Vestiges d’une époque (Di tích của một thời)

di_tich_cua_mot_thoi

Version française

Rất đáng ngạc nhiên khi thấy Việt Nam ngày nay đã sát nhập những thành tựu kiến trúc của Pháp quốc từ thời thuộc địa vào di sản quốc gia. Các công trình nầy  không trở  thành những dấu vết  cần phải  xóa bỏ  từ  cuộc  chiến tranh  đau thương mà giờ đây  là một phần bền vững  của di sản kiến ​​trúc và văn hóa mà Việt Nam cố gắng bảo tồn trong việc tôn trọng môi trường đô thị và xây dựng một bản sắc lịch sử. Một số thành tựu kiến  trúc nầy  được  xây dựng dựa trên mô hình  từ các kiệt tác kiến trúc của mẫu quốc Pháp. Đây là trường hợp với nhà hát lớn Hà Nội, được xây cất dựa theo kiểu mẫu của nhà hát nổi tiếng Opera Garnier ở  Ba Lê. Ga Đà Lạt trông thật giống với ga Deauville-Trouville. Ngay cả đài truyền hình sơn phết đỏ trắng cũng  mang đậm nét đẹp của Pháp với một ngọn tháp nhỏ tượng tự như tháp Eiffel Paris ở giữa thành phố Đà Lạt. Còn có các công trình khác được trông thấy dựng với phong cách kiến trúc cổ điển ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội với mặt tiền đồ sộ.   Như dinh của toàn quyền Đông Dương được xây dựng vào năm 1901-1905, trở thành thành hiện nay là phủ chủ tịch hay là bảo tàng viện mỹ thuật.

Nhà thờ Saint Joseph thường được du khách viếng thăm ngày nay lấy nguồn cảm hứng từ nhà thờ Đức Bà ở Paris nổi tiếng được dựng lên với phong cách tân cổ điển trên  chổ  của chùa Báo Thiên cũ, được xây dựng dưới triều đại nhà Lý và bị phá hủy vào năm 1883 bởi chính quyền Pháp. Được biết đến ngày nay  « Cầu Long Biên », cái cầu nổi tiếng của ông toàn quyền  Paul Doumer vẫn còn tiếp tục đứng vững mặc dù bị phá hủy dữ dội (14 lần trong tất cả) trong những năm chiến tranh. Ngày nay nó là biểu tượng cho sự đoàn kết và bền bỉ của người dân Việt Nam.

Ngoài ra còn có các tòa nhà được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Ernest Hébrard, người đã không ngần ngại lấy nguồn cảm hứng đặc biệt từ các nguyên tắc cấu tạo của  các chùa và đình  để lựa chọn một kiến ​​trúc hỗn hợp (phong cách Đông Dương) có tính cách mang cả  ảnh hưởng của phương Tây và Châu Á. Đối với kiến ​​trúc sư người Pháp Christian Pédémusore de Loddis, Ernest Hébrard đã thành công trong việc tổng hợp giữa ảnh hưởng Đông và Tây bằng cách kết hợp kỹ thuật hiện đại và phong cách phương Tây với những kỹ năng cơ bản của ngành xây dựng  và các không gian của truyền thống Á Châu. Bằng cách cho phép Ernest Hébrard biểu lộ được  năng lực sáng tạo và đổi mới  trong kiến ​​trúc, Việt Nam đã làm biết đến một phong trào trở lại với  sự hiện đại của nền văn minh và kiến ​​trúc truyền thống thông qua các công trình vĩ đại.

Trong các công trình này, chúng ta có thể trích dẫn Bảo tàng của trường Viễn Đông Pháp (hay là Louis Finot) mà ngày nay trở thành bảo tàng Lịch sử, toà nhà  tài chính chung (1925-1928), đã trở thành trụ sở  ngày nay của bộ ngoại giao hoặc đại học Đông Dương cũ ngày nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đối với hòn ngọc Viễn Đông (hay Sài Gòn) ở miền nam Việt Nam, một số di tích thuộc địa vẫn còn nhìn thấy ở trung tâm thành phố. Nhà thờ Đức Bà là một nhà thờ kiểu La Mã mới được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Jules Bourard và có bức tường bên ngoài được xây dựng bằng gạch đỏ nhập khẩu từ Pháp quốc. Tòa đô chính, nơi  mà ủy ban  của thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc, minh họa một thiết kế hợp lý tựa như các tòa nhà công cộng của Pháp dưới thời Cộng hòa thứ ba. Nhà hát lớn Sài Gòn (Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh), nằm cách khách sạn Caravelle nổi tiếng không xa, không che giấu phong cách lòe loẹt của nó  đến từ Đệ tam Cộng hòa Pháp.

Chỉ có những công trình kiến ​​trúc này biểu lộ cho chúng ta thấy được  sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam vào thời điểm xa xôi vì ở Việt Nam hiện nay, ít người còn có thể nói tiếng Pháp, một thứ tiếng mà đối với người dân Việt  là  một ngôn ngữ văn học dành cho  giới thượng lưu  địa phương và chỉ được biết đến với những người lớn tuổi. Theo điều tra dân số gần đây, có hơn 70.000 người nói tiếng Pháp trong tổng số hơn 100 triệu dân. Pháp đã không  biết khai thác những ưu thế lịch sử, văn hóa và kinh tế của mình ở thời điểm mà Việt Nam thống nhất. Trong văn hóa Việt Nam,  còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng của Pháp quốc. 

Đây là những gì chúng ta thấy được  trong lĩnh vực ngôn ngữ ở cấp độ từ điển và trong thuật hùng biện. Bất chấp sự gắn bó mật thiết của người dân  Việt  với văn hóa Pháp và tiếng Pháp  vẫn được  Việt Nam lựa chọn làm ngôn ngữ nói ở Liên Hiệp Quốc, Pháp đã không lấy lại được vai trò ưu thế của mình. Ngày nay  tiếng Pháp được thay thế ở mọi nơi bằng tiếng Anh, một  ngôn ngữ giao tiếp quốc tế và  sau đó bởi tiếng Trung Hoa. Sự nhận xét nầy không còn là ảo tưởng.

Vestiges d’une époque.

Il est surprenant de voir le Vietnam d’aujourd’hui intégrer dans son patrimoine national les réalisations françaises de l’époque coloniale. Celles-ci ne constituent pas des vestiges encombrants issus d’un conflit douloureux mais elles font désormais partie d’un héritage architectural  inaltérable et culturel que le Vietnam tente de bien préserver dans le respect de l’environnement urbain harmonieux et dans la construction d’une identité historique. Certaines ont été réalisées  directement  en miniature sur le modèle des bâtisses métropolitaines. C’est le cas de l’Opéra de Hanoï, une réplique fidèle de l’opéra Garnier de Paris. La gare de Dalat ressemble énormément à celle de Deauville-Trouville. Même la petite dame de fer rouge et blanche, l’antenne relais ou la petite tour d’Eiffel (Dalat) gardant le  trait très fort de la France est là pour rappeler sa consœur parisienne au cœur de la ville. D’autres ont surgi en plein cœur de Hanoï avec leurs façades imposantes et leur style néo-classique. C’est le cas du palais du gouverneur général de l’Indochine (construit en 1901-1905), devenu aujourd’hui le Palais présidentiel ou celui du musée des beaux-arts.

L’église Saint Joseph fréquemment visitée de nos jours et inspirée par la célèbre église Notre Dame de Paris a été érigée avec son style néo-gothique sur l’emplacement de l’ancienne pagode Báo Thiên, construite sous la dynastie des Lý et détruite en 1883 par les autorités françaises. Connu aujourd’hui sous le nom de « Cầu Long Biên », le fameux pont du gouverneur  Paul Doumer continue à tenir toujours debout malgré les bombardements acharnés (14 fois en tout ) durant les années de guerre. Il est aujourd’hui le symbole de l’unité et de l’endurance du peuple vietnamien

Il y a aussi des bâtisses conçues par l’architecte Ernest Hébrard n’ayant pas hésité de s’inspirer notamment des principes de composition des pagodes et des đình (maisons communales vietnamiennes) pour opter une architecture mixte (style indochinois) qui prend en compte à la fois les influences occidentales et asiatiques. Pour l’architecte français Christian Pédélahore de Loddis, Ernest Hébrard a réussi à faire la synthèse entre Orient et Occident en associant la modernité technique et stylistique occidentale avec les savoir-faire de construction  et les espaces de la tradition asiatique. En permettant à Ernest Hébrard de révéler ses capacités créatrices et innovatrices en architecture, le Vietnam a fait connaître dans un mouvement de retour la modernité de sa civilisation et de son architecture traditionnelle par le biais de ses œuvres grandioses.

Parmi celles-ci, on peut citer le Musée de l’Ecole Française d’Extrême-Orient ou Louis Finot qui devient aujourd’hui le Musée d’Histoire ( Bảo tàng lịch sữ), la Recette Générale des finances (1925-1928), devenue le siège du Ministère des Affaires étrangères ou l’ancienne université d’Indochine (aujourd’hui l’université nationale de Hanoi).

Quant à la perle de l’Extrême Orient (ou Saigon) dans le sud du Vietnam, quelques vestiges coloniaux sont encore visibles dans le centre ville. La cathédrale Notre Dame est une église néo-romane conçue par l’architecte Jules Bourard et dont le mur extérieur a été  construit avec des briques rouges importées de France. L’hôtel de ville abritant le comité populaire de Ho Chi Minh Ville illustre bien une conception rationnelle à l’instar des édifices publics français sous la IIIème république. L’opéra de Saigon ( Nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh ), situé non loin du fameux hôtel Caravelle ne cache pas son style flamboyant de la IIIème république.

Il n’y a que ces ouvrages architecturaux permettant de témoigner de la présence française au Vietnam à une époque lointaine car dans le Vietnam actuel, peu de gens savent parler encore le français qui est pour la plupart des Vietnamiens la langue de la littérature réservée à une élite locale et connue seulement par les gens assez âgés. D’après le recensement récent, on dénombre plus de 70.000 francophones sur une population de plus de 100 millions d’habitants. La France n’a pas su exploiter à temps ses atouts historiques, culturels et économiques au moment de la réunification. Dans la culture vietnamienne, il y a des éléments d’influence française. C’est ce qu’on a constaté dans le domaine linguistique au niveau lexicographique et dans la rhétorique. Malgré l’attachement des Vietnamiens à la culture française et le français choisi par le Vietnam à l’ONU, la France n’a pas réussi à retrouver son rôle prépondérant. Aujourd’hui le français est remplacé partout par l’anglais, la langue de communication internationale et régionale et au delà par le chinois. Le constat est sans illusions.

 

Laisser un commentaire

Votre adresse e-mail ne sera pas publiée. Les champs obligatoires sont indiqués avec *

Ce site utilise Akismet pour réduire les indésirables. En savoir plus sur comment les données de vos commentaires sont utilisées.