Version française
Tưởng niệm một vị vua mà tôi ngưỡng mộ từ lâu qua 4 câu thơ lục bát:
Một đời vì nước vì dân
Vĩnh San đứa trẻ không cần ngôi vua
Tù đày tử nhục khi thua
Tử rồi khí phách ông vua muôn đời
Với sự thỏa thuận của chính quyền Việt Nam, hài cốt của hoàng đế Duy Tân được chôn cất đến giờ ở Cộng Hòa Trung Phi, đã được mang trở về với sự nghinh đón long trọng vào ngày 4 tháng 4 năm 1987 tại Huế, nơi có lăng mộ của các vua triều đại nhà Nguyễn. Điều này chấm dứt sự lưu đày lâu dài và đau đớn mà hoàng tử Vĩnh San, thường được gọi là « Duy Tân » (hay người bạn của các cuộc cải cách) đã có kể từ khi dự án khởi nghĩa chống lại chính quyền thực dân Pháp được phát hiện vào ngày 4 tháng 5 năm 1916 bởi sự phản bội của một cộng tác viên Nguyễn Đình Trứ.
Duy Tân là một nhân vật khác thường mà không có một hoàng đế nào cuối cùng của triều Nguyễn có thể so sánh được. Chúng ta chỉ có thể hối tiếc về sự ra đi đột ngột của ông ta do một vụ tai nạn máy bay xảy ra vào cuối năm 1945 khi ông ta có được nhiệm vụ trở về Việt Nam. Cái chết của ông vẫn tiếp tục tạo ra sự nghi ngờ và vẫn còn là một trong những bí ẩn chưa được làm sáng tỏ cho đến ngày hôm nay. Chúng ta không chỉ tìm thấy ở nơi ông, vào thời điểm đó, sự ngưỡng mộ của dân chúng khó ai mà có đựợc và tính hợp pháp hoàng gia mà còn là một người có khuynh hướng thân Pháp hiển nhiên. Đây cũng là một lá bài thay thế mà tướng De Gaulle đã có nghĩ đến để đề xuất vào giây phút cuối cùng cho người dân Việt để chống lại nhà cách mạng trẻ tuổi Hồ Chí Minh ở Đông Dương. Nếu ông vẫn còn sống, Việt Nam sẽ không trải qua những thập kỷ tiêu cực cuối cùng trong lịch sử và sẽ không trở thành nạn nhân của cuộc đối đầu Đông-Tây và chiến tranh lạnh. Đó là một sự hối tiếc sâu sắc mà mỗi người dân Việt chỉ có thể cảm nhận được khi nhắc đến cuộc đời và số phận của ông ta. Đó cũng là sự bất hạnh cho người dân Việt khi mất đi một chính khách vĩ đại và khi họ viết lịch sử bằng xương máu và nước mắt trong nhiều thập kỷ vừa qua.
Việc lên ngôi của ông vẫn là một trường hộp độc nhất vô nhị trong biên niên sử lịch sử Việt Nam. Lợi dụng các hành động chống Pháp khả nghi của hoàng đế Thành Thái và sự điên rồ trá hình, chính quyền thực dân buộc ông nầy phải thoái vị vào năm 1907 và phải sống lưu vong ở đảo Reunion khi mới có 28 tuổi. Họ yêu cầu thủ tướng Trương Như Cương đảm nhận chức vụ nhiếp chính. Nhưng vì sự từ chối quyết liệt, Trương Như Cương tiếp tục yêu cầu chính quyền thực dân tôn trọng nghiêm ngặt sự cam kết được quy định trong hiệp ước bảo hộ Patenôtre (1884). Ngai vàng được trở về sau này cho một trong những người con của vua nếu vua không thể trị vì (Phụ truyền tử kế). Đối mặt với áp lực của quần chúng và lòng trung thành không thể sai lầm của Trương Như Cương đối với triều Nguyễn, chính quyền thực dân buộc lòng phải chọn làm hoàng đế, một trong những đứa con trai của vua Thành Thái. Họ không giấu diếm ý định chọn một người có vẻ ngoan ngoãn và không có quy mô. Ngoài Vĩnh San, tất cả các con trai khác của hoàng đế Thành Thái, khoảng hai mươi người, đã có mặt ở thời điểm lựa chọn được thực hiện bởi khâm sứ Sylvain Levecque. Vĩnh San vắng mặt lúc gọi tên khiến mọi người phải đi tìm ông ở khắp mọi nơi.
Cuối cùng ông ta được tìm thấy dưới sườn nhà với khuôn mặt dính đầy bùn và ướt đẫm mồ hôi. Ông đang đuổi bắt dế. Nhìn thấy ông ta trong tình trạng bẩn thỉu này, Sylvain Levecque không giấu nổi sự hài lòng vì ông ta nghĩ thật ngu ngốc cho ai đó khi lựa chọn ngày lên ngôi vua để đi săn dế. Sylvain Levecque quyết định chỉ định ông ta làm hoàng đế Annam cùng lời giới thiệu của một cộng tác viên thân thiết M.J.E. Charles vì Sylvain Levecque nhận thấy trước mặt ông là một đứa trẻ bảy tuổi nhút nhát, dè dặt, không có tham vọng chính trị và chỉ nghĩ chơi như bao trẻ nhỏ bằng tuổi. Đó là một phán đoán sai lầm kèm theo sự nhận xét được ghi nhận bởi một nhà báo Pháp ở thời gian sau này trên một tờ báo địa phương:
Một ngày lên ngôi đã thay đổi hoàn toàn hình dáng của một đứa trẻ 8 tuổi.
Vài năm sau chúng ta mới nhận ra rằng nhà báo này đã nói đúng vì Duy Tân đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho dân và đất nước của mình đến hơi thở cuối cùng. Vào thời điểm lên ngôi, ông mới có 7 tuổi. Để cho ông ta có tầm vóc của một hoàng đế, ông ta có được thêm một tuổi. Đây là lý do tại sao trong biên niên sử của Việt Nam, ông được lên ngôi vào năm tám tuổi. Để tránh lại sự chỉ định sai lầm này, chính quyền thực dân đã thành lập một hội đồng nhiếp chính gồm các nhân vật Việt Nam gần gũi với khâm sứ Sylvain Levecque (Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục) để hỗ trợ hoàng đế trong việc quản lý đất nước và nhờ ông Eberhard, cha vợ của Charles làm gia sư của Duy Tân. Đó là một cách thức theo dõi chặt chẽ tất cả các hoạt động của vị vua trẻ này.
Mặc dù vậy, Duy Tân vẫn tìm cách trốn thoát khỏi mạng lưới giám sát do chính quyền thực dân thiết lập. Ông là một trong những người ủng hộ quyết liệt việc sửa đổi các hiệp định của hòa ước Patenôtre (1884). Ông là người sáng kiến của một số cải cách: giảm thuế và các lao dịch, bãi bỏ các nghi thức của triều đình liên quan đến việc lãng phí, giảm lương, vân vân… Ông phản đối mạnh mẽ việc xúc phạm ngôi mộ của Hoàng đế Tự Đức bởi khâm sứ Mahé trong cuộc tìm kiếm vàng với toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut. Ông ta đòi hỏi quyền kiểm soát trong việc quản lý đất nước khiến mở đầu cho những cuộc bất đồng ý kiến xuất hiện càng ngày càng rõ hơn giữa ông và khâm sứ Pháp. Cùng Trần Cao Vân và Thái Phiên, ông dẫn đầu vào ngày 4 tháng 5 năm 1916, một cuộc nổi loạn được phát hiện và dập tắt bởi sự phản bội của một trong những cộng tác viên của ông. Mặc dù bị bắt và bất chấp lời khuyên tâng bốc từ thống đốc Đông Dương yêu cầu ông xem xét lại hành vi, ông vẫn tiếp tục giữ thái độ bất cần và nói:
Nếu ông buộc tôi phải làm hoàng đế của xứ Annam nầy, ông phải xem tôi như một vị hoàng đế trưởng thành. Tôi sẽ không cần một hội đồng nhiếp chính cũng không cần các lời chỉ bảo của ông. Tôi phải được đối xử mọi việc một cách bình đẳng với tất cả các nước ngoài luôn cả nước Pháp. Đối mặt với niềm tin không thể lay chuyển của ông, chính quyền thực dân buộc lòng phải ra chỉ thị cho bộ trưởng bộ giáo dục lúc bấy giờ, cha vợ của hoàng đế tương lai Khải Định, Hồ Ðắc Trung, khởi đầu truy tố ông về tội phản quốc của ông chống lại nước Pháp. Để tránh làm liên lụy đến Duy Tân, hai cụ Trần Cao Vân và Thái Phiên, đã cho Hồ Ðắc Trung biết ý định của họ chấp nhận tự nguyện bản án với điều kiện là hoàng đế Duy Tân được cứu khỏi hình phạt tử hình. Họ cứ lặp đi lặp lại: Trời đất còn đó. Nhà Nguyễn vẫn còn đó. Chúng ta mong chúc thánh thượng sống lâu. Một lòng trung thành với triều đại nhà Nguyễn, Hồ Ðắc Trung chỉ lên án đày hoàng đế phải lưu vong, biện minh cho việc hoàng đế vẫn còn là một đứa trẻ vị thành niên và trách nhiệm về cuộc âm mưu nầy thuộc về hai cụ cộng tác viên là Trần Cao Vân và Thái Phiên. Hai ông bị xử chém tại An Hoà.
Về phần hoàng đế Duy Tân, ông bị kết án lưu đày ở đảo Réunion vào ngày 3 tháng 11 năm 1916 trên tàu Avardiana. Ngày trước khi ông ta ra đi, người đại diện của khâm sứ thường có đến thăm và hỏi ông ta:
Thưa ngài, nếu ngài có cần tiền, ngài có thể lấy tiền trong quỹ nhà nước.
Duy Tân trả lời với giọng rất lịch sự:
Tiền mà ông tìm thấy trong quỹ nhà nước nhằm giúp nhà vua cai trị đất nước chớ nó đâu phải là tiền của tôi trong mọi trường hộp, đặc biệt nhất tôi là một tù nhân chính trị.
Để giải khuây nhà vua, người đại diện đã không ngần ngại nhắc nhở ông có thể chọn những cuốn sách yêu thích ở thư viện và có thể mang theo trong thời gian lưu vong vì ông ta biết rằng nhà vua rất thích đọc sách. Nhà vua gật đầu với sự đề nghị này và trả lời:
Tôi rất thích đọc. Nếu ông có cơ hội lấy sách cho tôi, đừng quên lấy nguyên bộ lịch sử cách mạng Pháp của Michelet.
Sự lưu đày ông không chỉ đánh dấu sự kết thúc một cuộc kháng chiến của triều Nguyễn và một cuộc đấu tranh độc quyền bởi các sĩ phu nhằm để bảo vệ trật tự nho giáo và nhà nước mà còn là sự khởi đầu của một phong trào dân tộc và sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc nhà nước được đưa ra ánh sáng bởi học giả yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. Đó cũng là một cơ hội mà chính quyền thực dân Pháp không biết chủ động trong việc trao trả tự do cho Việt Nam qua vua Duy Tân, một người có khuynh hướng thân Pháp từ thưở ban đầu.
Định mệnh của ông là định mệnh của dân tộc Việt Nam. Mặc dù cố tình xóa mất đi trong một thời gian qua tất cả các đường phố mang tên ông ở các thành phố lớn (Hànôi, Huế, Sàigon) nhưng không ai có thể xóa được tên yêu dấu của ông trong trái tim của người dân Việt và trong ký ức tập thể của chúng ta. Duy Tân không bao giờ là đối thủ của ai cả mà ông vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Việt nam.