Tự Lực văn đoàn
Rất đáng tiếc không thấy tên của Nhất Linh và Khái Hưng trong các chương trình dạy học ngày nay hoặc trong các tuyển tập được xuất bản gần đây bằng tiếng ngoại quốc ở Việt Nam. Tuy nhiên, họ là hai tiểu thuyết gia xuất sắc nhất của Việt Nam vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm và mua lại những bản in hiếm hoi được xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Mặc dù các chủ đề họ chọn có chiều hướng về tình yêu, nỗi dày vò trong tâm trí và các thảm kịch giai cấp tư sản địa chủ ở thời kỳ Pháp thuộc, họ vẫn tiếp tục nhận được sự ngưỡng mộ đồng thuận của giới trẻ Việt ngày nay, đặc biệt là giới trẻ Việt đang sinh sống ở nước ngoài vì các tác phẩm của họ không chỉ thừa nhận một nền văn hóa phương Tây ít nhiều mà còn có mang tính lãng mạn thuần túy của người dân Việt. Họ đã thành công mang lại một lối viết sáng tạo cho các tác phẩm của mình mà còn biết sử dụng được các từ vựng đơn giản loại trừ được tất cả các từ Hán-Việt mà giới trẻ Việt coi là những từ khó hiểu và đề cập đến các chủ đề có khả năng nhận được sự ủng hộ của giới trẻ: tình yêu thương mang cả sự hy sinh, tình yêu không thể, nỗi u sầu trong tâm hồn vân vân … với cái nhìn khó xử giữa cảm xúc và bổn phận của nhà văn hào Pháp Corneille hay lãng mạn theo cách của Alfred Musset. Hồn Bướm Mơ Tiên, Nữa Chừng Xuân, Ðoạn Tuyệt, Anh phải sống vân vân …vẫn tiếp tục là những cuốn sách nổi tiếng nhất được giới trẻ Việt Nam yêu thích hiện nay. Cũng không có gì phải ngạc nhiên khi thấy sự hy sinh mà được Khái Hưng đề cập đến cách đây đã có hơn 50 năm trong tác phẩm của ông, được nhà văn tài ba Nguyễn Huy Thiệp nhắc lại trong ở trong tiểu thuyết có tựa đề « Chảy đi sông ơi » mặc dù bối cảnh chính trị hoàn toàn khác hẳn.
Chúng ta nhận thấy ở trong các tác phẩm của họ không chỉ có tính hiện đại ở mức độ biết sử dụng các mệnh đề, các trạng từ, các chỉ thị thời gian vốn không có ở trong văn xuôi Việt Nam từ trước đến nay mà còn biết sử dụng luôn cả các đại từ nhân xưng. Chữ “tôi” được dùng cũng như các từ “anh”, “em”, “mình”, “cậu” mà trước đây không được sử dụng trong câu nói. Chúng ta cũng ghi nhận ở trong cấu trúc của các câu nói của họ có sự tiết kiệm về phương tiện, một cách rõ ràng đáng kinh ngạc và một hiệu quả rất lớn lao.
Xuất thân từ đô thị và được thấm nhuần nền văn hóa Pháp từ thuở nhỏ, cũng không có gì phải bỡ ngỡ khi nhận thấy họ có được nguồn cảm hứng ở trong các tác phẩm từ các mô hình của các văn hào Pháp như Musset, Lamartine, Daudet vân vân… nhất là các nhà văn hào Pháp này được liệt kê ở trong chương trình giảng dạy tại trường Albert Sarraut của Pháp ở Hànội, nơi mà Khái Hưng được đào tạo trong thời kỳ thuộc địa. Ông lấy bằng cử nhân năm 1927 và giảng dạy tại trường tư thục Thăng Long trong khi đó Nhất Linh trở về Việt Nam vào năm 1930 sau khi hoàn thành bốn năm nghiên cứu khoa học tại Pháp.
Cuộc gặp gỡ của Nhất Linh với Khái Hưng tại trường tư thục Thăng Long đã khiến họ trở thành cặp đôi văn học nổi tiếng và gắn bó với nhau từ đấy. Họ cùng nhau thành lập nhóm văn học Tự Lực Văn Ðoàn (hay Nhóm Văn học Độc lập) vào năm 1933 cùng nhà văn Hoàng Đạo, người em trai của Nhất Linh.
Khái-Hưng, tuy lớn hơn Nhất-Linh chín tuổi, tự coi mình là « người thứ hai » của cặp đôi này và tự lấy bút danh là « Nhị Linh » vì Nhất-Linh đã là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết vào năm 1926 và 1927. Họ đã có công mang lại cho văn học Việt Nam sự trong sáng, tính ngắn gọn và hiện đại mà còn biết cách mang lại cho nền văn học có được một tâm hồn lãng mạn của người dân Việt.
Không giống như các tiểu thuyết gia khác cùng thời (Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố chẳng hạn), Khái Hưng và Nhất Linh không có cái nhìn sâu sắc về bất bình đẳng xã hội và phong tục tập quán nông thôn. Họ không biết lơi dụng đấy để đấu tranh và tố cáo những bất bình đẳng này. Mặt khác, họ cố gắng miêu tả một cách khéo léo và chính xác tầng lớp xã hội bị nghèo khổ nhất mà cũng không có nghĩa vụ cần phải bảo vệ tầng lớp nầy một cách ầm ĩ.
Đây có phải là lý do tại sao họ bị chỉ trích vì thiếu tinh thần chiến đấu và không hiện thực, hững hờ trong cách diễn tả các hiện thực của xã hội đô thị và được thấm nhuần văn hóa phương Tây không?. Có thể Khái Hưng lấy một đoạn văn của « Les Contes de Musset » làm gương mẫu vì nhân vật chính của truyện ngắn « Anh Phải Sống », người vợ trẻ của anh thợ hồ Việt tên Thức, tự để mình chìm đắm giữa dòng sông cũng như Cécile (hay bà đầm des Arcis) ở trong truyện “Pierre et Camille” của Alfred de Musset vào năm 1844. Khái-Hưng có công biết cách tạo cho nữ anh hùng trong câu chuyện tính cao thượng hay thường được thấy trong truyền thống Việt Nam.
Chúng ta không thể đặt nghi vấn về lòng yêu nước của họ, sự tham gia chính trị của họ đối với các phong trào quốc gia Việt Nam. Bởi vì họ có định hướng chính trị dân tộc chủ nghĩa và sống cho lý tưởng đơn giản, cả hai đều bỏ mạng cũng như các nhân vật được miêu tả ở trong truyện “Anh phải sống” của Khải Hưng và trong “ Bóng người trong sương mù” của Nhất Linh.
Khái Hưng mất vào năm 1947 trong hoàn cảnh bí ẩn gần bến đò Cửa Gà ở huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định) trong khi Nhất Linh thất vọng vì bị hiểu lầm, đã đầu độc tự tử vào ngày 7 tháng 7 năm 1963 tại Sài Gòn (hoặc Thành phố Hồ Chí Minh)
Cuộc sống của họ, cả hai đều cố gắng có đuợc giống như những nhân vật mà họ mô tả trong truyện với tính kiên cường mẫu mực. Di sản văn học mà họ để lại cho dân tộc Việt Nam là vô giá. Tóm lại, họ không chỉ là những người mở đường cho nền văn học hiện đại Việt Nam mà còn là những nhà tiểu thuyết lãng mạn nhất mà Việt Nam được biết đến.
Các tiểu thuyết nổi tiếng
Hồn Bướm Mơ Tiên (1933)
Nữa Chừng Xuân (1934)
Ðoạn Tuyệt (1935)
Trống Mái (1936)
Lạnh Lùng (1937)
Tiêu Sơn Tráng sĩ (1937)
Thoát Ly (1938)
Tắt đèn (1939)
Bướm Trắng (1941)
Il est regrettable de ne pas voir figurer les noms de Nhất Linh et Khái Hưng dans les programmes d’enseignement d’aujourd’hui ou dans les anthologies publiées récemment en langues étrangères au Vietnam. Pourtant, ce sont les deux meilleurs romanciers vietnamiens à l’aube du XXème siècle.
On continue à chercher et à acheter les rares rééditions parues au Sud-Vietnam d’avant 1975. Malgré leurs thèmes choisis portant d’une manière générale sur l’amour, sur les contorsions sentimentales, sur les drames de la bourgeoisie latifundiaire etc… à l’époque coloniale, ils continuent à bénéficier pourtant de l’admiration unanime de la jeunesse vietnamienne d’aujourd’hui, en particulier de celle des jeunes Vietnamiens vivant à l’étranger car leurs écrits sont porteurs non seulement d’une culture plus ou moins occidentalisée mais aussi celui d’un romantisme purement vietnamien. Ils ont réussi à apporter à leurs œuvres un style novateur, à utiliser un vocabulaire simple débarrassé de tous les mots sino-vietnamiens perçus par les jeunes vietnamiens comme des mots savants, à aborder des thèmes susceptibles d’avoir l’adhésion de la jeunesse: l’amour-sacrifice, l’amour impossible, le vague à l’âme etc… avec un regard à la fois cornélien et romantique à la manière d’Alfred Musset. « Hồn Bướm Mơ Tiên » (ou Âme de papillon dans un rêve d’immortalité », « Nữa Chừng Xuân » (ou A mi-printemps)» « Ðoạn Tuyệt (ou La Rupture) », « Anh phải sống (ou Tu Dois Vivre) » etc … continuent à être les best-sellers préférés par la jeunesse vietnamienne d’aujourd’hui. Le thème du sacrifice abordé par Khái Hưng, il y a eu plus d’une cinquantaine d’années, dans son œuvre, est repris récemment par l’écrivain talentueux « Nguyễn Huy Thiệp » dans son roman intitulé «Coule, coule ô fleuve» (Chảy đi sông ơi) malgré un contexte politique tout à fait différent.
On trouve non seulement dans leurs écrits la modernité au niveau d’emploi des propositions, des adverbes et des indicateurs de temps qui sont absents jusqu’alors dans la prose vietnamienne mais aussi au niveau d’emploi des pronoms personnels. Le « moi » fait son entrée ainsi que les mots « anh », « em », « mình », « cậu » qui, auparavant n’étaient pas employés dans la phrase. On note aussi dans la construction de leurs phrases une grande économie des moyens, une clarté inouïe et une grande efficacité.
Issus du milieu urbain et imprégnés dès leur plus jeune âge de la culture française, il n’est pas étonnant de trouver qu’ils s’inspirent dans leurs œuvres des modèles de Musset, Lamartine, Daudet etc… lorsqu’on sait que les œuvres de ces écrivains français faisaient partie du programme d’études au lycée français Albert Sarraut (Hà-Nội) où Khái Hưng fit ses études à l’époque coloniale. Il fut reçu bachelier en 1927 et enseigna au collège Thăng Long tandis que Nhất Linh rentra au Viêt-Nam en 1930 après avoir suivi ses quatre années d’études scientifiques en France.
Sa rencontre avec Khái Hưng au collège Thăng Long fit d’eux du jour au lendemain un couple littéraire célèbre et inséparable depuis lors. Ils fondèrent ensemble le club Tự Lực Văn Ðoàn (ou Groupe Littéraire indépendant) en 1933 avec l’écrivain Hoàng Đạo, le petit-frère de Nhất Linh.
Plus âgé que Nhất-Linh de neuf ans, Khái-Hưng se considérait pourtant comme le « second » de ce couple et se donnait comme pseudonyme « Nhị Linh » car Nhất-Linh était déjà l’auteur de deux romans en 1926 et 1927. Ils ont eu le mérite d’apporter à la littérature vietnamienne la clarté, la concision, la modernité et de savoir donner surtout à cette dernière l’âme du romantisme vietnamien.
Contrairement à d’autres romanciers de leur époque (Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố par exemple), ils n’avaient pas un regard aussi aigu sur les inégalités sociales, sur les mœurs et les coutumes rurales. Ils n’avaient pas su s’en servir pour combattre et dénoncer ces inégalités. Par contre, ils tentaient de dépeindre avec beaucoup de finesse et de justesse la couche sociale la plus déshéritée sans être obligés de la défendre à cor et à cri.
Est-ce pour cela qu’on leur reproche le manque de combativité et de réalisme, la tiédeur dans leur manière de dépeindre les réalités de la société urbaine et l’imprégnation d’une culture à l’occidentale ?. Il est certain que l’épisode des Contes de Musset a pu servir de modèle à Khái Hưng car l’héroïne du roman intitulé «Tu dois vivre (ou Anh phải sống)», la jeune femme du maçon vietnamien de nom Thức, se laisse couler dans les flots comme Cécile (ou Madame des Arcis) dans les Contes « Pierre et Camille » d’Alfred de Musset en 1844. Mais Khái Hưng a eu le mérite de savoir donner à son héroïne la noblesse et la grandeur trouvée fréquemment dans la tradition vietnamienne.
On ne peut pas remettre en doute non plus leur patriotisme et leur engagement politique auprès des mouvements nationalistes vietnamiens. À cause de leurs orientations politiques nationalistes et surtout à cause de leur simple idéalisme, tous les deux ont péri comme leurs héroïnes respectives dans les romans « Tu dois Vivre » de Khái Hưng et « Une silhouette dans la brume » de Nhất Linh.
Khái-Hưng fut décédé en 1947 dans les conditions mystérieuses près du débarcadère Cửa Gà dans le district de Xuân Trường (province Nam Ðịnh) tandis que Nhất Linh, déçu d’être incompris, s’empoisonna le 7 Juillet 1963 à Saïgon(ou Hồ Chí Minh Ville)
Leur vie, tous les deux ont essayé de la mener comme les héros décrits dans leurs romans avec un stoïcisme exemplaire. Leur héritage littéraire qu’ils ont laissé au peuple vietnamien est inestimable. En un mot, ce sont non seulement les pionniers de la littérature moderne du Vietnam mais aussi les romanciers les plus romantiques que le Vietnam a connus.
Titres des romans connus
Hồn Bướm Mơ Tiên (1933)
Nữa Chừng Xuân (1934)
Ðoạn Tuyệt (1935)
Trống Mái (1936)
Lạnh Lùng (1937)
Tiêu Sơn Tráng sĩ (1937)
Thoát Ly (1938)
Tắt đèn (1939)
Bướm Trắng (1941)