Hồ Chí Minh ville (Saïgon)

Saïgon  (Hồ Chí Minh ville)

Saïgon hai tiếng nhớ nhung
Ra đi luyến tiếc nghìn trùng cách xa

Version française

Đối với một số người dân Việt, thành phố này mãi mãi là Sàigòn. Còn  với những người khác, đấy thực sự là thành phố Hồ Chí Minh. Dù thành phố nầy có mang tên chi nữa, nó vẫn tiếp tục là trung tâm kinh tế  đối với các doanh nhân nước ngoài. Chính ở nơi đây quá cảnh hàng triệu tấn thóc gạo và cá của  đồng bằng sông Cửu Long  để được xuất khẩu. Mặc dù được đổi tên vào năm 1975, Saïgon vẫn tiếp tục giữ những thói quen cũ, những thay đổi thất thường và những nghịch lý. Thành phố vẫn luôn náo nhiệt ồn ào với những đêm không ngủ. Quang cảnh hay thường được trông thấy  ở  các đường phố hay qua đêm trong những căn phòng rộng lớn sàn gỗ với các cô gái trẻ học nhảy điệu valse và tango. Saigon vẫn sống rất linh động với 10 triệu cư dân hiện nay. Saïgon lúc nào cũng có sức sống mãnh liệt  với một tinh thần tháo vát  tuyệt vời. Thành phố vẫn phóng đãng, thích phiêu lưu và quá phấn khởi. Nó tiếp tục phát triển với những khách sạn sang trọng hàng nghìn phòng ở giữa các khu dân nghèo. Đây là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam với mật độ dân số trung bình hơn 4.500 người trên mỗi kilomet vuông, còn  cao hơn cả Thượng Hải (Trung Quốc).

Các điểm tham quan

Nó hiện có tổng diện tích 2061 km2 và được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong quá khứ, thành phố gồm có 12 quận và 6 huyện trên diện tích là  2029 kilomet vuông. Saigon đã từng là Hòn Ngọc Viễn Đông trong thời kỳ Pháp thuộc  và sau đó là thủ đô của miền Nam Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975. Ngày nay, nhờ dự án phát triển đô thị bán đảo Thủ Thiêm và sự  gia nhập của quận Thủ Đức gần đây, thành phố  đã thành công, theo nhà nghiên cứu  người Việt Trần Khắc Minh của đại học Québec ở Montréal, trong việc mở rộng khu vực đô thị và tăng trưởng dân số một cách nhanh chóng nhờ quá trình đô thị hóa nhưng điều nầy  không ngăn cản được sự phân đọan của kết cấu đô thị ngày càng tăng  và làm nổi bật thêm  khoảng cách giàu nghèo nhất là trong việc tìm nhà cư ngụ.

Từ đầu công nguyên cho đến thế kỷ 17, Sàigon lần lượt thuộc về  vương quốc Phù Nam, rồi  đến Chân Lạp,  sau đó Chămpa và Cao Miên. Tên của nó chỉ được nhắc đến lần đầu tiên trong một  tài liệu của Việt Nam vào năm 1776, kể  lại cuộc chinh phục thành phố  nầy bởi các chúa Nguyễn vào năm 1672.  Đối với người Khơ Me (hoặc người Cao Miên), Sàigòn chỉ là tên biến dạng của từ  Prey Nokor (« thành phố trong rừng ») mà người Khơ Me  gán cho thành phố này. Sài Gòn là một vùng đầm lầy đầy cá sấu và có nhiều  khí lam chướng vào cuối thế kỷ 17. Việc những người Việt đầu tiên định cư chọn Sàigòn làm nơi tha hương không phải là một chuyện bình thường. Vì thế có một ca dao phổ biến mà người  dân Việt được biết để  nói đến vùng đất dữ, có nhiều khí lam chướng.

Chèo ghe sợ sấu cắn chân
Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.

Mặc dầu có nhiều khuyết điểm, Saigòn vẫn tiếp tục là tĩnh mạch trọng yếu của Việt Nam. Chính Saigon đã dạy người dân Việt biết đến chính sách Đổi Mới  từ năm 1996 đẩy mạnh không những  công nghiệp hóa và  hiện đại hóa mà còn giúp họ ưa thích  chủ nghĩa tư bản và phiêu lưu trong việc bỏ vốn đầu tư mạo hiểm. Cũng như các thành phố khác, Sàigòn có một lịch sử lâu dài trước khi bị đô hộ, sau đó bị Mỹ hóa và sau cùng  lấy tên thành phố Hồ Chí Minh sau biến cố  năm 1975.

Đối với những người quan tâm đến thành phố này, lịch sử và sự phát triển của nó thì nên đọc những cuốn sách sau đây:

  • Saigon, le chantier des utopies de Didier Lauras, Editions Autrement, Collections Monde, 1997, no 95 HS.
  • Saigon, 1925-1945 , de la belle Colonie à l’éclosion révolutionnaire de Philippe Franchini, Editions Autrement, Collections Monde, no17, 1992.

 

 

 

 

Hanoï c’est quoi en chacun de nous?

 

Hà Nội là gì trong mỗi chúng ta?
Hanoï c’est quoi en chacun de nous?

Hà Nội là bát bún ngan giản dị ? Là những ghế nhựa ngồi bệ? Là gánh hàng rong với chiếc đòn gánh là cầu Long Biên còn người gánh lại là một cô robot ? Hay là Hànội là… Đây là cuộc thi vẽ minh họa thuộc dự án Hanoi Rethink được tổ chức bởi UNESCO với sự đồng hành của nhóm Vietnam local Artist Group.

Hanoï c’est quoi en chacun de nous ? Hanoï est-elle un simple  bouillon de canard  aux vermicelles ? Ou ce sont les  chaises basses en plastique ? Ou le vendeur ambulant dont  la palanche est le pont Long Bien et qui est en fait un robot ?  Ou bien Hanoi est … C’est le concours d’illustration appartenant au  projet Hanoi Rethink organisé par UNESCO en collaboration avec le groupe Vietnam local Artist.

Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Từ bao giờ Paris trở thành kinh đô ánh sáng?
Depuis quand, Paris devient-elle la ville lumière?

Version française

Được xem là kinh đô ánh sáng của Âu Châu, Paris đã có nét đẹp lung linh nầy từ bao giờ nhỉ? Qua nhiêu thế kỷ, Paris cũng như các thành phố Âu Châu đều chìm lặn trong bóng tối một khi màn đêm buông xuống khiến làm người qua đường áy náy lo sợ vì thiếu an ninh nhất là với một mùa đông lạnh buốt. Bởi vậy nhà thi sỹ Boileau có nhắc đến vấn đề nầy trong quyển sách ông viết có tựa đề : Les Embarras de Paris vào năm 1666. Chính vì vậy mới có các nhóm người tuần tra đi khắp nẽo đường Paris với các bó đuốc nhưng khó mà kiểm soát được Paris nhất là ở thế kỷ 17 có đến 500.000 cư dân. Thời đó, muốn đi đêm phải có đuốc hay đèn lồng. Các người giàu có thì có người nô bộc dẫn đường với chiếc đèn lồng. Sau đó ở giữa thế kỷ 17 có những người chuyên môn sinh sống với nghề cầm đuốc dẫn đường, họ đón khách ở những nơi có nhà hát hay vũ trường. Mãi cho đến đầu thế kỷ 19 nghề nầy vẫn còn thấy ở Paris. Tuy nhiên những người giàu có hay ngưởi buôn bán vẫn sợ sệt vì đường không được sáng tỏ chi cho lắm. Trong lúc đó ở Âu Châu thì các thành phố đã có hệ thống đèn đường công cộng với các lồng đèn đốt trước nhà. Dựa trên chỉ dụ của vua mặt trời của Pháp, Louis XIV thì trung tướng cảnh sát La Reynie mới ra chỉ thị bắt buộc các chủ nhà đặt đèn trước nhà khiến nhờ vậy có hơn 2700 đèn lồng được đặt ở 900 đường của thành phố. Đèn nầy được đốt từ tháng mười cho đến tháng ba, từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Từ đó hệ thống đèn đường làm người du khách ngoại quốc đến Paris đều thán phục và say mê nhưng loại đèn lồng nầy dễ bị gió làm tắt ngọn lửa của lồng đèn. Sau đó được thay thế bằng cột đèn đường (réverbère) được sáng tạo bởi người thợ đồng hồ xứ Bourgogne tên là Bourgeois de Châteaublanc để tránh được nạn gió và soi sáng đường xá tỏ hơn đèn lồng. Hiện nay còn thấy các cột đèn nầy ở nhiều nơi sang trọng của Paris như ờ quảng trường Vendôme chẳng hạn hay dọc theo các cầu sông Seine. Chính nhờ vậy một khi hoàng hôn phủ xuống thành phố, thì các đèn đường được đốt lên thưở đầu bằng khí đốt nay thì bằng điện cả khiến Paris đẹp lung linh về đêm.

« de 13 »

Version française

Étant connue comme la capitale européenne de la lumière, Paris a-t-elle eu depuis quand cette beauté chatoyante? Au fil des siècles, Paris comme tant d’autres villes européennes ont été plongées dans l’obscurité une fois la nuit tombée. Cela faisait peur surtout aux passants en raison du manque de sécurité avec un hiver froid et rude. Le poète Boileau eut l’occasion d’évoquer ce problème dans son livre intitulé « Les Embarras de Paris » en 1666. C’était pourquoi il y avait des groupes de patrouilleurs constitués parcourant les rues de Paris avec des torches ou des lanternes mais malheureusement c’était difficile de contrôler Paris au 17ème siècle avec plus de 500 000 habitants. À cette époque, si on voulait sortir la nuit, il fallait avoir des torches ou des lanternes. Les riches étaient précédés dans leurs pas par un serviteur avec une lanterne. Puis au milieu du XVIIème siècle, il y avait des porteurs de flambeau vivant avec le métier de guide d’éclairage. Ils se postaient devant les lieux connus comme les théâtres et les salles de bal à la recherche des clients. Jusqu’au début du XIXème siècle, ce métier exista encore à Paris. Cependant, les riches ou les commerçants avaient encore peur car les rues n’étaient pas bien éclairées. Pendant ce temps en Europe, les villes avaient déjà possédé un système d’éclairage public avec des lanternes installées devant les maisons.

En se basant sur le décret du Roi Soleil de France, Louis XIV, le lieutenant général de police La Reynie a émis une directive ordonnant aux propriétaires de mettre en place les lanternes sur les façades de leurs maisons. Plus de 2 700 lanternes étaient installées ainsi dans les 900 rues de la ville. Cette lanterne devait être allumée, de 18h jusqu’à minuit, depuis le mois d’octobre jusqu’au mois de mars. Depuis, le système d’éclairage public commença à émerveiller les touristes étrangers lors de leur passage à Paris mais la lanterne s’éteignit facilement au gré du vent. Elle fut remplacée ensuite par le réverbère inventé par un horloger bourguignon de nom Bourgeois de Châteaublanc et ayant pour but d’éviter le vent et d’éclairer mieux encore la rue. Aujourd’hui, ce type de réverbère est encore visible dans de nombreux endroits luxueux à Paris, comme par exemple à la place Vendôme ou le long des ponts traversant la Seine. C’est pourquoi dès le coucher de soleil, les réverbères d’abord allumés autrefois au gaz et maintenant à l’électricité rendent Paris plus chatoyante toute la nuit.

Références bibliographiques:

Alain Cabantous: Histoire de la nuit. XVème-XV IIIème siècle Editeur Fayard, 2009.
Alfonso Lopez : Eclairage public : une lueur dans les villes.
Revue mensuelle: Histoire N°76. Octobre 2021