Đình Làng (Maison communale: phần 3)

Version française

Đình Làng: phần 3

Ngoài những lễ hội được ấn định trong năm để vinh danh thành hoàng, người dân làng còn coi trọng ngày sinh nhật  cũng  như ngày giỗ của thành hoàng.  Nhưng  có những   dịp đám cưới, bổ nhiệm,   thăng chức hay  tục khao lão  mà  ở trong làng có các cuộc chè chén tiệc tùng  và  cúng tế thành hoàng một cách   linh đình. Có thể nhận diện được thành hoàng là người đàn ông hay phụ nữ  lúc rước kiệu. Nếu thành hoàng là người đàn ông  thì luôn luôn có một ngựa chiến sơn mài màu đỏ hay màu trắng  bằng gỗ được có đầy đủ dây cương, yếm hoa, cổ đeo nhạc, trên chiếc  xa mã  cơ động với bánh xe bằng gỗ và  có chở  theo linh hồn của thần hoàng. Còn nếu là  phụ nữ thì con ngựa được thay thế bằng chiếc võng đào được treo trên cây đòn mà hai đầu được chạm với đầu rồng. Trong thời gian có lễ, thành hoàng được tôn vinh một cách trịnh trọng với chiếc kiệu chứa đầy lễ vật, nào tán nào cờ đi từ đình đến nghè (1) hay từ làng nầy qua làng kia nếu hai làng cùng có một thành hoàng chung. Còn có nhiều trò vui chơi giải trí như  chọi gà, trâu hay chim, chơi cờ với các con chốt là người vân vân…  

Đình Mỵ Nương (Cổ Loa thành)

Có một tập tục rất quan trọng làm nổi bật đời sống của thành hoàng.  Được biết dưới tên hèm và giữ kín đáo, tập tục nầy thường được cử hành ban đêm khi mà thành hoàng không có những tác động không xứng đáng để phô trương chẳng hạn thần ăn cấp, thần hốt phân vân vân …Ngược lại các thành hoàng có công trạng hiển hách hay có công đức thì được vinh danh long trọng giữa ban ngày. Thông thường tránh dùng tên của thành hoàng trong lúc lễ bằng cách sửa đối cách gọi hay thay thế một chữ khác đồng nghĩa.  Đó là trường hợp thành hoàng Ling Lang chẳng hạn.  Buộc lòng phải gọi khoai dây thay vì khoai lang, thầy lương lại thế thầy lang vân vân… Cái tập tục cá biệt nầy là một trong những nét chủ yếu trong việc cúng kiến thành hoàng. Có thể làm suy đi sự thịnh vượng cho làng nếu lơ là tập tục nầy.

Chuyện xây cất đình thông thường  đựợc quy định vào một số hình  nhất  định và theo dáng chữ nho tương ứng: Nhất, Nhị, Tam, Ðinh, Công, Vương  vân vân … Ngôi đình  dựng một mình với một ngôi nhà chính theo dạng hình chữ nhật ( một nét gạch thẳng ngang)  được gọi là thế chữ Nhất. Đó là đình Tây Đằng.  Ngược lại, dáng hình chữ Nhị là  khi có thêm một ngôi  nhà tiền tế song song  với nhà chính  tạo ra  thế chữ Nhị. Đó là đình Liên Hiệp.  Rất hiếm thấy thế chữ Tam và chữ Đinh  trong việc xây cất đình.  Nhìn chung   ngôi đình thường phổ biến nhất với hình dáng chữ Công.  Ngôi nhà ở phiá sau mà gọi là Hâu Cung được nối với ngôi nhà chính (hay đại đình) nhờ một hành lang hay một sân nhỏ (hay ống muống). Đó là các đình Mông Phụ, Đình Bảng.  Còn chữ Vương thì phải nối ba ngôi nhà (Hậu Cung, Đại Đình, Tiền Tế) với hai hành lang (ống muống).   Chính ở  ngôi nhà Tiền Tế mà các thân hào thường  dùng để cúng tế  cho thành hoàng với y phục màu xanh trong những ngày lễ.  (Tiếp theo nghệ thuật trang trí Đình)


1) ghè: nơi mà thành hoàng cư trú trước cổng làng. Lúc có lễ, thành hoàng được mời đến đình. Sau đó khi xong lễ được trở về nghè.
 

Bibliographie:

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam.
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự,
Editions Thế Giới, 2001

Đình Làng miền Bắc
The village Dinh in northern Vietnam
Le Thanh Đức. Editeur Mỹ Thuật 2001

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.