Hoàng thành Thăng Long (Cité impériale Thăng Long)

 

thang_long

 

Version française

Do những sự kiện lịch sử, hoàng thành Thăng Long dường như bị phai mờ theo thời gian trong ký ức tập thể của người dân Việt với những di tích chôn vùi giữa lòng vùng đất Hànội xưa. Các nhà khảo cổ Việtnam có rất nhiều trở ngại để tìm kiếm vị trí của hoàng thành mặt dù có một loạt các cuộc khai quật khảo cổ bắt đầu ở Quần Ngựa và khu vực lăng mộ của Hồ Chí Minh vân vân… kể từ năm 1970. Chỉ đến năm 1988 họ mới tìm ra được ở khu vực địa lý gần Hậu Lâu liên kề với đường Hoàng Diệu và Bắc Môn (cổng phía bắc thời Nguyễn), các cột trụ và cột đá với các họa tiết hoa sen cùng các cổ vật khác được sản xuất từ thời Hậu Lê. Năm 2000, họ được phép khai quật ở bên trong của Đoan Môn (cánh cửa duy nhất của hoàng thành). Nhờ thế mà tìm ra được con đường hoàng gia (ngự đạo) của thời nhà Trần. Với các cuộc khai quật khảo cổ khác được bắt đầu từ tháng 12 năm 2002 đến 2004 ở phía bên đường số 18 Hoàng Diệu, các di tích khác có từ thời kỳ trước Thăng Long được tìm thấy. (trước thế kỷ 11). Nhờ cuốc của các nhà khảo cổ Vietnam mà hoàng thành Thăng Long bắt đầu tiết lộ những bí mật của nó. Vai trò chính trị, hành chánh và văn hóa của nó cũng không còn là một nghi vấn nào nửa ở trong thời kỳ gồm có gần 13 thế kỷ (dưới đời nhà Lý, nhà Trần và nhà Tiền Lê). Các tàn tích kiến trúc như nền móng, nền tảng của các cột trụ, các khúc đường hoàng gia bằng gạch, các hệ thống dẫn thoát nước, các giếng nước vân vân …được trưng bày trong hoàng thành Thăng Long, minh chứng không thể chối cãi được sự phức tạp kiến trúc của các cung điện ở thời đó. Sư tồn tại của các cung điện nầy được chứng thực nhờ sự khám phá và hiện diện của một số loại gốm chất lượng cao với các họa tiết tinh xảo bao gồm luôn cả thời kỳ Lê. (các ký tự viết chữ Hán và các họa tiết với rồng 5 móng và phượng hoàng).

map_thang_long
Các đồ gốm nầy chỉ dành riêng cho vua chúa và hoàng hậu. Nhờ cuộc khai quật khảo cổ nầy, người ta dẫn đến một kết luận như sau: những di tích kiến trúc của Lý-Trần-Lê mà kiếm được đều chất chồng lên trên địa tảng của thời Tống Bình-Đại La (thế kỷ thứ 7 – thứ 9). Sự nhận xét nầy nó cũng không có tạo lại cho đến ngày nay một nghi vấn nào về tầm quan trọng và ảnh hưởng của chiếu dời đô Thăng Long mà Lý Công Uẩn, người sáng lập nhà Lý (mà thường biết đến với cái tên là Lý Thái Tổ), công bố vào mùa xuân Canh Tuất 1010. Sau khi loại trừ được Lê Long Đĩnh, (một vị vua Néron của nhà Tiền Lê?), Lý Thái Tổ sau vài năm trị vị, đã nhận ra Hoa Lư, thủ đô của Vietnam thời đó được xây cất ở trên một vùng đất khó mà mà tiếp cận để đảm bảo sự thịnh vượng, duy trì vận mệnh quốc gia và trường kỳ cho muôn đời sau.

Ông phải dời kinh đô về Đại La, nơi mà tiết độ sứ nhà Đường Cao Biền dùng để làm thủ phủ thời kỳ đô hộ An Nam. Thành phố nầy có thể giúp dân chúng tránh được lũ lụt với một địa hình rất thuận lợi trong sự định hướng núi sông (phong thủy) nhất là nó có một vị trí phù hợp với rồng cuộn hổ ngồi. Để tránh sự bất mãn của quần chúng, ông không ngần ngại lợi dụng lòng nhẹ dạ của dân cũng như cố vấn của Lê Lợi, Nguyễn Trãi thực hành về sau trong thời kỳ chống giặc Minh. Ông phao tin rằng ông thấy rồng vàng bay lên ở Đại La trong cơn mơ. Vì vậy mà Đại La được gọi là Thăng Long tức là Rồng bay. Như bao vị vua khác, ông có thể dùng chính sách bức chế với dân chúng nhưng ông lợi dụng sự mê tính của người dân mà phao tin đây là ý trời để thực hiện một công trình tuyệt vời cho một nước Việtnam độc lập.

 

Triều đại của ông được gọi là “Thuận Thiên” (theo ý trời). Mồ côi, ông sống ở trong chùa và được dạy dỗ bởi sư Vạn Hạnh. Lớn lên duới bóng của thiền sư nầy, ông sớm trở thành một vị vua vĩ đại của Vietnam vì ông được thấm nhuần triết lý đạo Phật trong thời gian ông ngự trị. Người ta tìm thấy ở nơi ông không những sự khôn ngoan, đối thoại, thấu thị, khoan dung mà còn có ý chí đóng góp không thể chối cãi về việc củng cố đất nước Vietnam (một hệ thống hành chính tập trung cao độ, một chế độ thuế má rất mềm mỏng, Phật giáo được xem là quốc giáo, ưu tiên dành cho nền giáo dục vân vân…). Chính với ông mà Vietnam được công nhận lần đầu tiên là một vương quốc An Nam. Các tác giả trong quyển sách tưa đề “Đại Việt Sử ký toàn thư” có những lời khen ngợi không ngớt về triều đại của ông. Chính nhà sử học Ngô Thi Sĩ miêu tả về sau triều đại của ông là một triều đại khoan hồng (Triều Lý nhân Ái). Nhờ Việt Sử lược ở thế kỷ 14, người ta mới biết rằng cung Càn Nguyên mà được gọi sau nầy là Thiên An và đổi tên cuối cùng là Kinh Thiên bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) tọa lạc ở giữa lòng của hoàng thành Thăng Long được xây cất vào năm 1010 bởi Lý Thái Tổ. Trong vùng lân cận của cung điện nầy, ở phía đông có cung Tập Hiền và cửa Phi Long, phía tây có cung Giáng Vũ và cửa Đan Phượng, phía nam có cung Cao Điện và hiên Long Trì với các hành lang ở hai bên và phía bắc có hai điện Long An và Long Thụy chưa nói đến ở phía đông và tây của các điện nầy còn có thêm cung Nhật Quang và Nguyệt Minh. Ngoài ra còn có chùa Hưng Thiên và tháp Sao Ngũ Phượng. Năm 1011, cung Thái Thanh, chùa Vạn Tuế và thư viện Phật giáo Tần Phúc được xây cất (Việt sử lược, được dịch và biên chép lại bởi Trần Quốc Vượng trang 70-71). Dựa trên kế hoạch của hoàng thành dưới thời Lê, các nhà khảo cổ Vietnam đã phân định hoàng thành như sau: phía bắc xung quanh phố Phan Đình Phùng, phía nam thì nằm ở đường Trần Phú, phía tây thì vượt ra phố Ông Ích Khiêm và phiá đông thì xung quanh phố thuốc bắc. Diện tích của địa điểm nầy ước chừng khoảng 140 ha dưới thời nhà Lê nhưng lại ít hơn một tí dưới triều đại nhà Lý và Trần. Mặt khác dưới nhà Nguyễn, thành Hànội không vượt quá 100 ha.Trong các cuộc khai quật khảo cổ, có một số vật liệu kiến trúc được trang trí với các chủ đề vô cùng đa dạng. Các họa tiết trang trí là hoa sen, hoa cúc hoặc các đầu của các loại động vật thần thoại với những nét sần sùi và hung dữ dưới thời kỳ Đại La (thể kỷ 7-9). Sau đó,trong thời kỳ của các triều đại Tiền Lê và Lý thì thấy có những bông sen và những đôi uyên ương. Cuối cùng dưới triều đại Lý thì nghệ thuật trang trí thông qua các con rồng, phượng, lá và hoa dẫn đến sự hoàn hảo và đạt đến đỉnh cao của vẽ đẹp. Mặc dầu vẫn duy trì các yếu tố trang trí cơ bản của triều đại nhà Lý, nghệ thuật nầy có xu hướng tìm lại sự đơn giản và bền vững dưới thời nhà Trần. Đối với thời kỳ nhà Hậu Lê thì có một sự thay đổi quan trọng trong việc trang trí một cách đơn giản các ngói gạch của cung điện với nhiều chủ đề được thêm vào nếu so với thời đại của hai triều đại Lý và Trần. Các di tích và cổ vật được tìm thấy ở hoàng thành Thăng Long là bằng chứng không thể phủ nhận được đến từ một nền văn hóa dân tộc và có mang tính độc đáo điạ phương. Ngoài con rồng của triều đại Lý có mào trên đầu mà không được tìm thấy ở các con rồng Trung Hoa, chúng ta còn khám phá được những mái nhà của thời Lý-Trần với các ngói bò đất nung kềm theo lá trang trí hay phù điêu rồng hay phượng mà không quen tìm thấy được ở cung điện của các nước láng giềng. Người ta có thể nói hoàng thành Thăng Long thuộc về di sản văn hóa vô giá đối với Vietnam nhất là đối với thủ đô Hànội. Được đưa vào danh sách di sản văn hóa của nhân loại, hoàng thành Thăng Long là một đia điểm mà du khách không thể bỏ qua nếu có dịp đến viếng thăm thủ đô Hànội.

Vietnam qua dòng lịch sử (Histoire du Vietnam)

Việt Nam qua dòng lịch sử

English version
French version

Vietnam được biết đến từ thế kỷ 19 khi vua Gia Long quyết định đổi tên nước Nam Việt. Marco Polo có nhắc đến xứ nầy trong cuộc hành trình của ông với quyển sách mang tựa đề là «Những kỳ quan của thế giới» dưới tên là Giao Chỉ. (Caucigui). Có thể tóm gọn lịch sử xứ nầy qua vài lời như sau: chiến đấu để dành độc lập, chinh phục những « vùng đất mới » và thống nhất đất nước. Người dân Việt được nhắc đến ở thời kỳ đồ đồng (Văn hóa Đồng sơn).

Ở niên kỷ thứ 10, ở đồng bằng sông Hồng thường được xem là cái nôi của dân tộc người Việt, họ mới được giải thoát được gông cùm của người Hán để gìành lại được độc lập và khởi đầu sau đó một cuộc Nam Tiến với Lê Hoàn. Quốc gia nầy không ngừng sinh sản các « tế bào mới » ở các vùng đất nào thuận lợi cho phương thức canh tác và còn dựa trên phương diện chính trị, vào các hộ dân nho nhỏ độc lập mà được những người lính nông dân tạo thành. Các hộ nầy đôi khi còn được củng cố bởi chính quyền trung ương rồi hành xử như một san hô kết xù  để hình thành dần dần một  đảo san hô to tác, rồi bao vây  và đồng hóa sau đó  các vùng đất mới đó khiến nhờ thế mà  bờ cỏi Vietnam mới được rộng lớn thêm. Đây là một lợi thế không thể phủ nhận được cho chính sách bành trướng nhưng phải cần có một chính quyền trung ương mạnh mẽ. Đức Không Tử thường nhắc đến các người Việt trong Kinh Lễ. Nhờ có năng lực bám giữ ngón chân cái tách rời được các ngón chân khác nên họ vượt sông leo núi rất dễ dàng mà chẳng bao giờ biết mệt cả.

 Phong cảnh Việt Nam

Lịch sử Vietnam không phải là lịch sử của các triều đại vua chúa hay là những phong trào tư duy vĩ đại. Mà nó là lịch sử của những người nông dân bền bỉ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, làm việc vất vã ở ngoài ruộng đồng và thường hay áp đặt dấu ấn của họ trên quang cảnh. Chỉ cần sự nới giản ở chính quyền trung ương thì đất nước nầy dễ dàng bị phân chia. Bởi vậy đây là một trong những lý do chính giải thích nước Việt Nam thường có tình trạng bất ổn và chiến tranh triền miên. Vietnam có được lợi thế là nhờ có ba cấu trúc dân tộc thích hợp như sau: một bộ máy hành chánh dựa trên mô hình nho giáo dưới triều đại vua chúa (người có thiên mệnh), gia đình và làng mạc xem như đến từ một nền văn hóa nông dân mà mỗi người dân Việt lúc nào cũng cảm nhận có sự gắn bó mật thiết của họ với tổ tiên và đất nước. Nhờ chính sách ngặm nhấm của con tầm mà người dân Việt mới chiếm được những mảnh đất của người dân Cao Miên và Chàm. Những di tích của những người nầy ở miền trung hiện nay (Phan Thiết, Phan Rang, Đà Nẵng vân vân …) và đồng bằng sông Cửu Long chứng nhận sự chinh phục của người dân Việt. Họ đã bao lần chứng minh trong quá khứ và chiến tranh Vietnam sự gắn bó thâm sâu của họ với nền độc lập dân tộc. Họ phải chịu qua bao nhiêu thế kỷ chiến đấu, giặc dã và đau thương để Vietnam trở thành hiện nay môt con rồng con ở Á Châu. Người ta tìm thấy trong lịch sử của người dân Việt có hai ngàn năm tranh đấu không ngừng với thiên nhiên và nước. Vì thế người nông dân Việt lúc nào cũng có gắng bó mật thiết với mảnh đất nầy mà còn có luôn sự thỏa thuận sâu sắc với thiên nhiên. Nhà học giã Pháp Paul Mus không ngần ngại nhấn mạnh sự kiện nầy trong quyển sách mang tựa đề là « Vietnam, xã hội học của một cuộc chiến tranh, Ba Lê, nhà xuất bản Le Seuil 1952 ». Chính sự thỏa thuận mật thiết nầy khiến ở đâu đi nửa mà có cơ hội thuận tiện thì khó mà có ai có thể chống lại được sự bành trướng của họ mà luôn cả lực lượng ngoại bang cũng không thể thắng họ khi có đụng chạm với họ trên mảnh đất nầy. Bất chấp sự đô hộ bởi người Trung Hoa có một ngàn năm, người dân Việt, được thấm nhuần nền văn hóa của họ, đã giữ được ngôn ngữ dù biết rằng ngôn ngữ nầy bị phiên âm bằng tiếng Hán và bị La-Tinh hóa sau nầy khi thầy tu sỹ dòng tên là Alexandre de Rhodes đến Vietnam. Nếu người dân Việt không từ chối bất kỳ sự đóng góp nào từ nước ngoài là vì họ đã thành công việt nam hóa và giữ được tất cả những gì qúi giá mà mọi người ở trên thế giới đều có đó là các truyền thống dân tộc mà được truyền lại từ thế hệ nầy sang thế hệ sau và từ những người mảnh khảnh, chân vùi chôn trong bùn của các ruộng lúa. 

Làm thể nào để không gắn bó với Việt Nam, một đất nước mà sự hy sinh không phải là một từ rỗng. Sự hy sinh nầy đã bao lần tìm thấy trong các biên sử của Vietnam. Thà làm qủi nước nam chớ không thèm làm vương đất Bắc, đó là lời nói dũng khí của danh tướng Trần Bình Trọng trước khi ông bị giặc Nguyên giết chết vào năm 1257. Cuộc đời là một trò chơi may rủi. May mắn nó không đến với chúng ta. Bây giờ tốt hơn là chết cho đất nước và để lại một tấm gương hy sinh cao cả, đó là lời nói của nhà lãnh đạo Nguyễn Thái Học trước khi bị chém đầu vào ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái. Làm thế nào để xóa trong ký ức tập thể khuôn mặt ngây thơ của một hoàng đế trẻ bi gian cầm Hàm Nghi, bị lưu đày lúc 18 tuổi ở Algérie, nước mắt lưng tròng? Làm thế nào để quên đi cái chết bi thảm của một vị vua trẻ Duy Tân (một tai nạn máy bay tại OuBangui-Chari ở Châu Phi) mà sự trở về Vietnam của ông có lẽ thay đổi những sự kiện đáng tiếc của lịch sử Việt Nam trong những thập niên vừa qua vào năm 1945 ? Làm thế nào để không nuối tiếc Viêtnam quê hương tôi, một mảnh đất không bao giờ được bình yên ? Đó là là ấn tượng mà nhà văn Huỳnh Văn Nhường cảm nhận được qua cuốn sách nổi tiếng của ông tựa đề là: « The Land I lost » dành cho giới trẻ và được biên tập bởi nhà xuất bản Castor Poche Flammarion.


 

Một đất nước mà tôi yêu thương có bao giờ
còn tồn tại qua dòng lịch sử không?

 

                    –Citadelle en colimaçon et son mythe (Cổ Loa thành và huyền thoại)
                    –Arbalète magique (Huyền thoại Trọng Thủy et Mỵ Châu)

 

 

Dân tộc Hmong (Version vietnamienne)

 

Dân tộc Hmong

Version française

Tại sao dân tộc Hmong không có quốc gia như người Việt? Tại sao họ sống nghèo nàn tạm bợ ở miền nam Trung Hoa hay ở bán đảo Đông Dương, trở thành một dân tộc thiểu số của Vietnam tuy rằng họ rất đông dân có ít nhất 20 triệu dân trên đia bàn họ cư ngụ.

Dân tộc Hmông được chia nhiều nhóm:Hmong xanh (hay Hmong Lênh), Hmong Hoa, Hmong Đen, Hmong Trắng và Na Miêu (Mèo Nước). Dân tộc Hmong (hay thường gọi là Miêu) sống cư ngụ hiện nay ở Vietnam là con cháu của dân di cư đến từ miền nam nước Trung Hoa. Giữa chừng cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, dân Hmông mới đến định cư ở bán đảo Đông Dương (Lào, Vietnam và Thái Lan). Họ thường ở những vùng miền núi của Việtnam từ 800 đến 1500 thước so với nước biển.(Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La vân vân…) và có liên hê mật thiết với các cư dân đồng tộc ở trong địa bàn khá rộng lớn dọc theo biên giới Việt Trung và Việt Lào. Lịch sữ của họ nhìn lại kỹ là một dân tộc không bao giờ chịu đầu phục dưới sự thống trị và chính sách đồng hóa của người phương bắc (Trung Hoa) cũng như dân tộc Vietnam.

Theo truyền thuyết được kể lại qua nhiều thế hệ, ông cha của họ sống ở vùng đầy tuyết và nước đá và ít có mặt trời trong vòng sáu tháng. Bởi vậy họ thường quen sống ở các vùng nhiệt đới và không có dịp thấy được tuyết nên thường dùng những danh từ như nước cứng và cát trắng mịnh để ám chỉ nước đá và tuyết. Theo các sữ gia, họ có nguồn gốc ở Tây Bá Lợi (Sibérie) và các vùng cao nguyên của Mông Cổ. Những nét da trắng của vùng Cáp Ca (Caucase) thường thể hiện ở những người Hmông ngày nay. Còn có nhiều người nghỉ rằng họ đến từ Tây Tạng vì họ có các nghi lễ shaman. Thường hay có sự phỏng đoán nhiều hơn sự xác thực về nguồn gốc người Hmong. Trong các văn bản của người Trung Hoa, người Hmong được gọi là người Miêu. Danh từ nầy dùng để ám chỉ tất cả những dân tộc không phải là người Hán sống ở các vùng tây nam của Trung Hoa. Ngày nay, danh từ nầy dùng để chỉ rõ các dân tộc Hmong ở vùng bán đảo Đông Dương và các dân tộc thiểu số Miêu ở Trung Hoa (Hmong, Hmou, Qoxiong và Hmau) cùng liên hệ mật thiết về ngôn ngữ và văn hóa.

Les Hmong

© Đặng Anh Tuấn 

Một dân tộc luôn luôn đi tìm tự do

Nhìn lại danh từ Miao trong chữ Hán (苗)(hay Miêu) thì thấy nó đã có nguồn gốc với chữ Điền (田) (ruộng) trên đầu còn thêm tượng hình Thảo (cỏ)(艹) . Đây là cách ám chỉ của người Trung Hoa trong ngôn ngữ, để chỉ nguời Hmong thời đó. Họ là những người giỏi về làm ruộng ở đồng bằng. Cứ bị lấn áp mất ruộng đất bởi người Trung Hoa, họ buộc lòng trở thành những dân cư miền núi cho đến ngày nay. Họ đến cư ngụ những vùng núi có độ cao khắc nghiệt và khó mà tiếp cận. Họ buộc lòng hoà mình với thiên nhiên tìm ra một cách khéo léo cho mỗi môi trường một mô hình nông nghiệp để trồng lúa (các ruộng lúa bậc thang). Nguời Hoa vẫn khinh khi họ, xem họ như dân mọi rợ cho đến nổi trong văn bản của Hoa có sự phân biệt giữa người Hmong chín (shu Miao) và người Hmong sống (sheng Miao), có nghĩa là những Hmong chịu theo họ hay bị đồng hóa và những người Hmong sống bên lề của văn hoá Trung Hoa. Người Hoa có nhiệm vụ biến các người « Hmong sống » thành các người « Hmong chín ». Lịch sữ người Hmong rất phong phú qua các truyền thuyết và hiện thực. Nó cũng là con đường đầy rẫy chông gai, các cuộc xung đột không ngừng với người Hoa từ buổi ban sơ. Chính vì thế lịch sử của họ là lịch sử của một dân tộc chống lại sự áp bức khiến họ thường nổi tiếng là những kẻ hiếu chiến và khó mà đồng hóa. Ở thời kỳ tiền sử, dân tộc Hmong đã sống gần với bộ tộc Hsia (dưới đời nhà Hạ) ở lưu vực của sông Hoàng Hà ở vùng thượng Hà Nam. Cùng tù trưởng Suy Vưu (Chi You), họ đụng độ lần đầu với người Hoa và thua trận ở Trác Lộc với cái chết của Suy Vưu ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei) (khoảng chừng 2690 trưc Công Nguyên). Sau đó họ bị đẩy lui đến đồng bằng sông Dương Tử trong địa bàn của dân Bách Việt bởi hoàng đế Hiên Viên và Đại Vũ của người Trung Hoa. Trong các văn bản của nhà Ân và nhà Châu, cũng có nhắc đến các cuộc xung đột với dân tộc Hmong (1121- 256 trước công nguyên). Ở vùng trung lưu của sông Dương Tử, họ giữ một vai trò quang trọng, một thế lực đáng kể trên phương diện chính trị và xã hội ở Sỡ Quốc, một trong ba nước mạnh nhất ở thời Chiến Quốc. Ngoài việc chiêu hồn, người Hmong cùng người nước Sỡ có sự liên hệ mật thiết trên phương diện ngôn ngữ, đời sống, phong tục vân vân …

 img_8504
Dạo đó, dân tộc Hmong cùng dân tộc Lạc Việt và dân Tây Âu (tổ tiên người Thái hiện nay) có một thế lực trọng đại trong dân cư của Sỡ Quốc khiến nước nầy trở thành một thành luỹ kiên cố của dân Bách Việt và dân tộc Hmong chống lại cuộc xâm lăng của người Hoa. Sau khi nước Sỡ bị chinh phục bởi nhà Tần (Tần Thủy Hoàng), người Hmong phải chạy trốn về các vùng núi ờ Qúi Châu, Tứ Xuyên và Vân Nam. Các cuộc xung đột vẫn tiếp diễn dưới triều đại nhà Hán (140- 87 trước công nguyên) và dưới thời Ngũ Đại (907-960 sau công nguyên). Tên Miêu tạm thời được quên đi dưới triều đai nhà Nguyên và sau đó được nhắc đến thường xuyên dưới triều đại nhà Minh. Vì sự gia tăng dân số, người Hoa tiếp tục chiếm đất của người Hmong khiến họ phải di cư và chống lại người Hoa một cách mãnh liệt để bảo vệ ruộng đất. Có nhóm thì dùng vũ khí còn có nhóm thì chạy trốn sang bán đảo Đông Dương nhất là họ sang với ba làn sóng người liên tìếp mà làn sóng quang trọng nhất là lúc có cuộc nổi dậy có liên hệ đến cuộc khởi nghĩa thần bí của nhóm Thái Bình thường được biết dưới cái tên là Thái Bình Thiên Quốc dưới triều đại nhà Thanh từ 1840 đến 1868. Dân tộc Hmong trở thành từ đó một dân tộc thiểu số của Vietnam từ ba thế kỷ.