Cái Bè (Mỹ Tho)

Le magnifique église au bord de l’eau

Cái Bè est un district situé à l’ouest de la province Tiền Giang. Celle-ci  est  appelée Mỹ Tho à l’époque coloniale.

Cái Bè là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Tiền Giang (trước đó là tỉnh Mỹ Tho).

 

 

cai_be

Lotte center (Hànội)


Version française

Tọa lạc ở giữa thành phố Hànội trong quận Ba Đình, trung tâm  Lotte center Hànôi   gồm 65 tầng nổi và 5 tầng hầm. Toà nhà nầy cao thứ 2 Việt Nam từ năm 2014 cho tới khi landmark 81 của Saigon  vượt qua chiều cao của nó 2017 (bề cao 461,5m). Nơi nầy, ngoài khách sạn 5 sao, còn có  đại siêu thị Lotte Mart chiếm toàn bộ tầng hầm B1. Từ tầng 1 đến tầng 6  là trung tâm thương mại với các mặt hàng thời trang cao cấp. Đến đây , có thể nhìn thấy tổng quát Hà thành với  đài quan sát  Sky Walk ở tầng 65, cao tới 272 m.  Ngoài ra còn bố trí các quán bar để du khách giải lao và ăn uống. 

 

Trung Tâm Lotte

Le gratte-ciel Lotte center  est situé au cœur de la capitale de Hànội dans le district de Ba Đình.  Il a 65  étages et 5 étages en sous-sol.  Classé deuxième au Vietnam depuis 2014, il est devancé désormais par le gratte-ciel landmark 81 de Saigon. Ce dernier  a la  hauteur de 461,5m.  C’est ici qu’outre l’hôtel 5 étoiles, il y a encore le supermarché Lotte Mart. Celui-ci  occupe  carrément  l’étage en sous-sol B1. Du premier étage jusqu’au 6ème étage, c’est le centre commercial avec des boutiques de mode. La tour d’observation Sky Walk haute de 272m est  au 65 ème étage. On peut y avoir la vue d’ensemble  magnifique  de la capitale Hanoï.  Le cadre est aussi superbe avec les bars et restaurants. Les visiteurs peuvent  s’y  détendre.

Musée des beaux-arts (Bảo tàng mỹ thuật Hànội)

 

Bảo tàng mỹ thuật

Version française

Tọa lạc ở giữa lòng thủ đô Hànội  ngang mặt Văn Miếu , bảo tàng mỹ thuật ít  được biết  so với bảo tàng dân tộc học.  Tuy nhiên chính là địa điểm không nên bỏ qua được cho những ai thích mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử cho đến ngày nay.  Chính ở  nơi nầy tìm thấy  ở ba tầng rất nhiều kiệt tác được phân phối trưng bài theo chủ đề và khám phá   các kỹ thuật gồm có nhiều lĩnh vực (như gốm, điêu khắc,  sơn mài,  tranh lụa hay giấy dó, nghệ thuật dân gian vân vân …). 

Gian nhà dành cho sơn mài rất tráng lệ với các tượng tổ sư của phái Thiền Tông và các vị Kim Cương ở chùa Tây Phương. Có thể nói các tượng nầy được xem như là đạt được đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc cổ Việtnam dưới triều đại Tây Sơn dù thời đai nầy chỉ có tồn tại 14 năm  (1788-1802). Chính qua các tư thế và hình dáng đáng ngạc nhiên của các tượng mà nhận ra được không những sự thành hình phong cách cá biệt mà còn làm trội lên tính hiên thực và tính nhân văn.

Dù có tính chất tôn giáo, mỗi tượng là một kiệt tác được hoàn thành một cách tĩ mĩ bỡi người điêu khắc với chủ đích làm sao để nổi bật nét đặc thù cá tính, cảm giác và sùng kính mà họ  có. Có thể mất hai tiếng dẽ dàng khi đến tham quan bảo tàng mĩ lệ nầy. Ít có du khách lắm  nhưng cũng đáng  để đến tham quan khi có dip đến Hànội.

 

mythuat_hanoi

Version française

Le musée des beaux-arts est  situé en plein cœur de la capitale Hànội. Il est en face du temple de la littérature (Văn Miếu). Il est peu connu par rapport à celui d’ethnographie.  De la préhistoire jusqu’à nos jours,  l’art vietnamien y est bien présenté. On s’y voit proposer un très large éventail d’œuvres.   Celles-ci  sont réparties sur trois étages thématiques. On peut y découvrir l’ensemble des techniques: céramique, sculpture, laque, peinture sur soie et sur papier de mûrier, arts populaires etc…. 

La partie réservée aux laques est très magnifique. On y trouve  la belle collection des Bouddhas de la pagode Tây Phương. C’est le point culminant de la sculpture ancienne  du Vietnam  à l’époque de Tây Sơn. Cette dernière  ne subsiste que 14 ans (1788-1802). Ses statues sont dans des postures et des attitudes assez surprenantes.  On y voit  un style particulier mais aussi le réalisme et l’humanisme.   

Le sculpteur artisan réalise  chaque statue  avec soin malgré le caractère religieux. Il tente   de montrer la particularité de sa propre personnalité, ses sentiments et sa dévotion.  On peut  passer facilement  deux heures dans ce beau musée.  Il y a peu de visiteurs. Cela vaut quand même le détour lorsqu’on a l’occasion de visiter Hànội.

66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Fine art museum

Non nước Cao Bằng (Monts et Eaux Cao Bằng)

Le fleuve Nho Quế se faufile comme un serpent à travers les montagnes

Version française

Sau công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), Việt Nam đuợc có thêm  công viên địa chất thứ hai  Non nước Cao Bằng gia nhập vào  mạng lưới công viên địa chất toàn cầu  mà tổ chức Liên Hiệp Quốc  UNESCO công nhận vào tháng 4 vừa qua (2018). Tỉnh   Cao Bằng  cùng tên nầy thuộc vùng đông bắc Việt Nam, giáp ranh giới với khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc. Cao Bằng nằm cách xa thủ đô Hànội 286 km.  Đến từ Hà Giang, tụi nầy chọn đi qua con đèo độc đáo Mã Pí Lèng. Đèo nầy nằm giữa cao nguyên Đồng Văn, một bên là vách núi Mã Pí Lèng còn một bên là sông Nho Quế. Đèo nầy  không dài chi cho mấy chỉ khoảng 20 km nhưng nó rất hùng vĩ ngoạn mục nhất ở Việt Nam vì trong tầm mắt trên cao nhìn xuống đèo nó nhỏ  như  sợ chỉ, như con rắn bò qua hàng ngàn núi đá  trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lô nhô cây cối.  Đèo nầy được ví như « vua của các đèo » ở Việtnam vì nó rất nguy hiểm với những đoạn cua tay lổn nhổn đá hộc, hai ô tô phải né tránh nhau với tiếng kèn.  Sở dĩ đèo nầy mang cái tên Mã Pí Lèng vì theo tiếng Quảng Đông là sóng mũi con ngựa. Tuy nhiên các người Hmong họ cho là sóng mũi con mèo. Theo lời kể dân gian, các con ngựa cái leo qua đèo nầy  dễ bị trụy thai vì  dốc nó cao  quá chừng khiến con ngựa đuối sức trèo lên tắc thở.   Đường nầy được mang tên Hạnh Phúc nhưng thật sư đựợc thành hình với mồ hôi, xương máu và nước mắt của đội quân cảm tử thuộc  16 dân tộc thiểu số (Tày, Mèo, Lolo, Pù Péo vân vân …) cùng nhau đục đẽo từng viên đá ngày đêm trong thời gian suốt  6 năm liền. Có thể nói là con đường gian nan khổ sở nhất cho những ai lái xe nhưng nó cũng là một niềm vui không ít cho những người du lịch thích cảnh vật thiên nhiên  hoang dã. Có đến đây mới thành hảo hán vì đây được xem như là Vạn Lý Trường Thành của Việtnam, có đến đây mới thấy đất nước Việtnam rất xinh đẹp  và xanh tươi. Cao Bằng là một tỉnh ít bị ô nhiễm nhất chỉ có khoảng chừng 500.000 dân. Cao Bằng nổi tiếng có thác Bản Giốc, có động Ngườm Ngao, có khu di tích Pắc Bó. Chính ở nơi nầy mà người anh hùng của dân tộc Tầy Nùng, Nùng Trí Cao khởi nghĩa dành độc lập chống lại nhà Tống như tộc Lạc Việt với Ngô Quyền. Mặc dầu việc quật khởi không thành, ông được xem là người anh hùng của dân tộc Choang (Tày Nùng) và được tôn thờ ở Cao Bằng nhất là ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc. Chính ở nơi nầy mà theo lời chỉ dẩn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm  mà con cháu nhà Mạc chạy về đây cố thủ, làm vua được ba đời thêm vào thế kỷ 16.

Galerie des photos (de Hà Giang à Cao Bằng)

Version française 

Après la reconnaissance du parc karstique de Đồng Văn , le Vietnam a eu  récemment le deuxième parc  géologique Non Nước Cao Bằng reconnu comme   membre du Réseau global des parcs géologiques de la part de l’UNESCO en avril dernier (2018). La  province Cao Bằng  est  située au nord-est du Vietnam et a une frontière commune avec la région autonome Kouang Si (Quảng Tây) de la Chine. Elle est distante  de la capitale Hànội de 286 km. En partant de Hà Giang, nous sommes décidés de prendre la route menant au col majestueux Mã Pí Leng. Celui-ci est situé au cœur du plateau calcaire Đồng Văn avec d’un côté les falaises de Mã Pí Leng  et de l’autre  le fleuve Nho Quế. Ce col fait environ 20 km de long mais il est grandiose et  très spectaculaire au Vietnam car à portée de vue en haut, le col  ressemble à un fil mince ou à un serpent se faufilant à travers des milliers de rochers nus et gris qui se succèdent  et se laissent  envahir par la végétation.  Il est considéré comme le « roi des cols »  au Vietnam car il est tellement  dangereux  avec des tronçons de route  en forme de coude  et remplis  de blocs de pierre  équarris en désordre que  le klaxon  des  voitures doit retentir sans cesse pour éviter les risques de collision. C’est pourquoi ce col porte le nom « Mã Pí Lèng » car selon le cantonais, c’est le bout avant du  nez du cheval. Mais pour les Hmong c’est le bout avant du  nez du chat. Selon l’on-dit,  en prenant ce col, la jument enceinte aurait le risque d’avortement car  la pente est tellement  haute que  le cheval serait mort d’épuisement pour la montée. Cette route sinueuse est appelée souvent  « route du bonheur »  mais elle  a été construite  avec la sueur, le sang et les larmes des volontaires recrutés parmi les  16 ethnies minoritaires  (Tày, Mèo, Lolo, Pù Péo etc.) du Vietnam,  ne cessant pas de travailler jour et nuit durant les six années consécutives  pour cette réalisation titanesque.  On peut dire que c’est la route la plus difficile pour les chauffeurs. En passant par ce col, on se sent fier d’être un brave car on le  considère comme la Muraille de Chine du Vietnam. C’est aussi une  joie immense pour les touristes, en particulier pour ceux qui aiment la nature sauvage. En venant ici, on s’aperçoit que le Vietnam est un très beau pays et qu(il il est incroyablement vert. La province Cao Bằng est la moins polluée car elle n’a qu’à peu près 500.000 habitants. Cao Bằng est connue pour ses chutes d’eau Bản Giốc, sa grotte Nguờm Ngao,  le site historique Pắc Bó. C’est ici que le héros national du peuple Choang Nùng Trí Cao a tenté le soulèvement populaire  contre les Song (Chinois) pour établir un royaume Đại Nam au sud de la Chine comme les Vietnamiens avec le général Ngô Quyền.  Malgré l’échec de ce soulèvement, il est considéré comme un héros du peuple  Choang et vénéré partout à Cao Bằng, en particulier à la pagode Phật Tích en face des chutes d’eau Bản Giốc. C’est ici que sur les recommandations du Nostradamus vietnamien Nguyễn Bỉnh Khiêm que les descendants de la dynastie des Mạc se réfugièrent  au 16ème  siècle pour se défendre et maintenir encore leur règne pour trois générations.

Le palais fortifié du roi des Hmong (Dinh thự của vua Mèo)

Version vietnamienne

De passage à Hà Giang, on a l’occasion de visiter le palais fortifié du roi des Hmong Vương Chính Đức. Celui-ci est situé à une vingtaine de kilomètres de Đồng Văn au cœur de la vallée de la  commune Sa Phìn. Selon l’on-dit, Vuơng Chính Đức a choisi cet emplacement du fait qu’il y a  un bloc de terre semblable à la carapace de la tortue, ce qui permet d’avoir une belle carrière pour lui et ses descendants dans l’optique des géomanciens. Basée sur le modèle de Yamen Manchu (bâtisse d’un mandarin à l’époque des Qing) et construite dans les années 1920 à 1600 m d’altitude sur une superficie de 3000 m2, cette magnifique résidence est une belle œuvre architecturale, un mélange subtil de l’art traditionnel Hmong, chinois et français. Cela   nécessite quand même 8 ans de travaux effectués  avec acharnement par les ouvriers venant de Yunnan et de Đồng Văn.  Elle est composée de 3 constructions  sur pilotis à 2 étages dont l’une  est située jusque derrière  l’entrée et les deux autres dépendances  sont opposées entre elles et forment avec la première  un angle droit. Tout est fait en bois précieux (planchers, cloisons, colonnes etc…) avec la toiture toujours en tuiles Yin et Yang.
Il y a au moins 64 pièces et   trois cours intérieures. Grâce à l’ajout de de deux donjons en pierre  à l’arrière de cette résidence, celle-ci est appelée souvent sous le nom « château ».  À l’époque où le roi des Hmong était en vie, il y avait plus de 100 personnes qui étaient logés dans cette résidence, y compris ses 3 femmes et ses enfants. 

Vue prise de l’entrée de la résidence jusqu’au fond à travers les cours

Maison principale avec ses deux dépendances opposées

palais_roi_hmong

Ai có đến Hà Giang thì cũng có dịp đến tham quan nhà của vua Mèo Vương  Chính Đức. Được tọa lạc cách Đồng Văn gần hai chục cây số ở giữa lòng một thung lũng thuộc địa phận xã Sa Phìn. Theo lời  đồn, Vương Chính Đức chọn nơi nầy vì ở đây có một khối đất được xem như là cái mai rùa khiến sẻ  có sự nghiệp tốt đẹp cho ông và con cháu theo cái nhìn quan sát của các nhà rành về phong thủy. Dựa trên mẫu nhà của Yamen Manchu (những dinh thất của các quan dưới thời đại nhà Thanh) và  được xây cất  ở độ cao 1600 thước vào các năm 1920 với một diện tích 3000 mét vuông, dinh thự nầy là một kiệt tác kiến trúc, một hỗn hợp tinh vi của nghệ thuật truyền thống của người Hmong, người Hoa và người Pháp. Thế cũng phải  mất 8 năm xây dựng nhọc nhằn bỡi những người thợ chuyên môn đến từ Vân Nam và Đồng Văn. Dinh thự  nầy gồm có 3 tòa nhà mà nhà chính thì được tọa lạc ngay sau cửa vào và hai nhà phụ thì đối diện với nhau và tạo với nhà chính các góc vuông.   Tất cả đều được làm bằng gỗ qúy từ sàn nhà cho đến cột trụ qua đến vách ngăn.  Tất cả mái nhà  nơi nầy đều được lợp với ngói âm dương. Có ít nhất 64 phòng và ba sân  nội.  Nhờ thêm hai vọng lâu xây  bằng đá ở phiá sau dinh thự mà dinh nầy thuờng được gọi là lầu đài.   Dạo thời vua Mèo còn sống thì có hơn một trăm người sống ở đây kể luôn ba bà vợ  của ông và các con cháu.

Nghệ thuật ẩm thực của người Việt

amthucvn

French version

English version

Người dân Việt rất chú trọng nhiều về nghệ thuật ẩm thực  nhất là các món ăn hằng ngày. Việc ăn uống nó trở thành một điều tất yếu  quan trọng trong cuộc sống và văn hóa của người dân Việt. Cũng không có gì phải ngạc nhiên khi một số từ họ thường dùng đều có chữ ăn dù biết rằng các từ nầy không có liên quan mật thiết  đến chữ ăn. Trong các  từ nầy, thường thấy chăng hạn: ăn nói, ăn mặc, ăn ở, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn gian, ăn hối lộ, ăn hiếp vân vân … Chúng ta thường nghe : Trời đánh tránh bữa ăn để nói lên ông Trời có giận dỗi đi nữa cũng phải tránh quấy rầy buổi ăn của người dân Việt.

Các thức ăn của họ được chế biến một cách kỹ lưỡng theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành, một cơ bản chủ yếu của nền văn minh Văn Lang. Âm Dương là biểu tượng của hai thực thể vừa đối lập và bổ sung của vạn vật trong vũ trụ. Thuộc về Âm tất cả những gì có tính chất  lỏng, lạnh, ẩm, thụ động, nội hay bản chất nữ tính như trời, mặt trăng, tối, nước và mùa đông. Ngược lại thuộc về Dương tất cả những gì có tính cứng, nóng, khô, năng động, ngoại, hay bản chất nam tính như đất, mặt trời, sáng, lửa và mùa hè. Con người thường được xem là dấu gạch nối giữa hai thực thể đó hay nói đúng là giữa  Trời (Âm) và Đất (Dương). Sự hài hoà có thể có được nhờ sự thăng bằng mà con người mang lại cho môi trường, vũ trụ và trong  cơ thể của con người. Qua  cách thức chế biến tỉ mỉ chu đáo và cá biệt trong mối quan hệ biện chứng của thuyết âm dương,  các món ăn của người Việt  còn biểu lộ  được sự tôn trọng truyền thống văn hóa đã có cả nghìn năm của một nước nông nghiệp và một nền văn minh rực rỡ với kỹ thuật trồng lúa nước. Chính vỉ thế mà gạo không thể thiếu trong một buổi cơm của người  Việt. Chính gạo là phần chủ yếu của các món ăn của người  Việt:   bánh cuốn, bánh xèo, phở, bún , bánh tráng, bánh chưng vân vân. Gạo có thể chỉ xay bỏ vỏ trấu (gạo lứt), dài, tròn, ghiền, thơm hay nếp (không có gluten) vân vân…  Còn hơn là một thức ăn, gạo là bằng chứng xác thực của người dân Việt thuộc về đại tộc Bách Việt và cũng là dấu ấn còn lại của một nền văn minh không bị hũy diệt   dưới sự thống trị lâu dài của người Hoa.

Âm Dương trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt

Cách thức ăn uống của người dân Việt cũng không ngoài lệ với  việc tìm kiếm cái trung dung mà được ca tụng trong lý thuyết Âm Dương. « Ngồi ăn chung » thường đòi hỏi phải có sự  kính  nể và trình độ văn hóa  trong nghệ thuật ăn uống bỡi vì có sự tương thuộc hiển nhiên giữa những người  thực khách  trong việc chia sẻ thức ăn và không gian. Chính vì vậy mà người ta thường nói:  Ăn trông nồi , ngồi trông hướng. Không những thận trọng để ý nồi cơm mà còn phải chú ý đến hướng khi ngồi vào ăn. Đó là  câu châm ngôn mà cha mẹ người Việt thường nói với các con khi lúc còn nhỏ. Phải biết xử sự cho đúng với hai chữ trung dung khi được mời ăn. Không được ăn mau quá vì sẻ bị xem như  vô lễ mà cũng không dược ăn chặm quá vỉ để người khác phải chờ đợi. Cũng không thể ăn hết các thức ăn hay cơm trong nồi vì thể hiện quá đỗi  sự tham ăn. Ngược lại ăn ít  quá thì sẻ bị xem như là người thiếu lịch sự nhất là có thể làm phật ý chủ nhà. Cái thái độ thận trọng nầy thường được nhắc nhở qua câu tục ngữ nầy: Ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ. Chính vì vậy người dân Việt phải cố kiên trì   tìm kiếm  cho mình với sự khéo léo cái cân bằng nầy của lý thuyết Âm Dương  trong bữa cơm.  Tính cách đa dạng trong  các  thức ăn mà người  Việt  biến chế,  cũng  thể hiên rỏ ràng sự dồi dào phong phú của  các nguyên liệu.  Trong bữa cơm, thường có rất nhiều thức ăn, màu sắc  và hương vị  chung quanh bát cơm ý là chưa kể đến sự biểu lộ của ngũ giác quan mà  đuợc cảm nhận như sau:  

Khứu giác : từ các mùi thơm ngào ngạt  của các thức ăn.

Thị giác: tìm thấy qua các  màu sắc của các nguyên liệu trong việc chế biến thức ăn.

Vị giác: cảm nhận được các vị truyền thống: mặn, ngọt, chua, cay và đắng trong các thức ăn.

Thính giác: thu nhận được tiếng động khi uống trà hay ăn canh.

Xúc giác:   cảm giác được khi dùng các đôi đũa.

Với  vài món ăn như gà nướng, gà luộc, gỏi cuốn , việc dùng tay rất được thích hợp. Phần đông người Tây Phương thường quen nghỉ rằng  văn hóa dùng đũa thuộc về người Hoa. Tuy nhiên nó là sản phẩm của cái nôi  văn hóa trồng lúa được  tọa lạc ở Đông Nam Á. Chính nhà sử gia Trung Hoa , ông Đàm Gia Kiện công nhận  trong quyển sách tựa đề : Lịch sử văn hóa Trung Hoa (1993, trang 769).

Nhớ lại trước  thời kỳ Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, người Hoa vẫn còn ăn bốc thức ăn với tay. Đây là một truyền thống thường thấy ở các dân tộc sống trồng kê, mạch và ăn bánh bao thịt. Họ chỉ biết dùng đũa khi họ mở mang bờ cõi trong cuộc nam tiến. Sự khẳng định nầy nó được xác nhận lại qua các cuộc khám phá gần đây. 

Các đôi đũa nầy chỉ làm ra được từ những vùng có nhiều tre.  Chỉ có vùng phía nam Trung Quốc và Đông Nam Á.  Đũa là công cụ thô sơ được chế biến theo hình giống mỏ chim để có thế bắt lấy dễ dàng hột gạo hay cá và tránh việc bẩn tay với các món ăn có nước (súp, cháo, nước  mắm vân vân …). Người ta tìm thấy ở nơi người dân Việt một triết lý giản dị và hóm hỉnh trong việc dùng đôi đũa.  Đôi đũa thường được xem như cặp vợ chồng:
Vợ chồng như đôi đũa có đôi
Bây giờ chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Dưới thời nhà Lê, việc bẻ gãy đôi đũa đồng nghĩa với hai chữ ly dị.  Thà có một bà vợ ngây ngô hơn là có một cặp đũa cong vòng.  Chính vì vậy ta thường nghe qua tục ngữ nầy như sau : Vợ dại không hại bằng đũa vênh

Ngoài tính cách nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc dùng đũa, người ta không thể quên tính cách tập thể mà thuờng gán cho đũa. Thông thuờng người ta ám chỉ bó đũa để nhắc đến sự đoàn kết. Tục ngữ : Vơ đũa cả nắm phản ánh cái ý niệm nầy khi người ta muốn chỉ trích người nào hay gia đình của họ từ một cuộc tranh cãi hay thảo luận nào không cần biết tính cá biệt.

Trong cách thức ăn  uống, người dân  Việt vẫn coi trọng sự thăng bằng  của lý thuyết Âm Dương. Một bữa cơm ngon  phải thích hợp với  các tiêu chuẩn mà thường phụ thuộc lẫn nhau:

Nó phải phù hợp với khí hậu. Nó không thể nói là ngon dù có những món ăn thú vị.
Nó phải ở nơi nào và có một bầu không khí thỏa mái nếu không nó cũng không ngon.
Nó phải chia sẻ với các người bạn thân thiết nếu không chữ ngon cũng không thể gán cho nó.

Từ các tiêu chuẫn  được nêu ở trên đây, một bữa cơm ngon  không nhất thiết phải có thức ăn nhiều.  Đôi khi tìm thấy ít ỏi thức ăn trong bữa cơm ngon. Đó là bữa cơm của người nghèo mà sự kết hợp khéo léo các rau thơm khiến   giữ được một vai trò  quan trọng trong bữa cơm ngon. Việc tìm kiếm sự thăng bằng thích đáng trong lý thuyết âm dương thường được được nêu lên biểu lộ hiển nhiên trong các món ăn, cơ thể con người và giữa người và môi trường. Trong nghệ thuật ẩm thực, 3 điểm quan trọng sau đây được nêu lên:

1°) Sự thăng bằng Âm Dương trong các món ăn.

Dựa trên cách phận loại mà người Việt  thiết lập theo ngũ hành của Âm Dương thì mới nhận thấy được người Việt   rất chú ý  đến chuyện phân biệt các món ăn: hàn  (Nước), nhiệt (Hỏa), ôn (Mộc), lương (kim) và bình (Thổ). Họ  lưu ý đến  chuyện  bù đấp tương tác và kết hợp của các nguyên liệu và  gia vị trong việc chế biến  các thức ăn. Có một bản liệt kê  rau cỏ và gia vị   được ghi nhận lại   nhờ các công thức nấu ăn của người  Việt.  Được  dùng để trị các chứng bệnh phong hàn (ho, cúm vân vân ..),  gừng  (thuộc về Dương)   thường thấy được xử dụng nhiều  ở trong các món ăn có xu hướng mang tính chất hàn (lạnh): bí đao, cải bắp,  rau cải hay cá. Ớt (thuộc về Dương) có hương vị cay  thường được dùng ở các món ăn  có xu hướng mang tính chất lạnh hay ôn (hải sản, cá hấp vân vân…). Nguời ta có thói quen ăn trứng gà hay vịt lộn   (thuộc về Âm) nên thường  ăn với rau răm (thuộc về Dương). Cũng như dưa hấu (thuộc về Âm)  thường ăn lúc nào cũng có muối (thuộc về Dương).  Nước chắm  đặc biệt của người dân Việt vẫn là nước mắm. Trong cách pha nước mắm, thường thấy có 5 hương vị được xếp theo ngũ hành của Âm Dương: mặn với nước mắm, đắng với vỏ chanh, chua với nước chanh hay  giấm,  cay với ớt ghiền nát hay thái nhỏ và ngọt với đường bột.  Năm mùi  vị (mặn, đắng, chua, cay, ngọt) nầy  phối hợp và  được tìm thấy trong nước mắm tương ứng hoàn toàn với 5 hành chỉ định trong lý thuyết Âm Dương (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ).

2°) Sự thăng bằng Âm Dương  trong cơ thể con người.

Các thức ăn  người Việt   dùng thường được xem như là một vị thuốc hữu hiệu với chủ đích để bổ khuyết  loạn năng gây ra bỡi sự thiếu thăng bằng Âm Dương trong cơ thể con người. Đối với người Việt,  kịch bản mà thường thấy ở trong tạo hóa hay tái diễn lại trong cơ thể của họ.  Khi một bộ phận có « âm » nhiều quá thì con người sẻ cảm nhận có sự suy giảm chuyển hóa sinh lý ngay (cảm giác lạnh,  nhỉp tim chậm lại, tiêu hóa khó khăn vân vân…). Còn ngược lại nếu có « dương » nhiều quá thì sẻ có sự tăng nhanh  chuyển  hóa sinh lý (cảm giác nhiệt nhiều,  nhịp tim đập mau, sự tăng động thất thường thể xác hay trí tuệ vân vân…). Bỡi vậy cần có lại  sự thăng bằng  Âm Dương để duy trì cuộc sống và đảm bảo sức khỏe. Để khôi phục lại sự thăng bằng nầy, một người bệnh có nhiều « âm » quá phải cần dùng các thức ăn có tính chất dương. Ngược lại với một người bệnh có « dương » nhiều thì phải chửa bệnh với các thức ăn mang nhiều tính chất « âm ». Đối với người Việt , ăn tức là tự chữa bệnh. Nguời bị chứng táo bón ( bệnh thuộc về dương)  được khỏi bệnh với các thức ăn có tính chất âm (chè đậu, chè đậu xanh vân vân …). Nguợc lại bị tiêu chảy hay đau bụng (bệnh thuộc về âm) thì chỉ trị có hữu hiệu với các thức ăn có nhiều gia vị (gừng, riềng vân vân mang tính chất dương). Người bị cảm lạnh chỉ tìm được giải pháp qua một tô cháo có nhiều khoanh gừng.

3°) Sự thăng bằng Âm Dương với môi trường.

Người  dân Việt hay thường nói : Ăn ở theo mùa. Câu tục ngữ nầy phản ánh thái độ của người dân Việt lúc nào cũng muốn có sự hài hòa với thiên nhiên và môi trường  trong các thức ăn. Mùa hè nóng nực  thì có rất nhiều rau cỏ, hải sản và cá. Người  Việt thường thích cá và rau cỏ.  Họ quen nấu nước để luộc rau, làm dưa hay làm gỏi. Các món ăn có nước cũng được ưa chuộng nhất là phở, món ăn truyền thống của người dân Việt. Các vị đắng và chua cũng không thể thiếu  được trong thức ăn của người Việt. Đó là  món canh chua  thường  được nấu với cá hay tôm, me (hay dứa) và cà chua.  Nguợc lại  với mùa đông, để chống lạnh,  người Việt  thích ăn thịt và các món ăn thường  có mỡ (thuộc về Dương).  Việc sử dụng các dầu thực vật hay động vật  và nhiều thứ gia vị như gừng, ớt, tỏi, tiêu vân vân … cũng  không ít. Rim thịt với nước mắm,  xào hay rán là những phương pháp nấu chín thường thông dụng và đáp ứng với sự thay đổi thời tiết. Việtnam là một nước nhiệt đới (thuộc về Dương) nên có rất nhiều món ăn mang tính chất «lạnh ». (thuộc về Âm). Đây là sự nhận xét mà ông tổ của ngành y học cổ truyền Việtnam, Hải Thương Lãn Ông (Lê Hữu Trác) có dịp ghi lại trong quyển sách mang tên là Nữ Công Thắng Lãm. Trên 120 thực phẩm liệt kê, ông đã  chứng minh có  một trăm thực phẩm có tính chất Âm.  Sự nhận xét nầy  làm sáng tỏ sự ưa thích hiển nhiên của người Việt với  các món ăn có tính chất Âm trong cấu trúc ăn uống truyền thống   và sự quan tâm của họ trong việc tìm kiếm thăng bằng với môi trường và thiên nhiên.

Ở Tây Phương,  số  người thích ăn  các món ăn việt càng ngày càng nhiều.  Ngược lại các món ăn ngoại quốc mà nước sốt  giữ một vai trò quan trọng,  các món ăn việt chỉ dùng rất nhiều các rau cỏ và gia vị mà còn được xem là  các món ăn nhẹ nhàng và   dễ tiêu.  It mỡ so với các món ăn của người Trung Hoa nhưng nhờ  có nét độc đáo và  tinh tế nên  cũng có  được đến 500 món ăn mà mọi người  biết nhiều  nhất là món  chã giò hay nem. 

Chính trong các món ăn việt nầy người ta tìm thấy không những  sự hài hoà của các hương vị và các biến đổi tinh tế chung quanh bát cơm mà còn có sự hòa hợp sâu sắc và mật thiết với thiên nhiên và môi trường. 

Âm Dương  không mất đi sinh lực  cũng như

người dân Việt tâm hồn và khí chất.

 

La bourgade de Đồng Văn (Phố cổ Đồng Văn)

Version française

Nằm ở giữa lòng thung lũng của cao nguyên đá Đồng Văn, phố nầy lúc ban đầu có khoảng chừng 40  cái nhà mà thôi. Khu phố nầy được thành hình vào đầu  thế kỷ 20 dưới chân núi  với vài gia đình người Hmong, người Tày và người Hoa. Bởi vì được xây cất với các thợ  được thuê đến từ Tứ Xuyên nên các nhà ở đây mang dấu ấn  khá  sâu đậm của người Hoa qua lối kiến trúc hai tầng trình tường, mái  ngói âm dương và trước cửa nhà có đèn lồng treo cao. Nay trở thành một địa điểm quan trọng mà du khách không thể bỏ qua được khi đến Hà Giang. Nhà cửa ở đây cũng xây cất lại, nhà trọ cũng có nhiều, giá cả cũng  phải chẵn, du khách ngoại quốc nhất là dân đi phượt cũng đông cuối tuần và thích ngủ nhà sàn. Rất tiếc chiều hôm đó, mưa quá to nên chụp hình không được nhiều. Chỉ sáng hôm sau, trời lại nắng nên mới có vài tấm ảnh để lưu niệm nhưng cũng có dịp viếng thăm một nhà cổ của người Hmong nay thành nhà trọ và có dịp chứng kiến cách thức dùng nước suối rửa cây linh (lin)  trước khi dệt vãi.  Đi miền núi như mình rất mệt nhưng  học hỏi rất nhiều về tập quán nhất là Hà Giang có đến 22 dân tộc thiểu số  và rất thích thú trong cuộc hành trình nầy. 

bourgade_dong_van

Située au cœur de la vallée du plateau karstique de Đồng Văn, cette bourgade avait  seulement au moment de sa construction  une quarantaine de maisons.  Elle prit forme au début  du XXème siècle au pied des montagnes rocheuses avec quelques familles Hmong, Tày et Hoa (ou Chinois).  Comme ses maisons ont été construites par des ouvriers recrutés  venant de Sichuan, cette bourgade continue à garder  une  profonde empreinte chinoise à travers son architecture typique à deux étages, son toit avec des tuiles tubulaires âm dương (Yin-Yang) et ses lampions suspendus devant l’entrée. Aujourd’hui, elle devient un passage obligatoire pour ceux qui visitent Hà Giang.  La plupart de ses maisons sont rénovées et ses « homestay » (logement chez l’habitant) sont nombreux avec un prix assez raisonnable. Les touristes étrangers  sont en majorité des routards ou des gens aimant l’aventure de l’extrême et préférant dormir dans des maisons sur pilotis   et ils sont nombreux à la fin de la semaine.   C’est regrettable pour nous d’avoir la pluie torrentielle le soir de notre arrivée. C’est seulement le lendemain avec le retour du soleil que je peux faire quelques photos ci-dessus. J’ai aussi l’occasion de visiter une vieille maison devenant aujourd’hui un  « logement chez l’habitant » et d’apprendre la façon de laver le lin avec l’eau de source  avant le tissage des vêtements pratiqué par les Hmong.  L’excursion à la montagne est épuisante   mais elle me permet d’avoir des choses à apprendre en particulier les coutumes et les traditions lorsque la région Hà Giang a 22 minorités ethniques. Je suis très content de ce voyage mémorable. 

 

La bourgade Đồng Văn au fil de la nuit.

Laver le lin avant le tissage des vêtements par les Hmong.