Première domination chinoise (111 avant J.C. -89 après J.C .)

La première domination chinoise  (111 avant J.C. -89 après J.C .)

Bắc  thuộc lần thứ nhất  (111 TCN -89 SCN)

Version vietnamienne 

Profitant de la dissension visible des Yue et de la mort du roi de Nan Yue Zhao Yingqi (Triệu Anh Tề), Han Wudi trouva l’occasion d’incorporer le royaume du Nan Yue à son empire. Puisque le nouveau roi Zhao Xing (Triệu Ái Đế) n’avait que 6 ans, la régence revint à sa mère, une Chinoise de nom Jiu (Cù Thị). Celle-ci fut connue par Zhao Yingqi à l’époque où il représentait son père auprès de l’empereur Han Wu Di pour rassurer ce dernier de la fidélité et la vassalité du royaume de Nan Yue  à la cour des Han. Cù Thị ne cacha jamais sa préférence pour son ancienne patrie car elle était très impopulaire auprès de ses sujets Yue. De plus elle retrouva son amant Anguo Shaoji (An Quốc Thiếu Qúi), l’émissaire de Han Wudi chargé de la protéger et son fils  Zhao Xing lors de l’intronisation de ce dernier (Triệu Ai vương) en l’an 113 avant J.C.  avec une armée de 200 hommes.  Han Wudi tenta de la soudoyer en proposant à cette dernière un marché ayant pour but d’incorporer le royaume Nan Yue à son empire en échange des titres royaux. Ce projet fut avorté à cause d’un coup d’état organisé par le premier ministre Yue  Lữ Gia (Lữ Gia) soutenu en grande majorité par les Yue. Cette reine traîtresse, son fils Zhao Xing, le nouveau roi et les soldats Han furent massacrés par Lữ Gia et ses partisans Yue. Ceux-ci installèrent le nouveau roi Zhao Jiande (Triệu Dương Đế) dont la mère était une Yue. Furieux, Han Wudi ne put pas laisser impuni un tel affront lorsqu’il avait l’occasion de s’approprier définitivement une région connue pour ses richesses naturelles et pour ses ports Canton et Hepu facilitant l’accès à la mer du Sud. Aux dires des commerçants chinois, l’économie était florissante à Nan Yue car on y trouvait non seulement les perles, les cornes des rhinocéros, les carapaces de tortues mais aussi les pierres précieuses et les essences d’arbres. Ces produits exotiques deviendraient ainsi des objets de mode auprès de la cour des Han.

L’expédition militaire fut dirigée par le général Lu Bode (Lộ Bác Đức) avec cent mille marins des bateaux à tours acheminés sur place pour mater la révolte de Nan Yue. Il fut secondé dans cette mission par Yang Pu (Dương Bộc) connu pour son caractère cruel et impitoyable envers ses victimes comme un faucon sur ses proies. Par contre, Lu Bode magnanime joua sur sa réputation et invita ses ennemis à se rendre. Il réussit à avoir l’adhésion des Yue à la fin de l’affrontement militaire. Quant à Lữ Gia et son jeune roi Zhao Jiande, ils furent capturés au printemps -111 lors de leur fuite. Leurs têtes furent exposées à la porte nord du palais de Chang An (Trường An). Connue pour sa suprématie régionale, la défaite de Nan Yue sonna le glas des espoirs Yue et obligea les autres à se soumettre aux Han. C’est le cas des Xi Ou de l’Ouest (Tây Âu)  et du roi de Cangwu, (Kouangsi) (Quảng Tây) ainsi le royaume Yelang (Dạ Lang) situé à cheval à cette époque sur les territoires de Guizhou (Quí Châu) et de Kouang Si. Le Nord Vietnam fut occupé également par les Chinois qui tentaient de pousser leurs avantages jusqu’à Rinan dans l’Annam (frontière avec le royaume du Champa). Han Wudi divisa le Nord Vietnam en deux commanderies: Jiaozhi (Giao Chỉ) and Jiuzhen (Cửu Chân). La capitale administrative de Jiaozhi fut au début à Miling (Mê Linh) puis elle fut transférée plus tard à Lũy Lâu dans la province de Bắc Ninh. Wudi divisa le Nord Vietnam en deux commanderies: 
Jiaozhi (Giao Chỉ) and Jiuzhen (Cửu Chân). La capitale administrative de Jiaozhi fut au début à Miling (Mê Linh) puis elle fut transférée plus tard à Lũy Lâu dans la province de Bắc Ninh. Face à la dislocation de Min Yue (Mân Việt) et à la résistance d’une partie de la population de ce dernier (Dong Yue)  que Wudi considéra comme une source de trouble dans le futur, il n’hésita pas à employer les grands moyens. Il publia un décret permettant de vider la population de ce royaume en l’an 111 avant J.C. par la déportation de tous les autochtones dans une autre zone située entre la rivière Huai et le fleuve Yanzi.

En prenant l’exemple de l’annexion du royaume de Nan Yue,  tout le monde s’est rendu compte que la faiblesse des Vietnamiens  résidait dans la division. Le roi Zhao Wen Di lui-même n’était pas de tempérament fort comme son grand-père Zhao Wu Di (Zhao Tuo). Il n’osa même pas  envoyer son armée pour se battre contre les Min Yue (Fukien). Il dut demander à Han Wu Di de le faire à sa place et il envoya plus tard son fils Zhao Yingqi (Anh Tề ) de le représenter à la cour des Han. (page 24 dans « l’histoire de Vietnam » de Trần Trọng Kim).  C’est ici  que Zhao Yingqi connut Cù Thị, la prit comme épouse secondaire et eut un fils de nom  Zhao Xing (ou Hưng en vietnamien).

C’était pour cela que les Han exploitaient à fond la faiblesse et la division des Vietnamiens pour  conduire le Vietnam  à sa perte. Cette leçon nous apprend chaque fois que lorsqu’il y a  les dissensions internes entre les Vietnamiens et un manque de solidarité nationale, les gens du nord  profitent de  cette occasion pour envahir facilement le  Vietnam  maintes fois  tout le long de son histoire.

Version vietnamienne 

Lợi dụng sự bất hòa của giữa người dân Việt và cái chết của vua Triệu Anh Tề (Zhao Yingqi), Hán Vũ  Đế tìm thấy có cơ hội để sáp nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình. Khi vị vua mới là Triệu Ái Đế (Zhao Xing) có được 6 tuổi, việc nhiếp chính phải giao cho mẹ của ông. Bà nầy là một phụ nữ người Hoa tên là Cù Thị (Jiu). Bà không bao giờ che giấu sự lưu luyến  của bà đối với quê hương cũ bởi vì bà không được yêu chuộng bởi các  người dân Việt bản xứ.  Cù Thị được Anh Tề quen biết lúc Anh Tề còn làm con tin ở triều đình nhà Hán để đảm bảo sự trung thành. Hán Vũ Đế cố gắng mua chuộc Cù Thị  bằng cách đề nghị một thỏa ước sát nhập vương quốc Nam Việt vào đế chế của mình và đổi lại cho bà được chức tước hoàng gia. Dự án này đã bị thất bại bởi một cuộc đảo chính được thừa tướng Lữ Gia tổ chức với sự ủng hộ của nguời dân Việt. Vị hoàng hậu bội bạc này cùng  cậu con trai, vị vua mới cùng các quan chức nhà Hán bị tàn sát bởi Lữ Gia và những người Việt ủng hộ  ông ta. Những người này thay thế một  vị vua mới là Triệu Dương Đế (Zhao Jiande) nhất là  mẹ của ông nầy là một người Việt. Quá tức giận, Vũ Đế không thể để cho một sự sỉ nhục như vậy diễn ra mà không bị trừng phạt khi ngài có cơ hội chiếm đoạt dứt khoát một khu vực được biết đến nhờ sự giàu có tự nhiên với các cảng Quảng Châu và Hepu nầy rất thuận lợi cho việc tiếp cận biển ở phương Nam. Theo các thương nhân người Hoa, kinh tế ở Nam Việt phát triển rất  mạnh vì ngoài ngọc trai, sừng tê giác, mai rùa mà  lại còn có cả đá quý và các loài cây bản điạ hiếm có. Những sản phẩm kỳ lạ này có thể trở thành các sản phẩm thời trang cho triều đình nhà Hán.

Cuộc viễn chinh  quân sự do phục ba tướng quân Lộ Bác Đức chỉ huy với một trăm nghìn thủy thủ cùng các thuyền tháp được vận chuyển  đến đó để dập tắt cuộc nổi dậy ở Nam Việt. Ông ta được hỗ trợ trong nhiệm vụ này bởi Dương Bộc (Yang Pu) nổi tiếng có tính cách tàn nhẫn đối với các nạn nhân của mình tựa như con diều hâu săn mồi. Ngược lại Lộ Bác Đức rất hào hiệp và dựa trên tên tuổi của mình mà mời quân thù ra  đầu hàng. Ông  ta đã thành công  thuyết phục được sự gia nhập của ngừời dân Việt  sau khi cuộc đụng độ quân sự  được kết thúc. Về phần Lữ Gia và vị vua trẻ Triệu Dương Đế, họ bị bắt vào mùa xuân -111 trong lúc chạy trốn. Đầu của họ được treo ở cổng phía bắc của  thành Trường An. Nam Việt được  biết đến  giờ nhờ có  uy thế làm bá chủ ở trong khu vực. Sự thất bại nầy  được xem như là hồi chuông báo tử cho sự hy vọng của  các người dân Việt và buộc họ phục tùng nhà Hán từ đây. Đây là trường hợp của các nước Tây Âu, vương quốc Dạ Lang nằm vào thời điểm đó giữa lãnh thổ Quý Châu và Quảng Tây và vùng Cangwu (Quảng Tây). Miền bắc Việt Nam cũng bị chiếm đóng bởi người Hoa. Họ cố gắng dựa có lợi thế đế chiếm luôn đất đến tận Rinan ở An Nam. (địa phận của nước Chămpa)

Hán Vũ Đế chia miền bắc Việt Nam thành ra hai quận: Giao Chỉ Cửu Chân. Thủ phủ hành chính của Giao Chỉ ban đầu ở Mê Linh sau đó được chuyển đến Lũy Lâu thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đối mặt với sự tan rã của nước Mân Việt và sự phản kháng của một bộ phận dân cư ở Đông Việt mà  Hán Vũ Đế xem coi là nguồn  rắc rối trong tương lai, ông không do dự dùng các biện pháp mạnh mẽ. Ông  ban hành một sắc lệnh cho phép trục xuất tất cả dân cư ở vương quốc này vào năm 111 trước Công nguyên và đày họ đến tận một khu vực khác giữa sông Hoài và sông Dương Tử.

Qua việc thôn tính nước Nam Việt thì mọi người cũng nhận ra được  cái yếu điểm của người Việt nằm ở sự chia rẽ. Chính vua Triệu Văn Đế  tính khí nhu nhược  không được như Triệu Vũ vương (Triệu Đà) nên ông không dám cử binh mã chống cự lại nước Mân Việt (Phúc Kiến) quấy rối mà còn sang cầu cứu  triều đình nhà Hán gữi binh sang  chinh phạt nước Mân Việt rồi sau đó còn lại gữi công tử Anh Tề sang làm con tin ở triều đình nhà Hán. (trang 24 trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim). Chính  bởi vậy Triệu Anh Tề mới quen Cù Thị và cưới Cù Thị làm vợ lẽ, mới có một đứa con tên là Hưng tức là Triệu Ai Đế (Zhao Xing). Cũng vì vậy mới để nhà Hán biết cái yếu hèn, cái chia rẽ  của người Việt để dẫn  đến mất nước nhà tan. Bài học nầy  cho chúng ta nhận thức thêm là mỗi lần thiếu sự đoàn kết của người dân Việt thì  người phương bắc  có lợi thể để xâm chiếm nước Việt của chúng ta  dễ dàng đã bao lần theo dòng  lịch sử.     

 

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.