Ước gì (J’aimerais)

Ước gì (J’aimerais)

Ước gì đời được có em
Để đời ấm áp, để đêm bớt dài
Ước gì tình có cánh bay
Để tình cao vút như mây giữa trời
Ứớc gì hồn được thảnh thơi
Để hồn mơ mộng tuổi thơ ngày nào
Ước gì biển cả trời cao
Được người tri kỷ cùng nhau kiếp nầy.

 

Tình nào (Quel amour)

  Tình nào

Tình nào thương tiếc nhớ nhung
Tình nào quên lãng muôn trùng xa nhau
Tìn nào ngắn gũi đớn đau
Tình nào ấp ủ khát khao tháng ngày
Tnh nào ray rứt đọa đày
Tìn nào đấm đuối lung lay kiếp người
Tình nào ngao ngán đổ lười
Tình nào giữ mãi nụ cười yêu đương

Ru tình (Bercer mon amour)

 
Ru tình nổi nhớ đêm thâu
Tình đâu có biết muôn sầu nào vơi
Ru tình chẳng nói nên lời
Tình đâu còn nữa ngàn đời ru ai
Ru tình thơ thẩn tháng ngày
Tình càng sâu đậm miệi mài vết thương
Ru tình luyến tiếc vấn vương
Tình càng quanh quẩn trăm đường khổ nhau
Ru tinh vất vả đớn dau
Tình nào không tiếc tình nào dễ quên
Ru tình bài hát không tên
Hát cho tình nhớ hát lên tình gần
Hát cho tình chớ bâng khuâng
Cho tình trở lại lân lân với đời
Ru tình yêu nhớ một thời
Ngậm ngùi thương xót một đời xa nhau.
 

 

 

Argot vietnamien (Tiếng lái)

Nói lái

Version française

Không biết nói lái  nó có từ bao giờ ở  Việt Nam nhưng ở thời Pháp thuộc được  nhà nghiên cứu của trường học Pháp ở Viễn Đông  M.A. Chéon nhận định rằng  nói lái là một ngôn ngữ được sáng tạo « một cách máy móc (thuộc lòng) » và giã tạo từ việc hỗn hợp hoặc đảo ngược các yếu tố của hai hoặc ba đơn âm liên tiếp trong một câu. Nó được xem như một lối chơi chữ thực sự và có đặc điểm là trong cuộc  đàm thoại. Khi một người nói ra một đường thì  người  nghe phải hiểu một nẻo, một cách khác theo một qui ước ngầm chỉ có một giới nào trong nghề nghiệp hay bạn bè mới thấu hiểu mà thôi. Nay nó trở thành thông dụng của dân gian, mang tính đùa giỡn và bông lơn trong nhóm bàn bè thân thiết chẳng hạn như khoái ăn sang (sáng ăn khoai), chà đồ nhom (chôm đồ nhà), hạ cờ  tây (hạ cầy tơ) vân vân…

Từ những từ thanh nhã nó có thể trở thành những từ thô tục mang tính cách vô tư hay cố ý để trêu nghẹo hay chọc quê người khác  nhất là về tên tuổi mà cha mẹ đặt ra cho con rất đẹp  như Cảnh hu, Thu đạm, Thái đức  vân vân.Trong câu, đôi khi nó không  có nghĩa chi cả mà một khi đảo ngược lại thì nó có nghĩa  như  mán cài  trở thành  cái màn hay là ngược lại như đơi chi lại thành đi chơi.

Theo nhà nghiên cứu Pháp M.A. Chéon,  người Việt hay có thói quen tách ra một cách dễ dàng các yếu tố (phụ âm và nguyên âm) của các từ. Chính nhờ  dựa trên sự tách rời nầy cả qui tắc của nói lái  được thiết lập. Cái từ đầu tiên nó cho từ  sau mượn phần kết  và đổi lại nó lấy lại phần kết của từ sau.

Như vậy  đi chơi được chia thành đ+i và ch+ơi và trở thành đơi chi bằng cách đảo ngược. Đây là qui luật rất đơn giản nhưng nó  cũng có  qui luật rất phức tạp mà ta hay thường thấy trong cách nói lái với ba nguyên tắc dưới đây:

Cách thức thứ nhất:

1°) Hoán đổi (đảo ngược) khuôn âm, trước ra sau, sau ra trước.
2°) Giữ nguyên hai thanh (dấu) của hai âm gốc.

Thí dụ: cờ tây  thành cầy tơ. Cách thức  nầy nghe êm tai và thông dụng nhất. Cờ và cầy vẫn giữ hai dấu huyền (bằng)  của hai âm gốc  cũng như tây và tơ (không dấu).

Cách thứ nhì:

1°) Hoán đổi trọn âm tiết (syllabes).
2°) Giữ nguyên hai thanh (dấu) của hai âm gốc.

Thí dụ: đấu  tranh thành tránh đâu. Cách thức nầy không nghe êm tai và ít được sử dụng.

Cách thứ ba:

1°) Hoán đổi khuôn âm.
2°) Hoán đổi cả hai thanh (dấu)  của hai âm tiết.

Thí dụ: khó đi thành khi đó. Cách thức nầy gượng ép không xuôi tai và cũng ít được sử dụng.

Theo nhà văn Phụng Nghi, trong một từ có 3 hoặc 4 âm tiết, muốn nói lái ta giữ nguyên những âm nối kết (kết tự) hoăc những âm có nghĩa phụ. Những âm tiết có nghĩa chánh được hoán đổi theo ba cách thức ở trên.

Thí dụ: khoái ăn sang (sáng ăn khoai)
cái trâm em cài->  (cái trài em câm)-> (cái chai em cầm)
làm sương cho sáo->  (làm sao cho sướng)
cầu gia đạo  (cạo da đầu)

Nói lái thường dùng có  hữu ý phản ảnh một thực trạng của xã hội như:

Ban lãnh đạo (Bao lãnh đạn)

Thủ tục đầu tiên tức là  thủ tục tiền đâu (tức là hối lộ).

Chiều 30 Tết thầy giáo tháo giầy đi chợ, mồng một giáo chức (giức cháo) dứt  cháo  vui Xuân. Trong câu nầy thì có sự châm chước trong lỗi chính tả như hai chữ  giức và dứt.

Với đặc điểm « biến tục thành thanh », tiếng lái là một thủ pháp đi vào các loại văn chương bác học và  các câu đối dân gian.  Nó  còn châm biến  mĩa mai  như  bài thơ  kiếp tu hành của Hồ Xuân Hương:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo (quá nhỏ)
Thuyền từ muốn về Tây trúc
Trái gió phải nên phải lộn lèo

hay châm chước  các phát âm hỏi ngã  trong bài thơ «Hè đợi tình nhân» của Nguyễn Khoa Vy :

Nực cổi chỉ ra nỗi cực lòng
Dòng châu lai láng đĩa dầu chong
Khó đi tìm hiểu nhau khi đó
Công khó chờ ai biết có không

Ta cũng thường nghe  câu đố nói lái như sau :

-Chè gì không ngán chỉ ngán chè ghim (chìm nghe)

-Bằng ngón tay trên bàn Phật
 Tụng kinh rồi búng cánh bay xa (bánh cúng)

-Cái bông trên cành, cái trái cận mây (cây mận)

-Cục đo đỏ bỏ vô giường (Cục đường bỏ vô giỏ)

hay trong các câu đối dân gian:

Con mèo cái nằm mãi trên mái kèo
Con cá đối nằm trong cối đá
Con chim mỏ kiến đậu trên miếng cỏ

Có những  kiểu nói lái, lúc ban đầu người nghe tưởng tiếng tây, tiếng tàu gì đó  gây ra sự  khó hiểu, làm cho người nghe  ngớ ngẫn một hồi  trước khi  vỡ lẽ ra  bật  tức cười thú vị như

Quýt xơ măng bông sên (Quăng xơ mýt (mít) bên sông).

Chúng mình đập chuông nhé?->Chúng mình đuông chập nhé ? ->Chúng mình đuông chậm nhé ?-> ? Chúng mình đâm  chuột  nhé?-> Chúng mình đâm tí nhé ?-> Chúng mình đi tấm nhé?

On ne connait pas exactement la date d’apparition de la contrepèterie au Vietnam, mais durant la période coloniale française, elle a été découverte par un chercheur de l’École française d’Extrême-Orient, M.A. Chéon. Ce dernier  soutient qu’elle  est un langage de formation mécanique et artificielle  à partir du mélange ou de l’inversion d’éléments de deux ou trois monosyllabes consécutifs dans une phrase. Il est considéré comme un véritable gymnastique linguistique  et il est caractéristique dans la conversation.   Quand quelqu’un dit quelque  chose, celui qui lui écoute doit  savoir l’interpréter d’une autre manière  selon une convention tacite que seul un groupe restreint de gens  dans la profession ou  dans  le cercle d’amis peut comprendre. Aujourd’hui, il est devenu populaire parmi la population  et il est  utilisé  dans le but de plaisanter de manière ludique entre les amis proches, comme « khoái ăn sang  (éprouver le plaisir de manger dans l’abondance)» (sáng ăn khoai «manger des patates douces au petit-déjeuner »), (chà đồ nhom « frotter les objets en aluminium »)( chôm đồ  nhà « voler des choses à la maison »), (hạ cờ  tây «descendre le drapeau français ») (hạ cầy tơ « manger la viande du chien »)

Des mots d’une extrême élégance peuvent devenir des mots vulgaires dans l’insouciance ou dans l’intention de  taquiner quelqu’un  ou de se moquer des autres, en particulier des beaux noms que les parents ont donnés  à leurs enfants tels que Cảnh hu, Thu đạm, Thái Đức, etc. Parfois dans un énoncé, aucun sens n’est trouvé  mais lorsqu’on y inverse les mots, cela  lui donne  un sens  comme « man cái » devient cái màn (rideau)  ou vice versa comme đơi chi devient đi chơi (balader).

Selon le chercheur français M.A. Cheon, les Vietnamiens ont souvent l’habitude de séparer facilement les éléments (consonnes et voyelles) des mots. C’est sur cette séparation que s’établit toute la règle du jeu de mots. Le premier mot prête sa terminaison finale au mot suivant et en retour, il reprend la terminaison finale  du mot suivant.

Ainsi, đi chơi (balader)  est divisé en d+ i et devient đơi chi par inversion. C’est une règle très simple mais elle comporte aussi des règles très complexes que l’on retrouve souvent dans les jeux de mots avec les trois principes ci-dessous.

 Première méthode:

1°) Échanger (inverser) le motif sonore, d’avant en arrière et d’arrière en avant.

2°) Conserver les deux tons (accents) des deux sons d’origine.

Exemple : cờ  tây (drapeau français) devient  cầy tơ  (un jeune chien). Cette méthode s’avère harmonieuse et plus fréquemment rencontrée. Cờ et cầy conservent toujours les deux tons (bằng) des deux sons originaux comme tây et tơ.

Deuxième méthode.

1°) Échanger complètement des syllabes.

2°) Conserver les deux tons (accents) des deux sons d’origine.

Par exemple: đấu tranh (lutter) devient tránh đâu (éviter). Cette méthode ne semble pas agréable à l’écoute  et elle est rarement utilisée.

Troisième méthode.

1°) Inverser le motif sonore.

2°) Échanger les deux tons (accents) de deux syllabes.

Par exemple : khó đi (difficile d’aller) devient khi đó (à cet instant). Cette méthode n’est pas non plus agréable à l’écoute et son emploi est aussi rare.

Selon l’écrivain Phụng Nghi, dans un mot de 3 ou 4 syllabes, si on veut le dire « à l’envers », on doit  garder les sons de liaison (conjonctions) ou les sons à sens secondaire. Les syllabes ayant le sens correct sont échangées des trois manières ci-dessus.

Exemple:  khoái ăn sang (éprouver le plaisir de manger dans l’abondance)» (sáng ăn khoai «manger des patates douces au petit-déjeuner »)

 cái trâm em cài (la broche que je porte)->  (cái trài em câm)-> (cái chai em cầm « la bouteille que je tiens)

làm sương cho sáo (faire la rosée pour la flûte : aucun sens) ->(làm sao cho sướng “comment me rendre heureux »)

cầu gia đạo (prière en famille)-> (cạo da đầu « rasage du cuir chevelu »)

Ce jeu de mots est souvent utilisé dans l’intention de refléter une réalité sociale telle que

 Ban lãnh  đạo « équipe dirigeante »->Bao lãnh đạn (étui à cartouches »)

Thủ tục đầu tiên « la première procédure à prendre »->   (thủ tục tiền đâu« procédure monétaire (corruption)» ).

L’après-midi du 30 du Têt, les enseignants enlèvent leurs chaussures pour aller au marché. Le premier jour du Têt, les enseignants terminent leur potage et célèbrent le printemps. Dans cet énoncé, il y a une certaine tolérance dans les fautes d’orthographe telles que les deux mots « giức (aucun sens) » et «dứt (cesser)».

Avec la caractéristique de « transformer le « vulgaire » en « distingué », la contrepèterie  est une technique qui apparaît dans la littérature savante et les distiques populaires.  Elle est également satirique et ironique comme le poème intitulé  « La vie monastique » de Hồ Xuân Hương:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo (quá nhỏ)
Thuyền từ muốn về Tây trúc
Trái gió phải nên phải lộn lèo.

La vie monastique  est chargée  de fardeaux.
Quel  petit goût  (trop petit)?
Le bateau veut retourner vers l’Inde
Le vent  contraire nous oblige de nous retourner.

ou ne pas tenir en rigueur la prononciation des tons montants et descendants dans le poème « L’été attend l’amant » de Nguyễn Khoa Vy:

Nực cổi chỉ ra nỗi cực lòng
Dòng châu lai láng, đĩa dầu chong
Khó đi tìm hiểu nhau khi đó
Công khó chờ ai biết có không

Le débarras de la chaleur n’est que le désespoir
Les larmes coulent abondamment sur l’assiette de l’huile de la veilleuse.
Il est difficile de se connaître à cet instant
L’effort d’attendre quelqu’un, quiconque le sait ?

On est habitué à écouter les énigmes suivants:

Je ne me dégoûte pas  des compotes sauf chè ghim (chìm nghe « bateau coulé »)

-Juste à la taille d’un doigt sur l’autel de Bouddha

Une fois terminée la prière, le gâteau  qui lui est offert  s’envole très loin (búng cánh « bánh cúng »)

-Cái bông trên cành, cái trái cận mây (cây mận).

La fleur étant sur la branche, le fruit se trouve  tout proche du nuage (cận mây) càd sur le « cây mận (prunier)»)

-Le morceau de couleur rougeâtre est sur le lit (Cục đo đỏ bỏ vô giường)  (Cục đường bỏ vô giỏ « le morceau de sucre est dans le panier »)

ou  à retrouver la contrepèterie dans  les sentences parallèles suivantes:

Con mèo cái nằm mãi trên mái kèo
Con cá đối nằm trong cối đá
Con chim mỏ kiến đậu trên miếng cỏ.

La chatte repose éternellement sur la charpente du toit.
Le mulet repose dans le mortier de pierre.
Le pivert se perche sur une parcelle d’herbe.

Il existe certains jeux de mots de la contrepèterie auxquels  l’auditeur pense avoir affaire comme des mots occidentaux ou chinois lors de son écoute, ce qui  lui provoque d’abord une confusion et le laisse  abasourdi pendant un  moment avant de s’en rendre compte et d’éclater de rire. C’est le cas de l’exemple suivant:

Quýt xơ măng bông sên (Quăng xơ mýt (mít) bên sông « jeter les filaments du jacquier au bord du fleuve »).

Chúng mình đập chuông nhé?->Chúng mình đuông chập nhé ? ->Chúng mình đuông chậm nhé ?-> ? Chúng mình đâm  chuột  nhé?-> Chúng mình đâm tí (tý) nhé ?->( Chúng mình đi tắm nhé? « Nous allons nous baigner »)

 

Bibliographie:

 

Phụng nghi:100 năm phát triển tiếng Việt.NXB Văn Nghệ 1999.
Lê Trung Hoa, Hồ Lê : Thú chơi chữ. Nhà xuất bản xã hội.
A. Chéon : Argot annamite. EFEO,  année 1905, vol 5, no 1
Hoàng văn Hành : Tự điển tự lái tiếng Việt.NXB Văn hóa Sàigòn 2006

Folk songs (Ca Dao)

 

 

 

Vietnamese version

French version

Folk songs are an oral tradition that the Vietnamese people have preserved for four thousand years of their history behind the bamboo hedges of the village. They are often used as a popular expression reflecting the daily life and thoughts of the peasants in opposition to the scholars imposing morality and enclosing the individual in morality and in the imperative network of rites and obligations with their scholarly literature written in nôm.

According to writer Thuần Phong, folk song is considered by Vietnamese intellectuals to be the most characteristic and specifically Vietnamese literary genre, because it is oral literature, anonymous and originating in the rural world. Moreover, ca dao is a song without verse divisions and without musical accompaniment.  Six-eight is the metre for folk songs. Different types of ca dao are performed from North to South:

lullaby (ru con) in the North, (hát đưa em) in the South, sampan song (đò đưa), war drum songs (trống quân) and so on. Despite this, folk song is expounded with a view to respecting the established order on the five duties and three relationships (Ngũ Thường and  Tam Cang) of Confucian and feudal society and manifesting common sense, wisdom, love of life, optimism, satire of feudal society.

As Vietnam is an agricultural country, the peasant’s daily life is always dominated by factors he cannot control in advance, such as floods, droughts, typhoons and so on. His existence is a perpetual struggle. What’s more, in the event of a foreign invasion, the peasant must take up arms and defend the land. From then on, it’s the wife who has to take over from him, replacing him in all the daily chores. These day-to-day difficulties are often cited in folk song, where the peasant not only enjoys a certain freedom, however restricted, to express his human feelings, but also has the opportunity to create a verbal world in which villains are castigated and sneered, and to depict his beloved animals with realism and precision. Such is the case with familiar animals like the egret, the buffalo and the pig.

As a hunter-gatherer animal that looks noble and innocent in the rice fields and closer to the peasants, the egret has to search hard for food day and night, but it can fly away freely at any time towards the blue sky, as so many peasants dream of always having faith in the future and optimism as opposed to the scholar.  For the peasant, freedom is priceless, despite the daily toil he is accustomed to sharing with the buffalo. As for the pig, it’s synonymous with wealth and prosperity.

The folk song quoted below evokes the fate of peasants in the face of calamity under feudal rule. Analogous to the egret, the peasant does not escape death, but she wishes to die with dignity rather than in dishonor. This is the essence of the folk song that has won the admiration of generations of Vietnamese.

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nào,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

The egret searching for food at night
From a flexible branch has fallen into the pond
Sir, please fish me out of here
If I’ve done wrong, you can cook me with bamboo shoots.
But if it’s done, it’s better to do it in clear water
Cloudy water would hurt the little egret’s heart

The image of the buffalo is closely linked to Vietnam’s rural landscape. Buffalo are often seen harrowing the soil after ploughing in rice fields.  This is why the buffalo’s arduous task is described in the following folk songs:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

O my buffalo, listen to what I say
You go to the rice field and plough with me; 
Ploughing and transplanting is a ploughman’s trade
Here I am, here you are, who of us pities his pain.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

In the low rice field and in the deep rice field,
The husband harrows, the wife transplanting, the buffalo ploughing.

Analogous to the buffalo, the pig is also an animal often cited in Vietnamese folk songs. It is first used to describe the situation of a polygamous person in Vietnam:

Một vợ nằm giường lèo,
Hai vợ nằm chèo queo,
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.

With one woman, you have the right to sleep in the bed in a decent way,
With two wives, you start sleeping on your own.
But with three wives, you deserve to be in the pigsty.

The criticism is scathing for people who mistreat their colleagues when they are poor and destitute, and who bow their heads and show their docility to powerful and wealthy people:

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi

We become agitated when the cat snatches a piece of meat,
We remain impassive when the tiger devours a pig.

We use physiognomy to give an indication about a person we meet:

Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

By looking at someone’s face, you already have an idea of his personality, just as in the case of a fat pig, you know that it always has delicious guts.

It’s also through popular song that we come to know the farmer’s deep attachment to his native land. The water of his pond is the most pleasant despite the vagaries of nature and the ups and downs of the life he has had.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Let’s go back home and bathe in our pond.
Whether the water is clear or turbid, our pond is always better.

Ca Dao (Chansons populaires)

 

Chansons populaires (Ca Dao)

Version vietnamienne

English version

Les chansons populaires sont une tradition orale que le peuple vietnamien a su conserver depuis quatre mille ans de son histoire derrière les haies de bambou du village. Elles sont employées souvent comme une expression populaire reflétant la vie quotidienne  et la pensée des paysans  en opposition  aux lettrés imposant la morale et enserrant l’individu dans la morale et dans le réseau impératif de rites et d’obligations  avec leur littérature  savante écrite en nôm.

Selon l’écrivain Thuần Phong, la chanson populaire est considérée par les intellectuels vietnamiens comme le genre littéraire le plus caractéristique et le plus spécifiquement vietnamien car elle est la littérature orale, anonyme et issue du monde rural. De plus ca dao est un chant non soumis à des divisions en couplets et sans accompagnement de musique.  Le Six-Huit est le mètre des chansons populaires. Différents genres de ca dao sont divulgués  du Nord jusqu’au Sud: berceuse (ru con) dans le Nord, (hát đưa em) dans le Sud, chant des sampaniers (đò đưa), chants du tambour de guerre (trống quân) etc. Malgré cela, la chanson populaire est exposée dans  le souci de respecter l’ordre établi sur les cinq devoirs et les trois relations (Ngũ Thường Tam Cang) de  la société confucéenne et féodale et de manifester le bon sens, la sagesse, l’amour de la vie, l’optimisme, le satire de la société féodale.

Comme le Viêt-Nam est un pays agricole, la vie quotidienne  du paysan  est toujours dominée par des facteurs qu’il n’arrive pas à  maîtriser  à l’avance comme  l’inondation, la sécheresse, le typhon etc. Son existence est une lutte perpétuelle. De plus, lors d’une invasion étrangère, le paysan doit prendre les armes et défendre la terre. Dès lors  c’est la femme qui doit assumer la relève et le remplacer dans tous les travaux journaliers. Ces difficultés journalières sont souvent citées dans la chanson populaire où le paysan jouit non seulement d’une certaine liberté même restreinte pour exprimer ses sentiments humains mais aussi de la possibilité de créer un monde verbal où les méchants sont fustigés et ricanés et  de dépeindre ses animaux proches avec réalisme et précision. C’est le cas des animaux familiers comme l’aigrette , le buffle et le cochon.

Etant un animal chasseur-cueilleur ayant l’air noble et innocent dans les rizières et plus proche des paysans, l’aigrette doit chercher durement de jour comme de nuit la nourriture mais elle peut s’envoler librement  à tout moment vers le ciel bleu comme tant de paysans rêvent avoir toujours la foi en l’avenir et l’optimisme  en opposition aux lettrés.  Pour le paysan, la liberté n’a pas de prix en dépit du labeur journalier qu’il est habitué à partager avec le buffle. Quant au cochon, il est synonyme de richesse et de prospérité.

La  chanson populaire  citée ci-dessous  évoque le sort  des paysans face à la calamité sous le régime féodal. Analogue à l’aigrette, le paysan n’échappe pas à la mort mais elle souhaite mourir avec dignité au lieu d’être  décédé dans le déshonneur. C’est là qu’on trouve l’essence de la chanson populaire qui a suscité l’admiration de plusieurs générations des Vietnamiens.

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nào,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

L’aigrette qui la nuit cherche sa nourriture
D’une branche flexible est tombée dans la mare
Monsieur, repêchez-moi d’ici
Si j’ai mal fait, vous pourrez me faire cuire aux pousses de bambou.
Mais si c’est fait, il vaut mieux le faire dans une eau limpide
Une eau trouble ferait mal au cœur de la  petite aigrette.

L’image du buffle est liée étroitement au paysage rural du Vietnam. On a l’habitude de voir souvent les buffles herser le sol  après le labourage dans les rizières.  C’est pourquoi la tâche pénible du buffle est décrite dans les chansons populaires suivantes :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Ô mon buffle, écoute ce que je te dis
Tu vas à  la rizière, tu  laboures avec moi;  
Labourer et repiquer c’est le métier des laboureurs
Moi que voici, toi que voilà, qui de nous plaint sa peine.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

Dans la rizière basse  et dans la rizière profonde,
Le mari herse, la femme repique, le buffle laboure.

Analogue au buffle, le cochon est aussi un animal souvent cité dans les chansons populaires vietnamiennes. Il est employé d’abord pour décrire la situation d’une personne polygame au Viêt-Nam:

Một vợ nằm giường lèo,
Hai vợ nằm chèo queo,
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.

Avec une femme, on a le droit de dormir dans le lit d’une manière convenable,
Avec deux femmes, on commence à dormir tout seul
Mais avec trois femmes, on mérite d’être à la porcherie.

La critique est acerbe pour  les gens qui maltraitent leurs collègues quand ceux-ci sont pauvres et sans ressources et qui courbent leur tête et montrent leur docilité face à des gens puissants et riches :

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi.

On s’agite quand le chat happe un morceau de viande,
On reste impassible quand le tigre dévore un cochon.

On se sert de la physionomie pour donner une indication sur une personne rencontrée :

Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

En regardant le visage de quelqu’un, on a déjà une idée sur sa personnalité comme dans le cas d’un cochon gras, on sait qu’il a toujours des boyaux délicieux.

C’est aussi par la chanson populaire ci-dessous qu’on connait l’attachement profond du paysan à sa terre natale. L’eau de son étang est la plus agréable malgré les aléas de la nature et les hauts et les bas de la vie qu’il a eus.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Retournons chez nous et baignons nous dans notre étang.
Que l’eau soit limpide ou trouble, l’étang de chez nous est toujours meilleur.

Version vietnamienne

Ca dao là truyền thống truyền miệng (truyền khẩu) mà người  dân Việt đã gìn giữ trong suốt bốn ngàn năm lịch sử sau những hàng tre của ngôi làng. Chúng thường được dùng như một  câu nói  phổ biến phản ánh đời sống và suy nghĩ thường ngày của những  người nông dân, không giống như các sĩ phu áp đặt đạo đức và ràng buộc cá nhân vào mạng lưới của các nghi lễ và nghĩa vụ bằng văn học uyên bác của họ được viết bằng chữ Nôm.

Theo nhà văn Thuần Phong, ca dao được giới trí thức Việt Nam coi là thể loại văn học đặc trưng và riêng biệt nhất của Việt Nam vì đây là thể loại văn học truyền miệng, vô danh và có nguồn gốc đến  từ nông thôn. Hơn nữa, ca dao là một bài hát không chia ra thành từng câu và không có nhạc đệm. Thể thơ Lục Bát hay thường dùng trong các bài ca dao. Có  rất nhiều loại ca dao khác nhau từ Bắc đến  Nam: hát ru con ở miền Bắc, hát đưa em  ở miền Nam, hát đò đưa, hát trống quân… Mặc dù vậy, ca dao  quan tâm đến việc tôn trọng trật tự đã được thiết lập dựa trên ngũ thường và tam cang trong xã hội phong kiến và nho giáo, đồng thời  nó  còn thể hiện sự lương tri, trí tuệ, tình yêu cuộc sống, sự lạc quan, châm biếm xã hội phong kiến.

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nên  cuộc sống hàng ngày của người nông dân luôn bị chi phối bởi những yếu tố mà họ không thể kiểm soát trước, chẳng hạn như lũ lụt, hạn hán, bão vân vân. Sự tồn tại của họ là một cuộc đấu tranh triền miên. Hơn nữa, khi có cuộc xâm lược  từ bên ngoài, người nông dân phải cầm vũ khí và bảo vệ đất đai. Từ đó trở đi, người phụ nữ phải là người thay thế chồng trong mọi công việc hàng ngày. Những khó khăn thường ngày này thường được nói  đến  trong những ca dao, nơi người nông dân hưởng quyền tự do tối thiểu  để thể hiện không chỉ cảm xúc của mình mà còn tạo ra cho  mình một thế giới mà có thể  dùng lời nói để  chế giểu và trừng phạt những kẻ độc ác và  để miêu tả những con vật gần gũi của mình một cách chân thực và chính xác. Đây là trường hợp của con cò, con trâu và con heo.

Là loài động vật săn bắt và hái lượm trông vẻ cao quý và ngây thơ trên những cánh đồng lúa và gần gũi với người nông dân, con cò phải vất vả kiếm ăn ngày đêm nhưng nó có thể lựợn  bay tự do bất cứ lúc nào hướng về bầu trời xanh cũng như bao nhiêu người nông dân hay thường mơ ước có được niềm tin trong tương lai và sự lạc quan, không giống như các  sĩ phu.  Đối với người nông dân, tự do là vô giá bất chấp công việc nhọc nhằn  hàng ngày mà họ phải chia sẻ với con trâu. Còn với con lợn, nó đồng nghĩa với sự giàu có và thịnh vượng.

Bài ca dao dưới đây  gợi lên cảnh ngộ khốn khổ của người nông dân phải đối mặt với tai ương dưới chế độ phong kiến. Tương tự như loài cò, người nông dân không thoát khỏi cái chết nhưng muốn chết với danh dự thay vì qua đời trong tủi nhục. Đây chính là nơi mà chúng ta tìm thấy được  bản chất thật sự của bài ca dao  nầy.  Nó đã khơi dậy sự ngưỡng mộ của nhiều thế hệ người dân Việt.

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nào,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Hình ảnh con trâu  thường được gắn liền với phong cảnh nông thôn của nước Việt. Chúng ta hay  quen nhìn thấy trâu thường xới đất sau khi cày trên ruộng lúa. Đây là lý do việc  cực nhọc vất vả của con trâu được miêu tả trong những bài ca dao sau đây:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

hay là

Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng bừa vợ cấy con trâu đi cày.

Tương tự như trâu, lợn cũng là loài vật thường được nhắc đến nhiều  trong các ca dao. Trước hết,  lợn được sử dụng để mô tả tình trạng của một người đa thê ở Việt Nam:

Một vợ nằm giường lèo,
Hai vợ nằm chèo queo,
Ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm.

Những lời chỉ trích nặng nề đối với những người đối xử tệ bạc với đồng nghiệp khi họ nghèo khổ, túng thiếu và cúi đầu, tỏ ra ngoan ngoãn trước những người quyền lực và giàu có:

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Hùm tha con lợn thì nào thấy chi.

Người ta cũng dùng ngoại hình để đoán  ra được  người mà ta gặp:

Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Khi nhìn vào khuôn mặt của một người, chúng ta đã có ý niệm về tính cách của họ, cũng giống như chúng ta biết về một con lợn béo thì nó luôn có ruột ngon.

Cũng nhờ qua bài ca dao dưới đây  người ta mới biết sự gắn bó sâu sắc  của  người nông dân  với đất nước. Nước ao nhà vẫn dễ chịu  dù có sự biến đổi thất thường của thiên nhiên và sự thăng trầm trong cuộc sống của họ.

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Bibliographie:
Thuần Phong: Ca dao giãng luân.  Explication et commentaire des chansons populaires. Editions Á Châu, Saigon, 1958, 196 pages
Lê Thành Khôi: Aigrettes sur la rizière. Chants et poèmes classiques du Vietnam. Connaissances de l’Orient. Gallimard

 

Poétesse Huyện Thanh Quan

Version française

Ít ai biết tên thật của bà  trong làng văn học Việt Nam ở đầu thế kỷ XIX. Chỉ gọi bà là bà huyện Thanh  Quan vì chồng bà tên là Lưu Nghị, có  đậu cử nhân năm 1821 (Minh Mạng thứ 2) và có một thời làm tri huyện Thanh Quan (tỉnh Thái Bình). Thật sự tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tâm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, quận Tây Hồ (Hà Nội).  Cha của bà là ông Nguyễn Lý  (1755-1837) đỗ thủ khoa năm 1783  dưới  đời vua  Lê Hiến Tông. Qua các  bài thơ nôm  bi thương của bà, chúng ta thường thấy có sự nhớ thương  day dứt không nguôi, có một nỗi buồn của nữ sĩ đa tài  về những sự thay đổi của cảnh vật thâm trầm nhất là Thăng Long nơi mà sinh ra cũng không còn là kinh đô của đất nước mà là Huế. Còn chồng bà cũng bị cách chức một thời sau đó được thăng lên chức  Bát phẩm Thư lại bộ Hình và mất sớm ở tuổi 43. Bà rất nỗi tiếng « hay chữ » nhất là về loại thơ Đường. Loại thơ nầy  còn được gọi là cổ thi vì được  dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc (Nhà Đường). Bởi vậy thơ nầy mới có tên là thơ Đường.

Lọai thơ nầy chỉ vỏn vẹn có 8 câu ; mỗi câu 7 chữ tức là có tất cả là 8×7= 56 chữ  thế mà bà mô tả và dựng   lên được  một cách tài tình,  một bức tranh tuyệt vời từ ngọai cảnh lẫn nội dung. Tuy nhiên thể thơ nầy nó có luật rất chặt chẽ và được điều chỉnh bởi ba quy tắc thiết yếu :vần, điệu và đối khiến  ở Việt Nam từ 1925 thì các thi sĩ không còn tôn trọng quy luật bằng-trắc để có thể hiện  được sự lãng mạn của mình trong từng câu thơ. Nhưng những bài thơ thất ngôn bát cú của bà Thanh Quan thì phải xem đây là những  viên ngọc quý trong làng văn học Việt Nam. Bà đã thành công trong việc vẽ được một cảnh quan nhỏ bé với 56 chữ và bày tỏ cảm xúc sâu sắc  của mình một cách tinh tế  và sử dụng ngôn ngữ Hán Việt trong  thể thơ thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.Theo nhà nghiên cứu  Trần Cửu Chấn, thành viên của Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Paris  thì các bài thơ của bà được xem như  là  những  viên ngọc quý được  bà chọn lọc và  gọt dũa đặt trên vương miện hay  được cắt bằng men.

Các bài thơ Đường của bà không chỉ mang tính chất cổ điển mà còn thể hiện được  sự điêu luyện trong cách dùng chữ. Bà còn có tài năng  biết biến thành những biểu tượng vô hồn như đá  (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt), nước (Nước còn chau mặt với tang thương), hay cỏ cây (Cỏ cây chen đá, lá chen hoa) thành những  vật thể sinh động, còn mang tính và  hồn người và còn biết dùng màu sắc đậm nhạt để thể hiện sự tương phản (Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn/ Vàng tỏa non tây bóng ác tà) hay đưa quá khứ về cùng với hiện tại  (Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương/Ngàn năm gương cũ soi kim cổ)  khiến  các  bài thơ  tả cảnh của bà trở thành những bức tranh thiên nhiên  tuyệt vời cũng như các bức tranh thủy   mà họa sĩ dùng bút lông  vẽ trên lụa  với sắc thái   đậm  nhạt nhờ  quan sát chính xác.

Những bài thơ Đường của bà rất được các nho gia xưa  ngâm nga  yêu chuộng. Tuy rằng chỉ  tả cảnh và  bày tỏ nỗi cảm xúc của mình nhưng lời thơ rất thanh tao của một bà thuộc tầng lớp qúy tộc  cao  có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Đây là lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm. Bà có tấm lòng thương tiếc nhà Lê nhưng  đồng thời  chỉ bày tỏ  tâm sự của một người không bằng lòng với thời cục, mong mỏi sự tốt đẹp như đã có ở một thời xa xôi trước đây mà thôi. (Nghìn năm gương cũ soi kim cổ/ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường).  Cụ thể bà còn  giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi dưới thời vua Minh Mang  cûa nhà Nguyễn. Có một lần vua Minh Mạng có một bộ chén kiểu của Trung Quốc mới đưa sang và vẽ sơn thủy Việt Nam cũng như một số đồ sứ kiểu thời đó. Vua mới khoe và ban phép cho bà được làm một bài thơ nôm. Bà liền làm ngay hai câu thơ như sau :

Như in thảo mộc trời Nam lại
Đem cả sơn hà đất Bắc sang

khiến làm vua rất  hài lòng và thích thú. Phài nói  người Trung Hoa hay thường xem trọng sơn hà nên thường thấy ở trên các đồ kiểu còn ở Việt nam ta thì rất hướng về  ruộng lúa xanh tươi thế mà bà biết vận dụng  thành thạo  chữ nôm để có hai câu thơ đối  gợi ý tuyệt vời.

Nhưng sau khi chồng bà qua đời, một tháng sau bà xin  về hưu và  trở về sinh sống ở quê quán của mình cùng 4 đứa con. Bà mất đi ở tuổi 43 vào năm 1848.(1805-1848)

Các bài thơ nôm của bà tuy không nhiều chỉ có 6 bài nhưng thể hiện được tinh thần  thanh cao của các nho sĩ, cùng với tinh túy của Đường thi. Viết chữ Hán thì đã khó mà sang chữ Nôm thì càng khó hơn vì khó học mà  còn dùng lời văn  trang nhã, điêu luyện và ngắn gọn  như bà để giữ được quy tắc chặt chẽ của thơ Đường. Thật không có ai có thể bằng bà đựợc nhất là bà biết dùng ngoại cảnh để bày tỏ nỗi cô đơn  và tâm trạng của mình. Bà cũng không biết cùng ai để chia  sẻ cái ray rứt ở trong lòng (Một mảnh tình riêng ta với ta./Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?). Bà luôn luôn tiếc nuối xót xa về quá khứ với một  tâm hồn thanh cao lúc nào cũng hướng về gia đình và quê hương.

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núí, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mâý nhà
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

THĂNG LONG HOÀI CỔ

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường.

CẢNH CHIỀU HÔM

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc đưa xa vẳng trống đồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai, gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu, sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Vàng tỏa non tây bóng ác tà
Đầm đầm ngọn cỏ tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác chim về tổ
Dậm liễu bâng khuâng khách nhớ nhà
Còi mục gác trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước dường ngao ngán
Mấy kẻ chung tình có thấu là..?

CHÙA TRẤN BẮC

Trấn bắc hành cung cỏ dãi dầu
Ai đi qua đó chạnh niềm đau
Mấy tòa sen rớt mùi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá
Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu

CẢNH THU

Thấp thoáng non tiên lác đác mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn, say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt, nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ ?
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ ?…

Version française

Peu de gens connaissaient son vrai nom dans la communauté littéraire vietnamienne au début du XIXème siècle. On l’appelait  simplement  Madame  le sous-préfet   du  district Thanh Quan parce que son mari  Lưu Nghi fut reçu aux trois concours de la  licence en 1821 sous le règne de l’empereur  Minh Mang et fut un temps sous-préfet du district de Thanh Quan (province de Thái Binh). En fait, son vrai nom était  Nguyễn Thị Hinh. Elle était issue du village  Nghi Tâm du district de Vĩnh Thuận, près du lac de l’Ouest dans l’arrondissement de Tây Hồ (Hanoï). Son père était Mr Nguyễn Lý  (1755-1837)  ayant eu réussi  être le premier dans le concours interprovincial  en 1783 sous le règne du roi  Lê Hiến Tông. À travers à ses poèmes élégiaques, nous  remarquons toujours  la douleur et la tristesse  sempiternelle  de la poétesse talentueuse  face aux changements ayant un  profond impact au paysage, en particulier à l’ancienne capitale Thăng Long où elle est née. Cette dernière n’était  plus  la capitale du pays mais c’était plutôt Huế. Son mari fut licencié durant un certain temps avant  d’être promu au poste de secrétaire du Ministère de la Justice. Il fut décédé prématurément à l’âge de 43 ans. Elle a un penchant  pour la  versification  Tang. Ce type de poésie est également appelé la poésie antique car il est utilisé  dans les concours destinés à  recruter des gens de talent et il est  très populaire au Vietnam durant  la période de domination des gens du Nord (dynastie des Tang). C’est pourquoi il  s’appelle la poésie  des Tang.

Ce type de poème composé seulement de  8 vers de 7 pieds permet d’avoir un total de 8 × 7 = 56 mots. Pourtant la poétesse  réussit à décrire avec ingéniosité  un magnifique  tableau porté à la fois sur le  paysage externe et le contenu. Cependant, ce poème  des Tang a des règles très strictes et est régie par trois principes essentiels: la rime, le rythme et le parallélisme. Depuis 1925 au Vietnam, les poètes ne respectent plus les règles de la métrique pour s’exprimer librement dans le but d’obtenir le lyrisme dans chaque vers. Mais les poèmes des  Tang de Mme Thanh Quan doivent être considérés comme un joyau précieux dans le monde littéraire vietnamien.  Elle a réussi à  décrire et à brosser un petit paysage avec 56 mots et a exprimé ses profonds  sentiments de manière raffinée.  Elle a utilisé la langue sino-vietnamienne sous une forme poétique de 8 vers de   7 pieds avec adresse. Selon le chercheur Trần Cửu Chấn, membre de à l’Académie des Lettres et des Arts de Paris, ses poèmes Tang  sont considérés comme des perles  précieuses qu’elle  sélectionne, polit et met sur une couronne en or ou  ciselée en émail.

Ses poèmes n’ont pas seulement le caractère classique  mais ils  traduisent aussi la virtuosité  dans l’utilisation des mots. Elle a également le talent de savoir  transformer des éléments sans vie tels que la pierre (la pierre reste toujours impassible au fil du temps), l’eau (l’eau se montre indignée  devant l’instabilité des choses de la vie) ou l’herbe et les arbres (l’herbe et les arbres s’intercalent avec les rochers tandis que  les feuilles s’introduisent au sein des fleurs) en des êtres vivants  ayant la nature humaine  et l’âme et utiliser des couleurs foncée et claire  pour faire sortir les contrastes (Sous le ciel blafard, le soir ramène les ombres du crépuscule / Le jaune brille sur les montagnes de l’ouest sous les rayons du soleil couchant) ou rapprocher  le passé du présent ((Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/  Sur la vieille voie  prise par les calèches, se promène l’âme des herbes d’automne)(Nền cũ lâu đài bóng tịch dương/ Les vestiges du palais somptueux sont éclairés par les rayons du soleil couchant) (Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/ Au fil des siècles, dans ce  miroir antique, on met en parallèle le passé et le présent). Cela  fait de ses poèmes Tang  décrivant des  scènes de paysage  en de merveilleuses peintures naturelles comme les aquarelles  que l’artiste  réussit à peindre au pinceau   sur le  tissu en soie avec des nuances entre le foncé et clair  à l’aide d’une observation rigoureuse.

Ses poèmes des  Tang sont  très appréciés par les anciens érudits confucéens. Bien qu’ils  ne fassent  que décrire le paysage  et exprimer ses sentiments, les  termes  employés sont tellement  raffinés  et écrits par une dame aristocratique très instruite qui pense souvent à son foyer et à son pays. C’est le commentaire du chercheur littéraire  Dương Quảng Hàm. Elle avait un attachement profond à la dynastie des Lê  mais en même temps  elle n’exprimait que les sentiments de quelqu’un qui n’était pas satisfait de la situation actuelle et  qui espérait de retrouver  ce qui existait auparavant. ( Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/Cảnh đấy người đây luống đoạn trường) (Devant ce tableau, mes entrailles se sentent déchirées en morceaux).  La preuve est qu’elle  acceptait la tâche d’enseigner les princesses et les concubines   sous le règne de l’empereur Minh Mạng de la dynastie des Nguyễn. Une fois, ce dernier reçut  un nouvel service  à thé en céramique venant de la Chine  et ayant pour décor le paysage du Vietnam. Il le montra  à ses subordonnés et demanda  à la poétesse de composer un distique. Elle ne tarda pas à  improviser  les deux sentences  suivantes:

Như in thảo mộc trời Nam lại
Đem cả sơn hà đất Bắc sang.

L’herbe et les arbres du Sud sont reproduits visiblement   sur la céramique ainsi  que  les monts et fleuves du Nord ainsi ramenés.

Sa spontanéité rendit satisfait l’empereur. Il faut reconnaitre que les Chinois font souvent attention aux montagnes et aux fleuves qu’on retrouve souvent sur les objets de décoration. Par contre au Vietnam, on s’attache   à la luxuriance des rizières. Elle réussit à  saisir l’essentiel et à composer ces deux vers parallèles tout en sachant respecter strictement  les règles de poésie des Tang. Lors du décès de son mari, un mois plus tard, elle demanda au roi de  lui permettre de désister sa fonction et retourner  à sa terre natale avec ses quatre enfants. Elle mourut en l’an 1848 lorsqu’elle n’avait que 43 ans. (1805-1848)

Étant  en nombre limité (6 en tout), ses poèmes réussissent à refléter  l’esprit noble des poètes et  la quintessence de la poésie des Tang. La composition de ces poèmes est déjà difficile en caractères chinois mais elle parait insurmontable  en  caractères démotiques dans la mesure où il faut respecter en plus les règles strictes de la poésie des Tang. Peu de gens  arrivent à l’égaler car elle sait utiliser des mots avec une rare finesse de langage pour révéler sa solitude et son état d’âme  tout en s’appuyant sur le pittoresque des scènes de la nature. Elle  ne sait non plus à qui elle peut révéler ses confidences. (Một mảnh tình riêng ta với ta./Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?). Sous le poids de son état d’âme, elle se sent seule avec soi-même. Elle continue à éprouver  des regrets et se retourner vers  le passé  avec son esprit noble et à penser sans cesse  à son foyer et à sa terre natale.

 LE COL DE LA PORTE D’ANNAM (*)

Au moment je  gravis le Col de la Porte d’Annam, les ombres du crépuscule s’allongent vers l’occident
L’herbe et les arbres s’introduisent dans les rochers, les fleurs éclosent au milieu des feuilles.
Au pied de la montagne marchent quelques bûcherons , le dos courbé sous le faix;
Sur l’autre côté de la rivière s’élève un marché formé de quelques cases éparses.
En pensant avec douleur à la patrie absente le râle d’eau gémit sans arrêts,
Oppressée par l’attachement au foyer, la perdrix pusse des cris ininterrompus.
Je m’arrête sur le chemin et ne vois autour de moi que ciel, montagnes et mer;
Sous le poids de cet état d’âme, je me sens seule avec moi-même.

CRÉPUSCULE (*)

Sous un ciel blafard, le soir ramène les ombres du crépuscule
Au loin le son de la trompe des veilleurs répond au tam-tam du poste de garde.
Déposant sa rame, le vieux pêcheur regagne sa station lointaine;
Le jeune bouvier frappant sur les cornes de son buffle, retourne au hameau solitaire.
Les oiseaux volent avec effort vers les immenses touffes d’abricotiers qui ondulent sous le vent;
Le voyageur presse le pas sur la route que bordent les saules enveloppés de brume.
Moi je reste au logis ; vous , vous êtes en voyage;
À qui pourrais-je exprimer toutes mes confidences?
 

(*) Extrait du livre intitulé « Les grandes poétesses du Vietnam », Auteur Trần Cửu Chấn. éditions Thế Giới

 

Thi sĩ Đoàn Thị Điểm (Poétesse Đoàn Thị Điểm)

 

Version française

Được biết đến dưới bút hiệu là Hồng Hà, bà sinh ra vào năm Ất Dậu  (1705) ở làng Hiến Phạm, huyện Văn Giang, Hưng Yên ở miền bắc Việt Nam. Bà đựợc xem đứng bậc nhất  trong bốn nữ sĩ lỗi lạc nhất ở Việt Nam cùng  với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Sương Nguyệt Ánh và  làm nở mày nở mặt đàn bà ở nước Nam. Có một lần đoàn sứ Mãn Thanh sang nước ta với  Hàng Địch LộcNhiệm Lan Chi. Triều đình nước ta mới tuyển chọn bà giã làm cô bán hàng xinh đẹp. Quen thói hống hách và khinh thường trông thấy cô bán hàng xinh đẹp,  sứ Tàu giỡ trò nói đùa như sau:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất  mà không biết bao nhiêu người cày.

Đoàn thị Điểm hiểu ý nhanh nhẹn đáp lại ngay:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.

Hai câu đối trên nếu giãi nghĩa thanh thì đối nhau  cũng rất thanh  nhã mà muốn giải nghĩa tục thì đối nhau cũng rất tục tĩu khiến làm sứ Tàu hổ thẹn bỏ đi  ngay và không còn  đứng lại bỡn cợt  các con gái nước Nam.

Theo gia phả thì gia đình bà thuộc về họ Lê nhưng đến đời cha của bà  Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) thì mới đổi ra họ Đoàn. Cha của bà  đỗ  và có làm quan một lúc dưới  thời Lê Trung Hưng. Sau khi ly dị với  vợ  chính có một đứa con trai tên là Đoàn Doãn Sĩ, ông tái giá lại có được hai người con: con cả  là Đoàn Doãn Luân và con thứ  Đoàn thị Điểm. Lúc trẻ, bà không những nổi tiếng thông minh, mà  còn đẹp người và  đẹp nết nữa. Bà rất cần cù chăm học, có tài  năng văn chương  và  xuất chúng luôn cả  trong việc nữ công. Cho nên năm lên 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau nầy dâng lên chúa Trịnh nhưng bà khước từ vì không muốn bị gò bó trong triều đình. Sau đó, khi nghe cha ốm đau, bà xin cha nuôi cho phép bà trở về quê phụng dưỡng cha già. Nhờ  đó bà được chăm nom và giáo dục của  cha và anh, cả hai đều đổ để làm quan nhưng rồi cũng từ quan trở  về dạy học cả  ở làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc Hải Phòng).  Bà cùng anh có dịp  nghiên cứu các mô hình cổ điển và khoa học huyền bí. Những lúc thư giãn, bà hay thường cùng anh thích thi đua văn học qua các câu  đối tuyệt  tác với sử dụng khéo léo tài tình các chữ mà còn có cả năng khiếu đáp ứng nhanh nhẹn khiến làm chúng ta  con cháu nước Việt  ngày nay phải ngẩn ngơ thán phục khi đọc lại các câu đối này. Lúc lên  6 tuổi, bà được học Sử Ký của Tư Mã Thiên nên có một ngày, Đoàn Doãn Luân mới  thách thức bà  dựa trên sử ký  mà ra câu vế đầu như sau:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém. 

Quý đây muốn ám chỉ đến Hán Cao Tổ Lưu Bang.

Bà không ngần ngại đáp lại nhanh nhẹn câu vế sau cũng cũng lấy lại trong sử ký:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.

Có một lần, khi bà đang trang điểm nhìn qua gương  thì anh bà Đoàn Doãn Luân đi ngang qua xuống ao  rữa chân ngồi trên ván hồ  mới thốt ra  vế đầu như sau:

Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.

Bà mới đáp lại vế cuối  như sau:

Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.

Trong hai câu vế nầy, chữ Điểm cũng như chữ  Luân được lập lại hai lần. Đây cũng là cách dùng khéo léo tài tình để ám chỉ bà và anh bà, mỗi người trở lại thành hai người trong câu đối. Bà không chỉ  đáp giỏi trong loại văn biền ngẫu nầy mà còn để  lại cho quần chúng những câu vế đầu thách thức khó đối  như « Da trắng vỗ bì bạch ». Đây là một hình ảnh trực quan, dễ mường tượng, gợi dục nhưng rất tinh tế. Theo  dân gian kể, bà Điểm đang tắm thì Trạng Quỳnh đòi vào tắm chung. Bà mới  thách thức ông Trạng nếu muốn được tấm chung thì phải đối  được  câu đối hóc  búa nầy. Bì là da mà bạch cũng là trắng. Như vậy bì bạch là da trắng nhưng hai tiếng nầy theo nghĩa nôm là từ tượng thanh (tiếng vỗ) vừa là từ tượng hình (da có mầu) vừa là từ tượng sắc (trắng). Câu Da Trắng  Vỗ Bì Bạch có ngầm ý là vỗ vào chỗ da trắng nhất, chỉ để hở ra lúc tắm tức là  chổ kín đáo nhất. Vì không đối được, Trạng Quỳnh phải bỏ đi.  Có 300 năm qua  chưa ai tìm ra được câu đối đáp  tương xứng phải đúng theo nội dung, cấu trúc, thể loại nội dung, số lượng  vân vân.. Phải tôn trọng thứ tự vị trí của các  danh từ, tính từ và động từ, quan sát các quy tắc đối lập của các thanh bằng và trắc.  Có người cho rằng đây là câu đối « chết ». Ngoài việc sử dụng  tài tình  các chữ trong các câu đối, bà còn viết truyện chữ Hán có tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811). Quyển nầy gồm có 5 câu chuyện đầy hương vị: Vân các thần nữ, Hải Khẩu linh từ, An ấp liệt nử, Yến anh đối thoại và Mai huyễn.

Bà còn dịch nguyên bản của truyện thơ Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn thành  412 câu thơ  theo thể song thất lục bát bằng chữ  Nôm. Phải nói rằng bài thơ này làm người đọc thấu hiểu được  tâm sự của người phụ nữ  xa chồng,  phải lo phụng dưỡng mẹ già, dạy dỗ đàn con thơ của chồng với lòng không nguôi  trong lúc đó chồng bà ông Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Tàu trong suốt thời gian 3 năm cũng như lính thú đóng giữ ở biên thùy. Với  tài năng lỗi lạc của  bà khiến tác phẩm Hán văn của ông Đặng Trần Côn mà bà dịch trở thành một tuyệt tác so với các bản dịch khác và cũng làm người đọc quên đi cái mô hình có vẻ nhợt nhạt và lạnh lùng trong nguyên bản chính.

Chính bà làm cho người  đọc thấy được cảm xúc chân thành và rung động của tâm hồn bà, nổi cô đơn buồn tủi của  người phụ nữ phải  xa chồng. Theo nhà nghiên cứu  Trần Cửu Chấn, thành viên của Viện hàn lâm văn học và nghệ thuật Paris thì bản dịch của Phan Huy Ích được xem  như một bài tập trường học so với tác phẩm  vô cùng tuyệt vời của Đoàn Thị Điểm vì bà thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ. Chính với tuyệt tác Chinh Phụ Ngâm mà bà phiên dịch bằng chữ nôm đã đưa tên tuổi của bà lên đỉnh cao trong nền văn học nước nhà nhưng nói về tình duyên bà rất lận đận, phải thế anh  giúp đở  chị dâu nuôi dàn cháu thơ dại và phụng dưởng mẹ già. Vì gia cảnh  khó khăn,  bà cùng  mẹ, chị dâu và hai cháu tản cư đến làng Chương Dương bên bờ sông Nhị Hà, gần Hà Nội. Ban đầu, bà làm nghề xem mạch bốc thuốc sau đó thành lập một trường dạy học đào tạo nhân tài. Sự nghiệp của bà thu hút rất nhiều học trò.  Trong thời gian dạy học có rất nhiều người dạm hỏi cưới bà nhưng mãi đến  năm 1743 bà mới chịu  kết hôn với ông Nguyễn Kiều, một người học rộng và tài cao (đỗ Giải nguyên ở tuổi 18 và đỗ Tiến sĩ ở tuổi 21). Tháng 8 năm 1748, trong lúc theo chồng vào Nghệ An, bà Đoàn Thị Điểm mắc bệnh và qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm Đinh Mão (1748). Lúc đó bà chỉ mới 43 tuổi.  Phần mộ của bà còn  nằm tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Version française

Connue sous le nom de plume Hồng Hà, elle est née en 1705 (année du coq  de bois)  au village de  Hiến Phạm, sous-préfecture de Văn Giang de la province  Hưng Yên dans le nord du Vietnam. Elle est  classée au premier rang des quatre poétesses les plus éminentes du Vietnam avec Madame  Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương et Sương Nguyệt Ánh  et elle rehausse la fierté d’être  la femme du Vietnam.

Une fois, lors de la visite d’une délégation chinoise de la dynastie des Qing au Vietnam avec Hàng Địch Lộc  et Nhiệm Lan Chi, la cour royale de notre pays l’a récemment recrutée pour se déguiser en  une belle vendeuse. Etant habitué à se montrer arrogant  et méprisant vis-à-vis des Vietnamiens, l’ambassadeur chinois  commença à la taquiner  en lui adressant le vers  supérieur suivant:

Nam phương nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Phương Nam có một tấc đất  mà không biết bao nhiêu người cày.

Le Sud a un seul  pouce de terrain mais  je ne sais pas combien de gens y ont labouré.

En saisissant bien l’insinuation, Đoàn thị Điểm répliqua avec une rapidité étonnante:

Bắc quốc đại trượng phu, giai do thứ đồ xuất
Nứớc Tàu phương Bắc có lắm bậc đại phu nhưng cũng đều bởi đường ấy mà ra.

Le Nord a beaucoup de grands docteurs mais tous sont sortis également de cette issue (ouverture).

Pour  les deux sentences parallèles ci-dessus  si on les explique  au sens strict, il n’y a que des compliments.  Par contre si elles sont interprétées au sens figuré, la vulgarité  est au top avec une image obscène ( avec des putes et des gens sortis  de ce trou), ce qui fait rougir de honte l’ambassadeur et le fait partir  immédiatement sans oser recommencer à taquiner d’autres filles du Sud.

Selon la généalogie, sa famille appartenait à la famille Lê, mais c’était seulement avec son père  Đoàn Doãn Nghi (1678-1729) que le nom de famille fut changé en Đoàn. Son père réussit aux examens  et servit comme mandarin pendant un certain temps sous la dynastie des Lê postérieurs. Après avoir divorcé avec sa première femme, qui avait un fils nommé Đoàn Doãn Sĩ, il se remaria  et eut deux enfants : l’aîné, Đoàn Doãn Luân, et le second, Đoàn thị Điểm. Lorsque cette dernière était jeune, elle était célèbre non seulement pour son intelligence, mais aussi pour sa beauté et son caractère. Elle était très appliquée et studieuse, possédait un talent littéraire inouïe et n’avait pas son égale dans les travaux à l’aiguille. C’était pour cela qu’à l’âge de 16 ans qu’elle fut adoptée par le ministre Lê Anh Tuấn dans le but de l’envoyer plus tard à la Cour des Trịnh mais elle refusa  cette idée en prenant le prétexte de ne pas vouloir se plier aux contraintes imposées par la Cour.

Plus tard, lorsqu’elle apprit que son père était malade, elle demanda à son père adoptif de lui permettre de retourner dans sa ville natale pour prendre soin de son père âgé. Grâce à ce retour, elle reçut les soins éducatifs de son père et de son frère. Malgré la réussite de ces deux derniers à devenir mandarins, ils  préférèrent  retourner à l’enseignement  dans le village de Lạc Viên dans le district  An Dương de la province de Kiến An appartenant aujourd’hui à Hải Phòng. Elle eut cette occasion d’étudier avec son frère  les modèles classiques et les sciences occultes. Durant les moments de détente, elle apprécia souvent la compétition littéraire avec son frère  à travers les chefs-d’œuvre de distiques avec l’emploi habile des mots, mais aussi la capacité  de répliquer  de façon adéquate.  Cela nous laisse muets d’admiration en tant que les descendants vietnamiens d’aujourd’hui en relisant ces distiques.

À l’âge de 6 ans, elle eut l’occasion d’apprendre  « Les mémoires historiques » de l’historien chinois Sima Qian.  Un jour, Đoàn Doãn Luân n’hésita pas à la défier  en s’appuyant sur cet ouvrage et  en lui adressant le vers supérieur comme suit:

Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
Rắn trắng giữa đường, ông Quý tuốt gươm mà chém. 

Le serpent se trouvant au milieu de la route,  le bonhomme dégaine l’épée. (Le bonhomme désignant l’empereur chinois Han Gaozu.

Sans hésitation, elle réplique avec une facilité étonnante tout en s’appuyant également sur les Mémoires historiques de Sima Qian avec le vers inférieur:

Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết.
Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ ngửa mặt lên Trời mà than. Vũ đây là tên của Đại Vũ vua nhà Hạ.

Le dragon soulevant l’embarcation,  Yu retourne le visage vers le Ciel avec des soupirs (Yu désignant le nom de l’empereur Da Yu de la dynastie des Xia).

Un jour, alors qu’elle se maquilla et  se regarda à travers le miroir,  son frère Đoàn Doãn Luân  passa par là pour aller  à l’étang et laver ses pieds. En s’asseyant sur la planche tendue par-dessus de l’étang, il lança le vers supérieur comme suit :

Chiếu kính họa my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Soi gương kẽ lông mày, một nét hoá ra hai nét.

En se regardant dans le miroir, on trouve les traits de son visage se dédoubler.

Elle ne tarda pas à répliquer comme d’habitude avec le vers inférieur suivant:

Lâm tri ngọan nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
Tới ao ngắm trăng, một vầng hoá ra hai vầng.

En contemplant la lune au bord de l’étang, on voit le disque de la lune devenir double.

Dans ces deux vers, les vocables  Điểm (trait) et Luân (luân) sont répétés  chacun deux fois. C’est aussi une façon ingénieuse de la désigner ainsi que  son frère pour rappeler que chacun d’eux devient ainsi deux dans ce distique.

Elle excelle  dans ce type de prose mais elle laisse jusqu’à aujourd’hui  au public quelques sentences difficiles à trouver la réplication appropriée. C’est le cas  du vers supérieur  » Da trắng vỗ bì bạch (La peau blanche « tapote» la peau blanche ) ». C’est une image visuelle, facile à imaginer, sexuelle mais très raffinée.

Selon l’on-dit,  elle  était en train de prendre  un bain  lorsque Trang Quỳnh surgit entre-temps  et lui demanda d’ouvrir la porte  de la salle de bain pour y être ensemble. Elle lui lança le  défi de trouver la sentence vraiment ardue pour pouvoir satisfaire à sa sollicitation.  Bì désigne la peau mais le vocable bạch signifie « blanc ». Ainsi bì  bạch  c’est la peau blanche.  Mais dans l’écriture démotique   (nôm) ce sont deux mots se rapportant à la fois  à l’image du son (vỗ), de la  peau (da) et de la couleur (trắng). La phrase « Da Trắng  Vỗ Bì Bạch » implique intentionnellement qu’il faut « tapoter » la partie la plus blanche du corps qu’on laisse apparaître au moment de la douche. C’est la partie la plus intime. Incapable de trouver la réplication appropriée, Trạng Quỳnh fut obligé de déguerpir.

Au cours des 300 dernières années, personne n’a trouvé une sentence appropriée  permettant de prendre en compte  un certain nombre de critères: le contenu, la structure, la catégorie, le nombre de mots utilisés etc. L’ordre d’emplacement des mots (noms, adjectifs ou verbes) doit être respecté ainsi que  la prise en considération  des règles d’opposition des registres sonores bằng et trắc. Certains ont déjà dit qu’il s’agit bien une sentence inappropriée (ou morte). À part son talent de savoir utiliser de manière ingénieuse les mots dans  les distiques, elle a composé  encore en caractères chinois un livre de contes intitulé « Nouveau recueil de légendes merveilleuses (Truyền kỳ tân phả) imprimé en l’an 1811» comprenant en tout 5 recueils remplis de saveur:

Vân các thần nữ (La déesse du Palais des Nuages), Hải Khẩu linh từ (la Pagode du Port de Mer), An ấp liệt nử (l’héroïne du Hameau de la Paix), Yến Anh Đối Thoại (Dialogue entre l’hirondelle et le loriot) et Mai Huyễn (L’abricotier mystérieux).

Elle a également traduit le poème original de Chinh Phụ Ngâm Khúc (ou les plaintes de la femme d’un guerrier)  écrit en chinois par le savant lettré Đặng Trần Côn en 412 vers écrits en caractères démotiques (chữ nôm)  sous la forme poétique  de nom  Song Thất Lục Bát  (quatrain de deux-sept-six-huit). Il faut reconnaître que ce poème permet au lecteur de rentrer dans la confidence d’une femme éloignée de son mari, chargée de prendre soin de sa mère âgée et  de s’occuper de l’éducation  de jeunes enfants de son mari avec son cœur inconsolable tandis que son mari Nguyễn Kiều, a été envoyé en tant qu’ambassadeur en Chine depuis 3 ans comme un soldat envoyé à la frontière. Avec le  talent inouï de Đoàn thị Điểm, le poème chinois de Đặng Trần Côn qu’elle a traduit  devient un chef-d’œuvre par rapport à d’autres traductions et fait oublier au lecteur le modèle  « pâle » et « froid » trouvé dans le poème original.

C’est elle qui permet au lecteur de capter les émotions sincères et vibrantes de son âme, la solitude et la tristesse d’une femme éloignée de son mari. Selon le chercheur  Trần Cửu Chấn, membre de l’Académie des lettres et des arts de Paris, la traduction de Phan Huy Ich ressemble à un exercice scolaire par rapport au travail extrêmement remarquable de Đoàn Thị Điểm car elle a réussi à ressentir l’état d’âme et avoir de l’empathie  pour la femme du guerrier. C’est avec le chef-d’œuvre Chinh Phụ  Ngâm qu’elle a traduit en caractères  démotiques que son nom figure au sommet de la littérature du pays.  Quant à sa vie amoureuse, elle était très malchanceuse.  Elle  devait remplacer son frère décédé pour aider sa belle-sœur à élever  ses petits-enfants et subvenir aux besoins de sa vieille mère. À cause de la situation familiale difficile, elle devait déménager avec sa mère, sa belle-sœur et ses petits-enfants au village Chương Dương situé au bord du fleuve Nhị Hà tout proche de Hanoï. Au début de son installation, elle dut exercer le métier du guérisseur traditionnel. Elle fonda ensuite une école dans le but de former de nouveaux talents pour servir le pays. Sa noble carrière attira beaucoup d’élèves. Durant la période d’enseignement, il y eut beaucoup de gens tentant de lui demander en mariage mais ce fut seulement en l’an 1743 qu’elle accepta de se marier avec  Nguyễn Kiều, un personnage très instruit et très talentueux (licencié à l’âge 18 ans et docteur d’état à l’âge de 21 ans). Au mois d’août de l’année 1748, au moment où elle suivit son mari pour aller à  la province Nghệ An, Đoàn Thị Điểm tomba malade et mourut le 11 du mois septembre de l’année du Chat de feu. Elle n’eut que 43 ans. Sa tombe  se trouve toujours dans le quartier  Phú Thượng, district de Tây Hồ, Hanoï.

Poème dédié à mon pays natal

 

Poem dedicated to my own country

English version

French version

Việt nam hai tiếng nhớ nhung
Ra đi luyến tiếc nghìn trùng cách xa
Ðôi khi chạnh nhớ Quê nhà
Mơ màng hiện thoáng cây đa đầu làng
Giật mình thức tỉnh ngỡ ngàng
Hồn nầy lạc lõng muộn màng xót xa
Ðất người ai chẳng thiết tha
Ðược tình gia thất bôn ba cõi đời.

Việt Nam deux mots  à se rappeler
En le quittant loin à des milliers de kilomètres,  on a tellement de regrets.
Parfois  en pensant à cette terre natale, on  commence à voir dans le rêve surgir le banian à l’entrée du village.
Surpris par le réveil on se sent désemparé avec cette âme entièrement perdue et on ne tarde pas à être plongé dans la tristesse.
Dans un pays étranger,  quiconque ne s’intéresse pas à l’amour de la famille, parvient -il à faire face aux hauts et aux bas de la vie?

Việt Nam two words to remember
When we leave it thousands of miles away, we have so many regrets.
Sometimes, as you think of your homeland, you begin to dream of the banyan tree at the entrance of the village.
Surprised when you wake up, you feel helpless with this lost soul, and it’s not long before you’re plunged into sadness.
In this foreign country, does anyone who isn’t interested in the love of family manage to cope with the ups and downs of life?