Jupe des femmes Hmong (Váy của phụ nữ Hmong)

 

Version française

Chiếc váy xoè  có hơn 200 xếp ly  của người phụ nữ Hmong được xem trong tự điển hiện vật văn hoá các dân tộc Việt Nam là cầu kỳ nhất trong việc trang trí thêu các họa tiết. Tùy theo mỗi nhóm người  Hmong (Hmong Hoa,  Hmong Đen, Hmong Trắng hay Hmong Đỏ) mà hoa văn họa tiết lại khác nhau. Thường thấy trên váy các chấm tròn xen lẫn đường kẻ thẳng hay là hình hoa lá  hoặc hình xoán ốc  nhưng các hoa văn họa tiết nầy  phản ánh đời sống của người Hmong với thiên nhiên. Váy nầy được may bằng vải lanh nhuộm chàm. Màu nầy  là màu căn bản  thường được trọng dụng bởi các phụ nữ Hmong trong việc may quần áo. Màu xanh tuyệt vời này  tô điểm cuộc sống của họ  từ lúc còn bé (6 hay 7 tuổi).  Bởi vậy  các phụ nữ Hmong được xem là  những phụ nữ khéo tay. Những chiếc váy sặc sỡ,  những tác phẩm thêu thùa  trang nhã  và những trang sức tinh xảo  làm họ  có tiếng tăm ở  khắp vùng Đông Nam Á. Đây cũng là biểu tượng độc đáo của bản sắc dân tộc Hmong. Họ thường được đa số người ở thế giới tiếp tục gọi họ là  «dân tộc đa sắc » như chiếc cầu  vồng.

Version française

Dans le dictionnaire des artefacts culturels des ethnies vietnamiennes, la jupe de la femme Hmong comportant de nombreux plis est considérée toujours comme la plus sophistiquée dans la décoration et la broderie de motifs. En fonction de chaque groupe des Hmong (Hmong fleuri, Hmong Noir, Hmong Blanc ou Hmong Rouge) les modèles de texture sont  très variés.  On est habitué à voir sur les jupes  des points ronds  entrecoupés de lignes droites ou de fleurs ou de spirales, mais ces motifs de texture reflètent  bien la vie des Hmong avec la nature.

Cette jupe est en lin et teint à l’indigo. Cette couleur est la couleur primaire couramment utilisée par les femmes Hmong dans la confection de leurs vêtements. Cette superbe bleu indigo colore bien leur vie depuis leur enfance. (6 ou 7 ans). C’est pour cette raison qu’on dit qu’elles ont la main bleue. Les jupes bigarrées, les broderies élégantes et les bijoux fins font incontestablement leur réputation à travers l’Asie du Sud -Est. C’est aussi le symbole unique de leur identité. Les Hmong sont toujours appelés par la majorité des gens dans le monde sous la dénomination « peuple-arc-en-ciel »

Le tigre dans l’art ancien du Vietnam (Hổ trong mỹ thuật cổ Việt nam)

Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam

Version française

Đối với đại đa số  người Việt, hổ là  một con vật  đáng kính sợ. Vì sợ  hổ trả thù nên họ dành cho hổ những dấu hiệu tôn thờ qua những ngôi miếu dành riêng cho hổ  hay thường thấy được nằm rải rác ở  khắp khu rừng sâu thẩm ở miền núi. Đến nay  còn thấy nhiều dân tộc  ở miền núi còn thờ hổ.  Có  thể có liên quan đến tín  ngưỡng vạn vật hữu linh  của cư dân thưở xưa. Ngoài sức manh  uy phong  lẫm liệt của hổ, nó còn thường được xem là con vật có khả năng nghe lén các cuộc đàm thoại của họ. Vì vậy hổ được gọi là ông thính. Để tránh gọi tên hổ, người dân Việt  hay thường ám chỉ hổ với cái  tên là « ông ba mươi ».

Ngay cả trước khi giết hổ  sau khi bắt được nó,  họ cũng không quên bày tỏ lòng tôn kính lần cuối bằng cách tổ chức một buổi  nghi lễ trước đó.  Họ thường so sánh  họ với hổ qua câu châm ngôn như sau:

Hùm chết để da, người chết để tiếng.

Rất tiếc ngày nay hổ  ở  Đông Dương không còn nhiều nữa và đang ở trong tình trạng nguy cơ  tuyệt chủng vì các bộ phận của hổ được dùng làm thuốc đông y,  được bán với giá cao trên thị trường chợ đen, giá 100 gram cao hổ cốt bán tới 1.000 đôla.

Sự xuất hiện hình ảnh hổ trong nghệ thuật  cổ  được thấy từ  thời kỳ Đồng Sơn qua các chuôi dao gâm thường   được kết hợp  với voi hay rắn được thấy ở di chỉ Làng Vạc  ở  Nghệ An chẵng hạn  hay các thạp đồng như thạp VạnThắng (Cẩm Xuyên, Phú Thọ).  Thạp nầy được trưng bày ở bảo tàng lịch sử quốc gia với  bốn tượng  hổ cập mồi rất sinh động quay vòng trên nấp thạp hay chiếc qua đồng có hình hổ  được  khắc  hai mặt  với  những chấm trên thân được  nhà khảo cứu Pháp Louis Pajot sưu tầm và đưa về  trưng bày  ở  bảo tàng Finot (nay là bảo tàng lịch sử quốc gia  ở  Hànội). Ngoài ra còn có các hình hổ trang trí bằng họa tiết chìm. Điều nầy thể hiện  được  nghệ thuật điêu khắc và trang trí của người Đồng Sơn mang tính tả thực và ước lệ. So với các hình ảnh rồng, phượng, hưu, cá, vịt vân vân  thì  hình ảnh hổ rất hiếm hoi trên đồ gốm. Tuy nhiên thạp gốm hoa nâu nổi tiếng nhất là thạp hoa nâu khắc hình ba con hổ đuổi nhau được thấy  ở bảo tàng Guimet (Paris).

Những hình hổ được thấy ngày nay không còn mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng hay sợ hải nữa mà chỉ dùng để thể hiện  sự phong phú đa dạng trong việc trang trí trên các đồ gốm hay tạo ra  bằng đá nhầm để lại một dấu ấn riêng biệt theo sở thích của người đặt mua hàng.

Version française

Pour la grande majorité des Vietnamiens, le tigre est un animal redoutable. Par peur de vengeance, ils donnent aux tigres des signes d’adoration à travers des temples dédiés aux tigres, souvent dispersés dans la forêt profonde des montagnes. Jusqu’à présent, de nombreux groupes ethniques des régions montagneuses vénèrent encore les tigres. Cela peut être lié aux croyances animistes des anciens habitants. Outre la force imposante et majestueuse du tigre, il est aussi souvent considéré comme un animal capable d’écouter leurs conversations, ce qui fait de lui connu sous le nom « Monsieur l’écouteur (Ông thính) ». Pour éviter de l’appeler sous son propre nom « Hổ ou cọp), les Vietnamiens se réfèrent aux tigres avec le nom « Monsieur Trente ». Avant même de le tuer  après l’avoir attrapé, ils n’ont pas oublié de lui rendre un dernier hommage en lui organisant au préalable un rituel. Ils se comparent souvent aux tigres à travers le proverbe suivant:

Le tigre mort laisse sa peau et l’homme décédé sa réputation.

Malheureusement, il n’y a pas beaucoup de tigres en Indochine aujourd’hui. Ces derniers sont en voie d’extinction car toutes les organes de leur corps  sont utilisés dans la médecine traditionnelle chinoise et sont vendues à prix d’or sur le marché noir.  C’est le cas  de la poudre issue d’os de tigre et proposée avec un prix élevé de 100 grammes  à 1 000 dollars.

On voit apparaître les images des tigres souvent associées à des éléphants ou des serpents dans l’art ancien à  l’époque de  Đồng Sơn,  sur les lames des poignards trouvés sur le site de Làng Vạc à Nghệ An par exemple, ou  bien des situles en bronze comme la situle  Vạn Thắng. (Cẩm Xuyên, Phú Thọ). Cette dernière est exposée au musée national de l’histoire  avec quatre blocs de statues de tigres capturant la proie et  répartis de manière circulaire sur le couvercle de la situle  ou la hache en bronze (qua đồng) recueillie par le chercheur français Louis Pajot qui a eu le mérite  de l’offrir au musée Finot (*). On trouve  l’image d’un tigre gravée sur les  deux faces  de la hache avec des points.  Il existe également des images de tigre décorées de motifs en creux. Cela montre que l’art de la sculpture et de la décoration du peuple dôngsonien  est réaliste et conventionnel. Comparées aux figures de dragons, de phénix, de cerfs, de poissons, de canards etc., celles des tigres sont très rares sur la céramique. Pourtant  le vase à glaçure brune le plus célèbre est celui de trois tigres dans la poursuite,  trouvé au musée Guimet (Paris). Les images des tigres vues aujourd’hui ne  reflètent plus le caractère  spirituel, religieux ou de peur. Elles sont utilisées uniquement dans le but de montrer la richesse et la diversité de la décoration dans la céramique ou dans la pierre et de laisser  ainsi  une  marque particulière selon le goût et les préférences de l’acheteur.

(*) C’est le musée national de l’histoire de Hanoï.

Chim Lạc có phải vật tổ của người dân Việt không?

 L’oiseau Lạc est -il l’oiseau totémique des Proto-Vietnamiens?

Chim Lạc có phải vật tổ của người dân Việt không ?

Version française

Câu hỏi  nầy thường được nêu ra sau thời kỳ các nhà khảo cổ học thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (Louis Pajot, Olov Jansen)  phát hiện ra một số đồ đồng cổ ở  thung lũng Mã, đặc biệt là ở làng Đồng Sơn (Thanh Hóa) vào năm 1924. Sau đó với sự đề xuất của nhà khảo cổ học ngừời Áo R. Heine-Geldern thì  văn hóa này được gọi là « Văn hóa Ðồng Sơn » tức là văn hóa  của người Việt cổ.

Ngoài việc tranh dành về nguồn gốc trống đồng giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa, còn có thêm cuộc tranh luận về các hình tượng trang trí được thấy nhiều trên mặt trống đồng nhất là con chim chi không biết là loại chim gì chân cao mỏ dài  trong tư thế bay hay ngồì. Học giả Đào Duy Anh đã ngộ nhận và kết luận trong quyển Lịch sử cổ đại Việt Nam  rằng đây là con chim lạc chỉ một loại hậu điểu tương tự như ngỗng trời  là vật tổ của người Lạc Việt. Thưở  xưa, các thị tộc ở xã hội nguyên thủy hay thường lấy tên thị tộc mà đặt tên cho vật tổ tức là con chim lạc. Nhưng dù thuyết vật tổ của ông là lý thuyết sai lầm theo sư nhận xét của sử gia Trần Gia Phụng hay nhà văn Đinh Hồng Hải nhưng vì ông là một trong những học giả uyên thâm  hàng đầu Việt Nam ở  th ời đó nên dễ thuyết phục dư luận. Sự nhận định nầy khiến ít ai  dám phủ nhận cả mà còn tạo ra một ý niệm về mối quan hệ mật thiết giữa người Lạc Việt và loài chim nầy. Rồi ý niệm nầy  trở thành từ đó quan niệm chim Lạc, vật tổ  của người  Lạc Việt. Theo sử gia Trần Gia Phụng tất cả tài  liệu có nói đến chữ Lạc  như Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên (thế kỷ thứ 6) hay An Nam chí lược  của Lê Tắc (thế kỷ 13)  đều dựa trên  sách cổ « Giao Châu ngoại vực ký » của Trung Hoa  được xuất hiện khoảng giữa đời nhà Tấn (265-420) trong đó có  một đoạn văn viết như  sau: Giao Chỉ tích hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền.  Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ.  Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân, thiết Lạc vương, Lạc hầu chủ chư quận huyện.  Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ. Xưa, khi Giao Chỉ chưa thành quận huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, ruộng đó tùy thủy triều lên xuống mà làm.  Dân khẩn ruộng đó mà ăn, vì thế tất cả gọi là dân Lạc.  Họ lập Lạc vương, Lạc hầu để coi quận huyện.  Có nhiều Lạc tướng, có ấn đồng lụa xanh.
Chữ Lạc đọc  ở  trên đây  theo âm Hán Việt chớ người Hoa họ đọc theo âm Trung Hoa thì là « lo, ló, lô » như  thành Lạc Dương thủ đô nhà Châu thì  được phiên âm theo chữ Latin ra là Loyang. Như vây chữ có  âm « lo, ló, lô » trong  tiếng Việt cổ là gì ? Nó chỉ là lúa gạo. Bởi vậy từ Thừa Thiên đến Nghệ An, mọi người hay thường dùng chữ ló để ám chỉ  lúa.  Tại vùng Quảng Bình ở miền trung  mới có câu tục ngữ « Cơm mô cho vừa bụng chó, ló mô cho vừa bụng gà». Như vậy chữ Lạc là từ ngữ phát âm theo lối Hán Việt chớ chữ Lạc mà cố tìm sự giải thích nào khác cũng hoàn toàn vô nghĩa vì nó không phải là chữ phiên âm từ tiếng của người Việt cổ. Có thể nói chữ Lạc mà tìm hiểu nghĩa theo chữ Trung hoa thì sẽ bị lạc hướng. Người Hoa  dùng chữ Lạc đễ phiên âm tiếng Ló của người Giao Chỉ và để chỉ tộc người có nền văn minh lúa nước.
Bởi vậy bất cứ chữ Lạc nào  với bất cứ bộ thủ nào, họ cũng đọc là Lo  cả theo sự nhận xét  của  cố học giả Hoàng Văn Chí trong sách  Duy văn sử quan. Ngày nay có nhiều dân tộc miền núi hay nhiều điạ phương ở nước ta vẫn còn dùng từ ngữ ló để nói lúa gạo như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình hay từ ngữ lọ ở Thanh Hóa.  Còn người Mường thì  gọi  với một âm tiết khá nặng giữa chữ lỏ và lọ (như cơm mường vó, lọ mường vang)   (Đinh Hồng Hải, trang 72). Như vậy  con chim Lạc  là con chim không có thật sự trong môi trường thiên nhiên ở đất nước ta. Nó cũng không có ghi chú  trong các từ điển của nước ta để ám chỉ con chim lạc cả.  Nó không phải là con vật tổ của người  Việt cổ thì nếu không nó được nằm ở vị trí trung tâm của mặt trống đồng. Tuy nhiên nó phải sống, gần gũi  mật thiết hằng ngày  với người trồng lúa nước ở trên đồng  cũng như  con trâu đi trước cái cày theo sau  trong nền văn hóa  Đồng Sơn. Nó được xem như là mô típ trang trí được ghi khắc trên trống đồng làm cho ta liên tưởng đến con cò, con hạc hay con sếu. Các  chim nầy đều có mỏ dài  và chân cao cả nhưng xét dưới gốc độ gần gũi và thân thiết với người  nông dân Việt thì cò ở đâu cũng có hiên diện không những trên ruộng đồng Viêt Nam mà luôn cả trong tục ngữ ca dao Việt Nam. Còn xét duới gốc độ tín ngưỡng   thì  hạc là loại chim có tính biểu tượng cao  thượng được thấy ở các nơi thờ  tự như ở Văn Miếu  (Hànội). Nhìn lại lịch sử và truyền thuyết thì người Việt cổ  (hay Lạc Việt) đã thừa nhận họ  là thị tộc Hồng Bàng (tức là chim và rắn tức là Tiên Rồng).  Như vậy họ đã ghép cho vật tổ của họ là Chim và Rắn rồi với quan niệm song trùng lưỡng hợp  (hai trong một) theo  học giả Hà Văn Thùy. Bởi vậy họ tự cho họ là con Rồng cháu Tiên. Tên Văn Lang có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang mà các dân tộc miền núi thường dùng để ám chỉ vật tổ, có thể  đây là một loài chim nước thuộc họ chim Diệc. Có thể xem thời đó nước  Văn Lang như một liên bang của các cộng đồng tộc Việt. Đây cũng là nhà nước đầu tiên của tộc Việt  theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. Nói như nhà văn Đinh Hồng Hải thì cần có những phương pháp nghiên cứu sâu hơn để làm rõ danh tính của loại  chim nầy. Còn sử  gia Trần Gia Phụng,  những hình ảnh trên trống đồng đều là hình “câm”. Bởi  vậy  giả thuyết nầy chỉ  là sự phỏng đoán  chưa có phần   kết luận.  Giả thuyết nào hợp lý sẽ đứng vững  mà thôi.

CHIM_LAC

Version française

Cette question est souvent posée après la découverte d’ un grand nombre d’objets datant de l’âge de Bronze dans la vallée de Mã, notamment dans le village de Ðồng Sơn en 1924 par les archéologues de l’Ecole Française d’Extrême-Orient (BEFO) (Louis Pajot, Olov Jansen). Puis, sur la proposition de l’archéologue autrichien R. Heine-Geldern, cette culture a été appelée « culture de  Đồng Sơn », c’est-à-dire la culture des Proto- Vietnamiens. (ou des Luo Yue)

En outre,  à cause du différend de longue date sur l’origine du tambour de bronze entre le Vietnam et la Chine, il y a aussi un débat sur les images décoratives trouvées sur la surface du tambour, en particulier  un oiseau de quelle famille il s’agit.  On n’arrive pas à l’identifier  avec ses longues pattes et son long bec  en posture volante ou assise.  L’érudit Đào Duy Anh l’a reconnu par erreur dans son livre intitulé   « Histoire ancienne du Vietnam » en affirmant que cet oiseau Lạc (Luo) semblable à une oie sauvage était  l’oiseau totémique des Lo Yue (ou des Proto-Vietnamiens)? Autrefois, les clans de la société primitive avaient l’habitude de prendre souvent le nom du clan pour l’attribuer à leur totem. C’était le cas de l’oiseau Lạc (ou Luo). Selon l’historien Trần Gia Phụng ou l’écrivain Đinh Hồng Hải, malgré sa fausse théorie, l’érudit  Đào Duy Anh continua à convaincre l’opinion publique  car il fut l’un des érudits  de renom  au Vietnam à cette époque. Personne n’osa contester sa capacité de discernement mais par contre cela créa en revanche une idée de relation  très étroite entre les Luo Yue et cet oiseau. Puis cette idée devint ainsi un jour sans même en rendre compte l’acceptation du nom « Luo » (ou Lạc) en vietnamien pour cet échassier, l’oiseau totémique des Luo Yue.  Selon l’historien Trần Gia Phụng, tous les livres historiques contenant le mot « Lạc » ou (Luo) » comme  « Thủy kinh chú » de Lịch Đạo Nguyên ( 6ème siècle) ou « Les archives abrégées d’An Nam » de  Lê Tắc (13ème siècle) sont basées essentiellement sur le livre ancien chinois « Giao Châu ngoại vực ký » dont la date d’édition a lieu à l’époque des Jin (265-420) et dans lequel figure un paragraphe écrit en caractères Han-Viet comme suit: Giao Chỉ tích hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền.  Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ.  Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân, thiết Lạc vương, Lạc hầu chủ chư quận huyện. 

Autrefois, lorsque Jiaozhi (ou Viet Nam) n’était pas encore un district, sa terre possédait  des champs des riz appelés  des champs « Luo ».  En fonction de la montée ou la descente  des marées, ces derniers étaient labourés. Les gens qui y travaillaient étaient appelés  les Luo Yue (Les gens de Luo). Leur  roi  était connu sous le nom «Roi Luo (Lạc Vương », leurs marquis « Luo » étaient appelés « Lạc hầu » et ils avaient la mission de  contrôler les districts. Il y a beaucoup de généraux ayant des sceaux en bronze avec la soie  bleue. 

Le mot « Lạc »  ci-dessus  est prononcé en caractère sino-vietnamien (Hán Việt) par les Vietnamiens. Par contre les Chinois le prononcent en recourant à la transcription phonétique.  Ce mot phonétique  devient ainsi « lo, ló, lô ». C’est le cas du nom de la capitale Lạc Dương des Chu qui devient  Loyang lors de la  transcription phonétique en chinois. Que  devient-il  le mot « lo, ló, lô » employé par le Chinois dans la langue des Proto-Vietnamiens ?  Il désigne le paddy ou le riz. C’est pourquoi de la région Thừa Thiên jusqu’à la province Nghệ An du Viet Nam, tout le monde est habitué à employer le mot « ló » pour faire allusion au riz.  Dans la région Quảng Bình du Centre-Vietnam, il y a un proverbe suivant « Cơm mô cho vừa bụng chó, ló mô cho vừa bụng gà»(Le riz cuit donne satisfaction au ventre du chien tandis que le grain de riz remplit bien l’estomac du poulet). Étant en caractère sino-vietnamien, le mot « Lạc » n’a aucune signification car il s’agit bien d’une transcription phonétique  employée par les Chinois à partir du mot ló des Proto-Vietnamiens (ou des gens de Jiaozhi) pour les désigner comme des gens ayant la culture du riz inondé. C’est pourquoi quel que soit le radical employé avec le mot « Lạc », les Chinois continuent à le prononcer en  Ló selon la remarque du feu érudit Hoàng Văn Chí dans son livre intitulé «Duy văn sử quan ». Aujourd’hui,  il reste pas mal des montagnards ou des gens locaux de notre Vietnam continuent à employer le mot « ló» pour évoquer le riz comme  les gens de  Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình ou le mot «lọ» dans la région de Thanh Hóa. Selon l’écrivain Đinh Hồng Hải, les cousins proches des Vietnamiens, les Mường  le prononcent avec un accent situé entre les mots  lỏ et lo (cơm mường vó, lọ mường vang) pour évoquer  le riz de la région Mường Vó et le paddy  de Mường Vang. Ainsi on peut dire que l’oiseau Lạc n’existe pas réellement dans la nature de notre pays. On ne trouve pas non plus son nom  dans les dictionnaires vietnamiens.  Il n’est en aucun cas l’oiseau totémique des Proto-Vietnamiens sinon on doit le trouver au centre de la surface du tambour de bronze.

La grue au temple de la littérature

Cependant, il doit être proche des riziculteurs et vivre quotidiennement avec eux dans le champ comme  le buffle précédant la charrue dans la culture de Đồng Sơn. Il est considéré comme un motif de décoration gravé sur le tambour en bronze.  Cela nous fait penser à une aigrette ou une grue. Ces oiseaux ont tous de longs becs et de hautes pattes, mais compte tenu de la proximité et de l’intimité  journalière avec les riziculteurs vietnamiens, les aigrettes sont présentes partout non seulement dans les champs mais aussi dans les chansons populaires. Du point de vue religieux, la grue est une sorte d’oiseau afférent au caractère noble que l’on retrouve dans les lieux de culte comme au Temple de la Littérature (Văn Miếu, Hanoï). En  jetant un regard dans  l’histoire et les légendes des Lo Yue (Lạc Việt)  ou Proto- Vietnamiens (ou Lac Viet), ils se  reconnurent depuis la nuit des temps  comme des gens appartenant au clan Hồng Bàng (Hồng  désignant  l’oiseau et Bàng le serpent càd l’Immortelle et le dragon). C’était pourquoi ils avaient associé à leur totem le couple (Oiseau/Dragon) avec la notion de dualité (deux en un) selon l’érudit Hà Văn Thùy. Ils étaient fiers d’être Enfants du Dragon et Grands Enfants de l’Immortelle (Con Rồng cháu Tiên). Le nom Văn Lang est dérivé de l’ancien mot Yue Blang ou Klang que les montagnards  utilisent souvent pour désigner le totem, c’est peut-être un oiseau aquatique de la famille des hérons. Le royaume de Văn Lang peut être considéré à cette époque comme une fédération de communautés ethniques Yue. C’est aussi le premier état de l’ethnie Yue selon la légende de l’histoire vietnamienne. Selon l’écrivain Đinh Hồng Hải, il faut des méthodes de recherche approfondies pour clarifier l’identification de cet échassier. Pour l’historien Trần Gia Phung, les images trouvées sur les tambours sont toutes « muettes ». Par conséquent, cette hypothèse n’est qu’une conjecture sans conclusion. Toute hypothèse logique sera debout  seulement.

Références bibliographiques

  • Đinh Hồng Hải.   Những biểu tượng  đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Tập 3. Các con vật linh. Nhà xuất bản Thế Giới.
  • Trần Gia Phụng: Hình chim trên trống đồng Lạc Việt.
  • Hoàng văn Chí. Duy văn sử quan. Nhà Xuất bản  Cành Nam, Hoa Kỳ,1990  tt 78-79
  • Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam. Nhà Xuất Bản  Văn hóa thông Tin 2002

Photos de Jean-Marie Duchange sur les Hauts Plateaux.

 

Version française

Un grand hommage au photographe

Jean-Marie  Duchange 

Jean-Marie Duchange sinh ra ở Saint Nazaire (Loire Atlantique) vào năm 1919. Dù ông không phải là một nhà dân tộc học như Georges Condominas mà cũng không phải nhà nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp ở thời đó nhưng các tác phẩm ảnh mà gia đình ông tặng cho bảo tàng Quai Branly (Paris) và bảo tàng dân tộc học ở Hànội rất hiếm hoi và vô giá. Sau 4 năm trong quân đội, ông từ bỏ quân ngũ và làm việc 3 năm sau, từ năm 1952-1955 ở vụ y tế công cộng ở miền núi Nam Đông Dương (Tây Nguyên), ông có dịp đi nhiều nơi di chuyển  bằng xe jeep, cưỡi voi, đi bộ, đi thuyền vân vân.. Nhờ đó ông chụp được nhiều ảnh rất độc đáo với máy ảnh  Rolleyflex et Samflex để thỏa mãn sở thích chụp hình của ông. Đấy là những lời mở đầu được ghi lại trong cuốn sách mà ông dự định xuất bản khi ông ở tuổi 88. Nhưng không may ông qua đời khiến cô con gái của ông, bà Evelyne Duchaine và cô cháu ngọai bà Nadège Bourdoin không ngần ngại cứu vớt các tác phẩm ảnh nầy bằng cách cống hiến tất cả các phim âm bản cho bảo tàng Quai Branly (Paris) và  bảo tàng dân  tộc học ở Hànội. Nhờ vậy mới có cuộc trưng bày  để tưởng nhớ đến ông và để đáp lại sự hảo tâm của gia đình ông. Phải công nhận các tác phẩm của ông vẫn còn sống động và để lại cho những người đi xem như mình một niềm vui vô hạn.

Version française

Jean-Marie Duchange est né à Saint Nazaire (Loire Atlantique) en 1919. Bien qu’il ne soit ni ethnologue comme Georges Condominas ni photographe professionnel à cette époque, les œuvres photographiques que sa famille a offertes au musée du Quai Branly (Paris) et au musée d’ethnographie de Hanoï sont  rares et inestimables. Après 4 ans dans l’armée, il quitta l’armée et travailla 3 ans plus tard, de 1952 à 1955 au service de santé publique dans le sud de l’Indochine (Les Hauts Plateaux) du Vietnam, il avait l’occasion de voyager dans de nombreux endroits en jeep, à dos d’éléphant, à pieds, en pirogue  etc. Grâce à cela, il prit de nombreuses photos très originales avec son appareil photo Rolleyflex et Samflex pour assouvir sa passion  pour les photos. Ce sont les premiers mots d’introduction trouvés dans le livre qu’il envisagea de publier à l’âge de 88 ans. Mais à cause de sa mort précipitée,  sa fille Evelyne Duchaine et sa nièce Nadège Bourdoin n’hésitèrent pas à sauver son travail en offrant tous les négatifs au musée  Quai Branly (Paris)  et  au  musée d’ethnographie de Hanoï. Grâce à ce don, il y a eu une exposition au musée d’ethnographie de Hanoï  en l’honneur de sa mémoire et en reconnaissance  de la générosité de sa famille. Il faut reconnaître que ses œuvres sont toujours vivantes et laissent à des visiteurs passionnés comme moi une joie incommensurable.

 

Le pavillon Nhật Thành ( Nhật Thành Lâu)

Nhật Thành Lâu

Công trình kiến trúc này được xây dựng vào năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, lầu gồm có 2 tầng. Nơi nầy là Phật điện của nhà vua trong Tử Cấm Thành hay là kho bạc theo  lời của một tác giả. Không ai biết rõ sự bổ dụng nó trong Tử Cấm Thành. Vào thời kỳ cuối nhà Nguyễn thì nơi nầy mẹ vua Bảo Đại, bà Từ Cung và các bà trong nội cung hay thường lui tới đây để đọc kinh, cầu an và niệm Phật. Lầu Nhật Thành bị tàn phá rất nặng nề trong các năm 1947 và năm 1968 nên  chỉ còn lại phần nền của công trình. Bởi vậy năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho phục dựng lại công trình này. Lầu Nhật Thành nằm ở vị trí của Minh Thận Điện thưở xưa, ở phiá đông thì có Càn Thành Điện và phía nam Thái Bình Lâu. 

Étant construite en 1841 sous le roi Thiệu Trị, cette œuvre architecturale se composait de 2 étages. Elle  n’avait aucune affectation précise dans la cité pourpre interdite. Selon certains, elle était le lieu de vénération du Bouddha par le roi ou la chambre forte royale selon la remarque d’un auteur dans son article. Vers la fin de la dynastie des Nguyễn, la mère du roi Bảo Đại, la reine Từ Cung et d’autres femmes du palais  y étaient venues souvent  pour lire des sutras, faire des prières ou vénérer Bouddha. Ce pavillon Nhật Thành qui  fut gravement endommagé durant les années  1947 et 1968 ne gardait que sa fondation. En 2018, le Centre de conservation des monuments de Huế décida de le restaurer. Étant situé à l’emplacement de l’ancien palais Minh Thận, Nhật Thành Lâu se retrouve à l’est avec le palais privé du roi, Càn Thanh et au sud avec la bibliothèque royale Thái Bình Lâu.

 

Galerie des photos

 

 

Stèle commémorative (Bia Tưởng Niệm)

 

Version française

Đựợc gọi là Bia Quốc học, công trình nầy xây cất vào đầu thế kỷ 20 để tưởng niệm những binh sỹ người Pháp và Việt đã hy sinh trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất chống Đức. Công trình nầy được chọn theo mẫu thiết kế của họa sỹ xuất sắc trong ngành mỹ thuật đồ họa, Tôn Thất Sa, hậu duệ  của chúa Nguyễn Phúc Chu. Đài được khởi công xây dựng ngày 12 tháng 5 năm 1920 và đã có hơn một trăm năm.  Theo  ông Nguyễn Đình Hoè, đài nầy được dựng theo dáng một bình phong lớn, có mái che, hai tầng và trên nền có bậc thềm. Các hoạ tiết trang trí, kiến trúc, điêu khắc đều mang phong cách kiến trúc của thời Nguyễn. Vì thế nên không bị hũy phá mà còn được sùng tu lại trông rất xinh xắn và hài hoà với quan cảnh hài hoà của sông Hương và trước mặt trường Quốc Học.

Étant appelée maintenant « Bia Quốc Học (Stèle de l’École Nationale)», cette stèle commémorative a été édifiée au début du XXème siècle pour se souvenir des soldats français et vietnamiens morts lors de la Première Guerre mondiale contre l’Allemagne. Ce monument  a été sélectionné selon le modèle proposé par  l’artiste de son temps dans l’industrie des arts graphiques, Tôn Thất Sa, un descendant du seigneur Nguyễn Phúc Chu. Sa construction commença  le 12 mai 1920 et data aujourd’hui plus de cent ans. Selon Mr. Nguyễn Đình Hoè, ce monument a été édifié sous la forme d’un grand paravent doté d’un toit, comportant deux étages  et établi sur une plate-forme avec des marches. Les motifs décoratifs, l’architecture et la sculpture sont tous dans le style architectural de la dynastie des Nguyễn. C’est pour cela qu’il n’a pas été détruit. Par contre, sa rénovation récente est superbe et en harmonie  avec le cadre enchanteur de la rivière des Parfums et en face de l’École Nationale de Huế.

Phu Văn Lâu (Pavillon des Édits)

 

Version française

Được tọa lạc trước Kỳ Đài trên trục chính của hoàng thành Huế, quay mặt về phía phía nam (sông Hương), Phu Văn Lâu  là một ngôi lầu nhỏ hai tầng được xây dựng vào năm 1819 dưới thời ngự trị của vua Gia Long. Lầu nầy có chức năng để niêm yết các chiếu chỉ của vua lúc mới ban hành và để công bố tên của các thí sinh được trúng tuyển trong các khoa thi lớn như thi hội và đình. Chính vì lầu có mang tính các long trọng nên mọi người đến đây phải xuống người và phải quỳ lại trước khi đọc chiếu thư của triều đình. Có bia đá trước lầu « Khuynh Cái Hạ Mã » để nhắc nhở mọi người phải xuống ngựa bày tõ lòng kính cẩn. Năm 1829, nơi nầy được vua Minh Mạng dùng để tổ chức cuộc đấu hổ và voi. Dưới thời vua Thành Thái, sau cơn bão năm Giáp Thìn (1904), Phu Văn Lâu bị phá hủy  trầm trọng và được vua Thành Thái hạ lệnh xây dựng lại như xưa. Phu Văn Lâu là một di tích lịch sử vì đây là nơi mà Trần Cao Vân và Thái Phiên  giả vờ câu cá để gặp vua Duy Tân bàn việc khởi nghĩa chống Pháp. Khi sự việc bị đổ vỡ không thành, hai ông bị tử  hình và vua Duy Tân bị đày qua đảo La Reunion. Bởi vậy ai cũng ngầm ngùi thương xót những nhà yêu nước Việt Nam qua ca dao Huế sau đây nhắc nhở  đến sự việc nầy:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non !

Version française

Situé à l’arrière de la tour du mât (Kỳ Đài) sur l’axe principal de la Citadelle Impériale de Huế et en face de la Rivière des Parfums, Phu Van Lau est un pavillon à deux étages construit en 1819 sous le règne de l’empereur  Gia Long. Cet édifice  a pour fonction d’afficher les arrêtés pris par le roi au moment de leur promulgation et d’annoncer les noms des candidats qui ont été sélectionnés aux concours nationaux et provinciaux. Du fait qu’il avait  un caractère solennel, tous ceux qui venaient ici,  devaient descendre de cheval et se mettre à genoux avant de lire l’édit impérial. Il y avait une  stèle de pierre devant le pavillon  « Khuynh Cái Hạ Mã » pour rappeler à chacun de respecter cette modalité. En 1829, ce lieu fut utilisé par le roi Minh Mang pour organiser un combat de tigres et d’éléphants. Sous le règne du roi Thành Thái, lors de la tempête de l’année Giáp Thin (1904), Phu Van Lau a été sévèrement détruit et  reconstruit comme avant par le roi. Phu Van Lau est un vestige historique car c’est l’endroit où Trần Cao Vân et Thái Phiên ont fait semblant de pêcher pour rencontrer le roi Duy Tân et engager les discussions du soulèvement contre les autorités coloniales françaises. Lorsque le complot avait échoué, ces deux hommes ont été exécutés et le roi Duy Tân a été exilé à La Réunion. C’est pourquoi cela nous remplit de compassion pour les patriotes vietnamiens avec les vers cités ci-dessous dans une chanson populaire de Huế:

Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non !

Le soir devant l’embarcadère Văn Lâu,
Qui est assis, qui pêche, qui est triste, qui est malheureux?
Qui aime, qui ressent, qui se souvient, qui regarde ?
La barque glisse  rapidement sur le fleuve,
En entendant le chant éthéré de la batelière, on éprouve un sentiment de tristesse !


 

Rivière des parfums (Hương Giang)

 

Sông Hương

Version française

Được  phát nguyên từ hai  nguồn tả và hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu của dãy núi Trường Sơn, sông Hương chảy qua kinh thành  Huế rồi đến cửa Thuận An trước khi ra biển Đông. Nước sông thường trong với màu xanh ngọc và im phăng phất như mặt hồ ở  trong một môi trường thiên nhiên cây cỏ hoa lá khiến tạo ra một vẻ đẹp yên tỉnh và mơ mộng nhất là dọc theo ven sông có  một số  công trình kiến trúc hài hoà  độc đáo như chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, điện Hòn Chén và các lăng của các vua triều Nguyễn. Khi còn thuộc vương quốc Chămpa,  sông nầy mang tên chi không ai biết cả cho đén ngày nay.  Chỉ biết trong « Ô Châu Cận Lục » của Dương văn An ấn hành vào 1555  dưới  triều nhà Mạc và « Phủ biên tạp lục »  của Lê Quí Đôn vào khoảng năm 1776 thì sông nầy được gọi là Linh Giang. Không biết bao giờ nó lại mang tên sông Huơng.  Sở dĩ nó được cư dân gọi với tên sông Hương vì nó có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ thân rễ Thạch xương bổ, một loại thực vật mọc ven hai  bờ sôngSông nầy được  vua Thiệu Trị ca tụng về sau trong bài thơ « Hương Giang hiểu phiếm »  trong một cuộc dạo thuyền lúc ban mai. Còn người đời  gọi sông Hương là « cô gái duyên dáng của miền Trung » hay là nàng thơ của xứ Huế trong một bài viết « Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp … » của nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn trong tạp chí 3/5/2021 Heritage (*).  Du thuyền trên sông Hương  vào một đêm trăng thanh là một cuộc du ngoạn vô  cùng thích  thú nhất là nếu có dịp được nghe tiếng hò thanh tao của các cô lái đò Huế.  Không biết bao giờ sông Hương đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai có  nổi niềm tâm sự  đến đây như Nguyễn Du, tác giả của kiệt tác « Kim vân Kiều » chỉ cần thấy mảnh trăng ở trên sông Hương để gợi  lại một mối sầu muôn thưở mà cũng muốn nói lên cái thân phận ở chốn quan trường chỉ  biết khom lưng vâng dạ ở chế độ  phong kiến.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, một nhà soạn tuồng nổi tiếng Việt Nam dưới thời vua Tự Đức cũng có lần  nhắc đến sông Hương qua áng thơ  văn bằng chữ Hán:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương

Cùng uống nước sông Hương,
Không có người cảm được mùi thơm của nước.

Còn sĩ phu  Cao Bá Quát  phấn khởi với hào khí của mình thì nhìn sông Hương như một thanh kiếm dựng đứng giữa trời xanh bao la:
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Nhà thơ Thu Bồn cũng đã để lại gần đây những câu thơ bất hủ về sông Hương:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

Phải người Huế đi đâu cũng vẫn lưu luyến chốn quê nhà  cũng nhớ  đến sông Hương như người Nam với dòng sông Cửu Long muôn thưở:   

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

(*) Tạp chí của VietnamAirLines 3/5/2021

Version française

En provenance de deux sources situées à  gauche et à droite  dans les  hautes régions de la chaîne de montagnes Trường Sơn, la rivière des parfums traverse la cité impériale de Huế puis l’estuaire de Thuận An avant d’entrer dans la mer de l’Est. Son eau est en général  limpide, de couleur turquoise et  elle est aussi calme comme celle  du lac dans un environnement naturel de plantes et de fleurs, ce qui lui confère ainsi une beauté tranquille et rêveuse, en particulier tout  le long de la rivière avec un grand nombre  d’œuvres architecturales harmonieuses et originales telles que la pagode de la Dame Céleste, le temple du Confucius, le temple du bol de jade (Hòn Chén) en l’honneur de la déesse  Thien Y A Na (Mère divine) et les mausolées des rois de la dynastie des Nguyễn. Au temps où elle appartint encore au royaume du Champa, cette rivière dut avoir  un nom que personne ne connait pas jusqu’à aujourd’hui.

Selon la monographie intitulée «Ô Châu cận lục» de Dương Văn An publiée en 1555 sous la dynastie des Mạc et l’ouvrage « Phủ biên tạp lục » de l’érudit Lê Quí Đôn vers 1776, cette rivière prit le nom  Linh Giang.  On ne connait pas exactement l’époque à laquelle elle a été nommée  « la Rivière des Parfums ». La raison pour laquelle les gens du lieu l’appellent ainsi est due au fait qu’elle  a un arôme particulier émanant du rhizome Thạch xương bồ (Acorus gramineus), une plante qui pousse le long des rives de la rivière. Celle-ci a été évoquée ensuite par le roi Thiệu Trị dans son poème intitulé « Hương Giang hiểu phiếm » lors d’une promenade en bateau le matin.

Pour les gens du coin, elle est appelée «  la charmante fille de la région du Centre  » ou la muse de Huế dans un l’article intitulé « Le pont Trường Tiền a six butées et douze travées … » du chercheur Trần Đức Anh Sơn dans la magazine Heritage (*)

Une promenade en bateau sur la rivière des Parfums par une nuit au clair de lune est une excursion extrêmement agréable, surtout si on a l’occasion d’entendre le chant éthéré des batelières de Huế. On ne sait pas quand  la Rivière des Parfums est devenue une source d’inspiration inépuisable pour ceux qui ont les confidences à révéler en venant  ici comme Nguyễn Du, l’auteur du chef-d’œuvre « Kim Vân Kiều »: il suffit de voir un morceau de la lune sur la Rivière des Parfums pour  lui rappeler la tristesse sempiternelle et évoquer l’époque féodale où  le mandarin n’avait qu’à obéir aux ordres en courbant sa tête.

Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu.

Đào Tấn, un  compositeur d’opéra vietnamien très  connu sous le règne du roi Tự Đức, a eu l’occasion de mentionner un jour la Rivière des Parfums à travers son poème écrit en caractères chinois:

Cộng ẩm Hương Giang thủy
Vô nhân thức thủy hương.

On boit ensemble l’eau de la rivière des parfums
Aucun ne réussit à déceler le parfum de l’eau.

Quant au  lettré  Cao Bá Quát, enthousiasmé par sa grandeur d’âme, il considère  la Rivière des Parfums comme une épée dressée  sous un immense ciel bleu.

Le poète Thu Bồn a laissé récemment des vers immortels sur la Rivière des Parfums:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

La rivière hésite, la rivière ne coule pas,
La rivière coule dans le cœur des gens de Huế qui l’affectionnent tellement.

Même les gens de Huế, où qu’ils aillent, sont toujours attachés à leur terre natale  et se souviennent aussi de la rivière des Parfums comme les gens du Sud avec l’éternel Mékong:

Anh đã từng vô Nam ra Bắc
Thấy nhiều nơi cảnh sắc cũng xinh
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Vous avez eu l’occasion d’aller au Sud et de venir au Nord
Partout vous avez découvert un magnifique   paysage
Peu importe le lieu, il vous  manque aussi la  terre natale,
la rivière des parfums  au vent frais et la montagne Ngự Bình au clair de lune.