Đình Làng: phần 2
Người ta thường hay nói: Cầu Nam, Chùa Bắc, Ðình Ðoài để nhắc nhở đến ba vùng đặc biệt nổi tiếng trong kiến trúc truyền thống của người dân Việt. Đình Đoài nói bóng gió vùng Đoài (Hà Đông, Sơn Tây) nơi có danh lam thắng cảnh nhất là có các đình nổi tiếng như Tây Ðằng, Mông Phụ , Chu Quyến vân vân …. Chính ở nơi gần núi và rừng nên có nhiều cây côi quý, bền và cứng rất cần thiết trong việc xây cất đình.
Nguồn gốc của chữ Đình
Đến từ văn hóa Trung Hoa, chữ đình gọi là Ting. Mặc dù như vậy, đình làng mà tìm thấy trong kiến trúc Việt Nam nó không đúng với cái nghĩa đình của người Hoa. Họ chỉ dùng để chỉ một ngôi nhà biệt lập với mục đích là thưởng ngoạn, một đình trạm dành cho người lữ khách hay một quan viên đi công tác dừng chân nghỉ khoẻ hay là một đền để thờ thần thành lũy đời nhà Hán. Với ý nghĩa nầy thì loại đình nầy còn thấy hiện nay là đình Trấn Ba (đình ngăn sóng) ở đền Ngọc Sơn giửa Hồ Gươm (Hànội) hay là Thủy đình (đình rối nước) ở hồ nước bằng phẳng ở chùa Thầy. Dựa trên nguồn góc của chữ đình, các nhà chuyên gia không ngần ngại nghĩ rằng chuyện thờ thần thành lũy hay cách dùng đình của người Hoa nó soi dẫn đến chuyện đình của người dân Việt. Theo nhà báo Hữu Ngọc thì thần thành lũy được thay thế bởi thành hoàng của làng Việtnam để thích nghi và đáp ứng với sở thích của người dân Việt. Nhưng rất có nhiều lý do bác bỏ giả thuyết nầy.
Trước hết, ngôi đình Việtnam sở dĩ được vửng chãi là nhờ hệ thống tinh xảo của các rường cột xà và được dựng trên sàn (không có đúc nền tảng). Vì vậy đình dễ di chuyển ngắn hay xoay hướng trong trường hợp thế đình đâu tiên không đem lại kết quả mong muốn sau nhiều thập kỷ xây dựng. Loại kiểu xây dựng nầy làm chúng ta nghĩ đến các nhà nghiên cứu, nhất là ông Georges Coedès , một nhà nghiên cứu Pháp đã nói rằng đình chịu rất nhiều ảnh hưởng đến từ phong cách kiến trúc của chủng cổ Mã Lai. Sự kiện nầy nó cũng không làm chúng ta thắc mắc những gì đã khám phá trên trống đồng của người dân Việt với nhà sàn mái cong (trống đồng Ngọc Lữ). Được biết từ lâu người Đồng Sơn (tổ tiên của người dân Việt) định cư dọc theo bờ biển Bắc Vịệt (có từ ngàn năm năm trước công nguyên). Họ được xem là những người chủng cổ Mã Lai (hay người Nam Á), dân tộc Bách Việt. Theo Trịnh Cao Tường, một nhà nghiên cứu về các đình làng Vietnam thì kiến trúc đình còn tiếp tục duy trì được dư âm tâm trí của người Đồng Sơn trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt. Hơn nữa loại ngôi nhà nầy nó giống như nhà rông mà thường trông thấy ở các dân tộc Nam Á, nhất là các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tựa như đình làng, nhà rông có một số sinh hoạt xã hội: phòng thảo luận của ủy ban nhân dân, nhà nghỉ tạm của các lữ khách, nơi tựu tập tất cả dân làng vân vân … Có vài nơi được thấy dùng sàn gỗ ở đình làm ghế ngồi trong lúc hội thảo giữa các thân hào và dân làng. Chớ không phải là những nơi thưởng ngoạn của người Trung Hoa.
Đình Mông Phụ (Sơn Tây)
Ở thế kỷ 18, người ta kiểm kê nhận thấy có khoảng chừng 11800 làng ở Vietnam. Như vậy có nghĩa là có bao nhiêu làng thì có bao nhiêu đình. Người dân Việt thường hay nói: Uống nước nhớ nguồn. Như vậy lúc nào cũng có ở nơi họ lòng biết ơn đối với những có công trạng với đất nước. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên thấy được một số nhân vật lịch sữ hay truyển thuyết ( thần núi Tản Viên chẳng hạn) hay ân nhân có công dạy cho dân làng một nghề gì dó trong làng đươc làm thành hoàng ở đình. Có luôn các người có hành động cao cả. Hơn nửa còn có đủ loại người được làm thành hoàng: con nít, những kẻ ăn xin và ăn cướp hay những người bi chết đột ngột đúng giờ thiên nên họ có quyền lực siêu phàm để bảo vệ dân làng tránh được tai họa và thiên tai. Nhờ các thành hoàng mà làng tìm lại được không những yên tịnh và thịnh vượng mà tấ cả lề luật, công lí và đạo đức. Họ trở thành phần nào hiện thân cái quyền thế tối cao mà có được từ sức mạnh của làng. Tùy theo chức vụ họ làm tròn mà họ được sắc phong theo ba cấp: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần. Họ có thể bị mất chức nếu họ không hoàn thành sứ mệnh và nếu họ để mất đi trật tự ở làng hay là để dân làng bị chết. Các bản sắc phong được trân trọng giữ gìn trong Hậu Cung và còn là niềm tự hào không thể tả được của dân làng. Đôi khi nếu làng không có thành hoàng, dân làng buộc lòng mượn thảnh hoàng của làng kế cận hay là thế bằng thổ thần. Còn có trường hợp hai làng cùng có chung một thành hoàng thì họ phải thương lượng để mỗi làng được có một ngày lễ được biết trước để tránh cùng chung ngày và tất cả mọi người đều tham dự bằng các gữi sang một phái đoàn hôm có diễu hành. Ngược lại với các đền được xây cất và sùng tu với tiền của nhà nước, các đình thì chi phí đều do dân làng tài trợ vì đây là chuyện thờ cúng địa phương. Sự giàu có được thấy qua việc trang trí ở đình còn tùy thuộc ở tính hào hiệp và cuộc sống sung túc của dân làng. Ở mỗi làng có những miếng đất gọi là tế điền hay ruộng thần từ được khai khẩn để bảo dưỡng đình mà ờ vài làng trước 1945, diện tích có thể lên đến vài chục mẫu. Chính quyền sở có trách nhiệm cai quản đình làng như một tiểu triều đình. Luật lệ và tập quán được áp dụng nơi nầy một các nghiêm ngặt và được tôn trọng hơn quyền lực của vua chúa thời đó. Các phụ nữ cấm không được vào đình. Bởi vậy người ta thường nói: « Phép vua thua lệ làng ». (tiếp theo đình làng phần 3)