Được biết đến dưới bút hiệu là Hồng Hà, bà sinh ra vào năm Ất Dậu (1705) ở làng Hiến Phạm, huyện Văn Giang, Hưng Yên ở miền bắc Việt Nam. Bà đựợc xem đứng bậc nhất trong bốn nữ sĩ lỗi lạc nhất ở Việt Nam cùng với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Sương Nguyệt Ánh và làm nở mày nở mặt đàn bà ở nước Nam. Có một lần đoàn sứ Mãn Thanh sang nước ta với Hàng Địch Lộc và Nhiệm Lan Chi. Triều đình nước ta mới tuyển chọn bà giã làm cô bán hàng xinh đẹp. Quen thói hống hách và khinh thường trông thấy cô bán hàng xinh đẹp, sứ Tàu giỡ trò nói đùa như sau:
Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất mà không biết bao nhiêu người cày.
Đoàn thị Điểm hiểu ý nhanh nhẹn đáp lại ngay:
Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.
Hai câu đối trên nếu giãi nghĩa thanh thì đối nhau cũng rất thanh nhã mà muốn giải nghĩa tục thì đối nhau cũng rất tục tĩu khiến làm sứ Tàu hổ thẹn bỏ đi ngay và không còn đứng lại bỡn cợt các con gái nước Nam.
Theo gia phả thì gia đình bà thuộc về họ Lê nhưng đến đời cha của bà Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) thì mới đổi ra họ Đoàn. Cha của bà đỗ và có làm quan một lúc dưới thời Lê Trung Hưng. Sau khi ly dị với vợ chính có một đứa con trai tên là Đoàn Doãn Sĩ, ông tái giá lại có được hai người con: con cả là Đoàn Doãn Luân và con thứ Đoàn thị Điểm. Lúc trẻ, bà không những nổi tiếng thông minh, mà còn đẹp người và đẹp nết nữa. Bà rất cần cù chăm học, có tài năng văn chương và xuất chúng luôn cả trong việc nữ công. Cho nên năm lên 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau nầy dâng lên chúa Trịnh nhưng bà khước từ vì không muốn bị gò bó trong triều đình. Sau đó, khi nghe cha ốm đau, bà xin cha nuôi cho phép bà trở về quê phụng dưỡng cha già. Nhờ đó bà được chăm nom và giáo dục của cha và anh, cả hai đều đổ để làm quan nhưng rồi cũng từ quan trở về dạy học cả ở làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc Hải Phòng). Bà cùng anh có dịp nghiên cứu các mô hình cổ điển và khoa học huyền bí. Những lúc thư giãn, bà hay thường cùng anh thích thi đua văn học qua các câu đối tuyệt tác với sử dụng khéo léo tài tình các chữ mà còn có cả năng khiếu đáp ứng nhanh nhẹn khiến làm chúng ta con cháu nước Việt ngày nay phải ngẩn ngơ thán phục khi đọc lại các câu đối này. Lúc lên 6 tuổi, bà được học Sử Ký của Tư Mã Thiên nên có một ngày, Đoàn Doãn Luân mới thách thức bà dựa trên sử ký mà ra câu vế đầu như sau:
Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém.
Quý đây muốn ám chỉ đến Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Bà không ngần ngại đáp lại nhanh nhẹn câu vế sau cũng cũng lấy lại trong sử ký:
Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.
Có một lần, khi bà đang trang điểm nhìn qua gương thì anh bà Đoàn Doãn Luân đi ngang qua xuống ao rữa chân ngồi trên ván hồ mới thốt ra vế đầu như sau:
Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.
Bà mới đáp lại vế cuối như sau:
Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.
Trong hai câu vế nầy, chữ Điểm cũng như chữ Luân được lập lại hai lần. Đây cũng là cách dùng khéo léo tài tình để ám chỉ bà và anh bà, mỗi người trở lại thành hai người trong câu đối. Bà không chỉ đáp giỏi trong loại văn biền ngẫu nầy mà còn để lại cho quần chúng những câu vế đầu thách thức khó đối như « Da trắng vỗ bì bạch ». Đây là một hình ảnh trực quan, dễ mường tượng, gợi dục nhưng rất tinh tế. Theo dân gian kể, bà Điểm đang tắm thì Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà mới thách thức ông Trạng nếu muốn được tấm chung thì phải đối được câu đối hóc búa nầy. Bì là da mà bạch cũng là trắng. Như vậy bì bạch là da trắng nhưng hai tiếng nầy theo nghĩa nôm là từ tượng thanh (tiếng vỗ) vừa là từ tượng hình (da có mầu) vừa là từ tượng sắc (trắng). Câu Da Trắng Vỗ Bì Bạch có ngầm ý là vỗ vào chỗ da trắng nhất, chỉ để hở ra lúc tắm tức là chổ kín đáo nhất. Vì không đối được, Trạng Quỳnh phải bỏ đi. Có 300 năm qua chưa ai tìm ra được câu đối đáp tương xứng phải đúng theo nội dung, cấu trúc, thể loại nội dung, số lượng vân vân.. Phải tôn trọng thứ tự vị trí của các danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc. Có người cho rằng đây là câu đối « chết ». Ngoài việc sử dụng tài tình các chữ trong các câu đối, bà còn viết truyện chữ Hán có tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811). Quyển nầy gồm có 5 câu chuyện đầy hương vị: Vân các thần nữ, Hải Khẩu linh từ, An ấp liệt nử, Yến anh đối thoại và Mai huyễn.
Bà còn dịch nguyên bản của truyện thơ Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn thành 412 câu thơ theo thể song thất lục bát bằng chữ Nôm. Phải nói rằng bài thơ này làm người đọc thấu hiểu được tâm sự của người phụ nữ xa chồng, phải lo phụng dưỡng mẹ già, dạy dỗ đàn con thơ của chồng với lòng không nguôi trong lúc đó chồng bà ông Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Tàu trong suốt thời gian 3 năm cũng như lính thú đóng giữ ở biên thùy. Với tài năng lỗi lạc của bà khiến tác phẩm Hán văn của ông Đặng Trần Côn mà bà dịch trở thành một tuyệt tác so với các bản dịch khác và cũng làm người đọc quên đi cái mô hình có vẻ nhợt nhạt và lạnh lùng trong nguyên bản chính.
Chính bà làm cho người đọc thấy được cảm xúc chân thành và rung động của tâm hồn bà, nổi cô đơn buồn tủi của người phụ nữ phải xa chồng. Theo nhà nghiên cứu Trần Cửu Chấn, thành viên của Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Paris thì bản dịch của Phan Huy Ích được xem như một bài tập trường học so với tác phẩm vô cùng tuyệt vời của Đoàn Thị Điểm vì bà thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ. Chính với tuyệt tác Chinh Phụ Ngâm mà bà phiên dịch bằng chữ nôm đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà nhưng nói về tình duyên bà rất lận đận, phải thế anh giúp đở chị dâu nuôi dàn cháu thơ dại và phụng dưởng mẹ già. Vì gia cảnh khó khăn, bà cùng mẹ, chị dâu và hai cháu tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Ban đầu, bà làm nghề xem mạch bốc thuốc sau đó thành lập một trường dạy học đào tạo nhân tài. Sự nghiệp của bà thu hút rất nhiều học trò. Trong thời gian dạy học có rất nhiều người dạm hỏi cưới bà nhưng mãi đến năm 1743 bà mới chịu kết hôn với ông Nguyễn Kiều, một người học rộng và tài cao (đỗ Giải nguyên ở tuổi 18 và đỗ Tiến sĩ ở tuổi 21). Tháng 8 năm 1748, trong lúc theo chồng vào Nghệ An, bà Đoàn Thị Điểm mắc bệnh và qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748). Lúc đó bà chỉ mới 43 tuổi. Phần mộ của bà còn nằm tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Connue sous le nom de plume Hồng Hà, elle est née en 1705 (année du coq de bois) au village de Hiến Phạm, sous-préfecture de Văn Giang de la province Hưng Yên dans le nord du Vietnam. Elle est classée au premier rang des quatre poétesses les plus éminentes du Vietnam avec Madame Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương et Sương Nguyệt Ánh et elle rehausse la fierté d’être la femme du Vietnam.
Une fois, lors de la visite d’une délégation chinoise de la dynastie des Qing au Vietnam avec Hàng Địch Lộc et Nhiệm Lan Chi, la cour royale de notre pays l’a récemment recrutée pour se déguiser en une belle vendeuse. Etant habitué à se montrer arrogant et méprisant vis-à-vis des Vietnamiens, l’ambassadeur chinois commença à la taquiner en lui adressant le vers supérieur suivant:
Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất mà không biết bao nhiêu người cày.
Le Sud a un seul pouce de terrain mais je ne sais pas combien de gens y ont labouré.
En saisissant bien l’insinuation, Đoàn thị Điểm répliqua avec une rapidité étonnante:
Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.
Le Nord a beaucoup de grands docteurs mais tous sont sortis également de cette issue (ouverture).
Pour les deux sentences parallèles ci-dessus si on les explique au sens strict, il n’y a que des compliments. Par contre si elles sont interprétées au sens figuré, la vulgarité est au top avec une image obscène ( avec des putes et des gens sortis de ce trou), ce qui fait rougir de honte l’ambassadeur et le fait partir immédiatement sans oser recommencer à taquiner d’autres filles du Sud.
Selon la généalogie, sa famille appartenait à la famille Lê, mais c’était seulement avec son père Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) que le nom de famille fut changé en Đoàn. Son père réussit aux examens et servit comme mandarin pendant un certain temps sous la dynastie des Lê postérieurs. Après avoir divorcé avec sa première femme, qui avait un fils nommé Đoàn Doãn Sĩ, il se remaria et eut deux enfants : l’aîné, Đoàn Doãn Luân, et le second, Đoàn thị Điểm. Lorsque cette dernière était jeune, elle était célèbre non seulement pour son intelligence, mais aussi pour sa beauté et son caractère. Elle était très appliquée et studieuse, possédait un talent littéraire inouïe et n’avait pas son égale dans les travaux à l’aiguille. C’était pour cela qu’à l’âge de 16 ans qu’elle fut adoptée par le ministre Lê Anh Tuấn dans le but de l’envoyer plus tard à la Cour des Trịnh mais elle refusa cette idée en prenant le prétexte de ne pas vouloir se plier aux contraintes imposées par la Cour.
Plus tard, lorsqu’elle apprit que son père était malade, elle demanda à son père adoptif de lui permettre de retourner dans sa ville natale pour prendre soin de son père âgé. Grâce à ce retour, elle reçut les soins éducatifs de son père et de son frère. Malgré la réussite de ces deux derniers à devenir mandarins, ils préférèrent retourner à l’enseignement dans le village de Lạc Viên dans le district An Dương de la province de Kiến An appartenant aujourd’hui à Hải Phòng. Elle eut cette occasion d’étudier avec son frère les modèles classiques et les sciences occultes. Durant les moments de détente, elle apprécia souvent la compétition littéraire avec son frère à travers les chefs-d’œuvre de distiques avec l’emploi habile des mots, mais aussi la capacité de répliquer de façon adéquate. Cela nous laisse muets d’admiration en tant que les descendants vietnamiens d’aujourd’hui en relisant ces distiques.
À l’âge de 6 ans, elle eut l’occasion d’apprendre « Les mémoires historiques » de l’historien chinois Sima Qian. Un jour, Đoàn Doãn Luân n’hésita pas à la défier en s’appuyant sur cet ouvrage et en lui adressant le vers supérieur comme suit:
Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém.
Le serpent se trouvant au milieu de la route, le bonhomme dégaine l’épée. (Le bonhomme désignant l’empereur chinois Han Gaozu.
Sans hésitation, elle réplique avec une facilité étonnante tout en s’appuyant également sur les Mémoires historiques de Sima Qian avec le vers inférieur:
Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.
Le dragon soulevant l’embarcation, Yu retourne le visage vers le Ciel avec des soupirs (Yu désignant le nom de l’empereur Da Yu de la dynastie des Xia).
Un jour, alors qu’elle se maquilla et se regarda à travers le miroir, son frère Đoàn Doãn Luân passa par là pour aller à l’étang et laver ses pieds. En s’asseyant sur la planche tendue par-dessus de l’étang, il lança le vers supérieur comme suit :
Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.
En se regardant dans le miroir, on trouve les traits de son visage se dédoubler.
Elle ne tarda pas à répliquer comme d’habitude avec le vers inférieur suivant:
Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.
En contemplant la lune au bord de l’étang, on voit le disque de la lune devenir double.
Dans ces deux vers, les vocables Điểm (trait) et Luân (luân) sont répétés chacun deux fois. C’est aussi une façon ingénieuse de la désigner ainsi que son frère pour rappeler que chacun d’eux devient ainsi deux dans ce distique.
Elle excelle dans ce type de prose mais elle laisse jusqu’à aujourd’hui au public quelques sentences difficiles à trouver la réplication appropriée. C’est le cas du vers supérieur » Da trắng vỗ bì bạch (La peau blanche « tapote» la peau blanche ) ». C’est une image visuelle, facile à imaginer, sexuelle mais très raffinée.
Selon l’on-dit, elle était en train de prendre un bain lorsque Trang Quỳnh surgit entre-temps et lui demanda d’ouvrir la porte de la salle de bain pour y être ensemble. Elle lui lança le défi de trouver la sentence vraiment ardue pour pouvoir satisfaire à sa sollicitation. Bì désigne la peau mais le vocable bạch signifie « blanc ». Ainsi bì bạch c’est la peau blanche. Mais dans l’écriture démotique (nôm) ce sont deux mots se rapportant à la fois à l’image du son (vỗ), de la peau (da) et de la couleur (trắng). La phrase « Da Trắng Vỗ Bì Bạch » implique intentionnellement qu’il faut « tapoter » la partie la plus blanche du corps qu’on laisse apparaître au moment de la douche. C’est la partie la plus intime. Incapable de trouver la réplication appropriée, Trạng Quỳnh fut obligé de déguerpir.
Au cours des 300 dernières années, personne n’a trouvé une sentence appropriée permettant de prendre en compte un certain nombre de critères: le contenu, la structure, la catégorie, le nombre de mots utilisés etc. L’ordre d’emplacement des mots (noms, adjectifs ou verbes) doit être respecté ainsi que la prise en considération des règles d’opposition des registres sonores bằng et trắc. Certains ont déjà dit qu’il s’agit bien une sentence inappropriée (ou morte). À part son talent de savoir utiliser de manière ingénieuse les mots dans les distiques, elle a composé encore en caractères chinois un livre de contes intitulé « Nouveau recueil de légendes merveilleuses (Truyền kỳ tân phả) imprimé en l’an 1811» comprenant en tout 5 recueils remplis de saveur:
Vân các thần nữ (La déesse du Palais des Nuages), Hải Khẩu linh từ (la Pagode du Port de Mer), An ấp liệt nử (l’héroïne du Hameau de la Paix), Yến Anh Đối Thoại (Dialogue entre l’hirondelle et le loriot) et Mai Huyễn (L’abricotier mystérieux).
Elle a également traduit le poème original de Chinh Phụ Ngâm Khúc (ou les plaintes de la femme d’un guerrier) écrit en chinois par le savant lettré Đặng Trần Côn en 412 vers écrits en caractères démotiques (chữ nôm) sous la forme poétique de nom Song Thất Lục Bát (quatrain de deux-sept-six-huit). Il faut reconnaître que ce poème permet au lecteur de rentrer dans la confidence d’une femme éloignée de son mari, chargée de prendre soin de sa mère âgée et de s’occuper de l’éducation de jeunes enfants de son mari avec son cœur inconsolable tandis que son mari Nguyễn Kiều, a été envoyé en tant qu’ambassadeur en Chine depuis 3 ans comme un soldat envoyé à la frontière. Avec le talent inouï de Đoàn thị Điểm, le poème chinois de Đặng Trần Côn qu’elle a traduit devient un chef-d’œuvre par rapport à d’autres traductions et fait oublier au lecteur le modèle « pâle » et « froid » trouvé dans le poème original.
C’est elle qui permet au lecteur de capter les émotions sincères et vibrantes de son âme, la solitude et la tristesse d’une femme éloignée de son mari. Selon le chercheur Trần Cửu Chấn, membre de l’Académie des lettres et des arts de Paris, la traduction de Phan Huy Ich ressemble à un exercice scolaire par rapport au travail extrêmement remarquable de Đoàn Thị Điểm car elle a réussi à ressentir l’état d’âme et avoir de l’empathie pour la femme du guerrier. C’est avec le chef-d’œuvre Chinh Phụ Ngâm qu’elle a traduit en caractères démotiques que son nom figure au sommet de la littérature du pays. Quant à sa vie amoureuse, elle était très malchanceuse. Elle devait remplacer son frère décédé pour aider sa belle-sœur à élever ses petits-enfants et subvenir aux besoins de sa vieille mère. À cause de la situation familiale difficile, elle devait déménager avec sa mère, sa belle-sœur et ses petits-enfants au village Chương Dương situé au bord du fleuve Nhị Hà tout proche de Hanoï. Au début de son installation, elle dut exercer le métier du guérisseur traditionnel. Elle fonda ensuite une école dans le but de former de nouveaux talents pour servir le pays. Sa noble carrière attira beaucoup d’élèves. Durant la période d’enseignement, il y eut beaucoup de gens tentant de lui demander en mariage mais ce fut seulement en l’an 1743 qu’elle accepta de se marier avec Nguyễn Kiều, un personnage très instruit et très talentueux (licencié à l’âge 18 ans et docteur d’état à l’âge de 21 ans). Au mois d’août de l’année 1748, au moment où elle suivit son mari pour aller à la province Nghệ An, Đoàn Thị Điểm tomba malade et mourut le 11 du mois septembre de l’année du Chat de feu. Elle n’eut que 43 ans. Sa tombe se trouve toujours dans le quartier Phú Thượng, district de Tây Hồ, Hanoï.