Niên đại nhà Đông Hán
Ở các vùng lãnh thổ bị người Hán chinh phục, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, công cuộc hán hóa vẫn tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ. Đây là lý do khiến các cuộc nổi dậy khởi đầu liên tục tiếp nối nhau ở Điền quốc (86, 83 trước Công nguyên, 14 sau Công nguyên từ năm 40 đến năm 45) và bị trấn áp nghiêm khắc. Những cuộc nổi dậy này một phần lớn là do sự lạm dụng của các quan chức người Hán và hành vi của những người định cư Trung Hoa nhằm chiếm sỡ hữu những vùng đất màu mỡ và đẩy dân cư địa phương đến những nơi xa xôi hẻo lánh ở trên lãnh thổ của họ. Ngoài ra, họ còn phải chấp nhận dùng ngôn ngữ, phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của người Hán.
Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng
Vào năm 40, một cuộc nổi loạn nghiêm trọng đã xảy ra ở tỉnh Giao Châu bao gồm lúc bấy giờ một phần lãnh thổ của Quảng Tây ( Si) và Quảng Đông (Kouang Tong). Cuộc khởi nghỉa nầy được dẫn đầu bởi hai đứa con gái của một tỉnh trưởng địa phương Trưng Trắc (Zheng Cè) và Trưng Nhị (Zheng Èr). Vì sự phản đối chính sách đồng hóa của Trung Quốc do thái thú Trung Quốc Tô Định (Su Ding) thực hiện một cách tàn bạo bởi Thi Sách, chồng của Trưng Trắc nên khiến Tô Định không ngần ngại xử tử ông nầy để noi gương cho quân nổi dậy, đặc biệt là người dân Việt.
Cuộc hành quyết gương mẫu này đã làm phẩn nộ hai bà Trưng và dấy lên phong trào nổi dậy ở toàn các vùng lãnh thổ của người Yue. Hai bà Trưng đã thành công trong việc chiếm được 65 thành trì trong một khoảng thời gian ngắn. Hai bà tự phong là nữ vương ở trên các lãnh thổ được chinh phục và định cư ở Mê Linh (Meiling). Vào năm 41 sau Công Nguyên, hai bà bị đánh bại bởi Phục Ba Tướng Quân Mã Viện và tự sát để tránh đầu hàng bằng cách tự trầm mình xuống sông Hát Giang. Vì vậy, hai bà trở thành biểu tượng của cuộc kháng chiến của người Việt Nam. Ngày nay, hai bà vẫn tiếp tục được thờ cúng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt của Trung Quốc (Quảng Tây và Quảng Đông). Mã Viện bắt đầu áp dụng chính sách khủng bố và cưỡng bức bằng cách đặt người Trung Quốc ở tất cả các cấp chính quyền địa phương và áp đặt tiếng Trung Hoa là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đây là sự thống trị đầu tiên của Trung Quốc kéo dài gần một ngàn năm trước khi cuộc chiến tranh giải phóng do tướng Ngô Quyền khởi xướng. Trong khi đó, Hán Quang Vũ Đế đã thành công trong việc mang lại sự thịnh vượng và ổn định đế chế của mình bằng cách giảm thuế từ một phần mười xuống còn một phần ba mươi ở các lợi nhuận thu thập được . Sau khi ông qua đời, con trai của ông, tương tự như Hán Vũ Đế, hoàng đế Hiếu Minh (Minh Đế) tiếp tục chính sách mở rộng bờ cõi bằng cách phát động một cuộc tấn công chống lại Hung Nô phía bắc với mục đích giải phóng các quốc gia Trung Á khỏi sự giám hộ của Hung Nô và tái lập lợi ích cho Trung Quốc với sự an toàn ở con đường tơ lụa. Tướng Ban Siêu (Ban Chao), anh trai của nhà sử học nổi tiếng Bàn Cổ hay Mạnh Kiên (Ban Gu) phụ trách lúc bấy giờ cuộc thám hiểm quân sự này. Ông đã thành công trong việc đến biển Caspi và khuất phục được người Nguyệt Chi (Yuezhi) với sự giúp đỡ của người Kusana.
Nhân vật bất tử
Từ năm 91 sau công nguyên, Trung Quốc của Hán Minh Đế đã kiểm soát các đường mòn của các đoàn lữ hành trên con đường tơ lụa ở lưu vực Tarim. Nhờ con đường này, các sứ thần của Hán Minh Đế mang về từ Tây Vực (Tianzu) những hình tượng của Đức Phật sau khi hoàng đế nhìn thấy được Đức Phật trong giấc mơ. Do đó, Phật giáo bắt đầu vào Trung Quốc với sự thành lập của chùa Bạch Mã. Trung Quốc chỉ rời xa đế chế La Mã (Da Qin) bởi vương quốc Parthia (Ba Tư cổ đại). Bất chấp những công lao mỡ mang lãnh thổ, Hán Minh Đế không để lại trong sử sách nhà Hán hình ảnh của một vị hoàng đế tài giỏi như cha mình là Quang Vũ Đế hay con trai của ngài là Hán Chương Đế (Zhandi)(75-88) được tô điểm với tất cả các đức tính bởi vì dưới thời trị vì của ngài, một cuộc khởi nghĩa nông dân đã diễn ra vào năm 60 do các lao dịch nặng nề, các công việc đắp đê sông Hoàng Hà và các công trình xây dựng cung điện mới ở phương Bắc được xem coi là tốn kém và quá đổi. Thiếu tiềm năng, những người kế nhiệm của Hán Chương Đế đã không thể đi theo con đường của những người tiền nhiệm. Họ trở thành các đồ chơi mưu mô của triều đình do các hoạn quan và các sĩ phu cầm đầu trong khi đó ở các tỉnh, các điền chủ bắt đầu độc chiếm các đặc quyền của chính phủ và lập thành các đội quân riêng tư. Sự tan rã của đế quốc nhà Hán ngày càng trở nên khó tránh khỏi.
Vào năm 189, vụ thảm sát 2000 hoạn quan do tướng Viên Thiệu ra lệnh khiến làm rối loạn triều đình nhà Hán. Cuộc tàn sát này sau đó được diễn ra bởi vị tướng Đổng Trác trúc phế Hán Thiếu Đế (Shaodi). Điều nầy dẩn đến một thời kỳ chính trị hỗn loạn và bất ổn khiến ai cũng cố gắng có vận may để chiếm được đế chế. Ba người xuất chúng trong đám quân nhân và nổi tiếng qua những chiến công hiển hách Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Kiên cùng nhau chia trị gần một thế kỷ đế chế của nhà Hán. Đây cũng là sự kết thúc của một nhà nước tập quyền và bắt đầu cho thời kỳ Tam Quốc.
Niên đại Đông Hán (Đông Hán)
25-57: Triều đại của Hán Quang Vũ Đế (Guangwudi)
57-75: Triều đại của Hán Minh Đế (Mingdi)
75-88: Triều đại của Hán Hiếu Chương Đế (Zhandi)
88-106: Triều đại của Hiếu Hoà Đế (Heidi)
106: Triều đại của Hiếu Thương Đế (Shangdi)
106-125: Triều đại của Hiếu An Đế (Andi).
125: Vương triều của Shaodi.
125-144: Triều đại của Hiếu Thuận Đế (Chongdi).
145-146: Triều đại của Hiếu Chất Đế (Zhidi).
146-168: Triều đại của Hiếu Hoàn Đế (Huandi).
168-189: Triều đại của Hiếu Linh Đế (Lingdi).
184 Cuộc nổi dậy của Khăn vàng (Turbans jaunes)
189: Truất phế Hán Thiếu Đế (Shaodi) bởi Đổng Trác.
189-220: Triều đại của Hán Hiếu Hiến Đế (Xiandi).
190: Sự trỗi dậy và quyền lực của tướng quân Tào Tháo.
Chương 220: Cái chết của Tào Tháo và Hán Hiếu Hiến Đế. Cuối thời nhà Hán
220-316: Thời Tam Quốc.
Đây là một triều đại được tồn tại bốn thế kỷ (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên). Chính dưới triều đại nhà Hán mà Khổng giáo được phát triển và thịnh hành. Từ một học thuyết triết học, nó để lại cho Trung Quốc ngày hôm nay một di sản tinh thần và luân lý và tiếp tục có một ảnh hưởng trọng đại cho hàng triệu người châu Á. Đây cũng là thời điểm phong phú nhất với các biến cố và các nguồn lực sáng tạo khoa học và nghệ thuật ở một nước Trung Quốc vừa rạng rỡ vừa chinh phục. Đây là lý do tại sao người Trung Hoa cảm nhận hơn bao giờ hết là những đứa con trai của nhà Hán bởi vì triều đại nầy mang lại cho họ một khoảnh khắc thiết yếu trong việc thành hình và làm rạng rỡ bản sắc của họ. [TRỞ VỀ]