Chùa nầy nằm ở phía Đông của cố đô Kyoto thuộc về tông phái Phật giáo và Thần đạo là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Được xây cất vào cuối thời kỳ Nara (778), tái thiết lại sau trận hỏa họan bởi tướng quân Tokugawa Iemitsu và được công nhận bởi UNESCO là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994. Chùa nầy thật sự là một quận thể kiến trúc gồm có nhiều đền còn được mang tên là Thanh Thủy bởi vì nó có nguồn nước thiên chảy từ núi Otowayama. Theo tiếng Nhật Kiyomizu có nghĩa là dòng suối trong còn dera là chùa. Đặc điểm của suối nầy là có ba dòng nước nhỏ rất linh nghiệm về « trường thọ », « tình duyên », « học hành thành đạt ». Nếu du khách nào có tâm nguyện cầu khẩn uống một ngụm nước ở một trong ba dòng nước nầy thì sẽ được toại nguyện. Còn uống 2 ngụm thì sự linh ứng sẽ giảm đi một nữa. Còn uống ba ngụm nước liên tục thì chỉ còn có một phần ba trong việc linh ứng. Còn uống cả ba dòng nước thì việc linh ứng sẽ không còn nữa. Vô số người đứng nối đuôi để được uống nước suối nầy. Vì thời giờ quá eo hẹp cho mình (2 tiếng tham quan) nên mình không có nối đuôi chỉ đi chụp hình mà thôi và lại gần suối mua ở một cửa hàng một cái bùa nho nhỏ linh nghiệm về việc học hành mang về Pháp để tặng cho đứa bé cháu nội của mình.
Theo cách tương tự như được trông thấy ở nhà thờ Lourdes, từ bãi đậu xe du khách phải đi bộ trèo lên hằng ngày cái dốc để đến cổng chùa Niomon (Cổng Nhị Vương). Ở dọc hai bên đường các tiệm buôn bán lúc nào cũng đông đúc du khách và tín đồ đi hành hương để làm lễ trước pho tượng Phật Quan Âm (Kannon) có 11 đầu. Đặc điểm thứ hai của chùa là phần hiên của chính điện là hoàn toàn xây cất không dùng đến một cây đinh. Với kỹ thuật nầy, một chùa Nhật Bản như Kiyomizu-dera có ít nhất một ngàn thanh trúc nối với nhau qua các lỗ mộng. Đây cũng là đỉnh cao của kiến trúc gỗ của Nhật Bản. Đến đây du khách có thể nhìn phía dưới quang cảnh tuyệt vời của cố đô Kyoto. Có một câu thành ngữ tiếng Nhật hay thường nghe nói ở đây đó là Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu. Khi ai có quyết tâm muốn làm điều gì đó thì không chỉ bất chấp hiểm nguy mà còn phải có động lực và nghị lực mới dám nhảy từ độ cao dưới sự bảo trợ của Phật bà Quan Âm thì lời cầu nguyện của mình mới thành hiện thực. Dưới thời Edo, có đến 234 lần nhảy được ghi nhận thực hiện và trong số đó có đến 85.4% người còn sống sót. Nay hành động nầy bị nghiêm cấm. Chùa Kiyomizu là một điểm du lịch không thể thiếu sót trong cuộc hành trình ở cố đô Kyoto.
Etant située à l’est de l’ancienne capitale Kyoto, cette pagode qui appartient aux sectes bouddhiste et shintoïste est très connue au Japon. Construite à la fin de la période Nara (778), reconstruite ensuite en 1633 après l’incendie par le shogun Tokugawa Iemitsu et reconnue par l’UNESCO comme patrimoine culturel mondial en 1994. En fait, elle est un complexe architectural composé de plusieurs temples et appelé aussi en vietnamien sous le nom Thanh Thủy car elle se distingue par son eau cristalline sacrée coulant du mont Otowayama. En japonais, Kiyomizu signifie « eau pure » et Dera « pagode ». La caractéristique de cette source d’eau réside dans l’existence de trois filets d’eau très efficaces en termes de « longévité », « amour » et « réussite dans les études ». Si le visiteur a le désir sincère de prendre une gorgée d’eau dans l’un de ces trois filets d’eau, son vœu sera exaucé. S’il boit 2 gorgées, l’efficacité sera réduite de moitié. Par contre si trois gorgées d’eau sont prises d’une manière continue, il ne lui restera plus qu’un tiers de l’efficacité dans la réalisation de son vœu. S’il prend en même temps tous les 3 filets d’eau, son vœu ne sera plus exaucé. Une foule immense de visiteurs continue à faire la queue pour tenter cette expérience. À cause du manque de temps limité à deux heures pour cette visite, je ne suis pas tenté de le faire. Par contre je continue à faire les photos et je vais chercher dans une boutique proche de cette source d’eau un petit talisman connu pour son efficacité dans les études. J’aime l’offrir à mon petit-fils lors de mon retour en France.
De manière analogue à celle trouvée à l’église de Lourdes, depuis le parking, les visiteurs doivent gravir tous les jours la pente de la route pour arriver à la porte de la pagode Niomon (portail Nhị Vương). Des deux côtés de cette longue route, les boutiques sont toujours bondées de touristes et de fidèles venant rendre hommage à la statue du Bouddha Guan Yin (Kannon) à 11 têtes. La deuxième caractéristique de ce complexe architectural est que l’auvent de la partie principale du temple a été entièrement construit sans recourir à l’utilisation des clous. Avec cette technique, une pagode japonaise comme Kiyomizu-dera possède au moins un millier de joints assemblés par mortaises ou tenons. C’est le summum de l’architecture japonaise en bois. C’est ici qu’en contrebas le visiteur a la vue panoramique superbe de l’ancienne capitale Kyoto. Il y a une expression japonaise qu’on est habitué à entendre souvent ici « Saut à partir de la plateforme de la pagode ». Quand quelqu’un est déterminé à faire quelque chose, il doit non seulement défier le danger, mais aussi avoir la motivation et la volonté d’oser sauter du haut de la plateforme sous les auspices du Bouddha Guan Yin (Kannon). C’est ainsi que son vœu deviendra réalité. À l’époque Edo, on a enregistré 234 sauts effectués mais il y a eu 85,4% de survivants. Cette expérience est désormais interdite. La pagode Kiyomizu-dera est un site touristique à ne pas manquer lorsqu’on a l’occasion de visiter le Japon.