Nhà rông của dân tộc Bà Na
Version française
Mỗi lúc tôi đến Hànôi thì tôi phải dành nửa ngày để đi tham quan viện bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Huyền, quận Cầu Giấy. Có thể nói chính ở nơi nầy tôi tiếp tục khám phá và học hỏi biết nhiều về tập tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cũng chính nơi nầy tôi được xem nhà Rông của người Bà Na, một dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Tây Nguyên mà cũng là người Việt cổ từ đại tộc Bác Việt thuộc ngữ hệ Nam Á. Cũng như đình cũa dân tộc ta, nhà rông của họ có những nét đặc sắc về kiến trúc mà được bảo tàng dân tộc học Việt Nam tổ chức tái tạo lại dựa theo ký ức của dân làng và một số bức ảnh một thời đã có cùng nguyên mẫu nhà rông của làng Kon Rbàng ở thị xã Kon Tum. Đấy là một loại nhà có mái cao được dựng vào khoảng cuối những năm 1920. Nhà rông nầy có sự đặc biệt của nó là có một hệ thống giằng và chống khá phức tạp nhất là trong việc liên kết chủ yếu các mái nhà chính với nhau hay là với các vì cột qua cách buộc bằng dây mây. Nhờ hệ thống giằng chống nầy mà bộ nóc mái nhà nó được vươn cao và kiên cố. Các vì cột được thành hình nhờ kỹ thuật dùng mộng trơn. Còn các lỗ được đục xuyên qua các cột lớn đều cần dùng đến lưỡi rìu tra vào cán thẳng và dài chứ không cần dùi đục. Trước khi hoàn thiện mái nhà thì cần có giàn giáo hình chữ A nhầm để dựng bộ khuôn nóc và lợp mái nhà bằng cỏ tranh. Rồi phủ tấm phên lớn đan bằng mây sau đó trên nóc nhầm cản gíó thổi bay đi nóc nhà và để làm đẹp nóc với một dải hoa văn (rang reh) cao khoảng 1,50 thước. Đôi khi còn có con chim đẽo gỗ ở giữa dải hoa văn nầy. Giàn giáo dựng nhà là một dãy những cây tre chôn nghiêng xuống đất và tựa vào các đầu quá giang cũng như cạnh sàn nhà. Đồng thời hàng loạt những cây tre khác được buộc ngang vào làm hệ thống bậc trèo từ thấp lên cao. Nhờ kiểu giàn giáo sáng tạo độc đáo nầy mà mọi người có thể tham gia cùng một lúc vào một công việc theo chiều cao hay chiều ngang. Giàn giáo khi cần thiết có thể tách rời rộng hơn khỏi mái nhà để dễ làm việc nhờ các mấy dây dài ở trên đỉnh căng xuống ra xa. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép.
Maison communale des Bahnar
Musée d’ethnographie (Hanoï)
Nhà Rông lúc nào cũng được xem là sức mạnh và tài năng của cộng đồng dân làng nhất là nó có liên quan đến các sinh hoạt của nam giới. Theo quan niệm của họ, làng mà không có nhà Rông tức là làng đàn bà, có thể nói một cái làng chưa hẳn ra làng. Nhà rông không những là nơi sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng của buôn làng mà còn là linh hồn của làng. Bởi vậy nhà văn Nguyễn Văn Kự viết như sau trong quyển sách có tựa đề « Nhà Rông Tây Nguyên »: xây nhà rông cũng tức là đặt trái tim cho cơ thể làng, trái tim ấy bắt đầu đập, truyền máu đi khắp cơ thể làng, kết nối tất cả lại và thổi sự sống vào cho nó trở thành một cộng đồng không gì phá vỡ được. Nhà rông còn là nơi đón tiếp khách chung của làng mà cũng là nơi để các già làng tựu lại bàn công việc chung, chia sẻ và truyền dạy cho các bọn trẻ những kinh nghiệm về cuộc sống. Nó còn là nơi để cất giữ các vật « thiêng » như cồng chiêng, trống đồng vân vân… mà còn là nơi ngủ đêm của những chàng trai chưa vợ hay góa vợ để túc trực bảo vệ làng. Bởi vậy vị trí của nhà rông rất quan trọng ở trong làng. Nó thường được dựng lên ở giữa trung tâm của làng. Nó có nhiều chức năng giống với đình của dân tộc Việt như trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách, câu lạc bộ vân vân… theo sự nhận xét của nhà khảo cứu lừng danh Hà Văn Tấn. Chính ở nơi nhà Rông nầy mà các trẻ em của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được tiếp nhận những hiểu biết phong phú từ các thế thệ cha anh để mà khôn lớn và trưởng thành qua năm tháng và tiếp giữ được các tập tục và tín ngưỡng của dân tộc.
Bibliographie :
Những ngôi nhà dân gian. Bảo tàng dân tộc học. Editeur: Nhà xuất bản Thế Giới 2005.
Nguyễn văn Kự: Nhà rông Tây Nguyên. Editeur Nhà xuất bản Thế Giới 2007
Version française
La maison commune Rong des Bahnar
Chaque fois que je suis de passage à Hanoi, je dois consacrer une demi-journée pour revisiter le musée d’ethnographie du Vietnam situé dans la rue Nguyễn Văn Huyền, dans le district de Cầu Giấy. C’est peut-être ici que je continue à découvrir et à apprendre davantage de choses sur les traditions ancestrales des minorités ethniques. C’est également ici que j’ai eu l’occasion de voir la maison communale (ou nhà Rong) des Bahnar, une minorité ethnique vivant sur les Hauts Plateaux du centre et faisant partie des Bai Yue de la famille linguistique austro-asiatique.
Analogue à la maison communale des Vietnamiens, leur maison Rong a des traits architecturaux caractéristiques que le musée d’ethnographie du Vietnam tente de recréer en recueillant les souvenirs des villageois et quelques vieilles photos possédées à une certaine époque ainsi que le prototype de la maison communale du village Kon Rbang de la ville Kon Tum. C’est un type de maison à toit pentu construit vers la fin des années 1920. Cette maison communale a la particularité d’avoir un système de contreventement et d’étaiement assez compliqué, en reliant notamment les pans principaux entre eux ou avec les colonnes par l’attache des cordes en rotin. Grâce à ce système de contreventement, le toit de la maison est assez élevé et solide. Les colonnes sont formées par la technique d’utilisation du tenon lisse. Quant aux trous percés à travers les grandes colonnes, il est nécessaire d’utiliser la lame de la hache dotée d’un manche droit et long à la place du burin.
Avant de terminer la finition de la toiture, il est nécessaire d’établir un échafaudage en forme de A pour mettre en place le modèle du toit et le recouvrir ensuite de chaume. Puis il faut déposer sur l’arête de la toiture une grande canisse tressée en osier destinée à empêcher le vent d’arracher le toit de chaume et embellir ce dernier avec une bande de motifs (rang reh) d’environ 1,50 mètre de haut. Il y a parfois même un oiseau gravé sur bois se trouvant au milieu de cette bande de motifs. L’échafaudage est en fait une rangée de bambous enfouis dans le sol et appuyés contre les extrémités des poutres transversales comme les bords du plancher. Dans le même temps, une série d’autres bambous sont attachés horizontalement pour former un système d’escaliers allant du bas en haut. Grâce à ce type unique d’échafaudage innovant, tout le monde peut être engagé en même temps dans une tâche aussi bien dans le sens horizontal que vertical.
En cas de besoin, l’échafaudage peut être détaché davantage du toit dans le but de faciliter le travail grâce aux longues cordes fixées au sommet pouvant être étirées plus loin vers le bas. On ne trouve ni fer ni acier dans la construction de la maison commune « Rong »
La maison communale Rong représente à la fois la force et le talent de la communauté villageoise car elle est liée aux activités des hommes. À leur avis, un village n’ayant pas une maison Rong n’est pas tout à fait un village mais il est plutôt un village réservé aux femmes.
La maison communale est non seulement le lieu des activités culturelles et religieuses du village mais aussi l’âme du village. C’est pourquoi l’écrivain Nguyễn Văn Kự a écrit comme suit dans le livre intitulé « La maison Rong des Hauts Plateaux »: construire une maison communale, c’est aussi insérer un cœur dans le corps du village. Ce cœur commence à palpiter, à véhiculer du sang dans tout le corps du village, à relier le tout et à lui insuffler la vie pour devenir une communauté difficile à la démanteler.
La maison communale n’est pas seulement un lieu destiné à recevoir les invités communs du village, mais aussi un lieu où les « anciens » du village se réunissent pour discuter du travail commun, partager et enseigner aux enfants les expériences de vie. C’est aussi le lieu d’emmagasinage des objets sacrés tels que les gongs, les tambours de bronze etc…et le dortoir de nuit pour les jeunes et les veufs du village en vue d’assumer la protection et la défense de ce dernier contre les ennemis venant de l’extérieur.
C’est pour cette raison que la position de la maison communale est très importante dans le village. On la trouve généralement au centre du village.
Semblable à la maison communale des Vietnamiens, la maison Rong remplit de nombreuses fonctions: le siège administratif du village, le lieu des activités religieuses et de croyance, la maison d’hôtes, le club etc., selon le chercheur illustre Hà Văn Tấn.
C’est dans cette maison Rong que les jeunes des minorités ethniques vivant sur les Hauts Plateaux du centre reçoivent les connaissances riches préservées des générations passées afin de pouvoir grandir et mûrir au fil des ans et maintenir les coutumes et croyances de leur peuple.
Bibliographie:
Những ngôi nhà dân gian. Bảo tàng dân tộc học. Editeur: Nhà xuất bản Thế Giới 2005.
Nguyễn văn Kự: Nhà rông Tây Nguyên. Editeur Nhà xuất bản Thế Giới 2007