Dương Vân Nga (La reine des deux dynasties Đinh et Lê antérieur)

Version française

 

 

 

 

 

 

 

Thái hậu

Dương Vân Nga

Chúng ta ít khi nói về Dương Vân Nga trong lịch sử Việt Nam. Tên của bà ít được trích dẫn hơn so với hai bà Trưng TrắcTrưng Nhị hoặc Triệu Ẩu. Tuy nhiên, bà là một người phụ nữ khác thường, một bà hoàng hậu vĩ đại của hai triều đại đầu tiên  Đinh và Tiền Lê ở Việt Nam. Cuộc đời của bà cũng như sự nghiệp, chúng ta có thể tóm tắt lại qua bốn câu thơ sau đây được truyền khẩu cho đến ngày hôm nay và được một nhà sư bí ẩn để lại ở trên tường của tu viện Am Tiên, được đúng một ngàn năm xưa, khi gặp bà Dương Vân Nga:

Hai vai gồng gánh hai vua
Hai triều hoàng hậu, tu chùa Am Tiên
Theo chồng đánh Tống bình Chiêm
Có công với nước, vô duyên với đời

Trong số mười hoàng hậu của hai triều đại này, bà là người duy nhất được phép có một tượng hình. Tượng này, trong thời gian phục hồi và chuyển qua đền thờ dành riêng cho vua Lê Hoàn, vào đầu triều đại Hậu Lê đã bị rĩ một cách kỳ lạ, có lẽ là do tượng bị phơi nắng bất ngờ và đặt trong một thời gian dài ở một nơi ẩm ướt. Hiện tượng này người ta cho là sự đau đớn cùng cực mà cuộc đời dành cho bà, khi lúc bà còn sống.

Tên thật của bà là Dương Thị Vân Nga. Đây là tên mà người ta cho rằng được đặt từ sự liên kết của tên vùng đất của cha bà là Vân Long và của mẹ là Nga Mỹ. Bà xuất thân từ một gia đình rất nghèo. Bà phải khổ cực tìm kiếm cũi ở trong rừng từ khi còn trẻ và bắt cá trên sông để cung cấp cho sinh hoạt của gia đình ở một vùng núi hiểm trở. Sáng sớm thì ở trong rừng, chiều tối thì ở dưới sông, bà sớm trở thành một cô gái trẻ trong làng.
Nàng có một khả năng tổ chức bẩm sinh khiến cho phép nàng trở thành một nữ tướng của một nhóm cô gái trẻ ở trong khu vực của nàng vài năm sau đó. Nàng xoay sở rất giỏi để chống cự lại một đạo quân đối thủ gồm toàn những cậu con trai chăn trâu dưới quyện lãnh đạo của một chàng trai trẻ gan dạ và thông minh Đinh Bộ Lĩnh bằng cách làm cháy đuốc nứa nổ khiến làm tháo chạy tứ tung đàn trâu của anh chàng Đinh nầy và nhờ có các thuyền thúng khiến các nữ binh vận chuyển nhanh chóng thông qua sông và đầm lầy. Nhưng Đinh Bộ Lĩnh vẫn có lời nói cuối cùng nhờ mưu mẹo của chàng. Anh dùng sào và thuyền nhẹ làm bằng thảm tre để chọc thủng thuyền và làm bất động tất cả các thuyền thúng của Dương Vân Nga. Từ đó trở đi, Ðinh Bộ Lĩnh giành được không chỉ sự ngưỡng mộ của Dương Vân Nga mà cả tình yêu của nàng. Đây là lý do để gợi lên ngày nay, mối quan hệ vợ chồng và món nợ ban đầu của một cặp vợ chồng, người ta thường nhắc đến câu nói phổ biến sau đây: « Thuyền tre đè thuyền thúng »).

Thuyền thúng

Nhờ sự liên kết của hai vợ chồng, họ thành công qui tụ tất cả những người trẻ của Hoa Lư dưới bóng ngọn cờ lau của họ và không lâu sau đó  loại trừ các đối thủ lợi hại trong cuộc chinh phục quyền lực. Nhờ thế Đinh Bộ Lĩnh trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Đinh thường được gọi là Ðinh Tiên Hoàng. Ông ấy rất độc đoán và hay thường sử dụng chức vụ và lương bổng để mua chuộc lòng trung thành của các cấp dưới nhưng ông cũng thường dùng vũ lực và những hình phạt tàn khốc không thể tưởng tượng được để trừng phạt các đối thủ và những kẻ dám chỉ trích ông ta.
Bất chấp lời khuyên của Dương Vân Nga, ông vẫn tiếp tục điềm tĩnh và tạo ra có nhiều kẻ thù ngay cả trong gia đình. Thay vì phong chức thái tử cho con trai cả của ông, Đinh Liễn, người đã gíúp ông rất nhiều năm trong cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước, ông lại chọn con trai kế Đinh Hoàng Lang làm thái tử. Điều này dẫn đến sự tức giận và ganh tị của Ðinh Liễn và thúc đẩy đến việc ám sát em trai của mình. Dương Vân Nga lần đầu tiên chứng kiến cuộc tranh chấp điên cuồng giữa các đứa con của mình, sau đó là lại thêm cái chết của chồng bà, vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn bị ám sát bởi tên quan lại cuồng tưởng Đỗ Thích, tin rằng vương quốc nầy thuộc về hắn  qua giấc mộng.  Tên sát nhân nầy bị tầm nã ba ngày liên tục trước khi khám phá nằm dưới mái nhà và bị kết án tử hình bởi  tể tướng Nguyễn Bặc. Giả thuyết nầy không thuyết phục chi cho mấy ngày nay. Các sử gia như Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ hay  Lê Văn Siêu nhận thấy sự ám sát Đinh Tiên Hoàn có bàn tay của thống soái Lê Hoàn với sư đồng lõa của Dương Vân Nga. Sự tham vọng của Đỗ Thích  có phần quá đỗi và tột cùng bởi vì Đỗ Thích đâu có quân ngũ như Lê Hoàn. Ông còn là nhân vật duy nhất chứng kiến sự tàn sát nầy vì ông là thái giám của Đinh Tiên Hoàng.  Qua  lời tường thuật lịch sử, ông không có đồng lõa nào cả.  Thật đáng nghi ngờ  trong  cách lý luận nầy. Bà còn đau đớn thay  khi  nhìn thấy nỗi khốn khổ của con gái mình, công chúa Phật Kim bị chồng Ngô Nhật Khánh  thuộc dòng họ của tướng  quân Ngô Quyền bỏ rơi và  trốn sang Chiêm Thành để cầu viện quân nước nầy để chống lại đất nước mình, nhầm giành lại quyền lực mong muốn.

Tại sao Ngô Xuân Khánh chạy sang Chiêm Thành để  cầu viện binh chống lại xứ sở của mình? Tại sao Trung Hoa viện cớ để xâm lược nước Việt Nam? 

Nên nhớ rằng Đinh Tiên Hoàn đã thành công trong việc thống nhất đất nước vào thời điểm đó là nhờ ông áp dụng một chính sách cơ bản dựa trên sự kết hợp giữa sự mềm dẻo và liên minh đối với các lực lượng nổi dậy từ dòng họ của danh tướng Ngô Quyền để có sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam trong việc chinh phục  quyền lực. Đó là lý do tại sao ông đồng ý gả con gái Phất Kim cho Ngô Xuân Khánh và lấy mẹ và em gái của Ngô Xuân Khánh làm vợ và cho con trai cả củA mình, Đinh Liễn. Cùng với mẹ của Ngô Xuân Khánh, ông có một đứa con trai tên là Đinh Hạng Lang. Để lấy lòng Ngô Xuân Khánh và mẹ, ông chọn Đinh Hạng Lang làm thái tử thay vì cho con trai cả của mình Đinh Liễn. Sự sai lầm tai hại này đã khiến Đinh Liễn tức giận và ra tay ám sát em trai của mình Đinh Hạng Lang. Thay vì xử tội Đinh Liễn, Đinh Tiên Hoàng lại tha tội cho con khiến làm Ngô Xuân Khánh hết còn hi vọng cướp quyền hành một ngày nào  ở người em trai còn nhỏ tuổi cùng mẹ khác cha,  Đinh Hạng Lang như Vương Mãng ở thời nhà Hán khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời. Chính vì vậy Ngô Xuân Khánh mới trốn qua Chiêm Thành để  xin viện binh và để giành lại quyền lực mong muốn. Còn nhà Tống đây là cơ hội hiếm có để chiếm lại nước An Nam vì nhà Tống chỉ công nhận Đinh Liễn là người kế vị duy nhất nên phong cho Đinh Liễn chức vị là « Nam Việt vương ».

Phong cảnh hữu tình của Ninh Bình © Đăng Anh Tuấn

 Bởi vì đứa con trai út còn nhỏ tuổi (6 tuổi) Ðinh Toàn, Dương Vân Nga  phải đảm nhận chức vụ nhiếp chính với tướng quân Lê Hoàn. Nhưng bà gặp ngay sự kháng cự vũ trang từ những người ủng hộ Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, muốn loại trừ Lê Hoàn bằng mọi giá và bà phải đối mặt không chỉ với mối đe dọa và cuộc xâm lăng  của nhà Tống mà luôn cả với Chiêm Thành. Bà phải đối mặt với một vấn đề nan giải mà người phụ nữ dường như khó vượt qua nổi khi bà sống ở trong thời đại Khổng giáo và khi Việt Nam mới được giải phóng chỉ có mười năm ra khỏi sự thống trị của Trung Quốc. Bà rất can đảm đưa ra một quyết định có vẻ khả nghi vào thời điểm đó và gây ra nhiều hậu quả tai hại cho triều đại nhà Đinh bằng cách nhường lại ngai vàng cho tướng quân Lê Hoàn và liên kết với ông trong việc quản lý  Đại Cồ Việt. Điều này làm  Lê Hoàn có được sự ủng hộ phần lớn của quần chúng và khôi phục lại không những  lòng tự tin mà còn có luôn sự đoàn kết của cả dân tộc. Nhờ đó, ông thành công trong việc đàn áp cuộc nổi loạn (Nguyễn Bặc, Đinh Điền), tiêu diệt quân Tống trên sông Bạch Đằng, khởi đầu hành trình « Nam Tiến » và khôi phục lại hòa bình cho đất nước. Chúng ta cần phải tự đặt mình vào bối cảnh chính trị bối rối này mà Dương Vân Nga thừa  biết để nhận thấy rằng đây là một hành động được suy nghĩ kĩ càng và sự can đảm lạ thường của một người phụ nữ, được đào tạo cho đến giờ để sống trong khuôn khổ của Khổng giáo, dám chấp nhận sự nhục nhã và khinh miệt để đảm bảo rằng đất nước nầy không bị trở lại dưới ách thống trị của Trung Quốc và Việt Nam không rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị.

Cuộc chiến của bà có vẻ khó khăn hơn so với hai bà Trưng Trắc Trưng Nhị vì đây không chỉ là cuộc chiến chống quân xâm lược mà còn chống lại cả lợi ích riêng tư và tình cảm cá nhân của bà. Dưới triều đại của Lê Hoàn, bà không ngừng khuyên ông thực hành chính sách khoan hồng đối với các đối thủ của mình, xóa bỏ đi những hình phạt tàn khốc mà Ðinh Tiên Hoàn thiết lập và trọng dụng các thiền sư tài năng như Khuông Việt Ngô Chấn Lưu, Hồng Văn, Vạn Hạnh) trong việc quản lý đất nước. Tính tình rất hiếu chiến nên có tên là Lê Đại Hành, ông tiếp tục mở rộng bờ cõi Việt Nam bằng cách tiến hành không chỉ một cuộc viễn chinh trên biển phá hủy thủ đô Chiêm Thành Indrapura ở miền trung Việt Nam ngày nay vào năm 982 và giết đi vua chàm Bề Mị Thuế (Paramec Varavarman) mà cũng là một chính sách bình định toàn diện ở các lãnh thổ của các dân tộc thiểu số. Chính tại ở một trong các lãnh thổ nầy người con trai cuối cùng của Dương Văn Nga và Ðinh Tiên Hoàng, Ðinh Toàn đã bị ám sát thay thế cho Lê Hoàn bởi người Mán. Cái chết này tiếp theo sau đó việc tự sát của con gái bà, Công chúa Phật Kim và cái chết vì bệnh của con trai bà Long Thâu mà bà có với Lê Đại Hành. Bà bị dồn dập đau khổ bởi sự ra đi liên tiếp của những người xung quanh bà mà bà không nao núng một chút nào cả. Bà dành những ngày cuối đời ở tu viện Am Tiên và chôn vùi những nỗi đau cá nhân của một người phụ nữ đối mặt một mình với số phận.

Chúng ta có công bằng đối với một người phụ nữ yêu nước như Dương Vân Nga mà bị số phận áp đảo hay không, có được công đức nào trích dẫn xứng đáng như hai bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị hay không trong lịch sử Việt Nam? Đây có phải là một điều thiếu sót cố ý vì sự vi phạm giáo điều của Dương Vân Nga kết hôn và phục vụ hai vị vua trong một xã hội phong kiến và Nho giáo của chúng ta không? Chúng ta không thể xóa bỏ được sự thật của lịch sử, nhất là các chi tiết của nó mà nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên thường nói.

Đã đến lúc phải trả lại cho Dương Vân Nga sự công bằng và địa vị xứng đáng từ lâu trong trang lịch sử của chúng ta và để các thế hệ tương lai nhận thức được sự quyết định dũng cảm và sáng suốt này. Điều này, mặc dù có vẻ bất minh và vô đạo đức đối với xã hội Khổng giáo, được thực hiện vào thời điểm mà tình hình chính trị đòi hỏi hơn bao giờ hết sự đoàn kết và thống nhất của cả một dân tộc trước sự xâm lược của ngoại bang mà còn phải cần có một nhân tài xuất chúng như vua Lê Đại Hành của chúng ta. Không có ông, cuộc Nam Tiến sẽ không bao giờ được thực hiện cả.

Yên Bái (Nguyễn Thái Học- Cô Giang)

Version française

Chàng thì tuổi trẻ tài ba
Chết vì đất nước đúng là nam nhi
Nàng thì thân liễu sá chi
Chết vì tình nghĩa đáng ghi muôn đời 

© Đặng Anh Tuấn

Không tựa như các thành phố khác của Việt Nam, Yên Bái không có một nét quyến rũ nào về du lịch. Đây chỉ là một thủ phủ của một tỉnh, một thị trấn  nằm ven sông ở thung lũng sông Hồng giữa con đường đi từ Hà-Nội đến biên giới Trung Quốc (Lào Cai). Tuy nhiên Yên Bái vẫn tiếp tục nổi bật trong quá khứ bởi cuộc kháng chiến vũ trang do những người theo chủ nghĩa dân tộc Việt cầm đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Nó không chỉ thể hiện sự hy vọng của những người dân Việt  giành lại tự do bằng vũ lực mà còn là sự hiên ngang dũng cảm của những người nầy khi đối diện với cái chết sau sự thất bại của cuộc nổi dậy vào năm 1930. Chúng ta phải đặt mình vào bối cảnh chính trị ở thời gian này để hiểu được không những nguyên nhân của cuộc nổi dậy này mà còn sự khát vọng sâu sắc của người dân Việt giành lại độc lập sau sự thất bại của cụ Phan Chu Trinh, nguời  mà đặc ưu tiên cho việc tiến bộ xã hội trên độc lập chính trị, tiếp theo đó là sự ra đi vĩnh viển của ông và việc quản thúc tại gia của một nhà lãnh đạo khác, cụ Phan Bội Châu ở  Huế bởi chính quyền thực dân.

Bất chấp lời cảnh báo của đại tá Parfait-Louis Monteil vào năm 1924, ít có cải cách được thực hiện có lợi cho người bản xứ. Mặt khác, việc khai thác nhân công rẻ tiền ở các đồn điền cao su là việc ưu tiên hàng đầu và tột bật. Nhà văn hào người Pháp Roland Dorgelès đã nói đến việc nầy  trong  quyển sách mang tựa đề  « La Route Mandarine (Con đường cái quan) ».

Vùng đất  hoang này, khi nó được biết đến trong cơn sốc, tỏa ra hơi thở của người chết. Càng nhiều lối đi thỉ càng nhiều ngôi mộ được mở ra. Những cây cao su mảnh khảnh và thẳng hàng trồi lên khỏi mặt đất tựa như những hàng cây thập tự. Người chết sẽ lên tới hàng chục ngàn người vì bệnh hay suy dinh dưỡng. Đây là lý do tại sao người ta  không ngớt phàn nàn qua  bài thơ sau đây:

Kiếp phu đỗ lắm máu đào
Máu loang mặt đất máu trào mủ cây
Trần gian địa ngục là đây
Ðồn điền đất đỏ nơi Tây giết người.

Suốt nửa thế kỷ, những người chủ đồn điền  trên vùng đất nầy đã thu thập mủ cao su mà họ biến lại thành vàng. Chính trong những đồn điền này, mầm móng của các cuộc nổi dậy đã được hình thành. Một số người như Nguyễn Văn Viên đã tìm cách thoát khỏi địa ngục này và  gia nhập  sau  đó vào Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Để thể hiện lòng nhiệt thành và gây ra tiếng vang thuận lợi trong  giới  nghèo, đặc biệt là ở các đồn điền cao su, bất chấp sự miễn cưỡng của Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Viên đã chủ động ám sát Bazin được biết ông nầy có  nhiệt tình trong việc tuyển dụng các người cu li và gữi họ sau đó đến các đồn điền cao su ở miền nam Việt Nam. Cái chết của Bazin  đã cho chính quyền thực dân có cơ hội để khởi động lại chính sách đàn áp toàn diện.

Mù Cang Chải (Yen Bái)

Do đó,  Việt Nam quốc dân đảng  đã trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp nầy. Đảng nầy không còn có khả năng di chuyển dễ dàng nữa. Nếu không phản ứng, thì sẽ là một cái chết chậm rãi vì tất cả các thành viên của đảng sẽ bị chính quyền thực dân bắt giữ sớm hay muộn. Nếu phản ứng với cuộc nổi dậy thì biết rằng đây sẽ là một vụ tự sát tập thể, mạo hiểm và mẫu mực. Đây là lý do tại sao Nguyễn Thái Học thường nói với các bạn đồng hành:

Ðại hà chi thanh, nhân thọ kỷ hà?
Ðợi sông Hoàng Hà trong trở lại, đời người thọ là bao?

Hình Nguyễn Thái Học ở nhà tù

Theo người Trung Hoa, sông Hoàng Hà chỉ có  trong lại  cứ sau ba trăm năm. Nguyễn Thái Học biết rất rõ anh ta sẻ đưa đồng đội của mình đến cái chết hiển nhiên. Anh biết không thể đợi thêm được nữa. Nhưng cái chết này có vẻ hữu ích vì nó nhắc nhở với người dân Việt rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài cuộc đấu tranh. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của nhận thức và  thức tỉnh của cả một dân tộc trước số phận của họ mà được dẫn dắt cho đến giờ bởi những người thừa kế không xứng đáng của triều đại Nguyễn (Khải Định, Bảo Đại). Cuộc nổi dậy  ở Yên Bái là một thất bại không thể chối cãi bởi vì hầu hết các nhà lãnh tụ quốc gia đều bị bắt giữ.

Trái lại, nó đặt một cơ sở vững chắc và lâu dài mà từ đó đảng Cộng sản Việt Nam được hưởng lợi để thiết lập quyền lực và có được uy tính với người dân trong những năm tới để giành độc lập. Nó cũng là hồi chuông báo tử cho một đế chế thực dân đã mất đi nhiều cơ hội để thiết lập lại cuộc đối thoại và hợp tác với người dân bản xứ. Điều này dẫn đến việc tử hình tất cả các nhà lãnh đạo quốc gia. Nguyễn Thái Học là người cuối cùng bị xử chém. Trước khi bị xử tử, anh ta rất thản nhiên. Mặc dù kiệt sức ở trong tù, anh ta cố gắng hét to lên  bằng tiếng Pháp:

Chết vì tổ quốc
Chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng…

Rồi hiên ngang nằm xuống nhìn máy chém không xúc động. « Hoan hô Việt Nam », đây là những tiếng được nghe anh phát biểu trước khi qua đời. Máu của anh  tung tóe khắp nơi dưới một bầu trời đen tối buồn thảm. Đầu của anh  thì rơi vào một cái xô chứa mùn cưa. (17 tháng 6 năm 1930). Anh ta chỉ mới có 27 tuổi. Trung thành với truyền thống Việt Nam, vợ của anh,  Nguyễn Thị Giang không trì hoãn để theo gót chân anh bằng cách tự sát vào ngày hôm sau (18 tháng 6 năm 1930) tại một nhà trọ nơi mà họ thường gặp nhau trước khi kết hôn. Nàng để lại một lá thư mà  có những câu văn, minh họa cho tình yêu bất diệt  mà nàng dành cho anh và đất nước:

Sống nhục sao bằng sự thoát vinh
Nước non vẹn kiếp chung tình
………
Cuộc đời xá kể chi thành bại
Trai trung thì gái phải trinh

Thi thể của mười ba lãnh tụ quốc gia nầy được chôn cất vào ngày hôm sau trên một ngọn đồi gần ga Yên Bái.

Nếu thành phố này ít được người biết đến  so với các thành phố  khác của Việt Nam, nó thể hiện ngược lại cái gì mà không có  thành phố nào có thể có. Nó biểu tượng sự trưởng thành và phẩm giá của cả một dân tộc tìm lại được  trước vận mệnh đất nước. Nó hiên ngang lớn mãi trong quá khứ cùng toàn dân Việt  Nam trong công cuộc tranh đấu giành độc lập.

Việt Nam Quốc dân Đảng

Văn hóa miệt vườn (Civilisation des vergers)

Version française

Trước khi trở thành đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đầu thế kỷ Kitô lãnh thổ này thuộc về vương quốc Phù Nam trong vòng 7 thế kỷ. Sau đó, nó đã được sáp nhập và thuộc về đế chế Angkor vào đầu thế kỷ thứ 8 trước khi được nhường lại cho các chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ 17 bởi các vị vua Khơ Me. Đây là một khu vực được vung tưới bởi một mạng lưới kênh rạch khiến làm các cánh đồng của nó được phì nhiêu với đất phù sa qua nhiều thế kỷ và do đó thích ứng với việc trồng trọt các cây ăn quả. Sông Cửu Long lúc nào cũng làm người dân bản địa phải tranh đấu không ngừng cũng như sông Nil của Ai Cập với người nông dân. Sông Cửu Long đã thành công trong việc xây dựng một bản sắc « miền nam » cho người bản xứ và mang đến cho họ một nền văn hóa mà người dân Việt hay thường gọi là «Văn hóa miệt vườn ». Ngoài sự tử tế, lịch sự và lòng hiếu khách, người bản xứ của vùng đồng bằng này còn cho thấy ở nơi họ lúc nào cũng có sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và môi trường.

Với sự giản dị và khiêm tốn trong cách sống, họ rất tự hào dành một phần nào quan trọng cho đạo lý và đức hạnh trong việc giáo dục con cái. Đó là tính cách đặc biệt của một người  con của đồng bằng sông Cửu Long này, một người dân miền nam Việt Nam sinh ra trên một vùng đất thấm nhuần triết lý của Phật giáo Nguyên thủy vào đầu thế kỷ công giáo và xuất thân từ sự hỗn hợp của nhiều dân tộc Việt Nam: người Kinh, người Chàm và người Khơ Me trong hai thế kỷ qua. Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe trong một câu nói có những từ ngữ lạ thường, có sự pha trộn của các từ tiếng Hoa, tiếng Khơ Me và tiếng Việt. Đây là trường hợp của từ ngữ sau đây:

Sáng say, chiều xỉn, tối xà quần

để nói rằng có thể say sưa nguyên ngày sáng, chiều và tối. Bạn có thể dùng ba thứ tiếng: Việt, Hoa và Khơ Me « say », « xỉn », « xà quần » của ba dân tộc đề ám chỉ từ « say ». Cùng một ly rượu vang có thể uống được bất cứ lúc nào trong ngày và được chia sẻ trong niềm vui và tình anh em của ba dân tộc. Người bản địa của đồng bằng sông Mê Kông chấp nhận dễ dàng mọi nền văn hóa và mọi ý tưởng với sự khoan dung. Mặc dù vậy, họ phải khó nhọc  tạo dáng qua nhiều thế kỷ vùng đồng bằng nầy với mồ hôi bằng cách biến đổi nó từ một vùng đất hoang dã và dân cư thưa thớt thành một vùng đất giàu vườn rau cải và cây ăn quả và đặc biệt là  vựa lúa của Vietnam hiện nay. Điều này nó cũng không sai với những gì mà nhà địa lý người Pháp Pierre Gourou, một chuyên gia về thế giới nông thôn ở Đông Dương, đã tường thuật lại trong quyển sách của ông về những người nông dân Việt ở đồng bằng (1936):
Đây là một sự kiện địa lý quan trọng nhất của đồng bằng. Họ thành công trong việc mô hình hóa vùng đất đồng bằng nhờ  sức công lao của họ.

culture_verger

Trước khi trở thành vùng Lưỡng Hà của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long là một không gian mênh mông của các cánh rừng,  các đầm lầy và các  cù lao. Nó cũng là một môi trường có nhiều dạng sống và các động vật hoang dã khác nhau (cá sấu, rắn hổ mây, hổ, vân..vân..). Đây là trường hợp ở tận phía nam  của tỉnh Cà Mau, nơi có rừng ngập mặn thứ hai trên thế giới được tìm thấy ngày nay. Đây là lý do mà thường nghe kể lại những buổi đầu khó khăn của  những người  dân Việt đầu tiên đến vùng đất mới nầy trong các bài ca dân gian của người Nam Bộ hoặc mô tả các cuộc phiêu lưu của những người Việt dám mạo hiểm vào rừng để đối mặt với những con hổ hung dữ và xuống dưới sông để lượm trứng của bày cá sấu. 

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy.

hay là
Lên rừng xỉa răng cọp, xuống bãi hốt trứng sấu

Bất chấp sự sợ hãi và nguy hiểm bám đuổi họ và đôi khi còn làm họ ớn lạnh rùng mình khi nghe tiếng chim hót  hoặc tiếng nước do sự chuyển động của một con cá cùng tiếng chèo thuyền làm họ giật mình giữa một không gian yên tĩnh, khắc nghiệt mà mọi chuyện nguy hiểm có thể xảy ra lúc nào. Nơi nầy, ngày cũng như đêm, muỗi rừng không ít khiến khi xưa đã có câu ca dao nầy: 

Cà Mau là xứ quê mùa, muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu.

Trong thời kỳ gió mùa, ở vài nơi của đồng bằng bị ngập lụt, họ không có cơ hội đặt chân xuống đất liền trong nhiều ngày khiến họ phải chôn cất những người thân yêu bằng cách treo quan tài trên cây chờ nước rút để chôn cất hay dìm dưới dòng sông để thiên nhiên tự lo liệu lấy thông qua những câu chuyện cảm động được nhà văn hào Sơn Nam viết trong cuốn sách  « Hương Rừng Cà Mau »
Can đảm và kiên cường là những đức tính của người dân đồng bằng sông Cửu Long này để cố gắng tìm được một cuộc sống tốt hơn trong một môi trường khắc nghiệt. Kênh Vĩnh Tế dài hơn 100 cây số vào đầu thế kỷ 19, là một bằng chứng của một dự án vĩ đại mà tổ tiên của người ở vùng đồng bằng này đã thực hiện đào trong 5 năm liền (1819-1824) để giảm bớt nước muối trong đất và kết nối Hậu giang (Bassac) từ sông Mê Kông (Châu Đốc) đến cửa sông Hà Tiên (Vịnh Xiêm La ) dưới sự chỉ đạo của thống đốc Thoại Ngọc HầuHơn 70.000 người  dân Việt, người Chămpa và người Khơ Me  được huy động và gia nhập một cách miễn cưởng  vào dự án nầy. Nhiều người  đã bỏ mình ở nơi nầy. Trên một trong 9 chiếc bình của triều nhà Nguyễn được bố trí trước đền thờ các vị vua Nguyễn (Thế Miếu) ở Huế, có một dòng chữ kể lại các công trình đào kênh Vĩnh Tế  được hoàng đế Minh Mạng công nhận và tỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên của người dân mìền nam. Vĩnh Tế là tên của bà vợ của thống đốc Thoại Ngọc  Hầu mà hoàng đế Minh Mạng chọn để nhìn nhận công lao của bà  có lòng can đảm giúp chồng trong việc thực hiện con kênh này. Bà ấy  đã qua đời hai năm trước khi kết thúc công trình này.

Đồng bằng  sông Cửu Long đã có một thời  từng là điểm khởi đầu cho  các cuộc di cư của các thuyền nhân sau khi chính quyền Sài Gòn bị sụp đổ (1975). Một số người bị  bỏ mạng  trong các cuộc hành trình nầy mà không có  một kiến ​​thức nào về nghề đi biển. Những người khác, những người không thể vượt đi được, đã bị chính quyền Việt cộng bắt lại được và bị gửi sau đó đến các trại cải tạo. Sự khắc nghiệt trong cuộc sống không ngăn được những người con của đồng bằng sông Cửu Long sống hạnh phúc trong môi trường của họ. Họ tiếp tục duy trì lòng hiếu khách và hy vọng có một ngày nào đó sẽ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ cố rèn luyện để đạt được qua nhiều thế kỷ lòng cương quyết và một tinh thần cộng đồng vô song để tìm kiếm một vùng đất màu mỡ nuôi dưỡng và một không gian tự do. Để nói về các con người ở đồng bằng nầy, chúng ta có thể lấy lại câu nói của Sơn Nam ở cuối quyển sách của ông mà có tựa đề: Tiếp Cận với đồng bằng sông Cửu Long: Không ai yêu thương đồng bằng Cửu Long nầy hơn chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận cái giá phải trả.

Chính ở vùng đồng bằng này, ngày nay chúng ta tìm thấy tất cả các khía cạnh hấp dẫn của vùng sông nước Cửu Long (mặt trời, nụ cười, vẽ đẹp miền nam bộ, lòng hiếu khách, hình bóng thiếu nữ qua chiếc nón lá, các con đò, chợ nổi, những nhà sàn trên nước, nhiều loại trái cây của vùng nhiệt đới, các trại nuôi cá, các đặc sản địa phương vân vân…). Điều này cũng được nhận thấy trong câu nói sau đây:

Đất cũ đãi người mới

Khi Việt Nam được thống nhất vào năm 1975, chính phủ Việt Nam đã đưa về vùng đồng bằng nầy có hơn 500.000 nông dân từ miền bắc và miền trung. Được nuôi dưỡng bởi đất phù sa, vùng đất nầy rất được màu mỡ. Nó trở thành lá phổi kinh tế và là một nguồn lợi trời ban cho 18 triệu người dân ở trong khu vực nầy. Nó có thể một mình nó nuôi dưỡng cả nước Việt Nam.

Paris ngày 26/04/2020

Đồng Bằng sông Cửu Long (Delta du Mékong)

 

 

 

Cửu Long nơi có chín rồng
Có sông nhiều cá có đồng lúa xanh
Thưở xưa là đất tranh giành
Người Nam nhắc đến không đành lìa xa

Version française

 

Vùng đất nầy thưở xưa là lãnh thổ cũ của vương quốc Phù Nam. Người dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long đến từ  sự hỗn hợp của  nhiều dân tộc Vietnam trong đó có người Kinh, người Hoa, người Chămpa và người Cao Miên.  

Một phần năm dân số sống ở đồng bằng này. Các hecta nhỏ nhất, các lô đất ít trồng trọt nhất của đồng bằng nầy cũng được khai thác bởi người bản xứ. Chính tại đây, chúng ta tìm thấy vô số tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài giáo, Hồi giáo và Hoà Hảo giáo. Được tưới  nước bởi sông Cửu Long, vùng đồng bằng này đã sản xuất chỉ riêng nửa số gạo của Việt Nam, khiến quốc gia này trở thành  một nước xuất khẩu gạo nhiều nhất  thứ ba ở trên thế giới.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay được chia thành 12 tỉnh:

Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Trước khi trở thành một phần đất không thể thiếu của Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long này thuộc về người dân  Khơ Me. Những người dân Việt định cư đầu tiên chỉ xuất hiện từ thế kỷ 16 trên lãnh thổ này, một vùng đầm lầy cho đến thời điểm đó  có nhiều cá sấu và rừng cây đước. Chỉ đến thế kỷ 17, lãnh thổ này mới thuộc về người dân Việt dưới sự lãnh đạo của nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi mà có các cuộc chạm trán kịch liệt giữa quân Tây Sơn và những người theo chúa Nguyễn được sự hỗ trợ của các lính đánh thuê mà được đức giám mục Pigneau de Béhaine (Cha Cả) tuyển dụng vào cuối thế kỷ 18.

Ở vùng đồng bằng này có một hệ thống kênh rạch và sông tổng cộng được 4.000 cây số, tương đương với chiều dài của sông Cửu Long. Sông nầy được sinh ra từ các ngọn núi  đầy tuyết phủ của Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải, chạy xuyên hơn  4500 cây số  để đến đồng bằng và đi ngang qua sáu quốc gia: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Kampuchia và Việt Nam. Nó được chia ra thành hai nhánh ở thủ đô của Cao Miên, Nam Vang: Tiền giang và Hậu giang (Bassac) chảy vào Việt Nam một cách riêng rẽ. Thượng lưu của sông Tiền chia thành bốn nhánh tại Vĩnh Long để chảy ra biển Đông.

 

 

Tọa lạc ở trung tâm của xứ Cao Miên, Biển Hồ (hay là Tonlé Sap) không chỉ là nơi điều tiết dòng chảy tự nhiên để ngăn chặn lũ lụt của đồng bằng mà còn là bể cá tự nhiên. Vào mùa hè, do những cơn mưa gió mùa, mực nước sông Mê Kông được nâng lên so với hồ nước và được nối liền với nhau qua một con kênh. Nhờ vậy biển Hồ được lấp đầy, từ 3000 km2 vào mùa nước thấp đến hơn 10.000 km2 vào cuối mùa mưa. Biển Hồ bắt đầu đổ nước ra  đồng bằng vào những ngày hết mưa. Đồng bằng sông Cửu Long không cần những công trình phát triển lớn hay là các con  đê để  chống lũ lụt  cũng như là một việc rất cần thiết với đồng bằng Bắc Bộ. Chính nhờ hệ thống tưới nước  của sông Cửu Long mà đồng bằng rất màu mỡ. Ở nơi nầy có rất nhiều vườn tược, cánh đồng, ruộng lúa  và  vườn trái cây.

Đây là những mảnh đất nhỏ được tưới bởi các kênh đào được liên kết với nhau bằng những cây cầu tre thường được gọi là   Cầu khỉ  Khi nói đến đồng bằng, chúng ta thường nói cò bay thẳng cánh. Điều này có nghĩa là vùng đồng bằng rộng mênh mông đến mức những con sếu có thể dang rộng đôi cánh khi chúng bay trên đồng. Chính ở vùng đồng bằng này, tại Sa Đéc, mẹ của tiểu thuyết gia Pháp  Marguerite Duras, điều hành một trường nữ sinh. Một thanh niên gốc Hoa  xuất thân từ một gia đình danh giá cũng sống ở đó. Anh nầy trở thành nhân vật chính của tiểu thuyết « Người tình ». Cuốn tiểu thuyết này đã làm bà Marguerite Duras trở thành một nhà văn hào nổi tiếng của văn học Pháp với giải thưởng Goncourt vào năm 1984 và bán được một triệu ba trăm nghìn quyển  trong phiên bản thông thường của nhà xuất bản “Editions de Minuit” và một triệu bản trong phiên bản  của tiệm sách “France-Loisirs”. Cũng ở vùng đồng bằng này, chúng ta  tìm thấy mỗi buổi sáng, hàng trăm con thuyền tập trung ở chợ nổi Phùng Hiệp  nằm ở ngã tư  của bảy con kênh theo hướng Cần Thơ đến Sóc Trăng hay các chợ ít tiếng tăm hơn như Cái Răng và Phong Ðiền, các phụ nữ đội nón lá cùng với các núi trái cây, các  đoàn vịt, gà và lợn đến chợ trên những chiếc thuyền nhỏ hoặc sử dụng phương tiện giao thông thô sơ (xe đạp, xích lô). Nhờ các vườn cây trái của đồng bằng mà chúng ta  tìm thấy một số lượng lớn của các loại trái cây như sau: xa pô chê, chôm chôm, khế, mãng cầu (hay na) vân vân … trên các chợ của Sài Gòn. Người ta  có thể nói rằng  vùng đồng bằng Cửu Long  nuôi dưỡng Sài Gòn và một phần lớn ở Việt Nam. Ở phía đông bắc của bán đảo, thì có Đồng Tháp Mười  mà một thời là nơi ẩn náu của Việt cộng và ngày nay trở thành vùng Camargue của châu Á.

Mặc dù thiếu sự giàu có trên phương diện khảo cổ, đồng bằng nầy vẫn tiếp tục đóng một vai trò kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Do đó, nó đã trở thành một vùng phải  đối đầu với  sự tranh chấp và thèm muốn  trong nhiều năm qua. Có một thời gian gần đây vùng đất nầy  mang  tên là Cochinchine (Nam Kỳ). Ngay cả Hồ Chí Minh, trong lúc ông còn sống, đã cho vùng nầy một tầm quan trọng  qua việc  chôn cất cha mình ở Sa Đéc. Có tên của những người lúc nào cũng nằm trong ký ức của người dân Việt như  Phan Thanh Giản, Võ Tánh, Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Phú Sổ vân vân…   mà cũng  là những người xuất thân từ vùng đồng bằng nầy.

 Không có Đồng Bằng sông Cửu Long nầy Việt Nam không bao giờ có tự do và độc lập vi đây là vựa lúa của Việt Nam.  

La culture des vergers (Văn hóa miệt vườn)

Version vietnamienne

La culture des vergers (Văn hóa miệt vườn)

Avant de devenir le delta du Mékong du Vietnam, ce territoire appartint au début de l’ère chrétienne au royaume de Founan durant 7 siècles. Puis il fut repris et inclus dans l’empire angkorien  au début du VIIIème siècle avant d’être rétrocédé au seigneur des Nguyễn au début du 17ème siècle par les rois khmers. C’est une région irriguée par un réseau de canaux et de rivières  permettant de fertiliser ses plaines par les dépôts d’alluvions au fil des siècles et de favoriser ainsi  la culture des vergers.   Le Mékong met en lutte perpétuelle le natif de son delta comme le Nil de l’Égypte avec son fellah. Il réussit à lui bâtir une identité « sudiste » et à lui octroyer une culture, celle que les Vietnamiens ont l’habitude d’appeler « Văn hóa miệt vườn (culture des vergers) ». Outre sa gentillesse, sa courtoisie et son hospitalité, le natif de ce delta montre un attachement profond à la nature et l’environnement.

Avec la simplicité et  la modestie dans la manière de vivre, il  accorde une place prépondérante  à la sagesse et  à la vertu dans l’éducation de ses enfants. C’est le caractère  particulier de ce fils du Mékong, celui des gens du Vietnam du Sud qui sont nés sur une terre imprégnée du bouddhisme theravada au début de l’ère chrétienne et qui sont issus du brassage de plusieurs peuples vietnamien, chinois, khmer et cham durant les deux derniers siècles. On ne s’étonne pas  d’entendre  des expressions bizarres  où il y a  le  mélange des  mots chinois,  khmers et vietnamiens.  C’est le cas de l’expression suivante:

Sáng say , Chiều xỉn , Tối xà quần

pour dire qu’on est soûl le matin, l’après-midi et le soir.  Le Vietnamien, le Chinois et le Cambodgien emploient  respectivement  say, xỉn, xà quần   dans leur langage pour signifier le même mot « soûl ».  Le même verre de vin peut  être bu à tous les moments de la journée   et partagé avec plaisir et fraternité par les trois peuples. Le natif du delta du Mékong accepte facilement toutes les cultures et toutes les idées  avec tolérance. Malgré cela, il doit façonner au fil des siècles  ce delta  avec la sueur en transformant une terre jusque là inculte et peu peuplée en une terre riche en vergers d’agrumes et de fruits et surtout en un grenier à riz. Cela ne contredit pas ce qu’a écrit le géographe français Pierre Gourou, un spécialiste du monde rural en Indochine,  dans son ouvrage sur les paysans du delta  (1936):

C’est le fait  géographique le plus important du delta.  Ils réussissent  à modeler la terre de leur delta par leur labeur.

culture_verger

Avant d’être la Mésopotamie du Vietnam, le delta du Mékong était un  immense espace de forêts, de marécages  et d’îlots.   Il était un milieu apparemment inhospitalier foisonnant de diverses formes de vie et d’animaux sauvages (crocodiles, serpents,  tigres  etc…).  C’est le cas de l’extrême sud du  province de Cà Mau où se trouve aujourd’hui le deuxième mangrove du monde. C’est pourquoi on ne cesse pas de  raconter les difficultés rencontrées au  début de leur installation par les premiers arrivants vietnamiens dans les chansons populaires. 

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy.

Le bourdonnement des moustiques  ressemble au son d’une flûte,
les sangsues nagent à la surface de l’eau comme  le flottement des nouilles dans une soupe,
les herbes sauvages poussent comme les petits lutins,
les serpents des champs savent siffler. 

ou

Lên rừng xỉa răng cọp, xuống bãi hốt trứng sấu

On décrit l’aventure des gens osant s’aventurer périlleusement  dans la forêt pour affronter les tigres et descendre dans le fleuve pour ramasser la ponte d’œufs des crocodiles. Malgré leur intrépidité, le danger continue à les guetter et à leur donner parfois  des frissons dans le dos si bien que le chant d’un oiseau ou le bruit de l’eau provoqué par le mouvement d’un poisson accentué par celui de la barque les font sursauter dans un milieu inhospitalier et complice de tous les dangers. Durant la période des moussons, dans certains coins du delta inondés, ils n’ont pas l’occasion de mettre leurs pieds sur terre  et doivent enterrer leurs proches  en suspendant les cercueils dans les arbres dans l’attente du retrait de l’eau ou dans l’eau elle-même pour que la nature s’en charge à travers les récits émouvants rapportés par le romancier célèbre Sơn Nam dans son best-seller « Hương Rừng Cà Mau« .

Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê.

C’est ici que de jour comme de nuit, la nuée de moustiques affamées est visible dans le ciel. C’est pourquoi on a l’habitude de dire dans une chanson populaire: 

Cà Mau là xứ quê mùa,
muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu.

Cà Mau est une région campagnarde.  Les moustiques sont aussi grosses  que les poules et les tigres  sont comparables à des buffles.

Le courage et la ténacité font partie des qualités de ces natifs du delta  pour tenter de trouver une vie meilleure dans un environnement ingrat. Le grand  canal Vĩnh Tế  long de plus de 100km au début du 19ème siècle témoigne d’un projet pharaonique que les aïeux des natifs de ce delta  ont  réussi à réaliser durant cinq années ( 1819-1824 ) pour dessaler la terre et  pour relier  le Bassac du Mékong (Châu Ðốc) jusqu’à l’embouchure Hà Tiên  (Golfe de Siam) sous la direction du gouverneur Thoại Ngọc Hầu. Plus de 70.000 sujets vietnamiens,  chams et khmers ont été mobilisés  et enrôlés de force dans cette réalisation. Beaucoup de gens y ont dû périr. Sur l’une des  9 urnes dynastiques rangées devant le temple pour le culte des rois de la dynastie des Nguyễn (Thế Miếu) à Huế, on trouve une inscription relatant les travaux de creusement du canal Vĩnh Tế avec reconnaissance par l’empereur Minh Mạng pour les aïeux des natifs du Mékong. Vĩnh Tế est le nom de l’épouse de Thoại Ngọc Hâu que l’empereur Minh Mạng a choisi pour reconnaître  son mérite d’aider courageusement  son mari dans la réalisation de ce canal. Elle est  décédée deux ans avant la fin de cet ouvrage.

Le delta était  à une certaine époque le point de départ pour l’exode des boat-people après la chute du gouvernement de Saigon (1975).  Certains ont péri dans le voyage sans la moindre connaissance de la navigation. D’autres n’ayant pas réussi à le quitter, ont été repris par les autorités communistes pour être envoyés aux camps de rééducation. La dureté de la vie n’empêche  pas les natifs du Mékong d’être heureux dans leur environnement. Ils continuent à garder toujours l’hospitalité et  l’espoir de retrouver un jour une vie meilleure. Ils se forgent  au fil des siècles  une détermination et un esprit communautaire sans pareil en quête d’une terre nourricière et un espace de liberté.  En parlant de ces gens du delta, on peut reprendre la phrase de l’écrivain Sơn Nam à la fin de son livre intitulé  » Tiếp Cận với đồng bằng sông Cửu Long » ( En contact avec le delta du Mékong ) : Personne n’aime ce delta plus que nous. Nous acceptons d’en payer le  prix.

C’est dans ce delta  qu’on trouve aujourd’hui   toutes les facettes  séduisantes du Mékong  (le soleil,  le sourire, l’exotisme, l’hospitalité,  les silhouettes à chapeau conique, les sampans, les marchés flottants, les maisons sur pilotis, une variété abondante des fruits tropicaux, la pisciculture en cage, le riz flottant,  les spécialités locales  etc …). C’est ce qu’on retrouve  dans le dicton suivant:

Ðất cũ đãi người mới
L’ancienne terre accueille les nouveaux arrivants.

Lors de la réunification du pays en 1975, le gouvernement vietnamien a installé plus de 500.000 paysans du Nord et du centre du Vietnam dans le labyrinthe de ce delta. Nourri par les  riches alluvions, il est d’une grande fertilité. Il devient aujourd’hui le poumon économique du pays  et une manne pour les 18 millions de la région. Il pourrait à lui seul, dit-on, nourrir tout le Vietnam. 

Paris le 26/04/2020

Le bouddhisme vietnamien sous les dynasties Đinh, Tiền Lê, Lý et Trần

Version vietnamienne

Une fois l’indépendance retrouvée, le bouddhisme commença à trouver un écho favorable en la personne du roi Đinh Tiên Hoàng. Celui-ci nomma Ngô Chấn Lưu, disciple du moine Văn Phong de la pagode Khai Quốc (Hànội) en tant que Tăng Thống (Chef suprême du clergé bouddhiste). Il lui décerna le titre de Khuông Việt Đại Sư ( Grand Maître, soutien du pays Việt) pour sa participation aux affaires de l’état en tant que conseiller. Issu de l’école du moine chinois Vô Ngôn Không, Ngô Chấn Lưu fut réputé pour ses connaissances approfondies de la doctrine Dhyana (ou Thiền). Puis l’élan bouddhiste continua à s’affermir avec le grand roi Lê Đại Hành (ou Lê Hoàn). Ce dernier, lors d’une expédition au Champa en 985, réussit à ramener dans son pays un bonze indien (Thiên Trúc) qui était en train de séjourner dans le monastère de Đồng Dương.

C’est sous le règne de ce roi que les moines jouèrent un rôle important dans la vie politique vietnamienne car ils étaient les seuls détenteurs du savoir. C’est le cas du moine Ngô Chấn Lưu chargé par le roi Lê Đại Hành de recevoir une délégation diplomatique chinoise de la dynastie des Song (Tống triều) conduite par l’ambassadeur Li Jiao (ou Lý Giác). Celui-ci, de retour en Chine, fut accompagné par un morceau de chant lyrique (ou từ en vietnamien) rédigé par le moine Khuông Việt lui-même (ou Ngô Chấn Lưu). Outre les documents officiels, ce morceau ayant pour titre vietnamien Ngọc Lang Quy (ou Vương Lang Quy) devint ainsi la première oeuvre littéraire vietnamienne qu’on considère encore aujourd’hui comme un document précieux et important non seulement dans la relation sino-vietnamienne mais aussi dans la littérature vietnamienne. On n’oublie pas non plus l’échange verbal improvisé en sentences par le moine poète Đỗ Thuận, déguisé en sampanier avec Li Jiao.

En voyant deux oies sauvages jouer sur la crête des vagues, Li Jiao se mit à chanter:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa
Des oies sauvages, voyez ces deux oies sauvages!
Elles dressent la tête et se tournent vers l’horizon!

Le moine Lạc Thuận n’hésita pas à achever le quatrain sur les mêmes rimes tout en continuant à ramer:

Nước biếc phô lông trắng
Chèo hồng sóng xanh khua
Leurs plumes blanches s’étalent sur les eaux glauques
Leurs pattes roses, telles des rames, fendent les flots bleus.

Le parallélisme des idées et des termes et surtout la rapidité de l’improvisation du moine Lạc Thuận frappèrent d’admiration l’ambassadeur chinois. Ce dernier n’hésita pas à adresser des compliments au roi Lê Đại Hành en le comparant à son roi dans un poème. Selon ce qu’a rapporté Thiền Uyển Tập Anh (Floriflège du jardin du Thiền), avant sa disparition, Khuông Việt rédigea un poème intitulé « Le bois et le Feu » (Cây và Lửa) et destiné à enseigner le dhyana à son disciple éminent thiền sư Đa Bảo:

Le bois contient en essence le feu
Et ce feu parfois renaît
Pourquoi dire qu’il n’y réside pas,
Si le feu jaillit quand on fore le bois.

Il se servit de ce kê (une sorte de stance bouddhique) pour laisser entendre que le bois désigne la personne et le feu, la nature du Bouddha (Phật tính) que la personne en question a toujours dans son coeur. Il évoqua ainsi le problème de la vie et de la mort en rappelant à son disciple de ne pas s’en inquiéter à cause du changement constant de la nature et en lui laissant le soin de trouver sa voie de l’éveil par l’amélioration de ses efforts individuels Le bouddhisme vietnamien trouva son âge d’or sous les dynasties Lý (1009-1225) et Trần (1226-1400) . Selon le chercheur Nguyễn Thế Anh, le Vietnam était essentiellement un pays bouddhiste sous ces deux dynasties comme c’était le cas du royaume theravàda d’Ayutthaya. Mais il y a quand même une dissemblance visible dans la mesure où ce royaume siamois continue à lire les textes bouddhiques en sankscrit et en pali et à considérer le salut comme la résultante des efforts accomplis par l’individu lui-même pour atteindre à la bouddhéité. Quant au bouddhisme vietnamien, il accepte d’emprunter non seulement le chinois classique pour lire ces textes bouddhiques mais aussi la voie collective dans le salut.

Avant d’être le fondateur de la dynastie des Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) entama sa jeunesse dans la pagode Cổ Pháp où son père adoptif, le moine Khánh Vân le présenta, à l’âge de 7 ans, à un moine célèbre Vạn Hạnh de l’école Vinitaruci qui deviendra plus tard son conseiller éminent en matière de politique intérieure et de diplomatie. Il nous laissa avant sa mort un kê intitulé Thi Đệ Tử (Conseil aux disciples):

La vie  de l’homme est un éclair sitôt né sitôt disparu
Verdoyant au printemps, l’arbre se dépouille à l’automne
Grandeur et décadence pourquoi s’en effrayer?
Épanouissement et déclin ne sont que des gouttes de rosée perlant sur un brin d’herbe

D’autres moines étaient aussi célèbres que Vạn Hạnh sous la dysnatie des Lý. C’est le cas du moine Không Lô (1016-1094) qui résidait à la pagode Hà Trạch. Il fut connu aussi pour sa participation aux affaires de l’état en tant que Maître du Royaume (Quốc Sư) sous le règne du roi Lý Nhân Tôn. On lui attribue jusqu’à aujourd’hui l’invention de la fonderie vietnamienne. Il appartient à la fois aux écoles Vô Ngôn Thông et Thảo Đường. Sous la dynastie des Lý, la prééminence du bouddhisme favorisa indéniablement la construction d’un grand nombre de pagodes dont la plus célèbre était la pagode au pilier unique ( Chùa Một Côt ). Celle-ci fut restaurée plusieurs fois durant son existence. Selon le chercheur Hà Văn Tấn, il reste peu de pagodes gardant leur style architectural et sculptural datant des dynasties Lý et Trẩn. Cette même observation a été signalée par le roi Lê Thánh Tôn. Elle sera transcrite plus tard sur la face arrière du stèle de la pagode Chùa Đọi lors de son passage: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh ( Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ) ( La pagode était dans ce mauvais état à cause de la méchanceté des guerriers Ming).

Contrairement aux rois de la dynastie des Lý, les rois des Trần tentèrent d’unifier toutes les croyances religieuses et locales en une seule religion dominante sous l’égide de leur propre école religieuse Trúc Lâm (Forêt de Bambous). Celle-ci fut plus engagée politiquement que l’école dhyana en Chine. Selon le roi Trẩn Nhân Tôn, fondateur de l’école Trúc Lâm, le bouddhisme devait être au service de la vie sociale autant que de la vie religieuse (đời và đạo). C’est à travers lui que le bouddhisme Trúc Lâm montre sa voie et sa quintessence dans sa doctrine. Etant roi, il sait canaliser l’ardeur populaire et résister vaillamment à deux invasions mongoles avec son peuple. Etant père, il sait éduquer avec rigueur ses enfants, en particulier son fils Trần Thuyên, le futur roi Trần Anh Tôn. Quelques années plus tard (1298), il se retira dans un monastère à Yên Tử pour fonder avec deux autres moines la secte Trúc Lâm. Malgré son engagement au service de la nation et de la vie sociale, le bouddhisme dhyana Trúc Lâm connut de sérieux problèmes en tant que religion d’état. L’autorité du roi pouvait être sapée par les carences inhérentes au bouddhisme: compassion, générosité, amnistie, pardon, largesses accordées aux fondations bouddhiques etc …Un roi bouddhiste n’arrive pas à faire valoir les intérêts de l’état face aux préceptes du bouddhisme car il pourrait manquer à son devoir en accordant la grâce à son ennemi. C’est le cas du roi Lý Thánh Tôn que l’historien Lê Văn Hưu n’a pas hésisté à critiquer ouvertement dans son ouvrage Đại Việt Sử Ký (Mémoires historiques du Grand Việt) pour le pardon accordé au rebelle ennemi Nùng Trí Cao. Pour cet historien, l’ordre politique n’était plus de rigueur.
Parfois les largesses accordées par l’état aux pagodes au niveau des subventions financières et des dons de terrains faisaient de ces dernières de nouvelles institutions plus riches que l’état. Sous les Lý, les meurtres étaient punis de la même manière que les crimes ordinaires. Cela ne permet pas de distinguer le degré de la gravité de la punition mais il provoque au contraire le laxisme latent et le mépris du système judiciaire dans la mesure où le justiciable oublie de soupeser les actes qu’il a commis. En prétendant d’être gouvernés par un pouvoir supérieur, les moines se plaçaient seulement sous l’autorité de leurs supérieurs et se conformaient uniquement aux lois établies par le clergé bouddhique (ou vinaya). Ils étaient en dehors de la portée des lois impériales. C’est pour cette raison que les lettrés confucéens se mirent à montrer leurs préoccupations face au relâchement du système politique et judiciaire et au développement des troubles ruraux chroniques provoqués par les paysans (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn par exemple ) et par l’offensive chame menée par Chế Bồng Nga sous le règne du roi Trần Dự Tôn (1342-1369). Le mandarin de cour Trương Hán Siêu, sous les règnes de Trần Anh Tôn et Trần Minh Tôn dénonça l’influence grandissante des institutions bouddhistes sur la population des campagnes. L’un des élèves brillants du lettré Chu Văn An, le confucianiste Lê Quát ne lésina pas sur les paroles pour dénoncer ouvertement la croyance bouddhiste de toutes les classes sociales. Le retour à l’ordre confucéen s’avéra nécessaire avec Hồ Qúi Ly, l’usurpateur des Trần. Celui-ci tenta de purifier la doctrine bouddhique en l’an 1396 et mit en place un contrôle plus sévère sur la structure du bouddhisme avec la nomination des laïcs dans la hiériarchie bouddhique. Les moines ayant moins d’une cinquantaine d’années furent obligés de retourner à la vie civile.

L’occupation du Vietnam par les Ming (1407-1428) favorisa le renforcement du confucianisme et de la bureaucratie souhaité par leur politique d’assimilation. Le bouddhisme institutionnel perdit la protection de la cour et son influence politique sous les Lê. Le code de ces derniers témoigna incontestablement de la rigueur confucéenne sur les punitions pour rétablir non seulement la morale mais aussi l’autorité impériale.

Le bouddhisme vietnamien ne cessa pas de décliner sous les Nguyễn lorsque ces derniers s’alignèrent sur les Qing pour adopter un modèle bureaucratique chinois au début du XIXème siècle. Malgré cela, le bouddhisme continue à rester une religion populaire car outre ses préceptes (générosité, affabilité, compassion, méditation etc…), il s’adapte facilement aux mœurs, aux coutumes et aux croyances locales. C’est cette tolérance qui fait de cette religion, au fil des siècles, une philosophie attrayante qui est facilement accessible à tous les Vietnamiens.

[Retour à la page Bouddhisme]

Phật giáo dưới thời Đinh, Lý, Trần

Version française

Phật giáo dưới  thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Sau khi Vietnam khôi phục lại nền độc lập, Phật giáo mới tìm được sự chấn hưng lại với vua Đinh Tiên Hoàng. Một đệ tử của nhà sư Văn Phong từ chùa Khai Quốc (Hànội) tên là Ngô Chấn Lưu được vua phong làm Tăng thống tức là lãnh tụ tối cao của các tu sĩ Phât giáo. Từ đó ông có danh hiệu là Khuôn Việt Đại sư vì ông được quyền tham gia vào mọi viêc triều chính với chức vụ là cố vấn. Xuất thân từ phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông, Ngô Chấn Lưu nổi tiếng về kiến thức uyên thâm và về học thuyết Dhyana mà được gọi ngày nay là Thiền. Sự phát triển của Phật giáo càng tiếp tục vững chắc thêm với vua Lê Đại Hành (hay Lê Hoàn). Trong một cuộc viễn chinh ở Chămpa vào năm 985, vua đã thành công trở về mang theo một tu sĩ Ấn Độ (Thiên Trúc) đang ở lúc đó trong tu viện Đồng Dương. Dưới triều đại Tiền Lê, các tu sĩ đóng giữ một vai trò quan trọng vì họ là những người có nhiều kiến thức. Đó là trường hợp của thiền sư Ngô Chấn Lưu. Ông được vua Lê Đại Hành giao giữ trách nhiệm đón tiếp sứ giã Lý Giác cùng đoàn tuỳ tùng Trung Hoa của Tống triều. Khi trở về nước, Lý Giác được tiễn đưa với một khúc nhạc (hay từ) tựa đề “Ngọc Lang Quy”. Ngoài các văn thư ngoại giao chính thức, khúc từ nầy được xem không những một văn phẩm qúi báo và quan trọng trong việc bang giao giữa Vietnam và Trung Hoa mà còn xem rất xưa trong văn học Vietnam. Người ta cũng không quên đến cuộc đối thoại ngôn ngữ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận cải trang làm người chèo đò với sứ giã Lý Giác. Ông nầy đang thấy hai con ngỗng hoang dã đang chơi trên đỉnh sóng, Lý Giác mới bất đầu ngâm:

Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngữa mặt nhìn trời xa

Đỗ Thuận vừa chèo mà vẫn tiếp tục đối lại cùng vần:

Nước biếc phô long trắng
Chèo hồng sóng xanh khua

Ngoài sự song hành ở các ý tưởng cùng các ngôn từ, sự đối đáp nhanh chóng từ ngẫu hứng của pháp sư Đỗ Thuận khiến làm sứ giã Lý Giác thán phục. Vô cùng ngưỡng mộ, Lý giác không ngớt lời khen ngợi vua Lê Đại Hành bắng cách ví ông cùng vua nhà Tống trong một bài thơ lại có một câu như sau: Ngoài trời lại có trời soi rạng. Có nghĩa là sự tôn kính của ông với vua Lê Đại Hành cùng với vua nhà Tống như nhau. Đó là lời giải thích mà thiền sư Khuôn Việt lập lại với vua Lê Đại hành. Theo Thiền Uyển Tập Anh, trước khi viên tịch, Khuôn Việt đại sư có soạn một bài kệ tựa đề là “Cây và Lửa” nhầm khuyên dạy và chỉ dẫn đệ tử Đa Bảo:

Trong cây sẵn có lửa
Có lửa lửa lại sinh
Nếu bảo ấy không lửa
Cọ xát làm sao phát sinh?

Trong bài kệ nầy, ông muốn ám chỉ người qua cây và lửa được ví như Phật tính thường con người có sẵn ở trong tâm. Ông thầm nhắc với Đa Bảo chuyện sống chết đừng có lo lắng nhiều vì sự thay đổi của tạo hóa mà hảy tìm cho mình con đường giác ngộ qua chuyện cải thiện những nổ lực cá nhân của mình. Phật giáo Việt Nam được có thời kỳ vàng son dưới triều Lý (1009-1225) và Trần (1226-1400). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, Việt Nam trở thành một nước Phật giáo dưới hai triều nầy cũng như vương quốc Ayutthaya ở Thái Lan.Nhưng có một sự khác biệt là vương quốc nầy vẫn dùng tiếng phạn và pali để đọc các kinh điển Phật giáo và xem việc giải thoát do kết quả thu thập được từ những nổ lực cá nhân để có Phật tính. Còn Phật giáo Vietnam thì vẫn dùng tiếng Hán cổ điển để đọc các kinh điển Phật giáo và chọn con đường tập thể chung trong việc cứu rỗi và giác ngộ. Trước khi thành người sáng lập nhà Lý, Lý Công Uẩn (974-1028) có dịp lúc còn thơ ấu ở chùa Cổ Pháp, được nhà sư Khánh Vân nuôi dưỡng. Ông được dạy dỗ lúc 7 tuổi bởi thiền sư Vạn Hạnh. Ông nầy trở thành về sau cố vấn lỗi lạc của triều Lý. Ông thuộc về phái Ti Ni Đà Lưu Chi. Trước khi viên tịch, ông có để lại một bài kệ tựa đề là “Thi Đệ Tử”:

Thân như bóng chóp có rồi không
Cối xanh tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kià kià ngọn cỏ gió sương đông.

Còn có rất nhiều thiền sư lỗi lạc cũng như sư Vạn Hanh dưới triều Lý. Đó là thiền sư Không Lộ (1016-1094) ở chùa Hà Trạch. Ông cũng tham gia việc triều chính và được phong làm Quốc sư dưới triều đại của vua Lý Nhân Tôn. Ông còn được dân gian cho rằng ông là tổ sư của nghề đúc đồng Vietnam. Ông thuộc về phái Vô Ngô ThôngThảo Đường. Duới triều Lý, Phật giáo rất cường thịnh khiến có vô số chùa chiền được xây cất trong đó có một chùa nổi tiếng nhất là chùa Một Cột. Chùa nầy được sùng tu nhiều lần. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, ít có chùa nào còn giữ được hiện nay phong cách kiến trúc và điêu khắc ở dưới thời Lý và Trần. Cũng là sự nhận xét của vua Lê Thánh Tôn mà được ghi chép lại ở phiá sau một bia đá của chùa Đọi khi ông đi ngang qua nơi nầy: Minh khấu hung tàn, tự dĩ canh (Giặc Minh tàn bạo làm chùa thay đổ). Ngược lại với các vua triều Lý, các vua nhà Trần cố gắng hợp nhất tất cả tín ngưỡng tôn giáo và địa phương thành một tôn giáo thống nhất cốt yếu là dưới sự bảo hộ của phái Trúc Lâm. Phái nầy dấn thân trên con đường chính trị nhiều hơn phái Thiền ở Trung Hoa. Theo vua Trần Nhân Tôn, Phật giáo phải phục vụ đời sống xã hội cũng như đời sống tâm linh ở chùa chiền. (đời và đạo) Chính nhờ ông mà phái Trúc Lâm thể hiện được con đường tinh hoa trong học thuyết của mình. Làm vua, ông biết làm thế nào để cổ động nhân dân để chống lại anh dũng hai lần cuộc xâm lăng của giặc Nguyên. Làm cha, ông biết cách giáo dục con cái một cách nghiêm khắc nhất là với Trần Thuyên, tức là vua Trần Anh Tôn. Vài năm sau đó (1298), ông lui về tu viện ở Yên Tử cùng hai thiền sư khác lập ra phái thiền Trúc Lâm. Dù có phục vụ quốc gia và đời sống xã hội, Phật giáo Trúc Lâm được xem thời đó là quốc giáo, đã gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng. Uy quyền của vua có thể bị hủy hoại bởi những thiếu sót vốn có ở nơi Phật giáo: lòng từ bi, rộng lượng, tha thứ, bố thí cúng dường thường thấy ở các chùa vân vân… Một vị vua Phật giáo không thể nào bảo vệ được lời ích quốc gia để chống lại giới luật của đạo Phật vì có thể thất bại dễ dàng trong nhiệm vụ. Đó là trường hợp của vua Lý Thánh Tôn mà sữ gia Lê văn Hưu không ngần ngại phê bình chỉ trích trong Đai Việt Sử Ký về việc ân xá Nùng Trí Cao nổi loạn. Đối với sữ gia, trật tự chính trị không còn nghiêm ngặt được nữa. Đôi khi các ân huệ (tiền của, đất đai) mà nhà nước ban cho các chùa khiến các chùa còn giàu hơn nhà nước.

Dưới triều Lý, các vụ giết người cũng được trừng phạt tương tự như các trọng tội. Chính vì thế mà không phân biệt được mức độ nghiêm trọng xữ phạt mà ngược lại tạo ra sự buôn thả tiềm tàng và sự coi thường hệ thống pháp luật khi đương sự quên cân nhắc những hành vì lầm lỡ. Từ lâu các nhà sư chỉ đặt mình dưới quyền của cấp trên và chỉ tuân theo luật pháp được thiết lập bởi giới tăng lữ Phật giáo (hoặc vinaya) khiến họ ở ngoài phạm vi luật pháp của triều đình. Chính vì đó mà các học giã nho giáo bất đầu thể hiện mối quan tâm về việc buôn lỏng của hệ thống chính trị và tư pháp và sự phát triển của các cuộc biến loạn ở nông thôn (Nguyễn Bố, Phạm Sư Ôn chẳng hạn) và các cuộc tấn công của Chămpa với Chế Bồng Nga dưới triều đại của vua Trần Dự Tôn (1342-1369).

Dưới hai triều Trần Anh Tôn và Trân Minh Tôn, thái phó Trương Hán Siêu đã tố cáo ảnh hưởng càng ngày càng tăng của các tổ chức Phật giáo ở nông thôn. Một trong những học sinh ưu tú của sĩ phu Chu Văn An, nhà Khổng giáo Lê Quát, không tiết lời để tố cáo niềm tin nơi ở đạo Phật của mọi tầng lớp xã hội. Việc trở về với trật tự Nho giáo tỏ ra cần thiết với Hồ Qúi Ly, kẻ soán ngoi nhà Trần. Ông cố gắng tịnh hóa giáo lý Phật giáo vào năm 1396 và đưa ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn cấu trúc của Phật giáo với việc bổ nhiệm các giáo dân trong hệ thống cấp bậc của Phật giáo. Các nhà sư chưa đầy năm mươi tuổi đã bị buộc trở lại với cuộc sống dân sự. Vì có dã tâm bành trướng chính sách đồng hoá nên khi nhà Minh (1407-1428) xâm chiếm Vietnam thì có sự khuyến khích của các nguồn máy hành chánh trong việc củng cố Nho giáo. Vì thế Phật giáo mất đi sự bảo vệ của triều đình và ảnh hưởng chính trị dưới triều Lê. Qua bộ luật hình sự, dưới ảnh hưởng của Khổng giáo, các hình phạt rất nghiêm khắc nhầm để khôi phục không chỉ đạo đức mà còn cả uy quyền của triều đình.

Dưới thời nhà Nguyễn, Phật giáo Việtnam tiếp tục suy tàn vì nhà Nguyễn dưa trên mô hình hành chánh của nhà Thanh vào đầu thế kỷ 19. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tiếp tục là một tôn giáo phổ biến vì ngoài các giới luật (rộng lượng, nhã nhặn, từ bi, thiền vân vân..), nó dễ dàng thích nghi với phong tục và tín ngưỡng địa phương. Chính nhờ sự khoan dung mà Phật giáo qua nhiều thế kỷ trở thành một tôn giáo vẻ vang mà mọi người dân Việt dễ dàng tiếp cận.

[Trở về trang Phật Giáo]

Phật Giáo Viêt Nam

Phật Giáo Viet Nam

Version française

Không ai biết được một cách chính xác Phật Giáo được du nhập vào Vietnam ở thời gian nào nhưng theo nhà học giả Phan Lạc Tuyên thì các tu sĩ Ấn Độ đã có mặt ở Vietnam từ đầu thế kỷ Công Nguyên vì dựa trên câu chuyện của Chử Đồng Tử sau khi gặp một tu sĩ Ấn Độ, Chử Đồng Tử bắt đầu kết nạp với đạo Phật. Đó là cũng thời kỳ Tam Quốc mà Vietnam là một tỉnh Trung Hoa (Giao Châu) dưới sự quản trị của Sĩ Nhiếp (Shi Xie). Cũng là thời mà Vietnam thuộc về Đông Ngô của Tôn Quyền (Sun Quian). Rất sùng đạo Phật, mẹ của Tôn Quyền thường mời các tu sĩ ở Lũy Lâu (Bắc Ninh, Vietnam) đến thủ đô Kiến Nghiệp(Jiany), thuộc về thành phố Nam Kinh hiện nay để nghe giảng kinh và bình luận về các sách lễ Ấn Độ (sutra) của Phật giáo. Thời đó, trung tâm Phật Giáo Lũy Lâu (Bắc Ninh) rất nổi tiếng và quan trọng nên có tá túc một số tu sĩnhư Khâu Đà La (Ksudra), Mahajivaca (Ma Ha Kỳ Vực), Kang-Sen Houci (Khương Tăng Hội), Dan Tian (Đàm Thiên). Là một pháp sư, khi trở về Trung Hoa có tường thuật lại với vua Tùy Văn Đế (Sui Wendi) về sự tiếntriển của Phật giáo Vietnam. Giao Châu đã có Phật giáo trước chúng ta vì ngoài việc có hai mươi ngôi bảo sát (chùa), còn có hơn 500 tu sĩ và 15 tập kinh lễ được dịch. Chứng tỏ là lúc đó Phật giáo đã phồn vinh ở Việt nam.Cũng nên cần biết là Phật giáo đã có mặt ở Chămpa rất sớm. Trong các biên sử của Trung Hoa, có nói đến việc tướng Lưu Phương (Lieou Fang) của nhà Tùy sau khi cướp bóc ở thủ đô Điền Xung (Kandapurpura) của vua Champa Phạm Phàn Chí (Sambhuvarman), có mang về nước 1350 bản văn Phật giáo được đóng thành 564 quyển. Sau một cuộc hành trình đường biển ở Đông Ấn, khi trở về Trung Hoa, một tu sĩ nổi tiếng Nghĩa Tịnh (Yijing) có đề cập đến Champa và có nói vương quốc nầy là một trong những nước Đông Nam Á xem trọng lý thuyết đạo Phật dưới thời kỳ ngự trị của Vũ Tắc Thiên (Wu Ze Tian) (Nhà Đường).Tuy rằng Viet Nam là một tỉnh lị của Trung Hoa vào thời đó (từ -111 đế n 933) nhưng Viet Nam vẫn còn là một trạm tiếp nối thật sự giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Viet Nam được tiếp thu rất sớm Phật pháp từ đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Tây lịch vì Viet Nam nằm ở bên cạnh các nước như Phù Nam và Chămpa thường thông dùng chữ Phạn của các kinh Phật và còn đươc các thương gia Ấn Độ ở lại để nghĩ, cung cấp và trao đổi hàng hoá (lụa, hương liệu, trầm, quế, tiêu, ngà voi vân vân…) vì Ấn Độ thời đó có liên hệ thương mai trực tiếp với Trung Ðông và gián tiếp với các nước vùng Ðịa Trung Hải như Ðế quốc La Mã. Phật giáo đại thừa nẩy nở ở Ấn Độ với các trung tâm Amaravati và Nagarjunakonda ở miền duyên hải Ðông nam Ấn Ðộ (Andhra Pradesh) khiến một số tăng sĩ theo thuyền nhân lúc đó đến Đông Nam Á qua các bờ biển Mã Lai, Phù Nam và Giao Chỉ để truyền bá đạo. Phật giáo ở Giao Châu do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp chớ không phải đến từ Trung Hoa.

Phật giáo Việt nam là Phật giáo đai thừa thường quan tâm nhiều đến sự giải thoát cho tập thể và quần chúng hơn là cho cá nhân còn Phật giáo tiểu thừa thì được xem là kết quả của bao nhiêu năm cố gắng tu luyện mà con người có được để tỉnh ngộ và trở thành Bồ Tát. Buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam cũng không có gặp sự trở ngại nào cả vì Phật giáo chấp nhận đạo đa thần truyền thống của người dân Việt. Phât giáo chỉ có những sinh hoạt tín ngưỡng đơn sơ (lạy Phật, cúng dường, bố thí vân vân…) chớ chưa có sự học hỏi về kinh kệ và chế độ tăng sĩ. Phật thì chỉ biết Quán Thế Âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Ðăng (Dipankara) vì các vị nầy che chở cho thủy thủ được an lành ngoài biển khơi. Các truyền thuyết như Thích Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu được xuất hiện ở thời gian có sự du nhập của thiền sư Thiên Trúc Khâu Đà La (Ksudra) ở Viet Nam. Qua các truyền thuyết nầy, Man Nương sau khi viện tịch trở thành Phật mẫu. Các truyền thuyết nầy mới dẫn chứng việc hòa nhập các tín ngưỡng dân gian vào Phật giáo một cách dễ dàng. Theo nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Phật giáo hội nhập rất sớm, chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và đuợc tồn tại đến thế kỷ thứ năm. Dưới thời kỳ Bắc thuộc, thái thú Sĩ Nhiếp (177-266) đi trong thành phố thường có các thầy tu người Hồ (Ấn Độ) hay đến từ Trung Á hộ tống. Vào cuối thế kỷ thứ 2, có một trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu(Bắc Ninh), thủ đô của Giao Châu. Rất có nhiều tu sĩ Ấn Độ và ngoại quốc đến đây tá túc giảng đạo khiến Giao Châu trở thành vài năm sau là một trung tâm dịch các kinh lễ sutra mà nổi tiếng nhất là kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmasamadhi) được dịch bởi thầy tu Chi Cương Lương Tiếp (Kalavisi) vào khoảng thế kỷ thứ 3.

Cũng cần biết là trong thời gian 6 năm (542-547) mà Lý Bí hay là Lý Nam Đế dành được độc lập thìông có công xây cất chùa nổi tiếng Khai Quốc mà nay là Trấn Quốc ở Hànội. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh thì người ta lầm lẫn trong quá khứ là tu sĩ Ấn Độ Ti Ni Lưu Đà Chi là (Vinaturici) người du nhập thiền đạo vào Vietnam. Trong thời gian ở Luy Lâu (năm 580), ông có ở tu viện Pháp Vân thuộc về phái thiền. Cũng thời gian đó thì tu sĩ Quán Duyên đang dẫn dạy thiền ở nơi nầy. Lúc đó có rất nhiều tu sĩ ở đây sang Trung Hoa dạy thiền trước khi Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) đến nước nầy và được xem là tổ sư của thiền Trung Hoa và người sáng lập ra võ công phu (Kongfu) Thiếu Lâm Tự. Ngày nay được mới biết rỏ là tu sĩ Khương Tăng Hội (Kang-Sen Houci), người Khương Cư (Sogdiane) mới là người có công sáng lập thiền đạo ở Vietnam chớ không phải Ti Ni Lưu Đà Chi (Vinitaruci).

Phật giáo Viet Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có được một thời vàng son sau khi đất nước khôi phục lại được độc lập với Ngô Quyền. Về sau dưới triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần, Phật giáo còn được xem chính thức là quốc giáo.

[Phật giáo dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần]

Vọng Các (Venise de l’Orient)

Version française

Nằm ở đồng bằng Menam, thủ đô Bangkok được gọi là « Venise của phương Đông » và được biết đến trong kỷ lục Guinness là thành phố có tên dài nhất thế giới. Nó  nằm cách biển khoảng 30 cây số  và được đặc trưng bởi vô số kênh rạch (khlongs). Chính quyền  đang cố gắng lấp các kênh nầy để  biến thành đường phố nhầm đem lại một giải pháp cho vấn đề giao thông xe hơi ở Vọng Các. Nơi này thông thường hay bị ngột ngạt và chịu rất nặng nề về ô nhiễm hàng ngày. Dân số chính thức của thành phố nầy đã tăng trong năm 2010 lên tới 8.2 triệu dân. ĐếnVọng Các, không có du khách nào quên ghé thăm cung điện hoàng gia nơi mà có nhà cầu nguyện có chứa Đức  Phật Ngọc,  thần phụ hộ của Thái Lan và chùa Wat Traimit với tượng phật vàng nặng đến 5,5 tấn (trong khu Tàu).

Vong_cac

[Trở về trang Thái Lan]

Chính sách giao hảo với Việt Nam (Thailande)

Version francaise

Sự hiếu khách mà vua Rama I dành cho Nguyễn Ánh sau này sẽ là cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ tương lai giữa hai nước. Không lạ gì với cách cư xử chu đáo của Nguyễn Ánh trong việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp để quản lý sự đô hộ ở Lào và Cao Miên với người Thái. Theo nhà nghiên cứu Vietnam Nguyễn Thế Anh, những quốc gia này được xem vào thời điểm đó là những đứa trẻ được hai nước Xiêm La và Việt Nam cùng nhau nuôi dưỡng, Xiêm La thì đóng thường ngày vai trò người cha còn danh hiệu của mẹ thì dành cho Viêt Nam. Sự phụ thuộc này được biết đến trong tiếng Thái dưới tên là « song faifa ». Theo nguồn tin của Xiêm La, Nguyễn Ánh đã gửi cây bạc và vàng từ Gia Định đến Vọng Các 6 lần, đây là một dấu hiệu bày tỏ sự trung thành của Nguyễn Ánh vào giữa năm 1788 và năm 1801. (2).

Trong một lá thư gửi đến vua Rama I trước khi trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã đồng ý đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La trong trường hợp ông thành công trong việc khôi phục quyền lực. Đại Nam (tên cũ của Việt Nam) có chấp nhận trở thành quốc gia theo độ hình mandala không? Có một số lý do để bác bỏ giả thuyết này. Đầu tiên Đại Nam không chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nguyên thủy và cũng không có môt nền văn hóa Ấn Độ như hai nước Cao Miên và Lào vì tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong độ hình mandala được định nghĩa bởi nhà nghiên cứu O. Wolter. Xiêm La cố gắng bành trướng ảnh hưởng và thống trị ở các khu vực mà người Thái được du nhập ít nhiều và nơi mà văn hóa Ấn Độ hóa được trông thấy rõ rệt.

Đây không phải là trường hợp ở Việt Nam. Chakri và người tiền nhiệm Taksin đã thất bại trong việc tiếp cận ở Nam Kỳ, một vùng đất mới nên có rất nhiều người dân Việt cư trú với nền văn hoá khác nhau. Chế độ chư hầu dường như không thể. Chúng ta không bao giờ biết được sự thật nhưng chúng ta có thể dựa vào thực tế mà để nhận ra những ân huệ của Rama I. Nguyễn Ánh có thể có một thái độ dễ hiểu này, rất phù hợp với tính tình của ông và đặc biệt nhất là với tinh thần Nho giáo thì việc phản bội không bao giờ có ở nơi ông. Chúng ta tìm thấy ở Nguyễn Ánh sự biết ơn và lòng nhân từ mà chúng ta không thể phủ nhận sau này với Pigneau de Béhaine (Cha Cà). Ông nầy đã dành rất nhiều nỗ lực để thuyết phục Nguyễn Ánh theo đạo Công giáo.

Dưới triều đại của ông, không có sự bắt bớ người Công giáo, có thể xem đây là sự biết ơn  của ông  với Pigneau de Béhaine. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy ở nơi ông nguyên tắc nhân đạo (đạo làm người) bằng cách tôn vinh cả lòng biết ơn đối với những người đã bảo vệ ông trong suốt 25 năm thăng trầm và trả thù những kẻ đã giết hại tất cả người thân và gia đình của ông. (thù phải trả, nợ phải đền) 

Vào thời điểm lên ngôi  vào năm 1803 tại Huế, Nguyễn Ánh đã nhận được vương miện do vua Rama I cung cấp nhưng ông đã trả lại cho ông nầy ngay lập tức vì ông không chấp nhận được coi là chư hầu của vua và nhận được danh hiệu mà vua Xiêm Rama I thường quen  ban cho các chư hầu của mình. Thái độ này đi ngược lại với lời buộc tội mà người ta vẫn có về Nguyễn Ánh.Đối với một số nhà sử học Việt Nam, Nguyễn Ánh là kẻ phản bội vì ông ta cho người nước ngoài có cơ hội để chiếm Việt Nam. Người ta  thường dùng cụm từ tiếng Việt « Đem rắn cắn gà nhà »  với Nguyễn Ánh. Thật không công bằng khi gọi ông là kẻ phản quốc vì trong bối cảnh khó khăn mà ông có, không có lý do nào mà không hành động như ông khi ông  ở trong vực thẳm tuyệt vọng. Có lẽ là thành ngữ sau đây « Tương kế tựu kế » phù hợp với ông ta hơn mặc dù có nguy cơ trở thành con cờ của người nước ngoài. Cũng nên nhớ rằng nhà Tây Sơn đã có cơ hội gửi một sứ giả đến gặp vua Rama I vào năm 1789  với ý đồ (Điêu hổ ly sơn) nhầm để chóng lại Nguyễn Ánh nhưng nỗ lực này là vô ích vì Rama I tôi từ chối ngay.(3)

Là người thông minh, can đảm và nhẫn nhục với hình ảnh của vị vua  Cẫu Tiển của thời Xuân Thu, ông  ta dư biết hậu quả của các hành động của mình. Không chỉ có  vua Gia Long mà thôi  còn có hàng ngàn người đã đồng ý theo ông sang Thái Lan và nhận trách nhiệm nặng nề này là đưa người nước ngoài vào đất nước để chống lại  nhà Tây Sơn. Có phải tất cả họ đều là kẻ phản bội? Đó là một câu hỏi hóc búa mà rất khó để đưa ra một câu trả lời khẳng định và một sự lên án vội vàng mà không có  trước đó  sự công bằng  và không  nên bị thuyết phục bởi những ý kiến ​​đảng phái  chính trị khi chúng ta biết rằng Nguyễn Huệ luôn luôn là  người anh hùng được người  dân Việt ngưỡng mộ nhất nhờ thiên tài quân sự của ông.Thất vọng trước sự từ chối của Gia Long, vua Rama I, không có tỏ ra dấu hiệu oán giận nhưng ông ta đã nhận thấy sự biện minh nầy trong sự khác biệt  về văn hóa. Chúng ta tìm thấy ở vua Rama I không chỉ sự khôn ngoan mà còn có cả sự hiểu biết. Bây giờ vua Rama I muốn được đối xử như một người bình đẳng với Nguyễn Ánh. Sự đối xử bình đẳng này có thể được hiểu là mối quan hệ song phương « đặc quyền » giữa người anh cả  và người em trẻ với sự tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người nên biết rằng  người nầy rất cần người kia dù đây chỉ là một liên minh hoàn cảnh. Các quốc gia của họ bị theo dõi bởi những kẻ thù ghê gớm đó là Miến Điện và Trung Quốc.

Mối quan hệ đặc quyền của họ không phai nhạt theo thời gian khi Rama I đem lòng yêu mến chị gái của Nguyễn Ánh trong thời gian đó. Chúng ta không biết bà nầy trở thành như thế nào  về sau là vợ  hoặc là cung tần của vua Rama I. Trái lại, có một bài thơ tình mà vua Rama I dành riêng cho bà và bài nầy vẫn được tiếp tục hát vào những năm 1970 trong cuộc diễn hành hàng năm của những chiếc thuyền hoàng gia. Về phần Nguyễn Ánh (hay Gia Long), trong thời gian trị vì, ông đã tránh đối đầu với Thái Lan về mặt quân sự với các vấn đề gai góc của  hai nước Cao Miên và Lào. Trước khi qua đời, Gia Long đã không ngừng nhắc nhở người kế nhiệm, vua  Minh Mạng để duy trì tình bạn này mà ông đã thành lập với vua  Rama I và coi Xiêm là một đồng minh đáng kính nể trên bán đảo Đông Dương (4). Điều này sau đó được chứng minh qua việc vua  Minh Mạng từ chối tấn công Xiêm La theo lời yêu cầu của người Miến Điện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, ở Đông Nam Á, trong số hai mươi quốc gia vào khoảng 1400, chỉ còn có ba vương quốc thành công được xem vào đầu thế kỷ XIX  là các cường quốc ở khu vực trong đó có Xiêm La và Đại Việt, một nước bắt đầu hành trình về phía Đông và một nước về phía Nam để gây thiệt hại cho các quốc gia bị ảnh hưởng  Ấn Độ giáo (Lào, Cao Miên, Chămpa). Sư xung đột lợi ích này ngày càng gia tăng với sự qua  đời của Rama I và Nguyễn Ánh. Những người kế vị của họ (Minh Mạng, Thiệu Trị ở phía Việt Nam và Rama III ở phía Xiêm La) đã bị vướng vào vấn đề kế vị của các vị vua Cao Miên đã không ngừng chiến đấu lẫn nhau và yêu cầu sự giúp đỡ và bảo vệ của Viet Nam và Xiêm La. Sau đó, được hướng dẫn bởi chính sách của chủ nghĩa thực dân và thôn tính khiến hai nước phải đối đầu hai lần về mặt quân sự vào năm 1833 và năm 1841  ở  lãnh thổ Cao Miên và Việt Nam và tìm thấy mỗi lần sau cuộc đối đầu một thỏa hiệp  có lợi cho hai nước và gây bất lợi cho các  nước bảo hộ của họ. Sự liên minh hoàn cảnh không còn được xem xét đến. Sự cạnh tranh càng ngày thể hiện rõ ràng hơn giữa hai quốc gia đối thủ  Đại Nam và Xiêm La, tạo ra giờ đây một khoảng cách cho việc giao hảo và liên minh nào có thể.  Ngay cả chính sách của hai nước cũng khá khác nhau, một nước theo mô hình Trung Hoa để tránh tiếp xúc với thực dân phương Tây còn một nước thì theo mô hình Nhật Bản để ủng hộ việc mở cửa biên giới.Thủ đô Nam Vang của Cao Miên  đã bị quân đội Việt Nam của tướng Trương Minh Giảng  chiếm đóng một thời trong khi đó các vùng ở  phiá Tây Cao Miên (Xiêm Riệp, Battambang, Sisophon) đều nằm trong tay Thái Lan. Theo nhà sử học người Pháp Philippe Conrad, nhà vua Cao Miên được coi là một thống đốc  bình thường của vua Xiêm La.  Các dấu hiệu hoàng gia như kiếm vàng, ngọc ấn đã bị tịch thu và giữ cất tại Vọng Các. Sự xuất hiện của người Pháp ở Đông Dương kết thúc  quyền bá chủ của hai nước đối với Cao Miên  và Lào.  Sự đô hộ  nầy giúp người Cao Miên và Lào thu hồi một phần lãnh thổ của họ trong tay của  người Việt và người Thái. Nước Đại Nam của Hoàng đế Tự Đức phải đối mặt với chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập sáu tỉnh Nam Bộ (Nam Kỳ).

Nhờ sự sáng suốt của các vị vua Xiêm La (nhất là Chulalongkorn hoặc Rama V), người Thái dựa vào chính sách cạnh tranh giữa người Anh và người Pháp, mà cố gắng giữ độc lập với cái giá phải trả là sự nhượng bộ lãnh thổ của họ ( các lãnh thổ Miến Điện và Mã Lai mà họ chiếm đóng trả lại cho người Anh và Lào và Cao Miên thì nhường lại cho  người Pháp). Họ đã chọn chính sách đối ngoại  mềm dẽo (chính sách cây sậy) như cây sậy thích nghi với gió. Không phải sự ngẫu nhiên khi thấy sự liên minh thiêng liêng của ba hoàng tử Thái Lan ở  thời kỳ khởi đầu thành hình quốc gia Thái Lan vào năm 1287 và sự phục tùng ngoan ngoãn của họ trước đoàn quân Trung-Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan).

Chính chính sách tổng hợp thích ứng này cho phép họ tránh được các cuộc chiến tranh thuộc địa, luôn sát cánh với những kẻ chiến thắng và được tồn tại cho đến ngày nay như một quốc gia hưng thịnh mặc dù đã thành hình muộn ở lục địa Đông Nam Á. (chỉ có từ đầu thế kỷ 14)

[Hình ảnh ở Vọng Các]

[Trở về trang Thái Lan]