Sichuan (Tứ Xuyên)
Từ khi khám phá tình cờ được một số đồ ngọc tinh xảo từ cái cuốc của một người nông dân vào năm 1929, kế tiếp sau đó với cuộc khai quật hai hầm làm tế lễ rất quy mô bởi các nhà khảo cổ Trung Hoa vào năm 1986, di chỉ Tam Tinh Đôi mới tiết lộ ra một phần quan trọng của nền văn minh của Tứ Xuyên mà chưa được ai biết đến. Cho đến giờ, qua các văn bản cổ Trung Hoa thì văn minh Trung Quốc được khởi đầu ở đồng bằng trung tâm của Hoàng Hà với An Dương, thủ đô của nhà Thương, được công nhận là một triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Chính ở trong truyền thống biên sử, vua Đại Vũ, một vị vua ở thời cổ đại, có tiếng phát triển kỹ thuật chinh phục sông ngòi và được xem là vị vua sáng lập triều Hạ đã có công sáng chế ngành kim khí ở lưu vực sông Hoàng Hà. Từ nay, các nhà khảo cổ buộc lòng phải kiểm điểm lại cái nhìn của họ về những phát triển đầu tiên của thời kỳ đồ đồng vì còn có những trung tâm văn hóa khác rất độc đáo và cùng thời với triều đại nhà Thương .
Hình ảnh lí tưởng của văn hóa Trung Hoa xuất phát từ An Dương bị vở nát từ khi các nhà khảo cổ khám phá được di chỉ Tam Tinh Đôi. Mặc dầu nằm ở trong vùng man rợ nhưng di chỉ Tam Tinh Đôi có được một nền văn hóa rất tinh vi cũng như triều đại nhà Thương, nhất là không được biết đến qua các tài liệu và các sử gia Trung Hoa. Theo nhà khảo cổ Task Rosen của viện bảo tàng Anh “British Museum”, việc khám phá nầy có thể nói làm nổi bật hơn việc khám phá các kỵ binh và ngựa bằng đất nung của Tần Thủy Hoàng ở Trường An (Xian). Bốn thẻ khảm ngọc lam tìm thấy ở trong một hố của Tam Tinh Đôi giống như những thẻ được xem thấy ở vùng Erlitou (tỉnh Hà Nam) thường được các nhà khảo cổ coi là cái nôi văn hóa của thời đồ đồng của Trung Hoa. Sự quan hệ nầy chứng nhận một cách hiển nhiên việc giao lưu hàng hóa và trao đổi kiến thức kỹ thuật tinh vi từ đồng bằng Trung Nguyên đến Tứ Xuyên. Theo nhà Hán học Alain Thote, vùng trung lưu của con sông xanh (hay là Dương Tữ Giang) có thể là trạm dùng đến trong việc giao lưu nầy. Những kết quả thu gặt được chất chì qua sự phân tích đồng vị ở những nơi như di chỉ Tam Tinh Đôi , hay mồ của nữ hoàng chiến binh Phụ Hảo, vợ của vua Vũ Đinh nhà Thương ở An Dương (Hà Nam) hay là mộ ở Tân Can (Giang Tô) đều xác nhận rõ ràng sự hiện diện của chất chì có nguồn gốc đến từ Vân Nam (Yunan). Trong ba nơi nầy , kỹ thuật chế tạo đều dùng các khuôn mẫu đất sét phân cắt nhiều đoạn trong việc nấu luyện đã có ở thế kỷ 16 trước Công Nguyên với văn hóa Erlitou (Thời kỳ nhà Hạ?). Dựa trên các kết quả nầy, chúng ta có thể phỏng đoán rằng đã có sự thiết lập trao đổi ở nhiều vùng ở giữa thời kỳ hai ngàn năm trước công Nguyên. Các cuộc tương tác văn hóa cũng không còn là một câu hỏi hay nghi vấn chi nửa trên toàn lãnh thổ Trung Hoa. Nhà Thương cũng không còn là một triều đại duy nhất có quyển lực toàn thế thường được nói đến trong các văn bản Trung Hoa mà họ có những nước lân cận cũng hùng cường như họ mà họ có thiết lập liên kết chặc chẽ ít nhiều.
Nằm cách xa 40 cây số về phía bắc của thủ đô Thành Đô (Tứ Xuyên), gần thành phố Quãng Hán, di chỉ Tam Tinh Đôi thường được gọi buổi đầu là nơi có đất đầm nhất là có sự thành hình của ba gò đất (Ba Sao). Chỉ nhờ sự khám phá của hai hố vào năm 1986 mà các nhà khảo cổ mới bất đầu lưu ý nhiều đến nơi nầy và khi khai quật vào năm 1996 thì họ mới biết nơi nầy là môt thành phố được xây dựng đã có khoảng chừng 1800 năm trước Công Nguyên và được lan rộng trên mười mấy cây số. Hai hố nầy cách xa nhau cở ba chục thước. Mỗi hố có độ sâu khoảng chừng 1 thước rưởi và niên tuổi xa cách cở chừng vài chục năm (30 năm khoảng chừng). Hố thứ nhất có tất cả 420 cổ vật, các mảnh xương bị cháy, các ngà voi , các vỏ sò (ốc tiền) vân vân … trong lúc đó ở hố thứ hai thì không những có một số cổ vật ba lần gấp hơn (1300 khỏang chừng) mà còn có những bảo vật khổng lồ (pho tượng của một người có thân hình thon và cao, các cây « thần » đúc bằng đồng và các mặt nạ đen). Không có sự thứ tự rõ ràng trong việc chất đặt các món vật nầy. Ngược lại các lễ vật cúng thì được tập hợp lại và phân chia theo loại nhưng đều bị đánh vỡ và cố tình bị đốt cháy phần đông trong hai hố. Trong những bảo vật tìm thấy ở di chỉ thì những hiện vật đẹp nhất vẫn là pho tượng của một người cao khoảng chừng một thước bảy chiều cao và đứng vững chắc trên một bệ trang trí gồm có bốn mặt nạ đầu thú lật ngược và theo giả thuyết của vài nhà khảo cổ, có cầm trong hai tay một cao một thấp không tương xứng, một hay nhiều vật có hình dáng cây trụ hoặc là một ngà voi và một cây « thần » bằng đồng có chiều cao đến bốn thước sau khi đượ c khôi phục lại và chỉ dùng để thờ thần mặt trời. Nhưng chính các mặt nạ kinh ngạc bằng đồng nó làm lưu ý đến nhiều các nhà khảo cổ lúc khai quật cái hố tế lễ số 2 vì các tượng đầu bằng đồng nầy mỗi cái có một hình dáng kỳ cục so với các khuôn mặt của con người, lỗ tai to tướng của các con voi, chiếc mũi thẳng, khuôn mặt thì vuông, một cái miệng hẹp nhưng rộng với chiều ngang của khuôn mặt và đôi mắt hình quả hạnh nhân được phóng đại. Tìm thấy tổng cộng được mười ba cái tượng đầu người như vậy. Ngược lại triều đại Thương để lại văn khắc trên các hiện vật bằng đồng, di chỉ Tam Tinh Đôi không có lưu lại một chữ viết nào cả. Các nhà khảo cổ buộc lòng gán cho di chỉ Tam Tinh Đôi tính chất hoàn toàn tôn giáo và tế lễ. Họ dựa vào một số tập quán dẫn chứng qua các mặt nạ, các tạo vật lai căng giữa người và thú, các con rồng, các người chim, các vật tế lễ tìm thấy trong các hố, nhất là không có các đồ trang trí và các đồ tế lễ đều bị hoàn toàn hũy phá và sau cùng là cách thức đầm đất qua nhiều lớp biểu lộ ý định niêm phong vĩnh viễn di chỉ Tam Tinh Đôi. Theo Niannian Fan, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sông ngòi ở đại học Tứ Xuyên (Thành Đô), di chỉ Tam Tinh Đôi bị chôn vùi bởi trận bùn lở do cường độ nước dâng lên và rút xuống mau lẹ của sông Minjiang từ một trận động đất quan trọng xảy ra có hơn 3000 năm. Niannian Fan dẩn chứng giả thuyết của ông bằng cách tìm trong các văn bản cổ về lịch sử, có xảy ra vào năm 1099 một thảm họa trọng đại ở thủ đô nhà Châu (Shaanxi). Theo ông, các dân cư ở Tam Tinh Đôi buộc lòng đời đô thời đó về di chỉ Jinsha, cách đó 50 cây số và nằm trên bờ sông Modi. Gỉa thuyết động đất và bùn lở không có gì thuyết phục cả nhất là ông không có giải thích các lý do khiến các hiện vật tế lễ đều bị hủy phá một cách cố tình trước khi được vứt xuống hố của Tam Tinh Đôi vào thời mà nơi nầy bị ruồng bỏ.
Theo nhà Hán học Pháp Alain Thote, chính vì các cơn thinh nộ mà con sông chảy qua nơi nầy nó xoá đi một phần nào vết tích của di chỉ Tam Tinh Đôi. Ngoài những lý do không hiểu được về việc từ bỏ vụt chốc di chỉ Tam Tinh Đôi và thay thế nó sau nầy bởi di chỉ Jinsha được khám phá vào năm 1996 trong vùng ngọai ô nằm ở hướng tây cũa Thành Đô (Chengdu), việc khám phá vẫn còn mang nhiều bí ẩn và đánh thức thêm sự quan tâm và lòng khao khát về sự thật của các nhà khảo cổ. Có các hiện vật tìm được sự giải thích chính đáng còn có nhiều hiện vật vẫn không có sự giải đáp nào cả cho đến ngày hôm nay. Lâu nay, chúng ta tưởng rằng Thục Quốc chỉ thuộc về huyền thọai nhưng sự khám phá di chỉ Tam Tinh Đôi làm cho chúng ta biết được không những Thục Quốc có thật cách đây khoảng 5000 đến 3000 năm mà nó còn có những nghi lễ rất phức tạp qua các hiện vật quyến rũ và dị thường. Phần đông các hiện vật nầy là các tượng đầu người được chế trong một hệ thống rất tĩ mĩ dựa trên những tập tục riêng biệt của nghệ thuật Tam Tinh Đôi với chủ đích làm các hiện vật có khoảng cách để tránh sự chiếu phản chính xác của thế giới hiện tại. Ngược lại không có tìm thấy sự cá biệt hóa nào trong các tượng đầu người. Hố số 1 có được 13 tượng đầu người bằng đồng còn trong hố số 2 có được 44 tượng đầu người trong đó có 4 tượng đầu được phủ che một phần trên mặt bằng vàng lá rất mỏng được cắt rạch hay gò theo kỹ thuật được thường dùng trong nghề kim hoàn (technique du repoussé) để có hình nổi (hay phù điêu). Vàng lá được tìm thấy được ở hai hầm của di chỉ Tam Tinh Đôi và ở di chỉ Jinsha qua các vật trang trí của cây « thần » bằng đồng hoặc ở các mặt nạ hay là ở cây quyền trượng dài 142 cm . Theo sự hiểu biết của các nhà khảo cổ, vàng lá dùng làm các cổ vật tế lễ thường mỏng, nhẹ và ít có trang trí. Vã lại kỹ thuật dùng mẫu sáp để nấu vàng không có dùng. Vàng lá nầy chắc chắn đến từ các mỏ vàng của Tứ Xuyên vì vùng nầy được biết thưở xưa là nơi có giàu có tài nguyên khoáng sản. Đây là một trong những đăc tính của nghệ thuật Tam Tinh Đôi vì vàng vẫn chưa có dùng đến vào cuối 2000 năm TCN ở thủ đô An Dương của triều đại nhà Thương.
Gươm tế lễ Zhang
Thường được gọi là Zhang, các gươm tế lễ bằng ngọc thạch hay được đẽo trong các đá có hình dáng giống ngọc thạch thường có một hoặc hai mũi nhọn ở đầu và được xem là đặc tính thứ nhì trong nghệ thuật của Tam Tinh Đôi. Những ngưòi có cái gươm nầy phải có một cương vị rõ ràng trong đẳng cấp xã hộị. Các gươm tế lễ nầy được có một thời đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ tập tục dành cho giới lãnh đạo của Tam Tinh Đô. Họ phải dùng gươm nầy bằng hai tay để trước ngực trong tư thế tôn kính trước mặt vua hay là dâng lễ trước các thần thánh. Theo nhà Hán học Alain Thote, không có sự quyết đoán minh bạch nào về hai giả thuyết nầy cho đến ngày hôm nay.
Nhờ qua số lượng hình dáng và sự phong phú biểu lộ trong việc trang trí khéo léo với những nét khắc tĩ mĩ bằng kim, việc trọng dụng các cây gươm nầy mang lại sự thành công tuyệt vời ở Sanxingdui. Điều nầy chứng tỏ trong việc chế tạo, ý định tìm kiếm tối đa sự thẫm mỹ và sáng tạo riêng biệt để có sự so sánh với các gươm đựợc tìm thấy ở miền trung và bắc của Trung Hoa . Tuy nhiên, qua bản đồ ghi các cuộc khám phá mà được nghiên cứu thì được biết cái loại gươm nầy có nguồn gốc xuất phát từ miền bắc của nước Trung Hoa và sự hiện diện của nó không có ở các nơi của vùng trung lưu của con sông xanh. Như vậy càng làm giả thuyết lưu truyền trực tiếp của các cây gươ m tế lễ nầy từ đồng bằng trung nguyên đến Tứ Xuyên trong thờì kỳ 2 thiên niên kỷ có lý hơn để rồi các nhà lãnh đạo của Tam Tinh Đôi độc quyền làm sở hửu trong viêc trọng dụng về sau nầy.
[Di chỉ Tam Tinh Đôi (Tiếp theo phần 2)]
Tài liệu tham khảo
Re-examination of the artifact pits of Sanxingdui. Shi Jingsong. Chinese archeology
New research exploring the origins of Sanxingdui. Rowan Flad. Backdirt 2008
Art et archéologie de la Chine impériale. Alain Thote, Robert W. Bagley. Livret annuaire 2002-2003-2004, pp 362-369
La redécouverte de la Chine ancienne. Corinne Debaine-Francfort. Découvertes Gallimard.