Con rồng cháu tiên (Version vietnamienne)

Version française

Con Rồng cháu Tiên

Thưở xưa, Việt Nam là  vùng đất  nửa hoang vu, nửa trồng trọt, tràn ngập thú dữ sống chung với con người trong các hang sâu trong rừng. Có một chàng trai tên là Lạc Long Quân thông minh và có khả năng phi thường. Chàng nầy có trong huyết quản một dòng máu được hòa lẫn cùng dòng máu của những con Rồng của nước Bách Việt (Bai Yue). Trong lúc đi lang thang qua những ngọn đồi và thung lũng, chàng ta mới đặt chân đến vùng bờ biển đông nam của xứ Lạc Việt. Nhìn thấy dân chúng ở đây  bị tàn sát  bởi một con quái vật biển (ngư tinh), anh ta chộp lấy một cây lao được nung nóng bỏng trong lửa và ném vào miệng của con quái vật nầy và nhờ vậy anh ta mới giết được nó. Anh ta mới chặt con ngư tinh nầy thành ba khúc rồi ném ở ba nơi khác nhau: khúc đầu ở  hòn núi Cầu Đầu Sơn, khúc mình  thì ở núi Cầu Đầu Thủy và khúc đuôi là ở đảo  Bạch Long Vỹ.

Người dân Lạc Việt  được sống lại trong hòa bình. Người anh hùng mới tìm đến vùng Long Biên, nơi mà cư dân khiếp sợ vì một con cáo hóa thành hồ tinh. Con nầy thường biến thành một chàng thanh niên để vào các ngôi làng và bắt cóc các phụ nữ và các em gái. Lạc Long Quân phải chiến đấu trong ba ngày ba đêm trước khi mới giết chết được con quái vật và vào hang động sau đó để giải thoát những người sống sót. Đến đất Phong Châu, chàng ta phải đối mặt với con mộc tinh xuất thân từ cây cổ thụ rất dữ tợn  khiến chàng phải nhờ đến vua cha là Kinh Dương Vương để xua đuổi nó về phương Nam. Sau khi đem lại hòa bình cho ba vùng này, chàng ta cảm động trước những con người bất hạnh và bình dị nầy. Chàng ta quyết định ở lại để bảo vệ họ và dạy họ trồng lúa, nấu cơm, chặt cây làm nhà che mưa gió và tránh thú dữ. Người dân tôn kính nể chàng và coi chàng như là thủ lĩnh của họ. Chàng còn  dạy cho họ có những đức tính mà cha mẹ và vợ chồng con cái cần phải có ở trong gia đình. Vì vậy, chàng được người dân ở đây xem như là cha của họ và là người tạo ra cho họ sự sống. Trước khi gặp lại mẹ ở thủy cung, chàng dặn dân chúng rằng trong trường hợp có hoạn nạn, hãy lớn tiếng gọi chàng: Bố ơi thì  bố sẽ quay lại ngay lập tức. Một thời gian sau, chúa tể vùng núi phương Bắc là Ðế Lai cầm đầu một đạo quân xâm lược nước Lạc Việt. Ông mang theo một người con gái xinh xắn tên là Âu Cơ  và áp bức buộc dân  chúng ở nơi nầy phải cung cấp thịt và gạo cho đạo quân của ông.

Trong cơn túng quẫn, người dân kêu gọi: Bố ơi, hãy trở lại và cứu chúng con. Lạc Long Quân quay trở lại liền nhưng không tìm thấy Ðế Lai. Chỉ có Âu Cơ ở đó,  đang đi dạo cùng  đám thị tỳ. Lóa mắt trước sắc đẹp của nàng, chàng rước Âu Cơ về cung điện của mình. Âu Cơ bị chàng quyến rũ và đồng ý sống chung với chàng. Ðế Lai tức giận trở về, đem quân vây thành.

Nhưng Lạc Long Quân chỉ huy bầy thú dữ đã đẩy lùi được ông. Không thể chống lại một người con rể quyền lực như vậy, Ðế Lai  đành thu quân ra khỏi đất Lạc Việt, để lại con gái ở nơi đất khách quê người. Sau một thời gian, Âu Cơ sinh ra một cái túi lớn, từ đó đẻ ra một bọc trăm trứng, sinh ra một trăm người con trai khỏe mạnh như cha chúng. Đến ngày biệt ly để trở về với mẹ, Lạc Long Quân nói với vợ Âu Cơ rằng: “Nàng là giống tiên. Ta thì đến từ loại rồng. Chúng ta không thể ở bên nhau trọn đời. Nàng cần phải sống nơi có độ cao. Ta thì cần phải sống ở nơi có bờ biển. Vì vậy, nàng hãy ở lại đây với năm mươi đứa trẻ. Ta sẽ đưa năm mươi đứa kia đến vùng biển và định cư trên đất liền. Kể từ đó, Âu Cơ  ở trên núi với năm mươi người con của mình. Những người này đã trở thành tổ tiên của tất cả các dân tộc sống trên vùng cao nguyên và miền núi ngày nay (đây là những người miền núi và các dân tộc thiểu số). Về phần Lạc Long Quân, ông cùng các con xuống đồng bằng ở ven biển mà ông dạy họ khai khẩn để lập vương quốc. Con trai cả của ông trở thành vị vua đầu tiên của Việt Nam, lấy niên hiệu là Hùng Vương và được gọi là nước Văn Lang.

La Seine romantique (Sông Seine trữ tình)

La Seine (Sông Seine)

Version française

Sông Seine là một con sông trữ tình của xứ Pháp chảy qua thủ đô Paris của nước Pháp. Nó có một chiều dài là 776 cây số bắt nguồn từ vùng cao nguyên Langres thuộc tỉnh Côte d’or và đổ ra biển ở thành phố Le Havre. Ai đến Paris, cũng biết đến dòng sông nầy vì nó rất nổi tiếng nhờ các cầu xinh xắn và tuyệt đẹp như Pont des arts, Pont Alexandre III vân vân….

LA_SEINE


La Seine est le fleuve romantique de la France traversant la capitale Paris. Elle est longue de 776 kilomètres, prend la source au plateau Langres de la Côte d’or et se jette dans la mer à la ville Le Havre. Quiconque venant à Paris a l’occasion de connaître ce fleuve car il est très célèbre grâce à ses jolis ponts comme le pont des Arts, Pont Alexandre III etc… 

La rue du train (Phố đường tàu Hà nội)

Phố đường tàu ở Hànội
La rue du train (Hànội)

Phố nầy chỉ những năm gần đây là điểm mà giới trẻ Hànội cùng du khách chọn làm nơi để lưu niệm các ảnh đám cưới hay tìm một lối « sống ảo » với những khoảnh khắc hồi hộp lúc mà chuyến tàu vụt ngang qua sát bên họ như ở Đài Bắc với phổ cổ Thập Phần. Không biết từ lúc nào dưới thời kỳ Pháp thuộc xóm phố đường tàu nầy được dựng bên hành lang đường sắt. Dạo đầu chỉ dân nghèo không ở nơi khác mới cư ngụ ở xóm nầy cùng với dân tứ xứ. Bởi vậy rất có nhiều thế hệ lớn lên ở nơi nầy từ cha đến con hay cháu. Nay nó trở thành « danh lam thắng cảnh » giữa lòng Hànôi. Xóm nầy rất nhỏ, chỉ chừng 5 hay 600 thước cây số bề dài từ ga Long Biên đến phố Lê Duẫn mà dạo trước mình có đến đây không có tấp nập đông người như bây giờ nhất là buổi tối. Các nhà ở nơi nầy trở thành phần đông các quán café, đèn đuốc sáng ngời về đêm với số lượng du khách ngoại quốc không ít vì lúc đó có các chuyến tàu đêm hai chiều (có chuyến đi Sapa) hay sáng sớm (từ Sapa về). Chớ ban ngày xóm nầy hơi vắng vẽ. Họ đến đây để thỏa chí sự tò mò và tìm cảm giác lạ chớ họ dư biết hành lang đường sắt rất siêu hẹp, mỗi bên hông chỉ cách xe lửa có 0,4m khiến lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện không may. Gần đây phố đường tàu bị cấm buôn bán nhưng nghe nói gần đây được buôn bán lại, không biết có đúng hay không ? Giữa thời điểm dịch COVID-19 hoành hành, cùng sự buông lỏng của lực lượng chức năng, du khách nước ngoài lại thoải mái kéo vào « checkin » phố đường tàu Phùng Hưng.

Chùa Chiền Việt Nam: Phần 1 (Version vietnamienne)

 

Thân là nguồn sinh diệt, Pháp tính vẫn như xưa
Thiền sư Thuần Chân của phái  Tì Na Lưu Đà Chi(1101)

pagoda

Version française

Không giống như chữ « Đền » thường chỉ nơi thờ một danh nhân (anh hùng, vua hoặc thần), chữ « Chùa » thì chỉ được dùng để chỉ nơi thờ phượng  tôn kính Đức Phật. Trước khi xây dựng tòa nhà này, điều cần thiết là phải xem xét kỹ vị trí vì cần phải có sự hòa hợp với thiên nhiên ở xung quanh. Mặt khác, không giống như những ngôi chùa ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Cao Miên, việc hoành tráng và xa hoa không nằm ở trong các tiêu chuẩn được lựa chọn trong việc thực hiện công trình này. Đây là lý do tại sao các vật liệu cơ bản được sử dụng chủ yếu thường là gỗ, gạch và ngói. Chùa không nhất thiết phải trội hơn các toà nhà ở xung quanh.  Trên thực tế  ở trong mỗi ngôi làng đều có một ngôi chùa. Tương tự như đình, chùa thường khơi lại đối với mọi người  dân Việt hình ảnh làng quê mà còn lại bao hàm cả hình ảnh quê hương. Chùa  vẫn có  một sức lôi cuốn quyến rũ đối với họ.

pagode0

Chùa được ghé thăm nhiều hơn đình vì không có phân chia giai cấp nào được nhìn thấy ở nơi đó. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối giữa  các con người với nhau mà cũng là phương châm do chính Đức Phật thuyết giảng để chia sẻ và giải thoát những đau khổ của con người. Ngay cả trong khung cảnh nghiêm túc và trang trọng này, đôi khi còn tìm thấy ở trong sân chùa các vở kịch cổ điển. Đây không phải là trường hợp của đình nơi  cần có sự tôn trọng nghiêm ngặt. Sự phân biệt thứ bậc có thể thấy được ít nhiều. Ngay cả phép vua cũng không thể ảnh hưởng đến phong tục lệ làng đựơc. Đó cũng là lý do tại sao chùa rất gần gũi với người dân Việt hơn bao giờ hết. Chúng ta vẫn thường quen nói: Đất vua, chùa làng, cảnh Phật để gợi nhớ không chỉ sự gần gũi, gắn bó hữu tình của chùa với dân làng mà còn là sự hòa hợp với thiên nhiên.icone_lotus

Chùa có được  một vai trò then chốt trong đời sống xã hội của làng xã cho đến nỗi chùa được nhắc đến thường xuyên trong các  câu ca dao:

Ðầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.

hay

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

khiến cho chúng ta nhận thấy người dân Việt rất gắn bó sâu  sắc với biển cả và núi non để được nuôi dưỡng và với  chùa  chiền  để  đáp ứng nhu cầu tâm linh. Chùa chiền đúng là nơi nương tựa lý tưởng và tâm linh của họ trước những thiên tai, hiểm họa thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Cho đến ngày nay, nguồn gốc của từ « chùa » vẫn chưa được làm sáng tỏ. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy về nguồn gốc của chữ từ « tự (chùa) » trong tiếng Hán. Theo một số nhà chuyên môn, nguồn gốc của nó nên được tìm thấy trong chữ Pali « thupa » hoặc « stupa » viết bằng tiếng phạn vì lúc mới xây dựng, chùa Việt Nam có dáng dấp của một bảo tháp. Do đó người Việt Nam  hay quen rút gọn trong cách phát âm của các từ  được du nhập từ nước ngoài, từ « stupa » trở thành từ « stu » hoặc « thu » để nhanh chóng dẫn đến từ « chùa » qua nhiều năm. Theo nhà nghiên cứu Việt Nam Hà Văn Tấn, đây chỉ là  sự phỏng đoán mà thôi. 

pagode_chuachien

Còn từ “Chiền” thì có ở trong tiếng Việt cổ, ngày nay được dùng cùng với từ “chùa” để gợi lên kiến ​​trúc của chùa. Tuy nhiên, từ « chiền » này thường được nhắc đến một mình trong quá khứ để chỉ chùa. Đây là điều chúng ta  tìm thấy trong bài thơ “Chùa vắng vẻ, tịch mịch” của vua Trần Nhân Tôn hay bài “Cảnh ở tự chiền” của Nguyễn Trãi.  Đối với nhiều người, từ « chiền » này có nguồn gốc từ tiếng Pali « cetiya » hoặc trong từ « Caitya » trong tiếng phạn để chỉ bàn thờ Phật trong mọi trường hợp.

Công trình xây dựng chùa đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu nhất là việc thăm dò sơ bộ mặt bằng. Nó phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chí nhất định ở  trong phong thủy vì theo người dân Việt, môn khoa học này có thể gây ra   một ảnh hưởng tai hại hay không đối với đời sống xã hội của dân làng. Nhà sư Khổng Lộ của phái Vô Ngôn Thông (1016-1094), cố vấn triều Lý, đã có dịp đề cập đến vấn đề này trong một bài thơ của mình với câu như sau: Tuyển đắc long xà địa khả  cư  (chọn được đất rồng mới có thể ở yên). Chúng ta thường quen xây dựng chùa trên một ngọn đồi hoặc một gò đất hoặc trên một khu vực đủ cao để nó có thể chiếm ưu thế đới với các nhà của dân làng. Bởi vậy vì có liên hệ với địa hình của chùa nên từ « Lên chùa » được người Việt sử dụng ngay cả khi chùa được nằm trên mặt đất bằng.

Hầu hết ở các chùa, đặc biệt là các chùa ở miền bắc Việt Nam, khung cảnh rất thanh bình, huyền bí và tráng lệ. Sông, núi, đồi, suối vân vân… luôn hiện hữu ở nơi đó, đôi khi còn tạo nên những cảnh quan ngoạn mục bởi sự hòa nhập hài hòa với thiên nhiên. Đây là trường hợp của chùa Thầy ở tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hànội 20 cây số nằm  giữa núi và nước. [Tiếp theo]

Chronologie des Han orientaux (Version vietnamienne)

Version française

Niên đại nhà Đông Hán

Ở các vùng lãnh thổ bị người Hán chinh phục, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, công cuộc hán  hóa vẫn tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ. Đây là lý do khiến các cuộc nổi dậy khởi đầu liên tục tiếp nối nhau ở Điền quốc (86, 83 trước Công nguyên, 14 sau Công nguyên từ năm 40 đến năm 45) và bị trấn áp nghiêm khắc. Những cuộc nổi dậy này một phần lớn là do sự lạm dụng của các quan chức người Hán và hành vi của những người định cư Trung Hoa nhằm chiếm sỡ hữu những vùng đất màu mỡ và đẩy dân cư địa phương đến  những nơi xa xôi hẻo lánh ở trên lãnh thổ của họ. Ngoài ra, họ còn  phải chấp nhận dùng ngôn ngữ, phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của người Hán.

Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng

Vào năm 40, một cuộc nổi loạn nghiêm trọng đã xảy ra ở tỉnh Giao Châu  bao gồm lúc bấy giờ một phần lãnh thổ của Quảng Tây ( Si) và Quảng Đông (Kouang Tong). Cuộc khởi nghỉa nầy được dẫn đầu bởi hai đứa con gái của một tỉnh trưởng địa phương Trưng Trắc (Zheng Cè) và Trưng Nhị (Zheng Èr). Vì sự  phản đối chính sách đồng hóa của Trung Quốc do thái thú Trung Quốc Tô Định (Su Ding) thực hiện một cách tàn bạo bởi Thi Sách, chồng của Trưng Trắc nên khiến Tô Định không ngần ngại xử tử ông nầy để noi gương  cho  quân nổi dậy, đặc biệt là người dân Việt.

Cuộc hành quyết gương mẫu này đã làm phẩn nộ hai bà Trưng và dấy lên phong trào nổi dậy ở toàn các vùng lãnh thổ của người Yue. Hai bà Trưng đã thành công trong việc chiếm được 65 thành trì trong một khoảng thời gian ngắn. Hai bà tự phong là nữ vương ở  trên các lãnh thổ được chinh phục và định cư ở  Mê Linh (Meiling). Vào năm 41 sau Công Nguyên, hai bà bị đánh bại bởi  Phục Ba Tướng Quân Mã Viện và tự sát để tránh  đầu hàng bằng cách tự trầm mình xuống sông Hát Giang. Vì vậy, hai bà trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến của người Việt Nam. Ngày nay, hai bà vẫn tiếp tục được thờ cúng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt của Trung Quốc (Quảng Tây và Quảng Đông). Mã Viện bắt đầu áp dụng chính sách khủng bố và cưỡng bức bằng cách đặt người Trung Quốc ở tất cả các cấp chính quyền địa phương và áp đặt tiếng Trung Hoa là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là sự thống trị đầu tiên của Trung Quốc kéo dài gần một ngàn năm trước khi cuộc chiến tranh giải phóng do tướng Ngô Quyền khởi xướng. Trong khi đó,  Hán Quang Vũ Đế đã thành công trong việc mang lại sự thịnh vượng và ổn định đế chế của mình bằng cách giảm thuế từ một phần mười xuống còn một phần ba mươi ở  các lợi nhuận thu thập được . Sau khi ông qua đời, con trai của ông, tương tự như Hán Vũ Đế, hoàng đế Hiếu Minh (Minh Đế) tiếp tục chính sách mở rộng  bờ cõi bằng cách phát động một cuộc tấn công chống lại Hung Nô phía bắc với mục đích giải phóng các quốc gia Trung Á khỏi sự giám hộ của Hung Nô và tái lập lợi ích cho Trung Quốc với sự an toàn ở con đường tơ lụa. Tướng Ban Siêu (Ban Chao), anh trai của nhà sử học nổi tiếng Bàn Cổ hay Mạnh Kiên (Ban Gu)  phụ trách lúc bấy giờ cuộc thám hiểm quân sự này. Ông đã thành công trong việc đến biển Caspi và khuất phục được người Nguyệt Chi (Yuezhi) với sự giúp đỡ của người Kusana.

 Nhân vật bất tử

Từ năm 91 sau công nguyên, Trung Quốc của Hán Minh  Đế  đã kiểm soát các đường mòn của các đoàn lữ hành trên con đường tơ lụa ở lưu vực Tarim. Nhờ con đường này, các sứ thần của Hán Minh Đế  mang về từ Tây Vực (Tianzu) những hình tượng của Đức Phật sau khi hoàng đế nhìn thấy được Đức Phật trong giấc mơ. Do đó, Phật giáo bắt đầu vào Trung Quốc với sự thành lập của chùa Bạch Mã. Trung Quốc chỉ  rời xa đế chế La Mã (Da Qin) bởi vương quốc Parthia (Ba Tư cổ đại). Bất chấp những công lao mỡ mang lãnh thổ, Hán Minh Đế không để lại trong sử sách nhà Hán hình ảnh  của một vị hoàng đế tài giỏi như cha mình là  Quang Vũ Đế hay con trai của ngài là Hán Chương Đế (Zhandi)(75-88) được tô điểm với tất cả các đức tính bởi vì dưới thời trị vì của ngài, một cuộc khởi nghĩa nông dân đã diễn ra vào năm 60 do  các lao dịch nặng nề, các công việc đắp đê sông Hoàng Hà và các công trình xây dựng cung điện mới ở phương Bắc được xem coi là tốn kém và quá đổi. Thiếu tiềm năng, những người kế nhiệm của Hán Chương Đế đã không thể đi theo con đường của những người tiền nhiệm. Họ trở thành các đồ chơi mưu mô của triều đình do các hoạn quan và các sĩ phu cầm đầu trong khi đó ở các tỉnh, các điền chủ bắt đầu độc chiếm các đặc quyền của chính phủ và lập thành các đội quân riêng tư. Sự tan rã của đế quốc nhà Hán ngày càng trở nên khó tránh khỏi.

Vào năm 189, vụ thảm sát 2000 hoạn quan do tướng Viên Thiệu ra lệnh khiến làm rối loạn triều đình nhà Hán. Cuộc tàn sát này sau đó được diễn ra bởi vị tướng Đổng Trác trúc phế Hán Thiếu Đế (Shaodi). Điều nầy dẩn đến một thời kỳ chính trị hỗn loạn và bất ổn khiến ai cũng cố gắng có vận may để chiếm được đế chế. Ba người  xuất chúng trong đám quân nhân và nổi tiếng qua những chiến công hiển hách Tào Tháo,  Lưu BịTôn Kiên  cùng nhau chia  trị gần một thế kỷ đế chế của nhà Hán. Đây cũng là sự kết thúc của một nhà nước tập quyền và bắt đầu cho thời kỳ Tam Quốc.

Niên đại Đông Hán (Đông Hán)

25-57: Triều đại của Hán Quang Vũ Đế (Guangwudi)
57-75: Triều đại của  Hán Minh Đế (Mingdi)
75-88: Triều đại của  Hán Hiếu Chương Đế (Zhandi)
88-106: Triều đại của Hiếu Hoà Đế (Heidi)
106: Triều đại của Hiếu Thương Đế (Shangdi)
106-125: Triều đại của  Hiếu An Đế (Andi).
125: Vương triều của Shaodi.
125-144: Triều đại của  Hiếu Thuận Đế (Chongdi).
145-146: Triều đại của Hiếu Chất Đế (Zhidi).
146-168: Triều đại của Hiếu Hoàn Đế (Huandi).
168-189: Triều đại của Hiếu Linh Đế (Lingdi).
184 Cuộc nổi dậy của Khăn vàng (Turbans jaunes)
189: Truất phế  Hán Thiếu Đế (Shaodi) bởi Đổng Trác.
189-220: Triều đại của  Hán Hiếu Hiến Đế (Xiandi).
190: Sự trỗi dậy và quyền lực của tướng quân Tào Tháo.
Chương 220: Cái chết của Tào Tháo và Hán Hiếu Hiến Đế. Cuối thời nhà Hán
220-316: Thời Tam Quốc.

Đây là một triều đại được tồn tại bốn thế kỷ (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên). Chính dưới triều đại nhà Hán mà  Khổng giáo  được phát triển và thịnh hành. Từ một học thuyết triết học, nó để lại cho Trung Quốc ngày hôm nay một di sản tinh thần và luân lý  và tiếp tục có một ảnh hưởng trọng đại cho hàng triệu người châu Á. Đây cũng là thời điểm phong phú nhất với các biến cố và các nguồn lực sáng tạo khoa học và nghệ thuật ở một nước Trung Quốc vừa rạng rỡ vừa chinh phục. Đây là lý do tại sao người Trung Hoa cảm nhận hơn bao giờ hết là những đứa con trai của nhà Hán bởi vì triều đại nầy mang lại cho họ một khoảnh khắc thiết yếu trong việc thành hình và làm rạng rỡ bản sắc của họ. [TRỞ VỀ]