Con Rồng cháu Tiên
Thưở xưa, Việt Nam là vùng đất nửa hoang vu, nửa trồng trọt, tràn ngập thú dữ sống chung với con người trong các hang sâu trong rừng. Có một chàng trai tên là Lạc Long Quân thông minh và có khả năng phi thường. Chàng nầy có trong huyết quản một dòng máu được hòa lẫn cùng dòng máu của những con Rồng của nước Bách Việt (Bai Yue). Trong lúc đi lang thang qua những ngọn đồi và thung lũng, chàng ta mới đặt chân đến vùng bờ biển đông nam của xứ Lạc Việt. Nhìn thấy dân chúng ở đây bị tàn sát bởi một con quái vật biển (ngư tinh), anh ta chộp lấy một cây lao được nung nóng bỏng trong lửa và ném vào miệng của con quái vật nầy và nhờ vậy anh ta mới giết được nó. Anh ta mới chặt con ngư tinh nầy thành ba khúc rồi ném ở ba nơi khác nhau: khúc đầu ở hòn núi Cầu Đầu Sơn, khúc mình thì ở núi Cầu Đầu Thủy và khúc đuôi là ở đảo Bạch Long Vỹ.
Người dân Lạc Việt được sống lại trong hòa bình. Người anh hùng mới tìm đến vùng Long Biên, nơi mà cư dân khiếp sợ vì một con cáo hóa thành hồ tinh. Con nầy thường biến thành một chàng thanh niên để vào các ngôi làng và bắt cóc các phụ nữ và các em gái. Lạc Long Quân phải chiến đấu trong ba ngày ba đêm trước khi mới giết chết được con quái vật và vào hang động sau đó để giải thoát những người sống sót. Đến đất Phong Châu, chàng ta phải đối mặt với con mộc tinh xuất thân từ cây cổ thụ rất dữ tợn khiến chàng phải nhờ đến vua cha là Kinh Dương Vương để xua đuổi nó về phương Nam. Sau khi đem lại hòa bình cho ba vùng này, chàng ta cảm động trước những con người bất hạnh và bình dị nầy. Chàng ta quyết định ở lại để bảo vệ họ và dạy họ trồng lúa, nấu cơm, chặt cây làm nhà che mưa gió và tránh thú dữ. Người dân tôn kính nể chàng và coi chàng như là thủ lĩnh của họ. Chàng còn dạy cho họ có những đức tính mà cha mẹ và vợ chồng con cái cần phải có ở trong gia đình. Vì vậy, chàng được người dân ở đây xem như là cha của họ và là người tạo ra cho họ sự sống. Trước khi gặp lại mẹ ở thủy cung, chàng dặn dân chúng rằng trong trường hợp có hoạn nạn, hãy lớn tiếng gọi chàng: Bố ơi thì bố sẽ quay lại ngay lập tức. Một thời gian sau, chúa tể vùng núi phương Bắc là Ðế Lai cầm đầu một đạo quân xâm lược nước Lạc Việt. Ông mang theo một người con gái xinh xắn tên là Âu Cơ và áp bức buộc dân chúng ở nơi nầy phải cung cấp thịt và gạo cho đạo quân của ông.
Trong cơn túng quẫn, người dân kêu gọi: Bố ơi, hãy trở lại và cứu chúng con. Lạc Long Quân quay trở lại liền nhưng không tìm thấy Ðế Lai. Chỉ có Âu Cơ ở đó, đang đi dạo cùng đám thị tỳ. Lóa mắt trước sắc đẹp của nàng, chàng rước Âu Cơ về cung điện của mình. Âu Cơ bị chàng quyến rũ và đồng ý sống chung với chàng. Ðế Lai tức giận trở về, đem quân vây thành.
Nhưng Lạc Long Quân chỉ huy bầy thú dữ đã đẩy lùi được ông. Không thể chống lại một người con rể quyền lực như vậy, Ðế Lai đành thu quân ra khỏi đất Lạc Việt, để lại con gái ở nơi đất khách quê người. Sau một thời gian, Âu Cơ sinh ra một cái túi lớn, từ đó đẻ ra một bọc trăm trứng, sinh ra một trăm người con trai khỏe mạnh như cha chúng. Đến ngày biệt ly để trở về với mẹ, Lạc Long Quân nói với vợ Âu Cơ rằng: “Nàng là giống tiên. Ta thì đến từ loại rồng. Chúng ta không thể ở bên nhau trọn đời. Nàng cần phải sống nơi có độ cao. Ta thì cần phải sống ở nơi có bờ biển. Vì vậy, nàng hãy ở lại đây với năm mươi đứa trẻ. Ta sẽ đưa năm mươi đứa kia đến vùng biển và định cư trên đất liền. Kể từ đó, Âu Cơ ở trên núi với năm mươi người con của mình. Những người này đã trở thành tổ tiên của tất cả các dân tộc sống trên vùng cao nguyên và miền núi ngày nay (đây là những người miền núi và các dân tộc thiểu số). Về phần Lạc Long Quân, ông cùng các con xuống đồng bằng ở ven biển mà ông dạy họ khai khẩn để lập vương quốc. Con trai cả của ông trở thành vị vua đầu tiên của Việt Nam, lấy niên hiệu là Hùng Vương và được gọi là nước Văn Lang.