Đại Hán (Dynastie des Han)

 

Đại Hán suốt 4 thế kỷ
(từ 206 TCN – 220 SCN)

Version française

Nguời  Trung Hoa rất hãnh diện là con  cháu của nhà Hán. Họ tự cảm nhận được ưu đãi hơn dưới  nhà Hán vì triều  đại  nầ y mang lại cho họ một phần nào  tự do và có một đường  lối chính trị lắng dịu và thống  nhấ t  hơ n về văn hóa mà họ đã  thiế u  sau bao nhiêu năm chiến tranh và sách  nhiễu  với  chế độ chuyên chế  mù quáng của một  triều đại ngắn ngủi  đầu tiên của Trung Hoa, nhà Tần từ năm 221 đến 206 TCN. Nhà Tần được sáng lập bởi Doanh Chính , một vị vua của một nước  chư hầu nhà Châu nằm về phía Tây Bắc của Trung Hoa. Ông là con cháu của một bộ lạc Rong không phải gốc Tàu đến từ vùng đồng hoang. Tuy nhiên nhờ các cuộc cải cách hành chánh và lập pháp bởi những pháp gia như Thuợng Ưỏng (hay Công Tôn Ưởng), Hàn PhiLý Tư mà Tần Thủy Hoàng đã thành công mang  lại cho người Trung Hoa  một đế chế thống nhất  và tập trung quyền lực sau khi tiêu diệt được    sáu nước chư hầu khác của thời Chiến Quốc và thôn tính Ba Thục ở Tứ Xuyên vào năm 316 trước Công Nguyên. Để tránh mọi sự chóng đối và chủ nghĩa đặc thù địa phương, ông không ngần ngại dùng chính sách di dân về phiá bắc và tây bắc . Có hơn 100.000 người giàu có và giới có quyền lực thuộc các nước bị diệt vong như Sỡ Quốc hay Tề Quốc đều bị dời về thủ đô vào năm 108 TCN. Để mở rộng bờ cỏi, ông không trì hoãn trong việc mở ra các cuộc viễn chinh quân sự không những về phiá bắc chống lại Hung Nô mà còn về phía nam ở Phúc Kiến , Quảng Đông , Quảng Tây và Giao Chỉ (Việtnam). Chính ở các vùng phiá nam nầy , sau khi ông mất, một trong những tướng của ông   tên là Triệu Đà liên  kết  cùng dân Bách Việt   thành lập một vương quốc mà các sử gia Việt Nam lúc nào cũng xem đó là lãnh thổ của họ vì Triệu Đà đã thành công trong lúc đó thôn tính được nước Âu Lạc của người dân Việt. 

Loại trừ được các tướng đối thủ nhất là lần chót với Hạng Vũ, con cháu của tướng nước Sỡ Hạng Yên, đình trưởng Lưu Bang, xuất phát từ giai cấp nông dân, tự xưng hoàng đế vào năm 202 TCN , đóng đô tại Trường An  và  sáng lập triều đại nhà Hán. Ông vào lịch sử với tên là Hán Cao Tổ (Gaozu). Sở dĩ ông thành công trong sự nghiệp không phải lúc  sinh trưởng hay thuộc gia đình qúi tộc  mà đúng ra nhờ cái tài năng biết trọng dụng ba người bạn đồng hành của ông, mỗi người giữ một vai trò quan trọng trong việc chinh phục nhân tâm và  quyền lực: hành chính với Tiêu Hà,  binh cơ với Trương Lương và chiến thuật quân sự với Hàng Tín. Theo sử gia Pháp ông René Rousset, Lưu Bang là người  thụ hưởng được công trình  hoàn thành bởi Tần Thủy Hoàng , một thiên tài có sáng kiến thống nhất đất nước và tập trung quyền lực  thuộc về  hoàng đế. Trong sáu chục năm ngự trị, các người thừa kế của Hán Cao Tổ phải đối phó với các âm mưu và sự không phục tùng xuất phát từ đường lối  xoa dịu và thả lỏng  đối với các thành phần qúi tộc và các cuộc quấy nhiễu thường xuyên của   Hung Nô đến từ vùng trung nguyên Mông Cổ. Họ có thể là những người Tiền Mông Cổ hay là người Tiền  Thổ. Họ thường là mối lo ngại trọng đại cho Hán triều từ khi họ được tập kết  lại dưới sự thống lĩnh của thiền vu Mặc Đốn   (209-174 trước Công Nguyên). Cũng là họ sau nầy quấy nhiễu  các nước ở Âu Châu với Attila.

Cuộc xung đột giữa quân Hán và  Hung Nô đã xảy ra vào năm 201 lúc  Hung Nô xâm chiếm Thiểm Tây (Shanxi). Hán Cao Tổ suýt nữa bị bắt  ở vùng Baideng gần Pingcheng ở phiá bắc của Thiểm Tây. Ông  thoát hiểm  được  nhờ dùng mẹo gạt Mao Đốn với chân dung của một mỹ nhân. Qua cuộc chạm trán nầy, ông mới nhận thấy  điểm yếu  của   đoàn kỵ binh của ông  là gồm phần đông là  bộ binh .  Ngược lai  sự di chuyển của  các kỵ binh Hung Nô rất  nhanh lẹ  và đáng kinh ngạc. Họ học cưỡi cừu và bắn chim với cung từ thưở nhỏ khiến họ có đủ khả năng  dùng cung rất  dễ dàng   trong đoàn kỵ binh khi thời chiến. Hơn nửa,  họ còn có nuôi một loại ngựa Mông Cổ có tầm vóc rất   nhỏ bé nhưng  rất  dai sức. Hán Cao Tổ  nhận thấy rất cần thiết việc trang bị quân lính của ông với một binh lực tương đương như vậy. Bởi  vì số trại ngựa giống bị giới hạn trong các đồn trú nên Hán Văn Đế (Wendy) mới có ra một sắc lệnh là  mỗi gia  đình nào cống hiến cho triều đình môt con ngựa  thì ba người trong gia đình được miễn  quân dịch. Hơn nửa, trong quân lính nhà Hán, không có sự khác biệt giữa con ngựa để cởi  và con ngựa để kéo vì cả hai cùng một loại giống.  Các con tuấn mã Trung Hoa thường được nhận ra nhờ thân hình to xù, chân cụt , cổ thường dài ra và  ít có dai sức.   Để cũng cố quyền lực trong nước và để có thì giờ trong việc củng cố kỵ binh, Hán Cao Tổ buộc lòng phải ký một hiệp ước hữu nghị được biết dưới cái  tên là heqin vào năm 198 với thiền vu Mao Đốn. Hán Cao Tổ phải cung cấp cống phẩm hàng năm   gồm có một số  vật phẩm chỉ định như tơ lụa,  lương thực, ngũ cốc để đánh đổi lấy hòa bình giữa hai bên. Thêm vào đó, nhà Hán phải gả một công chúa trong gia đình quý tộc cho thiền vu Hung Nô. Đây là một thể thức để  mà Trung Hoa mua chuộc hoà bình với một  giá khá cao  để hy vọng không bị quấy nhiễu  bởi Hung Nô và để Hán hóa dân  man rợ vì thiền vu của Hung Nô trở thành từ nay con rể của triều đình nhà Hán.  Không ít các  lời chế nhạo và  phàn nàn trong các bài thơ Trung Hoa bằng cách ví  nàng  công chúa như con chim đa đa  được giao nộp  cho con chim rừng ở phương bắc.  Có sự khinh khi của nguời Trung Hoa trong việc gọi tên Hung Nô vì Hung Nô có nghĩa là thằng nô lệ hung dữ. Trường hợp nổi tiếng mà ai cũng biết đó là nàng Vương Chiêu Quân dưới thời Hán Nguyên Đế. Cũng làm chúng ta nghĩ đế n phương pháp tương tự mà vua Trần Nhân Tôn sử dụng với  Huyền Trân Công Chúa  để liên minh với Chiêm Thành của Chế Mân trong việc chống giặc Mông Cổ của Hốt Tất Liệt và để trao đổi hai Châu Ô và Châu Rí. Cũng không ít lời mỉa  mai bằng cách ví nàng như cây quế để thằng Mường hay thằng Mán nó leo trèo  giữa rừng. 

Ngoài  việc cống  phẩm hàng năm, Vạn Lý Trường Thành còn là bờ lũy rất cần thiết để biểu lộ  đường phòng tuyến biên thùy giữa hai thế giới:  người man rợ và người văn minh, vùng đồng hoang và vùng trồng trọt. Chính sách Heqin mà người Trung Hoa gọi là cống phẩm,  không có đem lại kết quả mong muốn cho nhà Hán mà nó còn chứng tỏ sự nhu nhược đối với dân du mục vì nhà Hán buộc lòng ở trong tư thế phòng thủ.  Sự khiêu khích   đôi khi  mang lại nhục nhã  nào tả xiết  cho nhà Hán cũng như việc  thiền vu Mao Đốn  đòi xin cưới hoàng thái hậu Lữ Hậu, vợ chính của Hán Cao Tổ qua một bức thư. Bù lại, dưới ảnh hưởng của Trung Hoa,  Hung Nô bất đầu  thích sống xa hoa trong việc ăn mặc đồ lụa nhập từ Trung Hoa, điệu hóa các tấm (plaques)  hay  các khuyên của các dây thắt lưng  bằng vàng hay đồng trong nghệ thuật tạo hình thú cũng như dân Scythe và    củng cố  các thành thị nhưng  họ vẫn giữ   các lều  (yourtes) truyền thống.

Duới triều  của Hán Văn Đế (Wendy), dù có thêm  tiền tệ,   số phẩm cống hiến  lại  càng lúc càng gia tăng thêm.  Tuy vậy   quân Hung Nô  vẫn tham lam vô độ   thỉnh thoảng đột nhập lãnh thổ Trung Hoa. Họ không bao lâu phải  chạm trán với một địch thủ  lợi hại  và một hoàng đế xứng đáng với tên tuổi. Đó là Hán Vũ Đế. Ông nầy được các sử gia xem như một trong ba hoàng đế vĩ đại  và tài ba của Trung Hoa với Đường Thái Tôn (Lý Thế Dân) và Khang Hy (Thanh Thánh Tổ).  Không có sự dự đoán lúc đầu  ông sẻ làm vua nhưng nhờ các âm mưu của cung đình,  ông được lên ngôi lúc 15 tuổi khi vua cha, hoàng đế Jendi (Hán Cảnh Đế) băng hà vào năm 141 TCN.

 

Hán Vũ Đế

Theo truyền thuyết, lúc ông còn trẻ, ông bị thử thách bởi  hoàng đế Hán Cảnh Đế (Jindy)  xem ông có thông minh hay không. Sự trả lời trôi chảy của ông làm hài lòng vua cha đến đổi  vua cha  quyết  định dạy dổ và đổi tên ông gọi  bằng Triệt: có nghĩa là thông minh, thấu hiểu tường tận. Lúc  đầu  ông  gặp rất nhiều  trở ngại  trong việc cải cách  khi ông ngự trị vì có sự tháo túng của các vua tiền nhiệm  với chính sách vô vi  của Đạo Đức Kinh và  quyền tham gia triều chính của những người thân cận nhất là mẹ của ông, hoàng hậu Vương Chi (mất vào năm  126 TCN) và bà nội,  Đậu Thái hậu, người sùng bái  « học thuyết Hoàng Lảo » và chủ trương « thanh tâm hỏa dục, vô vi nhị trị » , được giới qúi tộc trong triều đình ủng hộ.  Giới nầy  cốt  yế u  gồm có nhóm người theo Lão giáo và nhóm Hương Lão  (Huanglao) thường  xem là trọng   pháp gia và ưu đãi sự thành công cá nhân. Khi    Đậu Thái hậu  mất vào năm  135 TCN thì  ông mới có dịp để  ông củng cố quyền lực và mới cai trị thật sự sau khi cậu của ông,  thừa tướng Tian Fen (Điền Phần)  mất vào năm 131 TCN. Từ đây, bất cứ chỉ trích   hay tỏ vẻ  bất mãn  nào cũng xem là tội khi quân.  Ông trở thành môt ông vua có uy  quyền tuyệt đối . Ông rất độc đoán, tập trung quyền lự c vào tay triều đình  nhưng ông rất tôn trọng pháp gia và trọng dụng các hiền tài trong đó có Đổng Trọng Thư,  một nhà nho  có công nghiên cứu   Xuân Thu Công Duơng truyện. Theo lời chỉ bảo của  Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế  không những thừa nhận  Khổng giáo là quốc  giáo  mà  còn  mượn ở gia pháp và lý thuyết âm dương ngũ hành (wuxing) những lợi ích để bổ túc cho đạo giáo nầy nửa. Bởi vậy được thấy  trên thực tế một giáo lý mới mẻ  có phần  mạch lạc  trên phương diện chính trị, xã hội và con người. Các nghi lễ được cử hành theo  quy định của các văn bản. Từ nay,  đạo đức, tính cương trực và sự thông hiểu cặn kẽ các tác phẩm kinh điển của Khổng giáo (Tứ thư, Ngũ kinh)    là những tiêu  chuẩn chon lọc được áp dụng trong các cuộc  thi cử để tuyển lựa các công chức trong hành chánh. Vào năm 124 TCN, Hán Vũ đế thiết  lập gần Trừờng An một trường đại học (taixue)  được xem như là một hàn lâm viên chuyên nghiên cứu các văn bản của Đức Khổng Tử . Đạo Khổng  mới bất đầu gia nhập vào các  tầng lớp nhâ n dân. Hán Vũ Đế mới hủy bỏ vào năm  104 TCN lịch của nhà Tần  để thay  thế bằng Âm lịch dựa trên ngày đầu tiên có trăng mới của mùa Xuân thay vì ngày đầu tiên của tháng thứ mười âm lịch, thông thường là tháng hai trong năm (Février). Chính lịch nầy được người Trung Hoa dùng đến ngày hôm nay.  Vì   Lưu Bang (Hán Cao Tổ) xuất phát từ giai cấp nông dân nên đức tính của đất lúc nào cũng được nhà Hán  xem là quan trọng,   Hán Vũ Đế còn  chọn   yếu tố  « Thổ »  được ở vị trí trung ưong để  quản lý  bốn phương và xem  màu vàng từ nay là màu  của Hán triều  qua sự giải thích trong học thuyết  Âm Dương ngũ hành. Mỗi yếu tố có một ý  nghĩa cá biệt vì mỗi triều đại kiến lập quyền lực dưới sự bảo trợ của một yếu tố.  Chẳng hạn nhà Ân-Thương thì chọn yếu tố Kim liên kết với màu trắng, nhà Châu thì yếu tố Hỏa với màu đỏ, nhà Tần  thì với yếu  tố Thủy màu đen và nhà Hán thì yếu tố Thổ (Đất) với màu vàng.  Nhà Hán chọn yếu tố Thổ để khắc được yếu tố Thủy của nhà Tần vì chỉ có đất mới ngăn đựợc nước mà thôi. Trở lại thí dụ nhà Tần  thì nhận thấy triều đại nầy  chế ngự nhà Châu vì chỉ có yếu tố nước (Thủy) biểu thị  màu đen  mới có thể  tiêu diệt quyền lực của vua Châu được bảo trợ với yếu tố Hỏa (màu đỏ). Cũng như nhà Châu đã thành công trong việc đoạt quyền của Đế Tân, vua Trụ   nhà Ân vì yếu tố lửa có thể làm nóng chảy kim khí dùng để bảo trợ nhà Ân. Còn nhà Hạ nếu có chắc chắn là với màu xanh. Các triều đại Trung Hoa được nối   tiếp theo sơ đồ sau đây phù hợp với qui luật tương khắc trong ngũ hành :

Thổ  —> Thủy—>Hỏa —>Kim —>Mộc

 Khái  niêm mới  về trật tự muôn vật của vũ trụ  làm  thông hiểu thêm cách tổ chức  quan hệ của  Trung Quốc với các nước láng giềng cũng như vua  đối với dân.  Cũng như sao Bắc Đẩu, Hán Vũ Đế  được tọa lạc ở  trung tâ m của   nước  Trung Hoa mà xung quanh đó toàn là các dân tộc man di man rợ.  Vì thiên tử là con của Trời nên hoàng đế Trung Hoa được xem là nối  gạch  giữa trời và dân.  Quyền lực của thiên tử được Trời Đất giao phó.  Người phục tùng hoàng đế tức là phục tùng lẽ trời. Ông cai trị nước bằng công  lý và nghi lễ. Nhưng ông không bị  xét  đoán bởi   dân  mà  bởi Trời Đất qua các hiện tượng tốt hay xấu  (thiên tai, lũ lụt, động  đất , mùa màng bội thu hay không vân vân …) trong đời sống thưòng ngày.  » Tam cương ngũ thường »  nó trở thành công cụ đắc lực để bảo vệ quyền lực tuyệt  đối của ông  mà nó còn duy trì trật  tự trong xã hội phong kiến.

 
Hơn hai trăm tác phẩm  khảo cổ đến từ 27 cơ quan và bảo tàng viện  đem lại một cái nhìn  hiện thực về xã hội Trung Hoa dưới  thời nhà Hán.

Bảo tàng  quốc gia nghệ thuật châu Á Guimet

 Đèn dầu hình chim phượng hoàng