Dựa trên truyền thuyết về vương triều Chân Lạp: một thầy tu ẩn sĩ Bà-la-môn có nguồn gốc từ mặt trời tên là Kambu Svayambhuva đã được thần Shiva ban phép kết hôn với một tiên nữ có nguồn gốc từ mặt trăng, một nàng Mera xinh đẹp, nhà nghiên cứu văn khắc bản nỗi tiếng Georges Cœdes đưa ra giả thuyết rằng chữ Khmer đến từ K(ambu) và Merâ vi vậy sinh ra một dòng dõi những nhà vua hoặc là các con cháu của Kambujadesha có nghĩa là « đất nước của con cháu Kambu » để giải thích tên của người Khơ Me. Cũng nhờ sự khám phá chữ Kambujadesha trong một văn bản ở thánh đường Po Nagar (Nha Trang) vào năm 817 mà dưới thời Pháp thuộc chữ Kambuja được phát âm từ đó ra thành Cambodia (Cao Miên). Bởi vây khi mình đến tham quan các chùa ở Trà Vinh, mình gặp các em trẻ, mình hỏi các em có phải người Miên không ? Chúng trả lời một cách không lưỡng lự : chúng em là người Khơ Me Krom là những ngươì Khơ Me sống ở dưới (Khmers En Bas) khác với người Khơ Me Campuchia tức là những Khơ Me sống ở đồng bằng sông Cửu Long tức là vùng Tây Nam Bộ đôi khi họ chiếm lên tỷ lệ dân số hơn 30% như các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh. Chữ Miên không được dùng vì có hàm ý miệt thị cũng như chữ Mít (Annamite) đối người dân Việt.
Các chùa ở Trà Vinh đều là những chùa Phật giáo Nam Tông (thường gọi là phái Tiểu Thừa). Chủ yếu các chùa nầy truyền bá kinh văn Pali tức là những văn bản ghi lại nguyên vẹn những lời giảng của Đức Phật trong suốt cuộc đời truyền bá giáo pháp của mình. Có nhiều bộ phái khác nhau từ lúc đầu nhưng chỉ còn duy nhất hệ phái Thượng tọa bộ (Theravāda) là đại biểu cho hệ Phật giáo Nam truyền. Người Khơ Me họ có tập tục lúc còn trẻ (12 hoặc 13 tuổi) là đi vào chùa tu đề học giáo lý, học chữ Pali và trả hiếu cho cha mẹ nhưng cũng để thành người. Thời gian tu tập kéo dài ít nhất là 3 tháng nhưng có thể kéo dài hơn tùy theo nhân duyên và ý nguyện của mỗi người. Phải cạo đầu, phải thay quần bằng chiếc xa rông và thay áo bằng chiếc áo trắng (Pênexo) khoác lên vai từ trái sang phải để từ bỏ trần tục. Để tránh sự tốn kém chi phí nhiều, tất cả những việc nầy đều đựợc tập hợp chung với nhiều người cùng một ngày được gọi là lễ thế phát với sự tham gia của tất cả gia đình. Dù có xuất tu đi nữa, những đứa trẻ nầy được cộng đồng thừa nhận là người trưởng thành, có kiến thức để xây dựng một cuộc sống hướng thiện và hửu ích cho xã hội. Đến tham quan các chùa ở Trà Vinh mới nhận thấy kiến trúc của các chùa ở nơi nầy nhất là chùa Âng, một chùa cổ xưa có cả nghìn năm lịch sử nó không khác chi kiến trúc mình có dịp thấy trước đây ở Bangkok (Thái Lan) với các tượng thần gác cửa vân vân…
Theo sự nhận xét của nhà khảo cổ Pháp Bernard Groslier thì người dân Thái phải đợi ít nhất hai thế kỷ vể sau để mới tiếp thu được bài vở của chủ nhân họ là người Khơ Me trước khi mới có thể thay thế và vượt qua mặt chủ của họ. Người Thái lập quốc từ thế kỷ 14 sau khi đế chế Angkor bị suy tàn. Như vậy kiến trúc chùa chiền thành vua của người Thái mà mình thấy hoành tráng xinh đẹp đấy là bản sao của kiến trúc cũa người Khơ Me và người Dvaravati nhưng họ có đầu óc thẩm mỹ nên nhờ đó mà hoàn hảo hơn. Tổng thể một ngôi chùa Khơ Me gồm: cổng chùa, tường rào, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, tăng xá, nhà hội và an xá. Trong ngôi chính điện Đức Phật Thích Ca được bài trí với kích thước lớn tọa lạc trên tòa sen. Các bức tranh Phật được trang trí trong chùa Khơ Me chủ yếu kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc mới sinh cho đến khi tu thành đạo hạnh. Trên trần của chính điện cũng hay thường vẽ những bức họa nhắc lại các cảnh giao đấu giữa các Tiên nữ và Chằn (nhân vật biểu trưng cho cái ác), cảnh tiên làm lễ, cảnh dâng hoa vân vân…
Còn ở ngoài chính điện thường thấy các vị thần mang chân dung người, mình mặc giáp trụ, tay cầm pháp khí để canh giữ nơi cửa chùa hay xung quanh chánh điện. Đấy là các tượng Yeak hay chằn, giúp ta có được tâm sáng hướng về Đức Phật. Có thể nói cũng như ở chùa Việt trước cỗng thường thấy ông Ác ông Thiện vậy. Các tượng chằn hay có mặt dữ dằn hung ác nhưng không phải kẻ làm ác mà chế ngự được cái ác, nó lúc nào cũng có thể nỗi dậy ở trong lòng con người nên cần có sự hiện diện của con chim K’rut bắt nguồn từ con vật linh thiêng Garuda trong thần thoại Ấn Độ với đạo Bà La Môn. Nó ở trên cao để theo dõi và thống chế Yeak đấy. Còn con lân tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ hay thường thấy kề bên các tượng chằn. Nhờ có trí tuệ mà nó mới đem lại sự sáng suốt trong việc nhận định để tìm ra chân lý nên mới diệt trừ được ác nghiệp và giúp con người mới được giải thoát. Nói tóm lại các chùa Phật Giáo Nam Tông Khơ Me ở Nam Bộ có một kiến trúc độc đáo chịu nhiều ảnh hưởng Bà La Môn giáo.
En se basant sur une légende dynastique de Chen La: un prêtre brahmane d’origine solaire nommé Kambu Svayambhuva recevant du dieu Shiva, lui-même une nymphe d’origine lunaire en mariage, la belle Mera, le célèbre épigraphe Georges Cœdes a émis l’hypothèse que le mot khmer viendrait probablement de K(ambu) et Merâ donnant ainsi naissance à une lignée de rois ou celle des descendants de Kambujadesha et ayant pour signification « pays de la descendance de Kambu » dans le but d’expliquer le nom des Khmers. C’est pour cela qu’au moment de ma rencontre avec les enfants dans la pagode, je leur demande: Êtes-vous Cambodgiens ? Ils me répondent sans hésitation: Nous sommes des Khmers Krom (des Khmers vivant en bas) différents de ceux vivant en haut (des Cambodgiens), des Khmers vivant dans le delta du Mékong. Ces derniers occupent parfois jusqu’à 30% de la population locale. C’est le cas des provinces Sóc Trăng, Trà Vinh.