pollinisation  aux fleurs enfermées pour donner naissance à un fruit. Elle se retrouve bloquée et meurt dans le fruit. On est habitué à dire qu’en mangeant une figue, on mange également une guêpe morte.  C’est pour cela qu’une personne végétarienne n’aime pas manger la figue. La figue sécrète en fait une enzyme qui dissout le corps de l’abeille et le transforme en protéine.

On ne voit que sur le figuier les fruits mais pas les fleurs. Il faut couper la figue en deux pour pouvoir voir les fleurs à son intérieur (cryptogame). Les Chinois l’appellent sous le vocable «l’arbre sans fleurs». Dans le trésor des idiomes vietnamiens, le figuier est souvent mentionné.

Chờ cho sung rụng nằm dài gốc cây.

Dans l’attente de la chute de ses fruits, on peut s’étaler au pied du figuier.

Le figuier est un arbre dont les fruits ne poussent pas souvent sur les branches mais on les voit  apparaître souvent groupés en grappes sur le tronc d’arbre ou de la racine jusqu’à la cime. Par conséquent, il n’est pas nécessaire de se lasser de grimper pour cueillir les fruits. Il suffit de tendre la main pour les prendre  et de ne pas avoir besoin de se tenir debout. Cet idiome est utilisé pour désigner ceux qui sont extrêmement paresseux.

Ăn sung nằm gốc cây sung
Lấy nhau thì lấy, nằm chung không nằm.

En mangeant la figue, on doit rester au pied du figuier.
En consentant à se marier ensemble, on n’est pas obligé de se coucher dans le même lit.

C’est un idiome employé pour dénoncer un mariage forcé sans aucun amour mutuel et véritable. Malgré que le  certificat de mariage soit délivré, on ne veut pas  partager certainement le même lit. Mais parfois il y a aussi une attitude de non-coopération avec un gouvernement et  une pression étrangère. Cela conduit à avoir une politique de résistance passive. C’est le cas de la période coloniale française où le peuple vietnamien fut obligé d’accepter des traités sous le règne du roi Tự Đức.

On se sert de l’idiome  « Manger votre figue et rendre une autre » pour dire qu’il n’y a pas de correspondance parfaite entre l’emprunt et le retour. Cela veut dire qu’il y a un homme fourbe  et un homme  crédule  qui se laisse duper dans les transactions. Les figues qui sont très grosses et charnues avec des fleurs  cachées à l’intérieur, sont appelées  souvent « figues de Roxburg » par les Occidentaux. En revanche, les figues qui sont plus petites et rondes, sont connues sous le nom de « figues sycomores ». Toutes les deux appartiennent au genre Ficus et sont issues de la famille Moracées. Ou bien: « Manger les figues sycomores  et rendre les figues d’une autre espèce de nom ngái ». Cet  idiome est employé pour faire allusion à la tromperie et à l’ingratitude parce que ces figues sont deux fruits complètement différents, l’un comestible et l’autre non comestible. Pour désigner quelqu’un égoïste qui ne connait pas le savoir-vivre et ne pense qu’à ses intérêts sans tenir compte de ceux des autres on est habitué à employer l’idiome suivant:

Ăn sung ngồi gốc cây sung
Ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành.

En mangeant la figue, on doit rester assis à côté du figuier.
Une fois la consommation terminée, on ne doit pas jeter partout le reste.

Le figuier est employé fréquemment  pour désigner un ermite car on ne voit jamais la fleur du figuier qui se cache dans le réceptacle floral (ou faux fruit). En évoquant cette représentation symbolique, on ne peut pas oublier Phan Bội Châu (1867-1940). C’est un grand patriote vietnamien au début du 20ème siècle à l’époque coloniale française. Il fut kidnappé à Shanghai, ramené au Vietnam et condamné à mort malgré qu’il eût reçu auparavant en 1912 un arrêt de mort en son absence. Face à la vague de protestation de la population locale, le gouverneur Alexandre Varenne du parti SFIO fut obligé de céder en l’astreignant à la résidence surveillée à la capitale impériale Huế. Dès lors, il mena sa vie journalière  comme celle d’un ermite dans une petite maison dans le hameau Bến Ngự et refusa de collaborer avec les autorités coloniales. Il choisit la voie d’une vie simple et tranquille jusqu’au jour de son décès  le 29 Octobre 1940 à l’âge de 74 ans.  Il nous quitta en emmenant avec lui toutes ses aspirations et  ses sentiments intimes et en nous laissant surtout la façon de «se comporter» d’un lettré  idéaliste comme lui à travers son poème intitulé « Vivre ».

 

 

Bibliographie

Thái văn Kiểm: Việt Nam Quang Hoa. Editeur: Xuân Thu. Californie, USA.
Le grand Atlas botanique gourmand. Editions Atlas. 2015
Bill Laws : 50 plantes qui ont changé le cours de l’histoire. Editeur: Mathieu Biberon 2013

 

Les Nùng (Zhuang).

 

Les Nùng

Version vietnamienne

Les Nùng font partie du groupe Tày-Thái de la famille ethnolinguistique austro-asiatique. Selon les ethnologues étrangers, ils sont apparentés aux Tày du Vietnam et aux Zhuang ou Choang (dân tộc Tráng) de la Chine. Bien que les Tày et les Nùng parlent leurs langues respectives, ils arrivent à se comprendre parfaitement. Leurs langues diffèrent légèrement au niveau phonétique mais ils se ressemblent au niveau de l’emploi des vocabulaires et de la grammaire. Les Tày furent présents à la fin du premier millénaire avant J.C.

Ce n’est pas le cas des Nùng. Leur installation au Vietnam ne remonta qu’à environ 300 ans. Pourtant leur présence dans le sud de la Chine (Kouang Si (Quảng Tây), Kouang Tong (Quảng Ðông), Yunnan (Vân Nam), Guizhou (Qúi Châu) et Hunan (Hồ Nam)) n’est pas très récente. Ils étaient aussi l’une des ethnies du groupe austro-asiatique Bai Yue ou Cent Yue (Bách Việt). Connus aussi sous le nom Tây Âu (Si Ngeou ou Âu Việt ) à une certaine époque, ils ont joué un rôle majeur dans la fondation du deuxième royaume du Vietnam, le royaume Âu Lạc de An Dương Vương mais ils ont engagé aussi une lutte implacable contre l’expansion chinoise menée par l’empereur Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng) avec les Luo Yue (les Proto-Vietnamiens). Ils ont participé aussi au soulèvement des deux héroïnes vietnamiennes Trưng Trắc  et Trưng Nhị dans la reconquête de l’indépendance sous la dynastie des Han. Ils continuent à garder encore de nos jours de nombreux souvenirs et légendes au sujet de ces deux héroïnes dans le Kouang Si.

À une certaine époque lointaine, les Nùng furent considérés comme une branche des Luo Yue vivant dans les montagnes avant de leur attribuer définitivement le nom « Choang » car ils sont plus proches des Tày et des Thaïs que des Vietnamiens au niveau d’organisation sociale et linguistique. En se donnant le nom de Cần Slửa Ðăm (gens à vêtements noirs)(người mặc áo đen), ils prétendent être différents des Tày car ces derniers sont connus sous le nom Cần Slửa Khao (gens à vêtements blancs)(người mặc áo trắng). Malgré leurs vêtements de la même couleur indigo, tous les deux peuples ne s’habillent pas de la même façon. C’est l’observation relevée par l’écrivain vietnamien Hữu Ngọc. Hoàng Nam, auteur du premier essai monographique sur les Nùng au Vietnam, a souligné une remarque importante sur la signification des mots Đăm et Khao. Pour lui, ceux-ci permettent d’identifier et de distinguer l’appartenance des sous-groupes dans le groupe linguistique Tày-Thaï grâce aux différences de couleurs des vêtements, de dialectes et de coutumes. Appartiennent au Đăm (noir ou Đen en vietnamien) les Nùng, les Thái Noirs, les Thaï, les Hmongs noirs, les Lolo noirs etc …et au Khao (blanc ou trắng en vietnamien) les Tày, les Thái Blancs, les Lao (ou Dao), les Lolo Blancs, les Hmongs Blancs etc …

Cette remarque n’arrive pas convaincre le linguiste vietnamien Hoàng Mai issu du peuple Tày car pour ce dernier, les Tày malgré leur appartenance au groupe « Khao ou Blanc « , portent toujours des vêtements noirs. De plus, le mot Slửa n’est pas simplement un mot désignant un vêtement qu’on porte tous les jours mais il est en quelque sorte Áo hồn (Slửa Khoăn) car chez les Thaïs, les Tày et les Nùng, un vêtement représente symboliquement l’âme vivante de chaque individu. C’est ce qu’a rapporté l’ethnologue vietnamien Cầm Trọng dans son article intitulé « La participation de culture Thái dans la formation et l’évolution de la culture vietnamienne ». (International Conference on Thai Studies (1984/08/22-24; Bangkok).

En s’appuyant sur cet argument de poids, il a été amené à conclure que le couple de mots Đăm – Khao (Noir-Blanc) doit être plutôt dans le domaine de la culture spirituelle car il est employé dans le but de pouvoir remonter à l’origine des sous-groupes dans le groupe ethnique Tày-Thái comme chez les Vietnamiens on a l’habitude d’évoquer le couple de mots  Rồng-Nước représenté respectivement par Lạc Long Quân et Âu Cơ  pour retrouver leur origine.

Les Nùng sont divisés en plusieurs sous-groupes connus sous différents noms: Nùng Inh, Nùng, Dính, Nùng An, Nùng Phàn Sinh, Nùng Cháo etc… Ceux-ci trouvent leur origine d’appellation dans la migration des Nùng venant des provinces de Kouang Si et Kouang Tong de la Chine. Au Vietnam, les Nùng sont localisés dans les régions montagneuses, dans les forêts profondes ou dans les vallées dont l’altitude ne dépasse pas 300 mètres par rapport au niveau de la mer. Ils vivent souvent mêlés aux Tày dans les provinces de la Haute Région. Mais leur concentration est plus importante à Lạng Sơn (43% de la population de la province) et à Cao Bằng (32%). La plupart des Nùng vivent dans des maisons sur pilotis mais il existe quand même une petite minorité préférant vivre dans des maisons au ras du sol et au mur en pisé ou en briques non cuites.

 Avant de construire la maison, le propriétaire doit examiner minutieusement l’horoscope de son âge pour trouver l’année propice à la construction. Parfois il faut attendre 2 ou 3 ans au moins pour la trouver. Sa présence est indispensable au moment du déblayage du terrain de construction, de l’établissement de la fondation et des colonnes et de la mise en place de la toiture. L’orientation de la maison est l’un des critères importants que le propriétaire ne peut pas négliger car elle pourrait être responsable de tous les maux pour lui et pour sa famille. On est habitué à dire en langue Nùng: đảy kim dòm mò mả, thong thả dòm tì lườn (On réussit dans les affaires grâce aux tombes ancestrales. On est en sécurité grâce à la terre et à l’orientation de la maison).

Au niveau démographique, ils sont classés au 7ème rang parmi les 54 ethnies du Vietnam. Dans leur histoire, les Nùng ont aussi la légende de Báo luông Slao Cải. C’est l’histoire du géant bienfaiteur qui avait défriché la terre et qui leur avait appris à y faire pousser du riz, du maïs, du coton et  tout ce dont ils avaient besoin. Les Nùng ont l’habitude de porter des vêtements assez simples, sans broderie et sans motifs. Ceux-ci sont faits des étoffes grossières de couleur indigo. Celle-ci est en harmonie avec la nature dans un environnement vert qu’est la forêt. Leur vêtement peut varier de la couleur claire jusqu’à la couleur foncée de l’indigo. Cette variation est liée en fonction de la préférence de chaque groupe Nùng. La couleur indigo reste le symbole de fidélité rapporté par une légende Nùng:

Il y avait une pauvre orpheline vivant dans une cabane au bord de la forêt. Un beau matin, un jeune mendiant se présenta devant sa porte et lui demanda de la nourriture. Étant tellement pauvre, elle ne put pas en lui offrir. Elle fut obligée d’aller au marché pour vendre sa belle chevelure et lui acheta de la nourriture. Depuis ce jour, ils devinrent mari et femme. A cause de la guerre, il fut enrôlé de force et il ne revint jamais. Lasse de ne pas recevoir les nouvelles, elle fut partie à sa recherche et mourut en cours de route. Elle se transforma en indigotier dont les feuilles fournissent l’indigo, une couleur impérissable et synonyme de la fidélité au fil des temps.

Dans le costume traditionnel des femmes Nùng, il y a le turban foulard, la veste et le pantalon. D’une manière générale, quel que soit le groupe Nùng, on trouve toujours un turban carré, une veste à 5 pans boutonnée sous l’aisselle droite et descendant jusqu’au dessous de la hanche et un pantalon chân què (*) dont les bords supérieurs sont rabattus avec une ceinture retournée. En fonction du groupe Nùng, il y a une légère modification au niveau de la veste. C’est le cas des groupes Nùng In et Phàn Slình dont les femmes portent les vestes dont les manches et la bande de boutonnage sont ornées de morceaux de couleur noire. Par contre, pour le groupe Phàn Slình Cúm Cọt, les vestes sont plus courtes que celles des autres groupes et elles sont accompagnées des franges rouges autour du cou. Il n’y a que les détails qui permettent de différencier ces groupes. Par contre les femmes Tày se servent des robes longues jusqu’au mollet et dont les manches sont assez serrées.

En ce qui concerne les pantalons, on retrouve un pantalon classique chân què et ample pour la plupart des femmes des groupes Nùng sauf celles du groupe Nùng Dính qui sont habituées à porter la jupe avec une ceinture ornée de 12 morceaux de couleur symbolisant ainsi les douze mois de l’année. Leurs bijoux sont en argent car dans leurs traditions ancestrales, ils les protègent contre les mauvais vents nuisibles à leur santé. Outre la beauté esthétique que ce métal peut leur procurer, il est considéré toujours comme un thermomètre dans l’évaluation des épidémies saisonnières. Les femmes et les hommes Nùng ont l’habitude de porter les colliers, les bracelets et les anneaux. Il y a en plus dans les parures des femmes Nùng, les boucles d’oreilles et les chaînes autour de leur taille.

 

Quant aux hommes Nùng, leur pantalon est du même style que celui de leurs femmes. Leur veste à col officier haut de 2 cm à peu près, est ouverte sur le devant et garnie de 7 boutons en tissu et de 4 poches. Les Nùng ont plusieurs Tết dans l’année mais le Têt lunaire reste leur grande fête. Celle-ci est célébrée en grande pompe et marquée par la présence d’un grand nombre de plats délicieux dans chaque famille pour dire adieu à l’ancienne année. Les Nùng ont coutume de manger quand même un canard car celui-ci permet de se débarrasser de la poisse qu’ils ont eue durant l’ancienne année et de leur apporter la chance avec la nouvelle année. La veille du nouvel Têt lunaire, la femme Nùng doit chercher de l’eau du puits avec un seau. Puis elle la fait bouillir pour faire un bon thé avant de l’offrir aux ancêtres. Quant au mari Nùng, il doit visiter le temple pour déposer les offrandes. Il y a un grand nombre d’interdits qu’il faut respecter durant les premiers jours du nouvel an lunaire:

Pour le premier jour, personne n’a le droit de rendre visite à qui que ce soit sauf le chef de la lignée paternelle  (trưởng tộc bên nội)  pouvant se déplacer seul pour adresser les meilleurs vœux de la nouvelle année à chaque membre de sa lignée.

Cúng hỉ phát sò ( Chúc vui phát tài)
Je vous adresse mes meilleurs voeux de bonheur et de prospérité

Bươn chiêng pi mấu (Tháng Giêng năm mới)
pour le mois de Février de la nouvelle année

Hét lăng tú lì (Làm gì cũng được)
Vous serez permis d’accomplir vos réalisations

Chi lăng tú đẩy a (Ước gì cũng thấy)
et de concrétiser tous vos souhaits

La femme Nùng n’a pas le droit de laver le linge la veille du nouvel an. Les poulets ne peuvent pas être tués. Les bœufs et les buffles ne doivent pas être maltraités. Il ne faut pas casser les bols et faire le ménage.

Pour le deuxième jour, on peut commencer à tuer les poulets pour les offrir aux ancêtres et aux génies. On est permis de rendre visite à ses proches en particulier à sa famille maternelle (Bên ngoại). Les enfants vont recevoir de l’argent que les adultes ont coutume de leur donner au moyen des petites enveloppes connues sous le nom de « bao lì xì ».

A partir du troisième jour, dans chaque village, les Nùng organisent un festival populaire « Hội Lùng Tùng » (descente aux champs) ayant lieu souvent sur le terrain situé en face de leur maison communale. La participation de chaque famille est visible avec un plateau à offrandes. La présence d’un chaman est indispensable car c’est lui qui est censé d’accomplir les rites dans le but d’avoir les faveurs du Ciel pour les activités agricoles et les meilleures récoltes et de protéger les gens contre les maladies. Outre la cérémonie rituelle, il y a aussi des jeux folkloriques: la danse des lions, le lancement des boules d’étoffe (chơi ném còn), tir à la corde (kéo co), le lancement de la toupie, le volant etc… C’est aussi l’occasion pour les filles et les garçons de se connaître en se formant des groupes pour des chants alternés, des slì échangés entre deux jeunes filles et deux jeunes garçons.

Analogues aux autres minorités ethniques du Sud Est asiatique, les Nùng sont des animistes. Ils croient qu’il existe une âme qui anime non seulement les êtres vivants mais aussi les plantes, les pierres etc…  C’est pour cela qu’on voit dans leur culte un grand nombre d’esprits: esprit de la forêt, esprit du sol, esprit des montagnes, esprit des fleuves et des ruisseaux, esprit tutélaire, esprit de l’enfance (Mụ Mẹ Hoa) etc…

Mais le culte le plus important reste le culte des ancêtres. Chaque foyer Nùng a un autel placé toujours dans un compartiment de gauche. Celui-ci est un endroit sacré. Au centre de cet autel se trouve une tablette ancestrale murale (ou un bài vị) portant des sentences parallèles et des caractères chinois rapportant la lignée de ses aïeux. D’une manière générale, le chef de la famille joue un rôle important sur tous les plans.

Étant à la fois père et mari, il est le seul qui peut arbitrer tous les problèmes familiaux, en particulier le partage des biens. Celui-ci sera réalisé lors de la mort des parents ou lors du détachement de l’un des enfants mariés vivant jusque-là sous le même toit. Il n’y a que les garçons qui peuvent prétendre à ce partage. Le frère aîné recevra alors une part importante du fait qu’il sera chargé de vivre avec les parents. Néanmoins, il y a une exception pour le groupe Nùng Dín Hoàng Sa Phì (Hà Giang). C’est le dernier enfant de la famille qui héritera d’une part importante des biens car il sera le dernier à se marier et à avoir la charge d’accompagner les parents jusqu’à la fin de leur vie.

Au cas où la famille n’a pas des garçons, les biens reviennent au gendre qui est obligé de changer de nom et qui a la charge d’entretenir désormais l’autel des ancêtres de sa femme. Il y a un grand nombre d’interdits que la jeune mariée est censée de connaître lorsqu’elle vit sous le toit de la famille de son mari. Elle ne peut pas passer devant l’autel des ancêtres. Elle n’a pas le droit de s’asseoir dans l’espace d’accueil réservé pour les visiteurs. Elle ne peut pas entrer dans l’endroit où son beau-père dort ou rester à la même table avec ce dernier. En cas d’absence de son mari, il est interdit à son beau-père de lui donner quelque chose ou d’entrer dans sa chambre. Le beau-père ne peut pas accompagner sa bru. Il n’a pas le droit de travailler ensemble avec sa bru dans le même lopin de rizière. On retrouve les mêmes interdits dans la relation entre le gendre et sa belle-mère.

Analogues aux Mường, les Nùng ont besoin de consulter l’horoscope des mariés pour éviter le problème d’incompatibilité entre leurs âges. La décision d’entamer le mariage ou non revient aux parents sur la base de l’égalité des conditions sociales et familiales de deux familles.

Pour les garçons, le critère de sélection reste le même comme chez les autres ethnies: le labeur, la robustesse, l’aptitude pour la chasse et l’agriculture. Pour les filles, on est habitué à chercher leur profil à travers certains dictons nùng très connus:

Nả hang khàng suổi phịn siêng (con gái mặt vuông chữ điền trông như tiên)
Le visage rectangulaire de la fille est celui de la fée.

ou

Kiêu sải bố thưng tum , mì cua tẻ sè lùm sèo móp
Gót chân không chạm đất khổ suốt đời
Le talon n’arrivant pas à effleurer le sol est le signe d’une vie malheureuse.

Parfois le jugement s’appuie sur l’observation de la famille de la jeune mariée. C’est ce qu’on trouve dans le dicton nùng suivant:

Chiếu khẩu lệ chiếu phàng, Chiếu nàng lẽ chiếu mẻ
Muốn biết được lúa, nhìn vào gốc rạ. Muốn biết nàng dâu, nhìn vào người mẹ.
Pour connaître la qualité du plant de riz, il faut examiner ses racines. Pour connaître la jeune mariée, il faut observer sa mère.

Par contre, avant le mariage, les filles et les garçons ont la liberté de s’aimer, de se comprendre grâce aux occasions des grandes fêtes où ils peuvent participer à des jeux folkloriques ou ils peuvent alterner des chants slì. Ils peuvent en profiter pour s’offrir certains souvenirs.  (paniers à boules de coton (hắp lì), paniers à boules de fil (cóm lót), turban pour les garçons (cưn nả), peigne (phooc phum), sacs brodés etc..).

Dans le mariage des Nùng, l’entremetteur (ou l’entremetteuse) reste le personnage incontournable car c’est lui qui assume toutes les démarches protocolaires et les transactions financières entre les deux familles. Dans la plupart des cas, le frère de la mère du jeune marié est désigné dans cette fonction ardue car il sera plus tard après le mariage, le parrain de la jeune mariée avec son épouse. Dans les transactions financières, la famille de la fille a tendance de demander plus de cadeaux car la valeur de la fille sera grande en fonction du nombre de ces cadeaux. Le rite matrimonial a plusieurs étapes dont la plus importante est de conduire la jeune mariée chez son mari. Elle est obligée d’effleurer un plateau de nourriture mis à sa disposition à l’entrée de la porte principale et de le renverser avec son pied. Puis elle doit franchir le seuil de la porte avec rapidité. Cette procédure est connue sous le nom de « Nghi lể tách nhập ma (Procédure de détachement et d’union des fantômes). Dès lors, elle devient un membre entier de la famille de son mari tant sur le plan spirituel que matériel. Elle rejoindra définitivement la maison de son mari au moment où elle sera enceinte ou après 6 mois de son mariage.

Décès

Dans la tradition ancestrale des Nùng, lorsqu’il y a un décédé dans la famille, tous les proches de la famille maternelle (ou păang lăng) doivent être présents avant la déposition du trépassé dans le cercueil. Il faut aussi un chamane (thẩy tào) qui est censé d’assumer de A jusqu’à Z toutes les démarches rituelles relatives aux funérailles.

Il doit entamer la première procédure importante Khay lò pour déblayer le chemin et accompagner l’âme du décédé dans l’autre monde car pour les Nùng, l’âme échappée d’un corps mort continue à vivre. Les filles mariées et les nièces doivent apporter les arbres de monnaie pour leurs contributions comme les proches de la famille maternelle un cheval pour leurs offrandes funéraires. Pour les Nùng, même après l’enterrement, l’âme continue à rôder autour de la maison. C’est pour cela qu’un autel doit être mis en place à côté de l’emplacement où le décédé a l’habitude de dormir lorsqu’il est encore en vie.

Après les cent jours d’enterrement, il y aura une cérémonie accompagnée par un grand nombre de plats délicieux (porc, poulet et riz glutineux (xôi)). Puis elle sera suivie par une autre  marquant la fin du deuil au bout de trois ans. Chaque groupe Nùng a sa façon de célébrer cette fin. Les Nùng Lôi détruisent un tube en bambou qu’ils laissent jusqu’alors sur l’autel du décédé en le brûlant tandis que les Nùng An fabriquent un grand nombre d’animaux familiers (cochons, poulets, buffles, bœufs) et les outils agraires au moyen des papiers découpés et les rangent dans un pot qu’ils vont enterrer sous l’emplacement de la tombe du décédé. Les Nùng ne voient que dans la mort le début d’une autre vie pour le décédé. C’est pour cela qu’il a besoin de ces offrandes pour pouvoir mener une vie plus agréable dans l’autre monde.

Naissance

Analogues aux Mường, il y a un grand nombre d’interdits pour la naissance d’un enfant. Celui-ci a besoin d’être protégé par la déesse de l’enfance dont l’autel sera dressé dans la maison. Outre la fête du premier mois de l’enfant, certains groupes Nùng font aussi une fête pour donner un nom à l’enfant quand il atteint l’âge de la majorité.

Analogues aux Vietnamiens, les Nùng ont une longue histoire et une culture millénaire. C’est avec eux que les Vietnamiens faisaient partie des Cent Yue. Dans le passé, face à des adversaires redoutables qu’étaient les gens du Nord, ils tentaient de créer un état propre mais ils n’arrivaient pas à le réaliser. On ne peut pas nier leur contribution indéniable dans la fondation du royaume Âu Lạc des Vietnamiens. Leur héros Nùng Trí Cao continue à avoir une place dans notre histoire. Il n’y a aucune raison de ne pas faire connaître leur histoire, leur culture aux jeunes Vietnamiens car les Nùng ont aussi une part de responsabilité non négligeable dans la construction de l’avenir de notre Vietnam avec les 52 autres ethnies.

(*) Chân què: Chaque jambe du pantalon possède deux pièces assemblées dans le sens de la longueur et dont la plus grande est 5 fois plus grande que la petite qui va de l’entrejambe à l’ourlet.

Tài liệu tham khảo

Người Nùng. Nhà xất bản Thông Tấn. VNA Publishing house.

James Anderson: The rebel Den of Nùng Trí Cao. Loyalty and identity along the Sino-Vietnamese frontier. Editeur:  University of Washington Press, 12 Mai 2011.

Mosaïque culturelle des ethnies du Vietnam. Nguyễn Văn Huy. Maison d’Edition de l’Education. Novembre 1997

Dân tộc  Nùng

Dân tộc  Nùng thuộc nhóm  người Tày-Thái của hệ ngôn ngữ  Nam Á. Theo các nhà dân tộc học ngoại quốc, họ có quan hệ với dân tộc Tày ở Việt Nam và dân tộc Tráng ở Trung Quốc. Mặc dù người Tày và người Nùng nói ngôn ngữ riêng tư nhưng họ rất hiểu nhau một cách hoàn hảo. Ngôn ngữ của họ hơi khác nhau trên trình độ ngữ âm, nhưng họ giống nhau về cách sử dụng  các từ vựng và ngữ pháp. Người Tày có mặt vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên (TCN).

Đây không phải là trường hợp của người Nùng. Sự định cư của họ ở Việt Nam chỉ có khoảng chừng 300 năm. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ ở miền nam Trung Quốc, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu  và Hồ Nam cũng không phải là gần đây. Họ là một bộ tộc của chủng Nam Á  trong đại tộc Bách Việt. Còn được gọi là Tây Âu (hay Âu Việt), họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thành hình vương quốc thứ hai của Việt Nam, đó là vương quốc Âu Lạc của An Dương Vương nhưng họ cũng tham gia vào một cuộc đấu tranh không ngừng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc bởi hoàng đế Tần Thủy Hoàng cùng với người Lạc Việt (hay ngươì Việt Cổ). Họ cũng tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai nữ anh hùng Việt Nam Trưng Trắc và Trưng Nhị nhằm giành lại độc lập dưới thời nhà Hán. Ngày nay họ vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ niệm và truyền thuyết về hai nữ anh hùng này ở Quảng Tây.

Có một thời kỳ xa xôi nào đó, người Nùng được xem là một chi nhánh của người Lạc Việt sống ở trên miền  núi trước khi họ được mang cái tên « Choang » vì họ rất gần với người Tày và người Thái hơn là với người Việt ở cấp độ tổ chức xã hội và ngôn ngữ. Bằng cách tự đặt cho mình cái tên Cần Slửa Ðăm (người mặc áo đen), họ tự xưng là họ  khác với người Tày vì người Tày được gọi là Cần Slửa Khao (người mặc áo trắng). Mặc dù quần áo của họ có cùng màu chàm, nhưng không phải hai dân tộc đều ăn mặc giống nhau. Đây là  sự nhận định của nhà văn Việt Hữu Ngọc. Hoàng Nam, một tác giả chuyên luận về chữ  của dân tộc Nùng đầu tiên ở Việt Nam, đã nêu một quan điểm quan trọng về ý nghĩa của hai từ Đăm và Khao. Theo tác giả, những từ nầy giúp để  xác định và phân biệt sự phụ thuộc của các tiểu nhóm trong nhóm ngôn ngữ Tày-Thái nhờ sự khác biệt về màu sắc trang phục, phương ngữ và phong tục tập quán. Thuộc về Đăm (hoặc đen theo tiếng Việt), người Nùng, người Thái đen, người Hmông đen, người Lolo đen vân vân …và người Khao (hoặc trắng trong tiếng Việt) là người Tày, người Thái trắng, người Lao (hoặc người Dao), người Lolo trắng, người Hmong trắng vân vân …

 

Sự nhận xét này không thuyết phục được nhà ngữ học người Tày Hoàng Mai vì đối với nhà ngữ học nầy, người  Tày dù thuộc nhóm « Khao hay Trắng » đều luôn luôn luôn mặc trang phục màu đen. Hơn nữa, chữ  Slửa không chỉ là từ dùng đơn giản để chỉ trang phục mà người hay mặc hàng ngày mà nó còn thể hiện ở cách « Áo hồn » (Slăn Khoăn) vì ở  các dân tộc Thái, Tày và  Nùng, chiếc áo tượng trưng cho linh hồn sống của mỗi cá nhân.

Đây là điều mà nhà dân tộc học người Việt Cầm Trọng đã thuật lại trong bài có tựa đề « Sự tham gia của văn hóa Thái vào sự hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam ». (Hội nghị Quốc tế về Nghiên cứu Thái Lan (1984/08 / 22-24; Bangkok). Dựa trên lý lẽ vững chắc này, ông đã đi đến kết luận rằng hai từ đôi đại diện Đăm và Khao (hay Đen – Trắng) này phải thuộc về lĩnh vực văn hóa tâm linh vì cặp từ nầy được sử dụng nhằm để quay trở về nguồn gốc của các nhóm nhỏ  ở trong nhóm dân tộc Tày-Thái cũng như ở người dân  Việt, chúng ta thường nhắc đến cặp Rồng-Nước mà được Lạc Long Quân và Âu Cơ tượng trưng để tìm về cội nguồn.

 

Người Nùng đưa chia ra nhiều phân hệ được biết dưới các tên khác nhau: Nùng Inh, Nùng Dính, Nùng An, Nùng Phàn Sinh, Nùng Cháo vân vân …Những tên nầy được có từ những vùng họ xuất phát di cư thuộc hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông của Trung Hoa. Ở Việt Nam người Nùng họ cư trú ở những vùng miền núi, rừng sâu hay là ở những thung lũng có độ cao không hơn 300 thước so với mặt nước biển. Họ thường sống xen kẽ với người Tày ở các tỉnh miền thượng du. Nhưng sự  tập trung của họ nhiều nhất ở Lạng Sơn (43% dân số toàn tỉnh) và Cao Bằng (32%). Hầu hết người Nùng ở nhà sàn, nhưng vẫn còn có một bộ phận nhỏ thích ở nhà sát mặt đất với vách tường bằng đất nén, gạch hay bằng gạch không nung.

Trước khi xây nhà, gia chủ phải xem kỹ tử vi tuổi của mình để tìm năm xây nhà  cho nó phù hợp. Đôi khi phải đợi ít nhất 2 hoặc 3 năm để tìm được sự phù hợp nầy. Sự hiện diện của gia chủ rất cần thiết vào thời điểm thu dọn công trường, thiết lập nền móng và các cột, lắp đặt mái nhà. Hướng của ngôi nhà là một trong những tiêu chí quan trọng mà gia chủ không thể lơ là được vì có thể gia chủ phải chịu mọi vận hạn cho mình và cho gia đình. Chúng ta vẫn thường nói trong  tiếng nùng: đùn kim dòm dòm, thông thả dòm lườn (Chúng ta làm ăn thành công nhờ mồ mả tổ tiên.  Chúng ta an khang nhờ đất và hướng của ngôi nhà).

Về cấp độ dân số, người Nùng đứng hạng thứ 7 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Trong lịch sử của họ, người Nùng còn có sự tích về Báo luông Slao Cải. Đây là câu chuyện về vị ân nhân khổng lồ đã khai khẩn đất đai và dạy họ cách trồng lúa, ngô, bông, bất cứ thứ gì họ cần. Người Nùng thường ăn mặc khá giản dị, không có thêu  và không hoa văn. Các quần áo được làm bằng vải thô màu chàm. Điều này hòa hợp với thiên nhiên trong một môi trường xanh đó là rừng. Quần áo của họ có thể thay đổi từ màu sáng đến màu chàm đậm. Sự biến đổi này được liên kết theo sở thích của từng nhóm Nùng. Màu chàm vẫn là biểu tượng của lòng trung thành được kể lại qua một huyền thoại của người Nùng như sau:

Có một cô gái  trẻ mồ côi nghèo khổ sống trong một căn nhà gỗ bên cạnh rừng. Một buổi sáng đẹp trời, một người ăn xin trẻ tuổi đến trước cửa nhà và xin thức ăn. Quá nghèo, cô  nầy không thể  biếu cho anh thức ăn. Cô buộc phải ra chợ để bán mái tóc đẹp của mình và mua thức ăn cho anh ta. Từ ngày đó, họ trở thành vợ chồng. Người chồng  bị cưỡng bức đi lính vì có  chiến tranh và không bao giờ quay trở về. Mệt mỏi vì không nghe được tin tức chi cả, nàng mới đi tìm chồng và chết ở dọc đường. Nàng biến thành một cây chàm có đầy lá màu chàm, một màu không phai cũng như sự chung thủy với thời gian.

Trang phục truyền thống của  người phụ nữ Nùng gồm khăn xếp, áo khoác và quần dài. Nói chung, không kể nhóm người Nùng nào, bao giờ cũng có khăn xếp vuông, áo khoác 5 vạt cài khuy dưới nách phải và dài xuống dưới hông, quần có chân què với mép trên gấp xuống bằng và một dây thắt lưng hếch. Tùy nhóm  người Nùng mà có sự chỉnh sửa đôi chút về áo khoác. Đây là trường hợp của nhóm người Nùng In và Phàn Slình mà phụ nữ mặc áo khoác có tay áo và  đường cài cúc được trang trí bằng các mảnh màu đen. Mặt khác, đối với nhóm Phàn Slình Cúm Cọt, áo khoác ngắn hơn các nhóm còn lại và có viền đỏ xung quanh cổ. Nó chỉ là những chi tiết giúp bạn có thể phân biệt các nhóm này. Mặt khác, người phụ nữ Tày sử dụng váy dài đến bắp chân và các tay áo khá chật.

Về quần, chúng ta thấy hầu hết  các phụ nữ nhóm Nùng đều có quần cổ điển chân què và rộng, ngoại trừ nhóm Nùng Dính  thường quen mặc váy có thắt lưng tô điểm với 12 màu tượng trưng cho mười hai tháng của năm. Đồ trang sức của họ được làm bằng bạc vì theo truyền thống của tổ tiên, chúng sẽ bảo vệ họ khỏi những cơn gió xấu có hại đến sức khỏe. Bên cạnh vẻ đẹp thẩm mỹ mà kim loại này có thể mang lại cho các đồ trang sức, thì nó vẫn được xem coi như một hàn thử biểu trong việc ước lượng dịch bệnh theo mùa. Phụ nữ và nam giới người Nùng hay quen đeo vòng cổ, vòng tay và nhẫn. Trong đồ trang sức của phụ nữ người Nùng còn có khuyên tai và dây xích đeo ngang lưng.

 

Còn người đàn ông Nùng thì quần cũng kiểu  với quần của người vợ. Áo khoác của họ có cổ của các sĩ quan cao khoảng 2cm, hở ở mặt trước, có 7 cúc vải và 4 túi. Người Nùng có nhiều Tết trong năm nhưng Tết Nguyên Đán vẫn là lễ lớn của họ. Lễ này được tổ chức vô cùng hoành tráng và được đánh dấu bằng sự hiện diện của một số lượng lớn các món ăn ngon trong mỗi gia đình để tạm biệt năm cũ. Người Nùng thường ăn vịt vì nó giúp giải trừ những điều xui xẻo trong năm cũ và mang lại may mắn cho năm mới. Vào thời khắc giao thừa, người phụ nữ Nùng phải lấy nước từ giếng bằng xô. Sau đó, cô đun sôi nó để tạo thành một loại trà ngon trước khi dâng lên cho tổ tiên. Còn người chồng Nùng thì phải vào chùa  đóng góp lễ vật. Có một số điều cấm phải tuân thủ trong những ngày đầu năm mới Âm lịch:

Ngày mùng một, không ai được đến thăm viếng ngoại trừ trưởng dòng họ (trưởng tộc nội), người có thể đi một mình để gửi những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới và đến từng thành viên trong dòng họ.

Cúng hỉ phát sò ( Chúc vui phát tài)

Bươn chiêng pi mấu (Tháng Giêng năm mới)

Hét lăng tú lì (Làm gì cũng được)
Chi lăng tú đẩy a (Ước gì cũng thấy)

Người phụ nữ Nùng không được giặt quần áo trong đêm giao thừa. Không thể giết gà. Bò và trâu không nên bị ngược đãi. Bạn không cần phải làm vỡ bát và làm việc nhà.

Sang ngày mùng hai, chúng ta có thể bắt đầu giết gà để cúng tổ tiên, thần tài. Mọi người được phép đi thăm họ hàng của mình, đặc biệt là họ ngoại của mình. Những đứa trẻ sẽ nhận được số tiền mà người lớn thường cho chúng qua những chiếc phong bì nhỏ được gọi là « bao lì xì ».

Từ ngày mồng ba, ở mỗi làng, người Nùng tổ chức lễ hội “Hội Lùng tùng” (Xuống ruộng) thường diễn ra trên khu đất trước cửa đình. Sự tham gia của mỗi gia đình được thể hiện bằng một mâm cúng. Sự hiện diện của một thầy cúng là rất cần thiết vì ông là người thực hiện các nghi lễ để có được sự ưu ái của Trời Đất cho các hoạt động nông nghiệp, mùa màng tươi tốt và bảo vệ con người chống lại  các bệnh tật. Bên cạnh nghi lễ cấp sắc còn có các trò chơi dân gian: múa lân, ném bóng vải, kéo co, ném con quay, đá cầu vân vân … Đây là cơ hội để trai gái được làm quen với nhau bằng cách thành lập các nhóm hát xen kẽ, giao lưu giữa hai cô gái và hai chàng trai trẻ.

Tương tự các dân tộc thiểu số khác ở Đông Nam Á, dân tộc  Nùng là những người theo thuyết  duy linh. Họ tin rằng có một linh hồn không chỉ tạo ra sinh vật sống mà còn luôn cả thực vật, đá vân vân… Đây là lý do tại sao chúng ta thấy một số lượng lớn trong việc thờ cúng thần và ma: ma  rừng, thổ địa, ma núi,  ma sông suối, ma thần bản, thần  chăm sóc trẻ con (Mụ). Nhưng thờ cúng quan trọng nhất vẫn là thờ tổ tiên. Mỗi nhà Nùng có một bàn thờ luôn đặt ở gian bên trái. Đây là một nơi linh thiêng. Chính giữa bàn thờ này có một bài vị được treo tường viết  chữ Hán liên quan đến tổ tiên và dòng họ cùng các  câu đối.

Nhìn chung, người đứng đầu gia đình có vai trò quan trọng trên mọi khía cạnh. Vừa là cha vừa là chồng, anh là người duy nhất có thể phân xử mọi vấn đề trong gia đình, đặc biệt là việc phân chia tài sản. Điều này sẽ được thực hiện khi cha mẹ qua đời hoặc khi một trong những người con trai gia đình kết hôn sống chung cho đến lúc đó dưới một mái nhà. Chỉ có  các đứa con trai mới có thể đòi hỏi phần chia này. Người anh cả sẽ nhận được sau đó một phần quan trọng trên thực tế  vì anh ta có trách nhiệm sống chung cùng cha mẹ. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với nhóm Nùng Dín Hoàng Sa Phì (Hà Giang). Người con cuối cùng của gia đình sẽ được thừa kế một phần tài sản đáng kể vì sẽ là người lập gia đình cuối cùng và có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ đến cuối đời.

Trong trường hợp gia đình không có con trai thì tài sản chuyển về cho con rể, người có nghĩa vụ sang tên đổi họ và người này hiện có trách nhiệm giữ gìn bàn thờ tổ tiên của vợ. Có muôn vàn điều cấm kỵ mà nàng dâu phải biết khi chung sống dưới mái gia đình nhà chồng. Cô ấy không thể đi ngang qua bàn thờ tổ tiên. Cô không được phép ngồi trong khu vực lễ tân dành riêng cho khách. Cô ấy không thể bước vào nơi cha chồng của cô ấy ngủ hoặc ngồi cùng bàn với cha chồng. Khi vắng chồng, cha chồng không được cho con dâu bất cứ thứ gì hoặc vào phòng của con dâu. Cha chồng cũng không được đi cùng con dâu. Ông cũng không được phép cùng con dâu làm chung một thửa ruộng. Chúng ta nhận thấy những điều cấm đoán giống nhau trong mối quan hệ giữa con rể và mẹ vợ.

Tương tự như dân tộc Mường, người Nùng cần tham khảo tử vi của cô dâu, chú rể để tránh gặp vấn đề xung khắc giữa các tuổi. Việc quyết định kết hôn hay không là của cha mẹ trên cơ sở bình đẳng điều kiện xã hội và gia đình của hai gia đình.

Đối với  các con trai, tiêu chí lựa chọn vẫn giống như các dân tộc khác: chăm chỉ, có sức bền, có năng khiếu săn bắn và nông nghiệp. Đối với các cô con gái, chúng ta thường tìm kiếm lý lịch của họ qua một số câu nói nổi tiếng như sau:

Nả hang khàng suổi phịn siêng (con gái mặt vuông chữ điền trông như tiên)
hay

Kiêu sải bố thưng tum , mì cua tẻ sè lùm sèo móp
Gót chân không chạm đất khổ suốt đời
Đôi khi việc phán đoán còn dựa trên sự nhận xét gia đình bên  cô dâu. Bởi vậy trong một ngạn ngữ mới có câu như sau:

Chiếu khẩu lệ chiếu phàng, Chiếu nàng lẽ chiếu mẻ
Muốn biết được lúa, hãy nhìn vào gốc rạ. Muốn biết nàng dâu, nhìn vào người mẹ.

Mặt khác, trước khi kết hôn, trai gái có quyền tự do yêu nhau, hiểu nhau nhờ những dịp lễ lớn được tham gia vào các trò chơi dân gian hoặc có thể xen kẽ các bài hát slì. Họ có thể tận dụng cơ hội để có được những kỷ niệm nhất định (giỏ bông, giỏ bóng bằng sợi, khăn xếp cho chàng trai (cưn nả), lược (phooc), túi thêu vân vân…). Trong  việc hôn nhân của người Nùng, người mai mối (hay bà mối) vẫn là nhân vật cốt yếu vì chính người nầy là người đảm nhận mọi thủ tục, giao dịch tài chính giữa hai bên gia đình. Trong hầu hết các trường hợp, người em trai của mẹ chàng rể được chỉ định trong chức vụ gian khổ này vì ông sau này sẽ là cha đỡ đầu của cô dâu cùng vợ. Trong các giao dịch tài chính, nhà gái thường có xu hướng đòi quà nhiều hơn vì giá trị của cô dâu sẽ rất lớn tùy thuộc vào số lượng quà này. Nghi thức cưới hỏi có nhiều giai đoạn, trong đó quan trọng nhất là việc dẫn cô dâu về nhà chồng.

Cô dâu  buộc phải chạm vào khay thức ăn được đặt theo ý ở lối vào cửa chính và dùng chân hất đổ nó. Vậy thì cô ấy phải nhanh chóng vượt qua sau đó ngưỡng cửa. Thủ tục này được biết đến với cái tên « Nghi lễ tách nhập ma (Thủ tục tách biệt và liên minh những hồn ma). Từ đó trở đi, cô dâu  trở thành một thành viên của gia đình chồng cả về tinh thần lẫn vật chất. Cô dâu sẽ gia nhập dứt khoát với nhà chồng khi cô ấy có thai hoặc sau 6 tháng kết hôn.

Theo truyền thống của tổ tiên người Nùng, khi trong dòng họ có người qua đời thì tất cả họ hàng bên ngoại (hay păang lăng) đều phải có mặt trước khi đặt người quá cố vào quan tài. Cần có một thầy tào đảm nhận tất cả các thủ tục nghi lễ liên quan đến đám tang từ A đến Z.

Người  nầy phải bắt đầu làm thủ tục khay lò quan trọng đầu tiên để dọn đường và đưa linh hồn người đã khuất sang thế giới bên kia vì đối với người  Nùng, linh hồn thoát khỏi xác vẫn tiếp tục sống. Các đứa con gái có chồng, các cháu gái đã lập gia đình phải mang theo cây mã tiền trong việc tham gia cũng như các người  họ hàng  bên ngoại mang một con ngựa đến để làm lễ tang. Đối với người Nùng, ngay cả sau khi chôn cất, linh hồn vẫn đi lang thang khắp nhà. Đây là lý do tại sao bàn thờ phải được lập bên cạnh nơi người đã khuất thường ngủ khi còn sống.

Sau một trăm ngày chôn cất, sẽ có một buổi lễ kèm theo một số lượng lớn các món ăn ngon (thịt lợn, gà và xôi). Sau đó, sẽ được tiếp nối bởi một cái lễ khác  đánh dấu sự kết thúc của việc tang tóc sau ba năm. Mỗi nhóm  người Nùng có một cách riêng để kỷ niệm sự kết thúc này. Người Nùng Lôi hủy và đốt đi một ống nứa để lại trên bàn thờ người đã khuất trong khi người Nùng An làm một số lượng lớn vật nuôi (như lợn, gà, trâu, bò) và nông cụ làm bằng giấy và đặt chúng vào một cái chậu rồi chôn dưới phần mộ của người đã khuất. Người Nùng chỉ nhìn thấy trong cái chết sự khởi đầu của một cuộc sống khác cho những người đã khuất. Đây là lý do tại sao người quá cố cần những lễ vật này để có thể có một cuộc sống dễ chịu hơn ở trong thế giới tiếp theo.

Tương tự như dân tộc Mường, có rất nhiều điều cấm đối với việc sinh con. Người Nùng cần được bảo vệ bởi bà Mụ hay nữ thần thời thơ ấu, bàn thờ bà Mụ được dựng trong nhà. Bên cạnh lễ đầy tháng của đứa trẻ, có một số nhóm người Nùng còn tổ chức lễ đặt tên cho trẻ khi trẻ đến tuổi thành niên.

Tương tự như người Mường, người Nùng có lịch sử lâu đời và văn hóa có nghìn năm tuổi. Với họ, người dân Việt (hay người Kinh) thuộc về đại tộc Bách Việt. Trong quá khứ, đối mặt với những kẻ thù đáng lợi hại là những người dân phương Bắc, họ đã cố gắng dựng lên một quốc gia riêng tư nhưng họ không thể đạt được. Chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của họ trong việc thành lập nước Âu Lạc của người  dân Việt. Anh hùng Nùng Trí Cao của họ tiếp tục có một vị trí trong lịch sử của nước ta. Không có lý do nào để cho giới trẻ Việt Nam không  biết đến lịch sử và văn hóa của họ được vì người Nùng cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ trong việc xây dựng tương lai của Việt Nam chúng ta cùng với 52 dân tộc anh em khác.

 

Les Mường (Version française)

Les Mường

Version vietnamienne

Étant la troisième minorité du Vietnam d’aujourd’hui par le nombre (estimé à 1,4 millions de personnes), les Mường ont été établis de longue date dans les provinces Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình etc …

Selon le digne successeur vietnamien de l’ethnologue française Jeanne Cuisinier, Trần Từ (ou Nguyễn Đức Từ Chi), le mot Mường est employé par les Vietnamiens (ou les Kinh ) pour désigner la région où il y a plusieurs villages mường. Les Vietnamiens profitent de cet usage pour nommer ce peuple. Celui-ci se désigne souvent par un nom lié à la région où il habite: mol, moan à Hoà Bình, mwanl à Thanh Hoá ou Mol, Monl à Thanh Sơn et signifie avec exactitude « người » (personne, individu).

En se plongeant dans le récit de leur mythe de création (Ngu Kơ et Lương Wong) et celui des Vietnamiens (Âu Cơ -Lạc Long Quân) , on s’aperçoit qu’ils pourraient être issus du même peuple que l’histoire et la géographie auraient scindé en deux groupes vers le IX-Xème siècles, le premier constitué des Vietnamiens descendus dans la plaine et subissant une forte influence chinoise, l’autre composé des Mường restés dans les coins les plus refoulés des régions montagneuses et recevant une forte influence de la part  des Thaï refoulés en masse au sud du territoire chinois. C’est pourquoi les Mường continuent à être plus proches des Vietnamiens par la langue. Ils sont dans le même groupe Việt-Mường de la langue austro-asiatique ( Ngữ hệ Nam Á ) à laquelle appartient aussi la sous-famille môn-khmer. C’est l’origine des tons du vietnamien (6 tons) qui permit au savant français A.G. Haudricourt d’affirmer dans ses travaux en 1954 l’appartenance du vietnamien aux langues austro-asiatiques, opinion communément partagée aujourd’hui par un grand nombre de chercheurs étrangers et de linguistes vietnamiens. L’ethnologue français Christine Hemmet du Musée de l’homme (Paris), a réitéré cette appartenance lors d’une conférence du 18 Mai 2000 sur la pluralité ethnique, multilinguisme et développement du Vietnam. Puis ce groupe việt-mường se divisa en deux langues indépendantes: le vietnamien et le mường du XIVème  au XVIème siècle. Avec les emprunts chinois et français, le premier réussît à connaître au début du XXème siècle un prodigieux développement avec son quốc ngữ dans le domaine de la littérature vietnamienne où il parvint à exprimer toutes les nuances de la pensée et du sentiment dans tous les aspects de la vie (1). Quant au second, il était à l’écart de l’influence étrangère et restait dans l’état où il devient ce qu’on a aujourd’hui. On trouve dans cette langue mường, celle des Vietnamiens d’autrefois (ou des Proto-Vietnamiens).

Pour les Mường, les Vietnamiens ( ou les Kinh) sont issus des parents communs et ont le même sang qu’eux. C’est pourquoi ils sont habitués à dire dans l’une de leurs chansons populaires les deux vers suivants:

Ta với mình tuy hai mà một
Mình với ta tuy một thành hai

Bien que moi et vous soyons DEUX êtres, nous ne faisons qu’UN.
Etant UN seul être, moi et vous pourrions être considérés toujours comme DEUX.

C’est aussi dans l’une des légendes mường (Đức Thánh Tản Viên) qu’on retrouve les luttes répétées des génies de l’eau et des montagnes évoquées par les Vietnamiens dans leur légende célèbre « Sơn Tinh Thủy Tinh« . Cela montre bien à tel point que les Vietnamiens et les Mường, malgré leurs destins différents, sont si proches que même leurs légendes ne soient pas tellement distinctes. Deux rois vietnamiens célèbres étaient issus des Mường (Lê Đại Hành et Lê Lợi). Par contre, au niveau d’organisation sociale et culturelle, les Mường sont plus proches aujourd’hui des Thái et des Tày.

Le territoire habité par les Mường est divisé en régions (ou mường) dont les chefs sont des seigneurs appelés « lang cun » et dont chacune a 20 ou 30 hameaux. Ceux-ci sont dirigés par des « lang đạo », des descendants des héros bâtisseurs de ces hameaux et sont appelés en fonction de leur situation topographique: Xóm Ðác ( hameau à côté d’une chute d’eau), Xóm Ðung ( hameau tout près de la forêt), Xóm Ðôn ( hameau sur une colline), Xóm Thung ( hameau sur une vallée ) ou ou en fonction du nom des arbres fruitiers et familiers: Xóm Trạch (hameau bambou), Xóm Mít (hameau jaquier) etc … ou en fonction des noms des animaux: Xóm Hò ( hameau Tortue), Xóm Oong (Hameau Abeille) etc.. ou en fonction des catégories de la société mường: Xóm Chiềng ( hameau où vit le lang cun (ou seigneur féodal)), Xóm Roong ( hameau appartenant à des cultivateurs ). On voit apparaître dans la société traditionnelle des Mường, l’établissement d’une oligarchie. Ce système qu’on appelle en vietnamien NHÀ LANG, est basé essentiellement sur le droit du premier occupant à posséder la terre, les bois, les rivières, à les fructifier et à les léguer toujours aux descendants aînés de la lignée mâle de génération en génération dans le respect de la tradition observée dans le culte des ancêtres des Mường. Cela permet à NHÀ LANG de contrôler pratiquement les trois quarts des terres qui sont cultivés et entretenus par des rotations périodiques d’équipes de villageois corvéables et d’accorder à ces derniers le droit d’exploiter en compensation le quart des terres restant. Malgré ces lacunes, on ne peut pas nier qu’il existe une relation assez démocratique entre NHÀ LANG et les Mường.

En comparaison avec le système foncier féodal vietnamien de cette époque, NHÀ LANG des Mường a des facteurs de progrès indiscutables car elle défend non seulement ses droits maix aussi ceux des Mường. Il doit aider les villageois mường en cas de sécheresse, de famine ou de mauvaises récoltes. Il doit rendre des comptes au cas où son lang cun a un comportement indigne de son rang. C’est le cas du fils de ce dernier commettant un acte déshonorable en violant par exemple une villageoise ou en se bagarrant dans la rue. On peut aller jusqu’à la destitution du lang cun si celui-ci n’assume pas correctement son autorité et ses devoirs. Dans ce cas, les villageois peuvent faire appel à NHÀ LANG pour son remplacement. C’est aussi le cas où le lang cun n’a pas d’héritiers mâles. Cela revient aussi à NHÀ LANG la charge d’organiser les festivités concernant les récoltes et les ripailles liées aux cultes des génies. Par contre il y a des règles que les villageois mường ne peuvent pas ignorer. Ils ne peuvent pas épouser une fille de NHÀ LANG car celle-ci ne peut que choisir les gens de son rang et issus de NHÀ LANG. De même une villageoise qui est choisie par hasard comme épouse par le lang cun et qui a des enfants avec ce dernier ne peut pas prétendre jouer un rôle important dans le NHÀ LANG.

Ses enfants ne peuvent pas devenir des lang cun car cette fonction est réservée uniquement pour les descendants aînés de la lignée mâle dont la mère doit être une fille issue de NHÀ LANG. Les membres de celui-ci sont respectés même s’ils sont jeunes. Quel que soit l’âge de l’enfant, un villageois doit l’appeler respectivement par « Chàng » ou « Nàng » lorsqu’il est un garçon ou une fille de NHÀ LANG. La hiérarchie est tellement respectée qu’il est possible de connaître l’appartenance de la personne en question. De plus, ce système permet d’attribuer aux lang cun le monopole de certains noms (Ðinh, Hà etc..). Il fut supprimé dans les années 50 par le gouvernement vietnamien lors de l’organisation des  coopératives agricoles. Malgré cela, ce système constitue l’un des traits originaux de la société traditionnelle des Mường et reste l’une des traditions qu’on ne peut pas ignorer quand on parle des Mường. Pour insinuer ce système, les Mường ont l’habitude de dire: Mường có lang, làng có tạo. (Les régions ont des lang comme les villages des tạo (ou Đạo en vietnamien)). On se sert de LANG ĐẠO pour désigner ce système.

Les Mừơng ont l’habitude de choisir les basses terres et les terrains accidentés pour construire leurs maisons. Celles-ci sont adossées d’une manière générale aux flancs des collines et des montagnes pour bénéficier de l’air pur et pour faciliter le déplacement au niveau de la chasse et la cueillette. Ces maisons possèdent chacune une toiture à 4 pans ressemblant à la carapace des tortues. Leur maison se dresse sur des pilotis très bas et est construite sur 3 niveaux. Cela correspond bien à la conception de création de l’univers des Mường: un monde céleste et terrestre ( thiên giới và trần giới ), un monde marin (thủy quốc) et un monde souterrain (âm phủ). Le premier niveau est réservé au stockage des aliments. Il est en quelque sorte le grenier. Le deuxième niveau correspond bien à l’endroit où les activités familiales prennent place et où on reçoit les visiteurs. Quant au dernier niveau situé au dessous du plancher, il est destiné à élever le bétail et à ranger les outils agraires.

La construction de leur maison doit répondre aux exigences matérielles aussi bien que spirituelles. Pour les Mường, la fenêtre de la pièce (voong tong) où est situé l’autel des ancêtres est très sacrée. Aucun n’a le droit de s’appuyer sur cette fenêtre ou de faire passer les objets à travers de celle-ci car selon les Mường, les ancêtres ne sont pas autant coupés des vivants. Ils continuent à participer avec eux aux grandes occasions de leur existence. De plus, les 2 escaliers de la maison ont chacun un nombre impair de marches. L’escalier principal, est tout proche de la pièce d’entrée (voong toong) et il est réservé uniquement pour les hommes. Quant aux femmes, elles sont obligées de prendre le second escalier qui n’est pas loin de leur pièce intérieure (voong khua). Les Mường improvisent d’ingénieux systèmes hydrauliques (roue, rigole etc … ) pour canaliser et faire monter de l’eau dans le but d’arroser les extraordinaires rizières en terrasses  sur les pentes des collines. Ils pratiquent aussi la culture sur brûlis, ce qui leur fournit le benjoin, la canne à sucre, le manioc, le maïs etc…

Comparés à d’autres minorités ethniques, les costumes mường sont tout à fait uniques. Les hommes sont très simples dans l’habillement. Ils portent un pantalon de couleur indigo. Par contre le vêtement des femmes mường est plus compliqué.

D’une manière générale, on trouve dans le costume traditionnel des femmes: un turban blanc ou bleu (mu) fait d’un carré d’étoffe de dimension 35cm x150 cm attaché par derrière au niveau de la nuque, une camisole (yếm ou ạo báng), une chemise courte (áo cánh ou ạo pắn en langue mường ), une jupe longue et noire (váy ou kloốc en langue  mường) descendant jusqu’à la cheville et une  large ceinture en soie ou en tissu.

Etant de couleur blanche, vert pâle ou rose, la chemise courte mường a 4 pans dont les deux situés à l’arrière sont très bien cousus et les deux situés en avant ont chacun un longue bordure allant du cou jusqu’à l’ourlet de la veste. Analogues aux Vietnamiennes, les femmes mường se servent des chemises courtes ayant un cou assez rond et mesurant à peu près 2,5 cm ou 3 cm et deux manches longues. Etant ouvertes sur le devant et souvent non boutonnées, ces chemises sont destinées à couvrir la camisole dont l’ourlet inférieur est rangé soigneusement derrière la large ceinture de la jupe (cạp váy) en soie ou en tissu rugueux illustrant bien le charme folklorique et la séduction. C’est la particularité majeure retenant l’attention  dans les  costumes féminins mường.

On trouve dans la constitution de cette large ceinture trois bandes rectangulaires à riches ornements appelées respectivement « dang trên », « dang cao » et  « dang dưới » qui sont cousues  solidement ensemble. La bande « dang dưới » se distingue des deux autres par la richesse des motifs représentant des animaux hiératiques (dragons, phénix, tortues etc..) ou familiers (serpents, grues, poissons etc ..). La tunique (ạo chụng) est préférée à la place de la veste lors des jours de fêtes. La couleur de la tenue change en fonction du statut de la femme mường. Pour son mariage, elle doit se vêtir d’une longue tunique de couleur verte tandis que la couleur blanche est réservée pour sa demoiselle d’honneur (dâu phụ). Les vêtements funéraires (đồ tem) sont confectionnés toujours à l’envers avec les ourlets inférieurs effrangés.

Parmi ceux-ci, il y a un bonnet de deuil, une jupe dépourvue de la large ceinture rectangulaire aux multiples couleurs, une chemise courte de couleur blanche et une ceinture en tissu rugueux. En cas de deuil des beaux-parents, la mariée mường doit porter usuellement une jupe noire, une camisole, une chemise courte et une veste  en brocart rouge. Les Mường ont l’habitude de dire: Diện như nàng dâu đi quạt (1) (S’embellir à  la manière de la bru au moment des funérailles). Le port de la tenue reste le même à l’exception de la chemise courte qui doit posséder la couleur blanche lorsque les parents de la mariée sont encore en vie.

Pour montrer leurs différences avec les Vietnamiens, les Mường ont un proverbe très connu:

Cơm đồ, nhà gác, nứớc vác, lợn thui, ngày lùi, tháng tới.
Rit cuit à la vapeur ou à l’étouffée, maisons sur pilotis, eau contenue dans le tube en bambou porté sur l’épaule, porc cuit à la broche, jour en retard et mois en avance.

Ce sont les coutumes caractéristiques des Mường qu’on ne trouve pas chez les Vietnamiens d’aujourd’hui. Les Mường préparent la plupart des aliments et des gâteaux à partir du riz: riz glutineux (lõ kẳm) (2) riz cuit à l’ordinaire (gạo tẻ). Il y a plusieurs types de gâteaux : gâteau de riz (bánh chưng) durant les fêtes du Têt, gâteau bánh bò ou bánh trâu en l’honneur du génie-buffle (vía trâu), gâteau uôi pour les funérailles, gâteau bắng pour le mariage, gâteau ống pour les fiançailles etc…

Pour le calcul des jours et des mois, les Mường s’appuyent sur le calendrier Ðoi qui est différent de celui des Vietnamiens. Ðoi est une étoile qui s’avance plus vite que la lune. En se basant sur le déplacement de cette étoile, leur calendrier Ðoi est en avance de 4 mois sur le calendrier lunaire des Vietnamiens.

Analogues aux Vietnamiens, les Mường ont une maison communale (đình) réservée pour le génie tutélaire (ou thành hoàng) dans chaque hameau ou village. Ils croient à l’existence d’un grand nombre d’esprits malfaisants qui hantent les forêts et qu’ils appellent ma-khũ (ou ma qũi en vietnamien). Ceux-ci sont des âmes désincarnées errant dans le monde des morts et celui des vivants et pouvant causer des soucis aux humains.

Pour les Mường, il y a dans un être humain plusieurs âmes qu’ils nomment wại. Celles-ci se divisent en deux catégories:  wại kang (les âmes fastueuses) et wại thặng (les âmes dures). Les premières sont supérieures et immortelles tandis que les secondes, attachées au corps, sont mauvaises. La mort n’est que la conséquence de l’évasion de ces âmes. Grâce au rite funéraire (ma chay), les âmes supérieures peuvent résider au ciel. Elles auront besoin d’être accompagnées par le concours et la sollicitude de la famille durant leur périlleuse migration. C’est ce qu’on trouve dans l’affection et l’attachement que Les Mường réservent particulièrement au défunt par un ensemble des règles d’habillement, de décoration et d’accompagnement du cercueil (un tronc de bois fendu en deux et évidé) . Grâce à l’accomplissement du dernier rite, les âmes reposeront en paix sinon les âmes dures pourront être néfastes et maléfiques en devenant ainsi des esprits flottants et dangereux (Ma). Ce rite funéraire (mo tang) peut durer plusieurs jours (12 jours au moins) et nécessite la présence d’un sorcier (ou mo en langue mường).

 Selon les Mường, le défunt possède une force surnaturelle qui empêche les vivants de lui communiquer et de l’aider matériellement ou spirituellement. C’est thầy mo (ou le sorcier) qui peut le faire seulement. C’est à lui la charge de guider, avant l’enterrement, l’âme du défunt dans toutes les démarches administratives auprès du seigneur céleste (Chạo Hẹ) pour obtenir un jugement. Celui-ci sera rendu dans un panier de cendres déposé à l’entrée de la porte de la maison, à l’endroit où le défunt devra rentrer chez lui. Il y a un procès car durant son existence, le trépassé a sacrifié beaucoup d’animaux pour sa consommation.

En fonction du verdict du jugement révélé grâce à l’interprétation  des signes ou à des empreintes par le sorcier, il pourra être condamné à se réincarner dans le corps d’un de ces animaux sacrifiés ou mener désormais une vie en paix. Le sorcier occupe une place importante dans le rite funéraire des Mường. C’est lui qui accompagne l’âme du défunt pour aller chercher de l’argent dans la maison du grand-père paternel (ta keo heng), emprunter ensuite les vêtements à la maison de Thiên mư, s’inscrire dans le registre des fantômes (sổ ma) pour faciliter le déplacement et procurer enfin des objets usuels indispensables dans le monde des fantômes. C’est aussi lui qui donne à l’âme du défunt le dernier repas et qui l’aide à déménager la nuit ses affaires dans la sépulture. On y trouve un grand nombre d’objets : bols, plats, jarres d’eau etc… et des tambours de bronze pour un lang cung (ou seigneur féodal). Puis c’est aux enfants de ce défunt d’organiser à la fin du troisième jour d’enterrement, une cérémonie célébrant le retour de son âme à la maison avant de pouvoir commencer son culte. Celui-ci permet au défunt d’être présent désormais dans toutes les grandes occasions et dans tous les festins animant le quotidien: mariages, fêtes du nouvel an, inauguration d’une maison etc… ). Analogues aux Vietnamiens, les Mường célèbrent l’anniversaire de la mort du défunt avec solennité et ils portent le deuil. Le défunt fait partie désormais des ancêtres qui ont été honorés sur l’autel familial jusqu’à la cinquième génération. Le culte des ancêtres est très important dans la vie spirituelle des Mường.

Ma Chay

Analogues aux autres minorités ethniques du Vietnam, les Mường sont des animistes. Ils pensent que toute chose possède une âme. C’est pourquoi on trouve dans leur culte un grand nombre de génies, de dieux et d’esprits malfaisants ou non. Même dans chaque famille mường, il existe un esprit bienveillant (ou bien le démon des ancêtres (ma tổ tiên)) censé de protéger la famille. C’est pourquoi il y a une tradition que les Mường doivent respecter après l’annonce du décès d’un de leurs proches. Le fils aîné du défunt doit frapper trois fois de suite la porte de la maison du trépassé avec un couteau pour blâmer l’attitude du démon familial de ne pas intervenir à temps dans la mort de son père. Avant d’abattre de gros arbres dans la forêt, les Mường présentent une offrande au génie des arbres (Thần cây) en même temps que la hache qui doit leur servir pour ce travail. Même en tuant une gibier à la chasse, ils sont obligés de rendre hommage au génie des fauves en lui offrant la tête et une épaule, une fois la bête dépecée. C’est en quelque sorte une amende honorable au protecteur des fauves, une coutume fréquemment rencontrée chez d’autres peuples chasseurs. Les Mường ont coutume de vénérer les roches, les citrouilles rouges au moment de leur installation dans la nouvelle maison (lễ tân gia), l’arbre cây si, les totems de famille, les sources d’eau, les génies du sol et de la cuisine etc..

Chez les Mường, la résurrection et la réincarnation de l’âme sont des sujets  tabous. Pour eux, l’âme est multiple, indestructible et immortelle, bonne ou mauvaise. Dans cette conception mường, la naissance d’un enfant est entourée de mystère. Ils se sont posé beaucoup de questions sur son identité: enfant, génie, esprit malfaisant ou mânes des ancêtres?

De plus, pour les Mường, la naissance du premier enfant, marque le début de maturité de jeunes parents. Ils comptent aussi sur leurs enfants afin de pouvoir avoir plus tard une paisible retraite. Le dicton mường suivant montre à tel point ce soutien souhaité:

Trẻ cậy cha, gìa cậy con
Les jeunes comptent sur leur père comme les vieux sur leurs enfants.

LA NAISSANCE

C’est pourquoi la naissance d’un enfant tient une place importante dans la vie des Mường. Pour parer à toute éventualité, les Mường prennent un grand nombre de précautions habituelles et rituelles liées à la grossesse et à la naissance. Au moment où la mère est enceinte, elle doit respecter certaines règles immuables depuis la nuit des temps: se protéger contre les esprits malfaisants avec une feuille d’arbre lors de son passage devant les cimetières et les temples, éviter les funérailles (un effet néfaste pour la mère et son futur enfant au niveau de la santé) et les mariages (un possible divorce pour les parents ), s’abstenir de marcher sur l’écorce de l’arbre utilisé dans la fabrication des cercueils (un possible avortement ), ne pas fuir devant le serpent pour empêcher le nouveau né d’avoir une langue allongée hors de sa bouche, éviter de manger des fruits « jumeaux » (une possible naissance multiple), faciliter l’accouchement en se réveillant de bonne heure le matin et en ouvrant toutes les portes de la maison, garder toujours la sérénité et la joie, éviter la colère etc…

De même, le mari doit connaître un grand nombre d’astreintes. Il lui est interdit de porter le cercueil, de remplacer la toiture de la maison, et de rénover la maison. A l’approche de son accouchement, la femme mường enceinte n’a pas l’intérêt de fréquenter la maison de ses parents car au cas où l’évènement aura lieu, elle sera obligée d’accoucher l’enfant sous le plancher à l’endroit où se trouve le bétail. Selon les Mường, la femme enceinte ne fait plus partie de leur famille (Con gái là con của người ta) mais elle est la fille de la famille de son mari. L’enfant né n’a pas le même sang de la famille (khác máu tanh lỏng). Cela pourra jeter plus tard un sort pour les gens de la maison. Pour une fille qui tombe enceinte sans mari, son accouchement ne pourra pas avoir lieu dans la maison. Il devra se tenir dans le jardin. La punition est la même pour la fille commettant la faute de tomber enceinte avant son mariage.

D’une manière générale, l’accouchement se déroule à la maison. L’heureux évènement de la naissance est annoncé par la présence d’un signe distinctif rangé toujours à gauche (s’il s’agit d’un garçon) et à droite (s’il s’agit d’une fille) à l’entrée de la maison. Ce signe sera enlevé à la fin du septième jour pour un garçon et neuvième jour pour une fille. Parfois, l’intervention du sorcier (thầy mo) est souhaitable au cas où on pense avoir affaire à des esprits malfaisants et à les tenir responsables de ces difficultés.

Il y a beaucoup d’astreintes pour la femme mais aussi pour le mari durant la grossesse.  Même après la naissance, l’enfant continue à être la cause des plus grands maux pour ses parents durant ses premières années de vie. Selon les Mường, l’âme attachée à son corps est tellement volage et vagabonde qu’elle peut s’évader de son corps à tout moment. C’est pour cela que l’enfant, avant de sortir de la maison, a besoin d’être protégé en lui accrochant à ses poignets ou à ses chevilles un bracelet d’argent (pwok wai) dont le rôle sert à empêcher son âme de sortir. Au cas où cette dernière quitterait son corps, ce bracelet lui permettrait d’y revenir et de prendre possession de l’enfant. De plus pour s’assurer que rien ne lui arrive durant ses premières années, ses parents mường organisent une cérémonie rituelle connue sous le nom cak wai pour lui permettre d’être désormais sous la protection des génies protecteurs Mẹ Mụ. Ceux-ci sont en quelque sorte les nourrices célestes de l’âme de l’enfant. Les Mu ont le droit d’avoir dans chaque maison mường, leur autel qui a été inauguré après la première naissance.

On ne peut pas ignorer la relation entre mari et femme chez les Mường car elle est l’un des traits saillants permettant à ces derniers d’acquérir des qualités louables et de fonder une société à la fois pacifique, humaniste, hospitalière et altruiste.

Etant basée essentiellement sur la fidélité, l’amour et le bonheur, cette relation permet de cimenter la société mường et lui permet de résister mieux à l’évolution des mœurs qu’a connue le Vietnam depuis sa réunification.

Malgré les facilités de pouvoir se parler, se fréquenter et se connaître avant le mariage, les jeunes ne peuvent pas outrepasser les principes et les exigences que la tradition mường a instaurées depuis la nuit des temps. Un homme doit être à la fois sérieux, fort, droit et gentil. Ce sont les qualités qu’on demande à un homme pour pouvoir se marier sinon il lui est difficile de trouver une femme dans la société mường. « Học ăn, học nói, học gói, học mở » (Apprendre à se comporter, à parler, à affronter et à dénouer les difficultés de la vie) c’est la devise qu’on aimerait appliquer dans la recherche d’un futur mari pour une fille mường. Un homme doit savoir construire la maison, tresser les panneaux de toiture en paille, élever le bétail etc … On est habitué à dire aussi dans un proverbe mường: Một đàn ông không dựng nổi nhà (un homme est incapable de construire la maison ) pour montrer à tel point leur attachement à cette opinion préconçue. Cette exigence est facile à comprendre car dans un environnement inhospitalier et dans une société à la fois solidaire et hiérarchique, un homme mường doit montrer sa capacité et être à la hauteur de cette exigence. Quant à la femme mường, elle n’est pas bien lotie non plus. On lui demande de posséder certaines qualités: avoir une bonne conduite, parler avec douceur, être courtoise, savoir se confectionner des habits etc…

MARIAGE

Hantés par le proverbe suivant  » Một đàn bà không cắt nổi gianh » (Une femme est incapable de couper le panneau en chaume), les Mường sont amenés à avoir un jugement plus clairvoyant sur leur future belle-fille et à déceler ses qualités et ses défauts avec lucidité. La devise « Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ » (Epouser une femme après avoir observé sa lignée, chercher un mari après avoir connu sa famille) n’est pas étrangère non plus à leur comportement et leur observation dans le mariage. Pour réussir ce dernier, ils ont besoin de l’aide d’une entremetteuse (bà mờ) (1) qui est en quelque sorte le pivot central dans cette affaire ardue. Elle est non seulement l’interface privilégiée de deux familles mais aussi la responsable et le témoin engagé des transactions émanant de ces deux familles. Elle doit être proche de la famille de la future mariée. Elle doit avoir du talent dans la communication pour convaincre les gens. Le proverbe mường suivant: » Thiếu gì nước trong giếng, thiếu gì tiếng trong mồm mà không nói ra cho vừa lòng nhau » (Il y a tellement de l’eau dans le puits comme des sons dans la bouche. Pourquoi n’arrive-t-on pas à trouver des mots pour se plaire ?) montre  l’attachement des Mường à tel point à la communication. Son respect est incontestable dans le village. Son profil répond à un grand nombre de critères que la tradition mường exige: avoir une vie irréprochable dans son couple et dans sa famille. Il est évident pour elle d’avoir comme enfants garçon et fille d’après un proverbe mường: có nếp, có tẻ ( il y a du riz gluant et du riz ordinaire ). Avant d’entamer sa démarche auprès de la famille de la femme, elle doit consulter le calendrier Đoi (2) car selon les calculs, il y a certainement des mois et des heures néfastes dans le jour (tháng thướm, giờ thướm ) qu’il faut éviter à tout prix pour le mariage. C’est aussi le cas des Vietnamiens avec le mois « Ngâu » qu’ils ont à proscrire pour cet évènement. Elle est censée de connaître la date de naissance de chacun des mariés afin d’éviter plus tard le problème d’incompatibilité et la mésentente du couple. En cas du divorce ou d’échec, c’est sur elle que seront tombés tous les griefs et les reproches de deux côtés. De plus, elle recevra le blâme du seigneur local (quan lang).

Après l’obtention de tous les éléments d’information et le feu vert de la famille du mari, l’entremetteuse peut commencer à fixer le premier rendez-vous (Thoỏng thiếng ou ướm tiếng ) avec la famille de la future mariée. Celle-ci doit aviser tous ses proches de cet heureux évènement et leur demander parfois des conseils. Lors de cette visite, elle a l’habitude de remettre à la famille de la fille une bouteille de vin qui va être accrochée tout de suite à l’intérieur de la maison à la colonne principale. Si cette bouteille de vin aura été servie après l’entretien, l’entremetteuse sera sûre de la réussite de sa mission. Dans le cas contraire, elle sera partie avec la bouteille de vin. Connue sous le nom en mường « Tì kháo thiếng », cette étape est suivie au moins 3 ou 4 fois par le va-et-vient (ou nòm en mường) de l’entremetteuse qui ne parvint pas à obtenir immédiatement l’accord pour la première fois. Il est dans l’intérêt de la famille de la future mariée de montrer à l’entremetteuse qu’il s’agit d’un fait important nécessitant une période de réflexion et de concertation avec la fille. Cela permet à approfondir les relations entre les deux familles et à les rendre plus intimes par le biais de l’entremetteuse.

Grâce aux va-et-vient (ou nòm), on s’assure de trouver en mari et femme toutes les qualités requises. C’est à la fin du dernier nòm, on commencera à choisir la date pour fêter le « nòm cả » (nòm principal). Connue sous le nom de « ăn hỏi ou tì nòm », cette cérémonie est célèbrée en grande pompe. On trouve dans les présents du futur mari un grand nombre d’objets symboliques parmi lesquels figurent un cochon, 20 tubes de liqueur de riz (rượu cần), 2 paires de bottes de canne à sucre, des feuilles de bétel, des gâteaux de riz gluant (bánh chưng) sans garniture (không nhân), une beauté morale et une convention tacite sur la virginité de la future mariée. Tous les cadeaux offerts doivent être en nombre pair. C’est lors de cette cérémonie que le futur mari sera présenté à la famille de la fille. Cette présentation est connue sous le nom mường: ti cháu ( lễ ra mắt chú rể). A la fin de cette cérémonie, la famille de la future mariée parlera de la dot aux parents du futur époux. Connue en mường sous le nom de « thách cưới (défier le mariage) », elle est acceptée avec facilité par ces derniers pour montrer qu’ils sont à la hauteur de cette exigence financière et pour ne pas perdre la face. C’est à l’entremetteuse le soin de marchander le coût de la dot, de le réduire ou de refuser carrément le mariage. Parfois, le futur époux sera assuré par la promesse de la famille de la fille de recevoir une part de l’héritage au cas où celle-ci n’a pas d’héritiers mâles.

Connue pour ses études sur les Mường, l’ethnologue française Jeanne Cuisinier a vu dans ce marchandage un acte d’achat pour les mariés. Rien ne permet de justifier entièrement cette interprétation car du côté de la famille de la fille, il y a bien un acte d’engagement, une caution morale pour ce mariage avec la participation de toute sa lignée et une sincérité de vouloir pérenniser la vie du couple par le biais de cette exigence financière ardue. En cas du divorce, la famille de l’épouse devra restituer intégralement toute la dot reçue au moment du mariage. C’est une contrainte supplémentaire permettant d’éviter la séparation et de mûrir bien la réflexion avant tout acte irréparable. C’est aussi l’un des facteurs qui permettent d’expliquer la cohésion familiale et sociale des Mường par rapport à d’autres ethnies, en particulier à des Kinh. De plus, pour le futur époux, il y a une promesse de lui céder une part de l’héritage et une habitude de l’adopter dans une famille n’ayant pas des héritiers mâles. Ce n’est pas vraiment la signification du terme d’achat trouvé dans sa définition car le futur époux recevra en compensation une dot quand même.

Selon la tradition mường, la cérémonie officielle aura lieu après 3 ans du nòm principal. C’est la période durant laquelle les futurs mariés devront se connaître, s’échanger des conversations et aplanir les divergences dans le but de faciliter plus tard la vie du couple. Cette fois, la cérémonie commence très tôt le matin car l’entremetteuse accompagnée par les proches du mari doit ramener un grand nombre d’objets et d’animaux répondant à l’exigence formulée au moment du nồm principal. (un buffle, deux cochons, 5 ou 6 paniers du riz gluant, un régime de noix d’arec, une centaine de feuilles de bétel, 20 tubes de liqueur de riz etc..). Le nombre de gens composant la suite doit être pair. Etant reçue par la famille de la mariée et participant avec les autres à une fête organisée en leur honneur, l’entremetteuse va demander aux parents de la mariée la permission de ramener leur fille à la maison de son mari à l’heure jugée convenable et portant la chance pour les mariés. Avant son départ, la mariée doit prier devant l’autel des ancêtres puis elle doit effectuer des lạy devant ses grand-parents ainsi que ses parents. Sur le chemin de retour, elle porte un chapeau conique et a toujours dans sa main un couteau pour éloigner les esprits malfaisants et protéger son « âme ». Il lui est interdit de retourner la tête en arrière. Cela prend du temps car dans la plupart des cas, les villages sont très éloignés les uns des autres. C’est pourquoi on est habitué à dire en mường: Làm rể vào buổi trưa, làm dâu vào buổi tối. (On devient le gendre  le matin, la bru le soir ).

Une fois arrivée sur place, elle est accueillie par la soeur du mari qui lui demande d’aller laver les pieds et de passer au dessus d’un fagot de bois avant de monter sur l’escalier de la maison. Elle est obligée d’aller prier tout de suite devant l’autel du génie de la cuisine avant d’effectuer le même geste devant l’autel des ancêtres et les parents du mari. Puis une cérémonie rituelle (lễ tơ hồng) a lieu au milieu de la maison en présence des mariés. Elle sera suivie ensuite par un festin en l’honneur du nouveau couple. Quelques jours après, celui-ci retournera à la maison de la mariée pour sa première visite ( lễ ra mặt). Dans le passé, il faut une période du défi (bù mà ruộng) avant de pouvoir entamer réellement la vie conjugale.

Pour les Vietnamiens, les Mường ne sont pas seulement une ethnie minoritaire mais aussi un peuple conservatoire d’une culture commune originelle. C’est pourquoi, il est dans l’intérêt des Vietnamiens de faire des études ethnographiques sur les Mường car grâce à eux, ils réussirent à comprendre mieux le genre de vie de leurs ancêtres ainsi que leur culture archaïque et millénaire. L’ethnologue vietnamien Nguyễn Từ Chi a eu l’occasion de rappeler les traits caractéristiques des Mường dans la culture Việt dans son livre « La cosmologie Mường ( Vũ trụ quan Mường ) ». Sans les Mường, on croit que la culture vietnamienne est celle des Chinois, une opinion largement fausse et erronée au fil des siècles. Ils méritent d’être pour toujours les cousins des Vietnamiens ou plutôt les frères jumeaux comme ils ont eu l’habitude de dire souvent dans l’une de leurs chansons populaires:

Ta với mình tuy hai mà một
Mình với ta tuy một thành hai

Bien que moi et vous soyons DEUX êtres, nous ne faisons qu’UN.
Etant UN seul être, moi et vous, nous pourrions être considérés toujours comme DEUX.

Les Mường sont plus que jamais les survivants de la culture antique des Vietnamiens. Ils sont là pour en témoigner et pour rappeler aux Vietnamiens qu’ils ont comme eux une culture propre qui leur permet de se différencier des Chinois et qui mérite d’être connue et préservée pour les futures générations face à l’évolution galopante de la société vietnamienne d’aujourd’hui.


(1) quạt: ce mot est utilisé pour désigner les funérailles (quạt ma).
(2): Le riz glutineux est une sorte de riz dont le grain est noir.
(1) Parfois c’est un entremetteur (ồng mờ).
(2): Calendrier Đoi: une caractéristique unique de la culture Mường. Ce calendrier est constitué de douze pièces en bambou et sculpté avec des lignes dans le but de faciliter l’indication des phénomènes et des changements climatiques.

Lý Nam Đế (Royaume de la dynastie des Lý antérieurs)

Nhà Tiền Lý (544 – 602)

Version vietnamienne

Depuis la défaite des sœurs Trưng  par le général  Ma Yuan de la dynastie des Han, la Chine contrôlait les territoires des Yue jusqu’aux frontières du Lin Yi dans le centre du Vietnam actuel. Calquée sur le modèle des Han, l’administration de ces territoires était contrôlée au sommet par les hauts mandarins et les colons chinois tandis qu’au niveau villageois ou cantonal, on autorisait l’intégration d’une élite locale qui commençait à prendre des parts dans le système chinois et à former au fil du temps une nouvelle couche sociale. Celle-ci était formée à la chinoise et avait l’occasion d’être en contact régulier avec les mandarins chinois si bien que ces derniers furent imprégnés parfois de la culture locale.  C’est le cas Shi Xie (ou Sĩ Nhiếp)(187-226). Il était le fils d’un gouverneur chinois au Rinan (Nhật Nam). Il  était gouverneur du Jiaozhi durant quarante ans et il était honoré encore dans de nombreux temples du Vietnam.  Inversement il y a aussi des cas illustres venant des élites locales. C’est le cas de Lý Tiến qui fut nommé gouverneur de Jiaozhi sous le règne de l’empereur Ling Ti (Hán Linh Đế)(168-189 après J.C.).(Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, édition 1920,  p32) ou celui de Lý Bôn chargé d’assumer la fonction d’inspecteur militaire au service des Leang durant la période où le gouverneur de Jiaozhi était Siao Tseu (Tiêu Tư) en 541.

Étant idéologie officielle des fonctionnaires, le confucianisme dont le mode de sélection était  basé non pas sur la naissance et l’origine ethnique mais sur les compétences littéraires et administratives permit de consolider la position de l’élite locale à cette époque et  favoriser  son accès aux postes importants, ce qui traduit après cinq cents ans de maturation la mise en place de la nouvelle élite sino-vietnamienne dans l’administration sans aucune possibilité de distinction des appartenances communautaires ou  ethniques. Profitant d’un relâchement du contrôle chinois dû aux troubles qui agitaient l’empire durant la période des dynasties Nord –Sud, cette nouvelle élite sino-vietnamienne ne tarda pas à mener l’insurrection avec Lý Bôn.   

Étant descendant à la septième ou dix septième génération de Chinois émigrés (selon  les annales chinoises ou vietnamiennes)  en Jiaozhi à la suite des troubles de la fin des Han postérieurs, ce dernier était probablement  originaire de la province Thái Nguyên et se sentait vietnamien plus que jamais dans ses veines. Dans les annales chinoises, Lý Bôn était considéré toujours comme un Vietnamien de souche. Déçu ou révolté pour une raison inconnue, il abandonna la fonction d’inspecteur militaire et revint  à Thái Bình. Selon le chercheur français Maurice Durand, Lý Bôn était suffisamment cultivé et avait des qualités exceptionnelles permettant d’avoir la confiance auprès des chefs locaux et des gens de talent comme Trịệu Túc et son fils Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tinh Thiều, Tam Cô, Lý Công Tuấn  etc…  Profitant de la cruauté et des vexations du gouverneur Siao Tseu, Lý Bí rassembla ses partisans et déclencha l’insurrection qui aboutit à la fuite de Siao Tseu à Kouang Tcheou et à la prise du chef lieu Long Biên de Jiaozhi. Lý Bôn réussît à avorter la contre-offensive déclenchée par les Leang dirigés par Tseu Hiong et Souen Kiong mais il ne tarda pas à avoir une attaque du royaume de  Lin Yi sur la préfecture frontalière du Cửu Đức (Hà Tĩnh). Ce fut son général Phạm Tu qui battit le roi de Lin Yi et permit à Lý Bôn d’organiser le nouveau royaume indépendant du Sud et fonder la dynastie des Lý antérieurs.  Celle-ci dura seulement pour une soixantaine d’années. Devant les échecs répétés des Leang contre ce nouveau royaume du Sud, les Leang furent obligés de prendre des mesures importantes en envoyant à Jiaozhi  cette fois un corps d’expédition important en hommes et en matériel avec un  général de renom Trần Bá Tiên (ou Tchen Pa Sien) analogue à Ma Yuan à l’époque des sœurs Trưng.  Lý Nam Đế subit une série d’échecs et se retira de plus en plus dans la haute région de Khuất Liệu dans le but de reconstituer ses forces pour continuer la lutte.

Selon le chercheur français Maurice Durand, il ne dirigea plus l’opération de résistance contre les Leang et délégua ses pouvoirs à son lieutenant Triệu Quang Phục .  En constatant la force imposante de ses ennemis, il se retira dans la région marécageuse nommée  Marais de la Nuit  et localisée dans le Chu Điền. Il fut appelé seigneur du marais de la nuit (Dạ trạch vương). En avril de l’an 548 après J.C.,  Lý Nam Đế  mourut à la grotte de  Khuất Liêu. C’est à  l’année suivante 549 que Triệu Quang Phục  se déclara roi du Sud et réussit à reprendre Long Biên aux Leang.  Son règne ne dura jusqu’en l’an 571 où Lý Phật Tử, un membre de la famille Lý Bôn, réussit à le chasser et à le faire se suicider au fleuve (Đại Nha) dans la province Nam Định  et à réunifier encore le pays jusqu’en  602. 

Entre-temps, après quatre siècles de division, un puissant général Yang Jian (Dương Kiên) des Zhou du Nord (Bắc Chu)  arriva à réunifier la Chine en l’an 581, fonda la dynastie Sui (nhà Tùy) et imposa Daxing (Trường An) comme capitale. Il pensa à reprendre Jiaozhi au roi Lý Phật Tử. Face à l’armée imposante de 27000  hommes  dirigée par le général des Sui Lieu Fang (Lưu Phương), Lý Phật Tử accepta la reddition. Il fut emmené comme prisonnier et mourut en route.  C’est le début de la troisième domination et la fin de la dynastie  des Lý antérieurs.

Selon le chercheur français Pierre Papin, l’épopée des Lý antérieurs n’a rien de commun avec les révoltes qui l’ont précédée mais elle vise à « fonder un royaume » en partant de la logique de la fusion de la classe sino-vietnamienne et en tentant de donner l’acte de naissance politique mais non seulement culturel  à l’édification du temple de la fondation du royaume « Khai Quốc ».  Cette première tentative d’émancipation échoua dans la mesure où cette dynastie n’était pas prête pas à remplacer encore  les Chinois de défendre l’intégrité du territoire face aux incursions étrangères venant du Champa et de  Nanzhao (Nam Chiếu) (Yunnan), avoir la capacité à présider aux destinées du pays malgré la solidarité trouvée dans cette élite sino-vietnamienne et répondre à l’attente des  autres groupes sociaux de Jiaozhi exclus pour cette aventure.  Il faut attendre trois siècles encore avant que cette aventure devienne réalité avec le fameux général Ngô Quyền, fils d’un magistrat, gendre de l’un des puissants généraux de cette époque Dương Diên Nghệ.  Issu de la  région du mont Tản Viên, Ngô Quyền réussit à  écraser l’armée des Han méridionaux (Nam Hán) à  l’automne 938 dans le détroit du fleuve Bạch Đằng.

Version vietnamienne

Kể từ sau khi  hai bà Trưng bị đánh bại bởi tướng Mã Viện của nhà Đông Hán thì ​​Trung Hoa kiểm soát được các vùng lãnh thổ của người  dân Việt cho đến tận  biên giới của nước Lâm Ấp  ở miền trung Việt Nam ngày nay. Được sắp xếp theo mô hình của người Hán, việc quản lý các lãnh thổ này được kiểm soát bởi các quan lại cao cấp người Hoa và những người định cư đến từ Trung Quốc trong khi ở cấp làng hay xã thì tầng lớp ưu tú  ở địa phương có được quyền tham gia trong hệ thống Trung Quốc để hình thành một tầng lớp xã hội mới. Tầng lớp nầy được  đào tạo bài bản theo  thể thức của người Hoa và có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với các quan lại người Hoa khiến làm họ cũng được thấm nhuần  đôi khi văn hóa bản địa. Đây là trường hợp của Sĩ Nhiếp (187-226). Ông là con trai của một thái thú người Hoa ở  quận Nhật Nam dưới thời Hán Hoàn Đế. Ông làm thái thú ở Giao Chỉ được bốn mươi năm và ông vẫn được tôn vinh trong nhiều ngôi chùa ở Việt Nam. Ngược lại, cũng có những trường hợp được biết  đến từ giới ưu tú địa phương. Đó là trường hợp của Lý Tiến, một người được bổ nhiệm làm thái thú ở Giao Chỉ dưới thời Hán Linh Đế (168-189 sau Công nguyên) (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, ấn bản năm 1920, tr32 ) hoặc là trường hợp của Lý Bôn với chức vụ thanh tra quân đội phục vụ cho nước Lương ở thời kỳ mà thái thú Giao Chỉ là Tiêu Tư vào năm 541.

Là hệ tư tưởng chính thống của  giới công chức, Nho giáo, dựa trên kỹ năng văn học và hành chính chớ không dựa ở nơi xuất phát thân phận hay nguồn gốc dân tộc nên mới có thể củng cố vị trí của tầng lớp ưu tú địa phương lúc bấy giờ và thúc đẩy họ được  có  những vị trí quan trọng nên khiến sau năm trăm năm trưởng thành, không còn thấy sự phân biệt rõ ràng rõ ràng cộng đồng hay sắc tộc nào ở trong hành chánh. Lợi dụng sự buông lỏng kiểm soát của Trung Quốc do tình hình loạn lạc làm lũng đoạn cả đế chế  trong thời kỳ Nam Bắc triều, tầng lớp ưu tú người Hoa-Việt  mới này không trì hoãn cuộc khởi nghĩa cùng Lý Bôn.

Là hậu duệ của thế hệ thứ bảy hoặc mười bảy của những người di cư đến từ Trung Quốc (tùy theo văn bản của Trung Quốc hoặc Việt Nam) sau những biến loạn ở thời kỳ cuối nhà Hán, Lý Bôn có lẽ là người gốc ở Thái Nguyên và cảm thấy là người Việt  đơn thuần trong huyết quản. Trong biên niên sử của Trung Quốc, Lý Bôn vẫn được xem  coi là một  người dân Việt Nam. Thất vọng hay nổi dậy không rõ vì lý do nào khiến  ông từ bỏ chức vụ thanh tra ở trong quân đội và trở về Thái Bình. Theo nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, Lý Bôn có trình độ học thức thâm uyên, có những đặc tính cá biệt  khiến ông có được tín nhiệm  ở các nhà lãnh tụ địa phương hay những người có tài năng ở trong nước như Trịệu Túc và con trai Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Tịnh Thiều, Tam Cô. , Lý Công Tuấn, vân vân  … Lợi dụng sự tàn ác và  cách hành sự của thái thú Tiêu tư, Lý Bôn tập hợp những người ủng hộ ông ta và bắt đầu cuộc nổi dậy, dẫn đến việc Tiêu Tư phải bỏ trốn sang Cửu Chân và chiếm được thủ phủ Long Biên của Giao Chỉ.  Lý Bôn đã thành công trong việc ngăn chặn được cuộc phản công của nhà Lương do  hai tướng Tseu HiongSouen Kiong chỉ huy nhưng sau đó lại có một cuộc tấn công của vương quốc Lâm Ấp ở biên giới tỉnh Cửu Đức (Hà Tĩnh). Chính tướng quân Phạm Tu đã đánh bại  được vua của  Lâm Ấp và giúp Lý Bôn dựng lên một vương quốc độc lập ở  phương Nam và lập ra vương triều của nhà  Tiền Lý. Điều này chỉ được kéo dài suốt sáu mươi năm. Đối mặt với những cuộc chiến  thất bại liên tục của nhà Lương  với vương quốc mới nầy ở phía nam này, nhà Lương buộc lòng  phải dùng các biện pháp  mạnh mẽ bằng cách gửi đến Giao Chỉ lần này một đoàn quân  hùng hậu  gồm cả người lẫn vũ khí cùng với một vị tướng lừng danh TrầnBá Tiên (hay Tchen Pa Sien) như Mã Viện ở thời  hai bà Trưng. Lý Nam Đế  phãi chịu  thất bại liên tiếp, buộc lòng phải  rút ​​quân ẩn náo ngày càng xa vào vùng thượng du Khuất Liệu nhằm  cố xây dựng lại lực lượng lại để tiếp tục cuộc đấu tranh.

Theo nhà nghiên cứu người Pháp Maurice Durand, Lý Nam Đế không còn tiếp tục kháng cự mà ông giao binh quyền lại cho tả tướng quân Triệu Quang Phục, người ở Châu Diên (Vĩnh Yên). Ông nầy buộc lòng rút quân về Dạ Trạch khi thấy thế địch còn mạnh quá. Ông được gọi thời bấy giờ với cái tên Dạ trạch vương vì Dạ trạch là chổ đồng lầy. Tháng tư năm 548 SCN, Lý Nam Đế bị bệnh qua đời ở động Khuất Liêu. Một năm sau đó, Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch được tin ấy bèn xưng là Việt vương và thành công chiếm lại Long Biên. Ông chỉ làm vua cho đến năm 571 vì ông bị Lý Phật Tử, một người họ hàng của Lý Nam đế đánh bại ông và làm ông phải tự tận ở sông Đại Nha tỉnh Nam Định. Lý Phật Tử lấy được thành Long Biên lại  và xưng vua ở Nam Việt.

Trong khi đó, sau bốn thế kỷ phân chia, một tướng tàu tên là Yang Jian (Dương Kiên) của nước Bắc Chu đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc vào năm 581, thành lập triều đại nhà Tùy và lấy Trường An làm thủ đô. Ông nghĩ đến việc lấy lại Giao Chỉ từ vua Lý Phật Tử. Đối mặt với đội quân hùng hậu gồm 27 vạn người do tướng  nhà Tùy Lưu Phương chỉ huy, Lý Phật Tử đành chấp nhận đầu hàng. Ông bị bắt làm tù nhân và chết trên đường đi. Đây là sự khởi đầu của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ ba và kết thúc triều đại của nhà Tiền Lý.

Theo nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Papin, thời kỳ của nhà Tiền Lý không có điểm nào giống với các cuộc khởi nghĩa trước đó  cả mà nó nhắm “thành lập ra một vương quốc” bắt đầu từ lôgic của sự hợp nhất của  tầng lớp Hán-Việt và cố gắng lưu lại sự ra đời một văn bản chính trị chớ không phải chỉ  văn hóa không cho việc xây dựng chùa « khai quốc« . Nỗ lực giải phóng đầu tiên này đã thất bại vì triều đại này vẫn chưa sẵn sàng thay thế người Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm lược của  các nước từ bên ngoài đến như Lâm ẤpNam Chiếu (Vân Nam),  chưa có khả năng chủ trì vận mệnh đất nước mặc dầu có sự đoàn kết được tìm thấy ở tầng lớp ưu tú Hoa-Việt này và chưa  đáp ứng kỳ vọng của các nhóm xã hội khác ở Giao Chỉ mà bị loại trừ với cuộc khởi nghĩa này. Còn phải chờ ba thế kỷ sau nửa  để cuộc phiêu lưu này nó mới thành hiện thực với danh tướng Ngô Quyền, con trai của quan tư đồ và con rể của một trong những vị tướng hùng mạnh thời bấy giờ là Dương Diên Nghệ. Ngô Quyền sinh ra ở vùng núi Tản Viên  và  thành công tiêu diệt  được quân Nam Hán  vào mùa thu năm 938 tại eo biển sông Bạch Đằng. (Vịnh Hạ Long)

Bibliographie

Papin Philippe. Géographie et politique dans le Viêt-Nam ancien. In: Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 87
N°2, 2000. pp. 609-628
Durand Maurice. La dynastie des Lý antérieurs d’après le Viêt điên u linh tâp. In: Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 44 N°2, 1951. pp. 437-452
Trần Trọng Kim: Việt nam sử lược ( Histoire du Vietnam). Hanoi 1928

Văn hóa Lạc Việt

Văn hóa Việt có phải là bản sao của văn hóa Tàu không?
La civilisation vietnamienne est-elle une copie de la civilisation chinoise?

 Version française

Từ lâu, dựa trên sử tàu, các nhà học giả  Việtnam  như Trần Trọng Kim trong « Việt Nam sử lược » hay Đào Duy Anh trong « Việt Nam văn hóa sử cương » còn cho rằng người Việt cổ  có nguồn gốc từ Trung Quốc hay Tây Tạng. Bởi vậy dưới thời Bắc thuộc phải cần các quan thái thú Tàu Tích Quan (Si Kouang)Nhâm Diên (Ren Yan) dạy người Việt cổ mới biết trồng lúa và cách ăn mặc (Hậu Hán thư). Đây là một lỗi  lầm dễ hiểu thôi vì các nhà học giả Việt nầy phải dựa trên sử tàu để tìm lại nguồn gốc chớ không thể tin ở truyền thuyết được nhất là không thể tưởng được nước ta có thể giáp ranh tới Động Đinh hồ chẳng hạn. Không những vậy mà luôn cả người Tây Phương khi đến Đông Nam Á cũng có cái nhìn thiển cần vì chỉ thấy ở nơi nầy (Viêtnam, Lào và Cao Miên)  có hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Bởi vậy họ mới gọi Đông Dương với cái tên Indochine (Ấn-Trung Hoa). Những khám phá gần đây của các nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ như  các ông Wilhelm G. Solheim II,  Carl Sauer, Chester Gorman (1965), Donn Bayard, Stephen Oppenheimer dẩn chứng rằng vùng Đông Nam Á là nơi phát sinh nông nghiệp rất sớm.  Những người dân ở nơi nầy vào khoảng 9000 đến 10000 năm trước Công Nguyên là  những người  canh nông chuyên nghiệp chớ không phải là họ chỉ sống bằng săn bắn ban sơ như các giới khảo cổ học Tây Phương thường mô tả. Vảo khoảng 8000 năm có xảy ra một trận đại hồng thủy và trận lụt vĩ đại khiến những người nông dân nầy phải di tản đi các nơi khác để mưu sinh. Theo S. Oppenheimer dấu vết của họ còn để lại trên các quần đảo Mélanesie, Polynésie và Micronesie. Họ nói tiếng thuộc về ngôn ngữ Nam Đảo (Austronésien) và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Điều nầy nó phù hợp với các dữ kiện di truyền phân tích của   của nhóm người Mỹ do Giáo sư J.Y. Chu của đại học Texas dẫn đầu được công bố vào tháng 7 năm 1998 trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ với tựa đề « Mối quan hệ di truyền của dân số ở Trung Quốc »: người Trung Quốc ngày nay nhất ở phiá nam Trung Quốc (người Hoa Nam) có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á. Như vậy người Bách Việt nhất là người Lạc Việt không phải là người Trung Quốc và biết canh nông rất sớm. Một cây rìu  được tìm thấy có niên đại 7000  năm trước CN ở  Động Linh Hồn, Thái Lan  (Spirit Cave, Thailand) bởi ông Chester Gorman vào năm 1965 trong lúc đó chiếc rìu mà người ta cho là Trung Quốc mang sang qua Đông Nam Á chỉ có 3000 năm trước CN. Văn hoá Hà Mỗ Đồ (Hemudu) (5000 TCN- 4500 TCN)  khám phá ở Giang Nam và được xem coi là  nền văn hóa đầu tiên canh tác lúa ở Trung Quốc cũng là văn hóa của dân Bách Việt vì Giang Nam thời Chiến Quốc thuộc về nước Ngô Việt của Cẫu Tiễn (Goujian)(496–465 TCN).

 

Nói đúng hơn,  văn hóa Hoà Bình (12000 TCN-10000 TCN)  mà bà Madeleine Colani đã khám phá được ở Việtnam và  khởi nguồn cho nền văn minh của người Việt, được lan truyền sau đó và ảnh hưởng lên đến phương bắc. Cư dân ở đây được gọi là Miêu tộc (Việt tộc về sau nầy). Họ  rất gỉỏi về canh nông. Bởi vậy họ được người Hoa dùng chữ tượng hình  Điền    trên đầu thêm chữ tượng hình « Thảo »  thành ra chữ  Miêu   chỉ họ là những  người gỉỏi về làm ruộng. Họ ra đi từ dãy núi Thiên Sơn  ở cao nguyên Hi Mã Lạp Sơn (Tây Tạng) nhiều chục ngàn năm theo các dòng nước chảy về hướng Đông và Đông Nam xuống định cư  ở Đông Nam Á rồi sau đó lên các vùng  ở phiá nam của Trung Hoa (hay vùng châu thổ ở phiá nam của sông Dương Tử ). Họ còn được gọi là Viêm tộc (bộ tộc sống ở xứ nóng) dưới thời nhà Châu hay Bách Việt về sau nầy.  Như vậy văn hóa Hoà Bình là văn minh lúa nước của người Việt. Rồi nó thuận lợi cho sự ra đời các văn minh  Hà Mỗ Đồ (Hemudu) (5500 TCN) ở miền nam xứ Tàu, văn minh Đồng Sơn vân vân … Còn người  Hoa tộc thì cũng xuất phát từ  Thiên Sơn nam lộ như Miêu tộc  mà họ là người du mục, sống nghề săn bắt thú,  chăn nuôi và sống ở Tân Cương.   Khi nơi nầy biến thành sa mạc (5000 TCN) thì  họ mới theo sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung Hoa nơi  mà có  người Miêu tộc cư trú. Họ được gọi là  bộ tộc « Yi« .  Bởi vậy chữ tượng hình Yi được có nguồn gốc từ hình chữ  người  có mang một cây cung   Họ được nổi bật trong việc cởi ngựa bắn cung và họ rất thiện chiến.   Bởi vậy họ dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với người Miêu tộc do Xi Vưu (Chiyou) cầm đầu tại Trác Lộc (Zhuolu)  năm 2704 TCN. 

Văn minh của họ  khởi đầu từ thời đồ đá mới  ở  thủ đô nhà Thương An Dương (Hà Nam) (Anyang, Henan) và ở Yangshao (Shaanxi, Thiểm Tây) mà thường gọi là văn hoá Ngưỡng Thiều  được nhà khảo cổ học Thụy Điển Johann Andersson phát hiện vào năm 1921.  Văn hoá nầy nó có niên đai khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN,  thịnh vượng  ở vùng đồng bằng  trung nguyên mà được sông Hoàng Hà  tưới và uốn nắn từ bao thế kỷ. Họ sống trồng kê, lúa mì và luá mạch.Theo sử gia pháp René Grousset thì lúa không ở  miền bắc xứ Trung Hoa.(trang 8) trong quyển sách tựa đề là « Lịch sử Trung Hoa ». Điều nầy nó phù hợp với sự lan truyền và ảnh hưởng về phương  bắc của nền văn hóa Hoà Bình (12000TCN-10000 TCN). Người Tàu ở phía nam của Trung Hoa  thường gọi là người Hoa Nam. Chính là người Bách Việt bị người Tàu đồng hoá bởi vì trong máu người Hoa Nam có gen của người Miêu tộc hay Bách Việt (như Mân Việt, Ngô Việt, U Việt, Sơn Việt, Nam việt vận vân…). Bới thế họ thường tự hào văn hóa họ rất phong phú và đa dạng. Âm Dương ngũ hành, kinh dịch, trà, mái cong, giấy,  rồng, đũa  luôn cả trống đồng điều thuộc về họ vì tất cả đều nằm ở trong điạ phận của dân Bách Việt tức là vùng đất phía nam (Lĩnh Nam) của Trung Quốc hiện nay ngọai trừ Việt Nam. Chớ một thưở nào, họ xem người dân Bách Việt là người man di man rợ.

Đây là một trong những điểm nổi bật của văn hóa Trung Hoa: Nó biết cách chấp nhận và tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bao giờ có thể bị chao đảo hay có sự thay đổi văn hóa. Đây là những gì nhà triết học Trung Quốc nổi tiếng của thế kỷ 20 Liang Shuming đã viết trong phần giới thiệu tác phẩm của mình mang tựa đề là « Những ý tưởng chính về văn hóa Trung Hoa » (do nhà xuất bản Michel Masson dịch).  Điều này được gắn liền với sự nhận xét sau đây của nhà dân tộc học và Hán học người Pháp Brigitte Baptandier trong bài giảng của một ngày nghiên cứu APRAS về  các dân tộc học trong khu vực, ở Paris vào năm 1993: Văn hóa Trung Quốc do đó đã hình thành qua nhiều thế kỷ như một bức tranh khảm của nhiều nền văn hóa. Cần có một dòng máu man rợ truyền chậm cho Trung Quốc bằng cách làm cho nó thích hợp  lại với công thức đẹp của nhà sử học F. Braudel dành cho nước Pháp với những người man rợ.

 Người Hán cũng đưa vào văn học của họ một huyền thoại về sự sáng tạo thế giới được thu thập từ tổ tiên của người Yao, chuyện thần thoại về ông Bàn Cổ. Từ thời Tần-Hán, có một cơ quan hoàng gia thường gọi là  « fangshi » gồm có các học giả địa phương được xem như là những pháp sư chuyên về các nghi lễ liên quan đến các ngôi sao ở trên trời  và lo các doanh thu của triều đình.

Vai trò của họ là thu thập ở trong địa phận của mình, tất các cách thức nghi lễ, các tín ngưỡng, các thuốc địa phương, các hệ thống tiêu biểu, vũ trụ học, các  chuyện thần thoại và truyền thuyết cũng như các sản phẩm địa phương và  đề trình lên  cho triều đình để có thể  chọn lọc giữ lại hay không và kết hợp lại sau đó dưới dạng các quy định nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế trong một  quốc gia rất đa dạng về mặt dân tộc học và mang lại cho hoàng đế  những phương tiện để thực hiện  chức vụ thiêng liêng mà Trời ủy thác. Mọi thứ  nầy phải được thu thập và bổ sung vào việc phục vụ con của Trời nhầm để thiết lập tính cách hợp pháp  ở các lãnh thổ được chinh phục gần đây của các dân man rợ. Bởi vậy trong lịch sử Trung Hoa có nhiều chuyện hoang đường khó tin nổi lấy râu thằng A cắm qua thằng B nhất là thời tam hoàng ngủ đế. Tất cả điều này một phần lớn là do sự vay mượn các truyền thống, phong tục và các nhân vật thần thoại hoặc động vật từ các dân tộc mà họ đã thành công trong việc hán hóa.

Các  thần Trung Quốc như Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông được vay mượn từ các dân cư  ở phía nam. Đây là trường hợp của học giả Trung Quốc vĩ đại Ruey Yih-Fu. Ông đã nhìn thấy ở Phục Hi và Nữ Oa một nét văn hóa cụ thể của Nan Man (Rợ phương Nam) hay là dịch giả của Hoài Nam Tử, ông Charles Le Blanc  thì  Phục Hi Nữ Oa là một truyền thống của nước Sỡ (thời Chiến Quốc). Người ta thường quên rằng từ thời Tần Hán về sau, văn hóa nông nghiệp trồng lúa của người dân Bách Việt bị hoà nhập vào văn hóa Trung Hoa khiến không còn thấy sự khác biệt nhiều nửa. Trung Hoa chỉ thành công một phần lớn trong việc hán hoá các bộ tộc của Bách Việt chỉ trừ dân Lạc Việt.  Họ thoát khỏi  được sự thống trị của Trung Hoa sau một ngàn năm đô hộ. Người Hoa lấy được tất cả  những gì mà người Lạc Việt có nhưng không hán hoá được vì người Lạc Việt vẫn giữ nếp sống cá biệt của một nền văn minh lúa nước cốt yếu dựa trên nền tảng làng xã tự trị khiến hạn chế  được sự thống trị của kẻ xâm lăng với các tập tục (Phép vua còn thua lệ làng). Bởi vậy họ chỉ cần hai yếu tố vỏn vẹn Đất và Nước  để ám chỉ  đất nước  và nền  văn minh của họ. Chỉ cần có đất và nước thì có thể thuần hóa được cây lúa hoang thành cây lúa trồng trong nước và giúp họ bám đất giữ nước mà tổ tiên của họ đã thành công  thể hiện nhiều lần trước hiểm họa phương Bắc từ bao nhiêu thế kỷ.

Version française

Lac_viet

Depuis longtemps, en se basant sur les annales chinoises, les érudits vietnamiens célèbres  comme Trần Trọng Kim dans son ouvrage « L’histoire du Vietnam » ou Đào Duy Anh dans « L’esquisse d’histoire de la civilisation vietnamienne» ont reconnu que les Proto-vietnamiens ont leur origine en Chine ou au Tibet. C’est pourquoi au temps de la domination chinoise  les gouverneurs chinois Si Kouang et Ren Yan devaient  leur apprendre à savoir cultiver le riz et la manière de vivre et de s’habiller (Livre des Han postérieurs).  C’est une erreur  compréhensible car ils ont besoin de s’appuyer sur des annales chinoises pour retrouver la source des informations fiables au lieu de croire aux légendes vietnamiennes relatant des choses invraisemblables, l’ancien territoire du Vietnam étant délimité par le lac Dongting  du royaume de Chu à l’époque des Royaumes combattants par exemple. Même les Européens durant leur séjour au 19 ème siècle en Asie du Sud-Est avaient aussi une vision assez  courte car  ils ne découvrirent que  deux civilisations majeures et  brillantes : l’Inde et la Chine. C’est pourquoi ils ont appelé l’Indochine pour rappeler l’influence notable de ces deux civilisations dans cette région  comprenant le Vietnam, le Cambodge et le Laos. Les récentes découvertes des archéologues célèbres américains tels que  Wilhelm G. Solheim II, Carl Sauer, Chester Gorman (1965), Donn Bayard, Stephen Oppenheimer apportent des preuves confirmant que la naissance de l’agriculture avait lieu très tôt en Asie du Sud-Est. Entre 9000 et 10000 ans avant J.C., ses habitants étaient des agriculteurs expérimentés. Ils ne vivaient pas seulement de la chasse  comme  les archéologues européens avaient l’habitude de le décrire. Vers 8000 ans avant J.C., il y a eu un grand cataclysme et un déluge qui ont forcé ces agriculteurs à s’enfuir vers d’autres régions sûres  pour se protéger et gagner leur vie. Selon S. Oppenheimer, leurs traces ont été retrouvées  sur les îles Mélanésie, Polynésie et Micronésie. Ils parlaient la langue appartenant à la famille des langues austronésiennes  et ils étaient originaires de l’Asie du Sud Est. Cela  est  entièrement cohérent avec les données génétiques analysées par l’équipe américaine dirigée par le professeur J.Y. Chu  de l’Université du Texas et publiées en juillet 1998 dans la revue de l’académie américaine des sciences sous le titre « Genetic Relations of Population in China »: les Chinois d’aujourd’hui, en particulier ceux de la Chine du Sud (Hoa Nam) ont des ancêtres en Asie du Sud Est. On peut dire ainsi que les Bai Yue, en particulier les Luo Yue (les Proto-vietnamiens) n’étaient pas des Chinois et ils connaissaient très tôt l’agriculture. Une hache datant de 7000 ans avant J.C. fut retrouvée par Chester Gorman en 1965 à la grotte de l’esprit en Thaïlande tandis que la hache  attribuée à la Chine  et ramenée en Asie du Sud Est ne data que de 3000 ans avant J.C. La culture de Hemudu  découverte  en 1973 (5000 TCN- 4500 avant J.C.) et considérée  comme la première culture du riz domestique  très ancienne en Chine est aussi la culture des Bai Yue car  la province Jiangnan appartint à l’époque des Royaumes combattants au roi célèbre des Wu-Yue  Goujian (496–465 avant J.C.).

À  vrai dire,  la culture Hoa Binh (12000 BC-10000 BC) que Madeleine Colani a découverte au Vietnam et qui a été à l’origine de la civilisation vietnamienne  s’est répandue plus tard et a apporté l’influence notable dans le  nord. Les gens vivant à Hoà Bình  sont appelés à cette époque les Proto-Miao (ils deviendront plus tard ls Proto-Vietnamiens). Ils excellaient en agriculture. C’est pour cela que les Proto-Chinois  se servaient du pictogramme Rizière au  dessous duquel figure le pictogramme Végétation pour  former  le mot Miao désignant les gens sachant faire l’agriculture. Ils furent partis de la chaîne montagneuse de l’Himalaya, Tiānshān (Thiên Sơn) il y a plusieurs milliers d’années, suivirent les cours d’eau dans la direction Est et Sud Est et s’installèrent en Asie du Sud Est avant de parcourir les régions situées dans le sud de la Chine (ou  le sud du delta du fleuve Yang-Tsé). Ils furent appelés aussi les gens vivant dans le pays chaud (ou Viêm tộc) à l’époque de la dynastie des Chu (nhà Châu) ou les Bai Yue plus tard. On peut dire que la culture de Hoà Bình était la culture du riz inondé des Vietnamiens. Elle favorisait  aussi  la naissance de la culture de Hemudu (5500 TCN) , la culture de Đồng Sơn (500 ans avant J.C.) etc.

Quant aux Proto-Chinois, ils étaient originaires aussi de  Tiānshān (Thiên Sơn) mais ils faisaient partie des tribus  nomades vivant de la chasse et de l’élevage du bétail dans la région Xinjiang. Quand celle-ci devenait désertique (5000 avant J.C.), les Proto-Chinois furent obligés de suivre le long du fleuve Jaune et s’avancèrent dans le nord de La Chine  où se trouvaient les Proto-Miao.  Ils furent appelés à cette époque les Yi.  Ce pictogramme Yi   est l’association de deux pictogrammes Homme  et Arc pour désigner un homme sachant tirer à l’arc. Les Proto-Chinois étaient des excellents guerriers. C’est pourquoi il y a une confrontation ayant eu lieu entre eux et les Proto-Miao dirigés par Chiyou à Zhuolu en 2704 avant J.C. Ils en sortirent victorieux avec la mort de ce dernier. 

Pour les Chinois, les premières traces de leur civilisation  remontent à la période néolithique  dans la capitale des Shang,  Anyang (Henan) et à Yangshao (Shaanxi) avec plusieurs sites. C’est l’archéologue suédois Johann Andersson qui a découvert le premier site en 1921. Cette culture  remontant entre  5000  environ et 3000 ans  avant J.C., a prospéré dans les plaines des hauts plateaux du centre irriguées et modelées par le fleuve Jaune pendant des siècles. Ils cultivaient le millet, le blé et l’orge. Selon l’historien français René Grousset, le riz est étranger au nord de la Chine (page 8) dans son ouvrage intitulé « Histoire de la Chine« . Ce fait est en concordance avec la propagation et l’influence exercée par la culture de Hoà Binh (12000TCN-10000 TCN) dans le nord. Les Chinois vivant dans le sud de la Chine sont des Bai yue que les Chinois ont réussi à siniser car on trouve dans leur sang le gène des Proto-Miao ou des Bai Yue (comme les Man Yue, les U Yue, les Shan Yue, les Wu Yue etc…). C’est pourquoi les Chinois sont fiers de la richesse et la diversité de leur culture. Le Yin et Yang et les 5 éléments, le Yi King, le thé, le toit incurvé des maisons, le papier, le dragon, les baguettes y compris les tambours de bronze, tout leur appartient désormais car il se trouve dans le territoire des Bai Yue càd dans le sud des 5 Passes (Lĩnh Nam) de la Chine excepté le Vietnam. Pourtant à une certaine époque, les Bai Yue étaient encore des Nan Man ou des barbares méridionaux. C’est l’un des traits caractéristiques de la culture chinoise : Elle sait accepter et absorber les cultures étrangères sans qu’on puisse jamais parler de vacillation ou de modifications culturelles. C’est ce qu’a écrit le célèbre philosophe chinois du XXème siècle Liang Shuming dans l’introduction de son ouvrage intitulé « les idées maîtresses de la culture chinoise » (traduction de Michel Masson). Cela rejoint la remarque suivante qu’a soulignée l’ethnologue et sinologue française Brigitte Baptandier dans son texte de conférence lors d’une journée d’étude de l’APRAS sur les ethnologies régionales à Paris en 1993: La culture chinoise s’est donc formée au cours des siècles comme une sorte de mosaïque de cultures. II faut une lente perfusion de sang barbare à la Chine  en réadaptant la belle formule de l’historien F. Braudel pour la France avec les barbares. Les Chinois introduisent dans leur littérature un mythe de création Pangu recueilli chez les ancêtres de Yao. (Baptandier).

Il existe à partir de l’époque des Qin-Han, une institution impériale, les fangshi qui étaient des lettrés locaux considérés comme des magiciens spécialisés dans les rites aux étoiles et dans les recettes du gouvernement. Leur rôle consistait à recueillir chacun dans son territoire propre, les procédés rituels, les croyances, les médecines locales, les systèmes de représentations, les cosmologies, les mythes, les légendes au même titre que les produits locaux et à les soumettre à l’autorité politique afin que celle-ci pût les retenir ou non et les incorporer sous forme de règlements dans le but d’augmenter la puissance impériale dans une nation ethnologiquement très diversifiée et de donner à l’empereur les moyens de sa vocation divine. Tout devait être collecté et ajouté au service du fils du Ciel dans le but d’asseoir sa légitimité sur des territoires récemment conquis aux barbares. C’est pourquoi dans l’histoire de la Chine il y a une incohérence difficile à comprendre car les Chinois ont l’habitude de prendre la tenue de Monsieur A pour habiller Monsieur B à l’époque des Cinq empereurs et Trois Augustes.  Tout cela est dû en grande partie à l’emprunt des traditions, des us et des personnages ou animaux mythiques chez les peuples qu’ils ont réussi à siniser.

Les démiurges chinois tels que Fuxi, Nuwa, Pangu, Shennong  ont été empruntés aux populations méridionales.  C’est le cas du grand érudit chinois Ruey Yih-Fu qui voit en Fuxi et Nuwa un trait culturel spécifique des Nan Man (Barbares du Sud) ou celui de Charles Le Blanc, le traducteur de Huainanzi (Hoài Nam Tử). Pour ce dernier, le cycle de Fuxi-Nuwa est une tradition du royaume de Chu. On a l’habitude d’oublier qu’à partir de l’époque de Qin-Han, la culture agricole des Bai Yue était intégrée dans la culture chinoise si bien qu’on ne distingue plus la différence entre ces deux cultures. La Chine réussit à siniser en grande partie  la plupart des Bai Yue sauf les Luo Yue. Ceux-ci réussissent à sortir du joug des gens du Nord après une longue domination  durant presque 1000 ans. Les Chinois accaparent tout ce qui appartient aux Vietnamiens mais ils échouent à les siniser car les Vietnamiens continuent à garder le mode de vie caractéristique  de la culture du riz inondé basé  essentiellement  sur l’autonomie des villages rendant ainsi inefficace la pénétration des agresseurs étrangers  avec leurs traditions et us. (l’autorité du roi cédant aux coutumes locales du village). C’est pourquoi   ils ont besoin seulement de deux éléments essentiels « Terre » et « Eau » pour faire allusion à leur pays et à leur civilisation. « Terre » et « Eau » leur permettent de domestiquer le riz sauvage  et les aident à s’attacher profondément à leur sol  pour  protéger l’eau (ou  pays  en vietnamien), c’est ce que leurs ancêtres ont réussi à manifester maintes fois  face au péril des gens du Nord depuis des siècles.

Paris 9/11/2020

La rue du train (Phố đường tàu Hà nội)

Phố đường tàu ở Hànội
La rue du train (Hànội)

Phố nầy chỉ những năm gần đây là điểm mà giới trẻ Hànội cùng du khách chọn làm nơi để lưu niệm các ảnh đám cưới hay tìm một lối « sống ảo » với những khoảnh khắc hồi hộp lúc mà chuyến tàu vụt ngang qua sát bên họ như ở Đài Bắc với phổ cổ Thập Phần. Không biết từ lúc nào dưới thời kỳ Pháp thuộc xóm phố đường tàu nầy được dựng bên hành lang đường sắt. Dạo đầu chỉ dân nghèo không ở nơi khác mới cư ngụ ở xóm nầy cùng với dân tứ xứ. Bởi vậy rất có nhiều thế hệ lớn lên ở nơi nầy từ cha đến con hay cháu. Nay nó trở thành « danh lam thắng cảnh » giữa lòng Hànôi. Xóm nầy rất nhỏ, chỉ chừng 5 hay 600 thước cây số bề dài từ ga Long Biên đến phố Lê Duẫn mà dạo trước mình có đến đây không có tấp nập đông người như bây giờ nhất là buổi tối. Các nhà ở nơi nầy trở thành phần đông các quán café, đèn đuốc sáng ngời về đêm với số lượng du khách ngoại quốc không ít vì lúc đó có các chuyến tàu đêm hai chiều (có chuyến đi Sapa) hay sáng sớm (từ Sapa về). Chớ ban ngày xóm nầy hơi vắng vẽ. Họ đến đây để thỏa chí sự tò mò và tìm cảm giác lạ chớ họ dư biết hành lang đường sắt rất siêu hẹp, mỗi bên hông chỉ cách xe lửa có 0,4m khiến lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện không may. Gần đây phố đường tàu bị cấm buôn bán nhưng nghe nói gần đây được buôn bán lại, không biết có đúng hay không ? Giữa thời điểm dịch COVID-19 hoành hành, cùng sự buông lỏng của lực lượng chức năng, du khách nước ngoài lại thoải mái kéo vào « checkin » phố đường tàu Phùng Hưng.