Hà Giang, vẽ đẹp của miền sơn cước

 


Version française

Nằm ở vùng núi phía Bắc Vietnam, Hà Giang là một tỉnh có nhiều núi rừng, giáp ranh giới vói tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Dân số ở nơi nầy rất thưa, chỉ có khoảng chừng 900.000 người theo điều tra dân số năm 2016. Tuy nhiên chính ở nơi nầy tụ hơp rất nhiều dân tộc thiểu số (22 dân tộc) trong đó đáng kể nhất là người Hmong (hay Miêu) tiếp đó người Tày, người Dao và người Nùng. Đến đây mới thấy được cái đẹp tư nhiên của tạo hóa, cái hùng vĩ của non nước, cái nhọc nhằn, công lao của ông cha ta gìn giữ bờ cõi đất nước trước hiểm họa của người phương bắc. Chính cũng ở nơi nầy mới có cảm xúc nhiều khi lặn lội trèo lên 389 bậc thang ở đỉnh Lũng Cú mà thường được gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) (1700 mét), nơi mà danh tướng Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm dựng lên lúc ban sơ cây cột cờ để khẳng định chủ quyền Vietnam trên mãnh đất nầy. Tuy Hà Giang nó rất còn hoang sơ của miền sơn cước nhưng nó có cái gì thiêng liêng mà không thể diễn tả được khi đến với mãnh đất nầy. Tôi còn nhớ trước ngày đi đến, ai cũng khuyên không nên đi vỉ tuần trước đường xá sạt lở vì bão Sơn Tinh. Có thể nguy hiểm cho tánh mạng và có thể hủy đi lịch trình Hà Giang khiến tôi sẻ mất một tuần ở Vietnam nhưng rồi tôi cũng quyết tâm đi cùng các con cháu. Tôi mới có dịp nhìn thấy được nét đẹp của Hà Giang, đến tham quan cao nguyên đá Đồng Văn mà cơ quan UNESCO chín thức công nhận là Công Viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Vietnam và thứ hai ở Đông Nam Á sau Langkawi (Mã Lai)  vào năm 2010.

Hôm đi, không có gì trở ngại cả, cứ lấy quốc lộ 2 đến Tuyên Quang rồi sau đó đến thành phố Hà Giang nghỉ một đêm ở một khách sạn trong thành phố Hà Giang. Trên đường, có một quán bán nước mía không thấy có ruồi chi cả dù có bã mía rất nhiều trong thùng rác. Thấy vậy tôi,  các con cháu và cháu  tài xế mới mua uống  mỗi người một ly. Hai vợ chồng bán nước mía nầy họ trồng sau vườn các bụi mía. Thât ngon và sạch nhất là ở đất nầy không thấy có  ruồi có lẽ tại khí hậu của rừng núi và dân số quá thưa. Lâu lắm rồi mới uống được một ly nước mía trong sạch chớ bao giờ dám uống mỗi lần vê Việtnam.  Chiều đó  còn được một cặp vợ chồng bạn con dâu mình mời và  đãi một buổi cơm với món ăn đặc trưng ở Hà Giang là lẩu ngựa. Ăn kèm theo rau rừng, mùi vị béo ăn cũng không ngán để làm ấm lại con người khi  không gian thời tiết se lạnh hay mưa rỉ rả trong đêm. Sáng sớm mưa vẫn rơi, tụi nầy tiếp tục hành trình đi Đồng Vạc với quốc lộ 4C, mình hơi lo, cứ nhủ thầm trong lòng, cứ  sương mù xuống nửa lừng đồi thêm mưa rỉ rả  như vầy  thì chuyện chụp hình của mình cũng hỏng chưa nói chuyện sạt lở đất ở giữa đường đi, đôi khi có một  tảng đá to lớn vài tấn nằm bên hông đường. Không có chỉ dẩn rõ ràng chi cả có đi đuợc hay không, cháu tài xế Minh cứ lẳng lặng lái xe. Chính nhờ  sự bình tĩnh cũa Minh và tính tiền định có ở nơi người con Việt mà sự  lo âu của mình cũng dần dần biến mất nhất là có những đọan đường không có mây đen trời lại nắng khiến mình mãi mê chụp hình mà quên tất cả. Nhưng có những đoạn đường quanh co nguy hiểm đến đổi phải sửng sốt đèo nầy qua thì đèo khác tới khiến làm ai cũng mệt  nhất là chỉ có tổng cộng hơn 200 cây số mà 6, 7  tiếng đồng hồ phải mất .  Mệt thì có mệt nhưng với không gian yên tĩnh, con người hiền hòa của vùng sơn cước thì  cũng nên cần có  chớ không như ở Saïgon hay Hànội  cái ồn ào ầm ĩ của tiếng kèn, cái không gian sôi động không ngừng.  Cũng không có trộm cắp như các đô thị khác theo lời kể của cháu tài xế. Cụ thể là gà, vịt, trâu và bò vẫn ngẩn ngơ do dự   từng bước  sang ngang trên quốc lộ mà tất cả xe lớn xe nhỏ phải tránh và dù tụi nó  xa nhà của chủ nhân có cả cây số. Cũng không ai dám cán  chúng nó vì sợ chủ nhân đòi đền gấp  nhiều lần hơn. Dọc theo quốc  lộ,  lúc nào cũng thấy các cánh đồng ngô xanh của dân tộc Hmong. Họ rất giỏi về làm ruộng. Bởi vậy từ thưở nào người Trung Hoa  dùng chữ  tựơng hình điền  thêm trên đầu  chữ  tượng hình thảo (lúa)  ám chỉ nguời Hmong hay Miêu, những người  giỏi về canh tác đấy.  Cũng đúng thôi vì nhìn  trên tản đá chỉ cần một tí đất là  cây ngô có thể chồi ra dễ dàng. Đôi khi dọc theo đường nhìn sâu qua kiến xe có một  hay hai cái nhà của người Hmong nằm cheo leo sườn núi không biết họ xây dưng làm sao và đi thể nào để vào đó.  Cũng có phần  may mắn khi  đến Đồng Văn có một nhà trọ mới sửa ở phố cổ nên tụi nầy được trọ đêm thứ nhì ở  đây. Mưa vẫn rơi tầm tã nên đèn đuốc cũng lờ mờ, không có trông đẹp như Hội An, Phố cổ Hànội. Có lẻ tụi nầy đến giữa tuần nên không có nhộn nhịp như lúc cuối tuần. Sáng ngày thứ ba, tụi nầy mới có dịp ăn điểm tâm ở đây, ăn bánh cuốn trứng  Đồng Văn, đặc sản ở  miền sơn cước. Nó cũng được tráng từ bột gạo và nhân làm từ lợn xay ra, chỉ có khác là thay vì ăn kèm với nước mắm pha chanh đường thì họ dùng với nước hầm (ninh) xương kèm theo hai chiếc giò lụa nhỏ.  Mình chỉ  thấy có một hương vị đặc biệt nhưng vì có mỡ của xuơng nên ăn dễ  ngán lắm. Có lẽ là một cách ăn để ấm lòng và  xua đuổi cái lạnh của rừng Tây Bắc cũng như ở Pháp thường ăn bơ với mùa đông. Sau đó tụi nầy  đi một vòng ở phố cổ Đồng văn, mới có dịp nhìn thấy được cách thức rửa cây lin  mà người Hmong dùng để  dệt vãi  với nước suối trước khi đi tham quan đỉnh Lũng Cú và nhà vua Mèo Vương Chính Đức.  Biết bao nhiêu kỷ niệm khó quên và cảm xúc không ít với ba ngày ở Hà Giang nhất là có các con cháu bên cạnh, lúc nào cũng trơ lực  trong chuyến đi nầy từ Hà Giang đến Cà Mau, hai cái mốc của đất nước cách xa  1535 cây số.

Cuộc hành trình Hà Giang  theo hình ảnh 

 

L’itinéraire du voyage à travers les photos

Située dans la région montagneuse du Nord Vietnam, Hà Giang est une province partageant la frontière commune avec  la contrée du sud-ouest de la Chine, Yunnan. Sa population est peu dense et estimée à peu près de 900.000 habitants selon la statistique démographique en 2016. Pourtant c’est une région où il y a la concentration importante  des ethnies minoritaires du Vietnam (22 ethnies) parmi lesquelles il faut citer d’abord les Hmongs suivis par les Tày, les Dao et les Nùng. C’est ici qu’on découvre la beauté extraordinaire du Créateur,  la nature grandiose et magnifique du Vietnam fascinant, le labeur et le mérite de nos ancêtres dans l’action de résister à la menace des gens du Nord. C’est ici seulement qu’on ressent une émotion intense lorsqu’on grimpe les 389 marches de l’escalier en pierre de la colline Lũng Cú qu’on est habitué à appeler la « colline du Dragon » à 1700 mètres d’altitude. C’est ici aussi que le général vainqueur  des Song et pacificateur du Chămpa  Lý Thường Kiệt a édifié au début un mât en bois de quelques mètres pour affirmer  avec intransigeance la souveraineté du Vietnam sur ce territoire. Bien que ce dernier ait l’air d’une région montagneuse  sauvage et difficilement pénétrable, il y a quelque chose sacrée que je n’arrive pas à décrire en venant ici. Je rappelle bien que la veille de mon départ, tout le monde m’a recommandé d’abandonner le projet de visiter Hà Giang  car elle a été dévastée la semaine précédente par la tempête « Sơn Tinh ». Cela pourrait provoquer des ennuis pour moi et me faire perdre une semaine de vacances au Vietnam. Malgré cela, je continue à persister dans le dessein d’y aller. J’ai ainsi l’occasion d’admirer le charme irrésistible  de Hà Giang et de visiter le plateau karstique Đồng Văn que la fondation  UNESCO a reconnu comme le deuxième parc géologique de l’Asie du Sud Est après celui de la Malaisie (Langkawi) en 2010.

Nous  n’avons  aucun souci le jour du départ. Nous  n’avons  qu’à prendre la route nationale n°2 pour aller à la ville Tuyên Quang avant de rejoindre ensuite  la ville Hà Giang pour passer la nuit à l’hôtel.  Sur la route, nous avons l’occasion de rencontrer un kiosque  détenu par un couple et spécialisé dans la vente du jus de canne à sucre. Nous constatons  qu’il n’y a pas de mouches aux alentours malgré la présence d’une poubelle remplie de déchets de canne à sucre broyés. Nous pensons que le climat joue un rôle important et la démographie n’est pas importante. Nous sommes tentés, chacun  de prendre un verre de jus de canne à sucre. C’est extrêmement délicieux car jusqu’à ce jour je n’ose pas à le prendre quand je reviens au Vietnam. Le soir  même, nous sommes invités par un couple d’amis de  ma belle-fille Oanh dans un restaurant connu pour sa spécialité locale (lẫu ngựa)(ou fondue vietnamienne de viande de cheval). Accompagné par les légumes de la région montagneuse, ce plat ayant la saveur grasse ne nous dégoûte pas mais il nous réchauffe tellement  lorsque le temps commence à se refroidir et la pluie est sporadique durant toute  la nuit. Le lendemain, la pluie continue à tomber toujours. Malgré cela, nous prenons   la route nationale 4C  en direction de Đồng Văn.  L’inquiétude commence à m’envahir car si le brouillard continue à s’épaissir de plus en plus à mi-hauteur de la colline avec la pluie persistante comme celle de la nuit, l’idée de faire les photos  serait tombée à l’eau sans  évoquer les dégâts causés sur la route par la dernière tempête ( plusieurs  gros bloc de pierre de plusieurs tonnes  étant souvent visibles au bord de la route). Aucune indication n’est fournie pour connaître la praticabilité de la route ou non. Notre chauffeur Minh continue à conduire avec assiduité sans être inquiété par l’absence de l’indication. C’est grâce à son calme et à l’attitude fataliste reçue des Vietnamiens  que mon inquiétude s’estompe au fil de la journée. Sur certains tronçons de la route,  le retour du soleil m’incite  à tout oublier et à me  consacrer entièrement  à  faire des clichés. Par contre il y a des tronçons de route très dangereux et tellement sinueux que cela nous rend tous fatigués. Pour 200 kilomètres de trajet, il faut compter au minimum 6 ou 7 heures de route.    Malgré cela, nous sommes contents d’avoir cet espace tranquille et  les gens gentils et  aimables de la région montagneuse au lieu de retrouver à Saïgon ou à Hanội le bruit incessant des klaxons et l’espace tellement animé et pollué. Selon le chauffeur Minh, il n’y a pas non plus le vol comme on le trouve dans les villes.  Les poulets, les canards,  les buffles ou les bœufs hésitant dans leur marche peinent à  traverser la route sans que leur propriétaire s’inquiète de les perdre même s’ils sont loin de leur enclos. Personne n’aime à les écraser car il faut payer  un prix très fort au propriétaire. Sur le bord de la route, on trouve souvent les champs de maïs des Hmong. Ils sont experts dans le domaine de la culture. C’est pourquoi les Chinois se servent depuis longtemps du pictogramme  điền   (champ) au dessus duquel est ajouté  le pictogramme thảo  (riz paddy) pour désigner les Hmong  (ou Miêu), les gens doués pour la culture du sol. C’est ce que nous constatons en découvrant de près sur une roche garnie d’une  petite motte de terre l’apparition d’une plante de maïs. Parfois à travers la vitrine de la voiture, nous  découvrons au loin  une ou deux maisons des Hmong perchées  sur le flanc de la montagne. On se demande comment arrivent-ils à les construire et à y accéder? Nous avons la chance de passer la deuxième nuit  à Đồng Văn  dans un homestay récemment rénové au centre de la vieille ville. La pluie continue à tomber le soir. C’est pourquoi aucune attraction n’a lieu et les lampions sont clairsemés par rapport à ceux de Hội An et de la vieille ville de Hànội. Du fait que nous sommes arrivés au milieu de la semaine, nous ne trouvons aucune   animation organisée fréquemment  en fin de la semaine. Le matin du  troisième jour, pour prendre le petit déjeuner,  nous cherchons de bonne heure un restaurant spécialisé dans la préparation d’une crêpe à l’œuf (bánh cuốn trứng)  typique de Đồng Văn. Étant une spécialité de la région montagneuse, cette crêpe  est faite à partir de la farine de riz et de la viande hachée et se déguste  en la trempant  dans une sauce mijotée à petit feu avec des os de porc et accompagnée toujours par deux petits morceaux de pâté de viande.  Ce plat a une saveur particulière mais à cause de la consistance graisseuse de la sauce, il est difficile de renouveler l’envie.   C’est peut-être la façon de se réchauffer et d’évacuer le froid provenant de la forêt Nord-Ouest comme en France  on est habitué à manger du beurre en hiver. Nous allons faire ensuite un tour à Đồng Văn. Nous avons l’occasion de voir la façon des Hmongs de laver  le lin avant de s’en servir pour le tissage de leurs vêtements avec l’eau de source. Puis    nous visitons  la colline Lũng Cú et le palais fortifié du roi des Hmongs Vương Chính Đức. J’ai tellement des souvenirs et des moments d’émotion intense qu’il est difficile de remémorer pour ces trois jours de visite à Ha Giang en  compagnie de  mes enfants et de mon petit-fils qui ne cessent pas de me soutenir dans ce projet depuis le début jusqu’à la fin de ce voyage inoubliable. (de Hà Giang jusqu’à la pointe de Cà Mau, 1535 km à parcourir).
Paris 28/08/2018

 

 

Việt Nam Quê Hương tôi. Đất Rồng và Huyền Thoại

Địa chỉ email:anh_tuan.dang@vietnammonpaysnatal.fr 

Việt Nam hai tiếng nhớ nhung

La forêt des cajeputiers (Rừng tràm Trà Sứ)


Tại sao chọn gọi là Đất Rồng và Huyền Thoại ?
intro

Version française
English version

Việt Nam là một quốc gia  mà người dân rất yêu chuộng hoà bình, độc lập và tự do. Là người dân Việt  thì phải có khả năng kháng cự lại trước hết việc đồng hóa hay là tư tưởng ngoại bang và hảnh diện có mang ở trong tĩnh mạch dòng máu của cha Rồng. Đối với người dân Việt, không còn sự  hoài nghi nào cả vì qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên có từ thuở nào, họ là con cháu của  cha Rồng mặc dầu họ biết rõ  từ nay nguồn gốc qua các công trình khoa học di truyền (Văn hóa Lương ChửThạch Gia Hà). Họ là người thừa kế của nền văn hóa Hòa Bình từ văn hóa Phùng Nguyên  và thuộc về đại tộc Bách Việt, những bộ tộc sống rải rác ở phía nam sông Duơng Tử. Nuớc ở nơi nầy nó thấm nhuần với đất vì có thể là vậy nên quốc gia của họ thường được gọi là Đất Nước. Cũng  trên mãnh đất của đồng bằng sông Hồng nầy đã qua bao nhiêu thế kỷ trước Công Nguyên có một vương quốc sáng lâp một triều đại với các vua Hùng huyền thoại (nước Văn Lang). Sau đó được thay  thế bởi nước Âu Việt của An Dương Vương (Thục Phán) mà thành trì Cổ Loa là thủ đô, một bằng chứng cụ thể của vương quốc nầy bị thôn tính về sau bởi  Triệu Đà, một danh tướng của hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng. Ông nầy sáng lập ra nước Nam Việt (Nan Yue) lại bị thôn tính lúc đầu bởi  Hán Vũ Đế và về sau bởi quân Tàu của danh tướng Mã Viện (Ma Yuan) dưới thời  Hán Quang Vũ Đế (Guagwudi) với một nghìn năm bắc thuộc  trước khi có cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của tuớng Ngô Quyền. Trong thời kỳ đô hộ, văn hóa Đồng Sơn bị hủy diệt. Người ta tìm thấy trong văn hóa nầy các thạp đồng và nhất là cái trống đồng uy nghiêm biểu hiệu quyền lực và đặc tính của dân tộc Việt đã bao lần suýt bị hủy diệt bởi đế  chế Trung Hoa theo dòng lich sử.  Đây không phải  là lịch sữ của các triều đại vua chúa (Đinh, Tiền Lê,, Trần, Hậu Lê vân vân…) hay các phong trào tư tưởng mà chính đây là lịch sử của dân tộc nông dân bền bỉ từ biên cương Việt Trung (Cao Bằng) đến mũi Cà Mau, vất vã khó nhọc để lại dấu ấn cho quang cảnh của mãnh đất nầy. Sự hy sinh của họ không phải là một từ vô ích. Các hào kiệt của họ thà làm qủi phương nam thay vì làm các vương công phương Bắc. Còn các nữ hào kiệt cũng không ngần ngại đáp lời sông núi. Đó là hai bà Trưng Trắc Trung Nhị, Dương Vân Nga Triệu Ẩu, Nguyễn Thị Giang (Cô Giang), Nguyễn thị Minh khai vân vân. Không người con Việt nào có thể quên câu nói bất diệt của Nguyễn Thái Học trước cái chết :

Chết vì Tổ Quốc.
Đây là số mệnh quá cao thượng,  đáng khen

 

Trên chiến trường, không có lực luợng  ngoại bang nào có thể  đánh bại khi có chạm trán với người dân  Việt. Chính họ dành được  sự thắng lợi  nhờ ba yếu tố nầy: Thiên Thời, Đia Lợi và Nhân Hòa. Chính yếu tố sau cùng  nầy nó  đem lại sự khác biệt trong cuộc chiến tranh tiêu hao. Nguyễn Trãi đã có dip nói rằng thà chinh phục nhân tâm hơn là chiếm đoạt thành trì. Hiên ngang trước quân giặc mạnh  hơn họ thì họ cần phải kiên nhẫn nghĩ đến các thể thức thường được áp dụng trong lý thuyết Âm Dương : Lấy Yếu chống Mạnh hay Lấy Cụt chống Dài. Chính nhờ mưu lược nầy mà  sĩ phu Nguyễn Trãi dành phần thắng lợi  trong cuộc chống giặc nhà Minh của hoàng đế Vĩnh Lạc và xua đuổi quân Tàu ra khỏi Việtnam vào năm 1428. Dùng chiến thuật di quân (Dương) trước sự bất động của quân nhà Thanh (Âm) phù hợp hoàn toàn với địa lợi, vua Quang Trung  đánh bại  chớp nhoáng quân địch vào năm 1788 trong 5 ngày Tết  để lấy lại Thăng Long. Chính cũng Quang Trung lợi dụng sự không biết đia thế của quân địch mà dành phần thắng lợi thần tốc ở  rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho) với quân Xiêm La (Thái Lan) của tướng Chakri  khi ông nầy gởi sang 50 vạn binh tiếp viện cho vua Gia Long. Không có dân tộc nào có thể cưởng lại trước sự  bành trướng  của người dân Việt trong cuộc Nam Tiến đến mũi Cà Mau. Đó là trường hợp của hai vương quốc Chămpa ở miền trung và Chân Lạp đồng bằng sông Cửu Long.

Dù bị nghìn năm bắc thuộc và  có sự đóng góp văn hóa ngọai bang, những người nông dân con Việt  mảnh khảnh  nầy, chân vùi dưới bùn ở giữa các ruộng lúa, đã  gìn giữ được  những gì qúi giá nhất của các dân tộc trên thế giới. Đó là những truyền thống  và tiếng Việt dựa trên chữ Hán sau nầy dùng chữ Latinh với ông thầy tu Alexandre de Rhodes. Chỉ còn bộ tộc Lạc Việt duy nhất  thuộc đại tộc Bách Việt không bị hán  hóa qua nhiều  thế kỷ. Chính Đức Khổng Tử  đã có từng  so sánh sinh lực  có ở nơi người Trung Hoa và người Lạc Việt, tổ tiên của người Việtnam ngày nay: can đảm và vũ lực thuộc về người Trung Hoa, còn Lạc Việt thì khoan dung và  nhân từ. Tuy nhiên người dân Việt luôn luôn gắn bó sâu đậm với đất nước khiến họ không nhường bộ trong cuộc đấu tranh vì thế theo sự suy luận của một nhóm người, họ là những kẻ đi chinh phục tàn nhẫn và đáng sợ nhưng còn nhóm người khác thì  họ là những người bảo vệ chính đáng trong công cuộc chiến  dành lại độc lập và tư do. Dù sao họ đã hy sinh quá nhiều trong quá khứ về sinh mạng cho hai khái niệm: độc lập và tự do mà họ  không có quen để lựa chọn hay tách biệt. Chính vì  vậy họ vẫn trong tình trạng khổ tâm không ít. Rồi họ cũng  có lần lượt  hai khái niệm nầy với  cái giá  mạng người quá đắt. Việc ý thức tập thể bất đầu thành hình qua nhiều năm với Nguyễn An Ninh. Mặc dầu ba vị vua trẻ Việt Nam Hàm Nghi, Thành TháiDuy Tân bị lưu đày ở Algérie và La Réunion và việc xử trảm nhiều nhà cách mạng trong đó  có một chàng trai trẻ tài ba Nguyễn Thái Học, người dân Việt vẫn  không mất nhuệ khí trong các cuộc nổi dậy và dành lại độc lập với chiến thắng ở Điên Biên Phủ vào năm 1954. Việc  thả ba trăm tấn bom (265 kí cho mỗi người dân Việt)  và 60 triệu lít chất làm rụng lá cũng không làm nản lòng người dân Việt trên con đường thống nhất  lại đất nước vào năm 1975 sau đó dẫn đến việc đày  biết bao nhiêu người lính miền nam đến trại học tập và cuộc di tản  chưa từng thấy, có rất nhiều người thuyền nhân  chết đuối  và bị hảm hại bởi hải tặc ở biển Đông và vịnh Thái Lan để đi tìm tự do. Theo lời tường thuật của nhiều tác giả Tây Âu, (Barry Wain, Magali Barbieri) có dịp nghiên cứu về vấn đề nầy thì có ít nhất  tổi thiểu là 250.000 người Việt vượt biên chết  ở biển. Theo sự dự tính của cơ quan HCR (Haut  Commissariat pour les Réfugiés), từ 1975 đến 1991, trong 16 năm, có gần một triệu người dân Việt mà trong đó có 8 trăm nghìn người di tản đã lìa bỏ Việtnam. Con đường hòa giải dân tộc rất còn xa vời vì nó đầy gian nan, cạm bẩy và vụng về sau ba thập niên chiến tranh và đau khổ. Một trang lịch sữ đã khép lại  nhưng Việtnam phải trả  giá rất đắt không những trên phương diện con người và môi trường bởi vì vẫn tiếp tục nhận  những hậu quả không  ước lượng nổi của bao nhiêu thập niên chiến tranh (chất độc da cam chẵng hạn). Theo tờ báo thông tin của Unesco ghi lại tháng năm năm 2000, một tổ chức làm việc dưới sự bảo hộ của Liên Hiệp Quốc, ước tính có một phần năm rừng ở miền nam bị hủy hoại bởi các thuốc diệt cỏ của Hoa Kỳ.

Người trai trẻ Việtnam ngày nay không biết hận thù  và cũng không có nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Nhưng thách thức  nghèo đói  vẫn  còn rình rập đeo đuổi. Bóng ma chiến tranh nó vẫn còn đó theo dòng ngày  tháng  ở biển Đông với các đảo Hoàng Sa bị cưởng đoạt  năm 1974 và Trường Sa gần đây bởi người phương Bắc mà  mối đe dọa càng ngày càng quá khiêu khích. Trước tham vọng quá đỗi của Trung Quốc, bài thiên sữ thi « Nam Quốc Sơn Hà » của tướng Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, khẳng định lại chủ quyền của Việtnam, nó trở lại ám ảnh tâm trí và vang âm trong trái tim của người con Việt.  Tuy rằng với bao nỗi lo âu và cuộc sống quá tồi tệ, không ai có thể quên đi  được mãnh đất  nầy mà người con Việt thường gọi là Quê Hương vì  chỉ ở nơi  nầy  có thể tìm lại kỷ niệm của tuổi ấu thơ, mái trường xưa và  quá khứ. Mặc dầu mãnh đất nầy  nó đồng nghĩa với chữ nghèo nàn và khổ cực, nó là lý lẽ sống đấy vì ông cha ta  tranh đấu và giành được từ  khi lập nước với mồ hôi, nước mắt và xương máu. Cũng như mẹ, mỗi người con dân Việt  chỉ có một người mẹ duy nhất trong đời không ai có thể thay thế được. Ngoài làng ra, hình ảnh đình làng, con trâu hay cây tre không bao giờ xoá mờ trong kí ức tập thể của người con Việt cả. Đối với những người con Việt viễn xứ, đây chỉ là một khoảng thời gian tạm thời thôi  chớ nó không phải là một kết cục chính. Hình bóng Quê Hương nó vẫn  đeo đuổi mãi  họ với biết bao trìu mến và luyến tiếc.


Tại sao chọn gọi là Đất Rồng và Huyền Thoại ?
 
Người Việt cổ có thói quen xăm mình trên cơ thể. Tục lệ « man rợ » này, thường được nhắc đến trong các biên niên sử Trung Quốc. Nếu chúng ta dựa vào các văn bản Việt Nam thì đây là tục lệ nhằm bảo vệ họ để tránh sự tấn công của các con thuồng luồng (chắc đây là các con sấu hay giao long). Ngoài ra, họ thường nói bóng gíó qua các truyền thuyết để cho phép hậu thế truy tìm ra được nguồn gốc bởi sự hủy diệt có hệ thống nhất là nền văn hóa và sự đàn áp không ngừng của nguời Trung Hoa trong thời kỳ bắc thuộc gần đến một ngàn năm. Theo nhà nghiên cứu người Pháp Paul Pozner, sử học Việt Nam dựa trên một truyền thống lịch sử truyền khẩu rất lâu đời có trước thời đại của chúng ta dưới dạng truyền thuyết ở trong các đền thờ tổ tiên. Nhà văn Phạm Duy Khiêm, người Việt Nam đầu tiên đỗ tú tài cổ điển Pháp ở thời thuộc địa, đã có dịp kể lại cho chúng ta các truyền thuyết và các câu chuyện cổ tích nầy trong cuốn sách nổi tiếng có mang tựa đề “Légendes des terres sereines” mà ông được giải « Prix littéraire d’indochine » vào năm 1943 về văn hóa và trí tuệ của người dân Việt. Chính vì những lý do nêu trên đây mà chúng ta chọn vùng đất của các con rồng và huyền thoại để chỉ định nước Việt Nam.
 

 
Cập nhật 17 tháng tư 2024
.

 

 

Paysage époustouflant du Vietnam

Version vietnamienne

English version

 

Le  paysage du Vietnam est vraiment magnifique et exceptionnel.  L’eau est omniprésente partout et en osmose avec la terre. C’est pour cela que les deux mots Terre-Eau sont employés  pour désigner cette contrée.  Pour un passionné de la photographie, c’est l’endroit  idéal où on peut  faire de beaux clichés  pour immortaliser son voyage. Du nord jusqu’au sud, le paysage est tellement contrasté qu’l est impossible de rester indifférent   devant l’étonnante beauté de la nature.

Dans le nord, on est émerveillé par les pitons ahurissants et majestueux  émergeant des eaux limpides et les îlots de formes diverses dans les baies d’Along et Hoa Lư  et par les rizières en étages pratiquées par les minorités ethniques au cœur des montagnes (Sapa, Mộc  Châu, Hà Giang, Cao Bẳng). Au centre, dans les zones montagneuses et les basses plaines côtières, outre les grottes stalactites de Phong Nha-Kẻ Bàng  et Sơn Động et les patrimoines mondiaux de l’Unesco (Huế, Mỹ Sơn, Hội An), il y a de belles plages d’un bleu azur ( Mỹ Khê, Hội An, Nha Trang, ) et des parcs nationaux de Yok Don et Nam Cát Tiên. Dans le sud, la beauté de la nature n’est pas moindre, en particulier dans le delta du Mékong. C’est ici que  grâce à la main de l’homme, des panoramas se révèlent magnifiques: des vastes champs de rizières à perte de vue, des vergers luxuriants (Bến Tre, Mỹ Tho, Cái Bè)  et des beaux villages traditionnels tout le long des arroyos (cours d’eau) sans  oublier les mangroves de la péninsule de Cà Mau et de Châu Đốc

phongcanh

 Phong cảnh hữu tình của đất nước 

Phong cảnh ở Việtnam thực sự nó quá tráng lệ và phi phàm. Nước ở đâu cũng có và  được thấm nhuần với đất từ thưở nào nên hai chữ Đất Nước mà người Việt thường dùng để chỉ định  Quê Hương.  Đối  với một người đam mê chụp ảnh, đây là nơi lý tưởng mà có thể tạo ra những tấm ảnh tuyệt vời để lưu niệm cuộc hành trình của mình. Từ Bắc đến Nam, phong cảnh nó tương phản đến đổi mà không ai có thể dửng dưng được trước nét đẹp tuyệt vời, một tác phẩm nghệ thuật  tạo hình thiên nhiên  của tạo hóa. Ờ miền Bắc, thì có những chỏm núi vôi  uy nghi  làm ta sửng sốt  nhô lên  khỏi mặt nước  và các đảo đá hình thù đa dạng ở vịnh Hà Long Hoa Lư,  những cánh đồng lúa bậc thang của các dân tộc thiểu số ở giữa núi rừng (Sapa, Mộc  Châu, Hà Giang, Cao Bẳng). Ở miền Trung,  ngoài các  hang động thạch nhũ của Phong Nha-Kẻ Bàng và Sơn Động và những di tích thế giới Unesco (Huế, Mỹ Sơn, Hôi An), thì  ở những vùng miền núi và những nơi đất thấp ven theo bờ biển, có những bãi biển với màu xanh biếc ( Mỹ Khê, Lang Cô, Hội An, Nha Trang ) và các vuờn quốc gia Yok Don và Nam Cát Tiên. Ở miền Nam,  nét đẹp cũng không kém nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Chính ở đây nhờ bàn tay của con người mà quang cảnh vô cùng ngoạn mục:  những cánh đồng lúa ngút tầm mắt, những vuờn cây ăn quả sum sê (Bến Tre, Mỹ Tho, Cái Bè vân vân ) và những ngôi  làng truyền thống dọc theo các con kênh mà cũng không nên quên  nhắc đến các rừng  đước  của Châu Đốc và Cà Mau.

Le voyage à Hà Giang, Cao Bằng (Chuyến đi Hà Giang, Cao Bằng)

Le voyage à Hà Giang et Cao Bằng

Devant la chute d’eau impressionnante de Bản Giốc (Cao Bẳng)

Version vietnamienne

Je n’ai aucun moment  de visiter jusque-là tant d’endroits durant mon séjour au Vietnam comme je viens de le faire cette fois. Cela vient peut-être de mon ambition ancrée en moi depuis longtemps malgré mon âge assez élevé. Si je ne fais pas cette fois une excursion à Hà Giang, je pense que je n’ai plus l’occasion pour y aller même si j’ai tant d’argent. En prenant habituellement un circuit touristique, on n‘est jamais gâté car on n’a pas l’occasion de faire des photos à l’endroit désiré mais on est obligé de respecter les horaires imposées par le guide. De plus on a besoin de justifier qu’on est en bonne santé et qu’on est accompagné par des proches durant le voyage. Grâce à l’aide apportée par le patron d’un hôtel situé dans la vieille ville de Hanoi, Mr Trung et à l’encouragement de mes enfants, je suis plus motivé pour réaliser ce projet. La veille de notre départ, tout le monde me recommande d’y renoncer car les routes de Hà Giang ont été dévastées par le typhon Sơn Tinh la semaine précédente. Mais je suis entêté dans ma décision car je pense que chacun de nous a son destin et Dieu continue à soutenir ma volonté d’y parvenir. En arrivant à Hà Giang, je m’aperçois qu’il y a tellement de tronçons de route sinueux dévastés. La pluie continue à tomber à des endroits où le nuage s’assombrit et la route est très dangereuse pour moi et mes proches. Il ne faut pas oublier de remercier le jeune chauffeur Minh tellement doué dans la conduite et aimable que ma peur s’estompe au fil de mon voyage malgré la succession des pentes particulièrement plus raides que celles trouvées en Corse (France). Minh ne cesse pas de répondre à mon attente et de me permettre à faire des photos à mon gré malgré sa fatigue visible sur son visage à cause de son assiduité pour parer à toute éventualité. Il faut reconnaître que j’ai la chance d’avoir des gens extrêmement gentils et d’être dans cette région. C’est aussi une occasion pour moi d’admirer la beauté naturelle et grandiose, une caractéristique de la forêt du nord-ouest semblable à un tableau naturel du créateur, de pouvoir visiter la vieille ville Đồng Văn, grimper les 384 marches de l’escalier pour voir le drapeau flottant à Lũng Cú, admirer les chutes d’eau impressionnantes de Bản Giốc (Cao Bằng) occupées en grande partie aujourd’hui par les gens du Nord dans une région jusque-là défendue vaillamment par nos ancêtres avec des larmes et du sang. Je suis à la fois triste et heureux quand je rencontre à Lũng Cú deux jeunes garçons routards vietnamiens âgés à peu près de 16 à 18 ans venant de la région Thái Nguyên avec leur moto. Leur but est de pouvoir réaliser quelques photos avec la tour du drapeau flottant à Lũng Cú en grimpant comme moi les 300 marches de l’escalier. Ce geste m’émeut tellement que je ne retiens pas mes larmes. Je me rends compte qu’il y a toujours  l’amour intense de la jeunesse vietnamienne face à la menace des gens du Nord.

Galerie des photos

Chuyến đi Hà Giang và Cao Bằng

Chưa có bao giờ tôi về Việt Nam mà đi tham quan nhiều nơi như vậy có lẻ vì hoài bão mà mình có từ lâu ở nơi mình nhưng cũng có phần nào vì tuổi tác của mình. Nếu không đi thì không bao giờ đi được nửa dù có tiền đi nửa. Đi tour thì không thích thú chi cho mấy không được chụp những nơi mình thích mà còn vô cùng vội vã tranh thủ thì giờ theo lịch trình của hướng dẩn viên . Vã lại còn phải bảo đảm không bệnh hoạn có bảo hiểm và có người thân đi chung khi đi tour. Vi thế nhờ biết cháu Trung, nguời quản lý của khách sạn mình ở và quen biết từ lâu và nhờ có các con cháu đi chung mà mình mới có động lực thực hiện được hoài bão nầy. Trước ngày đi, mọi người khuyên bỏ ý đinh nầy đi đang sạt lở đường xá ở Hà Giang với bão Sơn Tinh tuần trước. Nhưng mình nhất định đi vì mình nghĩ rằng mỗi người đều có số mạng vã lại Trời không phụ ý định tâm quyết của mình đấy. Khi đến Hà Giang, mình mới nhận thấy sạt lở ở những đoan đường quanh co, mưa vẫn còn khi có mây đen ở từng đoạn đường, rất cực kỳ nguy hiểm cho mình và mọi người. Cũng phải cảm ơn Minh, cháu tài xế trẻ lái rất giỏi và rất dễ thương khiến sự sợ hải của mình không còn nửa nhất là đèo nầy vừa qua thì đèo khác lại tới còn hơn ở đảo Corse của Pháp nhiều lắm. Chú ơi, chú muốn ngừng ở đâu chụp, cháu ngừng ở nơi đó dù đôi khi Minh tỏ ra mệt mỏi đau lưng vì quá chăm chỉ. Thật sự tôi có duyên với mọi người nhất là với mãnh đất nầy. Mới có dip nhìn thấu tận vẽ đep cực kỳ hùng vĩ đặc trưng của rừng Tây Bắc như một bức tranh thiên nhiên của tạo hóa, có dip đến tham quan làng cổ Đồng Văn, leo 384 bậc thang lên xem cột cờ Lũng Cú, đến nhìn thác Bản Giốc(Cao Bằng) hùng vĩ nay bị mất đi một phần ở mãnh đất đia đầu của Tổ Quốc được bao lần giữ gìn bởi ông cha chúng ta. Rất vui buồn lẫn lộn khi thấy hai đứa trẻ cở chừng 16, 18 tuổi chạy xe gắn máy từ Thái Nguyên ngủ bờ ngủ bụi đi phượt để trèo lên như mình qua 300 bậc thang để chụp hình cột cờ Lũng Cú rồi quay về Thái Nguyên, một niềm hảnh diện của tuổi trẻ làm mình chảy nước mắt vì tinh thần yêu nước của tui trẻ nầy vẫn còn nồng nàn, vẫn còn mãnh liệt trước hiểm họa của người phương bắc.
Hà Giang ngày 24/7/2018