Vọng Các (Venise de l’Orient)

Version française

Nằm ở đồng bằng Menam, thủ đô Bangkok được gọi là « Venise của phương Đông » và được biết đến trong kỷ lục Guinness là thành phố có tên dài nhất thế giới. Nó  nằm cách biển khoảng 30 cây số  và được đặc trưng bởi vô số kênh rạch (khlongs). Chính quyền  đang cố gắng lấp các kênh nầy để  biến thành đường phố nhầm đem lại một giải pháp cho vấn đề giao thông xe hơi ở Vọng Các. Nơi này thông thường hay bị ngột ngạt và chịu rất nặng nề về ô nhiễm hàng ngày. Dân số chính thức của thành phố nầy đã tăng trong năm 2010 lên tới 8.2 triệu dân. ĐếnVọng Các, không có du khách nào quên ghé thăm cung điện hoàng gia nơi mà có nhà cầu nguyện có chứa Đức  Phật Ngọc,  thần phụ hộ của Thái Lan và chùa Wat Traimit với tượng phật vàng nặng đến 5,5 tấn (trong khu Tàu).

Vong_cac

[Trở về trang Thái Lan]

Chính sách giao hảo với Việt Nam (Thailande)

Version francaise

Sự hiếu khách mà vua Rama I dành cho Nguyễn Ánh sau này sẽ là cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ tương lai giữa hai nước. Không lạ gì với cách cư xử chu đáo của Nguyễn Ánh trong việc tìm kiếm một giải pháp thích hợp để quản lý sự đô hộ ở Lào và Cao Miên với người Thái. Theo nhà nghiên cứu Vietnam Nguyễn Thế Anh, những quốc gia này được xem vào thời điểm đó là những đứa trẻ được hai nước Xiêm La và Việt Nam cùng nhau nuôi dưỡng, Xiêm La thì đóng thường ngày vai trò người cha còn danh hiệu của mẹ thì dành cho Viêt Nam. Sự phụ thuộc này được biết đến trong tiếng Thái dưới tên là « song faifa ». Theo nguồn tin của Xiêm La, Nguyễn Ánh đã gửi cây bạc và vàng từ Gia Định đến Vọng Các 6 lần, đây là một dấu hiệu bày tỏ sự trung thành của Nguyễn Ánh vào giữa năm 1788 và năm 1801. (2).

Trong một lá thư gửi đến vua Rama I trước khi trở về Gia Định, Nguyễn Ánh đã đồng ý đặt dưới quyền bảo hộ của Xiêm La trong trường hợp ông thành công trong việc khôi phục quyền lực. Đại Nam (tên cũ của Việt Nam) có chấp nhận trở thành quốc gia theo độ hình mandala không? Có một số lý do để bác bỏ giả thuyết này. Đầu tiên Đại Nam không chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nguyên thủy và cũng không có môt nền văn hóa Ấn Độ như hai nước Cao Miên và Lào vì tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong độ hình mandala được định nghĩa bởi nhà nghiên cứu O. Wolter. Xiêm La cố gắng bành trướng ảnh hưởng và thống trị ở các khu vực mà người Thái được du nhập ít nhiều và nơi mà văn hóa Ấn Độ hóa được trông thấy rõ rệt.

Đây không phải là trường hợp ở Việt Nam. Chakri và người tiền nhiệm Taksin đã thất bại trong việc tiếp cận ở Nam Kỳ, một vùng đất mới nên có rất nhiều người dân Việt cư trú với nền văn hoá khác nhau. Chế độ chư hầu dường như không thể. Chúng ta không bao giờ biết được sự thật nhưng chúng ta có thể dựa vào thực tế mà để nhận ra những ân huệ của Rama I. Nguyễn Ánh có thể có một thái độ dễ hiểu này, rất phù hợp với tính tình của ông và đặc biệt nhất là với tinh thần Nho giáo thì việc phản bội không bao giờ có ở nơi ông. Chúng ta tìm thấy ở Nguyễn Ánh sự biết ơn và lòng nhân từ mà chúng ta không thể phủ nhận sau này với Pigneau de Béhaine (Cha Cà). Ông nầy đã dành rất nhiều nỗ lực để thuyết phục Nguyễn Ánh theo đạo Công giáo.

Dưới triều đại của ông, không có sự bắt bớ người Công giáo, có thể xem đây là sự biết ơn  của ông  với Pigneau de Béhaine. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy ở nơi ông nguyên tắc nhân đạo (đạo làm người) bằng cách tôn vinh cả lòng biết ơn đối với những người đã bảo vệ ông trong suốt 25 năm thăng trầm và trả thù những kẻ đã giết hại tất cả người thân và gia đình của ông. (thù phải trả, nợ phải đền) 

Vào thời điểm lên ngôi  vào năm 1803 tại Huế, Nguyễn Ánh đã nhận được vương miện do vua Rama I cung cấp nhưng ông đã trả lại cho ông nầy ngay lập tức vì ông không chấp nhận được coi là chư hầu của vua và nhận được danh hiệu mà vua Xiêm Rama I thường quen  ban cho các chư hầu của mình. Thái độ này đi ngược lại với lời buộc tội mà người ta vẫn có về Nguyễn Ánh.Đối với một số nhà sử học Việt Nam, Nguyễn Ánh là kẻ phản bội vì ông ta cho người nước ngoài có cơ hội để chiếm Việt Nam. Người ta  thường dùng cụm từ tiếng Việt « Đem rắn cắn gà nhà »  với Nguyễn Ánh. Thật không công bằng khi gọi ông là kẻ phản quốc vì trong bối cảnh khó khăn mà ông có, không có lý do nào mà không hành động như ông khi ông  ở trong vực thẳm tuyệt vọng. Có lẽ là thành ngữ sau đây « Tương kế tựu kế » phù hợp với ông ta hơn mặc dù có nguy cơ trở thành con cờ của người nước ngoài. Cũng nên nhớ rằng nhà Tây Sơn đã có cơ hội gửi một sứ giả đến gặp vua Rama I vào năm 1789  với ý đồ (Điêu hổ ly sơn) nhầm để chóng lại Nguyễn Ánh nhưng nỗ lực này là vô ích vì Rama I tôi từ chối ngay.(3)

Là người thông minh, can đảm và nhẫn nhục với hình ảnh của vị vua  Cẫu Tiển của thời Xuân Thu, ông  ta dư biết hậu quả của các hành động của mình. Không chỉ có  vua Gia Long mà thôi  còn có hàng ngàn người đã đồng ý theo ông sang Thái Lan và nhận trách nhiệm nặng nề này là đưa người nước ngoài vào đất nước để chống lại  nhà Tây Sơn. Có phải tất cả họ đều là kẻ phản bội? Đó là một câu hỏi hóc búa mà rất khó để đưa ra một câu trả lời khẳng định và một sự lên án vội vàng mà không có  trước đó  sự công bằng  và không  nên bị thuyết phục bởi những ý kiến ​​đảng phái  chính trị khi chúng ta biết rằng Nguyễn Huệ luôn luôn là  người anh hùng được người  dân Việt ngưỡng mộ nhất nhờ thiên tài quân sự của ông.Thất vọng trước sự từ chối của Gia Long, vua Rama I, không có tỏ ra dấu hiệu oán giận nhưng ông ta đã nhận thấy sự biện minh nầy trong sự khác biệt  về văn hóa. Chúng ta tìm thấy ở vua Rama I không chỉ sự khôn ngoan mà còn có cả sự hiểu biết. Bây giờ vua Rama I muốn được đối xử như một người bình đẳng với Nguyễn Ánh. Sự đối xử bình đẳng này có thể được hiểu là mối quan hệ song phương « đặc quyền » giữa người anh cả  và người em trẻ với sự tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người nên biết rằng  người nầy rất cần người kia dù đây chỉ là một liên minh hoàn cảnh. Các quốc gia của họ bị theo dõi bởi những kẻ thù ghê gớm đó là Miến Điện và Trung Quốc.

Mối quan hệ đặc quyền của họ không phai nhạt theo thời gian khi Rama I đem lòng yêu mến chị gái của Nguyễn Ánh trong thời gian đó. Chúng ta không biết bà nầy trở thành như thế nào  về sau là vợ  hoặc là cung tần của vua Rama I. Trái lại, có một bài thơ tình mà vua Rama I dành riêng cho bà và bài nầy vẫn được tiếp tục hát vào những năm 1970 trong cuộc diễn hành hàng năm của những chiếc thuyền hoàng gia. Về phần Nguyễn Ánh (hay Gia Long), trong thời gian trị vì, ông đã tránh đối đầu với Thái Lan về mặt quân sự với các vấn đề gai góc của  hai nước Cao Miên và Lào. Trước khi qua đời, Gia Long đã không ngừng nhắc nhở người kế nhiệm, vua  Minh Mạng để duy trì tình bạn này mà ông đã thành lập với vua  Rama I và coi Xiêm là một đồng minh đáng kính nể trên bán đảo Đông Dương (4). Điều này sau đó được chứng minh qua việc vua  Minh Mạng từ chối tấn công Xiêm La theo lời yêu cầu của người Miến Điện.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh, ở Đông Nam Á, trong số hai mươi quốc gia vào khoảng 1400, chỉ còn có ba vương quốc thành công được xem vào đầu thế kỷ XIX  là các cường quốc ở khu vực trong đó có Xiêm La và Đại Việt, một nước bắt đầu hành trình về phía Đông và một nước về phía Nam để gây thiệt hại cho các quốc gia bị ảnh hưởng  Ấn Độ giáo (Lào, Cao Miên, Chămpa). Sư xung đột lợi ích này ngày càng gia tăng với sự qua  đời của Rama I và Nguyễn Ánh. Những người kế vị của họ (Minh Mạng, Thiệu Trị ở phía Việt Nam và Rama III ở phía Xiêm La) đã bị vướng vào vấn đề kế vị của các vị vua Cao Miên đã không ngừng chiến đấu lẫn nhau và yêu cầu sự giúp đỡ và bảo vệ của Viet Nam và Xiêm La. Sau đó, được hướng dẫn bởi chính sách của chủ nghĩa thực dân và thôn tính khiến hai nước phải đối đầu hai lần về mặt quân sự vào năm 1833 và năm 1841  ở  lãnh thổ Cao Miên và Việt Nam và tìm thấy mỗi lần sau cuộc đối đầu một thỏa hiệp  có lợi cho hai nước và gây bất lợi cho các  nước bảo hộ của họ. Sự liên minh hoàn cảnh không còn được xem xét đến. Sự cạnh tranh càng ngày thể hiện rõ ràng hơn giữa hai quốc gia đối thủ  Đại Nam và Xiêm La, tạo ra giờ đây một khoảng cách cho việc giao hảo và liên minh nào có thể.  Ngay cả chính sách của hai nước cũng khá khác nhau, một nước theo mô hình Trung Hoa để tránh tiếp xúc với thực dân phương Tây còn một nước thì theo mô hình Nhật Bản để ủng hộ việc mở cửa biên giới.Thủ đô Nam Vang của Cao Miên  đã bị quân đội Việt Nam của tướng Trương Minh Giảng  chiếm đóng một thời trong khi đó các vùng ở  phiá Tây Cao Miên (Xiêm Riệp, Battambang, Sisophon) đều nằm trong tay Thái Lan. Theo nhà sử học người Pháp Philippe Conrad, nhà vua Cao Miên được coi là một thống đốc  bình thường của vua Xiêm La.  Các dấu hiệu hoàng gia như kiếm vàng, ngọc ấn đã bị tịch thu và giữ cất tại Vọng Các. Sự xuất hiện của người Pháp ở Đông Dương kết thúc  quyền bá chủ của hai nước đối với Cao Miên  và Lào.  Sự đô hộ  nầy giúp người Cao Miên và Lào thu hồi một phần lãnh thổ của họ trong tay của  người Việt và người Thái. Nước Đại Nam của Hoàng đế Tự Đức phải đối mặt với chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập sáu tỉnh Nam Bộ (Nam Kỳ).

Nhờ sự sáng suốt của các vị vua Xiêm La (nhất là Chulalongkorn hoặc Rama V), người Thái dựa vào chính sách cạnh tranh giữa người Anh và người Pháp, mà cố gắng giữ độc lập với cái giá phải trả là sự nhượng bộ lãnh thổ của họ ( các lãnh thổ Miến Điện và Mã Lai mà họ chiếm đóng trả lại cho người Anh và Lào và Cao Miên thì nhường lại cho  người Pháp). Họ đã chọn chính sách đối ngoại  mềm dẽo (chính sách cây sậy) như cây sậy thích nghi với gió. Không phải sự ngẫu nhiên khi thấy sự liên minh thiêng liêng của ba hoàng tử Thái Lan ở  thời kỳ khởi đầu thành hình quốc gia Thái Lan vào năm 1287 và sự phục tùng ngoan ngoãn của họ trước đoàn quân Trung-Mông của Hốt Tất Liệt (Kubilai Khan).

Chính chính sách tổng hợp thích ứng này cho phép họ tránh được các cuộc chiến tranh thuộc địa, luôn sát cánh với những kẻ chiến thắng và được tồn tại cho đến ngày nay như một quốc gia hưng thịnh mặc dù đã thành hình muộn ở lục địa Đông Nam Á. (chỉ có từ đầu thế kỷ 14)

[Hình ảnh ở Vọng Các]

[Trở về trang Thái Lan]

Những cuộc xung đột tiềm tàng với Việtnam ( Conflits larvés avec le Việtnam)

Version française

Mỗi bên đều có thắng lợi cũng như có  thất bại. Cầm đầu một đạo binh có 20 vạn binh và một đội tàu chiến, sau mười ngày vây hãm, Taksin dành thắng lợi trong việc đánh đuổi được Mạc Tiên Tứ, con của Mạc Cửu ra khỏi Hà Tiên vì Mạc Thiên Tứ không những là đồng minh của các chúa Nguyễn mà còn là người bảo vệ con trai của vua cuối cùng của triều đại Ayutthaya đó là hoàng tử Chiêu Thúy (Chao Chuy). Đối với Taksin, Chiêu Thủy vẫn là mối lo ngại trọng đại vì vẫn tiếp tục được xem là một trong những người tranh đua kế vị ngôi vua Thái Lan. Qua những cuộc thất bại quân sự ở Châu Đốc và trong vùng Sa Đéc, Taksin buộc lòng chấp nhận một thỏa ước hoà bình mà Mạc Thiên Tứ đề nghị và từ bỏ Hà Tiên hoang tàn để đổi lại sư giao trả hoàng tử Chiêu Thúy cùng việc trả tự do cho cô con gái của Mạc Thiên Tứ bị bắt lúc Hà Tiên bị thất thủ và sự giữ lại trên ngôi vua của Cao Miên một vua thân Thái tên là Ang Non. Khi trở về Thái Lan, Chiêu Thúy cùng người em bị bắt ở Cao Miên, bị hành quyết. Còn chúa Nguyễn Phúc Thuần (sau nầy lấy tên là Duệ Tông) gặp nhiều trở ngại với việc nổi dậy của anh em nhà Tây Sơn, đành buộc lòng bảo chứng thỏa ước và tạm thời để người Thái thao túng chính sách bành trướng lãnh thổ ở Lào và Cao Miên. Nhưng cuôc hưu chiến rất ngắn ngủi nhất là với Mạc Thiên Tứ vì trong thời gian nầy ông bi đeo đuổi bởi quân Tây Sơn nhất là họ dành thắng lợi trong việc chiếm thành Gia Định (hay Saïgon) vào năm 1776 và bắt được Nguyễn Phúc Thuần ở Cà Mau. Mạc Thiên Tứ buộc lòng cùng bộ hạ và gia đình sang xin tá túc ở Thái Lan với Taksin. Lúc nào cũng ám ảnh nghi ngờ và đố kỵ, Taksin ra tay hành quyết gia dình của Mạc Thiên Tứ và tùy tùng trong đó có hoàng tử Tôn Thất Xuân. Để bảo tồn danh dự và phẩm cách, Mạc Thiên Tứ tự sát bằng cách nuốt một thỏi vàng. Bệnh đa nghi của Taksin càng ngày cảng lộ liễu cho đên nó trở thành một bệnh thần kinh tạo ra một hành vi khó hiểu, bạo ngược và hoang tưởng.

Rạch Gầm- Xoài Mút

Tranh ở bảo tàng lịch sử ở Saïgon


Đây là một trong những điểm chung thường thấy ở những vĩ nhân chính trị (Tào Tháo thời Tam Quốc, Tần Thủy Hoàng chẳng hạn) . Chính tính đa nghi thúc đẩy Taksin đến chổ nhốt tù các thân nhân của ông nhất là gia đình của con rể của ông, tướng Chakri đang dấn thân trong cuộc việc viễn chinh quân sự ở Cao Miên để chống chọi lại đoàn quân Việt của hoàng tử trẻ Nguyễn Ánh. Tứớng Chakri ( tức là vua Rama I trong tương lai) buộc lòng chịu thỏa hiệp với các phó tướng của Nguyễn Ánh đó là Nguyễn Hữu Thùy và Hồ văn Lân và nhận được lại một cây gươm và một lá cờ để tỏ lòng sự ủng hộ của nhà Nguyễn chống lại Taksin. Được về kịp lúc cuộc đảo chính chống Taksin và có công trong việc dẹp phiến loạn, tướng Thái Chaophraya Mahakasatsuk (hay Chakri) trở thành từ đó là vua Rama I và người lập triều đại Chakri. Việc đăng quang của Chakri kết thúc triều đại Thonburi và thay thế từ nay bởi một triều đại mới với việc dời đô về Vọng Các (Bangkok).Chính ở nơi nầy vua Rama I cố gắng phục hồi lại phong cách Ayutthaya qua hoàng cung của ông ở Bangkok. Sự dời đô không có mang lại sự đổi mới trong nghệ thuật của người dân Thái. Rama I chỉ quan tâm đến công trình dở dang của Taksin Đại Đế trong việc bành trướng ảnh hướng về phía đông. Ông không ngần ngại trợ tiếp hoàng tử Nguyễn Ánh trong cuộc chống chọi lại nhà Tây Sơn qua một cuộc viễn chinh quân sự ở trên sông Rạch Gầm- Xoài Mút trong tỉnh Tiền Giang ngày nay nhưng hoàn toàn thất bại và bị tiêu diệt bởi chiến lược thần tốc của người anh hùng áo vải Việtnam Nguyễn Huệ. Từ 50 vạn binh Xiêm La phối hợp với quân của nhà Nguyễn và 300 thuyền khởi đầu, chỉ còn lại có 2000 quân Xiêm La tẩu thoát mượn đường Cao Miên để trở về Thái Lan.

Thái Lan

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về địa thế và sự đánh giá thấp của quân địch, Nguyễn Huệ tránh  va chạm trực diện ở Sa Đéc và thành công trong việc làm thất bại sự xâm lấn của người Xiêm La trên kênh Rạch Gầm- Xoài Mút gần ở Mỹ Tho. Nguyễn Huệ cần một cuộc chiến thắng thần tốc vì  ông dư biết chúa Trịnh ở Bắc Việt có thể lợi dụng thời cơ để xâm chiếm Qui Nhơn ở miền trung Việtnam.

Bị săn đuổi như con thú và chìm trong vực thẳm của  sự phiền muộn, Nguyễn Ánh buộc lòng phải lưu vong một thời gian ngắn  (từ  năm  1785  đến  1787) ở Bangkok   cùng các cận thần   thân tín và 200 quân lính. Sau đó có 5000 vệ binh của Nguyễn Huỳnh Đức sang Thái Lan theo ông.  Theo giáo sư người Việt  Bùi Quang Tùng (1)  thì  có rất nhiều người tỵ nạn chọn  ở lại Xiêm La về sau  và kết hôn cùng  người  dân Thái. [Chính sách giao hảo với Viet Nam]

[Trờ về trang Thái Lan]

 


(1) Bùi Quang Tùng: Giáo sư,  thành viên khoa học của viện EFEO.  Tác giả  của nhiều quyển sách về Vietnam.

Vương quốc Ayutthaya ( Royaume d’Ayutthaya)

Version française

Vương quốc Sukhothaï suy  yếu  và không còn tồn tại được bao lâu sau khi Rama Khamheng đại đế qua đời vì các vua thừa kế Lo Tai (1318-1347) và Lu Tai (1347-1368) vùi mình trong việc mộ đạo mà quên để ý đến  các chư hầu mà trong đó có một vị hoàng tử rất dũng cảm và đầy nghị lực ở huyện U Thong (*), nổi tiếng có nhiều tham vọng về đất đai. Ông nầy không ngần ngại chinh phục vua Lu Tai và trở thành vua đầu tiên cùa một triều đại mới lấy Ayutthaya nằm ở thung lũng Ménam Chao Praya làm thủ đô. Ông lấy  vương hiệu Ramathibodi I (hay là  Ramadhipati). Vuơng quốc của ông không được  thống nhất theo cái nghĩa hẹp  mà thông thường dùng  mà nó chỉ giống một phần nào  một hệ thống Mạn Đà Là (mandala)(**). Vua ngự trị và   ở vị trí  trung tâm của nhiều vòng đai đất  của mô hình Mạn Đà Là thường thấy ở Đông Nam Á. Vòng đai đất  xa nhất thường gồm có những vùng độc lập (hay muờng) thường được cai trị mỗi vùng bởi một hoàng tộc thân thích của vua còn  vòng đai kế cạnh gần bên vua  thì được các tổng đốc cai  quản và được vua bổ nhiệm. Một chiếu chỉ đề từ năm 1468 hay 1469 mách lại có đến  20 chư hầu  đến  ăn mừng và tỏ lòng qui phục vua Ayutthaya. 

พระนครศรีอยุธยา


(*) U Thong: huyện toạ lạc trong tỉnh  Suphanburi. Đây là vương quốc Dvaravati mà người Trung Hoa thường nói đến  thưở xưa với tên là  T’o Lo po ti.  Chính ở nơi nầy  nhà sư nổi tiếng Trung Hoa tên là Huyền Trang (hay Tam Tạng)  được ghé sang đây  lúc ông đi thỉnh kinh Phật ở Ấn  Độ. 

(**)  Mandala được dùng bởi  học gỉả  WOLTERS,O.W. 1999. History, Culture and Religion in Southeast Asian Perspectives. Revised Edition, Ithaca, Cornell university and the Institute of Southeast Asian Studies. pp 16-28.


Tuy nhiên thống trị và quyền lực của vua cũng có giới hạn nhất là đối với những vùng xa  xôi mà  ở các nơi nầy , các lãnh tụ có uy thế  có thể bất cứ lúc nào đòi độc lập khi họ có tham vọng. Với vai trò một lãnh tụ tôn giáo (dharmarâja), vua có thể tạo thế cân bằng để làm giảm đi  sự tranh đua tiềm lực của các chư hầu. Chính vì vậy vương quốc Ayutthaya thường có   các  cuộc chiến tranh kế vị và đấu tranh nội bộ trong suốt thời gian của triều đại.

Trong thời kỳ hùng mạnh, vương quốc Ayutthaya chiếm cứ  đất đai khoảng  chừng như lãnh thổ mà Thái Lan hiện nay  có trừ bỏ đi vương quốc Lanna ( mà thủ đô là Chiang Mai) và một phần đất phía đông của Miến Điện. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Anh thì loại hình thể chính trị nầy cũng có một thời ở đầu thế kỷ thứ 11 ở Việtnam nhưng sau  đó bị  mất  đi nhường lại cho  hình thể  chính trị  mà quyền lực nằm  trong tay chính quyền trung ương lúc dời đôi về Thăng Long (Hànôi) dưới triều đại  Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Theo nhà sử gia Thái  Charnvit Kasetsiri, hoàng tử U Thong nầy xuất  thân từ một gia đình người Trung Hoa.  Nhờ quan hệ hôn nhân với vua của vương quốc Lopbury,  ông được chọn trong việc thừa kế ông nầy. Từ đó, Ayutthaya trở thành trung tâm quyền lực chính trị của người dân Thái  cho đến  khi Ayutthaya bị tàn phá bởi quân Miến Điện của vua Hsinbyushin   vào năm 1767. Với chủ nghĩa bành trướng, Ramathibodi không ngần ngại xâm chiếm  Angkor năm 1353.  Cuộc xâm lược  nầy được tái diễn  lại 2 lần  sau nầy với Ramesuen (con trai của vua Ramathibodi) vào năm 1393 và với vua Borommaracha II  năm 1431. Người Khơ Me buộc lòng dời đô về Nam Vang với Ponheat Yat. Mặc dầu như thế, các vua của triều đai Ayutthaya vẫn tiếp tục tự hào họ là những người thừa kế của đế quốc Angkor. Họ không ngầ n ngại lấy lại cho họ  cách tổ chức của triều đình  và các quan  chức của kẻ thất bại mà luôn cả các  đội vũ công và đồ trang sức. Sự trở lại với  nghi lễ  và truyền thống của chế độ quân chủ  Angkor  càng rất rõ rệt. Vua trở thành một phần nào một ông Phật sống mà sự xuất hiện trước quần chúng càng hiếm có. Các bề tôi không được nhìn thẳng vào mặt vua ngoài trừ những người thân thích. Họ phải dùng một ngôn ngữ đặc biệt khi nói  chuyện với vua. Vì có quyền lực thiêng liêng , vua có thể định đoạt số mệnh của bề tôi. Dưới triều đại của Ramathibodi một loạt cải cách được tiến hành.  Ông mời các thành viên của một tăng đoàn từ Tích Lan đến Thái Lan  để thiết lập các trật tự tôn giáo mới. Vào năm 1360 Phật giáo nguyên thủy được công bố  là quốc giáo của  vương quốc Ayutthaya. Một  đạo luật gồm  có  các luật tục Thái và dựa trên Dharmashastra của Ấn Độ được áp dụng. Còn nghệ thuật Ayutthaya thì nó có tiến triển  buổi đầu dưới ảnh hưởng của nghệ  thuật Sukhothaï nhưng rồi nó tiếp tục tìm cảm hứng trong lãnh vực điêu khắc trước khi nó quay trở về với các  mô hình Khơ Me từ lúc vua  Trailokanatha kế vị vua cha lên ngôi  vào năm 1448. Nói tóm lại, trong phong cách Ayutthaya, có sự hỗn hợp của phong cách Sukhothaï và phong cách Khơ Me.

Kinh thành Ayutthaya được mô tả bởi ông thầy tu  François-Timoléon  de  Choisy,  một thành viên của phái đoàn Pháp được vua Louis XIV gởi sang Thái Lan để  viếng thăm vua Narai  vào năm 1685 là một thành phố đa ngôn ngữ và tuyệt vời. Kinh thành  Ayutthaya trở thành không bao lâu là con mồi  được   người Miến Điện dòm ngó nhất là kinh thành  Ayutthaya nổi tiếng giàu có về của cải và sang trọng. Mặc dầu Ayutthaya mang  tên là đồn lũy không thể thất thủ bằng tiếng phạn  thế mà  kinh thành Ayutthaya bị  cướp bóc và tiêu hủy vào năm 1569 bởi đoàn quân xâm lược Miến Điên của vua Toungoo Bayinnaung.  Rồi sau nầy kinh thành lại bị tiêu hủy một lần nửa  với vua Miến Điện   Hsinbyushin  vào năm 1767. Đoàn quân Miến Điện thừa dịp cơ hội nầy  nấu  chảy vàng mà họ tìm được qua các pho tượng phật nhưng họ bỏ lại một pho tượng trét bằng vữa  trong một ngôi chùa ở thủ đô.  Tuy nhiên dưới chất vữa nầy lại là một pho tượng bằng vàng ròng. Đây là một mẹo mà các nhà sư Thái dùng để che giấu vật báu trong lúc kinh thành bị vây hãm bởi đoàn quân Miên Điện. Chính pho tượng phật vàng nầy hiện nay được giữ ở chùa  Wat Traimit tọa lạc ở khu tàu của thủ đô Bangkok.

Sau khi hủy phá  kinh thành Ayutthaya, đoàn quân Miến Điện trong lúc rút lui họ  mang trở về không những tất cả những chiến lợi phẩm mà họ thu thập được và 60.000 tù binh mà luôn cả vua của vương quố c Ayutthaya và gia đình cua ông. Từ đó vương quốc Ayutthaya bị chia cắt hoàn toàn với sự xuất hiện nhiều lãnh tụ đia phương. Kinh thành Ayutthaya không còn là trung tâm quyền lực chính trị nửa. Theo nhà nhân loại học người Mỹ Charles Keyes, Ayutthaya không còn được  các ảnh hưởng vũ trụ để có thể bền vững lâu dài.  Lý do tồn tại nó không còn biện bạch được nửa. Ayutthaya sẽ thay thế bởi một thủ đô mới Thonburi , ở cận bên Bangkok có thể đến đường biển ( để phòng ngừa  trong trường hợp bị xâm lược bởi quân Miến Điện) và được thành lập  lên bởi tổng đốc của tỉnh Tak tên Sin.  Chính vì vậy mà thường gọi là Taksin (Trịnh Quốc Anh bằng tiếng Việt ) hay Taksin Đại Đế trong lịch sữ của Thái Lan.

Taksin, người Trung Hoa gốc Tiều Châu, được xem như là người có công giải phóng và thống nhất đất nước Thái Lan sau khi loại trừ tất cả đich thủ của ông và đánh bại đoàn quân Miến Điện ở Ayutthaya sau hai ngày chiến đấu mãnh liệt. Ông ngự trị được 15 năm (1767-1782). Nhờ ông mà Thái Lan có lại không những nền đôc lập vững chắc  mà còn thêm sự thịnh vượng. Thái Lan trở thành từ đó  một  trong những cường quốc ở Đông Nam Á nhất là người dân Thái giải phóng được vương quốc Lanna ra khỏi ách thống trị của Miến Điện vào năm 1774 và bành trướng ảnh hưởng và tùng phục  được Ai Lao và Cao Miên qua các cuộc viễn chinh quân sự. Thái Lan bất đầu dòm ngó vị trí quan trọng  ở  lãnh địa Hà Tiên mà một người  Minh Hương  gốc Quãng Đông, Mạc Cửu đang quản trị ở đầu thế kỷ 18 trong vịnh Xiêm La. Thái Lan thường ôm ấp cái mộng được độc chiếm và kiểm soát thương mại trong vịnh Xiêm La.

Chính ở Lào mà đoàn quân viễn chinh Thái của tướng Chakri ( vua Rama I về sau) lấy được Phật ngọc của người dân Lào  và  mang về ở Thonburi vào năm 1779 trước khi để vĩnh viễn ở hoàng cung ở Bangkok.  Phật ngọc trở thành từ đó là thần bảo hộ của triều đại Chakri và có nhiệm vụ bảo đảm sự thịnh vượng của đất nước Thái Lan.

Sau cái chết của vua Ai Lao  Surinyavongsa,  nước Lào bị chia ra thành ba vương quốc: Vạn Tương, Luông Pha Băng và Champassak và bị thống trị tạm thời bởi người Thái. Ngược lại ở Cao Miên, lợi dụng sự chia rẻ nội bộ  trong việc thừa kế của các  vua chúa và thường có chánh sách bành trướng về phía  đông để kiểm soát vịnh Xiêm La, người  dân Thái không ngần ngại gây sự để xung đột vũ trang với các chúa Nguyễn nhất là cho đến giờ phút nầy  các chúa Nguyễn có thẩm quyền dòm ngó  nước Cao Miên nhất là nước nầy đã đồng ý cho người dân Việt định cư ở trên lãnh thổ của họ  (Cochinchine ) với vua Prea Chey Chetta II  vào năm  1618 .Những cuộc xung đột  tiềm tàng với Việtnam

[Trở về trang Thái Lan]

Nghệ thuật Sukhothaï (Art de Sukhothaï)

Version française

 Một nền văn hóa mới  được phát sinh với sự thành lâp vương quốc cổ đầu tiên của người Thái ở  Sukhothaï.  Dưới sự hướng dẩn của Ramkhamhaeng  Đại Đế, người Thái biết tận dụng và  thừa hưởng  tất cả những gì thuộc về văn hóa bản địa, có thể nói  đây là một thời hoàng kim thịnh vượng của triều  Phra Ruang. Theo nhà khảo cứu Pháp Georges Coedès, người dân Thái là những người tiếp thụ tài ba lỗi lạc. Thay vì hủy  diệt và ruồng bỏ tất cả những gì thuộc về của  các chủ cũ của họ ( người Môn, người Khơ Me) họ, thì ngược lại  người dân Việt thường không ngó ngàng khi xâm chiếm Chămpa, cố tình chiếm hữu  và tìm lại  các đề tài ở trong  danh mục nghệ thuật của người Môn và người Khơ Me để hình thành  và tạo cho họ một phong cách cá biệt bằng cách để  biểu lộ ra những tập quán bản địa trong kiến trúc (chedis hay stupas) và  nghệ thuật làm tượng (các chư Phật) mà được thường trông thấy. Phật giáo Đại thừa bị từ bỏ từ nay  và được thay  thế bởi Phật giáo nguyên thủy. Chính ở  quốc  giáo nầy  mới thấy được  cái   thẩm mỹ  của  người Thái    qua  những công thức hình ảnh và  tạo hình mà họ mượn một cách hiển nhiên  ở trong nghệ thuật của người Khơ Me và người Dvaravati (Môn).

 

Vương quốc Sukhothaï

Sự xuất hiện  nghệ thuật Sukhothaï   chứng tỏ  được cái ý muốn  canh tân và sinh lực đáng kể dù nó còn  hấp thụ  nhiều ảnh hưởng sâu sắc và truyền thống cổ đại  của người  Tích Lan, Miến Điến và Khơ Me trong cách tạo các pho tượng Phật. Dù được biểu hiện qua nhân hình, các chư Phật được chạm khắc theo những qui tắc  rất chính xác mà những nghệ nhân Thái phải tôn trọng một cách tỉ mỉ. Theo nhà khảo cổ Pháp Bernard Groslier  thì cũng không có sự phóng đại quá đáng  trong cái đẹp của các tác phẩm nầy mà phải coi xem đây là những tác phẩm  có tính cách làm nổi bật phong cách và  biểu hiện cái độc đáo của một xã hội vừa mới dựng  và năng động. Tuy nhiên cũng  thể hiện  lên một  phần nào sự thiếu hiện thực   ở các dái  tai của các tượng Phật hay ở  các búi tóc và các tay chân quá dài. Qua  nghệ thuật điêu khắc của Sukhothai, chúng ta cũng nhận thấy đây là một nghệ thuật hoàn toàn độc đáo và biểu thị  một thời kỳ mà dân tộc Thái cần có một bản sắc văn hóa và tôn giáo và một cá tính riêng tư mà thường được minh hoạ qua một thí dụ   trong cách tạo tư thế buớc đi của Đức Phật, một chân gập về phía sau, gót chân thì nâng lên  một cách dịu dàng như một dấu hiệu khiến hình ảnh nầy nó ăn sâu vào tâm trí của người  dân Thái nhất là có sự linh động trong bước đi lưu loát  của Đức Phật và dáng đi rất nhẹ nhàn và thư thản. Đầu thì hình  oval, các  cung mày cong lại hình bán nguyệt và được nối  dài với một mũi khoằm và dài , tóc  thì uốn quắn chạy dài xuống trán, thường có một nhục kế nổi lên giống như ngọn lửa trên đỉnh đầu ( ảnh hưởng  Tích Lan), một dòng đôi kép quanh miệng (ảnh hưởng Khơ Me) , quần áo thường bám sát vào thân người,  đó là những đặc điểm của nghệ thuật Phật giáo  Sukhothaï.

Dưới triều đại của Rama Khamheng (hay thường gọi  Rama dũng cảm), một xã hội mới được thành hình từ gia tài  để lại của người Môn-Khơ Me và noi theo  mô hình hành chính và xã hội ở người Mông Cổ. Chữ Thái được tạo ra và dựa trên kiểu chữ viết  Khơ Me mà nguồn gốc đến từ miền nam Ấn Độ. Phật giáo Theravada được công nhận từ nay là quốc giáo.  Tuy nhiên thuyết duy linh vẫn tiếp tục trường tồn cụ thể là người dân Thái vẫn còn tôn thờ thần đất mà vua Rama Khamheng thường nhắc đến.  Ông dành một ngôi đền ở trên một ngọn đồi gần Sukhothai để thờ một thần linh tên là Phra Khapung Phi  được xem là có chức vị  cao hơn mọi thần khác để phù hộ sự thịnh vượng của vương quốc  và ông có nhiệm vụ cúng tế mỗi năm. Chính cái thái độ, tục lệ  nầy cũng được còn  thấy ở đầu thế kỷ 20 ở Việtnam với Đàn  Nam Giao ở Huế mà vua nhà Nguyễn thường tổ chức tế lễ mọi năm vì thiên tử là con của Trời phải có nhiêm vụ cầu Trời ban phước lành cho đất nước ( cũng thế ở Trung Hoa với Thiên Đàn ở Bắc Kinh).

Cũng không có chi ngạc nhiên khi ngày nay còn thấy  cái tập quán, cái khái niệm nầy qua tượng Phật Ngọc mà người dân Thái thường gọi là  Phật  Phra Keo Morakot và được xem như là Thần phù hộ của Thái Lan và che chở triều đại Chakri trong nhà thờ của hoàng cung ở Bangkok. Theo Bernard Groslier, sự tương đồng nầy có căn cứ vì người dân Thái cũng thuộc về thế giới cổ xưa có cùng tư duy với người Trung Hoa. Chúng ta tự hỏi về việc so sánh nầy vì chúng ta thừa  biết cũng như người dân Việt , người dân Thái họ cũng thuộc về chủng tộc Bách Việt mà phần đông các tộc đều theo thuyết duy linh và thuộc về thế giới nông nghiệp. Họ củng thường quen tế lễ thần đất trước khi chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.  Rama Kham Heng trong thời ngự trị rất thành công trong việc giao hảo thân thiện với Trung Hoa của Hốt Tất Liệt. Chính ông khuyến khích   các nghệ nhân Trung Hoa  đến định cư ở thủ đô. Chính nhờ vậy với sự khéo léo và thành thạo của các người nầy  mà vuơng quốc Sukhothaï  được  biết đến  sau đó không lâu với các đồ gốm nổi tiếng  Sawankhalok. Vương quốc Ayutthaya

[Trở về trang Thái Lan]

 

Politique de rapprochement avec le Vietnam (Thaïlande)

Version vietnamienne

L’hospitalité que Rama 1er a réservée à Nguyễn Ánh servira de base plus tard au développement de la future relation entre les deux pays. Elle n’est pas étrangère à la conduite attentionnée de Nguyễn Ánh dans la recherche d’une solution adéquate pour gérer la double suzeraineté sur le Laos et sur le Cambodge avec les Thaïs. Selon le checheur vietnamien Nguyển Thế Anh, ces pays furent considérés à cette époque comme des enfants élevés ensemble par le Siam et le Vietnam, le premier s’arrogeant le titre du père et le second le titre de mère. Cette double dépendance est connue en langue thaïe sous le nom « song faifa ». Selon les sources siamoises, Nguyễn Ánh envoya 6 fois de Gia Định à Bangkok des arbres d’argent et d’or, signe d’allégeance entre 1788 et 1801. (2). Dans une lettre adressée à Rama 1er avant son retour à Gia Đinh, Nguyễn Ánh accepta d’être placé sous le protectorat du Siam au cas où il réussirait à rétablir son pouvoir. Le Đại Nam (ancien nom du Vietnam) accepta-t-il d’être un état de mandala? Il y a plusieurs raisons de réfuter cette hypothèse. D’abord le Đại Nam n’était pas sous l’influence du bouddhisme théravadà et n’avait pas non plus la culture indianisée comme cela a été avec le Cambodge et le Laos car le rôle religieux joue un rôle important dans le mandala défini par le chercheur O. Wolter. Le Siam tenta d’étendre jusqu’alors son influence et son emprise dans les régions où les Thaïs étaient plus ou moins implantés et où la culture indianisée était visible.

Ce n’est pas le cas du Vietnam. Chakri et son prédécesseur Taksin ont déjà échoué dans cette démarche en Cochinchine qui était pourtant une terre neuve car il y avait une colonie vietnamienne importante de culture différente. La vassalité paraît improbable. On ne connait jamais la vérité mais on peut s’appuyer sur le fait que pour reconnaître les bienfaits du Ralma 1er, Nguyễn Ánh pourrait adopter ce comportement compréhensible qui n’était jamais incompatible à son tempérament et surtout à son esprit confucianiste dont l’ingratitude ne faisait pas partie. On trouve toujours en lui la reconnaissance et la gentillesse qu’on ne pourra pas réfuter plus tard avec Pigneau de Béhaine ayant consacré beaucoup d’effort pour le convaincre de se convertir au catholicisme. Sous son règne, il n’y avait pas la persécution des catholiques qu’on peut interpréter comme une reconnaissance envers Pigneau de Béhaine. De ce point de vue, on peut voir en lui le principe d’humanité (đạo làm người) en honorant à la fois la gratitude envers ceux qui l’avaient protégé durant les 25 années de vicissitudes et la vengeance envers ceux qui avaient tué tous ses proches et sa famille. (thù phải trả, nợ phải đền)

Au moment de son intronisation en 1803 à Huế, Nguyễn Ánh reçut une couronne offerte par le roi Rama 1er mais il la lui retourna tout de suite car il n’accepta pas d’être traité comme un roi vassal et de recevoir le titre que le roi siamois Rama 1er était habitué à accorder à ses vassaux. Ce comportement déjuge l’accusation qu’on a toujours sur Nguyễn Ánh.

Pour certains historiens vietnamiens, Nguyễn Ánh est un traître car il fait venir les étrangers et leur donne l’occasion d’occuper le Vietnam. On aime à coller l’expression vietnamienne « Đem rắn cắn gà nhà » (Introduire le serpent pour mordre le poulet de la maison) à Nguyễn Ánh. Il est injuste de le taxer de trahison car dans le contexte difficile où il était, il n’y a aucune raison de ne pas agir comme lui en tant que humain lorsqu’il était au gouffre du désespoir. Probablement l’expression suivante « Tương kế tựu kế ( Combiner un stratagème de circonstance) lui convient mieux bien qu’il y ait un risque de faire le jeu des étrangers. Il faut rappeler aussi que les Tây Sơn eurent l’occasion d’envoyer un émissaire auprès de Rama 1er en 1789 dans le but de neutraliser Nguyễn Ánh avec le stratagème ( Điệu hổ ly sơn ( Éloigner le tigre loin de la montagne) mais cette tentative fut vaine à cause du refus de Rama 1er. (3)

Etant intelligent, courageux et résigné à l’image du roi des Yue Gou Jian (Cẫu Tiển) de la période des Printemps et des Automnes (Xuân Thu), il devrait connaître les conséquences de son acte. Il y a non seulement Gia Long mais aussi des milliers de gens ayant accepté de le suivre et d’assumer cette lourde responsabilité de faire venir les étrangers dans le pays pour contrer les Tây Sơn. Sont-ils tous des traîtres? C’est une question épineuse à laquelle il est difficile de donner une réponse affirmative et une condamnation hâtive sans avoir au préalable le sens de l’équité et sans se laisser convaincre par des opinions partisanes lorsqu’on sait que Nguyễn Huệ reste toujours le héros le plus adulé par les Vietnamiens pour son génie militaire.

Déçu par le refus de Gia Long, Rama 1er, ne montra aucun signe de rancune mais il trouva la justification dans la différence culturelle. On trouve en Rama 1er non seulement la sagesse mais aussi la compréhension. Il voudrait traiter désormais d’égal à égal avec lui. Ce traitement égalitaire peut être interprété comme une relation bilatérale « privilégiée » entre l’aîné et le jeune dans le respect mutuel. Chacun d’eux devrait savoir qu’il avait besoin de l’autre même il s’agit d’une alliance de circonstance. Leurs pays étaient guettés respectivement par des ennemis redoutables qu’étaient la Birmanie et la Chine.

Leur relation privilégiée ne s’estompa pas au fil du temps du fait que Rama 1er tomba amoureux entre-temps de la soeur de Nguyễn Ánh. On ne sait pas ce qu’elle deviendrait (sa femme ou sa concubine). Par contre il y avait un poème d’amour que Rama 1er lui a dédié et qui continuait à se chanter encore dans les années 1970 durant la procession annuelle des barques royales.

Quant à Nguyễn Ánh ( ou Gia Long ), durant son règne, il évita d’affronter militairement la Thaïlande sur les problèmes épineux cambodgien et laotien. Avant sa mort, Gia Long ne cessa pas de rappeler à son successeur Minh Mạng de perpétuer cette relation d’amitié qu’il avait réussi à établir avec Rama 1er et de considérer le Siam comme un allié respectable dans la péninsule indochinoise (4). Cela se justifiera plus tard par le refus de Minh Mạng d’attaquer le Siam à la demande des Birmans.

Selon le chercheur Nguyễn Thế Anh, dans l’Asie du Sud Est continentale, sur une vingtaine de principautés importantes vers 1400, il ne restait que trois royaumes qui réussirent à s’imposer au début du XIXème siècle en tant que puissances régionales parmi lesquelles figuraient le Siam et le Đại Việt, l’un entamant la marche vers l’Est et l’autre vers le Sud au détriment des états hindouisés (Laos, Cambodge, Champa). Ce conflit d’intérêts s’intensifia de plus en plus à la disparition de Rama 1er et de Nguyễn Ánh.

Leurs successeurs ( Minh Mạng, Thiệu Trị du côté vietnamien et Rama III du côté siamois) furent empêtrés par le problème de succession des rois cambodgiens qui ne cessaient pas de se battre entre eux et de solliciter leur aide et leur protection. Ils furent guidés dès lors par la politique de colonialisme et d’annexion qui les amena à se confronter militairement 2 fois en 1833 et en 1841 sur les territoires cambodgien et vietnamien et à trouver à la fin de chaque confrontation un compromis d’entente en leur faveur et au détriment de leurs protégés respectifs. L’alliance de circonstance n’est plus prise en compte. La rivalité qui devenait de plus en plus visible entre les deux pays concurrents Đại Nam et Siam, éloigne désormais tout rapprochement et toute alliance possible. Même leur politique est tout à fait différente, l’un s’alignant sur le modèle chinois pour éviter tout contact avec les colonialistes occidentaux et l’autre sur le modèle japonais pour prôner l’ouverture des frontières.

La capitale khmère Phnom Penh fut occupée à une certaine époque par l’armée vietnamienne du général Trương Minh Giảng tandis que les régions de l’Ouest cambogien ( Siem Reap, Battambang, Sisophon) étaient aux mains des Thaïs. Selon l’historien français Philippe Conrad, le roi du Cambodge était considéré comme un simple gouverneur du roi de Siam. Les insignes royaux ( épée d’or, sceau de la couronne) étaient confisqués et détenus à Bangkok. L’arrivée des Français en Indochine mit fin à leur double suzeraineté sur le Cambodge et le Laos. Elle permit aux protégés cambodgien et laotien de récupérer une partie de leur territoire aux mains des Vietnamiens et des Thaïs. Le Đại Nam de l’empereur Tự Đức dut faire face aux autorités coloniales françaises qui avaient annexé les six provinces de Nam Bộ (Cochinchine). Grâce à la clairvoyance de leurs rois (en particulier celle de Chulalongkorn ou Rama V) , les Thaïs s’appuyant sur la politique de rivalité entre les Anglais et les Français, réussirent à garder leur indépendance au prix de leurs concessions territoriales (les territoires birmans et malais occupés rendus aux Anglais et les territoires laotien et khmer aux Français). Ils optèrent une politique étrangère flexible (chính sách cây sậy) comme le roseau qui s’adapte au gré du vent. Ce n’est pas un hasard de voir l’union sacrée des trois princes thaïs aux prémices de la nation thaïe en 1287 et la soumission face aux troupes sino-mongoles de Kubilai Khan.

C’est cette politique synthétique d’adaptation qui leur permet d’être à l’écart des guerres coloniales, de se ranger toujours du côté des vainqueurs et d’exister jusqu’à aujourd’hui en tant que nation florissante malgré leur émergence tardive ( datant du début du 14ème siècle ) dans l’Asie du Sud Est continentale

Photos de Venise de l’Orient (Vọng Các)

[Retour à la page Thaïlande]


(1) Bùi Quang Tùng: Professeur, membre scientifique de EFEO. Auteur de plusieurs ouvrages sur le Vietnam.

(2) P.R.R.I, p. 113.

(3) Pool, Peter A.: The Vietnamese in Thailand, p 32, note 3.

Conflits larvés avec le Việtnam (Thaïlande)

Version vietnamienne


Il y a des victoires et des défaites de chaque côté. En conduisant une armée de 20.000 hommes et une flotte, Taksin réussit à chasser après un siège de dix jours, Mo Shi-Lin (Mạc Tiên Tứ en vietnamien) le fils de Mạc Cửu) de Hà Tiên. C’est un allié chinois de poids des seigneurs Nguyễn et le protecteur du fils du dernier roi de la dynastie d’Ayutthaya, Chao Chuy (Chiêu Thúy). Celui-ci continue à être l’un des compétiteurs éventuels à la couronne et un sujet d’inquiétude journalière pour Taksin. À cause de ses revers militaires à Châu Đốc et dans la région de Sadec, Taksin fut obligé d’accepter le traité de paix offert par Mạc Thiên Tứ et d’abandonner Hà Tiên en ruines en échange du retour du prince Chiêu Thúy, de la remise en liberté de la fille de Mạc Thiên Tứ capturée au moment de la chute de Hà Tiên et du maintien sur le trône cambodgien un roi pro-Thaï de nom Ang Non. Dès son retour, Chiêu Thúy fut exécuté ainsi que son frère capturé au Cambodge. Quant au seigneur Nguyễn Phúc Thuần (connu plus tard sous le nom Duệ Tông ), mis en difficulté par la révolte des frères « Tây Sơn (Paysans de l’Ouest) », il fut obligé de cautionner cet accord et de laisser temporairement aux Thaïs le champ libre dans leur politique d’expansion territoriale sur le Laos et le Cambodge. Mais le trêve fut de courte durée pour Mạc Thiên Tứ car entre-temps, il fut poursuivi par les Tây Sơn ayant réussi à prendre Gia Định (ou Saïgon) en 1776 et à capturer le seigneur Nguyễn Phúc Thuần à Cà Mau. Il dut trouver refuge avec sa famille et ses subordonnés auprès de Taksin à Thonburi (Thailande). Mais ce dernier, obsédé et habité par tant de soupçons et de méfiance, finit d’exécuter sa famille et ses subordonnés parmi lesquels figurait le prince Tôn Thất Xuân. Pour préserver sa dignité et son honneur, Mạc Thiên Tứ se suicida en septembre 1780 en avalant une rondelle d’or. La méfiance de Taksin est de plus en plus envahissante jusqu’au point où elle devient une maladie mentale accompagnée par un comportement paranoïaque et tyrannique.

Rạch Gầm- Xoài Mút

Tableau du Musée national de Saïgon

C’est l’un des traits communs des grands hommes politiques (Ts’ao Ts’ao ( Tào Tháo) des Trois Royaumes, Qin Shi Huang Di (Tần Thủy Hoàng) par exemple). C’est cette méfiance qui le pousse à emprisonner plus tard ses proches en particulier la famille de son gendre Chakri qui était en train de s’engager dans une campagne militaire au Cambodge contre les Vietnamiens du jeune prince Nguyễn Ánh. Chakri ( futur roi Rama 1er) fut obligé de pactiser avec les lieutenants de Nguyễn Ánh, Nguyễn Hữu Thùy et Hồ văn Lân. Ceux-ci lui envoyèrent un couteau, une épée et un drapeau en signe de leur soutien contre Taksin. Ayant réussi de rentrer à temps au moment où éclata un coup d’état renversant ce dernier, le général siamois Chaophraya Mahakasatsuk (ou Chakri) devint ainsi le roi Rama I et le fondateur de la dynastie Chakri. Son avènement permet de clore la dynastie de Thonburi et de la remplacer par la nouvelle dynastie avec le transfert de la capitale à Bangkok. C’est ici que le roi Rama 1er tenta de restaurer le style Ayutthaya à travers son palais royal (Bangkok). L’installation de la nouvelle capitale ne correspond pas à un renouvellement de l’art siamois. Rama 1er s’intéressa à poursuivre l’oeuvre inachevée de Taksin le Grand dans la marche vers l’Est. Il n’hésita pas à monter une expédition militaire pour aider le prince héritier Nguyễn Ánh dans sa lutte contre les Tây Sơn. Malheureusement, cette expédition vietnamo-siamoise fut écrasée en 1783 dans les arroyos Rạch Gầm- Xoài Mút de la province Tiền Giang d’aujourd’hui par le roi stratège Nguyễn Huệ. De l’armée siamoise constituée d’au moins de 50.000 hommes et de 300 jonques au départ, il ne restait que 2000 hommes ayant réussi de passer par le Cambodge pour rentrer en Thailande.

Profitant de la méconnaissance géographique du terrain (đia lợi) et de la sous-évaluation militaire des ennemis, Nguyễn Huệ évita l’engagement frontal à Sadec et réussit à faire échouer très vite l’invasion siamoise dans les arroyos proches de Mỹ Tho. Nguyễn Huệ avait besoin d’une victoire éclair car il savait que les Trịnh au Nord Vietnam pouvaient profiter de cette occasion pour envahir Qui Nhơn dans le centre du Vietnam.

Traqué comme une bête fauve et plongé dans l’abîme de tristesse, Nguyễn Ánh fut obligé de s’exiler à Bangkok, accompagné d’une trentaine de mandarins et d’environ 200 soldats pour une courte durée (de 1785 à 1787). Puis il fut rejoint plus tard par les 5000 soldats du général Nguyễn Huỳnh Đức. Selon le professeur vietnamien Bùi Quang Tùng (1), beaucoup de réfugiés préférèrent de rester en Thaïlande et de se marier avec les Siamoises. Politique de rapprochement avec le Việtnam

[Retour à la page Thailande]

(1) Bùi Quang Tùng: Professeur, membre scientifique de EFEO. Auteur de plusieurs ouvrages sur le Vietnam.


Bibliographie

Pool, Peter A.: The Vietnamese in Thailand, Cornell University Press. 1970. 180pp

The diplomatic worldviews of Siam and Vietnam in the pre-colonial period (1780s – 1850s). Morragotwong Phumplab, National university of Singapore, 2011.

Đại Nam Thực Lục (7 fascicules).

 

Royaume d’Ayutthaya (Vương quốc Ayutthaya)

Version vietnamienne

Le royaume de Sukhothai ne survécut pas après la disparition du grand roi Rama Khamheng car ses successeurs Lo Tai (1318-1347) et Lu Tai (1347-1368), accaparés par la foi religieuse négligeaient de veiller sur leurs vassaux parmi lesquels il y avait un prince brave et énergique d’U Thong (*) connu pour ses ambitions territoriales. Celui-ci n’hésita pas à soumettre Lu Tai de Sukhothai. Il devint ainsi le fondateur de la nouvelle dynastie en prenant Ayutthaya située dans la basse vallée du Ménam Chao Praya pour capitale. Il prit le titre de Ramathibodi 1er (ou Rama le Grand) (ou Ramadhipati). Son royaume n’était pas unifié au sens strict du terme mais il était en quelque sorte un mandala(**). Le roi était au centre de plusieurs cercles concentriques du système mandala. Le cercle le plus lointain était constitué de principautés autonomes (ou muäng ) gouvernées chacune par un membre de la famille royale tandis que le cercle le plus proche était aux mains des gouverneurs nommés par le roi. Un édit datant de 1468 ou 1469 rapporta qu’il y avait 20 rois vassaux rendant hommage au roi d’Ayutthaya.

พระนครศรีอยุธยา


©Đặng Anh Tuấn

(*) U Thong: district situé dans la province de Suphanburi. C’est le royaume de Dvaravati que les Chinois ont désigné souvent sous le nom de T’o Lo po ti. C’est ici que le moine chinois célèbre Huan Tsang (Huyền Trang) était de passage lors de son voyage en Inde pour ramener des textes originaux bouddhiques.

(**) Terme mandala employé par WOLTERS,O.W.1999. History, Culture and Religion in Southeast Asian Perspectives. Revised Edition, Ithaca, Cornell university and the Institute of Southeast Asian Studies. pp 16-28.


Malgré cela, son emprise et son autorité étaient relatives sur des principautés éloignées pouvant afficher à tout moment leur indépendance et leur prétention avec leurs chefs charismatiques. Son rôle religieux (dharmarâja) servit de contrepoids à la rivalité potentielle de ces rois vassaux. C’est pourquoi le royaume d’Ayutthaya connut souvent des guerres de succession et des luttes internes durant son existence.

A son apogée, le royaume d’Ayutthaya occupa à peu près le territoire de la Thailande d’aujourd’hui amputé du royaume tampon de Lanna (dont la capitale était Chiangmai ) et d’une partie de l’Est en Birmanie. Selon le chercheur Nguyễn Thế Anh, ce type de configuration politique se retrouva aussi pour un certain temps au début du XIème siècle au Vietnam mais il disparut au profit de la la centralisation du pouvoir dans la capitale au moment du transfert de cette dernière à Thăng Long (Hànội) sous le règne de Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn).

Selon l’historien thaïlandais Charnvit Kasetsiri, ce prince d’U Thong était issu d’une famille chinoise. Grâce à l’alliance matrimoniale avec le roi de Lopburi, il réussît à s’imposer pour succéder à ce dernier. Dès lors, Ayutthaya devint le centre du pouvoir politique siamois jusqu’à sa destruction par les Birmans du roi Hsinbyushin en 1767. Expansionniste, Ramathibodi ne tarda pas à prendre Angkor en 1353. Cela se renouvela encore deux fois avec Ramesuen (le fils du roi Ramathibodi) en 1393 et avec Borommaracha II en 1431. Les Khmers furent obligés de transférer leur capitale à Phnom Penh avec le roi khmer Ponheat Yat. Malgré leur mise à sac d’Angkor, les rois d’Ayathuya continuèrent à se poser volontiers en héritiers des rois de l’empire angkorien. Ils reprirent à leur compte non seulement l’organisation de la cour et la titulature des vaincus mais aussi leurs danseuses et leurs parures. Le retour à la tradition de la monarchie angkorienne était manifeste. Le roi devint en quelque sorte un dieu vivant dont l’apparition publique était rare. Ses sujets ne pouvaient plus le regarder en face sauf ses proches familiaux. Ils devaient lui adresser la parole dans un langage spécifique employé pour la royauté. Doté d’un pouvoir divin, le roi pouvait décider du sort de ses sujets. C’est sous le règne de Ramathibodi qu’une série de réformes fut entamée. Il fit venir les membres de la communauté monastique cinghalaise dans le but d’établir un nouvel ordre religieux. En 1360, le bouddhisme theravadà devint la religion officielle du royaume. Un code juridique incorporant la coutume thaïe et basé sur le Dharmashāstra hindou fut adopté. Quant à l’art d’Ayutthaya, il évolua au début sous l’influence de l’art de Sukhothai. Puis il continua à trouver son inspiration dans le domaine de la sculpture avant de retourner aux modèles khmers au moment où le roi Trailokanatha succéda à son père sur le trône en 1448. Bref, on trouve dans le style d’Ayutthaya un mélange du style de Sukhothai et du style khmer.

Etant décrite par l’abbé de Choisy, membre d’une délégation française envoyée en 1685 par le roi Louis XIV auprès du roi siamois Narai comme une ville cosmopolite et merveilleuse, Ayutthaya devint très vite la proie des convoitises birmanes à cause de sa richesse et de sa grandeur. Malgré la signification du nom porté en sanskrit ( « forteresse imprenable »), elle fut pillée et dévastée par les Birmans du roi de Toungoo Bayinnaung en 1569. Puis elle fut mise à sac de nouveau par les Birmans du roi Hsinbyushin en 1767. Les Birmans profitèrent de cette occasion pour faire fondre l’or qui recouvrait les statues de bouddha mais ils délaissèrent un autre bouddha en stuc dans l’un des temples de la capitale. Pourtant se trouve sous le stuc, la statue en or massif. Il s’agit bien d’un stratagème employé par les moines siamois pour dissimuler le trésor au moment où les Birmans assiégeaient la capitale. Ce bouddha doré est actuellement dans le Wat Traimit situé au coeur du quartier chinois à Bangkok.

Après la destruction de la capitale Ayutthaya, les Birmans se retirèrent en emmenant non seulement les butins et les prisionniers (60.000 siamois au moins ) mais aussi le roi d’Ayutthaya et sa famille. Dès lors, le royaume d’Ayutthaya fut démembré complètement avec l’apparition de plusieurs seigneurs locaux. Sa capitale n’était plus le centre de pouvoir politique. Selon l’anthropologue américain Charles Keyes, Ayutthaya ne recevait plus les influences cosmiques nécessaires à sa pérennité. Sa raison d’être n’est plus justifiée. Elle sera bientôt remplacée par la nouvelle capitale Thonburi, tout proche de Bangkok, accessible par la mer (en cas de l’invasion birmane ) et fondée par le gouverneur de la province Tak de nom Sin. C’est pourquoi on est habitué à l’appeler Taksin (ou Trịnh Quốc Anh en vietnamien) ou Taksin le Grand dans l’histoire de la Thaïlande.

Etant d’origine chinoise Teo chiu (Tiều Châu), celui-ci réussît à s’imposer comme l’unificateur et le libérateur de la Thaïlande après avoir éliminé tous les prétendants et vaincu les Birmans à Ayutthaya après deux jours de combats acharnés. Son règne ne dura que 15 ans (1767-1782) . Pourtant c’est sous son règne que la Thaïlande retrouva non seulement l’indépendance mais aussi la prospérité. Elle devint aussi l’un des états puissants de l’Asie du Sud Est en réussissant à libérer définitivement le royaume concurrent de Lanna (Chiang Mai) du joug birman en 1774 et en étendant son influence et sa vassalité sur le Laos et sur le Cambodge par des expéditions militaires. Elle commença à s’intéresser à la position stratégique que joua au début du 18ème siècle la principauté de Hà Tiên gouvernée par un Chinois cantonais Mac King Kiou (ou Mạc Cửu en vietnamien), hostile à la nouvelle dynastie des Qing (Mandchous) dans le golfe de Siam. Elle caressa toujours l’idée de monopoliser et de contrôler le commerce dans le golfe de Siam.

C’est au Laos que les Thaïs dirigés par le général Chakri ( futur roi Rama 1er) ont pris le Bouddha d’émeraude aux Laotiens et l’ont ramené à Thonburi en 1779 avant de l’installer définitivement au palais royal de Bangkok. Ce Bouddha devient ainsi le protecteur de la dynastie Chakri et le garant de la prospérité de la Thaïlande.

Etant morcelé en trois entités: le royaume de Vientiane, le royaume de Luang Prabang et le royaume de Champassak après la mort d’un grand roi du Laos, Surinyavongsa, le Laos tomba provisoirement sous le joug thaïlandais. Par contre, au Cambodge, profitant des dissensions internes liées à la succession du trône et ayant toujours la politique expansionniste vers l’est dans le but de contrôler complètement le golfe de Siam, les Thaïs n’hésitèrent pas à entrer en conflit armé avec les Vietnamiens des seigneurs Nguyễn ayant jusqu’alors un droit de regard sur le Cambodge qui avait accordé aux Vietnamiens des facilités d’installation dans son territoire (Cochinchine) avec le roi Prea Chey Chetta II en 1618.

Conflits larvés avec le Vietnam

[Retour à la page Thaïlande]

Bibliographie:

Cổ sử cá quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông. G. E. Coedès. Nhà xuất bản Thế Giới 2011.

La féodalité en Asie du Sud Est, Nguyễn Thế Anh. Paris, PUF,1998, pp. 683-714

La conquête de la Cochinchine par les Nguyễn et le rôle des émigrés chinois. Paul Boudet. BEFEO, Tome 42, 1942, pp 115-132

Contribution à l’étude des colonies vietnamiennes en Thailande. Bùi Quang Tung

Guerres et paix en Asie du Sud Est. Nguyễn Thế Anh- Alain Forest. Collection Recherches asiatiques dirigées par A. Forest. Editeur L’Harmattan.

Thailand and the Southeast Asian networks of the Vietnamese Revolution,1885-1954. Christpher E. Goscha

Birth of the thaï nation (Thaïland)

French version

According to Thai historical inscriptions found in Vietnam, there are three important waves of migration initiated by the Thai of Yunnan in northwest of Vietnam during the 9th and 11th centuries. This corresponds exactly to the period where Nanzhao was annexed by Dali destroyed, in turn, three centuries later by Kubilai Khan Mongols in China. During this penetration, the Proto-Thaïs were separated into groups: the Thaï of Vietnam, the Thaï in Burma (or Shans), the Thaï in Laos (or Ai Lao in Vietnamese) and the Thaï in Northern Thailand. Each of these groups began to adopt the religion of these host countries. The Thaï of Vietnam do not have the same religion as those of other territories. They continue to keep animism (vạn vật hữu linh) or totemism.

This is not the case of the Thaï living in Northern Thailand, Upper Burma, Laos which were occupied at this time by Indianized and Buddhist theravàda Môn-Khmer kingdoms (Angkorian empire, Môn Dvaravati, Haripunchai, Lavo kingdoms etc …) after the dislocation of Indianized Funan kingdom. The Môn had a key rôle in the transmission of Theravadà Buddhism from Sinhalese tradition for Thai newcomers.

A long common history with the Vietnamese (Thaïland)

French version

 

 

The Lạc Long Quân-Âu Cơ myth insinuate so skilfully the union and the separation of two Yue ethnic groups, one being of Lạc branch (the Proto-Vietnamese) coming down to the plains by the pursuit of water courses and rivers, the other (the Proto-Thaïs) taking refuge in mountainous areas. There are the Mường in this exodus. Being close to the Vietnamese at the linguistic level, the Mường have managed to keep their ancestral customs because they were sent away and protected in high mountains. They had a social organization similar to that of the Tày and the Thaïs.

Located in Kouang Tong (Quãng Đông) and Kouang Si (Quãng Tây) provinces, the Si Ngeou (Tây Âu) kingdom is none other than the land of the Proto-Thaïs (Thai ancestors). It is here that Shu prince Thục Phán took refuge before the Văn Lang kingdom conquest. It should also be remembered that Chinese emperor Shi Houang Di had to mobilize at this time more than 500.000 soldiers for the Si Ngeou kingdom conquest after having successfully defeated the Chu kingdom (Sỡ Quốc) army with 600.000 soldiers. You have to think that in addition to the implacable resistance of its warriors, the Si Ngeou kingdom should be very large and densely populated for the commitment of the substantial military force from Shi Houang Di (Tần Thủy Hoàng).

Despite the premature death of Si Ngeou king named Yi-Hiu-Song (Dịch Hu Tống),the resistance led by the Yue of Thai branch or (Si Ngeou)(Tây Âu) succeeded in obtaining a few expected results in Southern Kouang Si with the death of general T’ou Tsiu (Uất Đồ Thư) leading a Chinese army of 500.000 men, which has been mentioned in Master Houa-nan annals (or Houai–nan –tseu in Chinese or Hoài Nam Tử in Vietnamese) written by Liu An (Lưu An), grandson of Kao-Tsou emperor (or Liu Bang), founder of Han dynasty between 164 and 173 before our era. Si Ngeou was known for the courage of its formidable warriors. This corresponds exactly to the temperament of the Thai living in the past, described by French writer and photographer Alfred Raquez:(3)

Being belligerent and adventure racer, the old-time Thai were almost constantly at war with their neighbours and often saw their successfull excursions. After each victorious campaign, the prisoners were taken with them and deported in a part of Siam territory as far away as possible from their countries of origin.

After the disappearance of this kingdom and that of Âu Lạc, the Proto-Thaï remaining in Vietnam at this time under the bosom of Zhao To (a former general of Tsin dynasty who later became the first emperor of Nan Yue kingdom) had their descendants forming properly today the ethnic minority Tày of Vietnam. Other Proto-Thaï fled to Yunnan where they united at the eighth century in Nanzhao kingdom (Nam Chiếu) then Dali (Đại Lý) where buddhism of Greater Vehicle began to take root. Unfortunaly, their attempt was in vain. Shu, Ba, Si Ngeou, Âu Lạc (5), Nan Zhao, Dali countries are part of the list of kingdoms annexed one after the other by the Chinese during their exodus. In these countries submitted, the Proto-Thaïs presence was very important. In front of the Chinese continous pressure and the Himalaya inexorable barrier, the Proto-Thaï had to get back in the Indochinese peninsular (4) by penetrating slowly like a fan in Laos, northwest region of Vietnam (Tây Bắc), northern Thailand and Upper Burma.


(4) Indochina in wider sense. This is not French Indochina.

(5) The Âu Lạc kingdom of An Dương Vương was annexed by Chinese General Zhao To (Triệu Đà) who later became the founder of Nanyue kingdom. This one will be in turn under the control of Han dynasty, half a century later.


Bibliography:

(3): Comment s’est peuplé le Siam, ce qu’est aujourd’hui sa population. Alfred Raquez, (publié en 1903 dans le Bulletin du Comité de l’Asie Française). In: Aséanie 1, 1998. pp. 161-181.