Đình Làng (Maison communale: phần 3)

Version française

Đình Làng: phần 3

Ngoài những lễ hội được ấn định trong năm để vinh danh thành hoàng, người dân làng còn coi trọng ngày sinh nhật  cũng  như ngày giỗ của thành hoàng.  Nhưng  có những   dịp đám cưới, bổ nhiệm,   thăng chức hay  tục khao lão  mà  ở trong làng có các cuộc chè chén tiệc tùng  và  cúng tế thành hoàng một cách   linh đình. Có thể nhận diện được thành hoàng là người đàn ông hay phụ nữ  lúc rước kiệu. Nếu thành hoàng là người đàn ông  thì luôn luôn có một ngựa chiến sơn mài màu đỏ hay màu trắng  bằng gỗ được có đầy đủ dây cương, yếm hoa, cổ đeo nhạc, trên chiếc  xa mã  cơ động với bánh xe bằng gỗ và  có chở  theo linh hồn của thần hoàng. Còn nếu là  phụ nữ thì con ngựa được thay thế bằng chiếc võng đào được treo trên cây đòn mà hai đầu được chạm với đầu rồng. Trong thời gian có lễ, thành hoàng được tôn vinh một cách trịnh trọng với chiếc kiệu chứa đầy lễ vật, nào tán nào cờ đi từ đình đến nghè (1) hay từ làng nầy qua làng kia nếu hai làng cùng có một thành hoàng chung. Còn có nhiều trò vui chơi giải trí như  chọi gà, trâu hay chim, chơi cờ với các con chốt là người vân vân…  

Đình Mỵ Nương (Cổ Loa thành)

Có một tập tục rất quan trọng làm nổi bật đời sống của thành hoàng.  Được biết dưới tên hèm và giữ kín đáo, tập tục nầy thường được cử hành ban đêm khi mà thành hoàng không có những tác động không xứng đáng để phô trương chẳng hạn thần ăn cấp, thần hốt phân vân vân …Ngược lại các thành hoàng có công trạng hiển hách hay có công đức thì được vinh danh long trọng giữa ban ngày. Thông thường tránh dùng tên của thành hoàng trong lúc lễ bằng cách sửa đối cách gọi hay thay thế một chữ khác đồng nghĩa.  Đó là trường hợp thành hoàng Ling Lang chẳng hạn.  Buộc lòng phải gọi khoai dây thay vì khoai lang, thầy lương lại thế thầy lang vân vân… Cái tập tục cá biệt nầy là một trong những nét chủ yếu trong việc cúng kiến thành hoàng. Có thể làm suy đi sự thịnh vượng cho làng nếu lơ là tập tục nầy.

Chuyện xây cất đình thông thường  đựợc quy định vào một số hình  nhất  định và theo dáng chữ nho tương ứng: Nhất, Nhị, Tam, Ðinh, Công, Vương  vân vân … Ngôi đình  dựng một mình với một ngôi nhà chính theo dạng hình chữ nhật ( một nét gạch thẳng ngang)  được gọi là thế chữ Nhất. Đó là đình Tây Đằng.  Ngược lại, dáng hình chữ Nhị là  khi có thêm một ngôi  nhà tiền tế song song  với nhà chính  tạo ra  thế chữ Nhị. Đó là đình Liên Hiệp.  Rất hiếm thấy thế chữ Tam và chữ Đinh  trong việc xây cất đình.  Nhìn chung   ngôi đình thường phổ biến nhất với hình dáng chữ Công.  Ngôi nhà ở phiá sau mà gọi là Hâu Cung được nối với ngôi nhà chính (hay đại đình) nhờ một hành lang hay một sân nhỏ (hay ống muống). Đó là các đình Mông Phụ, Đình Bảng.  Còn chữ Vương thì phải nối ba ngôi nhà (Hậu Cung, Đại Đình, Tiền Tế) với hai hành lang (ống muống).   Chính ở  ngôi nhà Tiền Tế mà các thân hào thường  dùng để cúng tế  cho thành hoàng với y phục màu xanh trong những ngày lễ.  (Tiếp theo nghệ thuật trang trí Đình)


1) ghè: nơi mà thành hoàng cư trú trước cổng làng. Lúc có lễ, thành hoàng được mời đến đình. Sau đó khi xong lễ được trở về nghè.
 

Bibliographie:

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam.
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự,
Editions Thế Giới, 2001

Đình Làng miền Bắc
The village Dinh in northern Vietnam
Le Thanh Đức. Editeur Mỹ Thuật 2001

Đình Làng (Maison communale: phần 2)

Version française

Đình Làng: phần 2

Người ta thường hay nói: Cầu Nam, Chùa Bắc, Ðình Ðoài để nhắc nhở đến ba vùng đặc biệt nổi tiếng trong kiến trúc truyền thống của người dân Việt. Đình Đoài nói bóng gió vùng Đoài (Hà Đông, Sơn Tây) nơi có danh lam thắng cảnh nhất là có các đình nổi tiếng như Tây Ðằng, Mông Phụ , Chu Quyến vân vân …. Chính ở nơi gần núi và rừng nên có nhiều cây côi quý, bền và cứng rất cần thiết trong việc xây cất đình.

Nguồn gốc của chữ Đình

Đến từ văn hóa Trung Hoa, chữ đình  gọi là Ting. Mặc dù như vậy, đình làng mà tìm thấy trong kiến trúc Việt Nam nó không đúng với cái nghĩa đình của người Hoa. Họ chỉ dùng để  chỉ một ngôi nhà biệt lập với mục đích là thưởng ngoạn, một  đình trạm dành cho người lữ khách  hay một quan viên đi công tác dừng chân nghỉ khoẻ hay là một đền để thờ thần  thành lũy đời nhà Hán. Với ý nghĩa nầy thì loại đình nầy  còn thấy hiện nay là đình Trấn Ba (đình ngăn sóng)  ở đền Ngọc Sơn giửa Hồ Gươm (Hànội) hay là Thủy đình (đình rối nước) ở hồ nước bằng phẳng ở chùa Thầy. Dựa trên nguồn góc của chữ đình, các nhà chuyên gia không ngần ngại nghĩ rằng chuyện thờ thần thành lũy hay cách dùng đình của người Hoa nó soi dẫn đến chuyện đình của người dân Việt. Theo nhà báo Hữu Ngọc thì thần thành lũy được thay thế bởi thành hoàng của làng Việtnam để thích nghi và đáp ứng với sở thích của người dân Việt. Nhưng rất có nhiều lý do bác bỏ giả thuyết nầy.

Trước hết, ngôi đình Việtnam sở dĩ được vửng chãi là nhờ hệ thống tinh xảo của các  rường cột xà và được dựng trên sàn  (không có đúc nền tảng). Vì vậy  đình dễ di chuyển ngắn  hay xoay hướng  trong trường hợp  thế đình đâu tiên không đem lại kết quả mong muốn  sau nhiều thập kỷ xây dựng.  Loại kiểu xây dựng nầy làm chúng ta nghĩ đến các nhà nghiên cứu, nhất là ông Georges Coedès , một nhà nghiên cứu Pháp đã nói rằng đình chịu rất  nhiều ảnh hưởng  đến từ phong cách kiến trúc của chủng cổ Mã Lai. Sự kiện nầy nó cũng không làm chúng ta thắc mắc những gì đã khám phá trên trống đồng của người dân Việt với nhà sàn mái cong (trống đồng Ngọc Lữ).  Được biết từ lâu người Đồng Sơn (tổ tiên của  người dân Việt) định cư dọc theo bờ biển Bắc Vịệt (có từ  ngàn năm năm trước công nguyên). Họ được xem là những người  chủng cổ Mã Lai (hay  người Nam Á), dân tộc Bách Việt. Theo  Trịnh Cao Tường, một  nhà nghiên cứu  về các đình làng Vietnam thì  kiến trúc  đình còn tiếp tục duy trì  được dư âm tâm trí của người Đồng Sơn  trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt. Hơn nữa loại ngôi nhà nầy nó giống như nhà rông mà thường trông thấy ở các dân tộc Nam Á, nhất là  các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tựa như đình làng, nhà rông  có một số sinh hoạt xã hội:  phòng thảo luận của ủy ban nhân dân, nhà nghỉ tạm của các lữ khách, nơi tựu tập tất cả dân làng vân vân … Có vài nơi được thấy  dùng sàn gỗ ở đình   làm ghế ngồi trong lúc  hội thảo giữa các thân hào và dân làng. Chớ không phải là những nơi thưởng ngoạn của người Trung Hoa.

Đình Mông Phụ (Sơn Tây)

 

 

Ở thế kỷ 18, người ta kiểm kê nhận thấy có khoảng chừng 11800 làng ở Vietnam.  Như vậy có nghĩa là có bao nhiêu làng thì có bao nhiêu đình.  Người dân Việt thường hay nói: Uống nước nhớ nguồn. Như vậy  lúc nào cũng có ở nơi họ lòng biết ơn đối với những có công trạng với đất nước.  Bởi vậy không có gì ngạc nhiên thấy được một số nhân vật lịch sữ hay truyển thuyết ( thần núi Tản Viên chẳng hạn)  hay ân nhân có công dạy cho dân làng một nghề gì dó  trong làng đươc làm thành hoàng ở đình. Có luôn  các người có hành động cao cả.  Hơn  nửa còn có đủ loại người được làm thành hoàng: con nít, những kẻ ăn xin và ăn cướp hay những người bi chết đột ngột đúng  giờ thiên nên họ có quyền lực siêu phàm để bảo vệ dân làng tránh được tai họa và thiên tai. Nhờ các thành hoàng mà làng tìm lại được không những yên tịnh và thịnh vượng mà tấ cả lề luật, công lí và đạo đức. Họ trở thành phần nào hiện thân cái quyền thế tối cao mà có được từ sức mạnh của làng. Tùy theo chức vụ họ làm tròn mà họ được sắc phong  theo ba cấp: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thầnHạ đẳng thần.   Họ có thể bị mất chức nếu họ không hoàn thành sứ mệnh và  nếu họ để mất đi  trật tự ở làng hay là để dân làng bị chết. Các bản sắc phong được trân trọng  giữ  gìn trong Hậu Cung và  còn là niềm tự hào không thể tả được của dân làng. Đôi khi nếu làng không có thành hoàng, dân làng buộc lòng mượn thảnh hoàng của làng kế cận hay là thế bằng thổ thần.  Còn có trường hợp hai làng cùng có chung một thành hoàng thì họ phải thương lượng để mỗi làng được có một ngày lễ được biết trước để tránh cùng chung ngày và tất cả mọi người đều tham dự bằng các gữi sang một phái đoàn  hôm có diễu hành. Ngược lại với các  đền được xây cất và sùng tu với tiền của nhà nước, các đình thì chi phí đều do dân làng tài trợ  vì đây là chuyện thờ cúng địa phương.   Sự giàu có được thấy qua việc trang trí ở đình còn tùy thuộc ở tính hào hiệp và cuộc sống sung túc  của dân làng.  Ở mỗi làng có những miếng đất  gọi là tế điền hay ruộng thần từ được khai khẩn để bảo dưỡng đình mà  ờ vài làng trước 1945, diện tích có thể lên  đến vài chục mẫu. Chính quyền sở có trách nhiệm  cai quản đình làng như một tiểu triều đình. Luật lệ và tập quán được áp dụng nơi nầy  một các nghiêm ngặt và được   tôn trọng hơn quyền lực của vua chúa thời đó.  Các phụ nữ  cấm không được vào đình.  Bởi vậy người ta thường nói: « Phép vua thua lệ làng ». (tiếp theo đình làng phần 3)

 

Đình Làng (Maison communale)

dinhlang

Version française

Đình Làng hai chữ  khó mà tách rời ra trong tâm trí của người dân Việt vì ở đâu có làng thì nơi đó cũng có một cái đình. Luôn luôn được  lợp ngói,  đình làng là một ngôi nhà  chung to lớn bằng gỗ và dựng  trên mặt đất không cần chân móng.  Ngược lại với chùa thường có cửa  để khép đóng lại, đình làng  không có vách mà cũng không có cửa,  thông ra bên ngoài một cách trực tiếp.  Mái đình rất bể thế nặng nề khó mà không nhìn thấy  từ xa  nhất là với các đầu đao uốn cong.   Nơi mà có  đình được  nghiên cứu một cách tĩ mĩ theo phép phong thủy vì nó có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của cả làng.   Đình phải được dựng thông thường ở môt nơi thoáng đãng hướng về chổ  nào có nước (hồ, giếng hay sông) để được trong tư thế tụ thủy, tụ linh và tụ phúc.  Chẳng hạn đình Tây Đằng với một ao đầy sen trước lối vào mùa hè, đình Đồng Ky (Từ Sơn, Bắc Ninh) được dựng ngang con sông hay đình Lê Mật (Gia Lâm, Hànội) với một cái giếng thoáng rộng.  Đình làng Viet Nam được xây cất  thông thuờng trong một khung cảnh cây cối xanh tươi với các cây đa cổ thụ xum xuê  có cả trăm năm, cây sứ hay cây cau vân vân….


Không thể định nghĩa vai trò của nó hơn những gỉ mà ông Paul Giran, một quan chức Pháp lo việc dịch vụ dân sự ờ Đông Dương  tường thuật lại trong cuốn sách với tựa đề:  Ma thuật và tôn giáo của người Việt ở trang  334-335, 1912:

Đình làng nơi mà thờ cúng Thành Hoàng là một chốn  cai quản cuộc sống cộng động. Chính ở nơi nầy  mà có các kỳ hợp của chư vị kỳ mục, chức sắc địa phương để giải quyết   những  vấn đề liên quan đến hành chánh và công lý nội bộ.  Cũng chính ở nơi nầy mà có các lễ nghi  tôn giáo và  diễn ra tất cả những cảnh tượng của cuộc sống hằng ngảy trong xã hội Vietnam.


Có thể ví đình như là toà thị chính của một thành phố hiện đại. Nhưng đình  được  qúi trọng hơn toà thị chính nhiều bởi vì nó có liên hệ mật thiết với tất cả dân làng. Với đình,  người dân Việt có thể tìm lại  không những cội nguồn mà luôn cả khát vọng và kỷ niệm chung ở làng, nơi mà mình sinh và lớn lên. Sự gắn bó sâu đậm với làng nhất là đình không bao giờ làm quên đi với ngày tháng những tình cảm riêng tư mà thông thường được tìm thấy trong các câu ca dao:

Qua đình ngả nón trông đình
Ðình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu….

hay là

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
……………………………
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta ….

Hình ảnh ngôi  đình  nó  in sâu mật thiết vào tâm khảm mỗi  người dân Việt  từ bao thế hệ cha ông vì nó  biểu tượng  cội nguồn và bản sắc.  Từ triều nhà Lý có ra một chỉếu chỉ  qui định trên toàn lãnh thổ Vietnam  mỗi làng phải có một đình riêng tư. Từ vùng châu thổ sông Hồng, ngôi đình  theo gót chân của người dân Việt mà  phổ biến hội nhập   trong cuộc nam tiến từ thế kỷ  12 đến thế kỷ 18.  Trước hết ở miền trung Vietnam qua các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An dưới triều đại nhà Lê rồi đến Quảng Nam và Thuận Hóa dưới triều đại nhà Mạc và sau cùng ở đồng bằng sông Cửu Long đến mũi Cà Mau với các chúa Nguyễn.  Ngôi đình  phải thích nghi không những với khí hậu,  vùng đất mới và nguyên vật liệu khác mà còn luôn cả phong tục tập quán địa phương qua suốt cuộc hành trình có hàng ngàn cây số, kéo dài 4 thế kỷ. Ngoài trừ  vùng núi Tây Nguyên, cái nôi  văn hóa của các dân tộc thiểu số, ngôi đình được nổi bật khác biệt  với tính cách đa dạng  và một phong cách và kiến trúc riêng tư  được trông thấy ở  mọi vùng đất  nước.

Được xây dựng vài thế kỷ trước đó, ngôi đình miền Bắc được xem là hình mẫu tham khảo đối với người dân Việt vì nó không phải duyên dáng hơn mà nó có tính chất độc đáo.  Nó là biểu tượng chân chất của cuộc sống nông thôn Vietnam qua nhiều thế kỷ. Chính nó được  dựng  lên đầu tiên trong văn hóa nông thôn ở đồng bằng sông Hồng.  Ngôi đình miền Bắc không những là một hệ thống cột kèo chồng rường xà kết cấu  vững chắc kê trên nền gạch hay đất mà còn là một bộ khung thuần gỗ mà mái đình nén xuống  nhờ  có trọng lượng của nó. Vai trò của  các  chân cột  dùng đề đỡ mái đình là một  đặc tính  của ngôi đình làng Việtnam. Chân cột càng lớn thì ngôi đình càng vững chãi.

       Ðình Bảng ( Tiên Sơn, Bắc Ninh )

dinhvn_1dinhvn_2

Hình dạng của ngôi  đình xem rất bề thế nhờ các cột cái to tướng.  Đây là trường hợp của ngôi đình Yên Đông bị hủy diệt bởi hỏa hoạn (Quảng Ninh) và các cột cái có  đường kính đến 105 cm.  Cảm tưởng nầy thường  được minh họạ qua câu thành ngữ mà ta  thường hay nói: to như cột đình và được thấy ở ngôi đình nổi tiếng « Ðình Bảng » với 60 cột đình bằng gỗ lim và một mái nhà vĩ đại với các đầu đao hình cánh hoa sen.   (tiếp theo phần 2                                        

Đình Bảng (Bắc Ninh)

Một ngày ở phố cổ Hànội ( Une journée dans le vieux quartier de Hànội)

Version française

Bao lần đến Hànội  thỉ mình vẫn thích ở phố cổ. Phố nầy có  thời kì phong kiến thường gọi lả khu phố buôn bán hay kẻ chợ để ám chỉ những người của chợ. Khu phố nầy tuy nó có diện tích 82 ha quá nhỏ nhưng nó rất sống động. Nó là linh hồn của Hà Thành vì nó  thể hiện được bằng ký ức và  cảm xúc qua cuộc sống hằng ngày của người Hà Thành. Từ sáng đến tối, lúc nào cũng có người ngoài đường nhưng tùy giờ mà nhịp sống nó thay đổi. Chính mình cũng cảm nhận được sự kiện nầy khiến mình rất thích thú, không chán mà còn nhận ở nơi nầy có nhiều chuyện học hỏi, những tập quán mà không còn thấy ở những  đô thị khác ở Việt Nam và cũng có nhiều nơi để mình tham quan và lưu niệm qua máy ảnh   như nhà cổ Mã Mây, cầu Long Biên, cửa Ô Quan Chưởng, đền Quán Thánh vân vân…    Nhà văn Thạch Lam đã từng nói đến Hànội băm sáu phố phường qua  cái ăn uống của người Hà Thành. Khu phố cổ nầy nó là hiện thân của nền văn hóa thương mại  và đô thị của Viêtnam đã có hơn nghìn năm. Nó còn minh chứng cho quá trình tiến triển của Hà Thành trong những năm gần đây. Mỗi giờ  luợng người qua lại  thay đổi. Sáng cở 5 giờ ở các đường nhất là ở phố Cầu Gỗ, các người bán rong hay bán hoa thường tựu về đây để họ trang trí lại  hoa  quả theo mùa và theo ý muốn của họ. Đây là một trong những nét đẹp của phố cổ. Bao lần đến ở phố cổ thì mình cũng mất ít nhất  một buổi sáng sớm cùng các du khách  ngọai quốc  đeo đuổi một cách kính đáo các người bán rong nầy để chụp ảnh. Vừa tội nghiệp cuộc sóng bon chen của họ mà cũng vừa thích thú khi chụp được các bó bông, các trái cây  họ kết hợp bày trưng   một cách khéo léo khiến  làm màu sắc rực rỡ  và làm   tăng thêm  cái  vẻ đẹp của  các thực phẩm  họ muốn bán.  Sau đó dọc theo bờ Hồ Hoàn Kiếm lối 6, 7 giờ thì có các nguời chạy bộ thư giãn,  các đoàn thể  cùng nhau tập thể dục theo nhạc hay tài chi. Còn trước các tiệm buôn bán,  bày ra la liệt  trên vĩa hè  các thúng rau cải  xanh, trái cây  hay  các thịt sống.  Đây cũng là một lối buôn bán nầy chắc có từ lâu vì thiếu chợ ở xung quanh. Có luôn cả  các nguời bán rong thức ăn (bánh cuốn Thanh Trì, nem rán, xôi, phở bò  hay cả phê vân vân…).

Nhưng cở 10 giờ trở đi  thì các trò buôn bán nẩy không còn nửa nhường vĩa hè lại cho các tiệm buôn trong ngày.  Đường xá cũng không ngừng tiếng kèn, người qua lại cũng đông, các quán cà phê  cũng  bất đầu có người và  du khách. Khi trời không mưa, có thể đi bộ  tử phố nầy sang phố khác, mỗi phố  có nghề nghiệp riêng biệt: Hàng Đào với các khăn quang cổ bằng tơ lụa đủ màu, Hàng thuốc bắc với mùi hương của các loại thảo, Hàng Mã thì bán đồ trang trí bằng giấy để cho công việc cúng lễ nhưng cũng có phố chỉ còn cò tên chớ không còn nghề bán riêng biệt như Hàng Bè nơi mình ở. Thưở xưa, nơi nầy có chợ ở trên con  đê bán  các bè gỗ.  Muốn đi bộ thư thản  như mình cũng mất ít nhất 2, 3 tiếng vỉ mình vừa đi vừa chụp hình.  Nhưng không thể đi lâu hơn được càng về trưa càng nóng không thể tưởng tượng nhất it khi có gió lắm nhưng khi có gió bấc mủa đông thì nó lạnh thấu xuơng không thua chi ở Paris. Ở phố cổ, ăn chi cũng có nhưng tùy giá mình muốn trả mà thôi. Có một lần ngồi ăn bún chả Hànội ở vĩa hè chỉ có tốn  25 ngàn đồng nhưng  ăn không được vì chả nó bị cháy đóng  mỡ. Còn  đến tiệm ăn nổi tiếng cùng món ăn  đó thì phải trả 110 ngàn đồng. Còn ăn cá rán dầm nước mắm với xoài hay thịt kho nước dừa, món của miền nam thỉ rất khó tìm lắm nhưng khi tìm được rồi, mình cứ đến nơi đó ăn vài lần vì  mới biết người bếp từ Saigon ra đây sinh sống nấu ăn. Vị ăn của người Bắc quá mặn còn vị của người Nam quá ngọt biết  bao giờ thống nhất được  các vị nầy chắc chắn vị  nó sẻ đậm đà cho Quê Hương …Trưa lại  lại có thể ra bờ hồ Hoàn Kiếm  hứng gió như đôi tình nhân hay nghỉ mát như các du khách ngoại quốc. Nếu thích  thì có thể đi tham quan các bảo tàng nổi tiếng như bảo tàng dân tộc học, bảo tàng lịch sử vân vân … hay  đi xem múa rối nước hoăc đến các quán cà phê via hè lúc nào cũng tấp nập người. Chiều tối, có các trò biểu diển ngoài trời (ca nhạc, hát chèo vân vân ..) nếu cuối tuần thì có khu đi bộ, có chợ đêm rất náo nhiệt. Có ở Phố cổ bao nhiêu lần như mình khó mà không có kỷ niệm, khó mà quên đựợc cái đẹp  cá biệt của nó dù biết rằng cuộc sống ở đây  rất bon chen với   thời gian và không gian cùng các ngôi nhà sâu và hẹp san sát nhau (nhà ống).

 

Version française

En venant à Hanội tant de fois, je continue à aimer son vieux faubourg et préférer d’y séjourner. Son existence date de l’époque féodale. On a l’habitude de l’appeler sous le nom de « quartier marchand » ou « kẻ chợ » pour faire allusion à tous ceux qui y vivent. Malgré sa très petite superficie de 82 ha, ce quartier est très animé. Il est l’âme de Hànội car il réussit à  incarner  souvenances  et  émotions passées  dans la vie quotidienne des Hanoiens.  Du matin jusqu’au soir, le nombre  de gens ne cesse de varier dans les rues mais en fonction du créneau horaire, le rythme de vie change dont je m’aperçois également. C’est pourquoi je suis tellement satisfait  sans me lasser car c’est ici que j’apprend  à découvrir un tas de choses, des traditions que je ne trouve plus ailleurs   dans les autres villes du Vietnam. C’est aussi ici  que je peux flâner agréablement, ressentir la richesse visuelle du faubourg   et photographier des lieux  historiques tels que  l’ancienne maison Mã Mây, le pont Long Biên (ancien pont Paul Doumer), la porte Ô Quan Chưởng, le temple Quán Thánh etc…  Le célèbre romancier Thạch Lam a l’occasion d’évoquer ce faubourg à 36 rues à travers la cuisine vietnamienne. Ce vieux  quartier  témoigne  depuis plus de 1000 ans de la culture commerciale et urbaine de la civilisation vietnamienne et de son évolution jusqu’à aujourd’hui. Le va-et-vient   des  gens varie incessamment  d’heure en heure au cours de la journée. Vers 5 heures du matin dans les rues du quartier, en particulier dans  la rue Cầu Gỗ, les marchandes ambulantes ou les fleuristes  se regroupent   pour mettre en  valeur leurs produits  à vendre ( fleurs et fruits) en fonction de la saison et à leur guise. C’est l’un des attraits de ce vieux quartier. Comme les touristes étrangers, je suis obligé de consacrer au moins une matinée pour poursuivre ces marchandes. Bien que je sois  soucieux d’éviter de les gêner dans  leur vie difficile et de les photographier de loin  avec discrétion,  je retrouve parfois  la satisfaction d’avoir de  belles photos avec  leurs bouquets de fleurs fraîches (ou fruits) aux  couleurs vives et éclatantes. Puis,  vers 6 ou 7 heures, tout le long du lac de l’épée restituée (Hò Hoàn Kiếm), on voit les uns  faire du  jogging ou de la danse aérobique en groupe et  les autres du  Tai Chi. Devant les façades des boutiques de commerce, on voit s’étaler sur le trottoir une  grande variété de légumes et d’herbes soigneusement sélectionnés ou de la viande fraîche. C’est une méthode de vente datant peut-être depuis longtemps  car  je ne trouve aucun  marché aux alentours. D’autres vendeuses de rue occupent  aussi le trottoir et  proposent des spécialités culinaires de Hanoi (galettes Thanh Trì, nems, riz gluant, soupe au bœuf et aux nouilles de riz ou café etc.).

Aux alentours de 10 heures,  toutes ces activités de commerce alimentaire disparaissent et cèdent la place aux boutiques ayant pignon sur rue dans la journée. Le klaxon des motos ne cesse pas de retentir. Le va-et-vient des gens commence à gêner la circulation. Les gargotes de café se remplissent progressivement. Au cas où il fait beau, il est possible de marcher à pied et de flâner d’une rue à une autre car chaque rue a sa spécialité: rue de la soie aux écharpes multicolores, rue des médicaments au parfum d’herbes aromatiques, rue des papiers et objets  votifs  pour les temples et  les âmes errantes etc … mais il y a aussi  les rues portant les noms d’autrefois et n’ayant aucun rapport avec les produits proposés à vendre aujourd’hui. C’est le cas de la rue Hàng Bè où se trouve mon hôtel. Autrefois c’est ici qu’il y avait un marché sur une digue où on  vendait les radeaux en bois. Pour flâner dans tous les coins des rues comme moi, il faut compter au moins 2 ou 3 heures car j’ai besoin de faire la photo tout en observant tout ce qui se passe dans la rue. Mais il est impossible de faire longtemps la marche à pied car il fait tellement chaud  surtout à midi en été.  Par contre, on peut être transi de froid avec le vent glacial venant du nord comme celui de Paris en hiver. Dans ce faubourg, le prix de la bouffe varie d’une gargote à une autre. Dans l’après-midi, on peut se détendre au lac Hồ Hoàn Kiếm ou aller visiter les musées célèbres comme le musée d’ethnographie du Vietnam, le musée de l’histoire de Hanoï, le musée des beaux-arts  etc…ou aller voir l’art scénique des marionnettes sur eau ou fréquenter  les gargotes du café pour retrouver l’ambiance d’autrefois. Le soir, les spectacles (musique, théâtre etc…) ont lieu en plein air autour du lac. En fin de la semaine, il y a des  rues interdites pour la circulation et réservées pour les piétons ainsi que le marché de nuit où  tous les produits locaux et artisanaux sont proposés  avec des prix variables. Il est difficile pour quelqu’un comme moi de ne pas avoir des souvenirs et d’oublier le charmant trait caractéristique de ce faubourg bien qu’on sache que la vie journalière de ses habitants est difficile non seulement au niveau temporel mais aussi au niveau spatial avec leurs maisons tubulaires et adossées étroitement les unes des autres.

 

  

Âm Dương trong đời sống của người dân Việt (Yin et Yang dans la vie des Vietnamiens): Phần 2

Version francaise

Trong lý thuyết Âm Dương,  có nhắc đến vuông tròn là muốn nói đến sự hoàn thiện và kết hợp mỹ mãn.  Từ một hình vuông ta có thể biến hình có tám cạnh rồi tiếp tục đến 16 cạnh, cứ nhơn 2 cho đến cuối cùng tạo thành một hình tròn, một hình không còn cạnh nửa. Đây là một hình hoàn hảo  (perfectissima forma). Bởi vậy người ta thường nói « Mẹ tròn, con vuông » để chúc mừng mẹ con được dồi dào sức khoẻ lúc sinh đẻ.   Cái thành ngữ nầy được truyền lại bởi  các tiền nhân để chúng ta  lưu ý đến tính cách  sáng tạo của vũ trụ. Các hình tròn và vuông là hai hình dáng  đựợc thấy  không những qua bánh chưng bánh Tết hay là bánh Su Sê mà còn ở trên các đồng tiền đồng của Việtnam.

Sapèque
Hình dáng của các đồng tiền xưa nầy rất liên quan đến thiên văn học của người Việt cổ: sự tròn trĩnh của các đồng tiền gợi  lại Trời  tròn như cái bát úp cùng Đất qua lỗ vuông  ở giữa. Thông thường thì có một tỷ lệ phải tôn trọng ờ các đồng tiền xưa nầy: 70 phần trăm cho hình tròn và 30 phân trăm cho hình vuông. Hai dáng hình vuông tròn nầy cũng được thấy qua cây gậy tre mà trưởng nam dùng đi theo sau quan tài  trong lúc đưa  đám tang của cha. Còn nếu người qua đời là mẹ thì người con phải đi trong tư thế lùi trước  nhìn quan tài. Đây là nghi thức  « Cha đưa mẹ đón » cần phải tôn trọng trong phong tục đám tang của người dân Việt. Gậy tre  biểu tượng tính ngay thẵng và khả năng chịu đựng của cha.  Nếu là mẹ thì phải thế với cây vong để nói lên sự gian dị, dịu dàng và khéo léo.  Cây gậy phải có đầu tròn và chân hình vuông để biểu tượng Trời Đất còn thân gậy thì dành cho con cái với hàm ý là cần sự che chở của Trời Đất, giáo dục của cha mẹ và tương trợ của anh em trong xã hội. Để bày tỏ sự kính trọng đối với  người qua đời, quan khách phải lạy trước quan tài với con số âm (2 hoặc 4) vì người qua đời sẻ về âm phủ (Âm).  Thưở xưa thường có phong tuc để trong miệng người chết một lát vàng (Dương) để bao quản thể xác và để  tránh thối rữa.

Trong lúc hấp hối , người chết được  các người thân nhân cho một biệt danh (hay tên thụy) mà chỉ họ và người chết biết thôi  vì đến ngày giỗ, người chết sẻ được gọi về nhà để   tham dự  cúng kiến và tránh các cô hồn. Bởi vậy người ta thường  nói tên cúng cơm  để nhắc nhở  mỗi người có biệt danh. Cũng phải  chọn con số âm với  các bó bông dành cho tang lễ. Nhưng có một trường hợp ngoài lệ khi người chết là cha mẹ hay Phật. Thông thường trước bàn thờ  của các người nầy thường cắm ba cây nhan trong bình  hay là quỳ gối đầu đụng tới đất lạy 3 lần (số dương) vì lúc nào cũng xem họ là những người thân thuộc còn sống.  Để bày tỏ sự kính trọng với các người cao tuổi còn sống, người  ta chỉ bái 1 hay 3 lần mà thôi.  Ngược lại trong lễ đám cưới, cô dâu trước khi về nhà chồng phải qùy bái cha mẹ ruột có công  sinh thành và nuôi dưởng mình nhưng chỉ lạy với số chẳng (số âm) vì từ nay cô dâu kể như chết và thuộc về nhà chồng.  Còn có một phong tục cho đêm tân hôn. Chọn một phụ nữ có nhiều con, đức hạnh vẹn toàn, được gia đình chú rể  mời đến để trực tiếp dọn giường  với đôi chiếu: 1 úp 1 mở  theo mô hình kết hợp của Âm Dương. Thưở xưa, cô dâu chú rể  hay trao đổi với nhau bằng  một nhúm đất lấy  một nhúm muối. Họ muốn thực hiện lời hứa và gắn bó với nhau suốt đời bằng cách lấy Trời Đất làm nhân chứng. Có một thành ngữ  cũng cùng một ý nghĩa: Gừng cay muối mặn để nhắc nhở vợ chồng trẻ chớ đừng bỏ nhau vì vị mặn của muối hay vị cay của gừng lại rất đậm đà và rất khó quên cũng như tình nghĩa vợ chồng rất sâu đậm và thắm thiết dù có bao thăng trầm trong cuộc sống.

Để nói đến đức hạnh, người dân Việt thường hay nói 

Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha vinh hiễn đời con sang giàu

Khi nói đến ba vuông, làm ta nhớ đến  hình dáng của bánh chưng thường thấy nhân dịp Tết.  Với  những đường được vẻ  thẳng bằng  với thước vuông góc, hình dáng nầy tượng trưng lòng trung thành và tính cương trực   trong mối quan hệ của Tam Tòng: Tại gia tòng phu, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tữ. Còn 7 vòng tròn thì làm ta nhớ  sự tròn trĩnh của bánh giầy. Vòng tròn của bánh tựa như một dãy dấu chấm được cách xa đều đặn với tâm điểm nơi  mà có trái tim. Đây là tiêu biểu của một tâm hồn  rất thăng bằng mà không có  đam mê nào lay chuyển được. Chính ở đây mới thấy sự hoàn thiện của thất tình:  hỹ, nộ, ái, lạc, sĩ, ố, dục Ai mà có được một cuộc sống đạo đức nếu có được lòng trung thành và tính cương trực với mọi người và giữ đựợc mãi khoảng cách một cách cân bằng qua sự bộc lộ tình cảm của mình?

Từ  ngữ  « vuông tròn » thường được  nói đến trong một số châm ngôn dân gian của người Viêt:

Lạy trời cho đặng vuông tròn 
Trăm năm cho trọn lòng son với chàng!

Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn
Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông

hoặc là trong các đọan thơ  411-412 và  1331-1332 của Kim Vân Kiều:

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn 
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà haỵ

hay 

Trăm năm tính cuộc vuông tròn, 
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông

Lưỡng tính Âm Dương biểu hiện dưới nhiều hình thức ở Vietnam.  Ở Trung Hoa thì có một vị thần (ông tơ)  lo chuyện hôn nhân   nhưng ở Vietnam thì có đôi thần minh, môt ông một bà thường gọi Ông Tơ Bà Nguyêt. Cũng như ở chùa chiền thì có Phật Ông Phật Bà trên bàn thờ Phật. Người dân Việt  rất tin  rằng mỗi người được gắn bó từ lúc đầu với các con số.  Trước khi sinh, bào thai cần phải đợi 9 tháng 10 ngày.  Để nói ai có được  mệnh tốt thì người ta nói người đó có số đỏ. Còn ngược lại số đen dành cho ai có một định mệnh xấu. [ Con số Âm Dương của người Việt]

Âm Dương trong đời sống của người dân Việt (Yin et Yang dans la vie des Vietnamiens): Phần 1

 

yinyangviet

Version française

 Triết lý  Âm Dương nó được gắn bó mật thiết hằng ngày với đời sống của người dân Việt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Thuộc về Âm tất cả những gì có tính chất lỏng, ẩm, lạnh, tĩnh, tối, nội hay có cốt yếu nữ tính như  mặt trời, mặt trăng, đêm, nước hay mùa đông. Còn ngược lại thuộc về dương tất cả gì hiện ra tính chất cứng, khô,  nóng, cử động, sáng, ngoại hay có cốt yếu nam tính như  đất, thái dương, lửa, mùa hè vân vân…. Tính âm dương nầy được nhận ra trong  việt ngữ  qua hai phụ từ « con » và « cái ». Tựa như các mạo từ  xác định « le » và « la » trong Pháp ngữ, các  phụ từ « con » và « cái » được dùng để chỉ định trong vài trường hợp nào đó tính  đực và  cái. Nhưng dưa trên các từ chỉ đồ vật có hàm nghĩa tĩnh (không cử động) hay động (cử động) thì  các phụ từ « cái » và « con » nầy dùng theo, được  thuộc về loại ngữ nghĩa tương ứng tức là có dạng tĩnh hay động như các đồ vật. Phụ từ « cái » dùng khi đồ vật mang  tính cách  không cử động (tĩnh) ví dụ như  cái nhà, cái hang, cái nồi vân vân etc… Ngược lại khi đồ vật có tính cách cử động hay liên hệ đến cử động thì phải dùng  phụ từ « con » như  con mắt, con tim, con trăng, con ngươi, con dao, con đường, con hẻm vân vân  … Con mắt nhúc nhích  không ngừng cũng như con tim  đập rộn ràng. Cũng như con trăng hay con ngư cử động. Người Việt cổ thường xem  dao như con vật thiêng.  Nó được nuôi dưỡng với máu, rượu và gạo. Dù đồ vật được gọi cùng một danh từ nhưng có thể có ý nghĩa khác tùy theo  sử dụng  từ phụ « con » hay « cái » . Ví dụ sau đây thể hiện tĩnh hay động của chiếc thuyền  tùy theo sử  dụng tự phụ « cái » hay « con ». Con thuyền trôi theo dòng nước. Có nghĩa là có dùng mô tơ hay có ai chèo nên con thuyền được tiến lên. Ngược lại khi nói cái thuyền trôi theo dòng nước thì không có ai vận hành chiếc thuyền chi cả. Đây là làn sóng nước nó làm thuyền di chuyển một mình. Câu nầy muốn ghi nhận cái trạng thái  tĩnh của chiếc thuyền. Thuyền đậu thì gọi là « cái thuyền » còn thuyền chuyển động trên sông thì thường gọi là « con thuyền ». Lưỡng tính âm dương còn thể hiện rõ  ràng  qua các dụng cụ thông dùng chẳng hạn như  dao: dao cái (dao to) hay dao đực (dao rựa).  Sự nhận xét nầy được nhà nghiên cứu và hán học  Pháp Alain Thote ghi nhận trong bài có tựa đề là « Origine et premiers développements de l’épée en Chine » (Nguồn gốc và phát triển đầu tiên của các thanh kiếm  ở Trung Hoa). Các gươm của người Việt cổ rất được nổi tiếng như  dao trủy thủ Ngư Trường  (Yuchang)(ou l’épée des entrailles de poisson)  mà Chuyên Chư  (Zhuan Zhu)  dùng để giết Ngô Vương Liêu,  vào thời Xuân Thu vân vân… Qua các thanh kiếm, có thể biết giống đực hay cái. Từ ngữ  « đực rựa » thường được nghe trong các cuộc đàm thoại để ám chỉ các người đàn ông vì họ thường mang mạ tấu hay dao rựa khi ra khỏi nhà  từ sự nhận xét của các người dân Việt. 

Lưỡng tính âm dương thường được thấy từ lâu ở Việtnam trong nghề trồng lúa: chồng cuốc vợ cấy. Tượng trưng giống đực (Dương),  lưỡi cày xuyên qua đất (Âm)  còn khi  lúc cấy, vợ  (Âm) truyền lại khả năng sinh sản cho các cây lúa (Dương). Để nói lên sự hoàn hảo gắn bó vợ chồng (Âm Dương), người ta thường nói: thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Người Việt cổ rất gắn bó không những với đất mà luôn cả môi trường nơi họ sinh sống vì nhờ các hiện tượng thiên nhiên (mưa, nắng, gió, mây vân vân…) họ  có được có mùa mang tốt đẹp hay không.   Việc trồng lúa trên nương rẫy còn tùy thuộc sự may rủi với thời tiết. Bởi vậy người Việt cổ họ cần sống hài hoà với thiên nhiên.  Họ thường xem họ là nối gạch giữa Trời và Đất.  Từ khái niệm nầy ta thường hay nói: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Chính ba hệ số nầy dành chiến thắng cho dân tộc Việt với các nhà chiến lựơc  Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi hay  Quang Trung trong công cuốc chống ngọai xâm.  Người dân Việt xem trọng các hệ số nầy trong cách suy nghĩ và cuộc sống hằng ngày.  Đối với họ, cái khái niệm nầy  nó có một ảnh hưởng không chối cãi được trên con người: định mệnh thường được áp đặt theo ý trời và còn phụ thuộc theo ngày sinh tháng đẻ.   Con người  có thể hấp thụ được  linh khí tốt hay xấu (qi) mà trời đất tạo ra với môi trường trong và ngoài nơi mà con người ở. Nghệ thuật làm điều hòa linh khí môi trường sẻ làm giảm đi sự buồn phiền và mang lại sự thoả mái và sức khoẻ cho con người.   Một mãnh  đất bằng phẳng không có nhấp nhô và không có đồi  là một mãnh đất thiếu linh khí và không có sự sống.   Người Việt ám chỉ núi đồi  với  Rồng và Hổ.  Các nhà thường có Rồng xanh ở phiá tây  và hổ trắng ở  phiá đông. Con Rồng thông thường hùng tráng hơn con Hổ (Hữu Thanh Long, Tã Bạch Hổ)  có nghĩa là núi (Rồng) phải cao hơn đồi (Hổ). Sự hài hoà được hoàn mỹ nếu điạ điểm nào được  dựa vào núi và hai bên có các dãy đồi che đở chống gió không làm phân tán đi các chi mà còn dẫn đến một cái hồ hay con sông, nơi có nước và thức ăn cho sự sống  và cũng là nơi  tụ các chi.

Cái mô hình nầy có thể thấy được qua kinh thành (hay phương thành)  Huế. Kinh thành quay mặt về phiá nam vì Kinh dịch đã viết: « Thánh nhân nam  diện nhi thính thiên hạ thí (vua quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ) ».  Với   tính cách quân sự phòng vệ, vòng thành của kinh thành nầy   được dựng  lên dựa theo kiểu thành lũy của  Vauban  và  bao gồm  một hoàng thành (hay Đại Nội) ở mặt phiá nam.  Đại Nội  nầy   cũng bị hạn chế bởi một vòng đai thứ nhì  hình chữ nhật  622×606 thước mà trong đó  lại có cung thành hay là  Tử Cấm Thành,  nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia với một vòng đai cuối cùng cũng gần như vuông (330×324  thước).  Sự chồng chéo ba vòng đai nầy  thể hiện  khái niệm Tam Tài (Thiên-Nhân-Địa).    Phía nam của kinh thành nơi có Ngọ Môn, cổng chính của hoàng thành, được dọc theo khúc cong của sông Hương. Cũng như rồng ngoạ về phiá tây, sông nầy  bò  từ nam lên Bắc  len lỏi giữa những gò đồi  rồi quay một cách đột ngột 90 độ về phiá đông. Sông Hương  gặp  hai  cù lao Dã Viên và Cổn Hến trước khi đổ ra biển, tạo ra cái « Chi Huyền Thủy »  rất phù hợp với  sơ đồ được  nói ở trên trong thế  Hữu Thanh Long, Tã Bạch Hổ  mà được  Dã Viên và Cồn Hến tượng trưng, ngang mặt với núi Ngự Bình  cao 150 thước làm một bức bình phong thiên nhiên theo lý thuyết phong thủy.

Con người có thể tác động và thay đổi cuộc sống của mình.  Với những hành động nhân từ đối với kẻ khác, con người có thể tìm thấy được  hạnh phúc và  cải thiện được phần nào  cái nghiệp của mình. Ngày xưa ở Việtnam có một lễ quan trọng mà do triều đình nhà Nguyễn  tổ chức hàng năm. Đó là lễ tế Nam Giao.   Chính vua có quyền cúng tế Trời Đất và cha mẹ mình ở đàn Nam Giao vì vua là con của Trời. Đàn nầy  được xây dựng vào năm 1806 cách kinh thành Huế về phía nam. Đàn Nam Giao có ba tầng, tượng trưng cho thuyết tam tài: Thiên, Đia, Nhân. Mỗi tầng mang một hình dạng và màu sắc riêng tư.  Được chay tịnh lòng mình trước đó, vua lên đàn tế và cầu khẩn cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất.  Vua là  người  trung gian duy nhất giữa Trời và Đất.  Quan niệm Tam Tài cũng thưòng được nhắc đến trong các truyện cổ tích Việt Nam.  

Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, Mỵ Nương được cầu hôn bởi hai vị thần hay là trong truyện Táo Quân, người phụ nữ bị phân vân giữa mối tình xưa và hiện tại.  Trong truyện trầu cau, quan niệm  tam tài dựa trên   vợ, chồng và em.  Một khi qua đời họ  trở thành dây  trầu, cây cau và đá vôi thì bộ ba nầy biểu thị  cho tiết hạnh, ngay thẳng và trong trắng.  Truyện trầu cau  phản ảnh  khái niệm cân đối hài hoà  mà được thấy trong lý thuyết Âm Dương.   Để làm miếng trầu, người ta thường phết vôi trên lá trầu. Rồi thêm vào đó vỏ của  cây chay  Artocarpus tonkinese màu vàng cam cùng vài  lát cau thái mỏng. Rồi bỏ vào miệng và nhai chậm rãi đến khi chỉ còn bã trầu mới nhổ ra sau đó.  Có đến 5 vị  trong miếng trầu:   ngọt với cau, cay với lá trầu, đắng với rễ vỏ của cây chay,  mặn với vôi và chua với nước bọt.  Hình ảnh  dây leo của cây trầu nhô ra từ đất mà được tiêu biểu  qua  đá vôi  và quấn chặt thân cây cau dong dỏng cao thẳng   nầy khiến ta nhận thấy được tính chất trung dung  giữa Âm và Dương  trong sự  hài hoà hoàn hảo.  Miếng trầu là đầu câu chuyện thuờng được nghe nói trong ngạn  ngữ của người Việt.  Sự chấp nhận ăn miếng trầu  mang nhiều ý nghĩa thường dẫn đến một lời cam kết mà không ai có thể nghĩ khước từ về sau.  Nếu đây là sự trao đổi giữa trai và gái thì nó còn  có nghĩa là một đề nghị thành hôn. Trong truyền thống của người Việt, miếng trầu là biểu tượng cho hạnh phúc vợ chồng. Vì vậy nó không thể thiếu trong lễ cưới.

Trong nền văn hóa trồng lúa nước, còn có nhiều bộ ba cũng quan trọng như Thiên Địa Nhân. Đây là trường hợp của Thủy, Hỏa, Thổ hay là Mộc, Kim, Thổ.  Con người cần có đất để trồng lúa, nước và phân bón  để làm cho đất có  màu mỡ. Cũng như con người cũng cần có cây cỏ để sinh sống và kim loại để làm dụng cụ  canh tác.  Nhưng trong trường hợp nào đi nửa, con người cũng cần có đất vì đất là yếu tố chung của Thủy, Hỏa, Thổ hay là Mộc, Kim, Thổ.  Chính vì vậy đất (hay Thổ) chiếm môt vị trí trung ương và then chốt  trong việc quản lý bốn phương.  Trong đời sống nông nghiệp, yếu tố quan trọng sau đất là nước. Bởi vậy người nông dân  thường  nói:  Nhất nước nhì phân. Như nước thuộc  về « Âm », người ta gán cho phương Bắc vì phương nầy tương thích với trời  lạnh (mùa đông). Ngược lại trong bộ ba  (Thủy, Hỏa, Thổ), yếu tố lửa đựợc  nối kết với phương nam vì nơi nầy trời nóng và nhiều ánh sáng. Còn yếu tố Mộc thường liên quan đến cây cối mà thường được nẩy nở ở mùa xuân. Bởi vậy Mộc được  chiếm ở phương tây với sư tăng trưởng của Duơng. Còn lại là yếu tố Kim với tinh chất dễ uốn nắn và đa dạng nên nó  được ở phương đông mà thường được liên nối với mùa thu. 

Người Việt thường nhận thấy ở lý thuyết Âm Dương một khái niệm luân phiên hơn là một khái niệm đối nghịch.  Hai thành tố Âm và Dương tạo thành một thực thể dẩn đến việc thiết lập một cân bằng thích hợp và hài hoà.  Đối với họ, thế giới  biểu thị  qua tất cả những qui luật tuần hoàn hơp thành bởi sự liên hợp của hai thể hiện luân phiên và bổ sung. Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âmHai thanh tố Âm và Dương được xem như là bánh xe lăn.  Vận động đến chốn, các thanh tố bắt đầu làm lại. Một khi giới hạn được đạt thì các thành tố nầy trở lại một lần nửa.

Có một lô châm ngôn dân gian có quan hệ nhân quả  biểu lộ cụ thể sự chuyển hóa của Âm Dương.  Bởi vậy thường nghe nói:  Trong rũi có may, Trong họa có phúc,   Sướng lắm khổ nhiềuTrèo cao ngã đau Yêu nhau nhiều cắn nhau đau, Của đi thay người.  Hai yếu tố Phúc và Họa  thông thường thay đổi đi ngược chiều với nhau.  Nhờ có lưỡng tính Âm Dương nầy  mà người dân Việt thường kiếm một cân bằng thích hợp trong cuộc sống hằng ngày.  Họ tìm cách có được sự  hoà thuận hoàn hảo với mọi người và thiên nhiên  luôn cả sau khi qua đời. Đây là sự việc mà người ta khám phá được ở mộ cổ Lạc Trương (Thanh Hóa) ba thế kỷ trước Công Nguyên với các đồ mai táng bằng gỗ (Dương) được chôn cất phương bắc (Âm) và các đồ bằng đất nung (Âm) thì ở phương Nam (Dương). Khái niệm cân bằng cũng được thấy rõ ở chùa chiền với Ông Thiện Ông ÁcChính nhờ triết lý cân bằng nầy mà người dân Việt có khả năng để  thích  ứng với bất cứ tình huống hay thảm họa nào đi nửa. Chính cũng nhờ nguyên tắc cân bằng nầy mà các nhà lãnh đạo Việt đã tiếp tục giữ được trong quá khứ khi có chung đụng với ngoại bang. Để tránh sĩ nhục cho quân  Mông Cỗ bị thất bại hai lần ở Việtnam, tướng Trần Hưng Đạo đề nghị cống nạp cho Hốt Tất Liệt để có được  hoà bình bền lâu. Sau khi thắng quân Minh, Nguyễn Trãi  không gần ngại thả Vuơng Thông trở về Trung Hoa với  13000 quân lính  và đề nghị môt hiệp ước cống hiến 3 năm một lần hai tượng bằng kim loại mịn để đền bồi thường hai tướng nhà Minh Liễu Thăng Lương Minh bị chết lúc giao chiến. Cũng như vua Quang Trung rất khiêm tốn và chấp nhận gữi sang Trung Hoa một sứ giã để giải  hoà với vua Càn Long sau khi tiêu diệt quân Thanh ở Hànội vào năm 1788 trong một thời gian ngắn  ngủi (6 ngày). Cũng không quên nhắc đến thái độ khéo léo của các nhà lãnh đạo cộng sản trên phương diện ngoại giao trong các cuộc xung đột với Pháp Quốc và Mỹ Quốc.  Hội nghị Genève (1954) và Paris (1972)  biểu hiện một lần nửa giải pháp   cân bằng hay phương pháp trung dung mà người dân Việt tìm thấy trong lý thuyết Âm Dương. Ở Vietnam, tất cả đồ vật nào có hình dáng tròn thuộc về Dương còn những đồ vật nào có hình vuông thuộc vế Âm. Đây là một khái niệm đã có từ thuở xa xôi mà người ta nghĩ rằng  mặt trời lại  tròn và mặt đất thì  vuông nhờ người dân Việt cổ  san bằng làm cho vuông vức  mới làm rẫy và cất nhà được. Chính với quan niệm « thiên viên địa phương (trời tròn đất vuông) » nầy   mà nguời Việt cổ có thói quen chia mãnh đất ra chín lô với mô hình dựa trên chữ  tĩnh 井 (giếng nước) viết bằng chữ Hán. Lô ở trung tâm dùng để xây cái giếng còn 8 lô  xung quanh còn lại để xây cất nhà. Đây là đơn vi gia cư đâu tiên  trong xã hội nông nghiệp.  Câu châm ngôn dân gian sau đây : trời xanh như tán lọng tròn ; đất kia chằn chặn như bàn cờ vuông phản chiếu quá đúng cái tín ngưỡng nầy. Tổ tiên chúng ta vẫn biết trái đất tròn trong tìm thức nên khi nói  « trời tròn đất vuông » là muốn phân biệt giữa thể (cái gì tồn tại tự chính nó) như trời   và dụng (cái gì được  dùng khi được san bằng) như đất.  [ Âm Dương trong đời sống dân Việt: phần 2]


Tài liệu tham khảo

–Alain Thote: Origine et premiers développements de l’épée en Chine.
–Cung Ðình Thanh: Trống đồng Ðồng Sơn : Sự tranh luận về chủ quyền trống đồng giữa học giã Việt và Hoa.Tập San Tư Tưởng Tháng 3 năm 2002 số 18. 
-Brigitte Baptandier : En guise d’introduction. Chine et anthropologie. Ateliers 24 (2001). Journée d’étude de l’APRAS sur les ethnologies régionales à Paris en 1993.
-Thái văn Kiểm: Việt Nam quang hoa . Nhà sách Xuân Thu. USA
-Nguyễn Từ Thức : Tãn Mạn về Âm Dương, chẳn lẻ (www.anviettoancau.net) 
-Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt-Nam. NXB : Tp Hồ Chí Minh Tp HCM 2001. 
-Nguyễn Xuân Quang: Bản sắc văn hóa việt qua ngôn ngữ việt (www.dunglac.org)
-Georges Condominas : La guérilla viêt. Trait culturel majeur et pérenne de l’espace social vietnamien, L’Homme 2002/4, N° 164, p. 17-36. 
-Louis Bezacier: Sur la datation d’une représentation primitive de la charrue. (BEFO, année 1967, volume 53, pages 551-556) …..

La pagode du Maître (Chùa Thầy)

 

Version française

 Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 cây số, chùa Thầy  tọa lạc  ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, xã Sài Sơn và được xây dựng từ thời nhà Đinh. Chùa nầy là một trong ba chủa nổi tiếng nhất ở đất Hà Thành mà còn là chủa có liên quan mật thiết đến quãng đời sau cùng của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông  thuộc thế hệ thứ 12 của  dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) và còn được xem là tiêu biểu cho khuynh hướng Mật Tông qua những pháp thuật.  Ông là  thủy tổ múa rối nước. Vốn ưa thích múa hát, ông đã dạy dân hát chèo, sáng tạo nên trò múa rối nầy  và truyền dạy cho dân chúng. Chính ở giữa hồ Long Trì mà ngày lễ hội thường  thấy ở thủy đình có trò múa rối nước.

Từ Đạo Hạnh không những  là một thiền sư rất uyên thâm hiểu biết mà còn là một danh nhân văn hóa. Chính vì vậy công lao của ông đóng góp với  đất nước và dân gian rất lớn  duới triều Lý cho nên ông được dân gian biết ơn sùng kính  thường gọi ông là Thầy, là Thánh hay Phật. Cuộc đời của ông cũng không thiếu màu sắc huyền thoại từ việc  hóa thân thành con trai của Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán, chính là vua  Lý Thần Tông sau này  đến  cái chết của ông được dân chúng thần thánh hóa trở thành cái chết đẹp và để trở thành người khác với cuộc sống mới   qua bài kệ thi tịch  của ông:

Thu lai bất báo nhạn lai quy,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỉ độ tác kim sư.

Dịch nghĩa

Mùa thu về không báo tin cho chim nhạn cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh buồn thương [trước cái chết].
Khuyên các môn đồ chớ có vì ta mà quyến luyến,
Thầy xưa đã bao nhiêu lần hoá thân làm thầy nay.(*)

 Ông trở thành  là người mở đầu cho dân gian  một tín ngưỡng thờ Thánh Tổ hòa trộn vào Phật giáo qua mô hình  « Tiền Phật – Hậu Thánh ». Đây cũng  là  một thể thức tôn sùng từ đó ở chùa của người dân Việt  dành cho những người có công đức hay  gần gũi và bảo trợ  dân gian. 

(*) Nguồn: Thơ văn Lý Trần (tập I), NXB Khoa học xã hội, 

pagode_thay

Version française

Loin du centre-ville de Hànội de 20 km, la pagode du Maître est située au pied de la montagne Sài Sơn dans la commune du district Quốc Oai. Celle-ci fut édifiée à l’époque de la dynastie des Đinh.  Elle est  l’une des trois  pagodes  célèbres de la capitale Hanoï mais elle est liée intimement aussi à la durée de vie restante du moine zhen Từ Đạo Hạnh. Celui-ci appartint à cette époque à la douzième génération de l’école   Vinitaruci  et il fut considéré comme le représentant du bouddhisme tantrique à travers ses pouvoirs magiques. Il est aussi le créateur du spectacle des marionnettes sur l’eau. Étant passionné pour les danses et les  chansons  traditionnelles, il a appris au peuple  le théâtre populaire  ainsi que la façon de se distraire avec  les marionnettes sur l’eau.  C’est au milieu de l’étang du Dragon que se déroule fréquemment le spectacle des marionnettes sur l’eau à l’occasion des festivités locales.   Từ Đạo Hạnh était non seulement  un moine ayant  une profonde connaissance mais aussi un illustre personnage culturel.  C’est pour cela que ses contributions étaient énormes   pour le peuple et le pays si bien que tout le monde  exprimait sa gratitude en l’appelant souvent « Maître », « Saint » ou « Bodhisattva ». Il ne manque pas la coloration mythique dans la vie de ce moine zhen. De son incarnation dans le personnage du roi Lý Thần Tông, fils de Lý Dương Hoán jusqu’à sa mort que le peuple a mystifiée en lui donnant une belle mort et une réincarnation avec une nouvelle vie à travers son  kê (une sorte de stance bouddhique): 

Le retour de l’automne n’accompagne pas celui des hirondelles,
Je désapprouve les gens continuant à s’accrocher à  leur vie avec tristesse et douleur  devant la mort
Il est déconseillé à mes disciples de  montrer trop d’attachements émotionnels à cause de moi,
Étant l’ancien maître,  j’ai incarné tant de fois pour devenir le maître d’aujourd’hui.(*)

Il  est le premier à introduire au peuple le culte des personnages déifiés dans le bouddhisme  à travers le modèle « Devant Bouddha-Derrière les Saints ou les personnages déifiés ». C’est une forme de vénération adoptée à cette époque  par les Vietnamiens pour exprimer leur gratitude envers tous ceux qui avaient la vertu et le mérite de les protéger dans le quotidien.

Eglise Trung Linh (Nam Định)

Version française

Cách xa toà giám mục Bùi Chu phỏng chừng  1,5 km, nhà thờ Trung Linh  là một trong nhà thờ đẹp nhất ở Việtnam. Nhà thờ Trung Linh được xây dựng năm 1928.  Giáo xứ Trung Linh còn có sự hiện diện của nhà Mẹ của Hội Dòng Mân Côi Bùi Chu, được Đức cha Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946, là Hội Dòng đầu tiên của Bùi Chu được thành lập theo giáo luật. Nhờ đức tin và và đời sống đạo đức của giáo dân nơi nầy, nhà thờ Trung Linh trở thành một địa điểm sầm uất nhất cũa địa phận Bùi Chu với  chiều ngày chủ nhật cuối tháng Hoa, có tổ chức cung nghinh Đức Mẹ quanh khuôn viên Thánh Đường và hồ lớn của giáo xứ. Và cũng là nơi ưa thích của các cặp vợ chồng chụp ảnh cưới.

Trung Linh

Loin du diocèse Bùi Chu à peu près de 1,5 km,  Trung Linh est l’une des plus belles églises au Vietnam. Cette église a été édifiée en 1928. La paroisse Trung Linh abrite de plus le siège de la communauté religieuse  Mân Côi Bùi Chu que l’évêque Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn (Giuseppe Dominique Hồ Ngọc Cẩn) a créee en 1946. C’est aussi la première communauté  religieuse de Bùi Chu établie selon la loi canonique. Grâce à la foi et la vie morale des gens locaux, l’église Trung Linh devient un lieu de rassemblement spirituel très animé du diocèse Bùi Chu où   les festivités sont organisées  en l’honneur de la Très Sainte Vierge Marie autour du lac à la soirée  dominicale de la fin de la période des fleurs. C’est aussi le lieu préféré des jeunes mariés pour la photographie.

Cathédrale Saint Joseph (Nhà thờ Lớn Hànội)

Version française

Dựa theo mẫu nhà thờ Đức Bà Paris, nhà thờ Saint Joseph được thiết kế bỡi giám mục Paul-François Puginier theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ  Âu Châu và được xây dựng  vào năm 1884 trên khu đất mà trước đó có  chùa Báo Thiên, một chùa nổi tiếng đã có từ thời nhà Lý (thế kỷ 11) . Nhà thờ nầy thường đươc gọi là nhà thờ lớn vì ngoài kích thước hoành tráng  với  chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m có đến 5 chuông còn  được xem là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ nầy được hoàn thành vào năm 1886 sau bốn năm xây cất. Chi phí tốn kém nhờ hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai năm 1886). Tuy rằng bề ngoài của nhà thờ có vẻ đen tối vì ô nhiễm, nhà thờ nầy vẫn được xem là một di tích lich sữ thời kỳ Pháp thuộc và là điểm tham quan cực kỳ quan trọng đối với người du khách nước ngoài khi đến Hànội.

 

 

Basée sur le modèle de Notre Dame de Paris, l’église Saint Joseph dont les plans ont été dessinés par l’évêque  Paul-François Puginier est   du style néo-gothique. Elle fut construite  en 1884  sur l’emplacement de la pagode Báo Thiên, un édifice bouddhique très connu à l’époque de la dynastie des Lý (XIème siècle).  Cette église est fréquemment appelée « grande église » car outre ses dimensions imposantes avec sa longueur de 64,5 mètres, sa largeur de  20,5 mètres  et ses deux clochers carrés hauts de 31 mètres et  équipés de 5 cloches, elle est encore  l’église-mère de l’archidiocèse d’Hanoï. Sa réalisation fut terminée en 1886 après 4 années de construction avec l’argent alimenté par le système de loterie (organisé en 1883 et en 1886). Malgré son aspect extérieur assombri par la pollution, cette église est un vestige historique de l’époque coloniale française et devient actuellement l’un des sites  extrêmement importants pour les touristes étrangers lors de leur passage à Hanoï.