Cây khèn bè (Khène)

Version française

English version  

Chúng ta  thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè.  Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ nước Lào. Nhưng cũng không ít người ngần ngại và hoài nghi. Đó là trường hợp  của nhà nghiên cứu Pháp Noël Péri của  Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Đối với ông nầy, nếu người  dân Việt không dùng nhạc cụ nầy  như người Lào nhưng nhạc cụ mà được trông thấy  thường ở người Muờng, một dân tộc rất gần gũi với người Việt về văn hóa và tập quán và người Hmong,  cũng giống  như khèn bè của người Lào. Hơn nửa nhạc khí nầy được thể hiện không những ở trên các trống và thạp đồng mà còn ở các vật dụng của văn hóa Đồng Sơn. Đó là trường hợp cái cán của một cái môi bằng đồng được trang trí với một nhân vật nam giới ngồi đang thổi khèn bè và được trưng bày  hiện nay  ở bảo tàng viện lịch sữ ở Saïgon (thành phố Hồ Chí Minh).

Chúng ta  dẫn đến đến kết luận và  khẳng định một cách quả quyết  là nhạc khí nầy có từ thời đồ đồng  (giữa 3000 và 1200 trước công nguyên ở Đông Nam Á) và được sáng chế bỡi người thuộc chủng Nam Á (Austro-asiatique) trong đó có các dân tộc Lào,  Hmong, Mường, Việtnam và Mnong vân vân… mà chúng ta thường gọi là đại tộc Bách Việt. Cũng không nên quên có một thời điểm nào trong quá khứ dân tộc Lào (chi nhánh Tây Âu) và dân tộc Việt (chi nhánh Lạc Việt) cùng nhau hiệp  sức trong việc thành lập nước Âu Lạc của Thục Phán và  chống cự lại  quân Tần của  Tần Thủy Hoàng.  Theo bà khảo cứu Pháp Madeleine Colani thì các khèn bè nầy không bao giờ vượt qua dãy núi Hy Mã Lập Sơn và thung lũng Bramahpoutre của Ấn Độ. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ.

joueur_khen2

Khène

 Đó là truờng hợp  các khèn bè của dân tộc Dayak ở đảo Bornéo (Nam Dương) vì trước khi họ định cư trên đão nầy, họ đã sống trước đó dọc theo bờ biển phía đông của Đông Dương.  Dựa trên khèn bè của người thuộc chủng Nam Á, người Trung Hoa cũng sáng chế một nhạc cụ thường gọi là lusheng mà được nhắc đến trong kinh nhạc của Đức Khổng Tử.

Theo nhà nghiên cứu Victor Goloubew, người Đồng Sơn tức là tổ tiên của người Việt hiện nay cũng biết thổi khèn bầu.

Khèn bè được xuất hiện dưới nhiều hình dạng mà theo bà Madeleine Colani thi khèn bè của dân tộc Lào xem là óng chuốt và tao nhã nhất.  Nói chung thì  cây khèn bè  thông thường có một cấu tạo ống theo số chẵn, làm bằng tre và ở mỗi cái ống có một lỗ nhỏ  thường gọi là lỗ thổi và  bên trong ống có một  lưỡi gà bằng đồng hay bạc giát mỏng. Các ống nầy được lắp ráp theo cặp với  chiều dài giống nhau, theo thứ tự  và giảm dần từ miệng của cái bầu khèn được cung  cấp không khí bởi hơi thổi của người chơi khèn. Chiều dài của các ống xác định độ cao của nốt. Cây khèn càng dài thì âm điệu càng thấp. Số ống dùng để thổi không có cố định và còn có liên hệ đến truyến thống văn hóa của mỗi dân tộc.  Như người Hmong ở các dãy núi phiá bắc Việtnam hay là người Mnong ở Tây Nguyên, thì  trên cây khèn chỉ có thấy 6 ống mà thôi. Còn với người Thái ở vùng Mai Châu, số ống  lên đến 14.

Khèn có  6 ống (hay Mbuot) của dân tộc Mnong ở Tây Nguyênm_buot  

Còn khèn của nguời Lào thì số ống có thể biến đổi: hoặc 6 ống với chiều dài có thể lên  đến 40 cm thì gọi là khène hot hoặc là 14 ống với   khène jet

hoặc là 16 ống với   khène baat.  Khèn nầy được trọng dụng nhiều nhất ở Lào.  Để phát âm tiếng, nguời chơi khèn phải  giữ giữa hai bàn tay nhạc cụ  mà  ở nơi đó  có miệng khèn   dùng để thổi và đưa không khí vào khèn, xem như là nơi để tụ không khí.   Cùng lúc đó người thổi  khèn phải bịt ở đầu các ống với các ngón tay khiến làm rung chuyển các lưỡi gà phù hợp  qua sự  hít vào hay thở ra của mình.

khenz_bambou

Khèn lào (16 ống)

Khèn thường có liên hệ mật thiết với các nghi lễ tôn giáo và các sự kiện quan trọng ( hội chợ, đám cưới, tang lễ vân vân …).  Có thể thổi khèn một mình hay là  với một nhóm người  nhằm để kèm theo các điệu nhảy  hay ca hát.  Mỗi dân tộc có sự tích cá biệt về khèn. Tiếng khèn cũng làm cho  thế giới con người  đến   gần với thế giới tâm linh. Đối với dân tộc Lào cũng như các dân tộc thiểu số ở Vietnam (Hmong, Thái vân vân…), cây khèn bè biểu tượng  bản sắc văn hóa. Đối với dân tộc Hmong, có một cây khèn trong nhà là niềm hãnh diện được có một người đàn ông tài hoa và khí phách trong gia đình.

Trong ngạn ngữ của người  Lào, muốn được xem là người Lào đích thực, thì phải biết thổi khèn, ăn cơm nếp với cá ươn  (padèk) và ở nhà sàn.

Dù có một vai trò rất  quan trọng như các cồng chiền Tây Nguyên (Việtnam), cây khèn bè tiếp tục bị bỏ rơikhene_laotien  theo ngày tháng bởi giới trẻ  vì muốn   thông thạo trong việc thổi khèn bè thì không những cần có sự kiên nhẫn mà cần có khiếu về  âm nhạc. Bởi vậy khèn bè không phải ai cũng thổi được mà cần phải biết diễn xuất một số giai điệu căn bản và biết nhảy hòa nhịp  theo tiếng khèn. Một số giai điệu có thể gợi lên các khía cạnh của thiên nhiên và cuộc sống. Có hơn 360 giai điệu dành cho tang lễ. Chính vì thế cây khèn bè có một vị trí quan trọng trong đời sống dân gian và tinh thần của các dân tộc thiểu số.

KHENE

Tài liệu tham khảo

Essai d’ethnographique comparée. Madeleine Colani, BEFEO, 1936,Vol 36, N°1, pp. 214-216
Hà Văn Tấn: Nouvelles recherches préhistoriques et protohistoriques au Vietnam.
Rapport sur une mission officielle d’étude musicale en Indochine. Péri Noël, G. Knosp. BEFO. 1912. Tome 12, pp 18-2
Pour continuer d’entendre le son du khèn des Hmongs. Hoàng Hoa. Courrier du Vietnam, 24.03.2012

 

Công giáo Viêtnam ( Le catholicisme vietnamien)

catholicisme
Version française

 

 

Contrairement à d’autres religions, le catholicisme achoppa énormément sur plusieurs difficultés au début de son implantation au Vietnam (début du XVIème siècle). Cela a été dû en grande partie au refus des missionnaires d’admettre et d’intégrer le culte des ancêtres et les coutumes (polygamie, croyance aux esprits etc…) dans le catholicisme et à l’époque où le Vietnam fut troublé par les guerres internes incessantes. C’est la période où le Vietnam connut le même sort et le même cas de figure que le Japon avec une dynastie légitime mise en tutelle par une famille de ministres héréditaires, ce qu’avait perçu le père Alexandre de Rhodes dans son livre « Histoire du Royaume du Tonquin« . Il y souligna que ce que nous avons dit du Chúa des Tonkinois avait beaucoup de rapport avec ce que l’on raconta du Daishi des Japonais. C’est pourquoi le catholicisme fut perçu, durant cette période, de façon variable par les deux familles gouvernantes, les Trịnh au Nord et les Nguyễn au Sud avec un conflit sempiternel prenant le roi en position d’otage. Il fut alternativement toléré, interdit voire persécuté. Malgré cela, le catholicisme commença à trouver un écho favorable auprès des déshérités et même auprès de la Cour royale en la personne d’Alexandre de Rhodes.

Nhà Đông Hán (Dynastie des Han orientaux)

 

titre_dynhan_9Bảo tàng viện Guimet (Paris)

English version

French version

Nhà Đông Hán (Dynastie des Han orientaux)

Niên đại nhà Đông Hán

icon_daihan

 Đông Hán

25-57: Quang Vũ Đế

57-75: Minh Vũ Đế

75-88: Hán Chương Đế

88-106: Hán Hoà Đế

106: Hán Thương Đế

106-125: Hán An Đế

125:Hán Thiếu Đế

125-144: Hán Thuận Đế.

145-146: Hán Chất  Đế.

146-168: Hán Hoàn Đế.

168-189: Hán Linh Đế

184: Giặc Khăn Vàng 

189: Hán Thếu Đế 

189-220: Hán Hiến Đế

190: Cũng cố thế lực  Tào Tháo

220: Tào Tháo và  Hán Hiến Đế qua đời

Nhà Hán diệt vong

Thời kỳ bắc  thuộc lần thứ nhất

Ở các vùng lãnh thổ bị người Hán chinh phục, đặc biệt là ở miền nam Trung Quốc, việc Hán hóa tiếp tục một cách dữ dội bất chấp mọi  phản ứng. Vì thế các cuộc nội loạn tiếp nối diễn ra đầu tiên ở  Điền Quốc ( năm 86, 83 TCN, 14 sau CN, từ năm  42 à đến năm 45 ) nhưng bi trấn áp một cách nghiêm khắc.  Cũng phần đông từ các việc hà hiếp của các quan chức nhà Hán và thái độ ngang tàng cướp đất của các cư dân tàu và  tiếp tục đẩy lùi các dân bản xứ đến các vùng heo hút. Hơn nửa họ phải học tiếng tàu, theo phọng tục và tín ngưỡng của người tàu. Sau đó năm 40, xãy ra một cuộc nổi dậy  ở Giao Châu gồm có ở thời kỳ đó một phần lãnh thổ của Quảng Tây và Quảng Đông.   Cuộc khởi nghĩa do hai người con gái  của  lạc tướng ở Mê Linh tên là Trưng Trắc (Zheng Cè) và Trưng Nhị (Zheng Er). Để làm gương cho các  quân phiến lọan, thái thú Tô Định (Su Ding) không ngần ngại giết  chồng của bà Trưng Trắc tên là Thi Sách (Shi Suo) vì ông nầy phản đối chính sách đồng hóa  gắt gao. Việc hành hình nầy khiến làm phẫn nộ hai bà và khơi mào đến cuộc vùng dậy ở toàn lãnh thổ của người Bách Việt nhất là vùng của người Việt. 

icon_tigre

Dụng cụ dùng  để giữ  các vành của chiếc chiếu 

Poids de natte

 

 

Hai bà Trưng được sự hưởng úng của các tộc trưởng khác  Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố  nên hai bà ta đã đoạt được 65 thành trì  trong thời gian rất ngắn, trở thành Nữ vương và đóng dô tại Mê Linh (Meiling).  Năm 41, hai bà bị khắc phục bỡi Mâ Viện Phục Ba tướng quân (Ma Yuan) và gieo mình tự sát ở Hát Giang thay vì đầu hàng.  Hai bà trở thành  một biểu tương về ý chí quật cường của dân tộc Việtnam. Hai bà vẫn được sùng bái không những ở Vietnam mà ở ngay trên các lãnh thổ của dân Bách Việt mà ngày nay thuộc về Trung Quốc (Quảng Tây và Quảng Đông). 

Mã Viện bất đầu thi hành chinh sách khủng bố và hán hoá bằng cách đặt người tín nhiệm tàu  ở các then chốt của nguồn máy hành chánh và áp đặt tiếng tàu là ngôn ngữ chính thức trên toàn lãnh thổ của người dân Việt.  Đây là thời kỳ bắc thuộc lần đầu và được kéo dài gần một ngàn năm trước cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc với  Ngô Quyền. Giữa lúc đó, Hán Quan Vũ Đế (Guangwudi) đã thành công đem lại sự thịnh vượng và ổn định  trong nước bằng cách giảm thuế về lợi nhuận. Cũng như Hán Vũ Đế, sau khi Quan Vũ Đế mất, con ông Hán Minh Đế (Mingdi) đeo đuổi chính sách bành trướng đất đai với  các cuộc tấn công chống lại quân Hung Nô nhầm tranh giành ảnh hưởng ở các nước Trung Á và đem lại sự an toàn cho con đường tơ lụa (Route de la soie). Tướng Ban Siêu (Ban Chao), anh của sử gia nổi tiếng Ban Cố (Ban Gu)  (hay Mạnh Kiên)(*) ở thời đó, được trọng trách  trong cuộc viễn chinh nầy. Ông đã thành công đến tận hồ Caspienne (hay Caspi) và chinh phục được dân tộc Nhục Chi nhờ có sự giúp đỡ của dân tộc Kusana.  


(*) Tác giã của  Hán Sử (Annales des Han)

Galerie des photos

guimet_han

 

Mùa thu Paris (Paris)

 

Mùa thu Paris

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu

Giáo phận Bùi Chu

Mặc dầu  có diện tích nhỏ nhất trong số 26 Giáo phận của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, giáo phận Bùi Chu  có tỷ lệ giáo dân cao nhất nhì tại Việt Nam (386 148 giáo dân năm 2006).   Tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, Bùi Chu  không những là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu mà cũng  là một nhà thờ Công giáo Rôma được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m.  

Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững ngày nay  với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ. Giáo phân Bùi Chu   còn có  gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển Công giáo tại Việt Nam.

Galerie des photos

Bùi Chu

Version française

Malgré une  superficie très  petite parmi les 26 diocèses de l’église catholique du Vietnam,  l’évêché  de Bùi Chu a pourtant  le pourcentage le plus élevé des fidèles au Vietnam (386 148  fidèles en 2006).  Etant située  à la commune Xuân Ngọc  du district Xuân Trường dans la province de Nam Định, Bùi Chu est non seulement  l’église principale de l’archevêché Bùi Chu mais aussi la cathédrale catholique romaine. Celle-ci fut édifiée  à l’époque coloniale par l’évêque Wenceslao Onate Thuận en 1884 avec  ses dimensions suivantes: longue de 78 mètres, large de 22 mètres et haute de 15 mètres. Ayant passé plus de 100 ans, cette cathédrale continue à rester debout  aujourd’hui avec ses colonnes en bois de fer  et garde encore les traces d’ornement du style architectural venant de l’Occident.  Il  y a les festivités organisées  en l’honneur du Saint Patron tous les ans, au 8 ème jour du mois d’août.  L’évêché est lié intimement aux événements historiques importants dans la formation et l’évolution du catholicisme au Vietnam. 

Photos de Jean Marie Duchange

 

Version française

Cũng như ông Henri Oger với các bộ sưu tập tranh mộc bản, ông Jean Marie Duchange rất yêu chuộng người dân Việt nhất là đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên. Trong ba năm ông làm ở vụ y tế ở miền núi,  ông không ngần ngại gian nan những lúc rãnh rỗi cưỡi voi, đi bộ, dùng thuyền đôc mộc  hay xe jeep đến các vùng núi  để chụp các ảnh nầy với máy ảnh reflex 6×6 bi objectif. Nhưng cuối cùng  ông cũng không thực hiện  được  ý định  xuất  hành  cuốn album  vì ông ra đi ở tuổi 88. Dự định in ấn cũng đành hoãn lại. Tuy nhiên để tưởng nhớ và thực hiện hoài bão của ông, con gái ông Evelyne Duchange và cháu ngọai  Nadège Bourgoin  cống hiến cho hai bảo tàng, một ở Paris là Quai  Branly (Paris)  và hai là bảo tàng dân tộc học ở Hànội  các tác phẩm ảnh của ông bằng négatif. Nhờ vậy mới  có dịp  chụp  lại được   ở bảo tàng dân tộc học  các ảnh nầy  để cùng chung  khám phá các tập tục nghi lễ trong những năm 50 của thế kỳ 20. Các tác phẩm ảnh nầy  là một  nhân chứng vô  giá  của ông về  cuộc sống linh động hằng ngày của các đồng bào thiểu số mà nay không còn thấy nửa ở Tây Nguyên.

jm_duchange

Version française

Analogue à Henri Oger avec ses estampes en bois, Jean Marie Duchange  avait de l’estime pour  le peuple vietnamien, en particulier pour  les ethnies des Hauts Plateaux du Centre.  Profitant des trois années passées à la direction de santé  publique des populations montagnardes du Sud Indochinois, il n’hésita pas à parcourir   les régions montagneuses à dos d’éléphant, en jeep , en pirogue ou encore  à pieds avec difficultés pour réaliser ces photos avec son appareil  reflex 6×6 bi objectif quand il  avait du temps libre. Mais à la fin, il n’arriva pas à accomplir son rêve de réaliser un album car il fut décédé à l’âge de 88 ans. Son projet d’édition fut  abandonné aussi. Pour honorer sa mémoire et pour perpétuer le beau travail d’un passionné de la photographie, sa fille Evelyne Duchange et sa petite fille Nadège Bourgoin  ont décidé de faire le don de ses négatifs aux deux musées, l’un à Paris au musée Quai Branly et l’autre à Hànoi, au musée d’ethnologie.  Grâce à ce  don, j’ai eu l’occasion  de passer une journée à ce dernier musée pour faire ces photos et pour nous permettre de découvrir ensemble toutes les coutumes et les traditions  dans les années 50 du XXème siècle. Ces photos constituent son  témoignage inestimable sur la vie journalière des ethnies qu’il est impossible de retrouver aujourd’hui aux Hauts Plateaux du Centre.

Đình Làng ( Maison communale: phần 4)

Version française.

Nghệ thuật trang trí ở đình làng

 

 Nhờ có đình làng,  người ta mới khám phá được đời  sống  của  người dân làng thể hiện một cách  tài tình  mật thiết với  nghệ thuật trang trí. Người xem có cảm  tưởng rằng nghệ thuật nầy  nó không  những  không theo các mô hình thông thường được biết cho đến giờ mà nó còn « tự cởi tróí », trút bỏ mọi gánh nặng của sự ràng buộc đạo Khổng thời kỳ phong kiến ở Việtnam. Đó là những gì chúng ta thấy ở các khoảng trống trong đình với chạm khắc gỗ  từ  sườn nhà cho đến cột trụ.

Các khuyết điểm lúc xây cất đình  được che giấu một cách khéo léo nhờ kỷ thuật trang trí làm đẹp. Trong mỗi thanh gỗ chạm khắc, mỗi môtíp  dù là một con thú,  một nhân vật hay là một cái bông đều độc nhất không thể tìm thấy ở nơi khác dù có cùng một chủ đề. Ngược lại, người ta nhận thấy ở các thanh gỗ chạm khắc có sự cùng tồn tại, qua nhiều thể kỷ, của hai nền văn hóa, một mang tính cách bài bản và bác học và một cái mang tính cách dân dã.  Ở nền văn hóa đầu tiên còn tìm thấy không những  tất cả mô típ liên quan đến tứ linh  (Rồng, Lân, Rùa, Phượng) mà luôn cả thực vật cao quý, tiên nữ hay thú vật (hổ, voi vân vân ..)  mà  có luôn   tính tưởng tựợng và thích đổi mới  cùa nghệ nhân mặc dầu  có  sự tôn trọng  nghiêm túc trong truyền thống kinh điển. Còn ở các thanh gỗ  chạm với tính cách dân dã, nghệ nhân vì là một người nông dân trước đó, nên thường  bỏ qua lề lối gò bó mà  tự  hướng dẫn mình  qua cảm hứng, tự do tùy tiện chạm khắc theo ý tưởng và cảm nhận cùa mình khiến các tác phẩm nó mang tính chất  hiện thực  và hóm hỉnh. Với tài khéo léo đôc đáo, nghệ nhận chưa bị cấm đoán về cách miêu tả các cảnh tượng vô  luân lý khó mà giải  đáp ở thời đại phong kiến:  một thiếu  nữ  đang tấm ao hay ngồi hớ  hênh trên đầu rồng  (đình Phụ Lão, Bắc Giang), một chàng trai đang sờ soạng thân thể một phụ nữ dưới cái nhìn đồng lõa của bạn đồng hành  (đình Hưng Lộc), một ông quan đang quấy rầy  một phụ nữ đang tấm  bằng cách thò tay luồn dưới yếm ( đình Ðệ Tam Ðông, Nam Ðịnh) vân vân  ….

dinh_chamHình rồng đa dạng trang trí ở đình

Nghệ nhân còn dám tố cáo những chuyện sai trái của các quan liêu qua bức chạm của đình Liên Hiệp. Đây là những điều cấm đoán  và  phiền nhiễu mà thường gặp mỗi ngày  trong xã hội  nho giáo Việtnam.  Tất cả những gì được thấy trong điêu khắc gỗ dân dã  phản ánh  phần lớn  tự do phát biểu của nghệ nhân  cùng  khát vọng chung của dân làng.  Có một điều trái ngược, nghịch lý là đình vừa là nơi để gìn giữ trật tự  được ăn sâu qua nhiều thế kỷ  vào hạ tầng gia đình và xã hội Việtnam  và cũng là nơi mà người nông dân có thể tìm lại được tự do phát biểu và tố cáo những gì được trông thấy ở xã hội nho giáo.  Với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, ngôi đình là một kho tàng vô giá cho dân tộc Việt.  Người ta thường nói: Làng Nước vì Viêtnam được thành hình, qua nhiều thế kỷ, từ sự rải rác làng mạc khắp mọi nơi mà đình vừa là trung tâm hành chánh, văn hóa,  xã hội và tinh thần.  Bởi thế đình làng nó không những là linh hồn của làng mà của đất nước Việtnam.


Bibliographie:

Trịnh Cao Tường: Kiến trúc đình làng.  Khảo cổ học, 2/1981, trang 56-64.

A la découverte de la culture vietnamienne. Hữu Ngọc.  Editions Thế Giới. Hànôi 2011

Le Ðình, maison communale du Viêt Nam. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Editions Thế Giới, 2001