Chiếu dời đô (Édit royal sur le transfert de la capitale)

Version française

 

Chiếu dời đô

Sau cuộc cách mạng không đổ máu, Lý Công Uẩn lên ngôi thiên tử và sáng lập một triều đại nhân ái được có 8 đời vua thường gọi là « Lý Bát Đế » trong lịch sử Việt Nam. Trước nhà Lý các cuộc chiến đấu  để  giải phóng dân tộc, dành độc lập, mở mang bờ cõi, dẹp loạn nhị thập sứ quân,  thì có Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã  thực hiện và hoàn tất  rồi.  Sự việc dùng quân sự  để bảo vệ nền độc lâp của một nước Đại Việt đuợc lâu dài chỉ xem đây  là điều cần thiết chớ chưa phải là điều kiện đủ.   Hoa Lư chỉ là một vùng đất hiểm hóc để phòng thủ kiên cố chớ nó không phải là nơi để phát triển kinh tế  cho vận nước được lâu dài và tính kế cho con cháu được  muôn vạn thế hệ và muôn vật được phồn thịnh và phong phú được.

Việc phát triển kinh tế  cũng như việc muốn có được một nền tảng văn hóa Đại Việt khác hẵn với văn hóa Đại Hán nhất là chúng ta bị đô hộ  có mười thế kỷ là những thách thức trọng đại  mà  các hào kiệt như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những bậc võ biền thì không thể nào có  đủ  bản lĩnh để  mà hoàn tất.  Bởi vậy trong bối cảnh nầy, sự xuất hiện của một nhân vật kiệt xuất như Lý Công Uẩn, đạo đức vô song, văn võ song toàn rất quan trọng và cần thiết để  thuận lòng trời, phù hợp với khát vọng của người dân Việt để  xây dựng một đất nước bền vững, tự chủ và hùng mạnh.

 Chính sư Vạn Hạnh cũng có nhìn sâu sắc nầy từ lâu nên nói với Lý Công Uẩn một hôm như sau:  « Thiên hạ tuy có nhiều họ Lý nhưng xem ra thì không ai bằng ngài có bụng nhân từ khoan thứ vả lại lòng dân tin mến nhiều, thì phi ngài không ai làm nổi ». Có thể nói là Lý Công Uẩn là người duy nhất mới có thể lãnh được trách nhiệm trọng đại nầy mà thôi.  Qua tầm nhìn vượt thời gian của ngài thì chuyện dời  đô cũng  là cốt lõi chính để ngài  có thể đổi mới được đất nước, biến đổi một bộ máy quyền lực của các thủ lĩnh quân sự thành một bộ máy quan lại dân sự để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triến kinh tế ở một mức độ cao hơn nhất là ở trong thời bình.

Chính vì vậy mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết đinh dời đô về Đại La. Đây là thủ phủ của chính quyền của hai nhà Tùy và Đương gần ba thế kỷ từ năm 607. Đại La ở một địa thế có lợi  cho việc phòng thủ củng như việc phát triển kinh tế. Ở phiá bắc thành Đai La thì có sông Nhị (hay  Sông Hồng). Nó có thể không những tỏa đi khắp hệ thống sông ngòi vùng châu thổ mà là con hào tự nhiên để chận hiểm hoạ xâm lăng từ phương bắc. Chính ở đây ngài  mới thực hiên một loạt cải cách toàn diên về chính trị, kinh tê và văn hóa.

Về chính trị thì thể chế Đại Việt được mô phỏng theo Trung Hoa vì ở thời điểm nầy thể chế chính trị nước nầy được xem là văn minh nhất và phù hợp nhất cho việc trị nước an dân. Nhưng ông dựa trên Phật Giáo có tỗ chức và ăn sâu dân chúng để mà cai trị. Nói đúng hơn ngài kết hợp pháp trị và đức trị. Ngài có chính sách ngọai giao độc lập với nhà Tống và khoan hoà với các nước láng giềng như Champa và Chân Lạp. Ngài thay thế dần bộ máy quân sự bằng bộ máy dân sự dựa trên các cuộc thi cử  chọn lựa nhân tài.

Về mặt kinh tế, ngài cho xây dựng nhiều chợ, cho lâp nhiều bến thuyền và xây nhiều kênh  để tạo thuận lợi cho việc giao thông buôn bán và xem trọng hoạt động công thương nghiệp.

Cũng là lúc ông phải tạo ra sự khác biệt  với văn hóa Trung Hoa để có được một văn hoá độc lập và  có bản sắc riêng tư cho dân tộc Việt. Chỉ nhìn qua cách chọn lựa tên Thăng Long cho quốc đô Đại Việt thì  cũng nhận thấy ông đä chọn con rồng làm  một biểu tượng quốc gia tựa như lá cờ cho một quốc gia độc lập và tự chủ nhất là nó có liên quan đến « thủy tổ », đến  huyền thoại cuả dân tộc Việt (Con Rồng Cháu Tiên). Làm sao con rồng thời nhà Lý nó có khác chi với rồng Trung Hoa ? Cần nên nhớ lại con rồng nó mang nguồn gốc Bách Việt. Nó là loại động vật hư cấu từ rắn, cá sấu hay thuồng luồng mà ra và  thích sống ở môi trường nước của phương nam. Một khi bị Trung Hoa đồng hoá được dân  Bách Việt thì con rồng cũng là sản phẩm của họ nhất là qua chữ  Thìn họ vay mượn từ ngôn ngữ của dân Bách Việt trong thập nhị địa chi để chỉ rồng. Bởi vậy con rồng Việt Nam thường  vẫn được xem là hậu duệ của rồng Trung Hoa. Thế mà rồng thời Lý có sự khác biệt rõ ràng.  Theo nhà nhân học Đinh Hồng Hải, rồng thời Lý có tiếp thu và giử  các yếu tố « nguyên mẫu »  của  văn hoá Trung Hoa như có bốn chân, móng vuốt và bờm mà còn biểu tượng vương quyền và hoàng tộc. Tuy nhiên cũng có những  yếu tố phi Hán dựa trên nền tảng Phật giáo để biểu tượng thần quyền và văn hoá Ấn Độ, đặc biệt là biểu hiện  của rắn thần Naga và Makara. (như thân rắn, mềm mại, có mào vân vân …). Nhờ vậy rồng thời Lý mới mang được đặc trưng  riêng biệt và mới khẳng định được vai trò độc lập và chủ quyền của nước Đai Việt. Nó thể hiện được sư gần gũi  thân thương với người dân Việt. Nơi nào cũng có biểu tượng rồng chớ nó không độc tôn cho hoàng tộc hay bị độc chiếm bởi nhà vua như ở Trung Hoa.  Chính nhờ  vậy Lý Công Uẫn đã thành công tạo dựng một nền văn hoá khác biệt độc  lập có bản sắc riêng biệt. Chính ngài đã tìm ra giải pháp để chấn hưng nền văn hóa Đại Việt trước sự lấn át của văn hóa Trung Hoa sau 10 thế kỷ đô hộ bằng cách dựa trên kho tàng văn hoá Ấn Độ mà người dân Việt được có nhờ sự tiếp cận qua Phật giáo và các tù binh Chiêm Thành. (Đinh Hồng Hải 2014, trang 113). Chúng ta có thể nhận xét chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là môt kiệt tác mà ngài để lại cho dân tộc qua cái nhìn vượt thời gian của ngài ở thời điểm đó mà  thôi chớ nó chưa có thể hiện được hoàn toàn tinh thần dân tộc  như các áng văn khác như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt  hay Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.

Version française

Après la révolution sans effusion de sang, Lý Công Uẩn monta sur le trône et fonda une dynastie de clémence  composée de huit rois et connue souvent  sous le nom de «Lý Bát Đế» dans l’histoire de notre Vietnam. Avant la dynastie des Lý, les guerres destinées à  libérer le peuple, à gagner l’indépendance, à agrandir le pays  et à réprimer la rébellion des douze seigneurs féodaux ont été  réalisées et accomplies avec succès par les héros  Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh et Lê Hoàn. L’engagement militaire s’avère nécessaire dans le but de défendre l’indépendance de Đại Việt mais il n’est en aucun cas une condition suffisante. L’ancienne capitale Hoa Lư est implantée  justement  dans une région difficile d’accès afin de  mieux pouvoir  se défendre contre les agresseurs. Elle n’est pas une zone destinée à favoriser  le développement économique  et à pérenniser la prospérité  à long terme, l’indépendance et l’avenir radieux pour des  milliers de  générations.

Le développement économique du pays et la volonté d’avoir une base culturelle différente de celle de la Chine malgré  domination  durant dix siècles au Vietnam  sont des difficultés majeures  auxquelles les héros  tels que Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh et Lê Hoàn  n’ont pas la capacité d’être confrontés car ils sont avant tout des  hommes de guerre valeureux. C’est  dans ce contexte que l’apparition de Lý Công Uẩn est très importante  et nécessaire  car il est non seulement un soudard instruit et doté d’une moralité exemplaire mais aussi un personnage pouvant se conformer à la volonté du Ciel et aux aspirations du peuple pour construire  avec ce dernier un état viable, autonome  et puissant.

Ayant une vision profonde et perspicace depuis longtemps, le moine  zen Van Hanh eut l’occasion de dire  un jour à Lý Công Uẩn  comme suit: Bien que beaucoup de gens portent les noms de famille Lý, il me semble que personne ne soit bienveillant  et tolérant comme vous. De plus vous réussissez à avoir la confiance du peuple. Sans vous, il est impossible de trouver quelqu’un d’autre pouvant le faire.  On peut dire qu’il est l’unique personnage capable d’assumer cette mission importante. Avec sa clairvoyance intemporelle, le transfert de la capitale est le sujet  pivot lui permettant de transformer le pays, de changer le puissant appareil des chefs militaires en une bureaucratie civile  afin de mieux s’adapter  aux besoins de construction et de développement économique à un niveau supérieur en temps de paix.

C’est pourquoi,  à l’automne 1010, Lý Thái Tổ décida de déménager la capitale à Đại La. Celle-ci était la capitale des dynasties  chinoises Sui et Tang  pendant près de trois siècles depuis l’an 607. Đại La était localisée dans une région propice à la défense ainsi qu’au développement économique.  Au nord de cette citadelle, il y avait  la rivière Nhị (ou Fleuve  Rouge)  pouvant être  à la fois en contact avec tout le système fluvial du delta  et une tranchée naturelle pour empêcher le danger d’invasion venant du nord. C’est ici qu’il entama une série complète de réformes politiques, économiques et culturelles.

Au point de vue politique, le régime politique de  Đại Việt fut calqué sur le modèle de la Chine car à l’heure actuelle, l’institution politique de cette dernière  était considérée comme la plus civilisée et la plus adaptée à la gouvernance de la nation pacifique. Mais il s’appuya  sur le bouddhisme  ayant une organisation bien structurée et fortement  ancrée dans la population locale pour gouverner le pays. D’une manière juste, il accorda la primauté au droit et à  la vertu dans cette gouvernance. Il mena une politique étrangère indépendante avec la dynastie des Song et adopta une politique  indulgente vis à vis des pays voisins comme le Champa et Chen La. Il remplaça  progressivement  l’appareil militaire par un appareil civil basé essentiellement sur les concours de sélection des gens talentueux.

Sur le plan économique, il autorisa la construction de nombreux marchés, établit de nombreuses  embarcadères et favorisa le développement de nombreux canaux pour faciliter le transport fluvial  et accorda l’importance aux activités industrielles et commerciales.

C’est aussi moment où il dut montrer une différence avec la culture chinoise afin de montrer une culture indépendante et  une identité pour le peuple vietnamien. Il suffit de voir sa façon de choisir le nom Thăng Long pour la capitale de Đại Việt. Il choisit le dragon comme le symbole national. Analogue au drapeau d’une nation indépendante et autonome, le dragon était lié étroitement à notre origine, à notre mythe  Con Rồng Cháu Tiên. En quoi le dragon de la dynastie des  Lý était-il différent du dragon chinois? Il faut se rappeler que le dragon était d’origine Bai Yue. C’est un animal « fictif » issu probablement des serpents, des crocodiles et des dragons d’eau  aimant vivre dans les eaux du sud de la Chine. Une fois les Chinois réussirent à siniser le  peuple des Bai Yue, le dragon devint aussi leur produit préféré, notamment à travers le mot Thìn qu’ils empruntèrent à la langue du peuple Bai Yue dans le zodiaque pour désigner le dragon.

 C’est pourquoi les dragons vietnamiens sont considérés souvent comme les descendants des dragons chinois. Pourtant,  ils ont une énorme différence. Selon l’anthropologue Đinh Hồng Hải, le dragon de la période des Lý prit en possession des éléments typiques de la culture chinoise comme l’existence de  quatre pattes, des griffes et une crinière, mais aussi des symboles de la royauté et de la famille royale. Par contre, des éléments non chinois étaient visibles et basés essentiellement sur la base du bouddhisme pour représenter la théocratie et la culture indienne,  notamment les attributs du serpent Naga et de l’animal aquatique Makara dans la religion hindoue (comme la souplesse du corps du serpent, la crinière etc…). Grâce à ces traits distinctifs évoqués, le dragon de l’époque des Lý  put apporter ses propres caractéristiques distinctives et affirmer le rôle indépendant et souverain de Đại Việt. Il montra aussi sa proximité et son intimité avec le peuple vietnamien. Le symbole de dragon était visible partout au Vietnam. Le dragon de la période des Lý n’était pas propre à la famille royale et il n’était pas monopolisé non plus par le roi comme en Chine. Lý Công Uẩn réussit à créer une culture indépendante et différente avec une identité particulière. Il trouva lui-même une solution pour restaurer la culture de Đại Việt  devant l’oppression écrasante de la culture chinoise après 10 siècles de domination en s’appuyant sur le trésor culturel de l’Inde par l’intermédiaire de la religion bouddhiste et des prisonniers du Champa conquis  (Đinh Hồng Hải 2014, page 113).

Nous pouvons dire que l’édit royal sur le  transfert de la capitale est un chef-d’œuvre que Lý Công Uẩn a légué à son peuple grâce à sa vision intemporelle de l’époque mais il ne peut pas refléter entièrement l’esprit nationaliste du peuple vietnamien comme les poèmes épiques intitulés  respectivement  « Nam Quốc Sơn Hà » (ou Les Montagnes et les Rivières du pays du Sud) du général vainqueur des Song, Lý Thường Kiệt et « Bình Ngô Đại Cáo (ou Proclamation  sur la pacification des Ngô) de Clausewitz vietnamien Nguyễn Trãi de la dynastie des Lê postérieurs.

Lý Thái Tổ (Dynastie des Lý postérieurs)

Version française

Lý Thái Tổ

Lý Thái Tổ tên là Công Uẩn , người làng Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974).   Ông là  một  vị hoàng đế để  lại cho đến ngày hôm nay nhiều cuộc tranh cãi và gây ra nhiều thắc mắc  về nguồn  gốc sinh thành cũng như việc lên ngôi của ông với  cái chết đột ngột của vua Lê Long Đĩnh được xem như một bạo chúa trong sử. Tuy nhiên ông là một vị vua có công trạng rất lớn  đối với đất nước trong việc ổn định chính trị, kinh tế và văn hóa. Ông không những đem lại hoà bình cho muôn dân mà còn lại là một vị vua hiền đức ít ai có thể so sánh bằng. Ông lên ngôi thiên tử thuận ý trời (niên hiệu thuận thiên),  được  lòng dân và được sự ủng hộ của tổ chức Tam giáo nhất là Phật giáo dưới sự chỉ dẫn của thiền sư tài năng Vạn Hạnh.

Một cuộc cách mạng không đổ máu, một tham vọng cho vận nước được lâu dài và tính kế cho con cháu được  muôn vạn thế hệ và muôn vật được phồn thịnh và phong phú  với chiếu dời đô và một triều đại nhân ái và khoang dung khiến  sử gia Ngô Sĩ Liên không ngớt lời khen ngợi về sau nầy. Trước ông, các vua đều là những bậc võ biền, nhân loạn mà nắm được chính quyền. Học thức của vua rất kém nên không được có như  ông văn võ song toàn với sự dạy dỗ của sư Vạn Hạnh theo lời nhận xét của giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong bài tựa đề «Đạo Phật đời Lý ». 

Vậy ông là người thể nào?  Ông có phải con của thần như được kể ở trong truyền thuyết hay không? Tại sao ông cần phải giấu lý lịch để rồi cho đến ngày hôm nay. Ông là một vị vua có mang nhiều huyền thoại nhất  mà còn để lại một câu hỏi khiến làm cho các sử gia phải bồn chồn, phải cố gắng tìm lời giải đáp để hợp lí trong tinh thần khoa học.

Theo Phan Kế Bính trong quyển sách « Nam Hải dị nhân » thì thân sinh của ông nghèo khổ làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn phải lòng một người tiểu nữ có mang thai khiến nhà chùa thấy thế đuổi đi chổ khác và cha ngài  sau đó bị té giếng mà chết ở rừng Báng khiến mẹ phải xin tá túc ở chùa Ứng Tâm vài tháng rồi lâm bồn và sinh ngài ra rồi qua đời  nhưng trong sử thì nói bà mẹ của ông thì nằm mơ thấy giao cảm với thần núi Tiêu Sơn mà sinh ra ông. Rồi sau đó mẹ ông nhờ sư ở chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Vân nhận làm con nuôi trước khi bà qua đời. Vì thế ông lấy theo họ Lý và khi ông 7, 8 tuổi thì ông được theo học với sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn. Có một lần học không thuộc bài, ông bị sư Vạn Hạnh trừng phạt trói lại bắt nằm dưới đất. Có một đêm ông mới ngâm câu thơ rằng :

Canh khuya không dám giang chân ruỗi
 Vì ngại non sông Xã tắc xiêu.

Vạn Hạnh nghe thế đem lòng kính trọng vì thấy ông có khẩu khí thiên tử. Có lắm câu chuyện thần thoại thêu dệt về ông từ lúc còn nhỏ. Chẳng hạn như ông mới sinh ra trên tay có bốn chữ « Sơn hà xã tắc » hay là chuyện báo mộng của Long Thần. Một hôm, nhà sư nhờ ông lúc còn bé đem bánh oản dân cúng Long Thần, ông khoét lấy ruột ăn oản mất đi. Tối lại nhà sư bị Long Thần báo lại trong mộng. Sáng lại ông bi qưở bởi nhà sư nên ông bực tức mà hỏi nhà sư rằng: Ai nói với thầy như thế ? Nhà sư mới kể lại chuyên báo mộng của Long Thần. Ông không nói chi cả mà lên nơi thờ Long thần, đánh vào lưng của Long Thần một đấm rồi viết: Lưu tam thiên lý. (Đày đi ba ngàn dậm). Về đêm, Thần về nói với sư là Thần bị đuổi phải đi thôi. Sáng sớm, sư lại ở nơi thờ Thần thì thấy có các chữ ấy nhờ chú tiểu rửa mà không sạch. Sư đành bảo ông rửa. Ông chỉ nhổ ít nước bọt rồi lại chùi thì sạch ngay.

 Còn có nhiều bài kệ (như kệ cây gạo bị  sét đánh)  và các chuyện thần thoại khác như chuyện con chó trắng trên lưng có chữ thiên tử, chuyện rồng bay lên trời  khi lúc dời đô vân vân…  nhầm làm hợp lý với chân dung của Lý Công Uẩn để thuận lòng dân ý trời  và trở thành thiên tử nhất là ở thời đó dân ta rất còn mê tín, theo tín ngưỡng dân gian nên các nhà sư học thức uyên bác như nhà sư Vạn Hạnh phải lên kế hoạch để Phật giáo với tính cách ôn hoà và thần bí chóng mới ăn sâu vào lòng tín ngưỡng của người dân Việt.

Các sư được sống gần dân rất biết rõ dân chúng không có vật lực để vun bồi giáo dục và chậm phát triển dưới  ách đô hộ của phong kiến phương bắc nên có khát vọng muốn từ lâu đất nước có được một nền độc lập tự chủ và tự cường. Trong thời loạn lạc, những bậc võ biền khi có được chính quyền hay thường truy nã và diệt tận gốc những kẻ đối địch nguy hiểm của mình luôn cả con cháu qua những cực hình ghê gớm như cột đồng đốt nóng, vạc dầu đun sôi, chuồng hổ báo vân vân …

 Bởi vậy khi Ngô Quyền dành được độc lập và qua đời  thì em vợ là Dương Tam Kha không ngần ngại soán ngôi tìm con của Ngô Quyền, Ngô Xuân Ngập mà giết mà luôn cả con cháu. Vì vậy một đứa con trưởng của Ngô Xuân Ngập phải ẩn thân vào chùa làm sư, đó là thiền sư Ngô Chấn Lưu tức là đại sư Khuông Việt được phong làm tăng thống  đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và là quốc sư dưới triều đại nhà Đinh. Cho đến Lý Công Uẩn thì chuyện ẩn náu trong chùa cũng  không phải ngoại lệ. Trong sử, ông là con nuôi của sư Lý Khánh Vân nên giữ họ Lý cũng đúng thôi. Nếu có cha thì cha chết sớm còn không cha thì con của thần đó là các lời được kể trong sử. Vậy ông con của ai ? Ông không phải con của thần vì khi lên ngôi vua thì ông liền ban tước  Vũ Uy Vương cho anh và Dục Thánh Vương cho em. Ông có một người chú ruột còn sống và được phong làm Vũ Đạo Vương và con của người chú nầy tên là Lý Trung Hiển đựợc giử chức Thái úy trong triều. Như vậy ông có gia tộc hẳn hoi. Ông còn tôn tạo ngôi mộ cho cha  và xây lăng cho mẹ ở rừng Báng không xa chùa Thiên Tâm và Dương Lôi và truy phong cha là Hiển Khánh Vương và mẹ là Minh Đức Thái Hậu. Ông không phải con của thiền sư Vạn Hạnh vì ông có cha có anh em mà còn có chú. Vã lại nếu ông là con ruột của sư Vạn Hạnh thì giả thuyết nầy càng không nghiêm túc nhất là  nghĩ rằng sư Vạn Hạnh vì vụ lợi riêng tư cho con mình nên mới có tác đông như vậy chớ không hiểu rằng ông là một người xuất gia đi tu từ thưở nhỏ, một nhà trí thức uyên thâm nên hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của quần chúng sau một ngàn năm đô hộ của  người phương bắc thì  Lý Công Uẩn là người được thiền sư chọn lựa vì trước là ở thời đó  Phật giáo giử một vai trò chủ đạo và ông  là học trò gương mẫu được thiền sư nuôi và dạy dỗ.

Như vậy Lý Công Uẩn phải có mối quan hệ huyết thống với một gia tộc nào mà bị hai triều Đinh Lê truy nã. Theo nhà nghiên cứu Trần Viết Điền ông là cháu nội của Lý Khuê,  một vị sứ quân chiếm cứ vùng Siêu Loại, nơi có trung tâm Phật giáo Thuận Thành- Lũy Lâu, nơi  đào tạo tăng tài Tiêu Sơn, đã phát triển hằng trăm năm với nhiều ngôi chùa cổ, với các vị sư tầm cỡ như Định Không, Thông Thiện, Đinh La Quí, Thiền Ông, Vạn Hạnh vân vân…

Đấy là sứ quân Lý Lãng Công, một vị hùng trưởng của miền đất nằm hai bờ sông Đuống được  lực lượng tín đồ Phật giáo ủng hộ mà  bị tướng Lưu Cơ của Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư đánh bại. Dòng họ Lý của sứ quân Lý Khuê một số bị giết, nhưng số còn lại phải đi ẩn, phải vào rừng sinh sống, phải vào tu ở các chùa trong núi sâu thẳm nhằm mai danh ẩn tích. Lý Vạn Hạnh mặc dầu họ Lý nhưng cũng có thời kỳ phải mang họ Nguyễn. Theo nhà nghiên cưú Trần Viết Điền thì Thiền uyển tập anh ngữ lục là chìa khoá để  giải mã bí ẩn tông tích của Lý Công Uẩn thì có ghi chép thiền sư Định Không (730-808) từ  thời thuộc nhà Đường, người họ Nguyễn (thực ra là họ Lý), thuộc hương Diên Uẩn rất  giỏi thuật số và  biết được họ Lý của ngài sẽ có người làm vua về sau nầy và nước Việt được độc lập và Phật giáo được chấn hưng.

Vì thế các sư Thiền Ông-Vạn Hạnh-Khánh Vân phải  trợ tiếp đám con cháu của Lý Khuê, tạo điều kiện cho cha, bác, chú của Lý Công Uẩn mai danh ẩn tích để tránh sự bố ráp gắt gao của hai triều Đinh và Tiền Lê. Đây là cuộc vận đông qui mô  nhầm để đưa dòng họ Lý lên ngôi,  phải được tiến hành cả trăm năm từ khi thiền sư Đinh La Qúi  ở chùa Châu Minh, rất giỏi về phong thủy trồng cây gạo để bổ cứu long mạch đế vương của hương Cổ Pháp (Diên Uẩn) và dự đoán họ Lý ở Cổ Pháp sẽ có người  làm vua. Như vậy Lý Công Uẩn đã được thế  lực Phật giáo ủng hộ từ lâu và bảo trợ. Chỉ cần thời cơ và đúng lúc để mà hành sự mà thôi nhất là để pháp hoá việc soán ngôi, một cuộc cách mạng không bạo động theo ý trời thuận lòng dân  với sự vận động quần chúng tài tình của sư Vạn Hạnh qua các bài kệ ly kỳ và các truyền thuyết về Lý Công Uẩn. Nhờ cái nhìn thực tiễn của sư Vạn Hạnh và cái đức độ vô song của Lý Công Uẩn thì mới thấy có  được ở đất nước chúng ta một triều đại nhân ái, một triều đại được kéo dài 216 năm. (Lý Bát Đế)

Chiếu dời đô

De son vrai nom Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ, est né le  8 Mars 974 et mort le 31 Mars 1028. Le fondateur de la dynastie des Lý postérieurs est originaire du village de Cổ Pháp dans la  province de Bắc Ninh. Il est l’empereur ayant soulevé  jusqu’à aujourd’hui beaucoup de discussions passionnées et des interrogations concernant l’origine de sa naissance comme la montée sur le trône avec la disparition subite du roi Lê Long Đĩnh taxé d’être un roi cruel dans l’histoire. Cependant il est intronisé pour répondre à la volonté du Ciel et au souhait du peuple avec le soutien des trois religions importantes du pays  (bouddhisme, taoïsme, confucianisme), en particulier le bouddhisme sous la direction du moine zen  talentueux Vạn Hạnh.

C’est une révolution sans effusion de sang, une ambition pour la stabilité politique et la  prospérité économique à long terme pour le pays et  pour des milliers de générations avec le transfert de la capitale et une dynastie de bienveillance et de tolérance que l’historien Ngô Sĩ Liên n’a pas cessé de féliciter.  Avant lui, les rois étaient tous des soudards et des rebelles profitant du désordre politique  pour prendre le pouvoir. Leur éducation  était très limitée et ne pouvait pas égaler celle donnée par le moine zen Vạn Hạnh à Lý Công Uẩn selon la remarque du professeur Hoàng Xuân Hãn dans son article intitulé  « Le bouddhisme de la dynastie  des Lý »

Alors quel genre de personne est-il? Est-il le fils  d’une divinité comme cela a été dit dans la légende? Pourquoi a-t-il besoin de cacher son identité jusqu’à ce jour? Il est le roi ayant suscité bien plus de légendes mais il laisse aussi une question qui rend les historiens perplexes  de trouver une réponse appropriée et  logique dans l’esprit scientifique.

Dans le livre intitulé « Les personnages  talentueux et extraordinaires de Nam Hải » de Phan Kế Bính, son père était tellement pauvre qu’il  travaillait en tant que fermier pour le compte de la pagode Tiêu Sơn. Il était tombé amoureux d’une gonzesse devenue enceinte. C’est pour cela qu’ils furent obligés de se réfugier ailleurs. Son père  fit une chute  un jour dans un puits et il fut décédé dans la forêt de Báng. Sa mère dut demander un abri  dès lors  à la pagode Ứng Tâm durant quelques mois avant de lui donner naissance. Mais dans la version de  l’histoire, on a dit que sa mère fut en relation avec le génie de la montagne Tiêu Sơn dans le rêve  pour lui donner naissance. Puis, elle demanda  au moine responsable de la pagode Cổ Pháp, nommé Lý Khánh Vân, de l’adopter avant sa mort. Il prit ainsi le nom de famille Lý et à l’âge de 7 ou 8 ans, il fut autorisé à recevoir l’enseignement  et l’éducation auprès du moine  Vạn Hạnh à la pagode Tiêu Sơn. Une fois, alors qu’il ne réussit pas à rappeler la leçon, il fut puni et ligoté par ce dernier.  Il fut forcé de s’allonger par terre. Dans la nuit, il commença à s’exclamer:

Je ne peux pas m’étirer les jambes durant la  nuit car j’ai la crainte de voir disparaître mon royaume …

En entendant cela, Vạn Hạnh ne cessa pas de le respecter car il trouva en lui la stature d’un roi. Il existe de nombreuses histoires mythiques  élaborées à son nom depuis son enfance. Par exemple, il est né avec quatre mots « Sơn Hà Xã Tắc » trouvés dans les paumes de ses mains ou le message laissé par   Dieu-Dragon (Long Thần) dans le rêve du bonze. Un jour, le moine de la pagode  lui demanda de déposer  de petits  gâteaux « oảnh » sur l’autel de ce Dieu-Dragon  quand il était encore  enfant.  La nuit, le moine fut rapporté  dans son rêve par Dieu-Dragon  que la plupart de ces gâteaux n’avaient plus la garniture. Le lendemain,  il reçut des reproches de la part du bonze. Agacé, il lui demanda: Qui vous a dit ça? Le bonze commença à raconter sa rencontre avec Dieu Dragon dans le rêve.  Il ne broncha pas mais il alla tout de suite  sur le lieu où se trouvait l’autel du Dieu-Dragon.  Il  donna un coup de poing sur le dos de sa statue et y écrit ensuite: Exilé à trois mille  mètres. Dans la nuit, Dieu Dragon avertit au bonze responsable  qu’il dut s’exiler à trois mille mètres. Le lendemain, le  moine effectua la vérification sur place et demanda à un garçonnet d’essuyer ces mots écrits sur le dos de la statue avec de l’eau sans obtenir satisfaction.  Il fut obligé de redemander à Lý Công Uẩn  de le faire. Celui-ci réussit à  les enlever avec un peu de son salive.

Il existe également de nombreuses  stances  (comme celle du kapokier frappé par la foudre) et d’autres mythes tels que le chien blanc ayant le mot « roi » sur son dos, l’histoire d’un dragon volant dans le ciel lors du transfert de la capitale Thăng Long etc…  Cela permet de coller au profil de Lý Công Uẩn pour répondre à la volonté divine et celle du peuple et devenir l’empereur car à cause de la croyance populaire, notre peuple était très superstitieux à cette époque. Les  moines savants comme Vạn Hạnh devaient en tenir compte. Le bouddhisme, avec son caractère pacifique et mystique  pouvait être ancré ainsi dans les croyances des Vietnamiens.

Proches du  peuple, les moines savent très bien qu’il n’a pas les  moyens pour améliorer l’éducation et les connaissances et il tarde à  évoluer sous le joug féodal des gens du Nord mais il a donc un désir ardent d’avoir depuis longtemps un pays indépendant et autonome.  Dans la période de troubles, les  soudards  traquent et éliminent souvent leurs ennemis et leurs descendants dangereux lors de la prise du pouvoir en se servant  des  tortures extrêmement horribles comme l’utilisation  des poteaux en cuivre chauffés, du chaudron plein d’huile bouillante ou bien de la cage du tigre etc …

C’est pourquoi lorsque  Ngô Quyền obtient  l’indépendance du pays  et il est décédé, son beau-frère  Dương Tam Kha n’hésite pas à usurper le trône. Puis il tente  de retrouver ensuite les descendants de Ngô Quyền  pour les éliminer, en particulier Ngô Xuân Ngập et ses enfants. Le fils aîné de Ngô Xuân Ngập doit se cacher dans une pagode et devenir ainsi le moine connu sous le nom de Ngô Chấn Lưu. C’est le grand moine Khuông Việt qui a été désigné comme le chef suprême du clergé bouddhiste vietnamien sous la dynastie des Đinh. Lý Công Uẩn ne se fait pas exception non plus car il doit se cacher aussi dans la pagode dès son jeune âge. Dans l’histoire, il a été adopté par le moine Lý Khánh Vân. C’est pour cela qu’il peut  garder le nom de la famille Lý.

S’il a un père biologique,  celui-ci mourra tôt. Par contre, sans père, il doit être  le fils d’un génie cité dans l’histoire. Alors qui est-il  exactement?  Il n’était pas le fils d’un génie  car lors de son intronisation, il accorda  immédiatement  le titre de Vũ Uy Vương  à son grand frère et  celui de Dục Thánh Vương à son petit frère. Il avait un oncle vivant nommé  Vũ  Đạo Vương et le fils de ce dernier, Lý Trung Hiển, avait le grade de sous-lieutenant à la cour.  Il avait  donc vraiment  une famille. Il rénova ensuite la tombe de son père et construisit un mausolée  pour sa mère dans la forêt de Báng non loin des pagodes Thiên Tâm et Dương Lôi et attribua respectivement  à son père et à sa mère  le titre posthume Hiển Khánh Vương et Minh Đức Thái Hậu. Il n’est pas le fils du moine zen Vạn Hạnh car il a un père avec ses deux frères mais aussi un oncle. D’ailleurs, s’il est le fils biologique du moine Vạn Hạnh, cette hypothèse n’est pas sérieuse du tout car on peut penser que Vạn Hạnh doit agir ainsi  pour ses intérêts personnels. Mais on oublie qu’il devient moine très jeune et qu’il connait les aspirations du peuple après mille ans de domination chinoise en tant qu’un érudit illustre.  Lý Công Uẩn est choisi par Vạn Hạnh car à cette époque, le bouddhisme  joue  un rôle de premier plan et il est le  disciple exemplaire élevé, éduqué et guidé par lui-même.

Lý Công Uẩn doit  avoir un lien  de sang avec une famille recherchée et poursuivie  activement  par les deux dynasties Đinh et Lê postérieur. Selon le chercheur vietnamien Trần Viết Điền, il est le petit-fils de Lý  Khuê, un seigneur  féodal ayant occupé la région de Siêu Loại où se trouve à cette époque le centre bouddhiste Thuận Thành-Lũy Lâu. C’est ici que les moines de Tiêu Sơn ont été formés et on a vu depuis une centaine d’années la construction d’un grand nombre de pagodes antiques  avec des moines illustres comme Định Không, Thông Thiện, Đinh La Qúi, Thiền Ông, Vạn Hạnh etc ..

C’est  le seigneur Lý Lãng Công (ou Lý Khuê), un chef du territoire localisé  sur les deux rives de la rivière Đuống. Il est  soutenu par les forces bouddhistes et vaincu par le général Lưu Cơ de l’empereur Đinh Bộ Lĩnh à Hoa Lư. Certaines des lignées Lý de ce seigneur Lý Khuê ont été tuées, mais d’autres ont dû aller se cacher, vivre dans la forêt, rester dans les pagodes ou dans les montagnes profondes. Bien que Vạn Hanh porte bien  le nom de famille Lý, il y a  une  époque où il devait prendre  le nom de famille Nguyễn. Selon le chercheur Trần Viết Điền, le livre intitulé Thiền Uyển Tập Anh (Floriflège du jardin du Thiền)  est la clé pour décoder le mystère de l’identité de Lý Công Uẩn. On  révèle dans ce livre qu’à l’époque des Tang en Chine, le moine zen Đinh Không (730-808) dont le nom de famille est Nguyễn, vivant à Diên Uẩn  a  un don de divination. Il prévoit que dans sa lignée  Lý il y a plus tard quelqu’un qui sera roi. Le pays sera indépendant et le bouddhisme  aura le renouveau.

C’est pourquoi  les moines  Thiên Ông-Vạn Hạnh-Khánh Vân doivent aider et protéger les descendants de Lý Khuê, créant ainsi  les conditions idéales pour que le père,  les oncles de Lý Công Uẩn et lui-même  ne soient pas traqués et restent anonymes sous les deux dynasties Đinh et Tiền Lê. On peut dire qu’il s’agit d’une campagne à grande échelle pour amener l’une de la lignée des Lý sur le trône.  Elle doit être menée  presque cent ans depuis que le bonze zen Đinh La Qúy  de la pagode Châu Minh, expert en Feng-Shui a planté le kapokier pour fortifier l’énergie Qi de l’artère royal du sol de Cổ  Pháp (Diên Uẩn) et a prédit que la lignée des Lý de Cổ  Pháp aura un descendant devenu roi.

Lý Công Uẩn  a ainsi le soutien et la protection par les forces bouddhistes depuis longtemps. Il a besoin de l’opportunité et du moment opportun pour agir et  pour légitimer notamment l’usurpation. C’est une révolution non violente qui se prête à la volonté du peuple acquise grâce au mouvement de masse animé  avec ingéniosité par le talentueux bonze Van Hanh à travers les stances mystiques  et les histoires légendaires  sur Lý Công Uẩn. Grâce au regard réaliste de Vạn Hạnh et à la vertu inégalée de Lý Công Uẩn, on peut voir naître dans notre pays une dynastie de clémence, une dynastie  qui a duré 216 ans.

Bibliographie

Phan Kế Bính : Nam Hải Dị Nhân. Nhà Xuất Bản Trẻ. Hanội. Năm 2011
Hoàng Xuân Hãn: Đạo Phật đời Lý.
Nguyễn Lang: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

Mùa xuân Paris 2021

Art du Champa (Nghệ thuật Champa)

Nghê thuật Chămpa

Version vietnamienne

English version

L’art cham continue à représenter une partie importante dans l’art du Sud Est Asiatique connu dans le passé sous le nom « art trans-indien ». On le trouve par le biais de leurs vestiges architecturaux religieux. Ceux-ci deviennent la clé de voûte de l’art Cham. Bien que ces édifices ne soient pas des monuments splendides et grandioses comme Pagan en Birmanie, Angkor au Cambodge, Borobudur en Indonésie, ils sont d’une grande beauté pleine de charme. Certains méritent de faire partie des patrimoines mondiaux de l’humanité car on y trouve à la fois une décoration composée de riches sculptures en grès et des motifs ornementaux finement gravés dans les briques. On peut dire que c’est une broderie de briques et de grès, un joyau unique en son genre pour l’humanité. Rien n’est étonnant de voir la cité sainte Mỹ Sơn d’être classée comme l’un des patrimoines mondiaux de l’humanité.  

Les habitants de l’ancien Champa ont incarné leur âme dans la terre et dans la pierre et ont su tirer parti de la nature pour en faire un Mỹ Sơn splendide, mystérieux et grandiose. C’est un vrai musée architectural, sculptural et artistique du monde de valeur inestimable qu’il est difficile de comprendre entièrement.

Feu architecte Kasimierz Kwakowski 

L’architecture chame est d’inspiration indienne. Les ouvrages architecturaux sont des ensembles comprenant un temple principal (ou kalan en langue chame) entouré de tours et de temples, le tout englobé dans une enceinte.

Les temples sont bâtis en forme de tour et en briques tandis que les linteaux, les bas-reliefs, les corniches, les tympans etc .. sont en grès. Les règles de la disposition des temples cham ont été bien définies. Cela doit refléter la cosmogonie hindoue. Après avoir érigé le temple-tour, les sculpteurs Chams commencent à exécuter des bas-reliefs sur les murs du temple. Pour les ornements  de décoration, ils se servent  des motifs  de fleurs, de feuilles, de branches, d’animaux  et de scènes inspirées de l’histoire pour évoquer des sujets religieux.

Les temples et les tours chams sont construits avec des briques en terre cuite. Celles-ci sont associées à des ornements en grès: jambages, pilastres, linteaux etc … De dimensions variées, ces briques dont les formes sont souvent parallélépipédiques sont chauffées à petit feu. Malgré l’absence du mortier, elles continuent à rester soudées les unes des autres au fil des siècles, ce qui permet aux tours et aux temples de résister tant bien que mal aux attaques des intempéries. Cela constitue encore une énigme pour la plupart des scientifiques et cela prouve que la technique de fabrication et d’utilisation des briques a atteint chez les Chams un très haut niveau. 

Par contre, selon le chercheur vietnamien, spécialiste de l’art Cham, Trần Kỳ Phương, l’extraordinaire solidité de ces énormes blocs de briques agrégés entre eux provient de l’utilisation d’un mélange d’huile (dầu rái)  venant de la résine de Pipterocarpus Alatus Roxb et de la chaux provenant de la cuisson des coquillages et de la poudre de brique. D’autres chercheurs n’hésitent pas à reprendre la vieille idée qui est pourtant abandonnée depuis longtemps. C’est celle d’une cuisson de l’édifice tout entier en une seule fois. C’est l’hypothèse émise par un chercheur vietnamien Ngô Văn Doanh dans son ouvrage intitulé « La culture du Champa, Editions Culture et Informations, Hanoï , 1994 » (Văn Hóa Chămpa, Thông Tin , Hanoï ).

En admirant ces tours, le voyageur ne peut pas retenir sa tristesse de voir disparaître l’une des civilisations brillantes d’Indochine dans les tourbillons de l’histoire. C’est à nous, les Vietnamiens de redonner à ce peuple vaincu la place et la dignité qu’il mérite dans notre société et de lui montrer notre attachement à sa culture. C’est seulement dans cet esprit d’ouverture et de tolérance que le Vietnam est fier d’être une mosaïque de 54 ethnies. C’est un apport culturel inouï à notre richesse culturelle millénaire.

Version vietnamienne

Nghệ thuật Chămpa vẫn tiếp tục là một bộ phận quan trọng của nghệ thuật Đông Nam Á được gọi là « nghệ thuật xuyên qua Ấn Độ ». Nó được tìm thấy thông qua các di tích kiến ​​trúc tôn giáo. Các dấu tích kiến trúc nầy trở thành nền tảng của nghệ thuật Chămpa. Tuy không phải là những công trình kiến ​​trúc lộng lẫy và hoành tráng như Pagan ở Miến Điện, Angkor ở Cao Miên, Borobudur ở Nam Dương, nhưng cũng mang lại vẻ đẹp tuyệt vời đầy quyến rũ. Một số di tích xứng đáng là một phần di sản thế giới của nhân loại bởi vì được tìm thấy ở trang trí các tác phẩm điêu khắc phong phú trên đá sa thạch và các họa tiết được chạm một cách tinh xảo trên gạch. Có thể nói, đây  là bức tranh thêu bằng gạch và đá sa thạch, một loại ngọc có một không hai đối với nhân loại. Không có gì ngạc nhiên khi thánh địa Mỹ Sơn được xếp vào một trong những di sản thế giới của nhân loại.

Người Chàm cổ đã gởi tâm linh vào đất, đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm và hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân lọai  mà còn lâu chúng ta mới hiểu biết  đựơc hết.

Cố kiến trúc sư Kasimierz Kwakowski

Kiến trúc Chămpa lấy nguồn  cảm hứng từ Ấn Độ. Các công trình kiến ​​trúc là  những tổng thể gồm có  một ngôi đền chính (hoặc kalan trong tiếng chàm) được các tháp và đền bao xung quanh, tất cả được bao bọc thêm  ở  ngoài bởi một vòng vây.

Các ngôi đền  được xây dựng theo hình tháp và bằng gạch, còn các lanh tô,  các phù điêu, các gờ kiến trúc, các ô trán vân vân… được làm bằng đá sa thạch. Các quy tắc bố cục của các đền tháp Chăm đã được xác định rõ. Nó phải phản ánh vũ trụ quan của người Hindu. Sau khi dựng xong đền-tháp, các nhà điêu khắc người Chăm mới bắt đầu làm những bức phù điêu trên tường của ngôi đền. Họ sử dụng các họa tiết trang trí như lá cây, hoa lá, động vật, thần linh vân vân … để gợi lên những chủ đề tôn giáo.

Các đền tháp chàm được xây dựng bằng gạch đất nung và được kết hợp với các đồ trang trí bằng đá sa thạch: chồng trụ, cột trụ tường, lanh tô vân vân… Với nhiều kích cỡ khác nhau, những viên gạch này, có hình dạng thường là hình hộp, được nung ở nhiệt độ thấp. Mặc dù không có vữa, các viên gạch nầy vẫn tiếp tục gắn liền với nhau qua nhiều thế kỷ, cho phép các tháp và đền thờ  nầy có thể chống chọi  lại không ít thì nhiều với thời tiết khắc nghiệt. Điều này vẫn còn là một bí ẩn đối với tất cả  nhà khoa học và nó chứng tỏ rằng kỹ thuật chế tạo và sử dụng gạch đã đạt đến trình độ rất cao của người Chàm.

Mặt khác, theo nhà nghiên cứu Việt,  một chuyên gia về mỹ thuật Chămpa, Trần Kỳ Phương, sự  vững chắc lạ thường của những khối gạch khổng lồ nầy được kết hợp với nhau là do việc sử dụng hỗn hợp dầu từ nhựa cây dầu rái  Pipterocarpus Alatus Roxb và vôi nấu từ các vỏ sò và bột gạch. Các nhà nghiên cứu khác không ngần ngại tiếp thu  lại ý tưởng cũ đã bị bỏ rơi từ lâu. Đó là việc nung  nguyên toà nhà cùng một lúc. Đây là giả thuyết được nhà nghiên cứu Việt Nam Ngô Văn Doanh đưa ra trong tác phẩm “La culture du Champa, Editions Culture et Informations, Hanoi, 1994” (Văn Hóa Chămpa, Thông Tin, Hà Nội).

Khi được chiêm ngưỡng những tháp này, người  lữ khách không khỏi bùi ngùi khi chứng kiến ​​sự diệt vong của một trong những nền văn minh rực rỡ ở  Đông Dương  trong cơn lốc lịch sử. Người  dân Việt chúng ta cần phải trả lại cho một dân tộc bị bại trận nầy vị trí  và phẩm giá  mà họ rất xứng đáng có được  ở trong xã hội của chúng ta và cho họ thấy chúng ta rất gắn bó mật thiết đối với nền văn hóa của họ. Chỉ với tinh thần cởi mở và khoan dung mà  Việt Nam mới có thể tự hào là bức tranh khảm của 54 dân tộc. Đây cũng  là sự đóng góp văn hóa phi thường của họ  vào nền văn hóa  mà chúng ta có hơn nghìn năm tuổi.

English version

Cham art continues to be an important part of Southeast Asian art known in the past as « trans-Indian art ». It is found through their religious architectural remains. These become the keystone of Cham art. Although these buildings are not splendid and grandiose monuments like Pagan in Burma, Angkor in Cambodia, Borobudur in Indonesia, they are of great beauty and charm. Some of them deserve to be part of the world heritage of humanity because they are decorated with rich sandstone sculptures and ornamental patterns finely engraved in the bricks. It can be said that it is an embroidery of bricks and sandstone, a unique jewel for humanity. No wonder the holy city Mỹ Sơn to be listed as one of the world heritage sites of mankind.

The people of ancient Champa have embodied their soul in the earth and stone and have taken advantage of nature to make a splendid, mysterious and grand Mỹ Sơn. It is a true architectural, sculptural and artistic museum of the world of priceless value that is difficult to fully understand.

The late architect Kasimierz Kwakowski

Chame architecture is inspired by Indian architecture. The architectural works are complexes consisting of a main temple (or kalan in the Chame language) surrounded by towers and temples, all enclosed in a compound.

The temples are built in the form of a tower and in brick while the lintels, bas-reliefs, cornices, tympanums etc. are in sandstone. The rules for the layout of Cham temples have been well defined. It must reflect the Hindu cosmogony. After erecting the temple-tower, Cham sculptors start to execute bas-reliefs on the temple walls. For the decorative ornaments, they use motifs of flowers, leaves, branches, animals and scenes inspired by history to evoke religious subjects.

Cham temples and towers are built with clay bricks. These bricks are associated with sandstone ornaments: jambs, pilasters, lintels etc… Being of various dimensions, these bricks whose forms are often parallelepipedic are heated over a small fire. Despite the absence of mortar, they continue to be welded together over the centuries, which allows the towers and temples to resist the attacks of the weather. This is still an enigma for most scientists and it proves that the technique of making and using bricks has reached a very high level among the Cham.

On the other hand, according to the Vietnamese researcher, specialist in Cham art, Trần Kỳ Phương, the extraordinary solidity of these huge blocks of bricks aggregated together comes from the use of a mixture of oil (dầu rái) coming from the resin of Pipterocarpus Alatus Roxb and lime coming from the cooking of shells and brick powder. Other researchers do not hesitate to take up the old idea that has long been abandoned. It is that of a cooking of the whole building at once. This is the hypothesis put forward by a Vietnamese researcher Ngô Văn Doanh in his book entitled « La culture du Champa, Editions Culture et Informations, Hanoi , 1994 » (Văn Hóa Chămpa, Thông Tin , Hanoi ).

While admiring these towers, the traveler cannot hold back his sadness to see one of the brilliant civilizations of Indochina disappearing in the whirlwinds of history. It is up to us, the Vietnamese, to give back to this defeated people the place and dignity they deserve in our society and to show our attachment to their culture. It is only in this spirit of openness and tolerance that Vietnam is proud to be a mosaic of 54 ethnicities. It is an incredible cultural contribution to our millennial cultural wealth.