Mộc Châu (Plantation de thé)

Plantation de thé

Mộc Châu (Sơn La) được mệnh danh là Đà Lạt của miền Bắc. Cách Hà Nội 180 km về phía Tây Bắc, nơi được nổi tiếng chè và có nét độc đáo trong văn hóa của các dân tộc H’Mông, Thái, Dao, Mường…
Mộc Châu (Sơn La) est au Vietnam du nord ce que Dalat est au Vietnam du sud. Etant située loin de la capitale Hanoï de 180 km dans le territoire du Nord-Ouest, elle est réputée pour son thé et possède le trait caractéristique dans la culture des minorités ethniques Hmong, Thaï, Yao et Mường etc.
  • Cascade des Fées (Thác Nàng Tiên)
  • Forêt des pins  Bản Áng (Rừng thông Bản Áng)
 

Thác Dải Yếm (Cascade Dải Yếm, Mai Châu)

Thác Dải Yếm

Thác Dải Yếm

Version française

Thác Dải Yếm được hình thành từ hai khe nước bo Tá Cáu và bo Co Lắm ở bản Vặt cách thác 600m về phía tay trái và cùng nằm trên QL43. Ngày xưa, nhiều người còn gọi thác này là Thác Nàng, Thác Bản Vặt, tuy nhiên cái tên được nhiều người biết đến nhất vẫn là Thác Dải Yếm. Cái tên thác đã gắn liền với sự tích về hai cô thôn nữ dũng cảm cứu chàng trai khỏi nước lũ. Nằm cách trung tâm thị trấn Mộc Châu khoảng 8km, làng nầy của người Thái được toạ lạc cách suối 600 thước  bên tay trái và trên quốc lộ 43. Thác Dải Yếm  còn là ngọn thác lớn thuộc địa phận xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Version française

La cascade Dãi Yếm se forme lors de la rencontre de deux cours d’eau, Bó Co Lắm  et Bo Tá Cháu dans le village de Vặt. Loin du centre-ville de Mộc Châu à peu près de 8km,  ce village des Thaïs  est situé  à 600 m de la cascade sur le côté gauche et sur la route nationale 43. Autrefois, beaucoup de gens appelaient également cette cascade Thác Nàng, Thác Bản Vặt, mais le nom le plus célèbre est toujours la cascade Dải Yếm dont  le nom est lié  étroitement à l’histoire de deux courageuses villageoises ayant sauvé un garçon lors d’une inondation. La cascade Dải Yếm est une chute d’eau importante appartenant à la commune de Mường Sang du district de Mộc Châu, dans la province de Sơn La.

 

Danse du lion ou de la licorne (Múa lân sư)

Version française

Múa Lân Sư

Nhắc đến Tết không có ai có thể không nhắc đến múa Lân. Đây là môn nghệ thuật múa dân gian được thấy trên đường phố ở Việt Nam. Nó được gọi là múa lân ở trong Nam còn ở ngoài Bắc thì gọi là múa sư (tức là sư tử (hay  wǔshī ). Lân là con linh vật  đứng hàng thứ nhì  trong bốn con vật có sức mạnh siêu phàm hay tứ linh (long, lân, qui, phụng). Trong văn hóa Việt nam, chúng ta thường bị lầm lẫn giữa  con kỳ lân với con ghê. Đặc điểm để phân biệt giữa nghê và lân là ở bộ móng, nghê mang móng vuốt còn kỳ lân mang móng guốc. Thật sự khi gọi kỳ lân, tức là nói đến một cặp: con đực gọi là kỳ và lân là con cái. Múa Lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu hay khánh thành cửa hàng mới vì các loại thú nầy tượng trưng cho thịnh vượng và hạnh phúc. Con lân có cái đầu được trang trí  trông rất đẹp mắt và thân thể của nó được nâng lên bởi một số vũ công uốn lượn theo nhịp điệu âm thanh của các tiếng trống. Nó luôn luôn đi cùng với một vũ công bụng phệ, vui cười hay vẫy quạt, thường đeo mặt nạ  và mặc áo choàng màu vàng nghệ (Ông Địa). Đây là cuộc khiêu chiến giữa người và động vật, giữa Thiện và Ác, luôn luôn kết thúc bằng chiến thắng của con người trên động vật.

Danse de la licorne ou du lion.


 

En évoquant le Têt, personne n’oublie de mentionner la danse de la licorne ou du lion. C’est un art de la danse folklorique que l’on trouve dans les rues du Vietnam. On l’appelle la danse de la licorne  dans le Sud et la danse du lion dans le Nord (ou wǔshī bính âm). La licorne  occupe la deuxième place parmi les  quatre animaux au pouvoir surnaturel (tứ linh)(long, lân, qui, phụng). Dans la culture vietnamienne, on a l’habitude de confondre la licorne avec le chien-lion (con nghê).  La principale caractéristique permettant de faire la  distinction entre la licorne  et le chien-lion  réside dans les doigts de pied, la licorne étant armée  des sabots et le chien-lion des griffes. Quand on parle de la licorne (Kỳ Lân), on a affaire à un couple d’animaux : kỳ c’est le mâle tandis que Lân est une femelle. La danse de la licorne  est souvent pratiquée lors des fêtes traditionnelles, notamment le Nouvel An lunaire, la fête de la Mi-Automne ou l’inauguration d’un nouveau magasin (ou une boutique) car ces animaux sacrés symbolisent la prospérité et  le bonheur. Cet animal légendaire dont la tête est  décorée magnifiquement et dont tout  le corps est porté par plusieurs danseurs, ondule au rythme des sons des tambourins. Il est toujours accompagné par un autre danseur hilare et ventru agitant son éventail et portant une robe de couleur safran (Ông Ðịa). C’est la danse-combat entre l’homme et l’animal, entre le Bien et le Mal qui se termine toujours par le triomphe de l’homme sur l’animal.

Quartier piétonnier (Huế)

Khu phố Tây ba lô

Cũng như mọi thành phố, Huế cũng có phố đi bộ  hay thường gọi là khu phố Tây ba lô vì người Âu Châu hay thường cư trú ở nơi nầy trong thời gian viếng thăm cố đô Huế. Cũng có đường mang tên Phạm Ngũ Lão như ở thành phố Saïgon nhưng không có náo nhiệt và đông đảo người chi cho lắm.  Tuy nhiên nó  là nơi mà người du khách có thể tìm kiếm các trò vui chơi và giải trí về đêm giữa lòng cố đô trầm tư và sâu lắng. 

Comme toutes les villes du Vietnam, Huế possède également le quartier des routards européens  car ils y résident fréquemment lors de leur visite dans l’ancienne cité de Huế. C’est étonnant de trouver une rue nommée Phạm Ngũ Lão comme celle de  la ville de Saïgon, mais elle n’est pas assez animée et bondée de gens. Cependant, c’est un endroit où les touristes peuvent trouver des divertissements et peuvent trainer  une vie nocturne au cœur de l’ancienne capitale calme et contemplative.

Le pavillon Nhật Thành ( Nhật Thành Lâu)

Nhật Thành Lâu

Công trình kiến trúc này được xây dựng vào năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, lầu gồm có 2 tầng. Nơi nầy là Phật điện của nhà vua trong Tử Cấm Thành hay là kho bạc theo  lời của một tác giả. Không ai biết rõ sự bổ dụng nó trong Tử Cấm Thành. Vào thời kỳ cuối nhà Nguyễn thì nơi nầy mẹ vua Bảo Đại, bà Từ Cung và các bà trong nội cung hay thường lui tới đây để đọc kinh, cầu an và niệm Phật. Lầu Nhật Thành bị tàn phá rất nặng nề trong các năm 1947 và năm 1968 nên  chỉ còn lại phần nền của công trình. Bởi vậy năm 2018, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho phục dựng lại công trình này. Lầu Nhật Thành nằm ở vị trí của Minh Thận Điện thưở xưa, ở phiá đông thì có Càn Thành Điện và phía nam Thái Bình Lâu. 

Étant construite en 1841 sous le roi Thiệu Trị, cette œuvre architecturale se composait de 2 étages. Elle  n’avait aucune affectation précise dans la cité pourpre interdite. Selon certains, elle était le lieu de vénération du Bouddha par le roi ou la chambre forte royale selon la remarque d’un auteur dans son article. Vers la fin de la dynastie des Nguyễn, la mère du roi Bảo Đại, la reine Từ Cung et d’autres femmes du palais  y étaient venues souvent  pour lire des sutras, faire des prières ou vénérer Bouddha. Ce pavillon Nhật Thành qui  fut gravement endommagé durant les années  1947 et 1968 ne gardait que sa fondation. En 2018, le Centre de conservation des monuments de Huế décida de le restaurer. Étant situé à l’emplacement de l’ancien palais Minh Thận, Nhật Thành Lâu se retrouve à l’est avec le palais privé du roi, Càn Thanh et au sud avec la bibliothèque royale Thái Bình Lâu.

 

Galerie des photos