Version française
English version
Không có chuyện cổ tích hay truyền thuyết Vietnam nào mà không có con vật phi thường và huyền thoại nầy mà thường được gọi là con Rồng hay con Long. Nó là linh vật đứng hàng đầu trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Nó thường được phổ biến trong nghệ thuật trang trí và điêu khắc. Người ta không những thấy sự hiện diện của nó ở các chùa chiền mà còn ở các mái hay rường nhà, đồ nội thất, chén đĩa và các mặt hàng bằng vải. Nếu nó là con thú có cánh, phun lửa và biểu tượng sự tàn ác và hung dữ ở Âu châu thì ở Vietnam nó là yếu tố chính trong truyện thần thoại của người Việt. Nó là con vật rất gần gũi với đời sống của người Việt vì nó hình tượng của mưa gió thuận hoà, đem lại hạnh phúc ấm no cho con người nhất là Vietnam là một nước nông nghiệp.
Tất cả người dân Việt tin tưỡng mãnh liệt họ là con cháu của cha Rồng Lạc Long Quân đến từ nước và mẹ Âu Cơ xuất phát từ miền núi. Từ cuộc hôn nhân đó, tiên nữ đẻ ra một cái bọc có 100 trứng khi vỡ ra, được 100 thằng con trai cường tráng. Sau nầy, khi chia tay, 50 đứa con theo cha xuống vùng hạ du và sáng lập nhà nước có tên là Văn Lang và 50 đứa con còn lại theo mẹ về vùng núi để dẩn đến sự ra đời một thế giới vi mô phức tạp nhất là có đến 54 dân tộc thiểu số. Mặc dầu phiên bản nầy nó có tính cách phóng túng và ngây ngô nhưng ít nhất nó cũng giúp người Việt và các dân tộc thiểu số sống chung và đoàn kết chặt chẽ trên mãnh đất hình rồng đế chống lại ngoại bang trong những giây phút khó khăn nhất của lịch sữ.
Theo truyền thuyết , cũng nhờ có sự hổ trợ của con rồng khiến quân giặc phương bắc bị đánh bại. Khi đụng chạm với nước biển, các ngọn lửa của nó biến thành vô số các đảo nhỏ, những đá ngầm hình thù lạ đời. Bỡi vậy vịnh nầy được gọi là vịnh Hạ Long (có nghĩa là nơi rồng đáp xuống). Vịnh nầy trở thành là một kỳ quan thứ tám của thế giới và cũng là một điểm trọng đại được nhiều du khách ngoại quốc đến tham quan khi đến Vietnam.
Biểu tượng của uy quyền và sức mạnh, con rồng thường được gắn bó với đế vương hay những thực thể qúy trọng chỉ dành cho vua chúa chẳng hạn long nhan (mặt vua), long ngai (ngai vua), long thể (thân thể của vua), long sàn (giường vua) vân vân …Bỡi vậy chân rồng của vua thường có 5 móng. Nếu các đồ nội thất nào như tráp, bình gốm mà chân rồng có 5 vuốt, đó là sở hữu của vua chúa. Ngược lai, thông thường rồng dân dã thì chân chỉ có 4 móng. Nó còn biểu tượng lang quân, hôn phu hay là người đàn ông. Còn phụ nử thường được thể hiên qua chim phượng hoàng. Bỡi vậy khi có hôn nhân, thường thấy trên các lụa thêu hay trên các bức hoành điêu khắc hình con rồng liên hợp với chim phượng hoàng. Đây củng là sự kết hợp mà các nhà thơ thường nhắc đến để nói lên niềm vui và hạnh phúc hôn nhân.
Hình tượng rồng Vietnam rất đa dạng, có sự biến đổi không ngừng liên quan đến các triều đại Vietnam. Duới triều nhà Lý, sau khi thoát khỏi sự đô hộ của Trung Hoa thì con rồng thân thể rất dài như rắn, mềm mại và uyển chuyển trên bốn chân chim, uốn lượn nhiều vòng không có vảy to, đầu không có tai và sừng. Các nhà nghiên cứu gọi rồng nầy là rông dây. Chính nhờ những nét độc đáo và cá biệt của rồng được phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc thời đó mà người ta mới có thể xác định chính xác niên đại mà rồng được xuất hiện. Đến triều nhà Trần thì rồng rất mập mạp, khỏe mạnh và lực lưỡng. Đầu cũng lớn hơn, có sừng thêm tai. Có vẻ uy nghi hơn hơn lúc thời đại nhà Lý. Sang triều Lê thi nước Việt bị xâm nhập bỡi nho giáo nên rồng thời đó chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của phong kiến Trung Hoa khiến con rồng có đầu to, sừng có chạc, móng quặp lại trông dễ sợ. Tất cả đều thể hiện sự uy quyền và nghiêm khắc của nhà vua. Sau cùng dưới thời nhà Nguyễn, rồng trở thành một đề tài phong phú khiến ở khắp nơi từ cung điện đến chùa chiền dù nó vẫn tượng trưng vương quyền nhưng nó vẫn được sáng tạo một cách phóng khoáng.
Rồng được tìm thấy ở khắp nơi luôn ở đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát tử vùng chân núi Hy Mã Lập Sơn (Tây Tạng), sông nầy chia ra làm chín nhánh hay chín con rồng con để rồi hoà mình sau cùng ở vịnh Nam Bộ. Bỡi vậy vùng nầy mới gọi là đồng bằng Cửu Long. Chính vua Lý Thái Tổ thấy rồng trong mộng mới dời đô về thị trấn Đại La mà các nhà địa lý cho rằng là nơi thuận lợi cho việc tránh lũ lụt khốc liệt của sông Hồng. Vì vậy mà thủ đô Hà Nội được gọi thời đó là Thăng Long (Rồng bay lên).
Nếu con quái vật biển nầy thường bị các dân tộc khác sợ hải chán ghét thì nó ngược lại rất gần gũi với đời sống hằng ngày của người Việt. Nó có trọng trách để canh giữ ở Huế các lăng tẫm của các vua chúa với thân thể làm bằng các mãnh gốm đa sắc. Với màu vàng rực rỡ, nó thường được thấy đang uốn lượn trên các cột sơn mài màu son của các cung điện. Nó nằm trong hệ thống 12 con giáp. Nó không những được thấy trên các đồ thêu thùa bằng lụa dành cho du khách mà còn là hình chạm ở đầu mũi thuyền với màu sắc sặc sỡ ở vịnh Hạ Long.
Ở Vietnam, chúng ta lúc nào cũng cảm nhận được sự che chở bỡi con quái vật biển nầy vì chúng ta tin tưởng mãnh liệt là con cháu của cha Rồng Lạc Long Quân.
Il n’y a pas de contes ni de légendes vietnamiennes sans cet animal fabuleux et mythique qu’on appelle communément Con Rồng ou plus littérairement Con Long (ou le Dragon en français ). Il occupe la première place parmi les quatre animaux au pouvoir surnaturel (tứ qúi)(long, lân, qui, phụng (dragon, licorne, tortue et phénix). Il est employé fréquemment dans l’art de décoration et la sculpture. On le voit non seulement dans les pagodes mais aussi sur les arêtes des toitures, les poutres des charpentes, les meubles, les pièces de la vaisselle et les étoffes. Si cet animal ailé et puissant cracheur de feu est le symbole de méchanceté et de cruauté en Europe, il passe par contre pour un élément clé dans la mythologie vietnamienne. Il est proche de la vie journalière des Vietnamiens car il est considéré par ces derniers comme un élément de bonheur avec ses bienfaits dans la régulation harmonieuse de la pluie et du vent et dans un pays agricole comme le Vietnam.
Tout Vietnamien se croit fermement descendant du roi Dragon Lạc Long Quân venu des Eaux et de la fée Âu Cơ d’origine terrestre. De cette union, la fée déposa cent œufs qui donnèrent le jour à cent robustes garçons. Plus tard, lors de la séparation du couple, une cinquantaine de garçons suivirent le père Dragon vers les basses régions côtières et fondèrent la première nation vietnamienne ayant comme nom Văn Lang tandis que les cinquante autres suivirent leur mère terrestre vers les hautes plaines pour donner naissance plus tard à un microcosme ethnique le plus complexe du monde avec 54 minorités ethniques. Bien que cette version mythologique soit débridée et poétique, elle permet néanmoins aux Vietnamiens et aux minorités ethniques de cohabiter tant bien que mal dans ce pays en forme de dragon et de s’unir comme un seul homme pour venir à bout des agresseurs étrangers dans les moments difficiles de leur histoire.
Selon une légende vietnamienne, c’est grâce au retour d’un dragon bienfaiteur que les hordes barbares venant du Nord furent mises en déroute. Ses flammes de feu crachées se transformèrent au contact de la mer en une multitude d’îlots, écueils aux formes extravagantes. C’est pour cela que cette baie est connue en vietnamien sous le nom Hạ Long ou ( la Descente du Dragon ). Elle devient ainsi la huitième merveille du monde et le site naturel le plus visité par les touristes étrangers lorsque ceux-ci débarquent au Vietnam.
La baie de Hạ Long
Étant l’élément de pouvoir, le dragon est lié étroitement à l’empereur et à tout ce qui lui appartient. Par exemple long nhan (son visage), long ngai (son trône), long thể (son corps), long sàn (son lit) etc… Etant l’animal emblématique de l’empereur, le dragon de l’empereur doit posséder des pattes à 5 griffes. Si on voit sur un meuble, un coffret ou une porcelaine un dragon avec ses pattes à cinq griffes, c’est que l’objet en question est destiné au service de l’empereur. Par contre, d’une manière générale, le dragon n’a que quatre griffes pour ses pattes. Il est encore le symbole du mari, du fiancé et plus généralement de l’homme. Quant à la femme, elle est représentée par le phénix. C’est pourquoi lorsqu’on veut faire allusion à un mariage, on associe souvent sur une broderie ou un panneau sculpté un dragon à un phénix. C’est aussi cette association que les poètes évoquent dans leurs poèmes pour parler de la joie partagée et du bonheur conjugal.
L’image du dragon se présente sous diverses formes et ne cesse pas d’avoir des modifications tout le long des dynasties vietnamiennes. Après la libération du Vietnam de la domination chinoise, le dragon apparût sous la dynastie des Lý avec un corps long comme celui d’un serpent, souple dans sa démarche avec les quatre pattes d’un volatile et ondulant sinueusement avec des petites écailles. Sa tête n’avait ni oreilles ni cornes. Les chercheurs lui donnent le nom « rồng dây ». Grâce à ses caractéristiques particulières et uniques trouvées dans la sculpture, on arrive à déterminer avec exactitude l’époque de son apparition. Puis sous la dynastie des Trần, le dragon commença à prendre de l’embonpoint et devint robuste et musclé avec une tête plus grosse et garnie de cornes et d’oreilles. Ce dragon avait l’air majestueux par rapport à celui des Lý. Sous la dynastie des Lê, le Vietnam fut tellement influencé par le confucianisme et la féodalité chinoise que le dragon avait une grosse tête garnie de cornes fourchues et les griffes de ses pattes rabattues vers l’arrière, ce qui faisait peur à voir. Tout cela avait pour but de montrer la sévérité du pouvoir et l’autorité du roi. Enfin sous la dynastie des Nguyễn, le dragon devint un thème tellement foisonnant que malgré son emblème de royauté, les artistes n’hésitèrent pas à s’en servir délibérément à leur guise pour leurs créations d’art visibles partout (du palais jusqu’à la pagode).
Le dragon est vu partout même dans le delta du Mékong. Ce fleuve né dans les contreforts de l’Himalaya (Tibet) se divise en neuf bras ou en neuf dragons pour se jeter dans le golfe de la Cochinchine (ou Nam Bộ). C’est pour cela que cette région s’appelle Cửu Long (ou Neuf Dragons en français). Il a été vu également à l’embarcadère par l’empereur Lý Thái Tổ, ce qui permit à ce dernier de transférer sa capitale sur la localité Ðại La que les géomanciens ont jugée propice à l’abri des eaux du fleuve Rouge meurtrier. C’est pour cela que la capitale Hanoï fut connue à une époque sous le nom Thăng Long (ou la montée du Dragon).
Si ce monstre marin rebute facilement la plupart des peuples, il fait partie par contre de la vie journalière vietnamienne. Il est chargé de veiller, à la ville impériale Huế sur les tombeaux des empereurs Nguyễn avec tout son corps de bris de céramique multicolore. Doré, il s’enroule autour des piliers de laque carmin des palais impériaux. Il est l’un des douze signes astrologiques du calendrier lunaire. Il devient non seulement la broderie sur soie des vêtements pour les touristes mais aussi la figure de proue aux couleurs criardes sur les jonques de la baie de Hạ Long.
Dans le berceau de légendes qu’est notre Vietnam, nous nous sentons mieux protégés par ce monstre marin car nous sommes convaincus que nous sommes toujours descendants du roi Dragon Lạc Long Quân.