ukiyo-e japonais (Các bức tranh của thế giới nổi trôi)

Les estampes du monde flottant

Version française

Nghệ thuật vẽ các  bức hình  của thế giới nổi trôi được sinh ra ở thời Edo, một thời kỳ mà con người luôn tìm kiếm hoan lạc mà cũng là thời kỳ của Mạc chúa Tokugawa đã thành công thống nhất xứ Phù Tang và đóng đô ở Edo nay là thủ đô Tokyo. Các bức hình vẽ nầy đã ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạ sĩ nổi tiếng như Matisse, Monet Van Gogh. Các bức hình vẽ nầy phản ảnh một thế giới sôi động và phức tạp với những thú vui phù du và tinh tế mà giới giai cấp tư sản ở thành thị  thường ưa thích trong cuộc sống hằng ngày như ca kịch, thơ hay bên cạnh các kỹ nữ.

Kỹ thuật in khắc  hình trên  gỗ cho phép sản xuất hàng loạt và phân phối những hình ảnh rẻ tiền và định dạng khác nhau, ban đầu nhằm mục đích quảng cáo. Kỹ thuật nầy bắt đầu được thực hiện vào đầu thế kỷ XIX bởi các nghệ sĩ đến từ trường Utagawa (Kuniyoshi, Kunishada)  mà một số  tác phẩm được chọn và  trưng bày gần đây bởi Bảo tàng Cernuschi ở Paris với tựa đề « Những phản ảnh của Nhật Bản bước vào thời kỳ  tân tiến ».

L’art de peindre des images du monde flottant (ou ukiyo-e)  est né à l’époque d’Edo, une période où les gens cherchaient toujours le bonheur, mais c’est aussi l’époque où le shogun Tokugawa a réussi à unifier le Japon et à fonder la ville d’Edo qui devient aujourd’hui la capitale de Tokyo. Ces estampes ont beaucoup influencé des peintres célèbres occidentaux comme Matisse, Monet  et Van Gogh. Ces peintures reflètent un monde effervescent et complexe avec des plaisirs subtils et éphémères  que la bourgeoisie urbaine appréciait souvent dans la vie quotidienne comme le théâtre, la poésie ou encore la compagnie des courtisanes. 

La technique de l’estampe sur bois facilitant la production et la diffusion  de masse de ces images peu onéreuses et sous des formats différents a pour but de servir la publicité. Elle  commence à se réaliser au début du XIXème siècle avec des illustres  artistes issus de l’école Utagawa (Kuniyoshi, Kunishada) dont certaines œuvres ont été choisies et exposées  pour le thème intitulé « Reflets du Japon au tournant de la modernité » du musée Cernuschi (Paris).

Kinkaku-ji (Kim Các Tự)

 

Kinkaku-ji (Kim Các Tự)

Version française

Được biết đến với cái tên quen thuộc là Kinkaku-ji, ngôi chùa Rokuon-ji (Lộc Uyển Tự) này là một trong những viên ngọc quý của cố đô Kyoto. Trái ngược với sự đơn giản mà chúng ta thường thấy trong kiến ​​trúc Phật giáo Nhật Bản, Kinkaku-ji là một tòa nhà ba tầng với những bức tường dát vàng đặt giữa một hồ nước. Điều này cho phép toà nhà  phản chiếu ánh sáng vàng trên mặt nước  hồ quanh năm trong một khung cảnh tráng lệ và thanh tịnh. Trên đỉnh tòa nhà rực rỡ này còn có một con phượng hoàng bằng đồng.

Trong ngôi nhà vàng này, chúng ta tìm thấy ba phong cách kiến ​​trúc, tầng trệt tương ứng với phong cách của các cung điện ở thời Heian (794 – 1185), tầng một là phong cách của các ngôi nhà của các võ sĩ và tầng trên cùng là phong cách của các ngôi chùa thiền. Ban đầu, vị tướng quân thứ ba Yoshimitsu của gia tộc Ashikaga (1358-1408), một đệ tử nhiệt thành của thiền sư Soseki, muốn biến nơi này thành nơi ở riêng trong thời gian ông từ giã cuộc sống công cộng. Khi ông qua đời, con trai ông là Yoshimochi quyết định biến nơi này thành một ngôi chùa Thiền tông cho trường phái Rinzai và đặt tên là « Rokuon-ji« . Sau đó nó bị phá hủy nhiều lần bởi hỏa hoạn. Lần trùng tu cuối cùng có niên đại  năm 1955 là bản sao giống hệt như thưở ban đầu. Đây là di sản thế giới được cơ quan UNESCO công nhận từ năm 1994 và được xem là ngôi chùa Phật giáo săn đón một số lượng lớn du khách mỗi năm  đến từ Nhật Bản.

Etant connu sous son nom usuel de Kinkaku-ji, ce temple  Rokuon-ji (Lộc Uyển Tự)  est l’un des bijoux de l’ancienne capitale de Kyoto. Contrairement à la simplicité qu’on est habitué à voir dans l’architecture bouddhique japonaise, Kinkaku-ji est une bâtisse à trois étages dotée des parois recouvertes de feuilles d’or trônant au milieu d’un étang. Cela lui permet de  refléter tout le long de l’année sur la surface de l’eau  sa lumière dorée dans un cadre magnifique et serein.  Au sommet de cette bâtisse éblouissante se trouve un phénix en cuivre. On retrouve dans ce pavillon d’or trois styles d’architecture, le rez-de-chaussée correspondant au style des palais de l’époque Heian (794 – 1185), le premier étage à celui des maisons des samouraïs et le dernier étage à celui des temples zen. À l’origine, le troisième shogun Yoshimitsu de la famille  Ashikaga (1358-1408), disciple fervent du moine zen Soseki veut faire de ce lieu une demeure privée lors de son retrait de la vie publique. À sa mort, son fils Yoshimochi  décide de transformer l’endroit en temple zen pour l’école Rinzai et le nomme « Rokuon-ji ».  Puis il  est  détruit plusieurs fois par les flammes. La dernière restauration datant  de 1955 est la copie absolument conforme de l’ancien pavillon.  Il  est inscrit au Patrimoine mondial de l’Unesco depuis 1994 et il est considéré comme le temple bouddhiste accueillant  un grand nombre de visiteurs par an du Japon.

kinkaku_ji

 

Thanh Thủy Tự (Kiyomizu-dera)

Kiyomizu-dera (Kyoto)

Version française

Chùa nầy nằm ở phía Đông của cố đô Kyoto thuộc về tông phái Phật giáo và Thần đạo là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Được xây cất vào cuối  thời kỳ Nara (778), tái thiết lại sau trận hỏa họan bởi tướng quân  Tokugawa Iemitsu và được công nhận bởi UNESCO là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994. Chùa nầy thật sự  là một quận thể kiến trúc gồm có nhiều đền  còn được mang tên là Thanh Thủy bởi vì nó có nguồn nước thiên chảy từ  núi Otowayama. Theo tiếng Nhật Kiyomizu có nghĩa là dòng suối trong còn dera là chùa.  Đặc điểm của suối nầy là có ba dòng nước nhỏ rất linh nghiệm về   « trường thọ », « tình duyên », « học hành thành đạt ». Nếu du khách nào có tâm nguyện cầu khẩn uống  một ngụm nước ở một trong ba dòng  nước nầy thì sẽ được  toại nguyện. Còn uống  2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa. Còn uống  ba ngụm nước liên tục thì chỉ còn có một phần ba trong việc linh ứng.  Còn uống cả ba dòng nước thì  việc linh ứng sẽ không  còn nữa. Vô số  người đứng nối đuôi để được uống nước suối nầy. Vì thời giờ quá eo hẹp cho mình (2 tiếng tham quan) nên mình không có nối đuôi chỉ  đi chụp hình mà thôi  và  lại  gần suối mua ở một cửa hàng một cái bùa nho nhỏ linh nghiệm về việc học hành mang về Pháp để  tặng cho đứa bé cháu nội của mình.

Theo cách tương tự như được trông thấy ở nhà thờ  Lourdes, từ  bãi đậu xe du khách  phải đi bộ trèo lên hằng ngày  cái dốc  để  đến cổng chùa Niomon (Cổng Nhị Vương). Ở  dọc hai bên đường các tiệm buôn bán lúc nào  cũng đông đúc du khách và tín đồ  đi hành hương để  làm lễ trước pho tượng Phật Quan Âm (Kannon)  có 11 đầu. Đặc điểm thứ hai của chùa là phần hiên của chính điện là hoàn toàn xây cất không dùng đến một cây đinh. Với kỹ thuật nầy, một chùa Nhật Bản như  Kiyomizu-dera có  ít nhất một ngàn thanh trúc nối với nhau qua các lỗ mộng. Đây cũng là đỉnh cao của kiến trúc gỗ của Nhật Bản.  Đến đây du khách có thể nhìn phía dưới quang cảnh tuyệt vời của cố đô Kyoto. Có một câu thành ngữ  tiếng Nhật  hay thường nghe nói ở  đây đó  là Nhảy từ vũ đài  chùa Kiyomizu. Khi ai có quyết tâm muốn làm điều gì đó thì không chỉ bất chấp hiểm nguy mà còn phải có động lực và nghị lực  mới dám nhảy từ độ cao dưới sự bảo trợ của Phật bà Quan Âm thì lời cầu nguyện  của mình mới thành hiện thực. Dưới thời Edo, có đến 234 lần nhảy được ghi nhận thực hiện và trong số đó có đến 85.4% người còn sống sót. Nay hành động nầy bị nghiêm cấm. Chùa Kiyomizu là một điểm du lịch không thể thiếu sót trong cuộc hành trình ở cố đô Kyoto.

Galerie des photos

Etant située à l’est de l’ancienne capitale Kyoto, cette pagode  qui appartient aux sectes bouddhiste et shintoïste est  très connue  au Japon. Construite  à la fin de la période Nara (778), reconstruite ensuite en 1633 après l’incendie  par le shogun  Tokugawa Iemitsu  et reconnue par l’UNESCO comme patrimoine culturel mondial en 1994. En fait,  elle  est un complexe architectural composé de plusieurs temples et appelé aussi    en vietnamien  sous le nom Thanh Thủy car elle se distingue par son eau cristalline sacrée  coulant du mont Otowayama. En japonais, Kiyomizu signifie  « eau pure » et Dera « pagode ». La caractéristique de cette  source d’eau  réside dans l’existence de  trois filets d’eau très efficaces en termes de « longévité », « amour » et « réussite dans les  études ». Si le  visiteur a le désir sincère de  prendre une gorgée d’eau dans l’un de ces trois filets d’eau, son vœu  sera exaucé. S’il boit  2 gorgées,  l’efficacité sera réduite de moitié. Par contre  si trois gorgées d’eau sont prises d’une manière continue, il ne lui restera plus qu’un tiers de l’efficacité dans la réalisation de son vœu. S’il prend  en même temps tous les 3 filets d’eau, son vœu ne sera plus exaucé. Une foule immense de visiteurs continue à faire la queue pour tenter cette expérience. À cause du manque de temps limité à deux heures pour cette visite, je ne  suis pas tenté de le faire. Par contre je continue à faire les photos et je vais chercher dans une boutique proche de cette source d’eau un petit talisman connu pour son efficacité  dans les études. J’aime l’offrir à mon petit-fils lors de mon retour en France.

De manière analogue à celle trouvée à  l’église de Lourdes, depuis le parking, les visiteurs doivent gravir  tous les jours la pente de la route  pour arriver à la porte de la pagode Niomon (portail Nhị Vương). Des deux côtés de cette  longue  route, les boutiques sont toujours bondées de touristes et de fidèles venant rendre  hommage  à la statue du Bouddha Guan Yin (Kannon) à 11 têtes. La deuxième caractéristique de ce complexe architectural  est que l’auvent de la partie principale  du temple a été entièrement construit sans recourir à l’utilisation des clous.  Avec cette technique, une pagode japonaise comme  Kiyomizu-dera possède au moins un millier de joints assemblés par mortaises ou tenons. C’est le summum de l’architecture japonaise en bois. C’est ici qu’en contrebas le visiteur a la vue panoramique superbe de l’ancienne capitale Kyoto.  Il y a une expression japonaise qu’on est habitué à entendre souvent ici « Saut à partir de la  plateforme de la pagode ». Quand quelqu’un est déterminé à faire quelque chose, il doit non seulement défier le danger, mais aussi avoir la motivation et la volonté d’oser sauter du haut de la plateforme  sous les auspices du Bouddha Guan Yin (Kannon). C’est ainsi que  son vœu deviendra réalité. À l’époque Edo, on a enregistré 234 sauts effectués mais il y a eu 85,4% de survivants. Cette expérience est désormais  interdite. La pagode Kiyomizu-dera est un site touristique à ne pas manquer lorsqu’on a l’occasion de visiter le Japon.

Kyoto (Cố đô Kyoto, Nhật Bản)

Kyoto (Cố đô Kyoto, Nhật Bản)

Version française

Có một thời  thịnh vượng, Tokyo còn được gọi là Edo.  Muốn đến cố đô Kyoto lữ khách phải  đi  bộ  hay đi ngựa nhiều ngày với con đường ngoạn mục Tokaido  dài có 500 cây số.Tuyến đường nầy  có nhiều  lữ quán, các đền thờ thần đạo hay Phật giáo, các di tích lịch sử sẽ  để lại cho lữ khách những kỷ niệm khó quên  như đèo Nakayama, đền Ise, chùa Thanh Thủy (Kiyomieu-dera), chùa  gác vàng Kinka kuji của tướng quân Yoshimitsu Ashikaga  vân vân …  Chính vì thế tuyến đường nầy trở  nên một nguồn cảm hứng không ít cho nhiều  họa sỹ  mà trong đó có Hiroshige mà chúng ta được biết  qua  bộ  tranh màu của ông được in trên  các mộc bản  của thế giới nổi trôi,  thường gọi là ukiyo-e (phù thế hội).  Thời ki hoàng kim  của ukiyo-e là từ khoảng những năm 1790 cho đến năm 1850. Sáng nay tụi nầy được anh HDV dẫn  đến cố đô  Kyoto. Cũng tuyến đường nầy nhưng  được thay thế bằng con  đường sắt với tàu cao tốc TGV Tokaido Shinkansen và được dừng lại ở nhà ga Kakegawa để lấy  xe bus đi tham quan vườn hoa nổi tiếng của Nhật Hammatsu của tỉnh Shizuoka. Trạm ga nào cũng sạch sẽ luôn ở  trên tàu cao tốc cũng vậy trong một không gian yên lặng. Rất tiếc trời rất u ám nên chụp ảnh không vừa ý chi cho mấy khi đến tham quan công viên  Hammatsu. Nơi nầy có rất nhiều cây bonsai hình dáng khác nhau trông lạ mắt lắm đấy nhưng cũng không kém  phần lãng mạn như  ở các  công viên Paris. Sau đó tụi này lấy xe  bus đến cố đô Kyoto nơi ở của Nhật hoàng  vào buổi chiều. Ở đây đường xá cũng sạch  sẽ nhưng thời gian có vẻ chậm lại nhịp sống hằng ngày   tựa như ở cố đô Huế  của nước ta  vậy.

Version française

À une  époque florissante, Tokyo était également connue sous le nom d’Edo. Pour se rendre à l’ancienne capitale de Kyoto, les voyageurs devaient marcher  à pied ou à cheval plusieurs jours sur la spectaculaire route du Tokaido, longue de cinq cent  kilomètres. Celle-ci  comptait de nombreuses auberges, temples shintoïstes ou bouddhistes et des sites historiques qui leur ont laissé des souvenirs inoubliables tels que le col Nakayama, le temple Ise, la pagode Kiyomieu-dera ou le pavillon d’or Kinkaku-ji  du shôgun Yoshimitsu Ashikaga  etc. C’était  pourquoi cet itinéraire devenait ainsi  une source d’inspiration pour de nombreux artistes, dont Hiroshige que l’on connaît grâce à ses peintures  en couleurs imprimées sur planches de bois du monde flottant, souvent appelées ukiyo-e. L’âge d’or de l’ukiyo-e s’était déroulé entre 1790 et 1850 environ. Ce matin, le guide nous a emmenés dans l’ancienne capitale de Kyoto. Ce même itinéraire a été remplacé par le  chemin de fer avec le train à grande vitesse TGV Tokaido Shinkansen. Nous devions  descendre  à la gare de Kakegawa pour prendre un bus afin de pouvoir  visiter le célèbre parc floral Hammatsu de la préfecture de Shizuoka. Nous constations la propreté  partout,  y  compris dans le train à grande vitesse dans un espace silencieux. À  cause du mauvais temps, il était impossible pour moi de faire des photos comme il le fallait  lors ma visite au parc floral. Celui-ci possédait de nombreux bonsaïs de formes différentes. Cela  m’étonna tellement mais il  n’était  pas moins romantique que les jardins  de Paris. Puis nous allions prendre le bus dans l’après-midi pour rendre visite à l’ancienne capitale de Kyoto, où résidait l’empereur du Japon. Ici, les rues sont propres mais  le temps semble ralentir le rythme de vie au quotidien  comme celui trouvé dans l’ancienne capitale Huế de notre pays.

Làng cổ Oshino Hakkai (Nhật Bản)

 

Oshino Hakkai (Nhật Bản)

Version française

Sáng nay, ngày thứ tư, mình được cùng phái đoàn được viếng thăm một làng cổ trứ danh của nước Phù Tang ở dưới chân núi của núi Phú Sĩ  thuộc về  tỉnh Kanagawa cách xa thủ đô Tokyo 116 cây số trong khu vực ngũ hồ. Cũng như làng cổ Đường Lâm ở miền bắc Viêt Nam, Oshino Hakkai không những là một ngôi làng cổ thuần túy với phong cách kiến trúc ở thời kì Edo mà còn có vẽ đẹp thanh bình hoà hợp với môi trường. Nét đẹp của làng cổ thanh bình nầy đuợc thấy qua các mảnh vườn trồng rau, ngô, chè xanh và các khu vườn cây thông bao quanh các ngôi nhà mái lá cùng các buị bông ven đường. Ở đây còn sót lại 8 hồ nhỏ được  tạo ra ở thời kì núi Phú Sĩ còn phun lửa. Dân cư ở đây phần đông làm ruộng nhưng rất giàu có chỉ nhìn qua các nhà họ xây dựng. Nhờ kiến trúc cá biệt, làng nầy được công nhận là một di sãn thế giới vào năm 2013 bởi UNESCO. Tuy nhiên đến đây khó mà chụp ảnh vì người dân ở đây họ muốn giữ cái yên tĩnh họ đã có từ bao nhiêu năm nay.

Le village antique d’Oshino Hakkai 

Ce matin, au quatrième jour de mon voyage au Japon, j’ai eu l’occasion de visiter avec mon groupe touristique, un village antique très connu au Japon situé au pied du mont Fuji dans la zone de cinq lacs de la province Kanagawa et loin de la capitale Tokyo de 116 kilomètres. Analogue au village ancien Đường Lâm (Sơn Tây) dans le nord du Vietnam, Oshino Hakkai est un village très ancien. Il se distingue non seulement par son caractère authentique avec son style d’architecture de l’époque Edo mais aussi par son charme paisible en harmonie avec l’environnement. On trouve son attrait à travers ses jardins potagers (légumes, maïs, théier etc.) et ses parcs de pins bonsaï autour de ses maisons aux toits de chaume. Ici il reste 8 petits lacs crées au moment de l’éruption du volcan Fuji.  Sa population est constituée essentiellement par les agriculteurs qui sont assez riches. Grâce à son architecture singulière, le village Oshino Hakkai fut reconnu en 2013 par UNESCO comme le patrimoine mondial culturel du Japon. Malgré sa réputation, il est difficile pour un touriste de faire des photos car ses habitants n’apprécient pas le regard des touristes et n’aiment pas à être dérangés non plus dans leur quiétude.

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Núi Phú Sĩ (Le mont Fuji)

Cuộc hành trình Nhật Bản (ngày thứ ba)

Ngày thứ ba , mình cùng các du khách trong đoàn được đi tham quan núi Phú Sĩ. Trước khi đến tham quan, tụi nầy được  ghé  Gotemba Premium Outlets. Đây là khu mua sắm bao gồm các cửa hàng cao cấp hàng đầu của Nhật. Ở đây du khách có thể nhìn thấy đỉnh núi Phú Sĩ  trong mây.  Núi nầy có độ cao 3776 thước được xem là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Đến đất nước Nhật Bản mà không có đến tham quan núi Phú Sĩ thì là một điều đáng tiếc vì nó không những là một biểu tượng của đất nước mặt trời mọc mà còn là một di sản văn hóa thế giới. Hình tượng núi Phú Sĩ rất thanh nhã, thay đổi theo mùa và theo thời điểm trong ngày khiến nó trở thành một chủ đề ưa thích của nhiều họa sĩ trứ danh Nhật ở thế kỉ 19: K. Hosukai (1760-1849) với « 36 cảnh núi Phú Sĩ », A. Hiroshige (1797-1858) với «Năm mươi ba trạm dừng của Tokaido». Núi Phú Sĩ vẫn được xem từ lâu là một đỉnh núi thiêng liêng vì theo Nhật Bản thư kỷ, núi nầy là nơi ở của nữ thần Konohanasakuya-hime, vợ của thần Ninigi-no-Mikoto, cháu nội của nữ thần mặt trời Amaterasu. Bởi vậy phụ nữ không được phép leo lên núi cho tới năm 1868. Ngày nay số lựợng người leo núi để giải trí nhiều hơn số lượng người leo núi hành hương. Phú Sĩ không phải là một chóp núi nhọn mà nó là miệng núi lửa. Nó vẫn hoạt động và lần cuối cùng nó phun trào vào năm 1707 của thời kỳ Edo. Vì thế khu vực xung quanh núi toàn thấy tro bụi núi lửa và có cả 5 hồ nước do núi lửa tạo ra và được gọi là ngũ hồ: hồ Motosu, hồ Shoji, hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka và hồ Sai. Nếu ai không thích leo lên đỉnh thì có thể dừng ở trạm số 5 Fuji Subaru Line. Nơi nầy ngoài khu buôn bán còn có một khu  vực quan sát để có được cái nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp trên hồ Yamanaka và thành phố Fujiyoshida.  Chiều hôm đó, tụi nầy được sống  theo lối Nhật ở  một khách sạn gần hồ Kawaguchi bên cạnh rừng thông. Thật tuyệt vời nhất là sáng sớm hôm sau khi lúc  mặt trời mọc mình thả bộ một mình qua đường mòn của rừng thông  để  chụp  quan cảnh xung quanh hồ. 

FUJI

Version française

Le mont Fuji
Le troisième jour du voyage au Japon, notre groupe a eu l’occasion de visiter le mont Fuji.   Avant de pouvoir l’admirer, nos  rendons visite à un grand centre commercial de nom Gotemba Premium Outlets où on ne trouve que les grandes marques préférées par les Japonais.  C’est ici que le touriste peut voir le sommet du mont Fuji dans les nuages. Étant haut de 3776 mètres, ce mont Fuji  est considéré comme la montagne la plus élevée au Japon. Il est regrettable de ne pas le visiter car il est non seulement l’emblème célèbre du pays au Soleil-Levant mais aussi le patrimoine mondial culturel de l’UNESCO. Ce mont ne manque pas de charme et ne cesse pas de modifier son image en fonction des saisons et des moments de la journée. C’est pour cela qu’il devient le thème préféré des dessinateurs japonais célèbres du XIXème siècle à l’époque Edo: K. Hosukai (1760-1849) dans la série de « 36 vues du mont Fuji« , A. Hiroshige (1760-1849) dans la série d’estampes intitulée « Les 53 relais de Tokaido ». Depuis longtemps, le mont Fuji revêt un caractère sacré car selon les annales chroniques du Japon (Nihon shoki), le mont Fuji est le lieu de résidence d’une kami japonaise de nom Konohanasakuya-hime, l’épouse du petit-fils Ninigi-no-Mikoto de la déesse du soleil Amaterasu. C’est pour cette raison que l’ascension était interdite aux femmes jusqu’à l’année 1868. Aujourd’hui le nombre de randonneurs est plus important que celui des pèlerins grimpeurs. Le sommet de Fuji est en fait un cratère volcanique. Il continue à être actif mais sa dernière éruption  eut lieu en 1707 à l’époque Edo. Autour de ce mont, on ne trouve que des poussières volcaniques et 5 lacs que l’éruption a crées: lac Motosu, lac Shoji, lac Kawaguchi, lac Yamanaka et lac Sai. Si on n’aime pas à marcher à pied jusqu’au sommet du mont Fuji, on peut s’arrêter à la station portant le numéro 5 de Fuji Subaru Line. C’ici qu’outre le centre commercial, il y a la zone d’observation où on peut avoir une vue panoramique imprenable  sur le lac Yamanaka et la petite ville Fujiyoshida. Ce soir là, nous passons la nuit dans un hôtel proche de la forêt des pins. C’est superbe pour moi de me promener tout seul,  le  lendemain au lever du soleil,  sur le sentier de la forêt des pins et faire  les photos autour du lac.

Lac Kawaguchi

HOPHUSI

Lire la suite

Pourquoi les pagodes japonaises ne s’écroulent pas en cas du séisme?

 

Tại sao các chùa Nhật Ban không bị sụp đổ khi có động đất?

Version française

Đến xứ Nhật Bản, du khách thường có dịp đi tham quan các chùa Nhật bằng gỗ ở Nara và Kyoto.  Qua nhiều trận động đất thường xuyên ở Nhật Bản, các chùa nầy vẫn đứng vững dù đã có trải  qua hơn 1300 năm xây cất. Cũng như chùa Senso-ji 5 tầng ở Tokyo không phải bị phá hủy bởi  động đất mà bị oanh tạc trong thời kỳ  chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy có bí quyết nào khiến các chùa không bị sụp đổ và được bảo vệ trước sự tàn phá của động đất ? Đó là một câu hỏi mà chính mình cũng tự nêu ra khi đến tham quan các chùa như Senso-ji và Kiyomizu Dera.  Theo kiến trúc sư Nhật Ueda Atsushi thì sự  bảo vệ an toàn nầy được giải thích với chùa Hôryûji, một chùa Nhật có lâu đời nhất dựa trên các lý do như sau trong quyển Nipponia số 33.  Trước hết là việc sử dụng vật liệu. Tất cả phần cấu trúc của chùa đều làm bằng gỗ. Nó có thể cong uốn nhưng không dễ bị gãy, đó là nhờ tính linh hoạt khiến nó có thể  làm tiêu tan và thu hút năng lượng địa chấn. Kế đó là sự lựa chọn thiết kế kiến trúc. Không có một cây đinh nào trọng dụng ở các nơi nối các thanh trúc với nhau (như lỗ mộng, lưỡi gà vân vân..). Các đầu của các thanh trúc nầy được đục mỏng và hẹp hơn vào trong các khe khiến tạo ra một lề di chuyển, cọ xát lẫn nhau và kiềm chế lại được việc truyền năng lượng địa chấn lên đỉnh tháp. Với kỹ thuật nầy, một chùa Nhật Bản năm tầng như Senso-ji có ít nhất một ngàn thanh trúc nối với nhau qua các lỗ mộng. Hơn nữa, chùa có một cấu trúc có nhiều lớp hay nhiều hình hộp chồng lên, cái to ở dưới chót cái nhỏ ở trên cao mà người Nhật họ gọi là go-ju no to. Khi mặt đất rung chuyển thì các hộp từ từ đu đưa nhưng mỗi lớp của cái hộp hoàn toàn độc lập với các lớp khác khiến cho toàn bộ cấu trúc dễ « uốn nắn », linh hoạt  như một con rắn vặn vẹo và tìm lại được lại sự thăng bằng như  một món đồ chơi con lắc jaijirobe của người Nhật. Khi lớp hộp ở dưới xoay bên trái thì lớp hộp nắp trên xoay bên phải rồi trên nữa xoay bên trái …Nhưng sự thăng bằng nầy có thể bị phá vỡ nếu có một lớp nào tách rời xa quá trung tâm và nếu nó không được kéo về lại vị trí  khiến làm toàn bộ cấu trúc sẽ sụp đổ. Đấy là trong trường hợp có một trận động đất cực kỳ quan trọng. Vì vậy để ngăn ngừa sự sụp đổ nầy mà cần  có cây cột trụ lớn từ  dưới đất lên tới đỉnh nằm ở trung tâm. Nó có nhiệm vụ là đưa về vị trí cũ  một trong những lớp hộp nào muốn trượt ra khỏi ngoài. Như thế cây cột trụ trung tâm (shinbashira) giữ vai trò chốt then và xem như một chiếc đũa mà được đâm xuyên qua ở dưới đích của 5 cái chén úp chồng lên nhau khiến các chén nầy khó mà bay ra ngoài. Các chén nầy được  kiến trúc sư Nhật Ueda Atsushi gọi là các chén của Christophe Colomb » bằng cách tìm nguôn cảm hứng với quả trứng của Christophe Colomb.  Quả trứng nầy đứng vững trên bàn sau khi một phần nhỏ của vỏ đã bị san phẳng ở một đầu của nó.  Những kỷ thuật truyền thống của các chùa Nhật 5 tầng vẫn còn được trọng dụng và là nguồn cảm ứng không ít  hiện nay cho các toà nhà cao ốc như ngọn tháp Tokyo Skytree.

jpn_seisme

Version française

De passage au Japon, le touriste a l’occasion de visiter les pagodes japonaises de Nara et Tokyo. Malgré la fréquence des séismes au Japon,  ces  pagodes continuent à tenir bon durant 1300 ans de leur construction. C’est le cas de la pagode Senso-ji à 5 étages.  Celle-ci n’a jamais  été détruite par le séisme mais elle a été anéantie entièrement  par les bombardements  durant la deuxième guerre mondiale. Quel est le secret pour ces pagodes de ne pas s’écrouler face à la dévastation provoquée par le séisme ? C’est aussi la question que je me pose moi-même sans cesse lors de la visite des pagodes Senso-ji  (Tokyo) et  Kiyomizu Dera (Kyoto). Selon l’architecte japonais Ueda Atsushi, l’entière protection trouve son explication avec la très ancienne  pagode Hôryûji.  Celle-ci  est basée essentiellement  sur les raisons suivantes trouvées dans le livre  Nipponia n° 33. D’abord c’est l’utilisation du matériel. Toute la structure de la pagode a été faite avec du bois.  Celui-ci peut être flexible mais il n’est pas cassable. Ce matériau de construction  a la vertu d’être souple, ce qui permet de dissiper et d’absorber l’énergie sismique. Puis c’est le choix de la conception architecturale. Aucun clou n’est utilisé dans les réseaux de joints où les pièces de bois (comme les mortaises, les languettes etc…) peuvent être rabotées de façon mince et rétrécies dans les fentes, ce qui donne une large marge de déplacement et provoque le frottement entre ces pièces jouant ainsi un rôle de frein à la propagation sismique ver la partie haute de la pagode. Avec cette technique, une pagode japonaise comme Senso-ji possède au moins un millier de joints assemblés par mortaises ou tenons. De plus la pagode a une structure en « couches ou boîtes superposées »  où  l’empilement s’effectue d’une manière progressive de bas en haut, de la plus grande à la plus petite au sommet de la pagode. Les Japonais désignent cette structure sous le nom « go-ju no to ». Quand la surface du sol commence à bouger, chaque boîte oscille indépendamment de ses voisines. La tour effectue une sorte de « danse de serpent » et retrouve son équilibre à l’état intial comme le jouet artisanal japonais jaijirobe. Quand la boîte formant l’étage inférieur a tendance à  tourner vers la gauche, celle au dessus oscille vers la droite et celle au dessus encore vers la gauche … Cette manière à osciller peut provoquer un déséquilibre et aboutit à un écroulement de la structure lorsqu’une boîte s’écarte trop du centre et ne réussit pas à revenir à son état initial. C’est le cas où le tremblement de terre est très violent. Pour cela, il s’avère indispensable d’avoir au centre de la base  de la pagode un gros pilier central (ou  shinbashira) s’élançant du bas jusqu’au sommet pour empêcher le déséquilibre ainsi que l’écroulement de la structure. Ce pilier a pour rôle de ramener  la « boîte empilée » à son état initial lorsque cette dernière s’éloigne trop du centre. On peut dire que le pilier central ou (shinbashira) assume la fonction de verrou. Il est considéré comme une baguette transperçant au centre  les fonds de cinq bols empilés à l’envers sur un plateau, ce qui les empêche de tout écartement. L’architecte japonais Ueda Atsushi  désigne ces bols sous le nom des « bols de Christophe Colomb » en trouvant l’inspiration dans l’exemple de l’œuf de Christophe Colomb. Celui-ci peut se maintenir sur la table lorsqu’une petite partie de sa coquille est aplatie à l’une de ses extrémités. Les techniques classiques servant la construction des pagodes japonaises  à 5 étages continuent à être employées encore aujourd’hui et constituent au moins une source d’inspiration pour les gratte-ciel. C’est le cas de la tour Tokyo Skytree.

Art de vivre propre à la japonaise (lối sống sạch của người Nhật)

Version française

Lối sống siêu sạch của người Nhật
L’art de vivre « propre » à la japonaise.

Đến xứ mặt trời mọc, mình rất bỡ ngỡ ngày đầu khi khám phá được lối sống siêu sạch của người Nhật. Mới đến phi trường thì mình đã nhận thấy dọc theo hành lang ra cổng có rất nhiều phòng vệ sinh. Lên xe ca thì mỗi du khách phải quản lí rác của mình cho đến ngày trở ra phi trường chớ tài xế không có dọn cho đâu, đó là lời nói của HDV Ngọc Anh nói với đoàn mình ngày đầu trên đường về khách sạn. Từ phi trường đến khách sạn rồi trong những ngày tiếp đi tham quan mọi nơi thì nhận thẩy ở đâu cũng sạch luôn cả phòng vệ sinh. Đến nơi nào như nhà hàng, chuyện đầu tiên phải làm là cổi giày để trước cửa hay bỏ trong tủ. Họ rất sạch sẻ từ trang phục đến giày. Khi có mưa, họ chuẩn bị túi nylon để bạn gói dù ướt lại và để tránh nước mưa nhỏ trên nền đất. Thùng rác ở công cộng được chia ra nhiều loại chẳng hạn như chai nước vứt đi cũng phải bỏ vào 3 thùng rác khác nhau: nút chai, vỏ chai và nhãn giấy trên chai nước. Tại sao họ sạch đến thế ? Sỡ dĩ họ được như vậy vì họ có một thói quen từ thưở nhỏ lúc còn là học sinh tiểu học hay cấp hai ở trường. Họ có một môn học gọi là « Kỷ năng lao động » khiến họ có trách nhiệm làm sạch nơi mình dùng. Họ rất nhạy cảm về hình ảnh của họ trong mắt người khác. Họ còn được giáo huẩn để biết tôn trọng tài sản của người khác mà muốn được thế, họ phải có lòng tự trọng ở bản thân họ. Họ không bao giờ ăn xin dù họ nghèo, vô gia cư, nằm ngủ trong hầm điện métro. Mình cho tiền thì họ lấy. Họ không bao giờ đòi hay nhận tiền bo ở nhà hàng vì họ xem đó là nhiệm vụ họ phải hoàn thành mà thôi. Họ rất tự hào về họ, về dân tộc của họ. Việc cội rửa bụi bẩn ở tinh thần cũng như ở thể chất là những việc hằng ngày mà họ phải làm thôi. Họ xem đây là một thể thức rèn luyện, tu tập mà họ phải cố gắng cũng như thiền định vậy. Cũng nên nhớ là trước khi Phật giáo được truyền bá vào Nhật Bản thì người dân Nhật đã theo Thần đạo mà trong đạo nầy có nghi lễ thanh tẩy trước khi vào đền Thần đạo. Bỡi vậy họ phải cần đảm bảo sạch sẻ và tinh khiết để có được một tâm hồn lẫn tâm trí thanh tịnh. Có vậy mới bày tỏ được lòng thành kính với Thần. Đấy là những lý do khiến lối sống của người dân Nhật quá siêu sạch và quá thanh tao. Đây là một ấn tượng để lại cho mình lúc đầu sự bỡ ngỡ rồi sau đó sự khâm phục trong thời gian ở xứ Phù Tang

Version française

En débarquant au Japon, je suis un peu déboussolé et étonné le premier jour par le fait de découvrir l’art de vivre « super propre » des Japonais. Je m’aperçois qu’il y a pas mal de toilettes mises à la disposition des touristes tout le long du couloir de l’aéroport. Dans le car qui nous ramène à l’hôtel, chacun de notre groupe doit gérer jusqu’au jour de notre départ, les ordures avec le sac en nylon distribué. C’est ce que le guide vietnamien Ngọc Anh nous dit tout de suite car pour lui, le chauffeur du car ne le fait pas. Ce n’est pas sa mission. Il faut rendre propre le car à son état initial. Du premier jour jusqu’au dernier jour de mon voyage, la propreté est visible partout y comprises les toilettes publiques.(dans la gare du métro par exemple). Arrivé dans n’importe quel restaurant, la première chose à faire est d’enlever les chaussures et de les ranger soit dans un casier à chaussures soit à l’entrée de l’établissement. Les Japonais aiment s’habiller de la manière la plus propre et simple. En cas de pluie, ils distribuent à chacun de leurs clients un sac en nylon pour couvrir son parapluie mouillé et éviter le trempage de l’eau sur le plancher de leur boutique. Les poubelles urbaines publiques sont divisées en plusieurs catégories. En prenant l’exemple de la bouteille en plastique, il faut effectuer le rangement en trois poubelles différentes: la première réservée à son bouchon, la deuxième pour sa marque collée en papier et la dernière pour la bouteille elle-même. Pour quelle raison sont-ils si propres ? Ils le sont ainsi car ils ont cette habitude dès leur jeune âge à l’école primaire. Ils ont une matière intitulée « la compétence dans le travail » à apprendre, ce qui les oblige à avoir la responsabilité de rendre propre l’endroit où ils travaillent. Ils sont tellement susceptibles d’être mal vus dans le regard des autres. Ils sont éduqués de manière à respecter le bien d’autrui mais pour cela il faut qu’ils s’engagent à se respecter eux-mêmes. Ils ne mendient pas même s’ils sont pauvres, sans domicile et se traînent dans le métro, c’est ce que je constate moi-même. Ils ne sollicitent pas le pourboire dans les restaurants car pour eux, c’est une mission à accomplir, une manière de reconnaître leur valeur et leur compétence dans le travail. Ils sont très fiers d’eux et de leur pays.

Le fait de se purifier l’esprit ou le corps est le travail journalier qu’ils tentent d’assumer tout simplement. Ils le prennent comme une façon importante de se corriger et de se perfectionner avec effort et patience comme la méditation. Il faut rappeler qu’avant l’implantation du bouddhisme au Japon, les Japonais ont eu le shintoïsme. Dans cette religion locale, il y a le rite de purification avant de visiter le jinja (le temple où réside la divinité shintoïste). Le visiteur doit s’assurer qu’il est « propre » et « pur » afin d’avoir une âme et un esprit calme et serein. Cela lui permet de montrer son respect envers la divinité. Ce sont les raisons expliquant leur art de vivre « propre ». Cela me laisse pantois d’étonnement et d’admiration durant mon séjour au Japon.

Pagode Senso-ji (Chùa Asuka)

Version française

Viếng thăm ngôi chùa cổ kính Senso-ji (Tokyo)
Ngày thứ hai của cuộc hành trình ở Nhật Bản

Đến Nhật Bản thường dễ nhận thấy cổng Torii ở trong các thành phố. Cổng nầy là biểu tượng của thần đạo, một tôn giáo bản địa của người dân Nhật. Đây cũng là cổng để phân chia rõ rệt giữa thế giới trần tục và không gian thiêng liêng của Thần đạo. Theo tư tưởng của đạo nầy, vạn vật dù là vật đó sống hay chết ở trong tự nhiên đều có thần (kami) cư ngụ. Có thể vì Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thiên tai như các siêu bão, sóng thần, động đất vân vân… khiến người dân ở nơi nầy họ nghĩ rằng có một sức mạnh vô hình nào đến từ những thần linh khiến làm họ lúc nào cũng lo sợ, buộc lòng họ phải kính thờ và thân thiện. Bởi vậy trong mỗi nhà của người dân Nhật thường thấy có một bàn thờ tổ tiên hay là của một vị thần nào quen thuộc. Tổ tiên của vị thiên hoàng Nhật Bản hiện nay cũng cho mình là con cháu của nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami. Với tầng lớp nông dân ở xứ Nhật thời đó,vai trò của nhà vua rất quan trọng vì ông là người có khả năng cầu xin nữ thần để được mùa màng. Chính nhờ tư duy thần đạo nầy mà đế chế Nhật Bản vẫn được bảo tồn qua nhiều thế kỷ nhất là vai trò thiêng liêng của thiên hoàng không bao giờ bị tướt đoạt dù quyền lực đã rơi nhiều lần vào các gia đình có thế lực mạnh (Kamakura, Muromachi và Tokugawa). Nước Nhật có đến hiện nay 80.000 thần xã (jinja) (hay đền của Thần đạo) thường nằm trên đồi hay ven vệ đường. Rất ít người Nhật hiện nay theo thần đạo nhưng những thói quen như óc thẩm mĩ tối giản, chân phương hay thanh tẩy đều bắt nguồn từ thần đạo. Trước khi nhận Phật gíáo làm quốc giáo vào thế kỷ thứ 6 với hoàng tử Shotoku Taishi của dòng dõi Yamato thì người dân Nhật họ đã có thần đạo. Bởi vậy Phật giáo đột nhập vào Nhật Bản, đã có lúc đầu một cuộc xung đột ít nhiều với thần đạo nhưng về sau nhờ có sự hỗn hợp và hoà đồng của hai đạo khiến Phật giáo đã bắt rễ ăn sâu cho đến hiện nay vào đời sống của người dân Nhật. Phật giáo thể hiện được không những tính liên tục hài hoà với thần đạo qua các lễ hội quan trọng (matsuri) mà còn có những nét đặc điểm trong tôn giáo và văn hóa Nhật Bản nhất là về vũ trụ quan và đạo lí nhân sinh. Khi xâm nhập vào Nhật Bản, Phật giáo được biến hóa theo nhu cầu cần thiết và cứu tế của người dân Nhật. Sự hoà nhập Phật giáo vào tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng được xem tương tự như ở Vietnam với những người theo đạo Phật thờ cúng tổ tiên. Ở đất nước nầy Thần là Phật mà Phật cũng là Thần. Cụ thể là nữ thần Kannon của Senso-ji (Thiền Thảo Tự) trở đi về sau thành Quan Âm bồ tát khi Phật giáo gia nhập xứ Nhật. Đây cũng là một sự kết hợp tính cứu tế của Quan Âm truyền thống với tính phồn thực thấy ở nữ thần Nhật Bản trong tín ngưỡng dân gian bản đia. Bởi thế Quan Âm Nhật Bản còn là vị thần se duyên và phụ sản nữa.
Sáng nay, ngày thứ hai, phái đoàn cùng mình được đi viếng thăm một chủa cổ kính tên là Senso-ji (Thiền Thảo Tự) nằm ở phía bắc của Tokyo. Muốn chỉ chùa chiền, người dân Nhật thường dùng chữ ji hay dera ở cuối tên chủa. Chùa nầy còn có tên là Chùa Quan Âm Asuka vì vào năm 628, có hai người dân chài kéo lưới được một pho tượng của nữ thần Kannon bằng vàng từ sông Sumida. Được biết chuyện nầy, lãnh chúa vùng nầy mới thuyết phục được hai người dân chài và cùng nhau xây một miếu thờ nữ thần Kannon Rồi đến năm 645 có một sư tăng Shokai xây chùa tại đây để thờ phượng. Nhờ sự cúng dường một phần đất lớn cho chùa của Mạc phủ Tokugawa Iaetsu mà diện tích của chùa được tăng thêm. Chùa được nổi tiếng từ đó và trở nên ngày nay là một quần thể chùa đền mà du khách đến tham quan Tokyo không thể bỏ qua vì nó được sùng tu lại và giữ được phong cách kiến trúc cổ kính của thời Edo (Tokyo xưa) dù bị tàn phá trong thế chiến thứ hai. Đến chùa nầy, mọi người phải đi qua cổng chính Kaminarimon thường được gọi là « Cổng sấm »(Lôi Môn). Nơi nầy có hai vị thần gác cổng, một người tên là Fujin (Phong thần bên phải) và Raijin (Lôi thần bên trái). Cổng nầy đựơc du khách chú ý nhất là nhờ có một lồng đèn giấy to tác treo ở giữa cổng nhất là ở dưới đáy có chạm khắc một con rồng rất tinh xảo. Lồng nầy không thay đổi qua bao nhiều thế kỷ theo dòng lịch sử. 

Phiá sau các thần nầy, còn có hai tượng thần Kim Long và Thiên Long một nữ, một nam, cả hai là thần nước để nhắc đến có sự liên quan mật thiết với sông Sumida, nơi mà tìm ra Phật mẫu. Khó mà chụp hình rõ ràng vì có lẽ người dân Nhật sợ thất lễ phạm thượng nhất đây là các thần (kami) của Thần đạo. Sau cùng, du khách sẻ găp ngay đường Nakamise-dori dài 250 thước. Đường nầy có rất nhiều mặt hàng bán đồ đặc sản và thủ công truyền thống làm rất tinh xảo như đai lưng obi, quạt giấy, lược chải tóc, búp bê Nhật vân vân … Gần cuối đường, du khách sẽ gặp một một đỉnh đốt nhang (joukoro) lúc nào cũng có người đứng xung quanh đốt nhang, khói bốc nghi ngút. Họ cầu nguyện mong đựợc sức khoẻ hay may mắn. Bên phải của đỉnh đốt nhang thì có các máy xin xăm (omikujis) . Đây là một loại giấy tiên đoán tương lai mà du khách bỏ tiền vào máy kéo bắt thăm. Một dạng loto. Còn phiá bên trái của đỉnh nhìn về đằng xa sẽ thấy một ngôi chùa 5 tầng, nơi giữ tro cốt của Đức Phật Thích Ca. Sau đó du khách sẻ đến cổng Hozomon (hay là Bảo Tạng Môn) trước khi vào chùa Sensoji thật sự. Cổng nầy được xây lại vào năm 1964 bằng bê tong cột thép có hai tầng và có một căn nhà chứa rất nhiều kinh Phật chữ Hán ở thế kỷ 14. Nơi nầy, trước cổng có bố trí hai tượng Kim Cương lực sĩ và có một lồng đèn (chochin) nặng 400 kilô kèm theo hai toro ở hai bên với vật liệu bằng thau trông rất xinh đẹp, mỗi toro nặng có một tấn. Sau cổng Hozomon, du khách sẻ đến điện chính nơi thờ nữ thần Kannon hay Quan Thế Âm Bồ Tát. Điện nầy có hai gian. Gian truớc dành cho tín đồ Phật tử còn gian sau thì dành cho cúng kiến Phật mẫu và không được vào. Một khi vào bên trong của gian ngoài của điện thì sẽ thấy một ngôi miếu mạ vàng hiện ra nơi thờ bức tượng Quan Âm đã có từ thưở xưa. Các tín đồ thể hiện lòng kính có thể đốt nhan và ném tiền xu. Rất ít có thì giờ cho mình để ngắm nghiá, chỉ vỏn vẹn mua vài đôi đũa và chụp hình để lưu niệm (45 phút mà HDV dành cho đoàn trong thời gian tham quan). Một kỷ niệm khó quên, một ngôi chùa quá đẹp của thời Edo, một khu phố náo nhiệt và sầm uất trong một không gian tôn nghiêm và tĩnh lăng ….
Đến xử Phù Tang mới biết thêm một chuyện về các nhà sư « ăn thịt lấy vợ ». Các ông nầy có quyền lập gia đình và có quyền giữ chức vụ cha truyền con nối để trù trì, thật là một chuyện khó tin nhưng thật sự là vậy. Làm sư có rất nhiều tiền lắm vì có nhiều lợi tức trước hết là nhờ có đất chùa từ bao nhiêu thế kỷ nên cho các tiệm buôn bán thuê mướn truớc chùa hay là lo việc buôn bán đất mộ táng. Sỡ dĩ chùa có nhiều đất đó là nhờ các lãnh chúa cúng dường một thuở xa xôi cho chùa xem như đó là một thứ lễ vật để cầu phúc hay sám hối. Vì thế đất trở nên sở hữu của chùa và trở thành một lợi tức không nhỏ cho việc sinh sống của nhà sư. Đất chật ngưòi đông như ở Nhật Bản nên đất làm mộ táng là một loại kinh doanh siêu lợi nhuận. Người Nhật lúc còn sống thì theo đạo thần, công giáo hay vô đạo. Lúc về già gần chết thì muốn theo đạo Phật để về Tây Phương cực lạc. Vì vậy nhất định theo đạo Phật, tốn cả triệu Yên để mua miếng đất mộ táng ở chùa mà muốn vậy thì phải là Phật tử tức là phải trải qua các nghi thức của chùa để có pháp danh mới có quyền mua đất ở chùa. Bao nhiêu tiền được sư thu thập không có đóng thuế nhất là còn thêm tiền chăm sóc các mộ táng mỗi năm và tiền đi ra ngoài làm Phật sự những lúc có người cần đến. Bởi vậy lấy sư là có một tương lai rực rỡ cùng nghề làm võ sĩ sumo. Đây là hai nghề được các cô yêu chuộng hiện nay nhất ở Nhật Bản. Hướng dẩn viên Ngọc Anh nói đến chuyện các sư Nhật làm mình cười nhớ đến sư trù trì của chùa Ba Vàng ở miền bắc Vietnam. Người dân Nhật họ có một tư cách hành sự vô cùng phức tạp về tôn giáo nhất là họ có đầu óc rất thực tiễn: họ đi lễ của thần đạo vào năm mới, đến chùa chiền của đạo Phật vào lúc mùa xuân và tổ chức tiệc tùng và tặng quà cho nhau theo đạo Kitô lúc Noël.

Sơ đồ của chùa Asuka-Kannon

Version française

La pagode Senso-ji de Tokyo 

En débarquant de l’avion au Japon, le touriste a l’habitude de voir fréquemment les toriis de couleur vermillon dans les villes. Ces portails sont le symbole caractéristique du Shintoïsme, une religion locale des Japonais. Ils reflètent aussi la délimitation de la frontière entre le monde profane et l’espace sacré du sanctuaire shintoïste. Selon la pensée de cette religion, tout être vivant ou mort dans la nature doit être habité par un esprit maléfique ou bénéfique (kami). À cause des calamités fréquentes comme les typhons, tsunamis, séismes etc… au Japon, cela inspire profondément à ses habitants la certitude d’une force interne (ou énergie) invisible venant des esprits (kamis). C’est pour cela qu’ils sont constamment peureux et angoissés face à ces esprits et ils sont obligés de les vénérer dans le but de les apprivoiser et les remercier de leur protection dans une vie éphémère soumise au temps. Dans chaque maison japonaise, il y a toujours un autel réservé pour les ancêtres ou pour un « kami » familier. Les ancêtres de l’actuel empereur japonais ont reconnu d’être les descendants de la déesse du Soleil Amaterasu Omikami. Pour les paysans japonais de cette époque, le rôle de l’empereur est très important car il a la possibilité de demander les faveurs auprès de la déesse pour avoir de bonnes récoltes. C’est grâce au shintoïsme que l’empire japonais est préservé durant des siècles. Le rôle sacré de l’empereur n’est pas confisqué non plus malgré que le pouvoir de décision était revenu plusieurs fois aux mains des shoguns.(Kamakura, Muromachi và Tokugawa). Le Japon a aujourd’hui 80.000 temples shintoïstes (jinja) situés sur les collines ou au bord des routes. Peu de Japonais sont aujourd’hui shintoïstes mais les habitudes telles que l’esprit esthétique minimaliste, la purification ou la sincérité sont empruntées dans le shintoïsme. Avant de reconnaître le bouddhisme comme la religion d’état au 6ème siècle avec le prince Shotoku Taishi de la lignée Yamato, les Japonais ont déjà eu le shintoïsme. C’est pourquoi une fois implanté au Japon, le bouddhisme est au début, en situation de conflit plus ou moins prononcé avec le shintoïsme mais il y a à la fin une sorte de syncrétisme s’opérant entre les deux religions lorsque le bouddhisme réussit à s’enraciner jusqu’à aujourd’hui dans la vie quotidienne des Japonais. Le bouddhisme montre non seulement sa voie à une intégration harmonieuse avec le shintoïsme à travers les fêtes importantes (matsuris) mais aussi ses traits caractéristiques dans la religion et la culture du Japon, notamment dans le cosmos et la moralité humaine. Lors de son invasion au Japon, le bouddhisme s’est transformé en fonction des besoins d’aide nécessaires apportés aux Japonais. L’intégration du bouddhisme dans les croyances populaires japonaises est similaire à celle du Vietnam où les adeptes du bouddhisme vénèrent leurs ancêtres. Dans ce pays, la divinité est un Bouddha et inversement. La preuve est que la déesse Kannon du temple Senso-ji est devenue plus tard un Boddhisattva quand le bouddhisme réussit à s’implanter au Japon. Cela montre la combinaison d’un Boddhisattva traditionnel et du caractère de fertilité de la déesse japonaise dans la croyance populaire locale. C’est pourquoi le Boddhisattva japonais est aussi une déesse de mariage et de procréation. Au matin du deuxième jour, le groupe de touristes et moi, nous allons visiter la pagode Senso-ji située dans le nord de la capiale Tokyo. Quand le nom d’un monument est terminé par ji ou dera, il s’agit bien d’une pagode. Cette pagode est connue aussi sous le nom « Asuka » car elle est située dans un quartier très animé Asuka. En 628, il y avait deux pêcheurs réussissant à capturer dans leur filet une statue en or représentant la déesse Kannon dans le fleuve Sumida. Étant au courant de ce fait, un seigneur local réussît à les convaincre et à réaliser ensemble un autel dédié à cette déesse. Puis en 645, un moine de nom Shokai décida de construire à la place de cet autel un temple bouddhiste. C’est la pagode Senso-jì. Grâce aux donations de terrain effectuées par le shogun Tokugawa Iaetsu, la pagode commença à grandir et à changer d’aspect pour devenir jusqu’à aujourd’hui un complexe de pagodes et de temples shintoïstes dont le touriste ne peut pas se passer lorsqu’il a l’occasion de visiter la capitale Tokyo. C’est aussi une très ancienne pagode connue pour son charme et sa beauté retrouvée de l’époque Edo malgré la destruction provoquée durant la deuxième guerre mondiale. Pour entrer dans cette pagode, tout le monde doit emprunter le porche principal connu sous le nom « Kaminarimon » (ou porte de tonnerre) et protégé par deux divinités Fujin (déesse du vent) et Raijin (dieu de la foudre). L’attention des touristes est retenue par la présence d’une lanterne gigantesque suspendue au milieu du porche et dont le fond contient un beau dragon sculpté en ronde bosse. Cette lanterne ne subit pas des modifications majeures au fil des siècles de l’histoire de la pagode. 

Derrière ces divinités shintoïstes, il y a encore un couple d’esprits de l’eau ( une déesse Kim Long et un dieu Thiên Long) rappelant le lien intime avec le fleuve Sumida où a été trouvée la statue Bodhisattva en or.. C’est difficile de bien faire les photos car les Japonais ont mis la grille métallique autour de ces kamis dans le but de les protéger et de ne pas les offenser. Puis le touriste se retrouve dans la rue marchande Nakamise-dori longue de 250 mètres. Celle-ci a plusieurs boutiques spécialisées dans la pâtisserie et dans l’artisanat traditionnel avec des produits de qualité comme les peignes, ceintures Obi, éventails, poupées etc…Cette rue se termine sur un parvis où trône un joukoro (un brûleur d’encens) autour duquel il y a toujours des gens continuant à brûler des encens dans un atmosphère rempli de fumée pour demander la bénédiction de la déesse. Sur la droite de ce parvis, on trouve des machines destinées à imprimer des omikujis. Ceux-ci sont des papiers sacrés que l’on récupère par tirage au sort pour prédire l’avenir du demandeur. C’est une sorte de loterie sacrée. Sur la droite de ce parvis, on voit apparaître la pagode à cinq étages où les cendres de Siddharta Gautama sont soigneusement conservés. Le deuxième porche monumental est connu sous le nom de Hozomon. Celui-ci a été gardé à son entrée par deux dieux gardiens impressionnants et construit en béton avec les colonnes en acier dans les années 1964. Hozomon a deux étages dont le deuxième est destiné à contenir des sutras écrits en chinois et datant du 14ème siècle. C’est ici qu’on trouve un chochin (une sorte de lanterne) de 400 kilos entouré de chaque côté par un beau toro en laiton, chacun pesant au moins une tonne. Derrière ce porche monumental, c’est le bâtiment principal (Kannon-do) de la déesse Kannon. Il est divisé en deux parties: la partie extérieure est réservée aux fidèles tandis que la partie intérieure est interdite au public car il y a l’autel doré de la déesse Kannon. Notre groupe dispose seulement de 45 minutes pour visiter Senso-ji car après cette visite, nous devons participer à un cours d’initiation au thé japonais. Un souvenir inoubliable, une belle pagode de l’époque Edo, un quartier très animé dans un espace serein.

 
 

Du ngoạn 6 ngày ở xứ sở Phù Tang (Version vietnamienne)

Du ngoạn 6 ngày ở xứ sở Phù Tang
6 jours de visite au pays du Soleil-Levant

Version française

Đây là cái duyên của mình được viếng thăm đất nước mặt trời mọc chớ lúc đầu dự định đi Lệ Giang cổ trấn, một thành phố tuyệt đẹp ở tỉnh Vân Nam nhưng khi thăm dò thì phải mất 10 ngày để xin visa ở sứ quán TQ (Hànội) thêm vào đó phải trả tiền phí khá đắt nhất là mình công dân Pháp thì còn đâu thì giờ để tham quan VN. Vì vậy đổi hướng đi Nhật Bản không cần visa không tốn xu nào cả. Có điều là phải đặc cọc tiền giữ tour 20 triệu tiền VN và nếu tour có hơn 15 người thì mới đựợc thực hiện còn dưới sẻ hoàn tiền lại. Cho đến hôm về tới Hànội mới biết mình được đi. Thật là mình có duyên để đến xứ sở Phù Tang nầy. Thành thật cám ơn cháu Trung và cháu Ngân tận tình giúp chú để chú thực hiện được chuyến tham quan nầy. Tuy rất ít ngày (6 ngày) nhưng thật thú vị vì học được biết bao chuyện về văn hóa, tập quán cũng như con người của đất nước manga và origami nầy. Một đất nước để lại cho mình nhiều ấn tượng nhất là sự biết tôn trọng tài sản của người khác cũng như biết giữ gìn môi trường sinh sống đôi khi làm mình vừa khâm phục và khiếp sợ các qui tắc mà mình được trông thấy và tuân theo trong suốt cuộc hành trình. Khi đến sân bay quốc tế Haneda vào lúc 3 giờ rưởi trưa và sau khi làm xong thủ tục quan thuế, du khách của đoàn đi tour cùng mình được đưa về một khác sạn ở vùng lân cận. Đây là một khách sạn của hãng hàng không Japan Airlines tuy không hoành tráng nhưng rất đầy đủ tiên nghi. Chính ở nơi nầy mình mới khám phá ra người Nhật thích sống tối giản. Mình rất bỡ ngỡ khi khám phá bồn cầu vệ sinh họ thông dùng mỗi ngày. Họ đã tính toán từ chi tiết để vật liệu không những phù hợp với môi trường mà còn nhiều cách lựa chọn như sấy khô, khử mùi, rửa massage với vòi nước, bệ ngồi sưởi ấm vân vân … Không thấy sự bám bụi hay nấm mốc chi cả ở bồn cầu. Chỉ tiếc rằng cách sử dụng đều viết tiếng Nhật chỉ đôi khi thấy có tiếng Anh ở vài nơi mà thôi. Còn máy điều hoà cũng thế với nhiều options. Phòng tuy nhỏ cho hai người nhưng quá sạch khiến mình phải thốt lên nói với cháu hướng dẫn viên phòng quá sạch so với khách sạn VN hay ở Paris với cái giá tương đương. Khi ra đường cũng thế. Mình nhớ lại câu nói của HDV Ngọc Anh nói với mình rằng: Người Nhật từ thưở nhỏ khi đi học, họ đã học đem rác về nhà chớ không như dân mình đem rác bỏ trước ống cống của đường để mưa xuống làm ngập đường. Được chỉ dạy từ thưở nhỏ ở trường, ăn xong tự dẹp rửa bát quét dọn ở căng-tin nên không bao giờ ở Nhật có lao động ở căng-tin hay trường như ở Paris. Chúng phải tự vệ sinh lớp học và phòng tắm. Đây là một thể thức để chia sẻ trách nhiệm, phát triển sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Cũng là thời điểm mà ông bà ta thường nói qua câu tục ngữ: uốn tre phải uốn lúc còn non. Ăn cơm xong buổi chiều, anh chị em trong đoàn cùng mình đi dạo một vòng ở gần khách sạn. Đường xá nó sạch quá chừng, mình mới chụp các ảnh để minh chứng những gì mình trông thấy. Ngoài đường mọi người lặng lẽ mà đi. Không có tiếng kèn quen thuộc như ở Vietnam hay tiếng xe rú trong đêm ở Paris và ngoại ô. Các tiệm buôn bán rau cải rất sạch sẽ, giá cả rất rõ ràng không có trông hình dong mà nói giá cả như ở Vietnam. Ở Nhật họ rất trọng dụng các máy tự động bán hàng. Họ rất tiết kiệm thì giờ để làm việc. Vì thế họ yêu thích sự tiện lợi. Cụ thể là tầng nào của khách sạn cũng có máy tự động bán hàng nầy nhưng được tọa lạc trong một căn phòng nhỏ có cửa đóng để phòng ngừa trường hợp có động đất hay hỏa hoạn. Ở Nhật đi khuya không sợ ăn cướp trộm như Vietnam hay ở Paris. Không có lo sợ khi đi mua đồ ở chổ đông đúc. Nhật Bản là một trong các nước có tỉ lệ vụ giết người thấp nhất luôn cả các tội phạm khác. Đây là những ấn tượng mình đến đất nước mặc trời mọc ngày đầu.

Version française

J’ai le bonheur et la chance de pouvoir rendre visite au pays du Soleil-Levant car au début j’ai l’intention d’aller à la vieille ville de Lijiang dans la province Yunnan en Chine. Après les renseignements recueillis à l’ambassade de Chine à Hanoï, je dois attendre au moins dix jours et payer une somme assez élevée pour obtenir le visa du fait que je suis de nationalité française. Cela ne me permet pas d’avoir d’autres jours de vacances pour visiter le Vietnam. C’est pour cela que je décide d’aller au Japon sans avoir besoin du visa et sans dépenser aucun sou. Par contre je dois verser assez longtemps un acompte au Vietnam pour la réservation du billet à une agence vietnamienne de voyage. La seule contrainte que j’ai eue c’est que l’agence de voyage peut annuler le voyage au cas où il n’y a pas assez de participants (15 au minimum). Une fois arrivé à Hanoi le mois dernier, je suis informé que le voyage organisé au Japon est maintenu. Je remercie vivement la contribution de Mr Trung et Mme Ngân dans la réalisation de mon voyage au Japon. Malgré le nombre de jours de séjour limité, je suis très content de découvrir un tas de choses sur le pays des mangas et origamis, en particulier sa culture, ses traditions et son peuple. C’est un pays qui me laisse beaucoup d’impressions en me montrant sa façon de respecter les biens des autres et l’environnement. Cela me donne à la fois l’admiration et la crainte face à ses règles habituelles découvertes et respectées durant mon séjour. Arrivés à l’aéroport international Haneda à 3h 30 de l’après-midi, nous sommes emmenés (moi et les autres participants) dans un hôtel de Japan Airlines situé aux alentours de Tokyo pour y passer la nuit. La petite chambre de l’hôtel est très confortable. C’est ici que je découvre l’art de vivre des Japonais. Je suis un peu déboussolé en découvrant leur wc dont ils se servent tous les jours. Ils sont tellement attachés aux détails dans le choix du matériel pour être adapté non seulement à l’environnement mais aussi à l’hygiène nécessaire avec un tas d’options trouvées sur l’abattant du wc: séchage, filtration des odeurs, fonction massage, siège chauffant etc … Aucune présence de poussière ou de champignons n’est visible sur le wc. Il est regrettable que le mode d’emploi est écrit en japonais. C’est rare de trouver l’explication en anglais. Idem pour la climatisation avec un lot d’options. Notre petite chambre est réservée pour deux personnes mais elle est tellement propre que je dois dire à mon guide, celui qui partage la chambre avec moi : Elle est propre et comparée à celle que j’ai l’occasion de louer dans les hôtels vietnamiens ou français. Dans les rues, la propreté est visible. Je rappelle ce qu’a dit mon guide vietnamien Ngọc Anh ayant passé quelques années au Japon: Un Japonais dès son jeune âge à l’école, apprend à ramener les ordures à la maison et à ne pas les laisser dans la rue. Eduqué très tôt à l’école, le jeune japonais doit savoir tout faire : laver la vaisselle, rendre propre la cantine, nettoyer la salle d’étude etc. Il n’y a pas des femmes de ménage comme les cantines à Paris. C’est une façon de responsabiliser les enfants, de leur montrer à la fois le respect des autres et l’entraide mutuelle. C’est aussi la période que nos ancêtres sont habitués à souligner à travers un proverbe : Il faut courber le bambou tant qu’il est encore une jeune pousse. Après le repas du soir, nous faisons un tour aux alentours de l’hôtel. Les rues sont tellement propres que je n’hésite pas à prendre quelques photos pour prouver ce fait. Dans la rue, tout le monde marche silencieusement. Aucun klaxon agaçant ne résonne comme cela a lieu tous les jours au Vietnam ou le ronronnement du moteur se fait entendre souvent dans la nuit parisienne. Les boutiques de fruits et légumes du coin sont très propres avec la clarté dans l’affichage des prix. Les Japonais ont l’habitude de se servir des automates distributeurs pour économiser leur temps dans le travail quotidien. Ils aiment bien la commodité. Plus concrètement, c’est ce que je découvre dans chaque étage de l’hôtel. Il y a toujours un automate distributeur enfermé dans une petite pièce. Sa porte est toujours fermée pour prévoir le feu et le séisme. Au Japon, de jour comme de nuit, on n’a pas peur d’être agressé ou de se voir dérober de l’argent par des délinquants comme à Paris ou au Vietnam. Le Japon est l’un des pays où le taux de criminalité et de vol très bas. C’est l’impression du premier jour de mon voyage au pays du Soleil-Levant.