Đình Làng ( Maison communale: phần 4)

Version française.

Nghệ thuật trang trí ở đình làng

 

 Nhờ có đình làng,  người ta mới khám phá được đời  sống  của  người dân làng thể hiện một cách  tài tình  mật thiết với  nghệ thuật trang trí. Người xem có cảm  tưởng rằng nghệ thuật nầy  nó không  những  không theo các mô hình thông thường được biết cho đến giờ mà nó còn « tự cởi tróí », trút bỏ mọi gánh nặng của sự ràng buộc đạo Khổng thời kỳ phong kiến ở Việtnam. Đó là những gì chúng ta thấy ở các khoảng trống trong đình với chạm khắc gỗ  từ  sườn nhà cho đến cột trụ.

Các khuyết điểm lúc xây cất đình  được che giấu một cách khéo léo nhờ kỷ thuật trang trí làm đẹp. Trong mỗi thanh gỗ chạm khắc, mỗi môtíp  dù là một con thú,  một nhân vật hay là một cái bông đều độc nhất không thể tìm thấy ở nơi khác dù có cùng một chủ đề. Ngược lại, người ta nhận thấy ở các thanh gỗ chạm khắc có sự cùng tồn tại, qua nhiều thể kỷ, của hai nền văn hóa, một mang tính cách bài bản và bác học và một cái mang tính cách dân dã.  Ở nền văn hóa đầu tiên còn tìm thấy không những  tất cả mô típ liên quan đến tứ linh  (Rồng, Lân, Rùa, Phượng) mà luôn cả thực vật cao quý, tiên nữ hay thú vật (hổ, voi vân vân ..)  mà  có luôn   tính tưởng tựợng và thích đổi mới  cùa nghệ nhân mặc dầu  có  sự tôn trọng  nghiêm túc trong truyền thống kinh điển. Còn ở các thanh gỗ  chạm với tính cách dân dã, nghệ nhân vì là một người nông dân trước đó, nên thường  bỏ qua lề lối gò bó mà  tự  hướng dẫn mình  qua cảm hứng, tự do tùy tiện chạm khắc theo ý tưởng và cảm nhận cùa mình khiến các tác phẩm nó mang tính chất  hiện thực  và hóm hỉnh. Với tài khéo léo đôc đáo, nghệ nhận chưa bị cấm đoán về cách miêu tả các cảnh tượng vô  luân lý khó mà giải  đáp ở thời đại phong kiến:  một thiếu  nữ  đang tấm ao hay ngồi hớ  hênh trên đầu rồng  (đình Phụ Lão, Bắc Giang), một chàng trai đang sờ soạng thân thể một phụ nữ dưới cái nhìn đồng lõa của bạn đồng hành  (đình Hưng Lộc), một ông quan đang quấy rầy  một phụ nữ đang tấm  bằng cách thò tay luồn dưới yếm ( đình Ðệ Tam Ðông, Nam Ðịnh) vân vân  ….

dinh_chamHình rồng đa dạng trang trí ở đình

Nghệ nhân còn dám tố cáo những chuyện sai trái của các quan liêu qua bức chạm của đình Liên Hiệp. Đây là những điều cấm đoán  và  phiền nhiễu mà thường gặp mỗi ngày  trong xã hội  nho giáo Việtnam.  Tất cả những gì được thấy trong điêu khắc gỗ dân dã  phản ánh  phần lớn  tự do phát biểu của nghệ nhân  cùng  khát vọng chung của dân làng.  Có một điều trái ngược, nghịch lý là đình vừa là nơi để gìn giữ trật tự  được ăn sâu qua nhiều thế kỷ  vào hạ tầng gia đình và xã hội Việtnam  và cũng là nơi mà người nông dân có thể tìm lại được tự do phát biểu và tố cáo những gì được trông thấy ở xã hội nho giáo.  Với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, ngôi đình là một kho tàng vô giá cho dân tộc Việt.  Người ta thường nói: Làng Nước vì Viêtnam được thành hình, qua nhiều thế kỷ, từ sự rải rác làng mạc khắp mọi nơi mà đình vừa là trung tâm hành chánh, văn hóa,  xã hội và tinh thần.  Bởi thế đình làng nó không những là linh hồn của làng mà của đất nước Việtnam.


Bibliographie:

Trịnh Cao Tường: Kiến trúc đình làng.  Khảo cổ học, 2/1981, trang 56-64.

A la découverte de la culture vietnamienne. Hữu Ngọc.  Editions Thế Giới. Hànôi 2011

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Editions Thế Giới, 2001

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.