Les costumes traditionnels des minorités ethniques (Trang phục dân tộc thiểu số)

Trang phục dân tộc thiểu số

Version française

Nhuộm, dệt và thêu là những công việc chính mà được thấy ở người phụ nữ của các dân tộc thiểu số  trong việc may các  bộ trang phục truyền thống.  Các bộ nầy không chỉ có vô số phong cách khác nhau mà còn có thêm hàng loạt màu rực rỡ.

Để nhuộm vải lanh hoặc vải gai dầu, các dân tộc thiểu số như người Hmong và người  Dao Tien thường dùng đến batik. Đây là kỹ thuật « nhuộm bao vải » có nghĩa là một phần vải được bao che trước khi nhuộm để tạo hoa văn. Người Ai Cập đã sử dụng batik để quấn xác ướp của họ  có hơn 2.400 năm trước. Kỹ thuật thủ công này đang phổ biến khắp nơi ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Dương. Chính ở quốc gia nầy kỹ thuật  rất được phát triển ở đảo Java  và do đó được biết đến với cái tên « batik » có nguồn gốc từ  đảo nầy. Kỹ thuật nầy dựa hoàn toàn trên việc áp dụng sáp trước trên nền.

Người ta vẽ lên vải các họa tiết bằng sáp ong đã được đun nóng  chảy. Dụng cụ vẽ nầy là một loại bút đặc biết có ngòi cong bằng đồng hoặc một số khung đập hình tam giác, những ống tre nhỏ.

Tùy thuộc vào độ phức tạp của hình họa, sáp ong có thể được áp dụng nhiều lần trên các màu sắc khác nhau trong các bể nhuộm màu. Sau đó, được nhúng vào nước sôi cho sáp được  tan hết. Các họa tiết sáng tạo màu được bao bằng sáp để bảo vệ trước khi nhuộm sẽ xuất hiện trên nền vải chàm sẫm.

Những bộ trang phục sặc sỡ và các trang điểm lộng lẫy của họ đã trở thành cùng theo ngày tháng một sức hút không thể chối từ được đối với các du khách nước ngoài khi có dịp họ đến tham quan Việt Nam và đến các vùng có các dân tộc thiểu số như Hà Giang, Cao bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sapa vân vân…. Nó cũng là biểu tượng cho bản sắc của  các dân tộc thiểu số trên một đất nước có 54 dân tộc.

Version française

Teinture, tissage et broderie sont les tâches principales des femmes des minorités ethniques dans la confection de leurs costumes traditionnels. Ceux-ci déploient non seulement une multitude de styles différents mais aussi une gamme de couleurs chatoyantes.  Pour teindre les tissus en lin ou en chanvre, les minorités ethniques telles que les Hmong et les Yao Tien ont recours au batik. Celui-ci  est une technique de teinture à la cire,  employée pour qu’une partie du tissu soit protégée de la teinture durant l’exécution de motifs. Les Egyptiens se servaient du batik pour envelopper leurs momies il y a plus de 2400 ans. Cette technique artisanale  se répand partout  en Chine, en Inde, au Japon et en Indonésie. C’est dans ce dernier pays qu’elle est très développée à l’île de Java  et elle prend ainsi le nom « batik » d’origine javanaise. Elle est  basée sur l’application préalable de la cire  sur le support. 

On dessine d’abord  sur le tissu, des motifs à la cire fondue. Les outils utilisés sont des stylets à réservoir en cuivre courbé, des tampons triangulaires ou de petits tubes en bambou. En fonction de la complexité du dessin, la cire peut être appliquée plusieurs fois sur  des couleurs différentes dans des bains de teinture. Puis le dernier bain fixatif est nécessaire dans l’eau bouillante  pour faire fondre entièrement  la cire. Les motifs protégés de la teinture sont apparus en clair sur fond indigo. On obtient ainsi le tissu décoré.

Leurs costumes bigarrés et leurs parures magnifiques deviennent au fil des années la force d’attraction indéniable qu’ils exercent sur les touristes étrangers lorsqu’ils ont l’occasion de visiter les régions du Vietnam où il y a une forte concentration des minorités ethniques comme Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Điện Biên, Sapa  etc…. C’est aussi le symbole de leur identité dans un pays à 54 ethnies.

Con kìm (Makara vietnamien)

 

Con kìm 

Version française

Bao năm nay khi viếng thăm các đình chùa, mình hay thường chụp con linh vật thường thấy trên nóc.  Cứ ngỡ là con rồng vì  đầu nó tựa như đầu rồng,  miệng nó rất to hay thường ngậm một cấu kiện của nóc nhưng khi nhìn kỹ lại thì nó có thân rất ngắn, đuôi nó lại là đuôi con cá.  Người Trung Hoa thường gọi nó là con Xi. Đây là cách gọi của người Hoa dành cho loại thú huyền thoại Makara trong văn hóa Ấn Độ chuyên sống dưới nưới và vật cưỡi của nữ thần Ganga của  sông Hằng. Như vậy  kìm là con linh vật ngoại nhập.  Nó có cái miệng  to nên dễ kìm kẹp chặt một cấu kiện kiến trúc như nóc nhà, đầu đao  nên người Việt gọi nó là kìm chăng? Tại sao thường thấy ở trên mái chùa hay mái đình?  Theo  sách Thái Bình ngự lãm (*)  thì tập tục nầy đã có từ nhà Hán dưới thời Hán Vũ Đế và cũng thời kỳ Phật giáo mới truyền nhập vào Trung Hoa. Sau khi điện Bách Lương bị hỏa hoạn có một quan thần dâng sớ rằng nếu muốn tránh hỏa họan cần nên tạc tượng con xi  và đặt nó trên mái điện. Nó là linh thần có thể yểm được hỏa hoạn vì mỗi lần nó xuất hiện, nó đạp sóng thì có mưa rơi. Từ đó nó biểu tượng  cho việc trừ hỏa hoạn.

Tập tục nầy được phổ biến không những trong văn hóa cung đình nhà Hán mà còn ở trong tín ngưỡng  dân gian.  Nước ta cũng bị thôn tính ở thời điểm đó bởi nhà Hán nên cũng không ngoại lệ trong việc thờ con kìm nóc. Kìm trở nên một linh vật được trang trí ở nóc hay đầu đao mà các nghệ nhân Việt đã làm cho nó có được ngày nay một đặc tính riêng biệt của văn hóa Việt từ bao nhiêu thế kỷ. Nó trở thành từ lâu  một linh vật thuần Việt. Ai cũng quên đi cái tên Ấn Độ của nó và gốc gác của nó từ Phật giáo.

Version française

Depuis  tant d’années, lorsque j’ai l’occasion de visiter les temples ou les pagodes, je suis habitué à prendre  les photos sur l’animal sacré figurant visiblement sur leur toiture.  Je pense toujours que j’ai affaire à un dragon  car sa tête ressemble à  celle d’un dragon, sa bouche  étant  béante  et avalant toujours  un élément du toit. Mais en l’examinant de près, on découvre  son corps très court et sa queue ressemblant à celle d’un poisson. Les Chinois ont l’habitude de le désigner sous le nom Xi. C’est leur façon d’appeler cette créature légendaire Makara. Celle-ci est habituée à  vivre sous  l’eau et le véhicule préféré  de la déesse du  fleuve Gange, Ganga. Il s’agit donc d’un être aquatique venant de l’étranger. Sa bouche est tellement grande qu’elle peut avaler un élément architectural de la toiture. Est-elle  pour cette raison que les Vietnamiens lui donnent le nom « Kìm ( ou pince en français) ? Pourquoi la trouve-t-on souvent sur les toits des temples ou des maisons communales ? Selon l’encyclopédie  Taiping leibian (*), c’est une tradition  datant de l’époque des Han sous le règne de l’empereur Han Wudi et à la période où le bouddhisme commença à s’implanter en Chine. Suite à  l’incendie du palais Bách Lương et à la suggestion d’un mandarin auprès de l’empereur, la Cour impériale  décida de sculpter la statue de cette créature aquatique et de l’installer  sur la toiture du palais car elle était capable d’éteindre le feu  en surfant sur les vagues, ce qui provoqua ainsi  la pluie  lors de son apparition. Cette créature devint désormais le symbole de l’extinction du feu.

Cette coutume  était répandue non seulement dans la cour impériale des Han mais aussi dans la croyance populaire. Notre pays annexé à cette période par les Han ne fit pas exception dans la pratique de ce culte. Kìm devint ainsi l’animal sacré de décoration sur la toiture des maisons communales et des pagodes car les artistes vietnamiens ont réussi à lui donner aujourd’hui un caractère spécifique dans la culture vietnamienne au fil des siècles. Il devient depuis longtemps un animal sacré purement vietnamien. Tout le monde oublie non seulement son nom hindou makara mais aussi son origine.
 

(*) Thái Bình ngự lãm (Taiping leibian) : một bách khoa toàn thư lớn với hơn 1000 tập được biên soạn trong triều đại nhà Tống (une volumineuse encyclopédie de plus de 1000 volumes compilés durant la dynastie des Song)

 

 

Les plantes à sang chaud ( Các thực vật máu nóng)

Các thực vật máu nóng

Version française

Giống như  các động vật máu nóng, các hoa của một số loài thực vật có thể tỏa ra một số lượng nhiệt  rất lớn lúc  thời  kỳ đang nở như  các loài chim và các côn trùng đang lượn bay trên không gian. Những loại cây này có thể điều chỉnh được việc sản xuất nhiệt và giữ  liên tục nhiệt độ một cách ổn định dù  có  sự biến động của nhiệt độ không khí. Sự kiện  tự nhiên phức tạp này đã được giáo sư động vật học Roger Seymour của Đại học Adelaide đề cập đến trong bài viết “Thực vật máu nóng” với 3 loài thực vật  như sau: Philodendron selloum, bắp cải chồn hôi (hay Symplocarpus foetidus) và hoa sen (Nelumbo nucifera) . Đối với ông, hiện tượng này không có gì mới lạ cả vì nhà tự nhiên học lừng danh Jean-Baptiste Lamarck đã báo cáo vào năm 1778 rằng cây arum châu Âu (cây chân bê) trở nên nóng khi ra hoa. Các loại cây khác thuộc họ Araceae, chẳng hạn như hoa hồng môn (anthurium), hoa bắp cải chồn hôi thuộc cũng có khả năng nóng lên, giống như hoa súng vùng Amazone hay quốc hoa của chúng ta, hoa sen đấy. Ở các loại cây có hình dáng chân bê thì  sự  sản xuất năng lượng của tế bào diễn ra  ở  trong ty thể (hoặc các bào quan giữa các tế bào). Năng lượng này đến từ  sự phản ứng của oxy và các phân tử năng lượng, rất cần thiết cho các hoạt động của tế bào hoặc trong việc sản  nhiệt (thermogenèse). Chúng ta nhận thấy rằng điều này có liên quan chặt chẽ đến việc tiêu thụ oxy qua các cuộc thí nghiệm thực hiện. Thật  rất ngạc nhiên khi thấy những bông hoa của  các cây này có thể điều chỉnh nhiệt độ khi thời tiết lạnh. Từ những thí nghiệm của Roger Knutson ở trường  Luther của tiểu bang  Iowa, chúng ta mới biết rằng cây bắp cải chồn hôi  có thể duy trì nhiệt độ từ 15 đến 24°C  ít nhất trong hai tuần vào cuối mùa đông mặc dù nhiệt độ bên ngoài vẫn còn âm. Điều tương tự nầy cũng xảy ra với loài hoa sen của chúng ta. Loài hoa nầy  có thể duy trì nhiệt độ ở khoảng 32°C trong 2 hoặc 4 ngày vào giữa thời kỳ hoa  nở vào mùa hè khi nhiệt độ không khí xuống dưới 10°C. Đối với   các loài chim và  các động vật, việc  điều chỉnh nhiệt độ  rất  cần thiết để cho phép chúng có thể hoạt động tiếp tục tìm kiếm thức ăn khi lạnh làm chậm đi sự phản ứng tế bào và hoạt động của các  động vật có máu lạnh.

Ngược lại sự điều chỉnh nhiệt độ ở các loại thực vật máu nóng có hữu dụng gì? Đối với các nhà thực vật học, việc điều chỉnh nhiệt độ nhằm tạo ra  điều kiện thuận lợi cho việc bốc hơi các chất có mùi mật để  thu hút  các côn trùng thụ phấn. Nhưng điều này không  có chứng minh đựợc nhiệt độ tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ cơ thể. Hiện nay có hai giả thuyết về sự điều hòa nhiệt  độ của các loài thực vật có máu nóng? Giả thuyết thứ nhất là hoa cần nhiệt độ ổn định để bảo vệ các cấu trúc sinh sản hoặc các bộ phận trọng yếu của nó để khỏi bị thiệt hại từ việc  sản xuất nhiệt  độ không kiểm soát được.

Còn giả thuyết thứ hai thì  tạo điều kiên cho thực vật  sinh sản được tốt hơn nhờ có được  một môi trường ổn định và thuận lợi  cho  các côn trùng thụ phấn. Đối với những con côn trùng nầy, việc lượn  bay  và di chuyển phấn hoa  đi  lại là những hoạt động đòi hỏi có một nhiệt độ cơ thể cao với mức giá làm  tiêu hao năng lượng đáng kể. Đó là lý do tại sao nhờ  có môi trường ấm áp và ổn định của những thực vật  này mà những con côn trùng thụ phấn có thể tận dụng hưởng được tiện nghi ở trong hoa để giao phối, ăn, tiêu hóa và làm nhiều việc khác không cần hoang phí năng lượng riêng tư của mình trong việc giữ nhiệt độ cơ thể. Các tác động qua lại của thực vật  Philodendron selloum với các côn trùng thụ phấn được quan sát bởi Gerhard Gottsberger của Đại học Ulm ở Ba Tây  phù  hợp hoàn toàn với giả thuyết thứ hai này. Cũng như Philodendron selloum, hoa sen  bắt đầu điều chỉnh nhiệt độ giữa lúc  hình thành nụ và sự nổ rợ các  cánh hoa của nó khi côn trùng xâm nhập vào bông hoa. Sự điều hòa nhiệt độ sẽ chấm dứt khi các cánh hoa nở rộ hoàn toàn. Sau khi thụ phấn, các cánh hoa  lại rụng đi  còn lại  đế hoa,  nơi  chứa  các hạt lại bắt đầu phát triển với cấu trúc xốp của nó màu vàng dễ trông thấy. Bộ phận này chính  là cơ quan tạo ra nhiệt chính. Hoa sen giữ nhiệt độ gần như không đổi bằng cách tăng lượng oxy khi không khí ở ngoài lạnh và giảm đi khi không khí lại nóng. Các thực vật máu nóng là một minh chứng tuyệt vời cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về những điểm tương đồng đáng chú ý giữa động vật và thực vật mặc dù trên thực tế cả hai loại sinh vật này không có nhiều điểm chung cả.

Comme les animaux à sang chaud,  les fleurs de  certaines plantes peuvent dégager une grande quantité de chaleur au moment de leur floraison comme les oiseaux et les insectes en vol. Ces plantes sont capables d’ajuster la production de chaleur et maintenir la température aussi constante que possible malgré les fluctuations de la température de l’air. Ce fait  naturel complexe a été évoqué par le  professeur de zoologie Roger Seymour  de l’université d’Adelaide dans son article intitulé « Des plantes à sang chaud » avec les trois plantes suivantes : Philodendron selloum, Chou des mouffettes (ou Symplocarpus foetidus) et le lotus sacré (Nelumbo nucifera). Pour lui, ce phénomène n’est pas nouveau car l’illustre naturaliste Jean-Baptiste Lamarck avait signalé en 1778 qu’un arum européen  (cây chân bê) devint chaud lorsqu’il fleurissait. D’autres plantes faisant partie de la famille des aracées comme le chou des mouffettes ont aussi la capacité de s’échauffer ainsi que le nénuphar de l’Amazonie ou notre fleur nationale, le lotus. Chez les arums, la production d’énergie des cellules a lieu dans les mitochondries (ou les organites intracellulaires). Étant  issue  de la réaction d’oxygène et des  molécules énergétiques cette énergie  est indispensable aux activités cellulaires ou à la production de chaleur (thermogenèse). On constate que grâce aux expériences réalisées, cette dernière est liée étroitement à la consommation d’oxygène. Quelle surprise de voir les fleurs de ces plantes réussissant à assurer la régulation thermique quand le temps est froid. C’est par les expériences effectuées par Roger Knutson du collège Luther de l’Iowa que le spadice du chou aux mouffettes pouvait maintenir sa température entre 15 et 24°C durant au moins deux semaines vers la fin de l’hiver malgré les températures encore négatives à  l’extérieur. Idem pour notre lotus sacré  qui pouvait maintenir sa température aux alentours de 32°C pendant 2 ou 4 jours au milieu de sa période de floraison estivale lorsque la température de l’air est inférieure à 10°C. Pour les oiseaux et les animaux, la régulation thermique s’avère  nécessaire  afin de les permettre de rester actifs  pour continuer à chercher la nourriture lorsque le froid ralentit les réactions cellulaires et l’activité des animaux à sang froid.

Par contre à quoi sert la régulation thermique pour les plantes à sang chaud? On sait que les plantes ne s’accouplent pas et ne se déplacent pas et que la nature rejette l’auto fécondation. C’est pour cela qu’il faut donc un moyen pour transporter le pollen vers les ovules des autres fleurs. Les plantes ont besoin ainsi des insectes pollinisateurs.  Pour les botanistes, la régulation thermique a pour but de faciliter l’évaporation des substances odoriférantes (nectar) permettant d’attirer des insectes pollinisateurs et de les faire butiner.  Mais cela ne justifie pas que la production de chaleur est augmentée ou diminuée en fonction de  la température ambiante. Il y a aujourd’hui  deux hypothèses soulevées dans la régulation thermique des plantes à sang chaud ? La première hypothèse s’appuie sur le fait que la fleur a besoin d’une température constante pour protéger ses structures reproductrices ou ses parties sensibles des dommages pouvant être provoqués par une production de chaleur incontrôlée. Quant à deuxième hypothèse, cela favorise la reproduction végétale grâce à la création d’un environnement stable et chaud pour les insectes pollinisateurs. Pour ces derniers  ayant besoin de transporter le pollen, le vol et les déplacements, ce sont des activités nécessitant une température corporelle élevée au prix d’une dépense énergique importante. C’est pour cela que grâce à cet environnement stable et chaud mis en place par ces plantes, les insectes pollinisateurs pourraient profiter de ce confort chauffé dans la chambre florale pour s’accoupler, manger  et  vaquer à diverses occupations dans la fleur sans avoir besoin de gaspiller leur propre énergie dans le maintien de leur température corporelle. Les interactions de  Philodendron selloum et des insectes pollinisateurs observées par Gerhard Gottsberger de l’université d’Ulm au Brésil sont en faveur de cette deuxième hypothèse. Analogue à la plante Philodendron selloum, le lotus commence à réguler sa température entre la formation de son bouton et l’épanouissement de ses pétales quand les insectes s’introduisent dans la fleur. La régulation thermique cesse  lors de l’épanouissement entier de ses pétales.  Après la pollinisation, les pétales tombent et le réceptacle qui contient les graines commence à se développer avec sa structure spongieuse jaune visible. C’est le principal organe générateur de chaleur. La fleur du lotus garde quasi constante sa température en augmentant sa consommation d’oxygène lorsque l’air est froid et en la réduisant lorsque l’air se réchauffe. Les plantes à sang chaud sont une excellente démonstration de l’intérêt porté par les  chercheurs sur les ressemblances remarquables entre les animaux et les plantes malgré que ces deux catégories d’organismes n’ont pas grand-chose en commun. 

Bibliographie

Marc Gibernau,  Denis Barabé :Des fleurs à sang chaud. POUR LA SCIENCE – N° 359 SEPTEMBRE 2007.
R.S . Seymour et P. Schultze-Motel: Thermoregulating Lotus flowers in Nature vol 383, p 305, 26 Septembre 1996

Culture du riz inondé (Canh tác trồng lúa nước)

Photos prises au Musée  d’ethnographie (Hanoï)

Culture du riz inondé

Fleur de frangipanier (Dork Champa)

Hoa này có ý nghĩa tượng trưng mạnh mẽ đối với người Hindu và Phật giáo, vì thế nó được gọi là hoa ở các đền thờ. Có lẽ đó là lý do tại sao người Chàm yêu mến loài hoa này và xem nó là biểu tượng của đất nước họ vào thời nước Chiêm Thành còn là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng  Ấn Độ độc lập ở miền trung Việt Nam ngày nay. Khi người dân Việt  và vua Lê Thánh Tôn chiếm đất nước này, người Chàm buộc  lòng phải  phân tán ở Đông Dương, đặc biệt là ở Lào và Cao Mên, mang theo cây này. Hoa này được người Lào gọi là Dork Champa để tượng trưng cho hoa bị người Chàm bỏ rơi. Người Lào sau đó đã sử dụng nó cho quốc gia của họ khi  họ  thành lập được nước cùng Thái Lan và từ đó trở thành hoa biểu tượng của đất nước họ. Ban đầu được gọi là Plumeria để vinh danh nhà thực vật học người Pháp thế kỷ 17 Charles Plumier, hoa này được gọi sau đó hoa Frangipani, được đặt theo tên của một  hầu tước người Ý Đại Lợi  Frangipani, người đã tạo ra một loại nước hoa từ  quả hạnh nhân.

Hoa Sứ

La fleur de frangipanier a une symbolique forte chez les hindous et bouddhistes d’où son nom de fleur des temples. C’est peut-être  pour cette raison que les gens du Champa adorent cette fleur et la prennent  comme le symbole de leur pays à l’époque où le Champa était encore un pays indianisé indépendant dans le centre du Vietnam d’aujourd’hui. Lors de l’annexion de ce pays par les Vietnamiens avec le roi Lê Thánh Tôn, les Chams furent dispersés en Indochine en particulier au Laos et au Cambodge en emmenant avec eux cette plante. Cette fleur  était appelée Dork Champa par les Laotiens pour signifier la fleur abandonnée par les Chams.   Les Laotiens la reprennent  plus tard  pour leur compte lors de la formation de leur pays avec la Thaïlande  et  la font devenir désormais  la fleur emblématique de leur pays. Connue au départ  sous le nom de Plumeria  en l’honneur du botaniste français du 17ème siècle Charles Plumier,  cette fleur devient après, la fleur du frangipanier en prenant le nom d’un marquis italien Frangipani  qui a crée un parfum  à base d’amande.

 

La pivoine (Hoa mẫu đơn)

Hoa mẫu đơn

Version française

Khác với  người Việt ưa thích hoa sen thì hoa mẫu đơn đối với người Trung Hoa được xem  là nữ hoàng của các loài hoa (hua wang) hay loài hoa của sự giàu có và danh dự. Đối với người nông dân, nếu loài hoa này mất màu hoặc tàn lụi rất nhanh thì đó là dấu hiệu của sự nghèo khổ và sự bất hạnh sắp đến  với chủ nhân của loại cây này.  Được xem coi như một biểu tượng của vẻ đẹp nữ tính và tình yêu, hoa mẫu đơn vẫn được người Trung Hoa  gọi là “hoa Lạc Dương” bởi chính tại kinh thành này, nó đã sản sinh ra những mẫu vật đẹp nhất: trắng ngọc bích, vàng sáng và đỏ son. Vào thời nhà Đường (618 -916), các hoàng đế đặt nó dưới sự bảo hộ của họ, đặc biệt là hoàng hậu Võ Tắc Thiên ​​​​và dùng hoa nầy  đại diện trên khắp mọi miền đất nước mà Việt Nam còn bị sáp nhập vào thời điểm đó. Trong  sách y học của vua Thần Nông, vỏ rễ mẫu đơn được dùng để chống đau đầu và đau thắt lưng do sự  mệt mỏi quá mức.

Hoa mẫu đơn (Paeonia) là loài hoa cắt cành trưng bày  tuyệt vời nhưng nhiều người làm vườn rất ngần ngại sử dụng vì sợ mang kiến ​​vào nhà. Loại kiến ​​hay thường thích  hoa mẫu đơn vì chúng  bị thu hút bởi mật mà hoa hay  thường tiết ra.  Đây là hoa mẫu đơn  có tên là Brotero (Paeonia broteri), một loại cây thân thảo thuộc họ Paeoniaceae, đặc hữu của bán đảo Iberia.

Version française

Contrairement aux Vietnamiens qui adorent le lotus, la pivoine est pour les Chinois la reine des fleurs (hua wang) ou la fleur de la richesse et des honneurs. Pour les paysans, si cette fleur perd ses couleurs ou elle  se fane très rapidement, c’est un signe de pauvreté et de disgrâce prochaine pour le propriétaire de cette plante.  Étant connue comme symbole de beauté féminine et de l’amour, la pivoine est appelée encore par les Chinois  « la fleur de Luoyang » car c’est dans cette cité impériale qu’elle a  produit ses meilleurs spécimens : blanc jade, jaune lumineux et rouge vermillon. Sous la dynastie des Tang  (618 -916),  les empereurs la placèrent sous leur protection, en particulier l’impératrice Wu Ze Tian et la firent représenter dans tout l’empire où le Vietnam fut annexé encore à cette époque. Dans l’extrait de Science médicinale de Shen Nong,  on se sert de l’écorce de la racine de la pivoine pour combattre la céphalée et les lumbagos dus aux excès de la fatigue.

Les pivoines (Paeonia) font d’excellentes fleurs coupées pour la décoration.  Pourtant beaucoup de jardiniers hésitent de les utiliser de peur de faire  rentrer des fourmis dans la maison. Ces  dernières  aiment souvent les fleurs de pivoine car elles sont attirées par le nectar que ces fleurs  dégagent. La pivoine de Brotero (Paeonia broteri) est une plante herbacée de la famille des Paeoniaceae, endémique de la péninsule ibérique.

 

La Muraille de Chine (Vạn Lý Trường Thành)

 

La Muraille de Chine

Vạn Lý Trường Thành

 

 

Elle est constituée par un grand nombre de fortifications militaires et défensives  dans  différents endroits  à la frontière nord de la Chine. Etant connue sous le nom chinois de « La longue muraille de dix mille li », elle commence à l’est à Shanhaiguan (Sơn Hải Quan), dans la province du Hebei (Hà Bắc) , et se termine à Jiayuguan (Gia Dục quan)  dans la province orientale du Gansu (Cam Túc). Ayant plus de 5000 km, elle est le symbole de la Chine d’aujourd’hui. Les sections proches de Pékin ont été restaurées mais dans le Nord mais il reste encore des pans de murs chancelants. Ce grand ouvrage défensif fut construit  à l’époque des Zhou au IXème siècle avant J.C. C’est pourquoi on y trouve non seulement  des murs, de pistes cavalières mais aussi des  tours de guet. C’est  en 1987 que  la Grande Muraille est classée au patrimoine mondial de l’UNESCO . Elle est reconnue aussi comme le seul  ouvrage construit par l’homme sur la terre que l’on puisse voir depuis la lune.

À l’époque des Royaumes Combattants, d’autres murs furent construits par les seigneurs de ces royaumes dans le but de défendre leur pays. Les historiens les qualifient de « murs pré-Qin ». Après l’unification du pays, on dit que dans son rêve, l’empereur des Qin Shi Huang Di aurait vu l’occupation de son empire par les barbares du Nord. Hanté par ce songe, il a chargé le général Meng Tian (Mộng Điềm) de relier les murs de ces six états conquis dans le but de contrer ces barbares.  La dynastie des Ming a effectué les travaux de rénovation d’une durée approximative de 200 ans.

C’est la muraille des Ming qu’on voit aujourd’hui. C’est aussi l’avis de Arthur Waldron, auteur du livre intitulé « The Great Wall of China. From history to myth« . Pour ce dernier, la Muraille de Chine ne va pas plus loin au delà de la fin du XVème siècle. Elle va de Shanhaiguan (la passe Shanhai à l’est) et à Jiayuguan  (la passe Jiayu à l’ouest) sur une longueur de 5660km. On peut dire que la construction de la grande muraille n’a jamais été interrompue complètement durant 2000 ans, de l’époque des Royaumes Combattants jusqu’à la dynastie des Qing. D’après les registres historiques, sa construction a mobilisé des centaines de milliers de paysans. De plus, durant les périodes de travaux intensifs, plus de 1,5 millions de personnes y sont engagées également sans oublier de noter aussi la participation massive de soldats. Les Chinois ont l’habitude de dire que celui qui n’est pas monté encore sur la Muraille de Chine ne mérite pas d’être un homme valeureux. »Bất đáo Trường Thành phi hảo hán (Chưa đến Vạn lý trường thành chưa phải là hảo hán« . C’est pour cette raison que la Muraille de Chine est l’un des sites les plus visités par les Chinois. Elle est aussi la ligne de front séparant les Barbares des Chinois. Beaucoup de gens ont été envoyés et péri sur ce front. La Muraille de Chine est témoin de plusieurs drames humains et de séparations douloureuses  et tragiques. Cela nous fait rappeler les quatre vers du beau poème Liangzhu (Lương Châu Từ) du célèbre poète chinois Vương Hàn (Wang Han) à  l’époque de la dynastie des Tang ( Đường triều):

Bồ đào mỹ tửu dạng quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi

Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, bác chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.

Il y a du vin rouge contenu dans ma coupelle étincelante et translucide
Malgré l’envie de le boire, je suis pressé de monter à cheval à cause du son du pipa
Ne ricanez pas si vous me voyez étendu et ivre mort sur le champ de bataille
Depuis toujours et de toutes les guerres, combien de gens en sont-ils revenus?

 

万里

 

On peut se remémorer aussi la plus célèbre légende de la Muraille de Chine, celle de la pleureuse Mạnh Khương nữ (Meng Jiangnu). Celle-ci n’hésite à marcher plus de 10.000 li pour aller chercher son mari, un étudiant nommé Fan Qiliang (Phạm Hỷ Lương) que l’empereur de Chine Shi Huang Di a envoyé le jour de son mariage à la passe de Shanhaiguan pour construire la muraille. Sur place, elle apprend le décès de son mari mort de faim et de froid et elle ne réussit pas à retrouver son corps. Désespérée, elle pleure incessamment durant 3 jours et 3 nuits. Ses larmes érodent une portion du rempart, ce qui lui permet de retrouver le corps de son mari enseveli sous la muraille. Après l’enterrement, elle se suicide en se jetant dans la mer.

Aujourd’hui, à Shanhaiguan (Sơn Hải Quan) (Hebei, Hà Bắc), il y a l’autel érigé en l’honneur de cette dame. C’est aussi à Shanhaiguan (Sơn Hải Quan) que le général chinois Wu Sanggui (Ngô Tam Quế) de la dynastie des Ming qui refuse de s’allier à Li Zicheng ( Lý Tự Thành ), le chef des rebelles paysans pour la simple raison que ce dernier s’empare de sa concubine Chen Yuanyuan (Trần Viên Viên), a ouvert la porte aux armées mandchoues. C’est ainsi que débute la dynastie des Qing.

La solidité de cette muraille est due en grande partie à l’utilisation du riz glutineux et du calcium de la chaux (vôi) dans la fabrication du mortier servant à la réparation et à la restauration des anciennes constructions en pierres et en roches. Selon le chercheur chinois Zhang Bingjian de l’université Zhejiang ( hiết Giang), c’est l’Amylopectine (ou vữa en vietnamien ), une substance à haute résistance mécanique qui permet aux constructions anciennes chinoises, en particulier la Muraille de Chine, de résister à l’épreuve du temps et au séisme. Il a rapporté cette découverte dans son article publié dans le journal américain « Journal of the American Chemical Society, 2010, 132 (19), pp 6855–6861« . Cela donne l’explication au mouvement des protestations populaires venant du sud de la Chine où il y a en ce temps-là la réquisition systématique du riz. Celle-ci a pour but de servir à fabriquer le mortier glutineux et à nourrir les gens chargés de restaurer cette muraille à l’époque des Ming.

 

Vạn lý trường thành gồm rất nhiều đồn lũy  quân sự và phòng thủ nằm  rải rắc ở các địa điểm khác nhau ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Được biết đến với tên tiếng Hoa là “Vạn Lý Trường Thành”, nó bắt đầu ở phía đông tại Sơn Hải Quan, thuộc tỉnh Hà Bắc và kết thúc tại Gia Dục Quan  ở phía đông tỉnh Cam Túc. Với chiều dài hơn 5000 cây số, nó là biểu tượng của Trung Quốc ngày nay. Những phần gần Bắc Kinh đã được khôi phục nhưng ở phía Bắc vẫn còn những đoạn tường dễ bị sụp đổ. Công trình phòng thủ rộng lớn này được xây dựng từ thời nhà Chu vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên để bảo vệ đất nước tránh sự xâm lăng của dân man rợ ở phương Bắc. Đây là lý do tại sao không chỉ có tường và đường đi cho kỵ sĩ  mà còn có cả các tháp canh. Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nó còn  được công nhận là công trình kiến ​​trúc nhân tạo duy nhất trên trái đất có thể nhìn thấy từ mặt trăng. Dưới  thời Chiến Quốc, các bức tường khác được các lãnh chúa của các vương quốc này dựng lên nhầm bảo vệ đất nước. Các nhà sử học gọi chúng là “ các bức tường thời tiền Tần”. Sau khi đất nước  được thống nhất, người ta kể rằng trong giấc mơ, Tần Thủy Hoàng đã nhìn thấy sự tan rã đế chế của mình bởi những kẻ man rợ từ phương Bắc. Bị ám ảnh bởi giấc mơ này, ngài mới giao cho tướng Mộng Điềm liên kết  lại các bức tường của sáu nước bị chinh phục này để chống lại bọn man rợ này. Nhà Minh đã thực hiện công việc  tu bổ sửa chửa   hoàn tất lại  kéo dài khoảng 200 năm.

Thập Tam Lăng ( 13 Mausolées des Ming)

Thập Tam  Lăng nhà Minh

Ming Shisan Ling

Version française

Mười ba lăng mộ nhà Minh nằm trong một thung lũng rộng phía nam núi Thiên Thọ, cách Bắc Kinh khoảng 42 cây số. Thung lũng này được chọn vì đáp ứng được tiêu chí về Phong Thủy. Nó được bao bọc ba mặt ở  phía bắc nhờ có một dãy núi còn về phía nam nhờ sự  hiện diên một khe hở  để  tránh được các thần linh  ma quỷ từ gió bắc mang đến. Tổng cộng có 13 trong số 16 hoàng đế   của nhà Minh, 23 hoàng hậu, một phi tần nhất phẩm cùng một số phi tần được an nghỉ tại nơi thung lũng bình  yên này. Có ba  vị hoàng đế nhà Minh không được chôn cất ở nơi nầy. Nằm ở trung tâm nghĩa trang, thì có ngôi mộ của Chu Đệ (Trường Lăng) được  xem  là nổi bật với kích thước to lớn so với mười hai lăng mộ khác. Nó cũng là ngôi mộ đầu tiên được xây dựng ở đây với 60 cột gỗ lim cao có 12 mét và có đường kính 1 mét được đưa từ vùng rừng sâu của Vân Nam và Tứ Xuyên mang về Bắc Kinh và cũng là nơi tổ chức mọi hoạt động cúng tế. Còn các ngôi mộ khác của các hoàng đế nhà Minh thì được sắp xếp theo  mô hình cây quạt xung quanh  con đường  chính thiêng liêng được gọi là « Thần Đạo »  (Shendao)

Dọc hai bên của con đường dài này thì  có 36 bức tượng bằng đá, 12 vị quan chức dân sự và quân sự, và 12 cặp động vật (sư tử, lạc đà, kỳ lân, voi, ngựa và con vật tưởng tượng). Ngôi mộ của Vhu Đệ (Yong Le)  vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng chúng ta  cũng biết rằng khi ông được an táng,  có 16 phi tần cũng bị chôn sống. Phong tục dã man này đã bị bãi bỏ sau đó vào thế kỷ 15 dưới thời vua Minh Thần Tông (Vạn Lịch).

Khi còn sống, Hoàng đế Vạn Lịch  bắt đầu xây dựng Định Lăng vào năm 1584. Điều này khiến nhà nước tốn một khoản tiền đáng kể. Không biết cấu trúc bên trong của ngôi mộ này, giáo sư Xia Nai, giám đốc Viện Khảo cổ học Bắc Kinh phải  thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên về Định Lăng vào năm 1956 và phát hiện ra ngôi mộ  nầy chưa bao giờ  bị xâm phạm. Chính nhờ một thẻ  bài mới  biết ra vị trí của cánh cửa ở  trong bức tường với cơ chế bí mật được chôn sâu khoảng chừng  11 thước  dưới lòng đất, ông mới thành công trong việc mở được ngôi mộ này cũng như các căn phòng phụ của nó.

Điều này dẫn đến  sự tìm thấy phòng chôn cất của Vạn Lịch và hai  bà hoàng hậu Tiêu Duẩn và Tiêu Cảnh. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các đồ vật quý giá (trang sức bằng ngọc bích, gốm sứ ba màu, meiping (một lọại bình sứ ) vân vân ) trong 26 chiếc rương sơn mài màu đỏ tía được cất giử  ở phòng phía sau cùng.

Điều này dẫn đến  sự tìm thấy phòng chôn cất của Vạn Lịch và hai  bà hoàng hậu. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các đồ vật quý giá (trang sức bằng ngọc bích, gốm sứ ba màu, meiping (một lọại bình sứ ) vân vân ) trong 26 chiếc rương sơn mài màu đỏ tía được cất giử  ở phòng phía sau cùng. Hiện tại, ngôi mộ duy nhất mà có thể du khách được truy cập  đó  lăng của  Wanli (1573-1620) (Vạn Lịch). Bà hoàng hậu (Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu) và bà hoàng quí phi (Hiếu Tĩnh Hoàng hậu) được  chôn cất bên cạnh hoàng đế.

Cung điện dưới lòng đất nầy có diện tích 1195 thước vuông, sâu 27 mét. Nó được có 5 phòng: phòng phía trước, phòng trung tâm, phòng phía sau cũng như hai phòng bên. Nó được xây dựng bởi 30.000 công nhân sau sáu năm. Phòng trung tâm và phòng phía trước tạo thành một hành lang dài vuông góc với phòng phía sau. Tất cả các phòng đều được ngăn cách với nhau bằng một cánh cửa lớn bằng đá cẩm thạch màu trắng được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc tinh xảo. Ngoài ra còn có 3 chiếc ngai bằng đá cẩm thạch dành riêng cho người đã khuất ở gian giữa.

Ngoại trừ tấm bia mộ của  Chu Đệ mà người kế vị ông để lại hơn 3000 chữ ca ngợi công đức của cha mình, chúng ta không tìm thấy chữ viết nào trên tấm bia của các ngôi mộ khác. Đây là một bí ẩn  mà các nhà sử học cần phải  giải quyết. Một số người cho rằng các hoàng đế nhà Minh đã bãi bỏ tục lệ này vì sợ bị hậu thế chỉ trích, chế giễu vì hành vi sai trái, trụy lạc. Một số  người khác lại ủng hộ sự chấp nhận thái độ  của Vũ Tắc Thiên  thời nhà Đường bởi  các hoàng đế nhà Minh. Bà nầy  không để lại dấu vết gì  cả để khỏi bị chỉ trích vì bà biết cách cư xử của mình không thể  hoàn hảo.

13 TOMBEAUX DES MING

Version française

Les tombeaux des Ming sont situés dans une large vallée au sud de la montagne Tianshou (Thiên Thọ) loin de Pékin à peu près de 42 kilomètres. Cette vallée a été choisie car elle répond aux critères de Fengshui (Phong Thủy). Elle est encadrée au nord sur ses trois côtés par une chaîne de montagnes et au sud par une ouverture, ce qui lui permet d’être protégée contre les mauvais esprits emmenés par les vents du Nord. Il y a en tout 13 des 16 empereurs des Ming, 23 impératrices, une concubine de premier rang et une douzaine de concubines impériales qui ont reposé dans cette vallée paisible. Trois empereurs des Ming ne sont pas enterrés ici.

Située au centre du cimetière, la sépulture de Yong Le (Trường Lăng) se fait remarquer par sa taille imposante par rapport aux douze autres mausolées  avec 60 colonnes en bois de fer (gỗ lim) ayant 12 mètres de haut et un diamètre d’un  mètre, ramenés de la région forestière de Yunnan et Sichuan  jusqu’à Pékin. Elle est aussi la première à y être construite. Les autres tombeaux des empereurs des Ming sont disposés en éventail autour de la voie  principale sacrée (Shendao). Cette longue allée est bordée de 36 statues de pierre, 12 dignitaires civils et militaires et 12 paires d’animaux (lions, chameaux, licornes, éléphants, chevaux et chimères). Le tombeau de Yong Le est resté inviolé. Mais on sait qu’au moment de son enterrement, 16 concubines furent emmurées vivantes à son côté. Cette coutume fut abolie  après au XVème siècle.

De son vivant, l’empereur Wan Li commença à construire en 1584 son tombeau Dingling (tombeau de la tranquillité)(Định Lăng). Celui-ci coûte une somme considérable à l’état. Ignorant la structure interne de ce tombeau, le professeur Xia Nai, directeur de l’institut d’archéologie de Pékin, effectua le premier sondage sur le Dingling en 1956 et découvrit ce tombeau inviolé. Grâce à une tablette indiquant l’emplacement de la porte du mur au mécanisme secret enfoui à trente cinq pieds sous terre, il réussit à ouvrir ce tombeau ainsi que ses chambres annexes. Cela permet de retrouver la chambre funéraire de Wanli et de ses 2 impératrices Xiao Duan et Xiaojing. On trouve également un grand nombre d’objets précieux (parures de jade, des céramiques à trois couleurs, des meiping etc. ) dans les 26 coffres en laque pourpre rangés dans la salle du fond. Pour le moment, le seul tombeau accessible aux visiteurs est celui de Wanli ( 1573-1620) (Vạn Lịch en vietnamien). L’impératrice et la première concubine impériale (Hoàng Qúi Phi)  furent enterrées à leur mort au côté de l’empereur.

Le palais souterrain d’une superficie de 1195 m2 se trouve à 27 mètres de profondeur. Il est constitué de 5 salles: la salle antérieure, la salle centrale, la salle postérieure ainsi que deux salles latérales. Il a été construit par 30.000 ouvriers au bout de six ans. La salle centrale et la salle antérieure forment un long couloir directement perpendiculaire à la salle de fond. Toutes les salles sont isolées les unes des autres par une grande porte en marbre blanc décorée de fines sculptures. On trouve aussi 3 trônes en marbre réservés pour les défunts dans la chambre centrale.

Excepté le stèle du tombeau de Yong Le sur lequel son successeur a laissé plus de 3000 mots vantant les mérites et les vertus de son père, on ne trouve aucune écriture sur les stèles des autres tombeaux. C’est une énigme à élucider pour les historiens. Certains pensent que les empereurs des Ming abolirent cette tradition par peur d’être critiqués et ridiculisés par la postérité à cause de leur mauvaise conduite et de leur débauche. D’autres penchent en faveur de l’adoption de l’attitude de Wu Ze Tian (Vũ Tắc Thiên) de la dynastie des Tang par les empereurs des Ming. Celle-ci ne laisse aucune trace écrite afin de ne pas être critiquée car elle savait que son comportement n’était pas irréprochable.

Thi sĩ Đoàn Thị Điểm (Poétesse Đoàn Thị Điểm)

 

Version française

Được biết đến dưới bút hiệu là Hồng Hà, bà sinh ra vào năm Ất Dậu  (1705) ở làng Hiến Phạm, huyện Văn Giang, Hưng Yên ở miền bắc Việt Nam. Bà đựợc xem đứng bậc nhất  trong bốn nữ sĩ lỗi lạc nhất ở Việt Nam cùng  với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Sương Nguyệt Ánh và  làm nở mày nở mặt đàn bà ở nước Nam. Có một lần đoàn sứ Mãn Thanh sang nước ta với  Hàng Địch LộcNhiệm Lan Chi. Triều đình nước ta mới tuyển chọn bà giã làm cô bán hàng xinh đẹp. Quen thói hống hách và khinh thường trông thấy cô bán hàng xinh đẹp,  sứ Tàu giỡ trò nói đùa như sau:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất  mà không biết bao nhiêu người cày.

Đoàn thị Điểm hiểu ý nhanh nhẹn đáp lại ngay:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.

Hai câu đối trên nếu giãi nghĩa thanh thì đối nhau  cũng rất thanh  nhã mà muốn giải nghĩa tục thì đối nhau cũng rất tục tĩu khiến làm sứ Tàu hổ thẹn bỏ đi  ngay và không còn  đứng lại bỡn cợt  các con gái nước Nam.

Theo gia phả thì gia đình bà thuộc về họ Lê nhưng đến đời cha của bà  Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) thì mới đổi ra họ Đoàn. Cha của bà  đỗ  và có làm quan một lúc dưới  thời Lê Trung Hưng. Sau khi ly dị với  vợ  chính có một đứa con trai tên là Đoàn Doãn Sĩ, ông tái giá lại có được hai người con: con cả  là Đoàn Doãn Luân và con thứ  Đoàn thị Điểm. Lúc trẻ, bà không những nổi tiếng thông minh, mà  còn đẹp người và  đẹp nết nữa. Bà rất cần cù chăm học, có tài  năng văn chương  và  xuất chúng luôn cả  trong việc nữ công. Cho nên năm lên 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau nầy dâng lên chúa Trịnh nhưng bà khước từ vì không muốn bị gò bó trong triều đình. Sau đó, khi nghe cha ốm đau, bà xin cha nuôi cho phép bà trở về quê phụng dưỡng cha già. Nhờ  đó bà được chăm nom và giáo dục của  cha và anh, cả hai đều đổ để làm quan nhưng rồi cũng từ quan trở  về dạy học cả  ở làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc Hải Phòng).  Bà cùng anh có dịp  nghiên cứu các mô hình cổ điển và khoa học huyền bí. Những lúc thư giãn, bà hay thường cùng anh thích thi đua văn học qua các câu  đối tuyệt  tác với sử dụng khéo léo tài tình các chữ mà còn có cả năng khiếu đáp ứng nhanh nhẹn khiến làm chúng ta  con cháu nước Việt  ngày nay phải ngẩn ngơ thán phục khi đọc lại các câu đối này. Lúc lên  6 tuổi, bà được học Sử Ký của Tư Mã Thiên nên có một ngày, Đoàn Doãn Luân mới  thách thức bà  dựa trên sử ký  mà ra câu vế đầu như sau:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém. 

Quý đây muốn ám chỉ đến Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Bà không ngần ngại đáp lại nhanh nhẹn câu vế sau cũng cũng lấy lại trong sử ký:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.

Có một lần, khi bà đang trang điểm nhìn qua gương  thì anh bà Đoàn Doãn Luân đi ngang qua xuống ao  rữa chân ngồi trên ván hồ  mới thốt ra  vế đầu như sau:

Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.

Bà mới đáp lại vế cuối  như sau:

Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.

Trong hai câu vế nầy, chữ Điểm cũng như chữ  Luân được lập lại hai lần. Đây cũng là cách dùng khéo léo tài tình để ám chỉ bà và anh bà, mỗi người trở lại thành hai người trong câu đối. Bà không chỉ  đáp giỏi trong loại văn biền ngẫu nầy mà còn để  lại cho quần chúng những câu vế đầu thách thức khó đối  như « Da trắng vỗ bì bạch ». Đây là một hình ảnh trực quan, dễ mường tượng, gợi dục nhưng rất tinh tế. Theo  dân gian kể, bà Điểm đang tắm thì Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà mới  thách thức ông Trạng nếu muốn được tấm chung thì phải đối  được  câu đối hóc  búa nầy. Bì là da mà bạch cũng là trắng. Như vậy bì bạch là da trắng nhưng hai tiếng nầy theo nghĩa nôm là từ tượng thanh (tiếng vỗ) vừa là từ tượng hình (da có mầu) vừa là từ tượng sắc (trắng). Câu Da Trắng  Vỗ Bì Bạch có ngầm ý là vỗ vào chỗ da trắng nhất, chỉ để hở ra lúc tắm tức là  chổ kín đáo nhất. Vì không đối được, Trạng Quỳnh phải bỏ đi.  Có 300 năm qua  chưa ai tìm ra được câu đối đáp  tương xứng phải đúng theo nội dung, cấu trúc, thể loại nội dung, số lượng  vân vân.. Phải tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc.  Có người cho rằng đây là câu đối « chết ». Ngoài việc sử dụng  tài tình  các chữ trong các câu đối, bà còn viết truyện chữ Hán có tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811). Quyển nầy gồm có 5 câu chuyện đầy hương vị: Vân các thần nữ, Hải Khẩu linh từ, An ấp liệt nử, Yến anh đối thoại và Mai huyễn.

Bà còn dịch nguyên bản của truyện thơ Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn thành  412 câu thơ  theo thể song thất lục bát bằng chữ  Nôm. Phải nói rằng bài thơ này làm người đọc thấu hiểu được  tâm sự của người phụ nữ  xa chồng,  phải lo phụng dưỡng mẹ già, dạy dỗ đàn con thơ của chồng với lòng không nguôi  trong lúc đó chồng bà ông Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Tàu trong suốt thời gian 3 năm cũng như lính thú đóng giữ ở biên thùy. Với  tài năng lỗi lạc của  bà khiến tác phẩm Hán văn của ông Đặng Trần Côn mà bà dịch trở thành một tuyệt tác so với các bản dịch khác và cũng làm người đọc quên đi cái mô hình có vẻ nhợt nhạt và lạnh lùng trong nguyên bản chính.

Chính bà làm cho người  đọc thấy được cảm xúc chân thành và rung động của tâm hồn bà, nổi cô đơn buồn tủi của  người phụ nữ phải  xa chồng. Theo nhà nghiên cứu  Trần Cửu Chấn, thành viên của Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Paris thì bản dịch của Phan Huy Ích được xem  như một bài tập trường học so với tác phẩm  vô cùng tuyệt vời của Đoàn Thị Điểm vì bà thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ. Chính với tuyệt tác Chinh Phụ Ngâm mà bà phiên dịch bằng chữ nôm đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà nhưng nói về tình duyên bà rất lận đận, phải thế anh  giúp đở  chị dâu nuôi dàn cháu thơ dại và phụng dưởng mẹ già. Vì gia cảnh  khó khăn,  bà cùng  mẹ, chị dâu và hai cháu tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Ban đầu, bà làm nghề xem mạch bốc thuốc sau đó thành lập một trường dạy học đào tạo nhân tài. Sự nghiệp của bà thu hút rất nhiều học trò.  Trong thời gian dạy học có rất nhiều người dạm hỏi cưới bà nhưng mãi đến  năm 1743 bà mới chịu  kết hôn với ông Nguyễn Kiều, một người học rộng và tài cao (đỗ Giải nguyên ở tuổi 18 và đỗ Tiến sĩ ở tuổi 21). Tháng 8 năm 1748, trong lúc theo chồng vào Nghệ An, bà Đoàn Thị Điểm mắc bệnh và qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748). Lúc đó bà chỉ mới 43 tuổi.  Phần mộ của bà còn  nằm tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Version française

Connue sous le nom de plume Hồng Hà, elle est née en 1705 (année du coq  de bois)  au village de  Hiến Phạm, sous-préfecture de Văn Giang de la province  Hưng Yên dans le nord du Vietnam. Elle est  classée au premier rang des quatre poétesses les plus éminentes du Vietnam avec Madame  Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương et Sương Nguyệt Ánh  et elle rehausse la fierté d’être  la femme du Vietnam.

Une fois, lors de la visite d’une délégation chinoise de la dynastie des Qing au Vietnam avec Hàng Địch Lộc  et Nhiệm Lan Chi, la cour royale de notre pays l’a récemment recrutée pour se déguiser en  une belle vendeuse. Etant habitué à se montrer arrogant  et méprisant vis-à-vis des Vietnamiens, l’ambassadeur chinois  commença à la taquiner  en lui adressant le vers  supérieur suivant:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất  mà không biết bao nhiêu người cày.

Le Sud a un seul  pouce de terrain mais  je ne sais pas combien de gens y ont labouré.

En saisissant bien l’insinuation, Đoàn thị Điểm répliqua avec une rapidité étonnante:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.

Le Nord a beaucoup de grands docteurs mais tous sont sortis également de cette issue (ouverture).

Pour  les deux sentences parallèles ci-dessus  si on les explique  au sens strict, il n’y a que des compliments.  Par contre si elles sont interprétées au sens figuré, la vulgarité  est au top avec une image obscène ( avec des putes et des gens sortis  de ce trou), ce qui fait rougir de honte l’ambassadeur et le fait partir  immédiatement sans oser recommencer à taquiner d’autres filles du Sud.

Selon la généalogie, sa famille appartenait à la famille Lê, mais c’était seulement avec son père  Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) que le nom de famille fut changé en Đoàn. Son père réussit aux examens  et servit comme mandarin pendant un certain temps sous la dynastie des Lê postérieurs. Après avoir divorcé avec sa première femme, qui avait un fils nommé Đoàn Doãn Sĩ, il se remaria  et eut deux enfants : l’aîné, Đoàn Doãn Luân, et le second, Đoàn thị Điểm. Lorsque cette dernière était jeune, elle était célèbre non seulement pour son intelligence, mais aussi pour sa beauté et son caractère. Elle était très appliquée et studieuse, possédait un talent littéraire inouïe et n’avait pas son égale dans les travaux à l’aiguille. C’était pour cela qu’à l’âge de 16 ans qu’elle fut adoptée par le ministre Lê Anh Tuấn dans le but de l’envoyer plus tard à la Cour des Trịnh mais elle refusa  cette idée en prenant le prétexte de ne pas vouloir se plier aux contraintes imposées par la Cour.

Plus tard, lorsqu’elle apprit que son père était malade, elle demanda à son père adoptif de lui permettre de retourner dans sa ville natale pour prendre soin de son père âgé. Grâce à ce retour, elle reçut les soins éducatifs de son père et de son frère. Malgré la réussite de ces deux derniers à devenir mandarins, ils  préférèrent  retourner à l’enseignement  dans le village de Lạc Viên dans le district  An Dương de la province de Kiến An appartenant aujourd’hui à Hải Phòng. Elle eut cette occasion d’étudier avec son frère  les modèles classiques et les sciences occultes. Durant les moments de détente, elle apprécia souvent la compétition littéraire avec son frère  à travers les chefs-d’œuvre de distiques avec l’emploi habile des mots, mais aussi la capacité  de répliquer  de façon adéquate.  Cela nous laisse muets d’admiration en tant que les descendants vietnamiens d’aujourd’hui en relisant ces distiques.

À l’âge de 6 ans, elle eut l’occasion d’apprendre  « Les mémoires historiques » de l’historien chinois Sima Qian.  Un jour, Đoàn Doãn Luân n’hésita pas à la défier  en s’appuyant sur cet ouvrage et  en lui adressant le vers supérieur comme suit:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém. 

Le serpent se trouvant au milieu de la route,  le bonhomme dégaine l’épée. (Le bonhomme désignant l’empereur chinois Han Gaozu.

Sans hésitation, elle réplique avec une facilité étonnante tout en s’appuyant également sur les Mémoires historiques de Sima Qian avec le vers inférieur:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.

Le dragon soulevant l’embarcation,  Yu retourne le visage vers le Ciel avec des soupirs (Yu désignant le nom de l’empereur Da Yu de la dynastie des Xia).

Un jour, alors qu’elle se maquilla et  se regarda à travers le miroir,  son frère Đoàn Doãn Luân  passa par là pour aller  à l’étang et laver ses pieds. En s’asseyant sur la planche tendue par-dessus de l’étang, il lança le vers supérieur comme suit :

Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.

En se regardant dans le miroir, on trouve les traits de son visage se dédoubler.

Elle ne tarda pas à répliquer comme d’habitude avec le vers inférieur suivant:

Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.

En contemplant la lune au bord de l’étang, on voit le disque de la lune devenir double.

Dans ces deux vers, les vocables  Điểm (trait) et Luân (luân) sont répétés  chacun deux fois. C’est aussi une façon ingénieuse de la désigner ainsi que  son frère pour rappeler que chacun d’eux devient ainsi deux dans ce distique.

Elle excelle  dans ce type de prose mais elle laisse jusqu’à aujourd’hui  au public quelques sentences difficiles à trouver la réplication appropriée. C’est le cas  du vers supérieur  » Da trắng vỗ bì bạch (La peau blanche « tapote» la peau blanche ) ». C’est une image visuelle, facile à imaginer, sexuelle mais très raffinée.

Selon l’on-dit,  elle  était en train de prendre  un bain  lorsque Trang Quỳnh surgit entre-temps  et lui demanda d’ouvrir la porte  de la salle de bain pour y être ensemble. Elle lui lança le  défi de trouver la sentence vraiment ardue pour pouvoir satisfaire à sa sollicitation.  Bì désigne la peau mais le vocable bạch signifie « blanc ». Ainsi bì  bạch  c’est la peau blanche.  Mais dans l’écriture démotique   (nôm) ce sont deux mots se rapportant à la fois  à l’image du son (vỗ), de la  peau (da) et de la couleur (trắng). La phrase « Da Trắng  Vỗ Bì Bạch » implique intentionnellement qu’il faut « tapoter » la partie la plus blanche du corps qu’on laisse apparaître au moment de la douche. C’est la partie la plus intime. Incapable de trouver la réplication appropriée, Trạng Quỳnh fut obligé de déguerpir.

Au cours des 300 dernières années, personne n’a trouvé une sentence appropriée  permettant de prendre en compte  un certain nombre de critères: le contenu, la structure, la catégorie, le nombre de mots utilisés etc. L’ordre d’emplacement des mots (noms, adjectifs ou verbes) doit être respecté ainsi que  la prise en considération  des règles d’opposition des registres sonores bằng et trắc. Certains ont déjà dit qu’il s’agit bien une sentence inappropriée (ou morte). À part son talent de savoir utiliser de manière ingénieuse les mots dans  les distiques, elle a composé  encore en caractères chinois un livre de contes intitulé « Nouveau recueil de légendes merveilleuses (Truyền kỳ tân phả) imprimé en l’an 1811» comprenant en tout 5 recueils remplis de saveur:

Vân các thần nữ (La déesse du Palais des Nuages), Hải Khẩu linh từ (la Pagode du Port de Mer), An ấp liệt nử (l’héroïne du Hameau de la Paix), Yến Anh Đối Thoại (Dialogue entre l’hirondelle et le loriot) et Mai Huyễn (L’abricotier mystérieux).

Elle a également traduit le poème original de Chinh Phụ Ngâm Khúc (ou les plaintes de la femme d’un guerrier)  écrit en chinois par le savant lettré Đặng Trần Côn en 412 vers écrits en caractères démotiques (chữ nôm)  sous la forme poétique  de nom  Song Thất Lục Bát  (quatrain de deux-sept-six-huit). Il faut reconnaître que ce poème permet au lecteur de rentrer dans la confidence d’une femme éloignée de son mari, chargée de prendre soin de sa mère âgée et  de s’occuper de l’éducation  de jeunes enfants de son mari avec son cœur inconsolable tandis que son mari Nguyễn Kiều, a été envoyé en tant qu’ambassadeur en Chine depuis 3 ans comme un soldat envoyé à la frontière. Avec le  talent inouï de Đoàn thị Điểm, le poème chinois de Đặng Trần Côn qu’elle a traduit  devient un chef-d’œuvre par rapport à d’autres traductions et fait oublier au lecteur le modèle  « pâle » et « froid » trouvé dans le poème original.

C’est elle qui permet au lecteur de capter les émotions sincères et vibrantes de son âme, la solitude et la tristesse d’une femme éloignée de son mari. Selon le chercheur  Trần Cửu Chấn, membre de l’Académie des lettres et des arts de Paris, la traduction de Phan Huy Ich ressemble à un exercice scolaire par rapport au travail extrêmement remarquable de Đoàn Thị Điểm car elle a réussi à ressentir l’état d’âme et avoir de l’empathie  pour la femme du guerrier. C’est avec le chef-d’œuvre Chinh Phụ  Ngâm qu’elle a traduit en caractères  démotiques que son nom figure au sommet de la littérature du pays.  Quant à sa vie amoureuse, elle était très malchanceuse.  Elle  devait remplacer son frère décédé pour aider sa belle-sœur à élever  ses petits-enfants et subvenir aux besoins de sa vieille mère. À cause de la situation familiale difficile, elle devait déménager avec sa mère, sa belle-sœur et ses petits-enfants au village Chương Dương situé au bord du fleuve Nhị Hà tout proche de Hanoï. Au début de son installation, elle dut exercer le métier du guérisseur traditionnel. Elle fonda ensuite une école dans le but de former de nouveaux talents pour servir le pays. Sa noble carrière attira beaucoup d’élèves. Durant la période d’enseignement, il y eut beaucoup de gens tentant de lui demander en mariage mais ce fut seulement en l’an 1743 qu’elle accepta de se marier avec  Nguyễn Kiều, un personnage très instruit et très talentueux (licencié à l’âge 18 ans et docteur d’état à l’âge de 21 ans). Au mois d’août de l’année 1748, au moment où elle suivit son mari pour aller à  la province Nghệ An, Đoàn Thị Điểm tomba malade et mourut le 11 du mois septembre de l’année du Chat de feu. Elle n’eut que 43 ans. Sa tombe  se trouve toujours dans le quartier  Phú Thượng, district de Tây Hồ, Hanoï.

Kinkaku-ji (Kim Các Tự)

 

Kinkaku-ji (Kim Các Tự)

Version française

Được biết đến với cái tên quen thuộc là Kinkaku-ji, ngôi chùa Rokuon-ji (Lộc Uyển Tự) này là một trong những viên ngọc quý của cố đô Kyoto. Trái ngược với sự đơn giản mà chúng ta thường thấy trong kiến ​​trúc Phật giáo Nhật Bản, Kinkaku-ji là một tòa nhà ba tầng với những bức tường dát vàng đặt giữa một hồ nước. Điều này cho phép toà nhà  phản chiếu ánh sáng vàng trên mặt nước  hồ quanh năm trong một khung cảnh tráng lệ và thanh tịnh. Trên đỉnh tòa nhà rực rỡ này còn có một con phượng hoàng bằng đồng.

Trong ngôi nhà vàng này, chúng ta tìm thấy ba phong cách kiến ​​trúc, tầng trệt tương ứng với phong cách của các cung điện ở thời Heian (794 – 1185), tầng một là phong cách của các ngôi nhà của các võ sĩ và tầng trên cùng là phong cách của các ngôi chùa thiền. Ban đầu, vị tướng quân thứ ba Yoshimitsu của gia tộc Ashikaga (1358-1408), một đệ tử nhiệt thành của thiền sư Soseki, muốn biến nơi này thành nơi ở riêng trong thời gian ông từ giã cuộc sống công cộng. Khi ông qua đời, con trai ông là Yoshimochi quyết định biến nơi này thành một ngôi chùa Thiền tông cho trường phái Rinzai và đặt tên là « Rokuon-ji« . Sau đó nó bị phá hủy nhiều lần bởi hỏa hoạn. Lần trùng tu cuối cùng có niên đại  năm 1955 là bản sao giống hệt như thưở ban đầu. Đây là di sản thế giới được cơ quan UNESCO công nhận từ năm 1994 và được xem là ngôi chùa Phật giáo săn đón một số lượng lớn du khách mỗi năm  đến từ Nhật Bản.

Etant connu sous son nom usuel de Kinkaku-ji, ce temple  Rokuon-ji (Lộc Uyển Tự)  est l’un des bijoux de l’ancienne capitale de Kyoto. Contrairement à la simplicité qu’on est habitué à voir dans l’architecture bouddhique japonaise, Kinkaku-ji est une bâtisse à trois étages dotée des parois recouvertes de feuilles d’or trônant au milieu d’un étang. Cela lui permet de  refléter tout le long de l’année sur la surface de l’eau  sa lumière dorée dans un cadre magnifique et serein.  Au sommet de cette bâtisse éblouissante se trouve un phénix en cuivre. On retrouve dans ce pavillon d’or trois styles d’architecture, le rez-de-chaussée correspondant au style des palais de l’époque Heian (794 – 1185), le premier étage à celui des maisons des samouraïs et le dernier étage à celui des temples zen. À l’origine, le troisième shogun Yoshimitsu de la famille  Ashikaga (1358-1408), disciple fervent du moine zen Soseki veut faire de ce lieu une demeure privée lors de son retrait de la vie publique. À sa mort, son fils Yoshimochi  décide de transformer l’endroit en temple zen pour l’école Rinzai et le nomme « Rokuon-ji ».  Puis il  est  détruit plusieurs fois par les flammes. La dernière restauration datant  de 1955 est la copie absolument conforme de l’ancien pavillon.  Il  est inscrit au Patrimoine mondial de l’Unesco depuis 1994 et il est considéré comme le temple bouddhiste accueillant  un grand nombre de visiteurs par an du Japon.

kinkaku_ji