Ông Đồ (Le calligraphe)

Version française

Nghề ông đồ

Trong dịp lễ Tết, người Việt thường có thói quen thích treo các câu đối  trước lối vào nhà hay để đặt trước bàn thờ tổ tiên. Họ thường nhờ đến  ông đồ và  bày tỏ những khát vọng riêng tư của mình để  rồi ông nầy viết ra thành thơ hay câu đối. Chỉ có lúc Tết đến, ông đồ mới có thể  bán được chữ nuôi thân mình và mới cảm nhận còn được trọng dụng trong một xã hội tân tiến  ngày nay.  Thưở  xưa, tuy học vấn rất cao nhưng  họ thi cử  không có  phần may mắn thành công đỗ đạt như Trần Tế Xương để làm quan trong chế độ phong kiến nên buộc lòng phải làm nghề dạy học hay viết chữ thuê.   Nghề  ông đồ được nhà thơ  Vũ Đình Liên  miêu tả lại một cách thắm thiết, xót thương qua bài thơ có tựa đề « Ông Đồ » để nói lên số phận éo le của ông đồ  từ thời Pháp thuộc. Nay  nghề  nầy, chỉ còn làm trò giải trí lúc Tết về hay còn trọng dụng trong việc nghiên cứu chữ Hán-Nôm và  chỉ gợi lại cho ta  những ký ức của một thời  đã qua.

 

ÔNG ĐỒ GIÀ
Vũ Đình Liên

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
 

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phụng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Version française

Le métier du calligraphe

Durant la fête du Têt, les Vietnamiens sont habitués à accrocher les « sentences parallèles » devant l’entrée de la maison ou à les placer devant l’autel des ancêtres. Ils recourent souvent à un calligraphe pour lui exprimer leurs aspirations personnelles et lui demandent de les concrétiser en  un poème ou en sentences parallèles. Ce n’est qu’à l’occasion du Tết (nouvel an vietnamien)  que le vieux calligraphe  peut vendre ses « mots (ou écrits) » pour subvenir à ses besoins journaliers et se sentir  encore  valorisé dans la société moderne d’aujourd’hui. Autrefois, malgré son éducation très élevée, le lettré (comme Trần Tế Xương)  n’avait pas la chance de réussir au concours mandarinal pour devenir un haut fonctionnaire dans le  régime féodal. Il était donc obligé de travailler comme  maître d’école ou calligraphe pour son compte. Le métier de calligraphe a été décrit par le poète Vũ Đình Liên avec affection et pitié à travers un poème intitulé « Ông Đồ (ou le vieux calligraphe) » évoquant son destin ironique durant la période coloniale française. Aujourd’hui, ce métier n’est qu’un simple divertissement lors de la fête du Têt ou il est utile encore dans l’étude des caractères sino-vietnamiens et ne fait que rappeler les souvenirs d’une époque révolue.

Le vieux calligraphe

Chaque année, quand la fleur du pêcher éclot
On voit de nouveau le vieux calligraphe
Qui étale son encre de Chine et ses papiers d’un rouge vermillon
Sur le trottoir où tant de gens passent.

Combien de gens le louent pour son travail d’écriture
En claquant leur langue, ils ne cessent pas de le complimenter
Une telle dextérité est dans les traits artistiques de l’écriture
C’est la danse du phénix et le  vol du dragon.

Mais  d’année en année, peu de gens s’y intéressent
Où sont-ils aujourd’hui ces loueurs d’écriture?
Les papiers rouges tristement inutilisés  n’arrivent plus à garder leur éclat
Et l’encre asséché  se dépose au fond de la soucoupe à encre en apparence mélancolique.

 
Le calligraphe est toujours assis là
Mais les passants ne le voient pas
Les feuilles jaunes  tombent sur ses papiers
Dans  de la bruine virevoltante en plein air.

Cette année, quand la fleur du pêcher refleurit
On ne voit plus le vieux calligraphe
De tous les gens des années passées
Où se trouve leur âme maintenant?

Les maisons funéraires des Jaraï ( Các nhà mộ của người Gia Lai)

Nhà mộ của người Gia Lai (hay Gia Rai)

Version française

Ai  đã có dịp đến tham quan viện bảo tàng Hà Nội thì thấy  ngôi nhà mộ của người Gia Lai được dựng theo  nguyên mẫu của ngôi nhà mộ của làng Kép Pinh huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai. Dân làng ở đây không dám làm nhà mồ  nầy cho bảo tàng vì không có lễ bỏ mả (hay lễ Pơ Thi), một lễ được xem là quan trọng theo tập tục của người Gia Lai. Nếu làm thì họ sẽ bị hồn ma hại. Vì vậy phải nhờ đến năm người Gia Lai của một làng khác để mà xây dựng. Theo nhà khảo cổ học Việt Ngô Văn Doanh,  nghi thức mai táng của người Gia Lai không những có sự tương tự  với các dân tộc  Tây Nguyên như dân tộc Bà Na chẳng hạn  mà luôn cả  với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Nhìn thoáng qua nhà mồ của người Gia Lai thì cảm thấy rợn người vì nó có vẻ huyền  bí nhất là ở xung quanh mộ có một hàng rào (krep) được dựng với các cột trụ tạc bằng rìu  không có trau chuốt tĩ mĩ. Đây là cách gợi và tạc các bức tượng bằng gỗ rất sinh động và có mang tín ngưỡng phồn thực: cảnh sinh hoạt tình dục của vợ chồng với các bộ phận sinh dục không cân xứng, nam nữ giao hợp, phụ nữ có thai, nhân vật ngồi xổm, người ôm mặt với hai tay vân vân … Chính các bức tượng  ôm mặt nầy được phổ biến và đựợc thấy ở 4 góc bờ  hàng rào. Theo các dân làng thì các tượng gỗ nầy là những kẻ phục vụ và hầu hạ ma người chết khi chưa có làm lễ bỏ mả. Thưở xưa người hậu hạ bị chôn sống theo người  địa chủ giàu  chết. Ngày nay hình tượng nầy gợi lại cái cảnh thân nhân đến viếng thăm mộ, mang thức ăn để « nuôi dưởng người chết » hằng ngày qua chiếc ống cấm sâu xuống lòng  ngôi mộ và buồn rầu than thở trong tư thế ngồi xổm trên mộ hai tay chống lên đầu gối hay ôm má. Các bức tượng bằng gỗ nầy chỉ được dựng và trông thấy cùng các mái nhà trang trí trước thời gian ngày lễ bỏ mả.

Đối với người Gia Lai, chết không phải là kết thúc cuộc sống này mà là sự khởi đầu của một cuộc sống khác ở thế giới bên kia. Linh hồn mà người Gia Lai gọi là « m’gàt » sẽ trở thành một vong linh hay hồn ma (hoặc atâu theo tiếng Gia Lai). Từ  đó người chết trở về  sống với tổ tiên ở  trong thế giới thần linh (poloi atâu).  Nhưng  trước khi lễ  bỏ  mả,  hồn ma cũng cần có thức ăn, quần áo và một cái nhà nhỏ tạm thời  để ở cũng như bao nhiêu người  thân thuộc còn sống  với các dụng cụ cần thiết để ma người chết sẽ đem theo sang sống ở thế giới bên kia nhưng tất cả được thu nhỏ lại bằng gỗ (rìu, dao, cuốc, gùi, vỏ bầu đựng nước vân vân…) Bởi vậy thường thấy dựng tạm trên mộ một ngôi nhà nhỏ. Đấy là nhà của ma người chết (hay bang atâu). Nhà mộ dài  8,25 thước và rộng 2,25 thước. Tính luôn  cả hàng rào bao chung quanh thì ngôi nhà mộ có một diện tích khoảng 45 mét vuông. Bởi vậy  người Gia Lai có tục chôn chung  có nghĩa là trong một mộ lớn như vậy có thể chứa  được nhiều quan tài thuộc những người thân thuộc với nhau. Nhà mộ có gắn liền với lễ bỏ mả. Thời gian tang chế  có  thể  mấy tháng mà cũng có thể cả năm trời, gia đình của người chết cố  kéo giữ hồn ma ở  lại trong gia đình. Thời gian nầy thường gọi là thời gian  bảo trì  ngôi mộ (dja m’xàt) thì người  thân thuộc phải đến dọn dẹp nhà mồ  thường xuyên, phải đem thức ăn cho  người chết và phải cúng kiến heo gà mỗi tháng. Theo tập tục  thì  hồn ma vẫn hiện diện ở chung quanh nhà mồ tạm. Mỗi năm, sau mùa mưa và sau khi kết thúc mùa thu hoạch thì  thấy người Gia Lai hay thường tổ chức lễ bỏ mả trong những ngày trông sáng ba ngày liên tục nhưng trước đó họ phải dành cả mấy tháng trời để dựng  một ngôi nhà mới  lại  thay thế  ngôi nhà tạm nhỏ  bé nhưng ngôi nhà nầy  nó chỉ là một cái xác vật chất không có linh hồn vì ma người chết đã  đi về với tổ tiên trong thế giới thần linh. Trong ba ngày lễ nầy, mọi người tổ chức ăn cỗ linh đình, uống rượu cần, tấu cồng chiêng, cùng nắm tay nhau múa vũ điệu truyền thống. Từ đây  các người thân thuộc của người chết mới cắt đứt vĩnh viễn mối quan hệ  với người chết. Người goá vợ hay góa chồng có  quyền lập lại cuộc đời. Còn nhà mộ nó tự  phân hủy một cách tự nhiên theo ngày tháng dù nó có hoành tráng hay trang trí thật đẹp vì theo tập tục, người thân thuộc mong rằng người chết có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, nhà tang lễ  nầy  rất đáng được chú ý về mặt nghệ thuật và văn hóa qua  một số  tượng hình trang trí, các hoa văn được thấy trên các mái nhà của nhà mộ  để nói lên sự luân hồi của kiếp người cũng như sinh sôi nảy nở theo quan niệm của dân tộc Tây Nguyên.

Version française

Quiconque a eu l’occasion de visiter le musée d’ethnographie de  Hanoï voit probablement la maison funéraire des Jaraï construite suivant  le modèle du village Kep Pinh du district de Chu Pa de la province de Gia Lai. Les gens  de ce village n’osent pas la bâtir  pour le musée car il n’y a pas la cérémonie d’abandon de la tombe (ou cérémonie Pơ Thi), qui est considérée comme importante selon les coutumes des Jaraï.  En cas de construction de cette maison funéraire, ils seront punis par les esprits. C’est pour cela que le musée doit compter sur cinq personnes issues d’un autre village pour la construire. Selon l’archéologue vietnamien Ngô Văn Doanh, les rites funéraires des Jaraï ont non seulement des similitudes à celles des ethnies des Hauts Plateaux du Centre Vietnam (comme les Bahnar) mais aussi à  celles d’autres minorités ethniques de l’Asie du Sud- Est et de l’océan Pacifique.  En jetant un coup d’œil sur la tombe des Jaraï,  il  est possible d’être effrayé  car elle paraît être mystérieuse du fait qu’il y a autour de cette tombe, une palissade (krep) faite  de piliers massifs (ameh) sculptés sans aucune  finition avec des haches. C’est une façon d’évoquer  des sculptures très expressives en bois liées au culte de fertilité: des scènes d’activités sexuelles  entre mari et femme avec des organes génitaux démesurés,  des copulations entre hommes  et femmes,  des femmes enceintes,  des figures  accroupies, des personnages  se serrant le visage  avec leurs mains etc… Ce sont ces derniers qui sont de loin les plus populaires et qu’on retrouve aux quatre coins de la clôture.  Selon les villageois, ils représentent les gens destinés à servir les morts lorsque la cérémonie d’abandon de leur tombe n’a pas encore lieu.

Autrefois, les serviteurs  devaient  être enterrés vivants avec leurs riches propriétaires qui venaient  d’être décédés. Aujourd’hui, ces sculptures rappellent bien la scène où les  proches du défunt doivent rendre visite à sa maison funéraire  et alimenter quotidiennement  son « esprit » par l’intermédiaire d’un tuyau enfoncé au fond de sa tombe et se lamenter en position accroupie sur sa tombe avec les deux mains sur les genoux ou sur la joue. La mise en place de ces figures en bois en même temps que la décoration réalisée sur les toitures doit avoir lieu  juste avant  la période précédant la cérémonie d’abandon de la tombe.

Pour les Jaraï, la mort n’est pas la fin de cette vie mais le début d’une autre vie dans l’au-delà. L’âme que les Jaraï appellent  « m’gat »  se transforme en un un fantôme ou un esprit  (ou atau en Gia Lai). Désormais il rejoindra ses  ancêtres vivant dans le monde des esprits (poloi atau). Mais avant la cérémonie d’abandon de la tombe, le fantôme a besoin de nourriture, de vêtements et d’une petite maison temporaire pour y vivre comme ses proches encore en vie  avec les outils nécessaires au quotidien et emmenés avec lui dans la vie d’au-delà. Ceux-ci  sont réduits en miniature  (hache, couteau, pioche, hotte, calebasse d’eau etc…). C’est pourquoi on est habitué à voir l’installation temporaire  d’une hutte  sur la tombe. C’est la maison de l’esprit du défunt (ou bang atau). La tombe mesure 8,25 mètres de long et 2,25 mètres de large.

Y compris la clôture environnante, la maison funéraire a une superficie d’environ 45 mètres carrés. Les Jaraï ont la coutume d’enterrer ensemble les morts, ce qui signifie qu’une tombe aussi grande peut contenir de nombreux cercueils appartenant à des personnes proches les unes des autres.

La maison funéraire est associée souvent  à la cérémonie d’abandon de la tombe. La période de deuil peut durer des mois voire des années. La famille du défunt tente de garder le plus longtemps possible  le fantôme dans la famille. Cette  période est souvent appelée période d’entretien de la tombe (dja m’xàt): les proches doivent nettoyer régulièrement la tombe, apporter de la nourriture pour les morts et faire des offrandes alimentaires (poulets, porcs) tous les mois.

Selon la coutume, le fantôme ou l’esprit du trépassé est  toujours présent autour de la hutte provisoire. Chaque année, après la saison des pluies et après la fin de la saison des récoltes, les Jaraï organisent souvent la cérémonie d’abandon de la tombe  durant les trois jours lumineux consécutifs  mais avant cela, ils doivent passer plusieurs mois à construire la maison funéraire. Celle-ci va remplacer  la hutte provisoire  mais elle n’est qu’une  carcasse physique sans âme car l’esprit du défunt  est déjà parti pour rejoindre ses ancêtres dans le monde des esprits. Durant ces trois jours, les gens s’organisent pour faire le festin, boire de l’alcool de riz, jouer des gongs, se tenir la main  dans les danses traditionnelles.

Désormais, les proches du défunt  couperont définitivement les liens avec le mort. Les veuves ou les veufs ont le droit de refaire leur vie. Quant à la maison funéraire, elle se décompose naturellement au fil des années malgré qu’elle soit grandiose ou magnifiquement décorée. Selon la coutume, les proches espèrent que le trépassé  aura  une belle vie dans l’au-delà.

Cependant, cette maison funéraire mérite de retenir une plus grande  attention artistique et culturelle à travers un certain nombre de figurines décoratives et de motifs retrouvés  sur les deux toits principaux et sur les deux petits toits à pignons triangulaires car cela représente la réincarnation de la vie humaine ainsi que la fécondité selon le concept du peuple des Hauts Plateaux.

 

 

Maison communale des Bahnar (Nhà Rông của dân tộc Bà Na)

Nhà rông của dân tộc Bà Na

Version française

Mỗi lúc tôi đến Hànôi thì tôi phải dành nửa ngày để đi  tham quan  viện bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Huyền, quận Cầu Giấy. Có thể nói chính ở nơi nầy tôi tiếp tục khám phá và  học hỏi biết nhiều về tập tục của các dân tộc  thiểu số ở Việt Nam. Cũng chính nơi nầy tôi được xem nhà Rông của người Bà Na, một dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Tây Nguyên mà cũng là người Việt cổ từ đại tộc Bác Việt thuộc ngữ hệ Nam Á. Cũng như đình cũa dân tộc ta, nhà rông của họ có những nét đặc sắc về kiến trúc mà được bảo tàng dân tộc học Việt Nam tổ  chức tái tạo lại dựa theo ký ức của dân làng và một số bức ảnh một thời đã có cùng  nguyên mẫu nhà rông của làng Kon Rbàng ở thị xã Kon Tum. Đấy là  một loại nhà có mái cao được  dựng vào khoảng cuối những năm 1920. Nhà rông nầy có sự  đặc biệt của nó là có một hệ thống giằng và chống khá phức tạp nhất là trong việc liên kết chủ  yếu các mái nhà chính với nhau hay là với các vì cột qua cách buộc  bằng dây mây. Nhờ hệ thống giằng  chống nầy mà bộ nóc mái nhà nó được vươn cao và kiên cố.  Các vì  cột được thành hình nhờ kỹ thuật dùng mộng  trơn. Còn các lỗ được đục xuyên qua các cột lớn đều cần dùng đến lưỡi rìu  tra vào cán thẳng và dài chứ không cần dùi đục. Trước khi hoàn  thiện mái nhà  thì cần có giàn giáo hình chữ A nhầm để dựng bộ khuôn nóc và lợp mái nhà bằng cỏ tranh. Rồi phủ tấm phên lớn đan bằng mây sau đó trên nóc nhầm  cản gíó thổi bay đi nóc nhà và để làm đẹp nóc với một dải hoa văn (rang reh) cao khoảng 1,50 thước. Đôi khi  còn có con chim đẽo gỗ ở giữa dải hoa văn nầy. Giàn giáo dựng nhà là một dãy những cây tre chôn nghiêng xuống đất và tựa vào các đầu quá giang cũng như cạnh sàn nhà. Đồng thời hàng loạt những cây tre khác  được buộc ngang vào làm hệ thống bậc trèo từ thấp lên cao. Nhờ kiểu giàn giáo sáng tạo độc đáo nầy mà  mọi người có thể tham gia cùng một lúc  vào một công việc theo chiều cao hay chiều ngang. Giàn giáo khi cần thiết có thể tách rời rộng hơn khỏi mái nhà để dễ làm việc nhờ các mấy dây dài ở trên đỉnh căng xuống ra xa. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép.

Maison communale des Bahnar 

Musée d’ethnographie (Hanoï)

nha_rong

Nhà Rông lúc nào cũng được xem là sức mạnh và tài năng của cộng đồng  dân làng nhất là nó có liên quan đến các sinh hoạt của nam giới. Theo quan niệm của họ, làng mà không có nhà Rông tức là làng đàn bà, có thể nói một cái làng chưa hẳn ra làng. Nhà rông không những là nơi  sinh hoạt văn hóa và  tín ngưỡng của buôn làng mà còn là linh hồn của làng. Bởi vậy nhà văn Nguyễn Văn Kự viết như sau trong quyển sách có tựa đề « Nhà Rông Tây Nguyên »:  xây nhà rông cũng tức là đặt trái tim cho cơ thể làng, trái tim ấy bắt đầu đập, truyền máu đi khắp cơ thể làng, kết nối tất cả lại và thổi sự sống vào cho nó trở thành một cộng đồng không gì phá vỡ được. Nhà rông  còn là nơi đón tiếp khách chung của làng mà cũng là nơi để các già làng tựu lại bàn công việc chung, chia sẻ và truyền dạy cho các bọn trẻ những kinh nghiệm về  cuộc sống. Nó còn là nơi để cất giữ  các vật « thiêng » như cồng chiêng, trống đồng vân vân…  mà còn là nơi ngủ đêm của những chàng trai  chưa vợ hay góa vợ  để túc trực bảo vệ làng. Bởi vậy  vị trí  của nhà rông rất quan trọng ở trong làng. Nó thường được dựng lên ở giữa trung tâm của làng.  Nó có nhiều chức năng giống với đình của dân tộc Việt như trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách, câu lạc bộ vân vân… theo  sự nhận xét của nhà khảo cứu lừng danh Hà Văn Tấn. Chính ở nơi nhà Rông nầy mà các trẻ em của  các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được tiếp nhận những hiểu biết phong phú từ các thế thệ cha anh để mà khôn lớn và trưởng thành qua năm tháng và tiếp giữ được các tập tục và tín ngưỡng của dân tộc.

Bibliographie :

Những ngôi nhà dân gian.  Bảo tàng dân tộc học. Editeur: Nhà xuất bản Thế Giới 2005.

Nguyễn văn Kự: Nhà rông Tây Nguyên. Editeur  Nhà xuất bản Thế Giới 2007

Version française

La maison commune Rong des Bahnar

Chaque fois que je suis de passage à Hanoi, je dois consacrer une demi-journée pour revisiter le musée d’ethnographie du Vietnam situé dans la rue Nguyễn Văn Huyền, dans le district de Cầu Giấy. C’est peut-être ici que je continue à  découvrir et à apprendre davantage de choses  sur les traditions ancestrales des minorités ethniques. C’est également ici que j’ai eu l’occasion de voir la maison communale (ou nhà  Rong) des Bahnar, une minorité ethnique vivant sur les Hauts Plateaux du centre et faisant partie  des Bai Yue de la famille linguistique austro-asiatique.

Analogue à la maison communale des Vietnamiens, leur maison Rong a des traits  architecturaux caractéristiques que le musée d’ethnographie du Vietnam tente de recréer en recueillant les souvenirs des villageois et quelques vieilles photos possédées à une certaine époque ainsi que le prototype de la maison communale du village  Kon Rbang de la ville  Kon Tum. C’est  un type de maison à toit pentu construit vers la fin des années 1920. Cette maison communale a la particularité d’avoir un système de contreventement et d’étaiement assez compliqué, en reliant notamment les pans principaux entre eux ou  avec les colonnes par l’attache des cordes en rotin. Grâce à ce système de contreventement, le toit de la maison est assez élevé et solide. Les colonnes sont formées par la technique d’utilisation du tenon lisse. Quant aux trous percés à travers les grandes colonnes, il est nécessaire d’utiliser la lame de la hache  dotée d’un manche droit et long à la place du burin.

Avant de terminer la finition de la toiture, il est nécessaire d’établir  un échafaudage en forme de A pour mettre en place le modèle du toit et le recouvrir ensuite de chaume. Puis il faut  déposer sur l’arête de la toiture une grande canisse tressée en osier  destinée à empêcher le vent d’arracher le toit de chaume  et embellir ce dernier avec une bande de motifs (rang reh) d’environ 1,50 mètre de haut. Il y a parfois même un oiseau gravé sur bois se trouvant au milieu de cette bande de motifs. L’échafaudage est  en fait une rangée de bambous enfouis dans le sol et appuyés contre les extrémités des poutres transversales comme  les bords du plancher. Dans le même temps, une série d’autres bambous sont attachés horizontalement pour former un système d’escaliers allant du  bas en haut. Grâce à ce type unique d’échafaudage innovant, tout le monde peut être engagé en même temps dans une tâche aussi bien dans le sens horizontal que vertical.

En cas de besoin, l’échafaudage peut être détaché davantage du toit dans le but de faciliter le travail grâce aux longues cordes fixées au sommet pouvant être  étirées plus loin vers le bas. On ne trouve ni fer ni acier dans la construction de la maison commune « Rong »

La maison communale Rong représente à la fois la force et le talent de la communauté villageoise car elle est liée aux activités des hommes. À leur avis, un village n’ayant pas une  maison Rong  n’est pas tout à fait  un village mais il est plutôt un village réservé aux femmes.

La maison communale est non seulement le lieu des activités culturelles et religieuses du village mais aussi l’âme du village. C’est pourquoi  l’écrivain Nguyễn Văn Kự a écrit comme  suit dans le  livre intitulé « La maison Rong des Hauts Plateaux »: construire une maison communale, c’est aussi insérer un cœur  dans le corps du village. Ce cœur commence à palpiter, à véhiculer du sang dans tout le corps du village, à relier le tout et à lui insuffler la vie pour devenir une communauté difficile à la démanteler.

La maison communale n’est pas seulement un lieu destiné à recevoir les invités communs du village, mais aussi un lieu où les « anciens » du village se réunissent pour discuter du travail commun, partager et enseigner aux enfants les expériences de vie. C’est aussi le lieu d’emmagasinage des objets sacrés  tels que les gongs, les tambours de bronze etc…et le dortoir de nuit pour les jeunes  et les veufs du village  en vue d’assumer la protection et la défense de ce dernier contre les ennemis venant de l’extérieur.

C’est pour cette raison que la position de la maison communale est très importante dans le village. On la trouve généralement au centre du village.

Semblable à la maison communale des Vietnamiens, la maison Rong remplit  de nombreuses fonctions: le siège administratif du village, le lieu des activités religieuses et de croyance, la maison d’hôtes, le club etc., selon le chercheur illustre Hà Văn Tấn.

C’est dans cette maison Rong que les jeunes des minorités ethniques vivant sur les Hauts Plateaux du centre reçoivent les connaissances riches  préservées des générations passées afin de pouvoir grandir et mûrir au fil des ans et maintenir les coutumes et croyances de leur peuple.

Bibliographie:

Những ngôi nhà dân gian.  Bảo tàng dân tộc học. Editeur: Nhà xuất bản Thế Giới 2005.
Nguyễn văn Kự: Nhà rông Tây Nguyên. Editeur  Nhà xuất bản Thế Giới 2007